Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của việt nam dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.04 KB, 38 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Việt Nam đất nước hinh chữ “S” với đường bờ biển trải dài hơn 3.260 km, nằm
gọn trong vùng nhiệt đới. Với sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng, nên Việt Nam được
mệnh danh là một trong những thiên đường nhiệt đời của Đông Nam Á. Bên cạnh đó
con người Việt Nam với tính cách hiền hòa, dễ mến và vô cùng hiếu khách, cùng với
nên văn hóa vô cùng phong phú, lâu đời và đậm đà từ 54 dân tộc sống trải dài trên
khắp đất nước Việt Nam. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với nền văn hóa đa dạng từ
nhiều dân tộc, nên Việt Nam có tiềm năng về du lịch rất lớn. Trong những gần đây
Việt Nam là nước có nhiều di sản văn hóa bao gồm cả vật thể và phi vật thể được
UNESCO công nhận trở thành di sản của cả thế giới. Những di sản này không chỉ giúp
con người ý thức gìn giữ mà còn góp phần quảng bá những giá trị văn hóa lâu đời và
xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam đến bạn bè khắp năm châu giúp phát triển ngành
du lịch của nước nhà. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong những
năm vừa qua, nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn còn non trẻ, chưa có đủ sức hút đối
với những du khách quốc tế, nên khó lòng cạnh tranh với những nước khác trong khu
vực Đông Nam Á. Một trong những lý do chính là do Việt Nam phát triển du lịch dựa
trên thế mạnh của đất nước cụ thể là những di sản thiên nhiên và sản vật mà tạo hóa
ban tặng chứ không chú trọng các lĩnh vực khác mà điển hình loại hình du lịch kết hợp
với mua sắm. Loại hình này phát triển rất mạnh mẽ tại các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia. Loại hình du lịch kết hợp với mua
sắm lấy việc kinh doanh các loại hàng hóa cụ thể là các sản phẩm lưu niệm nên đem lại
lợi nhuận rất cao cho ngành du lịch. Tuy đã được ngành du lịch Việt Nam chú trọng
trong những năm gần đây nhưng loại hình du lịch kết hợp mua sắm ở nước ta vẫn còn
yếu kém. Trong khi chi tiêu dành cho mua sắm nói chung của khách quốc tế tại Việt
Nam chỉ chi khoảng từ 10-15% thì các quốc gia điển hình là Thái Lan thu được 50-
55% chi phí mua sắm từ mỗi du khách. Lý giải điều này, ông Lã Quốc Khánh – Phó
giám đốc Sở Văn Hóa – Thể thao và Du lịch TP.HCM cho biết:
1
“Cái yếu nhất của chúng ta là thiếu hệ thống cửa hàng bán lẻ sản phẩm quà tặng
lưu niệm. Phần lớn du khách đến Việt Nam vẫn chỉ lanh quanh mua sắm trong siêu thị,


trung tâm thương mại. Ở những nơi này, vì không có khu chuyên biệt nên các cửa
hàng trưng bày sản phẩm quà tặng thường nằm khiêm tốn, lẫn lộn trong các gian hàng
bán sản phẩm khác. Đã vậy, các sản phẩm quà tặng lại đơn điệu, nghèo nàn.”
Sản phẩm lưu niệm có vai trò vô cùng quan trọng không đơn thuần góp phần vào
việc đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần truyền bá rộng rãi văn hóa của dân tộc và
nước nhà ra khắp thể giới. Việc kinh doanh mặt hàng lưu niệm phụ thuộc rất lớn vào
sự đa dạng, phong phú và chất lượng của sản phẩm, tầm nhìn của người kinh doanh
như tiếp thị quảng cáo sản phẩm lưu niệm. Tuy nhiên để sản phẩm tới được tay người
tiêu dùng, thì sản phẩm vẫn phải đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đặt ra. Mặc dù
nghiên cứu về việc phát triển các sản phẩm lưu niệm không còn là một đề tài mới mẻ.
