Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tóm tắt luận án Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của các doanh nghiệp khai thác than tại Tỉnh Quảng Ninh, áp dụng cho công ty TNHH 1 Thành viên Than Thống Nhất – TKV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.9 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Thực hiện NQ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (1986), nhất là từ
khi nước ta chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế
giới WTO (2008). Đảng và nhà nước đang từng bước xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, hòa nhập và cạnh tranh với kinh tế khu vực và
thế giới. Xác định vị trí then chốt của kinh tế nhà nước trong việc thực
hiện định hướng đó, Chính phủ đã ban hành nghị định NĐ 338/HĐBT
ngày 20/11/1991 nhằm chỉnh đốn, sắp xếp tổ chức lại doanh nghiệp theo
hướng nâng cao sức cạnh tranh, khả năng tích tụ tập trung vốn, đổi mới
công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tiến tới thành lập các
tập đoàn kinh tế. Ngày 07/03/1994, Thủ tướng chính phủ đã ban hành các
quyết định 90/TTg và 91/TTg thành lập các tổng công ty nhà nước. Ngày
20/04/1995, Luật DNNN đã được Quốc hội thông qua tạo điều kiện hành
lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên nhiều mặt,
trong đó chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế là hiệu quả các nguồn lực mà
doanh nghiệp có thể huy động và sử dụng.
Là một trong những Tập đoàn kinh tế lớn mạnh hàng đầu của Việt
Nam, hiện nay Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
(TKV) đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên đường trở thành
tập đoàn kinh tế hiện đại tầm cỡ thế giới trên nền công nghiệp khai thác
than. Đặc biệt trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, ngành than đã hình
thành nên một hệ thống tư duy kinh tế và quản lý sản xuất – kinh doanh
mới, qua đó đã xóa bỏ mối liên kết hành chính giữa cơng ty mẹ và cơng ty
con mà thay vào đó là mối liên kết tài chính, đầu tư thơng qua bằng những
hợp đồng kinh tế. Các doanh nghiệp trong TKV đã tự chủ trong sản xuất
kinh doanh, trong huy động và sử dụng vốn. Trong cơ chế đó địi hỏi các
cơng ty con trong TKV phải khơng ngừng năng động tìm kiếm, khai thác,


sử dụng các nguồn lực, các nguồn tài nguyên, các cơ hội sản xuất kinh
doanh với hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy thực trạng
hiệu quả sử dụng vốn và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong Tập đồn
cịn thấp, chưa tương xứng với tiềm lực và lợi thế sẵn có. Nhiều doanh
nghiệp chưa thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển vốn, tình trạng thất
thốt vốn, sử dụng vốn kém hiệu quả, lượng vốn vay và đi chiếm dụng
ln ở mức cao. Vì vậy, đổi mới chính sách, hồn thiện cơ chế quản lý, sử


2

dụng vốn, đồng thời tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn là vấn đề cần thiết.
Trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, vấn đề này đã nhận được sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước dưới các góc độ khác nhau.
Tuy nhiên trong ngành than, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả
mới chỉ tập trung trên các mặt như: công tác quản lý chi phí ở các doanh
nghiệp kinh doanh than; giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính
trong các doanh nghiệp; giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây
dựng..... mà chưa có một nghiên cứu nào, đầy đủ, khoa học, thống nhất
nhằm chỉ ra các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh (VKD) và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD
trong các doanh nghiệp khai thác than. Một trong những ngành công
nghiệp đặc thù đặc thù hàm chứa các yếu tố phức tạp, rủi ro, chi phí đầu
tư cao, sử dụng nhiều lao động là hết sức cấp thiết.
Xuất phát từ những nội dung đã trình bày ở trên, đề tài luận án mà
NCS lựa chọn: “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của các
doanh nghiệp khai thác than tại Tỉnh Quảng Ninh, áp dụng cho công ty
TNHH 1 Thành viên Than Thống Nhất – TKV” hoàn toàn cần thiết cả về
mặt lý luận và thực tiễn.

2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của một số doanh nghiệp khai thác than tại Quảng Ninh
giai đoạn 2006 – 2010, kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp khai thác than ở Trung
Quốc. Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD,
làm căn cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp (DN), áp dụng tại
các công ty khai thác than trong điều kiện hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Là vốn kinh doanh của các doanh nghiệp,
được xem xét trên các khía cạnh tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng
trong mối quan hệ với các nhân tố liên quan.

- Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp khai thác than tại
Quảng Ninh, thời gian của dữ liệu nghiên cứu là 5 năm giai đoạn
2006 – 2010.
4. Nhiệm vụ cần giải quyết của luận án


3

Nghiên cứu tổng quan lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
Đánh giá thực trạng sử dụng VKD của các DN trong đối tượng
nghiên cứu.
Xác định các nguyên nhân và nhóm ngun nhân có tính chất chủ
yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của các DN trong đối tượng
nghiên cứu.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD cho các DN khai

thác than trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, đề tài sẽ sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu truyền thống kết hợp với phương pháp nghiên
cứu hiện đại: tiếp cận hệ thống, phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh,
phân tích, tổng hợp và các phương pháp khoa học khác phù hợp với từng
nội dung, đối tượng cụ thể.
6. Các kết quả đạt được
Luận án đã khái quát đánh giá được thực trạng sử dụng VKD của các
DN khai thác than tại Tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006-2010. Kết
hợp với tiếp cận kinh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các
doanh nghiệp Trung Quốc luận án đã rút ra nhận xét về các yếu tố cơ bản
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của các DN trong đối tượng nghiên
cứu.
Luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp có cơ sở khoa học và thực
tiễn, có tính khả thi để các DN khai thác than hiện nay căn cứ vào điều
kiện đặc thù của doanh nghiệp áp dụng, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng VKD của đơn vị.
7. Những điểm mới của luận án
- Làm rõ lý luận về vốn, khái niệm sử dụng vốn, các nhân tố ảnh
hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường.
- Luận án nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của các doanh nghiệp khai thác than ở Trung Quốc và đưa ra được một số
gợi ý cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp than
ở Việt Nam và công ty than Thống Nhất.
- Luận án phân tích, đánh giá khách quan khoa học về thực trạng sử
dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các công ty thuộc TKV



