Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu bào chế viên nén atorvastatin 10 mg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 49 trang )

Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
• • • •
:k it'k ic:k :ỉị> i" '
NGÔ THANH HOA
NGHIÊN CỨU BÀO CHÉ VIÊN NÉN
ATORVASTATIN 10 MG
(KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP DƯỢC sĩ ĐẠI HỌC KHOÁ 2001-2006)
Người hướng dẫn :
Nơi thực hiện :
Thời gian thực hiện :
TS. Nguyễn Đăng Hoà
DS. Nguyễn Thị Thanh Bình
Bộ môn Bào chế
Trường đại học Dược Hà Nội
9/2005- 5/2006
HÀ NỘI, 5 - 2006
ir ỉỉ ra ip ề i ỹ
9 0 0 Z s I n t y ìỊ t »gỊ^
•jjrrh inìríì Ịitm
ih^Wîf tiỵặ i] ìfờrìfỉj hsỉỉro fnềÒỊì is^t/ Ĩ^Ị? ì^òtỊ n o ìfiềrp urũ up

ìù ị U!ềỉtrềfbĩề ^jhifị IJIMTTI i p m f lili h fnềihĩf 19Ị ß ji ^nrfy IJ^JTJ m r p fừ m mrf y jj difp iroỊỊj
i40iJÊề ửiỊ isỉtm ỊÒrriỊị fn j ritif} m ì iỉvrũ
w
^fim jị ờììỡ isỉtỊì lềp iJism jp] lỵrũ iềT3e rơ£^
•fĩvnề irbn] TỳiTìpỊ iskrtỊ ^ýrìỊỊ m ị irorñ W ìfl
fifîTf fnjỀWfỊ i/iroỊ irorrb
V p ự
Tip fîWfj fỉíìj y j ì ìf ỉẩ m f ^ ^ỰjÕ
7 r ^ :^ 7 i^ 2 ờ * f2 3 I^ n rờ Ifum/ff urvifD u tpe ^ềĩT ờ rẹp^


•fmiề irb nj jỳWìpỊ iro m j m f ß ji Thirfi h jn p fïu p jîij ipềTỊ lầÌXỊ y j i ypỵrũiề
'iwgjg
fn m Q j unrfnrỀrỊjỊj f r f i m j ß îTUf irợ í up ịỹìíỊ fn m j Ÿ î ÌỸP)
U fp ì i n r à 7 ß ^
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BP
CT
Cros
8
HDL-C
HPMC
LDL-C
RSD
SKD
TBmì
TCCS
TCDĐ
TG
TLM
TN
USP
British Pharmacopeia
Công thức
Natri croscarmellose
Sai số tương đối
HDL- cholesterol
Hydroxypropylmethyl cellulose
LDL- cholesterol
Độ lệch chuẩn tương đối
Sinh khả dụng

Tinh bột mì
Tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn dược điển
Triglycerid
Hội chứng tăng lipid máu
Công thức thí nghiệm tối ưu hoá
The United State Pharmacopeia
Trung bình
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN Đ Ể 1
1.TỔNG QUAN 2
1.1. Một sô vấn đề về nghiên cứu xây dựng công thức viên nén

2
1.1.1. Ảnh hưởng của thành phần công thức đến độ ổn định và khả năng
giải phóng dược chất từ viên nén
2
1.1.2. Ảnh hưởng của quy trình bào chế đến độ ổn định và khả năng giải
phóng dược chất từ viên nén
6
1.1.3. Nghiên cứu tối ưu hoá trong xây dựng công thức viên nén

7
1.2. Độ ổn định của thuốc 8
1.3. Bệnh tăng Lỉpỉd máu và các thuốc điều tr ị 9
1.3.1. Bệnh tăng Lipid m áu 9
1.3.2. Các thuốc nhóm statin
9
1.4. Atorvastatin 10
1.4.1. Công thức hoá học 10

1.4.2. Tính chất lý hoá 11
1.4.3. Dược động học
12
1.4.4. Tác dụng và chỉ định 13
1.4.5. Tác dụng phụ 13
1.4.6. Tương tác thuốc 14
1.4.7. Cách dùng và liều dùng
14
1.4.8. Chống chỉ định và thận trọng
14
1.4.9. Các biệt dược trên thị trường 14
2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

15
2.1. Nguyên liệu, thiết bị và phương pháp nghiên cứu

15
2.1.1. Nguyên liệu, thiết bị nghiên cứu
15
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
16
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận x ét 21
2.2.1. Phổ tử ngoại của atorvastatin trong môi trường nước

21
2.2.2. Xây dựng đường chuẩn biểu thị sự phụ thuộc của mật độ quang vào
nồng độ dược chất 22
2.2.3. Xây dựng phương pháp định lượng atorvstatin bằng phương pháp
sắc ký lỏng hiệu năng cao 23
2.2.4. Kết quả thử hoà tan của một số chế phẩm ũiên thị ưưòíng 25

2.2.5. Khảo sát sơ bộ công thức viên nén atorvastatin
26
2.2.6. Tối ưu hóa công thức bào chế viên nén atorvastatin

31
2.2.7. Công thức tối ưu viên nén atorvastatin 37
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 40
3.1. Kết luận 40
3.2. Đề xuất 40
ĐẶT VẤN ĐỂ
Ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của xã hội là sự gia tăng của một số
loại bệnh như ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp, và hội chứng rối loạn lipid
máu. Rối loạn lipid máu nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều bệnh
tim mạch nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ
tim, vốn hằng năm gây tử vong cho hàng chục triệu người trên thế giới. Ngoài
phương pháp điều trị bằng chế độ ăn, nhiều bệnh nhân cần sử dụng đến thuốc.
Trong số các thuốc điều trị rối loạn lipid máu, atorvastatin (với biệt dược là
Lipitor®) là loại thuốc được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Từ năm 2002
đến năm 2004, Lipitor® là thuốc kê đơn bán chạy nhất thế giới [21], [37]. Năm
2005, hãng Pfizer thu về 12,3 tỷ đô la Mỹ từ Lipitor và dự kiến năm 2006 này
sẽ đạt doanh thu trên 13 tỷ đô la [23], [28].
ở Việt Nam, trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển mạnh về kinh
tế, hội chứng rối loạn lipid máu ngày càng trở nên phổ biến và trở thành mối lo
ngại của nhiều người. Rối loạn lipid máu không chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên
(nam giới trên 40 tuổi, phụ nữ mãn kinh trên 50 tuổi) mà còn gặp cả ở trẻ béo
phì (86,7 % trẻ bị béo phì có tỉ lệ mỡ máu cao [5]), ở những người có tiền sử
gia đình, Vì vậy, nhu cầu về các thuốc điều trị hội chứng rối loạn lipid máu
ngày càng tăng. Hiện nay, Lipitor® đang được kê đơn rất nhiều tại Việt Nam
nhưng biệt dược này có giá khá cao (16.000đ/lv lOmg), người bệnh phải uống
hằng ngày nên rất tốn kém. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn ít