Tuy nhiên do giới hạn về đối tượng nghiên cứu, nên các đề tài hiện nay không tập
trung nghiên cứu sâu về phát triển sản triển sản phẩm lưu niệm từ góc độ người tiêu
dùng, mà phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu đề tài từ góc độ kinh tế. Từ đó nhóm
chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Định hướng phát triển các sản phẩm lưu
niệm của Việt Nam dựa trên nhu cầu cùa người tiêu dùng hiện nay”. Đề tài sẽ đưa
ra được cái nhìn tổng quan về thực trạng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm
lưu niệm hiện nay. Giúp đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc tiêu thụ
các sản phẩm lưu niệm. Nhằm đề ra giải pháp giúp cho việc phát triển các sản phẩm
lưu niệm để phục vụ cho người tiêu dùng một cách tốt nhất.
2
2.Tổng quan tài liệu
Để cung cấp một cái nhìn tổng quát và làm sáng tỏ những vấn đề còn thiếu của đề
tài. Nhóm chúng tôi đã tập trung sưu tập, đi sâu vào nghiên cứu lịch sử nghiên cứu các
tài liệu của nhiều tác giả có đề tài liên quan đến đối tượng mà nhóm nghiên cứu, nhằm
phục vụ nghiên cứu cho đề tài này một cách tốt nhất.
2.1 Vai trò của sản phẩm lưu niệm
Tác giả Châu Thị Phượng, đề tài “Vai trò của quà lưu niệm trong phát triển du
lịch tại thành phố Hồ Chí Minh”.
Kết quả nghiên cứu đề tài này tác giả muốn nhấn mạnh đến trong các nguyên nhân
khiến lượng khách du lịch nước ngoài đến thành phố Hồ Chí Minh thì có rất ít người

trở lại (70% du khách đến Tp.Hồ Chí Minh thì không quay trở lại với rất nhiều lý do).
Trong đó ngoài những nguyên nhân như chất lượng dịch vụ, thái độ con người, văn
hóa, tình hình xã hội địa phương thì một yếu khác có ảnh hưởng không nhỏ đó chính là
các sản phẩm lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm cho khách du lịch. Trong đó tác giả
nhấn mạnh quà lưu niệm là đại diện của đất nước, con người Việt Nam nói chung và
bản sắc văn hóa Việt nói riêng, có giá trị lớn về mặt kinh tế, văn hóa và tinh thần.
Nhưng do chưa tận dụng hết những thế mạnh vốn có của mặt hàng này nên ngành du
lịch Việt đang bỏ lỡ một cơ hội để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển và giữ chân
du khách quốc tế. Vấn đề này không chỉ có ở Tp.Hồ Chí Minh mà còn hiện hữu ở rất
nhiều khu du lịch văn hóa khác ở Việt Nam.
Thông qua đề tài này, tác giả tìm hiểu lịch sử phát triển du lịch ở Tp.Hồ Chí Minh
và đặc điểm, vai trò của các mặt hàng lưu niệm trong quá trình đó, từ đó tìm ra các
nhược điểm của thực trạng kinh doanh các mặt hàng lưu niệm hiện nay ở TP.Hồ Chí
Minh và đưa ra các đề xuất tốt nhất để khai thác, quảng bá sản phẩm quà lưu niệm đến
du khách.
Ưu điểm của đề tài:
Định nghĩa được khái niệm du lịch, sản phẩm du lịch và cơ cấu của nó. Tổng quan
sơ lược tình hình phát triển du lịch ở Tp.Hồ Chí Minh trong năm 2010. Về vấn đề quà
3
lưu niệm, đề tài đã phân loại chi tiết các dạng mặt hàng lưu niệm thành 10 nhóm khác
nhau và đồng thời cũng phân loại các nhu cầu của du khách đối với chất lượng sản
phẩm mua sắm. Đánh gía thực trạng việc kinh doanh quà lưu niệm tại Tp.Hồ Chí Minh
và so sánh với các khu du lịch khác trên thế giới để thấy được những mặt yếu của du
lịch nước nhà và sự cần thiết không thể thiếu của quà lưu niệm trong phát triển du lịch
tại Tp.Hồ Chí Minh.