4

và của cơng ty than Thống Nhất, ở các khía cạnh: Hiệu quả và chưa thực
sự hiệu quả, những vấn đề đặt ra cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của các công ty than TKV và công ty than Thống Nhất.
- Luận án đưa ra các định lý nghiên cứu, luận điểm khoa học làm căn
cứ cho các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các công ty than
thuộc TKV và áp dụng cho công ty than Thống Nhất.
- Luận án đưa ra và làm rõ các giải pháp nhất là giải pháp huy động
vốn một cách linh hoạt và sử dụng vốn một cách hiệu quả tại công ty than
Thống Nhất. Với những giải pháp này, luận án đã luận giải rõ về định tính
và nhất là định lượng lợi ích thu được của hiệu quả sử dụng vốn tại công
ty than Thống Nhất.
8. Luận điểm khoa học của luận án
Luận điểm 1. Trong giai đoạn 2006-2010, mặc dù vẫn còn những
hạn chế nhất định, nhưng các công ty khai thác than tại Quảng Ninh đã
quản lý và sử dụng vốn khá hiệu quả.
Luận điểm 2. Trong cơ chế hiện nay, để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, các DN khai thác than cần chú trọng áp dụng các giải pháp phù hợp
với điều kiện tự nhiên, công nghệ, tài nguyên, tổ chức sản xuất.... có tính
đặc thù của ngành khai thác than.
9. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, biểu, hình, tài liệu
tham khảo và mục lục, nội dung luận án được trình bày 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các
doanh nghiệp khai thác than tại Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2010.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
trong các doanh nghiệp khai thác than tại Quảng Ninh, áp dụng cho Công

ty TNHH 1 thành viên than Thống Nhất giai đoạn 2011- 2015.


5

Chương 1- TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về vốn kinh doanh và hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái quát về các cơng trình nghiên cứu
Hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp
luôn là vấn đề then chốt trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Vì vậy, vấn đề
này đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước
dưới các góc độ khác nhau:
* Các nghiên cứu ngoài nước
- Federick H.deB. Harris, giáo sư Đại học Wake Forest, Mỹ đã đề xuất
nghiên cứu mối liên hệ giữa cấu trúc tài sản, mức đảm nhiệm doanh thu và cơ
cấu vốn nhằm đánh giá hiệu quả của các doanh nghiệp. Williamson (1988;
1991) cho rằng các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản
càng cao thì càng phải sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu. Gentry (1994) đã so
sánh mức độ đòn bẩy và tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty liên doanh của Mỹ
trong ngành khai thác dầu mỏ và khí đốt. Ơng đã phát hiện ra rằng, các công
ty liên doanh, mặc dù không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, có tỷ lệ
chi trả cổ tức cao hơn, sử dụng nợ ít hơn. Điều này cũng phù hợp với các
nghiên cứu về tác động của thuế đến sự lựa chọn cơ cấu vốn của các doanh
nghiệp Mỹ.
- Rajan và Zingales (1995) đã đưa ra một nghiên cứu rất điển hình về
hiệu quả vốn của doanh nghiệp các nước OECD và đã phát hiện ra mối quan
hệ ngược chiều rất chặt chẽ giữa giá trị sổ sách của cổ phiếu với địn bẩy tài

chính. Giống như Rajan và Zingales, Barclay, Smith và Watts (1995) cũng đã
phát hiện ra rằng tỷ lệ nợ có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ giá trị thị trường
và sổ sách. Năm 1989, Fischer đã sử dụng mơ hình quyền chọn giá và phát
hiện chỉ cần một thay đổi nhỏ trong chi phí vốn cũng dẫn đến một sự thay đổi
đáng kể trong cơ cấu vốn mục tiêu.
- Nghiên cứu của Francis Cai và Arvin Ghosh (2003) về cơ cấu vốn,
bằng các kiểm định thực tế đã cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng di
chuyển về điểm cơ cấu vốn tối ưu khi họ đã ở quá ngưỡng trung bình ngành
nhanh hơn là khi di chuyển đến điểm tối ưu khi họ ở thấp hơn ngưỡng trung
bình ngành. Điểm này có nghĩa là các doanh nghiệp không quan tâm đến việc
sử dụng nợ nhiều hay ít khi họ ở mức trung bình ngành.


6

………………………………..
* Các nghiên cứu trong nước:
- Nguyễn Thanh Hội (1994) “Những giải pháp để nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp cơng nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay”. Luận án phó tiến sĩ kinh tế tại Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí
Minh. Luận án đã trình bày khái quát cơ sở chung về vốn của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; Phân tích tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp công nghiệp nhà nước tại Tp. Hồ Chí Minh; Những giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhà nước tại Tp. Hồ Chí
Minh.
- Lê Quang Bính (1995): “Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng
vốn và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp cơng nghiệp quốc phịng trong cơ chế thị trường”, Luận án
PTS khoa học kinh tế tại Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã hệ thống

hóa và nâng cao một bước những vấn đề lý luận chung về vốn, hiệu quả
sử dụng vốn, các chỉ tiêu, phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn
của các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường; Xây dựng và hồn thiện hệ
thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp
công nghiệp quốc phòng trong giai đoạn quá độ chuyển sang cơ chế thị
trường; Đặc biệt, luận án đã vận dụng hệ thống chỉ tiêu đã hồn thiện đi
phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp công nghiệp, cụ
thể là các doanh nghiệp cơng nghiệp quốc phịng từ năm 1990, trong đó
nghiên cứu chủ yếu giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế và đề xuất các giải
pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cơng
nghiệp quốc phịng trong nền kinh tế thị trường.
……........................................
1.1.2. Đánh giá kết quả các cơng trình nghiên cứu đã đạt được và
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hồn thiện
Nghiên cứu các cơng trình khoa học nêu trên cho thấy: Vấn đề hiệu
quả và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nói chung đã
được đề cập từ nhiều khía cạnh khác nhau trong công cuộc đổi mới nền kinh
tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; Những đóng góp
của các cơng trình nêu trên là những tìm tòi sáng tạo - những bước tiến
quan trọng nhằm giải quyết các vướng mắc về mặt lý luận cũng như thực
tiễn của phạm vi lĩnh vực mà các cơng trình nghiên cứu, tập trung chủ yếu