nghiên cứu và sản xuất loại thuốc này. Từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề
tài “ Nghiên cứu bào chê viên nén atorvastatin 10 mg” với mục tiêu: bước
đầu lựa chọn được công thức và quy trình bào chế viên nén atorvastatin 10 mg
đảm bảo độ ổn định và khả năng giải phóng dược chất.
Phầnl
TỔNG QUAN
11 MỘT SỐ VẤN ĐỂ VỂ NGHIÊN cứu XẰY DỤNG CÔNG THỨC
VIÊN NÉN
Viên nén là dạng bào chế được sử dụng phổ biến nhất do có những lợi thế
trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ. Viên nén dễ sản xuất lớn và có thể sản
xuất với tốc độ nhanh hơn bất kỳ dạng bào chế nào khác, dễ vận chuyển và bảo
quản. Bệnh nhân dễ chấp nhận viên nén hơn các dạng thuốc khác do chúng tiện
dùng, đẹp, dễ phân biệt, phân liều tốt và có thể che dấu được mùi vị khó chịu
của dược chất. Song viên nén cũng là dạng thuốc có tác dụng rất thất thường
nếu bào chế không tốt. Hai chỉ tiêu quan trọng nhất đối với chất lượng viên
nén: độ ổn định và khả năng giải phóng dược chất bị ảnh hưởng bởi rất nhiều
yếu tố thuộc về thành phần công thức cũng như quy trình kỹ thuật được áp
dụng để sản xuất sản phẩm.
1.1.1. ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN c ô n g thứ c ĐẾN đ ộ Ổn
ĐỊNH VÀ KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG DƯỢC CHAT TỪVIÊN NÉN
1.1.1.1. Dược chất
Các thông tin về dược chất là cơ sở ban đầu cho việc đưa ra những lựa chọn
và giải pháp thích hợp trong quá trình xây dựng một công thức thuốc đảm bảo
độ ổn định và sinh khả dụng cao. Vì vậy, cần thu thập đầy đủ các thông tin về
dược chất như: tính chất hoá học, tính chất vật lý, cơ học, tương tác - tương kỵ
giữa dược chất - tá dược và dược chất - dược chất, từ các tài liệu chuyên môn
hay kết quả thực nghiệm [6],
Các dược chất ít tan và tan chậm thường có vấn đề về sinh khả dụng. Vì vậy,
khi bào chế các dạng thuốc rắn, trong nhiều trường hợp, cần phải lựa chọn dạng
dược chất có tính chất lý hoá phù hợp hoặc áp dụng các kỹ thuật thích hợp để

đảm bảo khả năng giải phóng dược chất từ viên:
- Kích thước tiểu phân: giảm kích thước tiểu phân dược chất làm tăng diện
tích bề mặt tiếp xúc giữa tiểu phân chất rắn và môi trường hoà tan [1]. Do đó
thường dẫn đến tăng tốc độ hoà tan. Hiện nay nhiều dược chất ít tan đã được
dùng dưới dạng bột siêu mịn. J.Hecq và các cộng sự đã chỉ ra rằng: nifedipin
thương mại đạt đến trạng thái bão hoà trong nước là 19,5±0,1 |_ig/ml sau 24 giờ
trong khi nifedipin kích thước nano đạt đến trạng thái bão hoà trong nước là
25,9±1,4 |Lig/ml chỉ sau 3 giờ [19]. Tuy nhiên, giảm kích thước tiểu phân cũng
làm tăng diện tích tiếp xúc giữa dược chất với môi trường nên có thể làm cho
dược chất kém ổn định hơn.
- Trạng thái kết tinh hay vô định hình: thường trạng thái vô định hình có độ
tan và tốc độ hoà tan cao hơn trạng thái kết tinh nhưng lại không ổn định bằng.
- Hiện tượng đa hình: hiện tượng đa hình và các trạng thái hydrat hay tạo
phức của dược chất ảnh hưởng đến độ tan và tốc độ hoà tan của thuốc. Dạng
không bền dễ tan hơn dạng bền. Dạng khan thường hoà tan nhanh hơn dạng
ngậm nước [1].
- “Kết tinh đồng thời”: kết tinh một số dược chất ít tan sự với có mặt của
các polyme thân nước từ dung môi thích hợp bằng phương pháp phun sấy sẽ tạo
ra dạng vi tinh thể (kích thước do các polyme này tạo ra những bản
mỏng bao xung quanh “mầm” ngăn cản tinh thể phát triển. Tốc độ hoà tan của
dược chất tăng lên do diện tích bề mặt lớn và được thân nước hoá nhờ các
polyme này. Theo Nobert Rasenack và cộng sự, % hoà tan của ECU-01 sau 20
phút tăng từ 4% ở dạng thường lên 93% ở dạng vi tinh thể được tạo ra khi phun
sấy với sự có mặt của HPMC [30].
- “Tạo phức hợp với các chất khác”; Shawn A. Michell và cộng sự đã tạo
hạt compact của nifedipin hay Carbamazepin với HPMC để làm tăng độ tan của
các dược chất này [26].
- Cấu trúc hoá học: hầu hết các dược chất là các chất hữu cơ, thường chứa
các nhóm chức hoá học. Vì vậy, chúng thường tham gia nhiều phản ứng hoá
học và có thể bị phân huỷ theo những con đường khác nhau;