Nhược điểm của đề tài:
Chưa làm rõ được nguyên nhân sâu xa tác động đến những người buôn bán hàng
lưu niệm khiến cho sản phẩm của họ trở nên thiếu hấp dẫn như vấn đề giá thành, lợi
nhuận trước mắt, tình hình kinh tế khó khăn để từ đó có biện pháp giải quyết tận gốc
cho vấn đề.

Nguyễn Thị Cúc, Đề tài “Đồ lưu niệm đối với sự phát triển du lịch tại Đà Lạt”.
Đề tài khái quát đầy đủ các loại mặt hàng lưu niệm đặc trưng của Đà lạt nói chung
và tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Qua đề tài của tác giả ta có thể thấy Lâm Đồng có lợi thế
lớn về sản phẩm lưu niệm như độ đa dạng, phong phú của mặt hàng từ đồ gỗ,hoa,mây
tre, đồ đá, đồng, kim hoàn, sản phẩm từ sừng động vật, thêu và dệt thổ cẩm. Nhiều sản
phẩm thu hút du khách không chỉ vì nó có chất lượng cao mà còn vì nó được chế tác từ
những người thợ thủ công chuyên nghiệp và có thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên ngoài
thế mạnh thì những mặt hàng này vẫn có những điểm yếu như vấn đề quảng bá, giải
quyết đầu ra và giá bán của sản phẩm đang là nỗi trăn trở của nhiều người thợ. “ Ở làng
thổ cẩm Mỹ Nghiệp sản phẩm tiêu thụ chậm, giá bán thấp. Có thời điểm hơn 200
khung cửi phải ngừng hoạt động. Một tấm thổ cẩm loại 1x2m dệt bằng sợi kate và sợi
màu phải mất 4 ngày mới dệt xong ( 4 công thợ). Chi phí về sợi và thuốc nhuộm là 45
nghìn đồng/ tấm nhưng bán tại chỗ chỉ 60 nghìn đồng. Trong khi đó ở Tp.Hồ Chí
Minh, cũng tấm thổ cẩm loại ấy được nhà buôn xuất ra với giá 100000-200000 nghìn
đồng.”
4
Các mặt hàng lưu niệm ở Đà Lạt được bán ở nhiều nơi từ khách sạng, quầy lưu
niệm tại điểm du lịch đến những gánh hàng rong. Với những số liệu điều tra mà đề tài
đã cung cấp, ta có thể thấy số lượng sản phẩm được tiêu thụ tại các quầy lưu niệm là
nhiều hơn cả, điều đó chứng minh có sự liên quan giữa mức tiêu thụ sản phẩm với địa
điểm du lịch vì du khách thường sẽ mua những thứ họ thấy, họ biết qua những nội
dung được truyền tải ở nơi nơi tham quan hơn là bỏ tiền mua những thứ kì lạ ở khách
sạn. Tuy nhiên tiếp tục căn cứ theo số liệu ta còn thấy chưa nhiều du khách tỏ ra hài
lòng với sản phẩm họ mua được ( 42,5% người được hỏi hầu như không hài lòng) do
nhiều yếu tố như thái độ bán hàng, giá cả… Điều này cho thấy khuyết điểm ở khâu bán
hàng không chỉ là trường hợp đơn lẻ ở một số địa phương kinh doanh du lịch mà nó là
vấn đề phổ biến trong du lịch ở Việt Nam và nó còn phải được chú ý nhiều hơn so với
tình hình hiện tại.
Đề tài đã với các số liệu điều tra hữu ích đã giúp chúng ta có một cái nhìn rõ hơn
về vấn đề kinh doanh các sản phẩm lưu niệm ở Đà Lạt với các loại hình sản phẩm, nơi

bán, đối tượng phục vụ của những nơi bán hàng đồng thời nêu ra những khó khăn mà
người kinh doanh, thợ thủ công gặp phải. Tuy nhiên đề tài không nhấn mạnh đến vấn
đề nguồn nguyên liệu cũng như sự xâm nhập của các sản phẩm ngoại lai, không mang
tính đặc trưng của nơi du lịch mà phần lớn chủ yếu tập trung về các kỹ thuật, công
đoạn chế tác các sản phẩm lưu niệm.