7

là: những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả quản lý vốn
kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; Xây dựng hệ
thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp
cơng nghiệp, ngân hàng...; Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư và qua đó đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành
phần khác nhau trong nền kinh tế.
Trong ngành than, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả mới chỉ
tập trung trên các mặt như: công tác quản lý chi phí ở các doanh nghiệp
kinh doanh than; giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính trong các
doanh nghiệp; giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơng
trình... Tuy nhiên, các cơng trình nói trên cịn để lại nhiều khoảng trống
khoa học, cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện. Đặc biệt là
cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chuyên biệt, một
cách có hệ thống vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh
nghiệp ngành than nhằm nâng cao thêm một bước hiệu quả sử vốn của các
doanh nghiệp này trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến chuyển sâu sắc
hiện nay. Đây chính là động lực thúc đẩy tác giả luận án tập trung nghiên
cứu trong đề tài này.
Luận án này kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên,
đồng thời tập trung làm nổi bật các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
của các doanh nghiệp Than, nêu lên các bài học qua việc tham khảo kinh
nghiệm các nước và các tổng cơng ty. Phân tích thực trạng, tìm ra những
mặt hạn chế trong quá trình sử dụng vốn thời gian qua, đặc biệt đi sâu
phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ấy, từ đó đề xuất những
giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh
nghiệp than trong các năm tới.
1.2. Cơ sở lý thuyết về VKD và hiệu quả sử dụng VKD của DN
1.2.1. Vốn kinh doanh
Trong phạm vi luận án này tác giả không đi sâu vào nghiên cứu các
chỉ tiêu theo nghĩa rộng mà giới hạn nghiên cứu khái niệm vốn kinh doanh
theo quan điểm kinh tế học hiện đại như sau:
Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản
được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
mục đích sinh lời.



8

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và
chuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền chuyển sang hình thái hiện vật và
cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Số tiền doanh nghiệp thu
được phải bù đắp được tồn bộ chi phí bỏ ra và có lãi.
Như vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trong nền KTTT
phải chủ động linh hoạt trong việc khai thác, tạo lập và sử dụng vốn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đem lại hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp
Từ các góc độ nhìn nhận khác nhau, quan điểm về hiệu quả sử dụng
VKD cũng có những cách hiểu khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu các
tài liệu cũng như sử dụng phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia kinh tế,
tác giả xin đưa ra khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp như sau:
Hiệu quả sử dụng VKD là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai
thác, sử dụng và quản lý nguồn lực vốn trong hoạt động SXKD của doanh
nghiệp nhằm mục tiêu chủ yếu là làm cho đồng vốn sinh lời tối đa
Nói chung, việc sử dụng vốn có hiệu quả là phải đạt được kết quả
cao nhất trong q trình SXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD và sự cần
thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp
a. Nhóm nhân tố khách quan
- Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước
- Tác động của yếu tố lạm phát

- Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ
- Những rủi ro bất thường gây ra trong q trình kinh doanh mà
doanh nghiệp khơng lường trước được
b. Nhóm nhân tố từ chủ quan
- Việc xác định cơ cấu nguồn vốn bất hợp lý
- Việc xác định nhu cầu vốn
- Công tác tổ chức sử dụng vốn
- Công tác quản lý vốn
- Việc lựa chọn phương án đầu tư vào kế hoạch kinh doanh
- Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp


9

Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp, mỗi nhân tố đều có những tác động tích cực và tiêu
cực nhất định. Do đó, trong qúa trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp
cần tuỳ tình hình thực tế của mình để nắm bắt và phân tích mức độ, chiều
hướng tác động, trên cơ sở đó để ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tận dụng
ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế tác động tiêu cực của từng nhân tố
để bảo tồn, phát triển vốn và khơng ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp
than Trung Quốc và gợi ý cho các doanh nghiệp khai thác than tại
Việt Nam và công ty than Thống Nhất
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xin trình bày một số
phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp khai thác
than Trung Quốc từ đó nêu ra những kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp khai thác than tại Quảng Ninh
nói chung và cho cơng ty than Thống Nhất nói riêng.

Trung Quốc là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới
trong lĩnh vực khai thác và xuất khẩu than. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng
VKD các doanh nghiệp khai thác than Trung Quốc luôn giữ vững một
chiến lược là phát huy nội lực kết hợp với thu hút ngoại lực, phát triển
nguồn vốn chủ sở hữu từ hiệu quả kinh doanh và không ngừng nâng cao
giá trị doanh nghiệp của mỗi công ty thành viên và tập đồn các cơng ty.
Các DN khai thác than Trung Quốc biến các nguồn lực gồm các nguồn
lực sẵn có và tiềm năng, các nguồn lực hữu hình và vơ hình thành các
nguồn vốn mới và thu hút thêm vốn từ ngồi bằng các hình thức như cổ
phần hóa, thành lập các công ty cổ phần, huy động vốn từ thị trường
chứng khốn, thu hút đầu tư theo hình thức chuyển hóa năng lượng, th
gia cơng, th tài chính, th vận hành... Tiến hành đa dạng hóa các
nguồn huy động như: các nguồn vốn trong Tập đoàn, trong CBCNV,
trong nước và nước ngồi. Khơng những vậy, các doanh nghiệp khai thác
than Trung Quốc cũng đa dạng hóa phương thức huy động vốn, trong đó
họ đặc biệt chú trọng huy động vốn từ thị trường chứng khốn. Đi đơi với
huy động vốn các DN khai thác than Trung Quốc tiến hành nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn vốn huy động được bằng một chiến lược phát triển
dịch vụ Tài chính như:


10

- Phát triển ngành dịch vụ tài chính (gồm cả Tín dụng – Bảo hiểm)
thành một trong những ngành kinh doanh có hiểu quả cao của Tập đồn
đạt trình độ khu vực và quốc tế.
- Phát triển thành tổ hợp tài chính mạnh của khu vực hoạt động theo
mơ hình công ty mẹ - công ty con với các ngành nghề kinh doanh được
mở rộng theo nhu cầu của nền kinh tế.
- Liên doanh, góp vốn với các tổ chức kinh tế, tài chính, ngân hàng