+ Thuỷ phân: Dược chất chứa các nhóm chức như amid, lactam, ester,
lacton, acetal, nhạy cảm với thuỷ phân. Phản ứng này xảy ra rất chậm nếu
không có xúc tác và thường được xúc tác bởi acid hoặc base [11].
+ Oxy hoá; Dược chất chứa các nhóm chức như phenol, ether, thiol,
carboxylic, aldehyd, dễ bị oxy hoá; thường là phản ứng với oxy môi trường.
Phản ứng được khơi mào bởi các tạp như các ion kim loại, hydroperoxyd, Cơ
chế các phản ứng này rất phức tạp có liên quan đến phản ứng dây chuyền và
các gốc tự do [11]. Với các dược chất bị oxy hoá do tạp của tá dược thì nên
tăng hàm lượng hoạt chất đưa vào viên [38].
+ Quang phân: một số chất có thể hấp thụ năng lượng từ các bức xạ ánh
sáng và phân huỷ [11].
1.1.1.2. Tá dược
Viên nén là dạng bào chế sử dụng nhiều tá dược nhất. Các tá dược này có
ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính của viên, đặc biệt với những viên có hàm
lượng dược chất thấp. Do đó, bên cạnh các biện pháp tác động lên dược chất
như trên, việc lựa chọn tá dược phù họfp cũng là một giải pháp góp phần tạo ra
sản phẩm đảm bảo các tiêu chí: ổn định dược chất và toàn bộ sản phẩm; có mức
độ và tốc độ hoà tan hợp lý tuỳ theo mục đích của viên và có khả năng triển
khai vào sản xuất.
- Tá dược độn: với các dược chất ít tan thì chọn tá dược độn dễ tan. Dược
chất dễ thuỷ phân thì lựa chọn tá dược ít ngậm nước hoặc có hàm ẩm thấp [20].
Với dược chất dễ oxy hoá thì lựa chọn các tá dược tinh khiết, tránh các tá dược
có tạp kim loại hay peroxyd như tinh bột, [38].
- Tá dược dính: nếu tá dược là những chất có bản chất keo thân nước như
HPMC, gelatin, thì sẽ có xu hướng làm giảm tốc độ hoà tan. Một số loại ít
ảnh hưỏỉng. PVP có thể làm tăng tính thấm nên tăng tốc độ hoà tan của dược
chất sơ nước nhưng hút ẩm mạnh nên có thể làm giảm độ ổn định của các dược
chất dễ bị thuỷ phân.
- Tá dược rã: làm giảm thời gian rã của viên nên thường làm tăng tốc độ
hoà tan của viên. Đặc biệt sử đụng các tá dược siêu rã có thể rút ngắn đáng kể

thời gian rã của viên chứa các dược chất sơ nước.
- Tá dược trơn: các loại tá dược trơn có bản chất sơ nước như magnesi
stearat, talc làm cho viên khó thấm nước, do đó có xu hướng làm giảm tốc độ
hoà tan của viên. Một số loại thân nước như natri lauryl Sulfat, PEG 6000, có
thể làm tăng tốc độ hoà tan của viên [1].
- Thêm các chất để tăng tốc độ và mức độ hoà tan của một số dược chất ít
tan:
+ Thêm chất diện hoạt vào công thức;
. Thêm với nồng độ cao: trong quá trình hoà tan, nồng độ các chất diện
hoạt này đạt đến nồng độ micell tới hạn và tạo ra các micell để dược chất phân
tán vào. Theo cơ chế này, lượng danazol hoà tan vào các môi trường chứa 15
mM natri taurocholat (muối mật), 15 mM natri lauryl Sulfat sau 20 phút tăng
lên lần lượt là 19 lần và 188 lần [33].
. Thêm với nồng độ thấp; các chất này làm giảm sức căng bề mặt giữa
dược chất và môi trường hoà tan dẫn đến tăng tốc độ hoà tan dược chất. Thời
gian để hoà tan 100 mg phenacetin trong môi trưòỉng HCl 0,1N và trong môi
trường HCl 0,1N chứa 0,002% polysorbat 80 giảm từ 30 phút xuống còn 20
phút [34].
+ Thêm đệm vào công thức: với các dược chất có bản chất là acid hoặc
base yếu ít tan trong nước, các chất đệm làm thay đổi pH vi môi trường xung
quanh tiểu phân dược chất nên sẽ tăng quá trình ion hoá dẫn đến tăng tốc độ
hoà tan của chúng. Chất chống viêm indomethacin khi kết hợp với natri
carbonat tăng tốc độ hoà tan lên 10 lần sau 20 phút so với indomethacin đơn
độc [29].
- Thêm các chất để ổn định công thức:
+ Sử dụng các loại đệm thích hợp thêm vào công thức để tạo thành hỗn
hợp tá dược - dược chất có pH vi môi trường ở giá trị tối ưu cho sự ổn định của
dược chất [20]. Phương pháp này đã được áp dụng cho DMP 754 là một chất có
nhóm ester và amid dễ bị thuỷ phân. Để ổn định dược chất, dinatri citrat đã
được đưa thêm vào công thức làm chất điều chỉnh pH [10].