5
2.2 Thực trạng sản phẩm lưu niệm hiện nay
Tác giả Phạm Thị Thanh Thủy, đề tài “Tìm hiểu sản phẩm lưu niệm tại một số
tuyến điểm du lịch ở Hải Phòng”, thực hiện năm 2012.
Đề tài không chỉ đề cập đến vấn đề du lịch tại Hải phòng mà còn tập trung chủ
yếu là các vấn đề về sản phẩm hàng lưu niệm. Đề tài có nêu ra những thế mạnh của
vùng như số lượng các làng nghề lớn và lâu đời cũng với những thế mạnh về tự nhiên
như các bãi tắm đẹp. Tiềm năng phát triển du lịch là rất lớn. Tuy nhiên du lịch Hải
Phòng lại chưa có được chỗ đứng của mình. Sức hút đối với khách du lịch nước ngoài
còn yếu, theo số liệu năm sau có xu hướng giảm so với năm trước. Doanh thu tăng
nhưng không đáng kể so với tiềm năng của vùng. Nguyên nhân chính là do không đáp
ứng được nhu cầu của các khách du lịch nước ngoài: Hải phòng lại không có nhiều
điểm tham quan trong khi khách muốn tìm hiểu về lịch sử văn hóa. Ngoài ra du lịch hải
phòng chỉ mới tập trung vào một số điểm, nhưng lại ít có sự đầu tư về cơ sở vật chất,
không có khách sạn, resort tốt. Ngoài ra chưa có sự quảng bá đúng mức, nên không thể
phổ biến hình ảnh tiềm năng du lịch của mình với du khách trong và ngoài nước. Tác
giả nhấn mạnh hàng lưu niệm là vấn đề chính làm thu hút và tạo thương hiệu cho du
lịch Hải Phòng. Tuy nhiên lại chưa được quan tâm và còn tồn tại nhiều hạn chế lớn. Đề
tài đã tiến hành cuộc khảo sát đối với 500 khách du lịch trong và ngoài nước về các sản
phẩm lưu niệm.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy thực trạng kinh doanh hàng lưu niệm
hiện nay tại trung tâm thành phố: chủ yếu là các quán hoa, các đồ bằng tre nứa, và
những đồ trang trí nhỏ bằng gốm nhỏ được bán tại các nhà sách dọc các tuyến phố
chính của thành phố. Ngoài ra còn có các tác phẩm tranh sơn dầu được vẽ trực tiếp tại
các cữa hàng bởi các nghệ nhân học sĩ. Về mặt mẫu mã chất lượng, theo đánh giá khảo

sát có thể thấy là chất lượng sản phẩm mới chỉ phù hợp với khách trong nước còn
nhiều khách nước ngoài vẫn chưa hài lòng với chất lượng sản phẩm với 20,2% không
phù hợp điều này cho thấy các sản phẩm lưu niệm nơi đây vẫn chưa đáp ứng được thị
hiếu của khách. Về giá cả, nhìn chung với mức giá như vậy làm cho khách hài lòng tuy
nhiên vẫn còn một lượng nhỏ chưa hài lòng với mức giá và còn nhiều nơi vẫn lợi dụng
6
sự thiếu thông tin để ép giá đối với khách. các sản phẩm của Hải Phòng vẫn chưa tạo
được sự riêng biệt của mình, trong khi các sản phẩm không tạo được nét độc đáo riêng
thì chất lượng lại được đánh giá là còn thua kém rất nhiều với 79% đối với khách nước
ngoài và 49,7% khách nội địa. Theo dữ liệu thu thập từ cuộc khảo sát, nhìn chung các
đánh giá cho thấy một sự thật rằng có tới gần 70% khách nội địa và trên 70% khách
nước ngoài chưa hài lòng với các sản phẩm lưu niệm nơi đây trên tất các các mặt trong
đó nhấn mạnh đến chất lượng và nét rêng biệt của sản phẩm là chưa cao. Các sản phẩm
hiện nay của thành phố thì mẫu mã kiểu dáng củ không có sự đồi mới và không mang
đặt trưng riêng của vùng (có tới 90% sản phẩm lưu niệm được nhập từ các địa phương
khác và Trung Quốc). Có thể nói là chưa đáp ứng được thị hiếu của khách cả trong và
ngoài nước. Từ những phân tích rút ra từ kết quả của nghiên cứu, tác giả đã đề ra
những giải pháp cụ thể cho việc phát triển kinh doanh sản phẩm lưu niệm như: Tập
trung xây dựng thương hiệu du lịch, chú trọng đâu tư phát triển làng nghề để trở thành
nguồn cung cấp sản phẩm lưu niệm phục vụ cho du lịch. Để hạn chế sự không chính
thống của các sản phẩm lưu niệm. Bên cạnh đó cũng cần phải nghiên cứu đổi mới mẫu
mã và chất lượng sản phẩm của vùng làm cho sản phẩm có được nét riêng của mình.