trong và ngồi nước thành lập mới hoặc đầu tư vào các ngân hàng và một
số định chế tài chính khác ở trong và ngồi nước. [10]
Tại Trung Quốc, mỏ than trải rộng trên nhiều tỉnh như: Quý Châu,
Vân Nam, Nội Mông, Thiểm Tây, Liêu Ninh... dẫn đến việc đánh giá theo
trữ lượng than một cách chính xác cũng như cấu trúc địa chất của vùng
than, vỉa than một cách chính xác là cơ sở cho các doanh nghiệp khai thác
than Trung Quốc thiết kế, lựa chọn công nghệ hợp lý cho từng doanh
nghiệp mỏ để có thể tăng sản lượng than khai thác cũng như nâng cao
phẩm chất than, bảo vệ môi trường. Hiện nay, các doanh nghiệp khai thác
than của Trung Quốc sử dụng 2 phương pháp công nghệ trong khai thác
là: khai thác hầm lị và khai thác lộ thiên. Trong đó khai thác hầm lò ở
Trung Quốc giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi cơng nghệ khai thác hầm
lị sẽ được áp dụng ở mỏ lộ thiên khi hệ số bóc vượt quá hệ số bóc giới
hạn cũng như việc cơng nghệ khai thác lộ thiên có ảnh hưởng đến mơi
trường nhiều hơn khai thác hầm lị. Để tăng sản lượng khai thác, tăng
năng suất lao động, nâng cao an tồn, giảm tổn thất tài ngun, giảm thiểu
ơ nhiễm mơi trường, các doanh nghiệp khai thác than Trung Quốc đã tiến
hành nâng cao mức độ cơ giới hóa trong quá trình sản xuất tại các mỏ than
bằng cách đổi mới công nghệ khai thác theo hướng áp dụng các loại hình
cơng nghệ cơ giới hóa các khâu sản xuất, đáp ứng các tiêu chí cơ bản của
mỏ hiện đại như: cơng suất khai thác lớn; an tồn; trình độ cơng nghệ và
thiết bị tiên tiến; giảm thiểu lao động thủ công; giám sát, thông tin liên
lạc, điều hành sản xuất tập trung, tự động hóa. Đồng bộ thiết bị cơ giới
hóa khai thác bao gồm máy com bai khấu than, dàn chống tự hành, máng
cào và đồng bộ thiết bị phụ trợ, trong đó dàn chống tự hành... Trong cơng
tác đào chống lò các doanh nghiệp khai thác than Trung Quốc đều áp
dụng các giải pháp công nghệ phù hợp như cơng nghệ chống lị bằng vì
neo, neo chất dẻo cốt thép, bê tông phun, bê tông cốt liệu nhẹ [12]



11

Bằng việc nghiên cứu tổng quan các cơng trình nghiên cứu, khái
quát hóa cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng VKD. Tác
giả đi đến kết luận:
1. Hiệu quả sử dụng VKD trong các doanh nghiệp đã được rất nhiều
nhà kinh tế trong và ngoài nước nghiên cứu. Nhưng cho đến nay chưa có
một nghiên cứu nào; đầy đủ, khoa học, thống nhất nhằm chỉ ra các yếu tố
cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trong các doanh nghiệp khai thác than.
2. Thông qua nghiên cứu bản chất kinh tế của VKD của doanh
nghiệp và kết quả nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than Trung Quốc.
Tác giả nhận thấy công nghiệp khai thác than là ngành sử dụng vốn rất
lớn, đặc điểm sử dụng phức tạp (đặc thù khai thác, thành phần, công việc
phức tạp…), đa dạng (nguồn vốn; liên doanh, cổ phần, chủ sở hữu, vốn
th tài chính, vốn vay, các hình thức huy động khác). Vì vậy để nâng cao
hiệu quả sử dụng VKD, các doanh nghiệp khai thác than cần chú trọng áp
dụng các giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, cơng nghệ, tài ngun,
tổ chức sản xuất.... có tính đặc thù của ngành khai thác than.
Chương 2- THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
CÁC DN KHAI THÁC THAN TẠI TỈNH QUẢNG NINH GIAI
ĐOẠN 2006 -2010
2.1. Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống Sản Việt Nam và tình
hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn
Một vài nhận xét hoạt động của các doanh nghiệp khai thác than sau
cổ phần hóa:
Tính đến thời điểm 31/12/2010, TKV đã cổ phần hóa 9/23 cơng ty
khai thác than, trong đó có 6 cơng ty lộ thiên, 3 cơng ty hầm lị, cịn lại 17
cơng ty vẫn do Vinacomin sở hữu 100% vốn điều lệ.

Đối với ngành khống sản nói chung và ngành than nói riêng, tài sản
của doanh nghiệp gồm 2 phần:
+ Tài sản là máy móc, thiết bị, cơng cụ để khai thác, chế biến than;
+ Tài nguyên, trữ lượng của mỏ (hoặc các mỏ) than mà doanh
nghiệp được sở hữu hoặc được quyền khai thác.


12

Thế nhưng, ở Việt Nam doanh nghiệp khai thác than chỉ sở hữu tài
sản là máy móc, thiết bị, cơng cụ để khai thác, chế biến than, còn tài
nguyên, trữ lượng của mỏ than thuộc sở hữu Nhà nước và giao TKV là
chủ thể quản lý (chủ mỏ). Các doanh nghiệp than vừa do TKV sở hữu
100% vốn, lại vừa là nhà thầu khai thác mỏ cho TKV. Than do doanh
nghiệp khai thác ra được giao nộp cho TKV và được TKV trả cho doanh
nghiệp chi phí khai thác cộng lợi nhuận định mức khoảng 3% - 4% trên
tổng chi phí.
Với cơ chế chủ mỏ - nhà thầu và chính sách quản lý tài nguyên như
vậy, việc cổ phần hóa các công ty than thực chất là chỉ cổ phần hóa phần
tài sản là máy móc, thiết bị, cơng cụ để khai thác, chế biến than, chứ
khơng cổ phần hóa phần tài nguyên. Điều này khác hoàn toàn với cơ chế
cổ phần hóa ở một số nước khác. Đồng thời, do chính sách của Chính phủ
là chi phối đối với các doanh nghiệp than nên khi cổ phần hóa các công ty
này, TKV đều giành quyền nắm giữ cổ phần chi phối ít nhất là 51% vốn
điều lệ của các cơng ty, cịn 29% dành để bán ưu đãi cho người lao động
trong công ty và 20% mang bán đấu giá cho các nhà đầu tư bên ngồi.
Chính vì vậy, sau khi cổ phần hóa về cơ bản các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các công ty này không có sự thay đổi đánh kể.
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp thuộc TKV hoạt động trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
khai thác than, ngoài việc xem xét hiệu quả sử dụng tài sản còn phải xem
xét các lĩnh vực khác có ảnh hưởng tới chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn như:
(1) Huy động và lựa chọn nguồn vốn, (2) Phân bổ tài trợ cho các loại tài
sản.
Do đó nội dung phân tích này tác giả sẽ xem xét tổng thể hiệu quả sử
dụng VKD, sau đó đi sâu vào hiệu quả sử dụng của từng lĩnh vực cụ thể.
- Hiệu quả lựa chọn và huy động nguồn vốn tối ưu.
- Sự hợp lý của phân bổ cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho tài sản.
- Hiệu quả sử dụng tài sản.
Xuất phát từ quan điểm đó tác giả đã tập trung (1) thu thập đầy đủ số
liệu của 18 công ty khai thác than trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh trong
giai đoạn 5 năm từ 2006-2010, (2) số liệu của tồn Vinacomin, (3) Nhóm