+ Sử dụng các chất màu tan như curcumin (EIOO), azombin (E122), ;
chất màu không tan như titan dioxyd (TÌO2), các oxyd sắt đưa vào công thức
hoặc màng bao để bảo vệ dược chất khỏi tác động của ánh sáng. Aman và
Thoma đã cho thấy: viên nén molsidomin khi tiếp xúc với ánh sáng có thể bị
phân huỷ trên 50%, khi được bao film có độ dày 37|im chứa 4,8% TÌO2 và
0,9% FcjOj gần như không bị phân huỷ dưới ánh sáng [9].
+ Thêm chất tạo phức chelat như acid citric, edetat, acid fumaric, acid
maleic, để khoá các tạp ion kim loại trong tá dược, từ đó hạn chế các phản
ứng oxy hoá dược chất [38].
+ Thêm các chất chống oxy hoá: các chất kết thúc phản ứng dây chuyền
như các thiol, các phenol, ; các chất khử thay thế như acid ascorbic, các
sulfit, ; các chất dập tắt peroxyd như các ion Fe (Fe^"^); cyclodextrin để tạo
phức với dược chất và do đó cản trở phản ứng oxy hoá xảy ra [38].
1.1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA QUY TRÌNH BÀO CHẾ ĐÊN ĐỘ ổN ĐỊNH VÀ
KHẢ NÀNG GIẢI PHÓNG Dược CHAT TỪVIÊN NÉN.
1.1.2.1. Phương pháp dập viên
- Phương pháp dập thẳng: tránh được tác động của ẩm và nhiệt lên dược
chất nên thích hợp với các dược chất nhạy cảm với 2 yếu tố này. Do viên được
dập trực tiếp từ bột nên viên dễ rã và giải phóng dược chất tốt. Thêm vào đó,
viên nén sản xuất theo phương pháp này thường ít thay đổi về độ ổn định và
hoà tan sau 1 thời gian dài bảo quản [35].
- Phương pháp tạo hạt khô: tránh được tác động của ẩm và nhiệt lên dược
chất. Tuy nhiên, trong quá trình tạo hạt có thể phá vỡ cấu trúc tinh thể, thay đổi
tính chất vật lý của nguyên liệu, ảnh hưởng đến hoà tan và độ ổn định của viên.
- Phương pháp xát hạt ướt: dược chất bị tiếp xúc với ẩm và nhiệt nên khó áp
dụng cho các dược chất không ổn định. Tuy nhiên, phương pháp này tăng khả
năng thấm ướt của bột nên thường làm cho viên giải phóng tốt hơn.
1.1.2.2. Trình tự phối hợp các thành phần
- Trình tự phối hợp tá dược rã sẽ ảnh hưởng đến cơ chế rã của viên và do đó
ảnh hưởng đến tốc độ hoà tan dược chất.

- Trình tự phối hợp các tá dược cũng có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của
viên. Các chất chống oxy hoá phối hợj}Jv^àtrvĩẽĩrũt[ngrtá-êtfỢQ-4ínbjhưòng
thể hiện tác dụng tốt hơn nhiều so với khi phối hợp vào viên trong giai đoạn
trộn bột kép. Nếu trong công thức có tương tác giữa dược chất và tá dược thì
cần xát hạt riêng.
1.1.2.3. Một số thông sô kỹ thuật
- Lực nén: lực nén ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng rã giải phóng dược
chất của viên. Thường lực nén tăng thì tốc độ hoà tan giảm.
- Kích thước tiểu phân: giảm trong quá trình bào chế có thể làm thay đổi
trạng thái tinh thể ảnh hưởng đến độ tan [35].
- Kích thước hạt: nếu hạt nhẹ và dễ rã thì sẽ ít ảnh hưởng, nếu hạt nặng và rã
chậm thì tăng kích thước hạt sẽ làm giảm tốc độ hoà tan [34].
- Các thông số khác như: nhiệt độ sấy hạt, hàm ẩm hạt, thời gian trộn tá
dược trơn, cũng ảnh hưởng đến độ ổn định và hoà tan của viên [2].
1.1.3. NGHIÊN c ú u TỐI u u HOÁ TRONG XÂY DỤNG CÔNG THỨC
VIÊN NÉN
- Sau khi lựa chọn được công thức ban đầu và quy trình bào chế, bào chế thử
và đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản của viên như độ ổn định của dược chất, khả
năng giải phóng dược chất, Từ kết quả đánh giá để có cơ sở xác định các
biến đầu vào (biến độc lập) và các biến đầu ra (biến phụ thuộc) [6].
- Sàng lọc: thiết kế và tiến hành các thí nghiệm sơ bộ nhằm phân tích ảnh
hưởng của các biến đầu vào lên các biến đầu ra để loại bỏ các biến đầu vào
không hoặc ít ảnh hưởng [8].
- Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm để phân tích ảnh hưởng của các biến
đầu vào còn lại lên các biến đầu ra. Từ kết quả thí nghiệm, sử dụng các phần
mềm như Modde 5.0, Inform 3.2, để xây dựng mối quan hệ giữa các biến
đầu ra và các biến đẩu vào. Tối ưu hoá các biến đầu ra dựa trên mối quan hệ đã
xây dựng để tìm các giá trị tối ưu của các biến đầu vào [8].
1.2. Đ ộ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC
Thuốc được coi là ổn định khi tất cả các chỉ tiêu chất lượng về vật lý, hoá lý,

hoá học, vi sinh, độc tính, sinh dược học và đặc biệt hiệu lực điều trị không đổi.
Tuổi thọ của thuốc là khoảng thời gian tính từ khi thuốc sản xuất ra đến khi
thuốc còn đáp ứng được các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn quy định, trong
điều kiện bảo quản xác định [7].
- Các phương pháp xác định độ ổn định của thuốc:
+ Phương pháp lão hoá cấp tốc; làm tăng mức độ phân huỷ hoá học hoặc
là các thay đổi vật lý của thuốc trong điều kiện bảo quản bất thường. Có thể
nghiên cứu ở 40 °c (± 2°C) và độ ẩm 75% (± 5%) tối thiểu trong 6 tháng; hoặc
ở 30 °c (± 2°C) và độ ẩm 60% (± 5%) tối thiểu trong 12 tháng; hoặc ở nhiệt độ
cao (với viên nén thường ở 60°c trong khoảng 2-4 tháng);
+ Phương pháp dài hạn: đánh giá toàn diện độ ổn định của thuốc trong
quá trình bảo quản ở điều kiện bảo quản sẽ được thực hiện trong quá trình tồn
trữ, phân phối thuốc.
- Cách tiến hành thực nghiệm: thực nghiệm trên 3 lô thuốc, thuốc được
đựng trong các bao bì theo TCCS hoặc bao bì dự kiến sử dụng. Định kỳ kiểm
tra các tiêu chí trong tiêu chuẩn của thuốc (TCDĐ hoặc TCCS). Với phương
pháp ngắn hạn, các tiêu chí chất lượng không thay đổi trong quá trình lão hoá
không cần phải xác định thường xuyên. Từ kết quả thu được dự đoán nhanh
tuổi thọ của thuốc và xác định điều kiện bảo quản (với phương pháp lão hoá
cấp tốc); hoặc đưa ra kết luận chính xác về tuổi thọ, thời hạn sử dụng của thuốc
(với phương pháp dài hạn).
13 BỆNH TẢNG LIPID MÁU VÀ CÁC THUỐC ĐlỂU TRỊ
1.3.1. BỆNH TẢNG LIPID MÁU
* Hội chứng tăng lipid máu (TLM) là tình trạng nồng độ triglycerid hoặc
Cholesterol hoặc cả hai tăng cao bất thường trong máu. TLM chia thành 5 typ:
tăng chylomycron máu (typ I), tăng ß lipoprotein máu (typ II), rối loạn ß
lipoprotein máu (typ III), tăng triglycerid máu nội sinh (typ IV) và TLM hỗn
hợp (typ V) [4].
* Các biện pháp điều trị: điều chỉnh chế độ ăn. Khi điều trị bằng chế độ ăn
không hiệu quả thì dùng thuốc. Các thuốc chính gồm: nhóm statin, nhóm