Đồng thời xây dựng các mối liên kết giữa các công ty du lịch với làng nghề thủ công
để giói thiệu sản phẩm của mình cũng như gây được dấu ấn cho khách khi tham gia
tour du lịch.Ngoài ra cũng cần phải xây dựng hệ thống siêu thị và cửa hàng để bày bán
và giới thiệu sản phẩm với mức giá phù hợp tránh được sự cạnh tranh, ép giá như
trước.
Ưu điểm của đề tài:
Nêu được khái quát về tình hình, hạn chế của du lịch Hải Phòng nói chung và việc
kinh doanh sản phẩm lưu niệm riêng. Từ đó đưa ra các giải pháp rất thiết thực và khả

thi cho việc phát triển kinh doanh các sản phẩm lưu niệm một cách hiệu quả.
7
Nhược điểm;
Mặc dù tác giả đã ra nhưng hạn chế của hàng lưu niệm và du lịch tại Hải Phòng,
nhưng chưa đề cập đền những tác động đối với khách du lịch. Cụ thể là sự phân tích
đánh giá cụ thể sự liên kết giữa hàng lưu niệm và tác động đối với du khách.
Tác giả Hoàng Thanh Uyên Nhã, đề tài “Thu hút du khách quốc tế đến tỉnh
Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa”. Thực hiện năm 2012.
Đề tài đánh giá sơ lược thực trạng phát triển phát triển du lịch văn hóa ở Thừa
Thiên Huể trong thời gian qua và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cho việc thu hút
du khách quốc tế thông qua hình thức du lịch văn hóa tại Thừa Thiên Huế trong giai
đoạn 2013-2020. Nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện các mặt hạn
chế của du lịch văn hóa tại Thừa Thiên Huế, trong đó bao gồm giái pháp về phát triển
sản phẩm du lịch văn hóa, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công tác bảo tồn và công tác
xúc tiến, quảng bá du lịch. Bên cạnh đó tác giả cũng nhấn mạnh đến phần quan trọng
trong việc phát triển ngành du lịch đó chính là phát triển các sản phẩm lưu niệm. Theo
tác giả hàng lưu niệm ở Thừa Thiên Huế là những sản phẩm có xuất xứ từ các làng
nghề truyền thống nổi tiếng của địa phương. Trong lịch sử các làng nghề truyền thống
này đã tạo ra các sản phẩm tinh xảo để phục vụ cho kinh đô Huế vào thể kỉ 19 và thời
kì trước đó. Chính vì vậy mà các sản phẩm lưu niệm ở đây thừa hưởng nét văn hóa và
từ xưa và dần được khôi phục để phục vụ du lịch như: tranh thêu, mộc mỹ nghệ, làm
nón, tranh sơn mài. Bên cạnh đó sự hồi sinh của các làng nghề cũng góp phần tạo ra
những sản phẩm lưu niệm mang đậm chất Huế như: nón Phú Cam, gồm Phước Tích,
thuê Thuận Lộc, hoa giấy Thanh Tiên, tranh Làng Sình, đúc đồng Phường Cúc, đan lát
Phò Trạch. Tuy nhiên vẩn còn tồn tại nhiều thứ bất cập như: những mặt hàng lưu niệm
còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lich. Bên cạnh đó dố lượng nhiều,
mẫu mã nghèo nàn, không có nhiều cái mới mang nét đặc trưng của Huế. Ngoài ra
thiếu sự liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp và cá nhân làm du lịch. Tác giả đã lý
giải điều này như sau: Huế có lợi thế có trường Đại Học Mỹ Thuật, có khoa Mỹ Thuật
Công Nghiệp, nhưng lãnh đạo tỉnh và trường còn thiếu liên kết nên khoa Mỹ Thuật

Công Nghiệp vẫn chưa tạo ra nhiều mẫu mã mới cho các nơi sản xuất hàng lưu niệm,
8
và các nơi đó vẫn chưa chịu đầu tư để mua mẫu mã mới nhằm cải thiện sản phẩm của
mình. Bên cạnh đó nhiều làng nghề chưa được khai thác hết tiềm năng do các tour du
lịch không đưa ra những làng nghề vào hành trình khách tham quan nên việc phát triển
các sản phẩm lưu niệm chưa đạt được nhiều hiệu quả.