13

số liệu của các đơn vị theo công nghệ chủ yếu Hầm lò hay Lộ thiên để làm
căn cứ phân tích đánh giá.
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Vinacomin
a. Huy động và lựa chọn nguồn vốn
Đối chiếu với quy định, trong giai đoạn này ngồi trừ Cơng ty than Dương
Huy có hệ số nợ/VCSH là 2,79 lần và Công ty than Mông Dương có hệ số
nợ/VCSH là 2,55, cịn lại các cơng ty đều có tỷ suất nợ trên vốn điều lệ lớn hơn 3
lần, điều này chưa đúng với quy định tại nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày
05/02/2009. Do đó các cơng ty cần nghiên cứu lựa chọn hình thức huy động vốn
để tăng năng lực sản xuất thơng qua hình thức th tài chính.
Bảng 2.1. Bảng thống kê Nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ
TT

Tên đơn vị

Bình quân
2006 2007 2008 2009 2010

1 Vinacomin

1.55 1.79 2.02 2.14 2.34

1.97

2 18 C.ty

4.51 4.74 5.19 4.24 6.28

4.99

3 Các cơng ty khối Hầm lị

4.67 5.76 5.97 5.26 6.30

5.59

4 Các công ty khối Lộ thiên

4.26 3.60 4.19 2.89 6.26


4.24

5 C.ty than Dương Huy

1.74 3.20 2.71 2.41 3.88

2.79

6 C.ty than Quang Hanh

21.52 28.80 26.08 10.20 7.06

18.73

7 C.ty than Hạ Long

8.54 10.86 10.14 7.73 8.14

9.08

8 C.ty than Núi Béo

4.30 2.84 2.68 1.78 3.43

3.01

9 C.ty than Thống Nhất

13.06 11.67 7.67 4.06 5.10


8.31

10 C.ty than Cọc Sáu

3.23 3.72 5.83 3.67 4.12

4.11

11 C.ty than Cao Sơn

5.91 4.93 5.61 3.04 5.02

4.90

12 C.ty than Hà Lầm

2.72 2.77 4.31 5.13 7.97

4.58

13 C.ty than Hòn Gai

8.26 12.54 12.42 6.15 5.97

9.07

14 C.ty than Hà Tu

5.59 3.99 3.50 2.13 16.36


6.31

15 C.ty than Mông Dương

1.76 2.41 2.44 2.23 3.93

2.55


14
16 C.ty than Khe Chàm

4.95 8.60 4.36 3.41 7.42

5.75

17 C.ty than ng Bí

3.90 5.45 5.71 5.67 6.04

5.35

18 C.ty than Mạo Khê

3.90 4.72 6.99 6.89 5.57

5.61

19 C.ty than Đèo Nai


2.33 2.51 3.55 2.95 3.27

2.92

20 C.ty than Vàng Danh

5.22 4.07 5.48 5.10 6.09

5.19

21 C.ty than Nam Mẫu

0.00 0.00 7.45 8.45 9.89

8.60

22 C.ty than Tây Nam Đá Mài

4.77 4.34 4.31 6.52 5.24

5.04

“Nguồn: Tác giả tính tốn qua tổng hợp từ các bản báo cáo tài chính của các DN”

b. Phân bổ nguồn tài trợ cho tài sản
- Phân bổ vốn tài trợ tài sản ngắn hạn
3%

Tiền và c ác khoản tư ơng đươ ng
tiền


16%
1%

Đầu tư tài chính ngắn hạn

36%
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho

44%

Tài s ản ngắn hạn khác

Hình 2.1 . Cơ cấu đầu tư vào tài sản ngắn hạn của các công ty
- Phân bổ vốn tài trợ tài sản dài hạn
Bất động sản đầu tư
Các khoản phải thu dài hạn

1%

10%

1%

14%
2%

Tài sản cố định
Các khoản đầu tư tài chính dài

hạn
Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
Tài sản dài hạn khác

72%

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu đầu tư vào tài sản dài hạn của các công ty.


15

Bảng 2.3. Hệ số đồng bộ của các mỏ than năm 2010
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Mỏ hầm lị
Hịn Gai
Hạ Long
Quang Hanh
ng Bí

Dương Huy
Thống Nhất
Hà Lầm
Mông Dương
Khe Chàm
Vàng Danh



TT

0.632
0.914
0.35
0.858
0.528
0.737
0.439
0.777
0.594
0.741

1
2
3
4
5

Mỏ lộ thiên
Đèo Nai

Cao Sơn
Cọc 6
Núi Béo
Hà Tu


0.965
0.649
0.977
0.905
0.695

Cộng bình qn
0.74
0.83
c. Tính đặc thù của ngành khai thác than
- Than là tài ngun khống sản do đó nó là hữu hạn và không tái
tạo, hơn nữa Việt Nam là nước có tài ngun khống sản với trữ lượng
hạn chế.
- Điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, phức tạp hơn, đối tượng
lao động là các vỉa than, thân khoáng và các lớp đất đá bao quanh đứng im
và chưa được nghiên cứu, thăm dò hiểu biết đầy đủ lại thường xuyên biến
động theo không gian, trong khi phương tiện lao động luôn chuyển dịch
theo đối tượng lao động và điều kiện làm việc, tổ chức lao động, tổ chức
sản xuất luôn thay đổi theo không gian và thời gian nên gặp rủi ro cao về
hiệu quả khai thác.
- Lao động khai thác than là loại lao động nặng nhọc, chủ yếu do
nam giới đảm nhiệm, nhất là trong hầm lị. Hơn nữa, điều kiện và mơi
trường làm việc trong khai thác than nguy hiểm, độc hại có rủi ro cao về
tai nạn lao động, về mắc bệnh nghề nghiệp và ảnh hướng xấu đến sức

khỏe.
- Các mỏ khác nhau, ở các vị trí khác nhau có các điều kiện mỏ địa
chất, điều kiện khai thác, điều kiện tự nhiên và KT- XH khác nhau nên
hiệu quả sử dụng vốn cũng khác nhau.
- Hoạt động khai thác than gây nhiều tác động xấu tới môi trường
sinh thái và văn hóa, xã hội.