fibrat, nhựa gắn acid mật, acid nicotinic và dẫn xuất, ezetimibe, probucol,
1.3.2. CÁC THUỐC NHÓM STATIN
Statin là nhóm thuốc dung nạp tốt và tương đối an toàn. Mevastatin là chất
được tìm thấy đầu tiên và được phân lập từ môi trường nuôi cấy Penicillium
cừrinum năm 1973 [17]. Năm 1979, lovastatin được chiết xuất từ nấm lên
men. Tiếp theo là hàng loạt các chất khác trong nhóm:
- Simvastatin (biệt dược: Zocor®, Lipex®), pravastatin (biệt dược:
Pravacho®, Selektine®, Lipostat®) thu được từ chuyển hoá nấm [32].
- Rosuvastatin (biệt dược: Crestor®), atorvastatin (biệt dược; Lipitor®),
pitavastatin, fluvastatin (biệt dược; Lescol®), cerivastatin (biệt dược:
Baycol®) do tổng hợp [32].
Tuy nhiên, mevastatin không được dùng, cerivastatin bị rút khỏi thị trường
tháng 8 năm 2001.
* Hiệu quả điều trị của các statin: kết quả thu được ở những bệnh nhân
Cholesterol máu cao điều trị bằng simvastatin, pravastatin, rosuvastatin,

atorvastatin, fluvastatin, lovastatin với liều 40 mg/24 giờ; bằng pitavastatin với
liều 4 mg/24 giờ như ghi ở bảng 1 [32]:
%giảm
LDL-C
%tăng
HDL-C
%giảm
TG
%SKD
T,/2(h)
Atorvastatin
50 6
29
12 14

Fluvastatin 24 8
10 24
1,2
Lovastatin 34 9
16 5 3
Pravastatin
34 12
24
18
1,8
Simvastatin
41 12 18 5
2
Rosuvastatin 63
10 28 20 19
Pitavastatin
48
-
23 -80
11
* Cơ chế tác dụng:
■ ức chế cạnh tranh với men HMG-CoA reductase ngăn cản chuyển HMG-
CoA thành mevalonat là một tiền chất của cholesterol, làm giảm tổng hợp
cholesterol ở tế bào gan, giảm nồng độ cholesterol trong tế bào và từ đó làm
giảm LDL-C trong máu và LDL-C tuần hoàn [32].
■ Làm giảm nồng độ các lipoprotein gây xơ vữa động mạch do giảm tổng
hợp apolipoprotein BI00 và các lipoprotein giàu triglycerid [32].
■ Làm giảm các biến cố và tử vong liên quan đến bệnh tim mạch do giảm
tổng hợp các hợp chất isoprenoid non-steroid tạo thành từ mevalonat, làm chậm
quá trình xơ vữa mạch vành do làm nhỏ lại các nhân lipid của mảng xơ vữa

[32].
■ Làm giảm nguy cơ gãy xương do tăng tái tạo xương, vì vậy chúng đang
được xem xét để điều trị loãng xưcỉng [22].
1.4. ATORVASTATIN
1.4.1. CÔNG THỨC HOÁ HỌC
- Công thức phân tử; (C33H34FN205)2Ca.3H20
- Khối lượng phân tử; 1209,42
XH3

—NHC

^
■ 3 H2O
- Atorvastatin calci CÓ tên khoa học [R-(R*,R*)-2-(4-fluorophenyl)-p, õ -
dihydroxy-5-(l-methylethyl)-3-phenyl-4-[(phenylamino)carbonyl]-lH-pyưol-
1-heptanoic acid, calci (2:1) trihydrat.
1.4.2. TÍNH CHẤT LÝ HOÁ
- Atorvastatin ở dạng bột màu trắng hoặc hơi trắng.
- Atorvastatin có thể tồn tại ở trạng thái kết tinh hay vô định hình. Có hơn
30 loại tinh thể atorvastatin khác nhau khi kết tinh trong các điều kiện và dung
môi khác nhau. Dạng kết tinh ổn định hơn dạng vô định hình [16].
- Rất ít tan trong nước (0,11 mg/mL ở 37®C); ít tan trong acetonitril,
ethanol và dung dịch đệm phosphat pH 7,4. Dễ tan trong trong methanol,
dimethyl sulphoxid. Thực tế không tan trong dung dịch pH < 4,0 [36], [15].
- pKy của dạng acid tự do là 4,46 tính theo nhóm carboxyl cuối [24].
- Dễ bị thuỷ phân chuyển thành dạng lacton theo cơ chế:
OH
OH
o
OH