Trần Thị Mai An với bài viết “Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch tại thành
phố Đà Nẵng: Những thực tiễn khả quan.” Nêu ra được khái quát chung về vấn đề
phát triển quả lưu niệm cũng như quà tặng du lịch cho khách tham quan trên địa bàn
thành phố đà nẵng. Trên thực tế, sản phẩm du lịch tại Đà Nẵng ở dạng lưu niệm và làm
quà du lịch không có ranh giới rõ ràng. Sự phân loại giữa hai khái niệm này chỉ mang
tính chất tương đối. Thị trường sản phẩm lưu niệm và quà du lịch tại thành phố Đà
Nẵng phổ biến các loại sản phẩm hàng hóa như sản phẩm lưu niệm du lịch thuộc
nhóm thủy tinh, pha lê, sản phẩm thuộc nhóm may mặc, giày da, nhóm vải lụa và thổ
cẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ, nhóm tranh ảnh, nhóm đá quý, ngọc trai, kim hoàn và
các loại quà tặng du lịch thực phẩm gồm quà tặng nhóm bánh mứt, nhóm trái cây,
nhóm thịt, hải sản, nhóm thức uống. Cũng giống như đặc trưng chung của hầu hết các
sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch ở Việt Nam, sản phẩm hàng hóa du lịch ở Đà
Nẵng nói trên khá phong phú về chủng loại, màu sắc, kích cỡ và nguồn gốc sản xuất.
Sự giao lưu, liên kết du lịch văn hóa giữa các vùng miền trong nước, trong bối cảnh
hòa nhập của toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho sự thông thương các loại sản phẩm
hàng hóa lưu niệm. Không gian văn hóa vùng thể hiện qua các sản phẩm du lịch được
mở rộng hơn, đa dạng hơn. Nhưng nhìn chung thì yếu tố văn hóa địa phương trên các
mặt hàng sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch luôn là các loại hàng hóa thu hút được
sự quan tâm, tìm kiếm của du khách hơn cả. Đề tài tuy không đề cập đến các yếu tố bất
lợi khác tác động đến việc kinh doanh các sản phẩm lưu niệm mang màu sắc địa
phương như sự xuất hiện của các mặt hàng ngoại lai, vấn đề nguyên vật liệu và chưa
cung cấp thông tin đầy đủ về yếu tố giá thành nhưng cũng đã nhìn nhận được việc mức
độ khai thác các loại sản phẩm còn hạn chế. Dù vậy, đề tài cũng cho thấy một viễn
cảnh khả quan khi các loại hàng hóa này bước đầu đã tạo ra công ăn việc làm cho

nhiều người dân địa phương và đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của
9
ngành du lịch thành phố, cùng với đó là nêu bật được các giá trị văn hóa, tinh thần của
vùng đất Đà Nẵng.