16

Với những đặc điểm nêu trên, để SXKD có hiệu quả, bảo toàn và
phát triển vốn của doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển
bền vững ngành khai thác than, đòi hỏi các doanh nghiệp khai thác than
phải có những giải pháp có tính chất đặc thù của ngành.
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn các doanh nghiệp khai thác than
thuộc Vinacomin
2.3.1. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
0.14

0.12

0.1
TKV

18 Cơng ty

0.08

TKV


Lộ Thiên

Hầm Lị
0.06

Lộ Thiên

0.04
18 Cơng ty

0.02
Hầm Lị

0
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Hình 2.3. Suất sinh lời của Tổng tài sản
0.45
0.4
0.35

Lộ Thiên


0.3
18 Công ty
0.25

TK V

T
KV
Hầm Lị

18 C ơng ty

0.2

Lộ Thiên
0.15
H ầm Lị

0.1
0.05
0
Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009


Năm 2010

Hình 2.4. Suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu


17

Bảng 2.4. Biểu so sánh suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu
Số bình qn Tăng giảm
TT
Đơn vị
(%)
BQ năm (%)
1
Tồn Tập đoàn
25
106,3
2
18 đơn vị khai thác Than tại QN
22
130
3
Khối hầm lị
16
134
4
Khối lộ thiên
30
130
5

Các đơn vị tiêu biểu tăng giảm
5.1 Cơng ty Hồng Gai
24,4
207
5.2 Công ty Núi Béo
35,9
97
5.3 Công ty Hạ Long
18,4
326
“Nguồn: Tác giả tính tốn qua tổng hợp từ các bản báo cái tài chính của các DN”

Nếu so sánh với (1) lãi suất huy động liên ngân hàng giai đoạn này
bình quân 10,2% năm (2) Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH bình qn giai
đoạn 2006-2009 của 8 Tập đồn kinh tế và 96 Tổng công ty, công ty lớn
của nhà nước là 17,5%/năm [1]. Có thể đánh giá các đơn vị khai thác than
tại Quảng Ninh đã sản xuất có lãi, nhất là các cơng ty thuộc khối lộ thiên.
Hay nói cách khác các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn Tỉnh
Quảng Ninh đã sử dụng có hiệu quả vốn vốn kinh doanh, tỷ suất lợi
nhuận/vốn chủ sở hữu tăng bình qn 22%/ năm. Góp phần làm gia tăng
vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này là 23,9% năm, từ 1.434.698 tỷ VNĐ
vào năm 2006 lên 3.345.729 tỷ VNĐ vào năm 2010.
2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của các DN khai thác than và công ty than Thống nhất
a. Giá thành than tăng cao, giá bán lại thấp
Năm 2010, giá thành than thực hiện là 852.551đ/tấn, trong khi giá
thành kế hoạch là 803.000đ/tấn. Nguyên nhân giá thành thực hiện tăng 6%
so với kế hoạch chủ yếu do hệ số bóc đất tăng (8,72/8,49m3/tấn than lộ
thiên), hệ số đào lò tăng (14,27/13,74m/1000 tấn than hầm lò) [24]; giá
đầu vào, lãi vay ngân hàng, tỷ giá... tăng cao so với đầu năm. Trong khi

giá thành than tăng cao hơn kế hoạch, giá bán lại thấp hơn giá thành kế
hoạch. Những điều này đã thực sự khó khăn cho Tập đồn Cơng nghiệp
Than - Khống sản Việt Nam cân đối được tài chính và có vốn để đầu tư
phát triển chuẩn bị nguồn than đáp ứng cho nhu cầu tăng đột biến của
ngành điện và các ngành khác trong nước vào các năm 2014-2015.


18

Để bảo đảm nhu cầu than cho nền kinh tế quốc dân đến năm 2015
cần khoảng 60-65 triệu tấn than sạch, trong đó khả năng cân đối sản xuất
của TKV khoảng 55 triệu tấn, còn lại phải nhập khẩu….
Với than cho sản xuất điện, EVN và TKV thống nhất giá bán than
cho điện điều chỉnh từ ngày 1-3-2010 theo Thông tư 08/2010/TT-BCT
ngày 24-2-2010 của Bộ Công thương: Than cám 4b TCVN 648.000đ/tấn;
than cám 5 TCVN 520.000 đ/tấn; than cám 6a TCVN 450.000đ/tấn; than
cám 6b TCVN 395.000 đ/tấn. Giá bán than cho nhu cầu tiêu thụ trong
nước (trừ hộ điện) thấp hơn giá xuất khẩu tối đa 10%. Trong quý IV-2009,
giá bán than cho các hộ xi măng, giấy, phân bón và các hộ khác (trừ than
cho điện) đã điều chỉnh theo nguyên tắc bằng 90% giá xuất khẩu cùng
thời điểm. Tuy nhiên, từ ngày 1-1-2010, do giá xuất khẩu tăng và tỷ giá
tăng, nên than bán cho các hộ trên chỉ bằng 30- 55% giá xuất khẩu cùng
chất lượng.
Từ những bất cập nêu trên và để giúp ngành than đẩy mạnh đầu tư
phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu than trong nước cũng như làm tăng
hiệu quả sử dụng vốn thì việc tăng giá bán than là điều khơng tránh khỏi.
b. Cơng nghệ cơ giới hóa tại một số mỏ khai thác chưa đồng bộ và phù
hợp
Công nghiệp khai thác than hàm chứa yếu tố đặc thù có ảnh hưởng
quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử

dụng vốn nói riêng. Để tăng sản lượng khai thác, tăng năng suất lao động
(NSLĐ), nâng cao an toàn, giảm tổn thất tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của ngành than thì nhất
thiết phải nâng cao mức độ cơ giới hóa trong q trình sản xuất tại các mỏ
than. Tuy nhiên mức độ cơ giới hóa và hiện đại hóa trong q trình sản
xuất tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh còn chưa cao; Các giải
pháp kỹ thuật theo hướng hiện đại tại các mỏ lộ thiên nhằm nâng cao sản
lượng khai thác, NSLĐ, giảm tổn thất tài ngun, đảm bảo an tồn, ít gây
ơ nhiễm đến mơi trường xung quanh cịn thiếu; Dây chuyền công nghệ
tuyển, chế biến than để tận thu tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại một số mỏ còn lạc hậu; Các thiết bị đo lường - tự động điều
chỉnh thông số công nghệ trong khai thác và sàng tuyển chế biến nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất tài nguyên tại một số mỏ
chưa được áp dụng rộng rãi.