'O H
+ H"
OH
Atorvastatin
(Dạng hydroxyacid)
OH
'OH
H
+ HP
OH
OH
ht
OH
Dạng lacton
ở pH < 3 phản ứng đạt cân bằng. Khi pH tăng từ 3->6 phản ứng chuyển
dịch dần sang tăng tạo dạng hydroxyacid. Khi pH > 6 thì dạng lacton gần như
không còn, toàn bộ chuyển thành dạng hydroxyacid. ở cùng giá trị pH, tốc độ
phản ứng tăng mạnh khi nhiệt độ tăng [24]. Do đó, trong dạng bào chế, CO2
không khí làm giảm pH nên sẽ làm tăng thuỷ phân dạng hydroxyacid thành
dạng lacton dẫn đến sự phân huỷ của dược chất. Vì vậy, cần tăng pH của chế
phẩm hoặc ngăn cản quá trình giảm pH do CO2 bằng cách thêm vào công thức
các chất như: các chất đệm (như đệm citrat, ), các polyme base chứa amino
hoặc nhóm amino (như polyvinylpyrrolidon, ), các base vô cơ (như các
hydroxyd, oxyd, carbonat của calci, magnesi, lithi; ) [27], [12].
- Bị oxy hoá theo cơ chế sau :
D o ỌH ỌH Ọ
A torvastatin
ỌH ỌH Ọ
O2
R4 -

OH OH Ọ
R2
\
/
R
OH

OH
R , OH
Sử dụng các chất chống oxy hoá thêm vào dạng thuốc thường không ngăn
cản được atorvastatin phân huỷ [31]. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng các
chất bẫy oxy không khí hay các chất hấp phụ oxy thêm vào bao bì (như giữa 2
lớp của vỉ thuốc) và đóng gói dưới môi trường khí trơ hoặc áp suất riêng phần
oxy thấp hơn 2-3 kPa [27].
- Atorvastatin không bền với ẩm, nhiệt và đặc biệt là tia u v. Vì vậy, viên
nén atorvastatin cần được bao bảo vệ với TÌO2. Trong quá trình bào chế, chỉ sấy
hạt ở nhiệt độ<50®C[12].
1.4.3. DƯỢC ĐỘNG HỌC
- Hấp thu: hấp thu nhanh theo đường uống, đạt nồng độ đỉnh sau 1-2 giờ.
Thức ăn làm giảm tốc độ và mức độ hấp thu nhưng không ảnh hưởng đến tác
dụng của thuốc. Thuốc bị chuyển hoá mạnh lần đầu ở gan. Sinh khả dụng theo
đường uống là 12% [15], [36].
- Phân bố: liên kết > 98% với protein huyết tương. Phân bố chủ yếu ở gan,
ngoài ra còn phân bố vào lách và tuyến thượng thận. Thể tích phân bô là 38IL
[3], [15].
- Chuyển hoá; được chuyển hoá bởi cytochrom P450 isoenzym CYP3A4
qua các phản ứng ortho và para hydroxy hoá, beta oxy hoá. Các chất chuyển
hoá oitho và para hydroxy hoá có hoạt tính tưofng đương chất mẹ [14], [15].
- Bài xuất; thời gian bán thải của thuốc là 14 giờ nhưng của hoạt tính ức
chế HMG-CoA reductase là 20-30 giờ do có sự tham gia của các chất chuyển

hoá có hoạt tính. Thải trữ dưới dạng đã chuyển hoá, chủ yếu qua mật, dưới 2%
thải qua thận [14], [15].
1.4.4. TÁC DỤNG VÀ CHỈ ĐỊNH
- Là thuốc bổ trợ cho liệu pháp ăn uống làm giảm nồng độ cholesterol toàn
phần và LDL-C, apo B, giảm nhẹ TG, tăng HDL-C ở người tăng cholesterol
máu tiên phát, tăng cholesterol gia đình, TLM hỗn hợp, rối loạn p lipoprotein
máu tiên phát, và/hoặc tăng TG máu [13].
- Ngăn ngừa các biến cố tim mạch; giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và phải
làm thủ thuật tái tạo mạch vành ở người tăng cholesterol máu không có biểu
hiện lâm sàng bệnh mạch vành; giảm nguy cơ các cơn thiếu máu cục bộ mạch
vành, làm chậm quá trình xơ vữa mạch vành ở bệnh nhân tăng LDL-C bị bệnh
mạch vành [13].
- Chỉ định khác: giảm nồng độ cholesterol toàn phần và LDL-C ở bệnh
nhân tăng cholesterol máu liên quan đến tiểu đường, ghép thận, thẩm phân
phúc mạc [13].
1.4.5. TÁC DỤNG PHỤ
- Rối loạn tiêu hoá, đau đầu, ban da, viêm họng, chóng mặt, nhìn mờ, mất
ngủ, suy nhược, tăng transaminase huyết thanh [3].
- Hiếm gặp nhưng nghiêm trọng nhất là viêm cơ, tiêu cơ vân dẫn đến suy
thận cấp thứ phát do myoglobin niệu [3].
1.4.6. TƯƠNG TÁC THUỐC
Tương tác với một số thuốc: cyclosporin, acid fibric và dẫn xuất, erythromycin,
antacid, digoxin, [3].
1.4.7. CÁCH DÙNG VÀ LlỀU DÙNG
- Có thể uống thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng thường
uống vào buổi tối để tăng hiệu lực điều trị.
- Bệnh nhân cần tuân theo chế độ ăn chuẩn ít cholesterol trước khi uống
thuốc và duy trì chế độ này trong suốt thời gian điều trị.
- Nên phối hợp điều trị với nhựa gắn mật. Tránh phối hợp với dẫn xuất acid
fibric, uống kèm với nước hoa quả.

- Điều chỉnh liều theo nhu cầu và đáp ứng của bệnh nhân.
- ở người lớn, liều khởi đầu là 10 -20 mg/24 giờ. Với bệnh nhân cần giảm
>45% LDL-C liều ban đầu là 40 mg/24 giờ. Liều duy trì là 10-80 mg/24 giờ.
Liều gợi ý ở trẻ em từ 10^17 tuổi là 10 mg/24 giờ, liều tối đa là 20 mg/24 giờ
[13].
1.4.8. CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ THẬN TRỌNG
- Chưa xác định được mức độ an toàn và hiệu lực điều trị ở trẻ em < 9 tuổi.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Chỉ nên sử dụng cho phụ
nữ ở độ tuổi sinh đẻ khi họ không mang thai và biết rõ về các tác hại của thuốc.
- Không dùng với bệnh nhân bị bệnh gan hoặc tăng nồng độ
aminotransferase huyết thanh dai dẳng, không rõ nguyên nhân [13].
1.4.9. CÁC BIỆT DƯỢC TRÊN THỊ TRƯỜNG
Lipitor® (Pfizer, Mỹ), Atorva (Cadila heathcare, Ấn Độ), Aztor (Sun pharma,
Ấn Độ), Storvas (Ranbaxy, Ấi Độ), Atorvastatin (Flamingo pharma, Ấi Độ).
Atorvastatin Domesco (Công ty XNK Đồng Tháp), Atorlip (XN liên hợp dược
Hậu Giang).
Ngoài ra còn có sản phẩm kết hợp atorvastatin và amlodipin; Caduet® (Pfizer,
Mỹ).
Phần 2
THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
2.1. NGUYÊN LIỆU, THIÊT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1.1. NGUYÊN LIỆU, THlẾT BỊ NGHIÊN c ú u
* Để thực hiện khoá luận này chúng tôi đã sử dụng các nguyên liệu, hoá
chất, dung môi như ghi ở bảng 2:
Bảng 2: Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu
Hoá chất và dung môi
Tên hoá chất, dung môi Nguồn gốc
Tiêu chuẩn
Atorvastatin calci
Trung Quốc

Nhà sản xuất
Calci carbonat
Trung Quốc USP23
Avicel PH 101
Braxin NF18
Lactose monohydrat
Trung Quốc BP 98
Natri croscarmellose
Hãng Roquett
NF 16
Tween 80
Trung Quốc BP98
Hydroxypropylmethyl cellulose
Trung Quốc USP24
Tinh bột mì
Pháp BP98
Magnesi stearat
Trung Quốc
DĐVNIII
Amoni acetat
Trung Quốc DĐVNIII
Acetonitril
Merck
TK sắc ký
Methanol
Merck
TK sắc ký
Acid acetic 100%
Merck
'l'K sắc ký

Một số viên nén atorvastatin 10 mg có trên thị trường
Tên biệt dược
Nguồn gốc
Số lô Hạn dùng
Lipitor
Pfizer (Mỹ)
0637045
3/2008
Aztor
Sun pharma (Ấn Độ)
GK 51379
9/2007
Atova
Zydus Cadila (Ấn Độ)
G/1486
2/2007
Cadex
Lyka Labs (Ấti Độ)
CIOIOI 2/2009
* Phương tiện nghiên cứu đã được sử dụng:
- Máy dập viên tâm sai Trung Quốc
- Máy dập viên Korsh (Đức)
- Máy quang phổ UV-VIS HeẰ-ios
- Máy thử độ hoà tan Vankel-Varian
- Máy đo lực gây vỡ viên Erweka
- Tủ vi khí hậu Climalell
- Hệ thống săc ký lỏng hiệu năng cao Thermo Finigan
- Máy ly tâm Hermle Z200A
- Máy siêu âm Ultrasonic LC 60H
- Máy đo pH Eutech Instruments pH510

2.1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚÜ
2.1.2.1. Phương pháp bào chê viên nén atorvastatin
Viên nén atorvastatin 10 mg được bào chế có thành phần công thức ban đầu
như sau:
Atorvastatin calci 10,85 mg
(tương đương với atorvastatin 10 mg)
AvicelPHlOl 60,00 mg
Natri croscarmellose 9,00 mg
HPMC 3,00 mg
Magnesi stearat 0,75 mg
Nước, ethanol 96® vừa đủ
Tá dược ổn định: thay đổi theo mục đích nghiên cứu
Tá dược tăng độ tan: thay đổi theo mục đích nghiên cứu
Lactose vừa đủ 150 mg
Bào chế viên theo phương pháp xát hạt ưóft theo các giai đoạn như mô tả ở sơ
đồ hình 1.
Hình 1: Sơ đồ các giai đoạn bào chế viên nén atorvastatin
2.1.2.2. Phương pháp đánh giá một sô chỉ tiêu chất lượng
* Xác định độ cứng viên
Dùng máy đo lực gây vỡ viên. Tiến hành đo 20 viên lấy giá trị trung bình và
độ lệch chuẩn
* Xác định độ mài mòn
Sử dụng thiết bị đo độ mài mòn PTF 20E PHARMA TEST
Làm sạch viên, cân chính xác khối lượng của 10 viên (mj) cho vào thiết bị,
quay 100 vòng với tốc độ 25 vòng/phút, rây loại bột mịn, xác định lại khối
lượng mẫu đem thử (m2). Độ mài mòn (ĐMM) của viên tính theo công thức
(ni|- m2). 100
ĐMM =
m,
(%)