19

c. Về cơ cấu nguồn vốn
Trong nguồn hình thành nên VKD của các cơng ty thì nợ phải trả
trong năm 2008 đã giảm từ 73.93% xuống còn 72.90% song vẫn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng VKD. Mức tự đảm bảo vốn thấp, mức bị chiếm dụng
vốn và đi chiếm dụng vốn cao. Kết cấu này là chưa hợp lý, hệ số nợ cao là
một yếu tố rủi ro tiềm tàng vì HĐKD của cơng ty phụ thuộc nhiều vào vốn
vay, làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính và chi phí sử dụng vốn của cơng ty.
d. Khối lượng th ngồi hiện chiếm tỷ trọng lớn, do vậy các cơng ty cần
tăng cường quản lý thuê ngoài chặt chẽ hơn nữa: thực hiện thủ tục chọn
bên B thơng qua hình thức đấu thầu và phải bố trí sản xuất hợp lý để phát
huy tối đa năng lực thiết bị đã đầu tư, giảm khối lượng thuê ngoài.
e. Năng lực tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp và nhu cầu lao động

của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khai thác than hầm lò lớn
thường xuyên biến động cũng là những nguyên nhân quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
f. Khả năng huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu vốn và chi phí vay
vốn cao. Cũng như bao doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế thị
trường, tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều
công ty là vấn đề nan giải. Hiện nay, nguồn vốn kinh doanh và lợi nhuận
để lại chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn, vì vậy nhiều cơng ty phải
vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao,
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than.
Qua các số liệu được tổng hợp, tính tốn với những nội dung phân tích
trên, cho phép rút ra một số đánh giá: Trong giai đoạn 2006 – 2010, mặc
dù hoạt động trong điều kiện và cơ chế cịn có những bất cập nhất định.
Nhưng các công ty khai thác than tại Quảng Ninh đã có bước tăng trưởng
rất ấn tượng trên nhiều mặt. Mà biểu hiện về mặt hiệu quả kinh tế của
doanh nghiệp là lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn.


20

Chương 3- CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VKD TRONG CÁC DN KHAI THÁC THAN TẠI QUẢNG NINH,
ÁP DỤNG CHO CÔNG TY THHH 1TV THAN THỐNG NHẤT
GIAI ĐOẠN 2011-2015
3.1. Các căn cứ chủ yếu cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than tại
Quảng Ninh
- Định hướng phát triển của ngành than giai đoạn 2011-2015 và tầm
nhìn đến năm 2025
- Định hướng phát triển nguồn vốn và huy động vốn tại Tập đoàn

- Các định hướng cơ bản để xác định cơ cấu vốn hợp lý đối với các
doanh nghiệp khai thác than thuộc TKV nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng
vốn
+ Cơ cấu vốn hợp lý phải phù hợp điều kiện cụ thể của từng
Doanh nghiệp và mơ hình tổ chức quản lý của Tập đồn Cơng nghiệp
Than – Khống sản Việt Nam
+ Cơ cấu vốn hợp lý phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
trong từng giai đoạn
+ Cơ cấu vốn hợp lý phải đảm bảo vấn đề môi trường
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh tại
doanh nghiệp khai thác than tại Quảng Ninh
3.2.1. Giải pháp áp dụng các loại hình cơng nghệ cơ giới hóa phù hợp
các khâu sản xuất nhằm khắc phục yếu tố đặc thù ngành khai thác
than
a. Mục tiêu đổi mới và hiện đại hóa khai thác
- Nâng cao mức độ cơ giới hóa và hiện đại hóa trong quá trình sản
xuất tại các mỏ than hầm lị vùng Quảng Ninh nhằm tăng sản lượng khai
thác, năng suất lao động, nâng cao an toàn giảm tổn thất tài nguyên, đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững của ngành than.
- Lựa chọn các giải pháp kỹ thuật theo hướng hiện đại tại các mỏ lộ
thiên nhằm nâng cao sản lượng khai thác, năng suất lao động, giảm tổn
thất tài nguyên, đảm bảo an tồn, ít gây ơ nhiễm đến mơi trường xung
quanh và đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của các mỏ.
- Hồn thiện dây chuyền cơng nghệ tuyển, chế biến phù hợp để phát
triển bền vững theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá, tận thu tài nguyên và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


21


- Đề xuất, lựa chọn giải pháp ứng dụng các thiết bị đo lường - tự
động điều chỉnh thông số công nghệ trong khai thác và sàng tuyển chế
biến phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của ngành, nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất tài nguyên.
b. Nội dung giải pháp
- Về lĩnh vực địa chất
- Về lĩnh vực khai thác hầm lò
- Về lĩnh vực khai thác lộ thiên
- Về lĩnh vực tuyển than
- Về lĩnh vực tự động hố
3.2.2. Nhóm giải pháp quản lý và huy động vốn
a. Định hướng quản lý vốn
Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của cơng ty trong đó tập trung chủ
yếu vào giải quyết một số vấn đề như: lựa chọn hình thức huy động vốn,
thiết lập cơ cấu vốn và điều hòa vốn hợp lý.
Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp, nâng cao năng lực tài chính
và mức độ an tồn về vốn trên cơ sở kết hợp khai thác triệt để nguồn vốn
chủ sở hữu với các nguồn vốn khác. Huy động tối đa nguồn vốn bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp.
Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả góp phần bảo tồn và phát
triển vốn của doanh nghiệp.
b. Xác định đúng nhu cầu vốn của cơng ty, từ đó có giải pháp huy động
vốn thích hợp nhằm giảm chi phí sử dụng vốn
Vừa qua Tập đoàn đã ký hợp đồng phối hợp sản xuất kinh doanh với
các công ty khai thác than giai đoạn 5 năm 2011-2015, điều này tạo chủ
động cho các công ty xác định được nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn,
nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục và hiệu quả.
Xác định nhu cầu vốn đối với các công ty khai thác than cần hết sức chú
trọng nhu cầu vốn đầu tư vào TSCĐ, kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ,
thiết bị máy móc. Nhu cầu VLĐ cần căn cứ vào doanh thu kỳ thực hiện,

sản lượng dự kiến năm kế hoạch, tốc độ luân chuyển VLĐ....
Trên cơ sở xác định chính xác nhu cầu vốn SXKD, các công ty lựa
chọn phương pháp và hình thức huy động vốn hợp lý, luận án đã trình bày
ở chương 2. Trong đó các cơng ty cần hết sức chú trọng vào hình thức huy
động vốn với lãi xuất thấp như xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược


22

với một số nhà cung cấp vốn truyền thống. Kết hợp với huy động vốn từ
nguồn vốn chủ sở hữu (CSH), với 2 hình thức là
+ Đề nghị Vinacomin cấp bổ sung.
+ Tự bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh.
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản,
tiết kiện chi phí, nâng cao năng xuất lao động
Để thực hiện tốt được mục tiêu này các doanh nghiệp cần nghiên
cứu và thực hiện một số giải pháp cơ bản sau.
a. Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng tài sản
- Biện pháp nâng cao thời gian làm việc của tài sản.
- Biện pháp đảm bảo sự đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
- Biện pháp nâng cao trình độ sử dụng TS của DN.
- Biện pháp tổ chức sản xuất.
- Đánh giá lại TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn đang sử dụng.
b. Quản lý công tác kế hoạch giá thành và chi phí sản suất
- Biện pháp quản lý và tiết kiệm chi phí vật tư, vật liệu
- Biện pháp tiết kiệm chi phí nhiên liệu, điện năng
c. Giải pháp đào tạo và quản lý nguồn nhân lực.
Như đã trình bày ở trên, do đặc thù lao động hầm lò, với điều kiện sản xuất
cũng như chế độ đãi ngộ tại một số doanh nghiệp cịn bất cập, dẫn đến tình trạng
thợ lị bỏ việc, thơi việc đang có xu hướng tăng, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến q

trình tổ chức sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó các
DN cần có giải pháp hạn chế thợ lị thơi việc, bỏ việc. Đảm bảo ổn định sản xuất,
nâng cao năng xuất lao động của Doanh nghiệp.
3.3. Nghiên cứu một số giải pháp áp dụng cho điều kiện của công ty
TNHH 1TV than Thống Nhất
Trên cơ sở các giải pháp và nhóm giải pháp trên, áp dụng cho điều
kiện của công ty TNHH 1TV than Thống Nhất, trong giai đoạn 20112015. Tác giả đã tính tốn và đề xuất 5 nhóm giải pháp có tính khả thi và
cấp thiết. Để chứng minh được hiệu quả của các giải pháp áp dụng cho
Công ty than Thống Nhất theo như tác giả đã trình bày ở phần trên, trong
điều kiện giả định các yếu tố khác không thay đổi, hiệu quả của giải pháp
tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong kỳ nghiên cứu như
sau:


23

Bảng 3.14. Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trước và sau khi áp
dụng các giải pháp được đề xuất

Đơn vị

Tồn
Tập
đồn

C.ty Thống
Nhất
18 C.ty C.ty
Sau
C.ty hầm

lộ
Trước khi
than lị thiên
khi áp áp
dụng dụng

DER (Nợ phải trả/vốn CSH)

1,97

4,99 5,59

ROS (Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu)

0,074 0,026 0,02 0,034 0,021 0,052

4,3

8,31

6,15

ROE (Lợi nhuận sau thuế /vốn CSH bình quân) 0,25

0,23 0,18

0,31

0,2


0,49

Tỷ suất lợi nhuận/ VLĐ

0,22

0,12 0,08

0,21

0,11

0,31

Tỷ suất lợi nhuận/ VCĐ

0,16

0,06 0,04

0,09

0,03

0,08

Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản

1,24


0,04 1,35

0,06

0,03

0,07

“Nguồn: Tác giả tính tốn qua tổng hợp từ báo cáo tài chính của TKV”
Nhìn vào bảng tổng hợp trên có thể thấy, nếu áp dụng các giải pháp
do tác giả đề cập vào trong kỳ nghiên cứu (từ 2006 - 2010) sẽ làm thay đổi
về cơ bản hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả
sử dụng vốn nói riêng của Công ty than Thống Nhất.
Tỷ số Nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm 26% (từ 8,31 xuống còn
6,15); các chỉ tiêu khác phản ánh lợi nhuận như ROS, ROE, tỷ suất lợi
nhuận của từng loại vốn đều tăng từ 33% đến 81%.
Tuy nhiên, đây là trong trường hợp giả định các yếu tố khác không đổi.
Trên thực tế, nếu áp dụng đồng bộ và hợp lý các giải pháp tác giả đã đề cập ở
trên, tin rằng hiệu quả sẽ tăng cao hơn mức đã tính tốn được (do có thêm hiệu
quả từ các giải pháp chưa định lượng được bằng tiền).


24

KẾT LUẬN
Qua nội dung nghiên cứu đã được trình bày trên đây, luận án đưa ra
một số kết luận như sau:
1. Trong giai đoạn 2006-2010, Tập đồn Cơng nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã và đang tiếp tục khơng ngừng lớn mạnh,
khẳng định được vị thế của mình trên đường trở thành tập đoàn kinh tế

hiện đại tầm cỡ thế giới. Các doanh nghiệp trong TKV đang từng bước
phát huy nội lực kết hợp với thu hút ngoại lực phát triển nguồn vốn chủ sở
hữu từ hiệu quả SXKD. Điển hình là các doanh nghiệp khai thác thác than
tại Quảng Ninh đã có mức tăng trưởng khá ổn định; đóng góp trên 90%
sản lượng than khai thác tồn ngành, doanh thu hằng năm tăng bình quân
24,7%/ năm, lợi nhuận tăng 53%/ năm, giải quyết việc làm cho 74.670 lao
động; góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia kết hợp
xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Tuy nhiên qua phân tích các số liệu
và thực tế cho thấ; cơ cấu vốn của hầu hết các đơn vị trên cịn nhiều bất
hợp lý; tình hình lao động bỏ việc nhất là lao động hầm lò ngày càng có
chiều hướng tăng; hiệu quả sử dụng tài sản ở một số đơn vị chưa thực sự
hiệu quả; cơ chế chính sách cịn nhiều bất cập, nhất là điều hịa lợi ích và
trách nhiệm giữa Tập đồn - Địa phương - Doanh nghiệp; các chỉ tiêu hiệu
quả sử dụng vốn của các đơn vị khối hầm lò thường đạt thấp hơn các công ty
khối lộ thiên...Những tồn tại nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau,
nhưng kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng chủ yếu là; tính chất đặc thù của ngành công nghiệp khai thác than;
yêu cầu sử dụng vốn rất lớn; điều kiện khai thác ngày càng khó khăn phức
tạp, tài liệu địa chất sơ lược, tiềm ẩn nhiều rủi ro về cơng tác an tồn cũng
như hiệu quả khai thác; lao động khai thác than là loại lao động nặng
nhọc.. . Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các doanh nghiệp cần
chú trọng vào các giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả các yếu tố đặc
thù của ngành có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
2. Các giải pháp và nhóm giải pháp chung mà luận án đề xuất hướng
tới việc giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề đặt ra đó, nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng VKD của các doanh nghiệp khai thác than tại Quảng
Ninh giai đoạn 2011 - 2015. Áp dụng vào điều kiện thực tế tại Công ty
TNHH 1TV than Thống Nhất, luận án đã đề xuất 5 giải pháp và nhóm giải
pháp cụ thể. Các giải pháp và nhóm giải pháp đó được tính tốn và định
lượng có căn cứ khoa học, thực tiễn và hồn tồn khả thi và chắc chắn sẽ

mang lại hiệu quả sử dụng vốn cho công ty TNHH 1TV than Thống Nhất.
Từ kết quả đó, có thể nhân rộng áp dụng cho các doanh nghiệp khác thuộc
ngành khai thác khoáng sản, nhất là các công ty khai thác than tại Quảng
Ninh nghiên cứu áp dụng phù hợp với các điều kiện thực tế tại đơn vị.



×