* Xác định độ đồng đều khối lượng
Xác định độ đồng đều khối lượng viên nén atorvastatin theo phương pháp
ghi trong DĐVN III.
* Trắc nghiệm hoà tan
Sử dụng hệ thống hoà tan Vankel-Varian:
+ Máy cánh khuấy, tốc độ khuấy : 50 ± 2 vòng/ phút
+ Môi trường hoà tan : nước cất
+ Nhiệt độ môi trường : 37,0°c ± 0,5°c
• Mẫu thử: lắp thiết bị hoà tan và đổ vào mỗi cốc thử 900 ml nước. Khi nhiệt
độ trong cốc đạt đến 37,0°c ± 0,5°c thì cho vào mỗi cốc 1 viên cần thử và tiến
hành hoà tan.
• Mẫu trắng: giống mẫu thử nhưng thay 1 viên thuốc bằng 1 viên tá dược
(không chứa dược chất).
• Mẫu chuẩn:
- Dùng hỗn hợp dung môi là acetonitril-nước tinh khiết (50:50)
- Cách pha: cân chính xác khoảng 20 mg atorvastatin chuyển vào bình
định mức 100 ml, thêm khoảng 50 ml hỗn hợp dung môi, lắc và để trong 10
phút, thỉnh thoảng lắc đều; bổ sung hỗn hợp dung môi vừa đủ, thu được dung
dịch chuẩn gốc. Pha loãng dung dịch chuẩn gốc bằng mẫu trắng để được dung
dịch có nồng độ khoảng 0,0110 mg/ml.
Máy tự động hút mẫu (gồm mẫu thử, mẫu chuẩn và mẫu trắng), đo mật độ
quang tại các thời điểm 10, 20, 30, 40, 50 phút ở bước sóng 244 nm.
* Phương pháp định lượng dược chất trong viên
Sử dụng hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao Thermo Finigan
+ Cột C18 kích thước 250 mmx4,6 mm; cỡ hạt nhồi 5 |j,m
+ Pha động: hỗn hợp acetonitril- đệm acetat pH 4,0 (75 :25)
(Pha đệm: hoà tan lần lượt 1,54 g amoni acetat và 2,0 g natri lauryl Sulfat vào 1
lít nước; dùng acid acetic điều chỉnh về pH 4,0)
+ Tốc độ dòng :l,Oml/phút
+ Thể tích tiêm : 10 ỊJ,1

+ Detector tử ngoại diode array được đặt ở'k = 244 nm
+ Nhiệt độ cột được ổn định ở 30°c
• Dung dich thử;
- Dùng dung môi là hỗn hợp acetonitril- đệm acetat pH 7,4 (50:50)
- Cách pha: Cân 20 viên, xác định khối lượng trung bình viên, nghiền
thành bột mịn. Cân chính xác khối lượng bột viên tương ứng với lOmg
atorvastatin cho vào bình định mức 50 ml, thêm khoảng 40 ml dung môi, khuấy
bằng máy khuấy từ với tốc độ 450 vòng/phút trong 60 phút, thêm dung môi đến
vạch, lắc đều. Ly tâm với tốc độ 3000 vòng/phút trong 20 phút. Hút chính xác 1
ml phần dịch trong cho vào bình định mức 10 ml, thêm dung môi vừa đủ thể
tích, lắc đều.
• Dung dịch chuẩn:
- Dùng hỗn hợp dung môi là acetonitril-nước (40:60)
- Cách pha: cân chính xác khoảng 25 mg chất chuẩn atorvastatin cho vào
bình định mức 50 ml, thêm 5 ml methanol, siêu âm 5 phút; thêm tiếp khoảng
40 ml hỗn hợp dung môi, khuấy bằng máy khuấy từ với tốc độ 450 vòng/phút
trong 15 phút rồi bổ sung hỗn hợp dung môi đến vạch, lắc đều. Hút chính xác 1
ml dung dịch cho vào bình định mức 25 ml, thêm hỗn hợp dung môi vừa đủ thể
tích, lắc đều được dung dịch chuẩn có nồng độ khoảng 20 |J.g/mL
Công thức tính % hàm lượng dược chất trong viên so với trên nhãn:
rnQ.s-p.ĩTiyg.í^. 100
% hàm lương =



(%)
rrij.Sc.M.fj
mc
m-Ị-
mxb

s-p, S(-
fT,fc
M
Khối lượng chất chuẩn (mg)
Khối lượng bột viên đem pha dung dịch thử (mg)
Khối lượng trung bình của các viên đem thử (mg)
Diện tích pic atorvastatin trên sắc đồ của mẫu thử và mẫu chuẩn
Hệ số pha loãng của dung dịch thử và dung dịch chuẩn
Hàm lượng dược chất ghi trên nhãn (mg)
• Thẩm định phương pháp định lượng
• Khảo sát tính lặp lại của hệ thống phân tích
Tiến hành tiêm lặp lại 5 lần 1 dung dịch chuẩn. Tính lặp lại của hệ thống
được biểu thị qua sai số tương đối (s% < 2%) của 5 phép thử song song đối với
thời gian lưu, diện tích pic, chiều cao pic, độ cân xứng của pic, số đĩa lý thuyết.
• Khảo sát tính tuyến tính
Khảo sát sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ atorvastatin với diện tích pic.
Pha một dãy dung dịch chuẩn atorvastatin có nồng độ biến thiên trong khoảng
5 ^5 0 |xg/ml. Chạy sắc ký lần lượt mỗi dung dịch. Xác định sự phụ thuộc tuyến
tính giữa nồng độ và diện tích pic của các dung dịch chuẩn bằng phương trình
hồi qui và hệ số tương quan.
• Khảo sát tính chính xác của phương pháp
Tiến hành lặp lại quy trình định lượng 5 lần. Tính chính xác của phương
pháp được biểu thị qua sai số tương đối (8% < 2%) của 5 phép thử đối với hàm
lượng viên xác định được.
• Khảo sát tính đúng
Được xác định bằng phương pháp thêm chuẩn. Thêm vào mẫu thử một lượng
chính xác chất chuẩn bằng khoảng 30% lượng có trong mẫu thử sao cho tổng
nồng độ của chúng nằm trong khoảng nồng độ đã khảo sát tính tuyến tính. Tính
đúng của phương pháp được xác định từ tỷ lệ thu hồi của chất chuẩn thu được
so với lượng chất chuẩn thêm vào.

• Xử lý thống kê các kết quả thu được theo quy định chung.
2.1.2.3. Theo dõi độ ổn định của thuốc
Sử dụng phương pháp lão hoá cấp tốc để đánh giá độ ổn định của thuốc
Viên nén sau khi bào chế xong được đựng trong túi polyethylen hàn kín, lão
hoá ở 40°c ± 2°c và độ ẩm 75% ± 5% trong tủ vi khí hậu. Sau 1 tháng, viên
được lấy ra và đánh giá các chỉ tiêu: độ giảm hàm lượng dược chất và khả năng
giải phóng dược chất ra khỏi viên.
- Độ giảm hàm lượng dược chất được tính bằng % giảm hàm lượng

×