Cũng với nội dung là phát triển loại hình kinh doanh quà lưu niệm ở Đà Nẵng,
Tiến sĩ Trần Thị Mai An có thêm đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà
Nẵng từ tài nguyên văn hóa” thực hiện năm 2014 môt lần nữa khái quát cái nhìn cụ
thể hơn các hoạt động du lịch Đà Nẵng trong những năm 2007-2014 một cách hệ thống
và đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của thành phố với trọng tâm là tài
nguyên văn hóa Đà Nẵng như dân cư- dân tộc địa phương vốn có bản tính chất phác,
ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện và cầu tiến. Tài nguyên di tích lịch sử-văn hóa,
các công trình kiến trúc tiêu biểu như Trung tâm văn hóa Đà Nẵng; Tượng Phật Bà ở
chùa Linh Ứng Cung Thể Thao Tiên Sơn; Cầu sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý.
Các lễ hội, nghệ thuật biểu diễn như như lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội
Đình làng Túy Loan, An Hải,. Và một trong các tài nguyên đáng quan tâm nhất mà đề
tài nhắc tới đó làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng dệt chiếu Cẩm Nê, làng khô mè Cẩm
Lệ, làng nước mắm Nam Ô mà nổi bật nhất là làng đá mỹ nghệ Non Nước với những
thành công nổi trội : “…là làng nghề duy nhất không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà đã
được khai thác trong hoạt động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, duy
trì sự tồn tại và phát triển của làng nghề Đà Nẵng, đồng thời tạo được dấu ấn sản
phẩm du lịch đặc trưng cho thành phố.” Đề tài cũng đưa ra nhận xét, đánh tình hình du
lịch và khả năng thu hút khách của các sản phẩm du lịch văn hóa tại thành phố Đà
Nẵng với những ưu và nhược điểm trong từng dòng sản phẩm. Trong đó những vấn đề
của sản phẩm lưu niệm ở đây cũng được nêu ra. “Các sản phẩm lưu niệm và quà du
lịch vẫn ở mức độ bình thường của mẫu mã và chất lượng, chưa có nhiều sản phẩm
mang tính đột phá, biểu trưng cao cho du lịch Đà thành…” . Dựa trên các cơ sở đó, đề
tài đã đưa ra các phương hướng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch địa phương
với các định hướng và giải pháp cụ thể trong cái nhìn dài hạn đến năm 2020.
10
2.3 Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh sản phẩm lưu niệm

Tác giả Vũ Thị Thu Trang, đề tài “Giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu
du lịch Tràng An”.
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn điều tra, thu thập thông tin và xử lí dữ
liệu kết hợp với phương pháp liên ngành.
Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tình hình khai thác du lịch của khu
du lịch Tràng An và đưa ra một số ý kiến đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thu
hút khách đến Tràng An trong thời gian tới. Đề tài nhấn mạnh ngành du lịch là một
phương thức giúp các nhà đầu tư có thêm cơ hội để có thêm nguồn lợi nhuận từ chính
họat động của du lịch đáp ứng các nhu cầu của du khách. Du lịch đã đáp ứng được nhu
cầu ngày càng cao của con người, từ thăm quan đến: Học tập - nghiên cứu, thờ cúng -
tín ngưỡng, tìm kiếm thị trường, hội họp. Tác giả đã đề cập: Với kinh doanh du lịch,
khách du lịch là yếu tố sống còn, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu du lịch,
chính việc sử dụng các hàng hoá - dịch vụ, các chương trình du lịch như tham quan, ăn
uống, nghỉ ngơi, quà lưu niệm cũng góp phần cho nguồn thu lớn nộp vào ngân sách
Nhà nước.Vấn đề được đặt ra là các doanh nghiệp du lịch cũng như các cơ quan ban
ngành du lịch cần phải quan tâm tới việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng các loại hàng
hoá, sản phẩm du lịch dịch vụ, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách.
Vì du lịch khác các ngành kinh tế khác bởi nó mang nét đặc trưng riêng - hoạt động du
lịch chỉ diễn ra ở những vùng đất có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, đặc sắc, khác lạ
với vùng khác, có những di tích mang sắc thái và dấu ấn riêng.
Từ kết quả của nghiên cứu, tác giả đã tìm ra các yếu tố tác động đến việc kinh
doanh các loại loại hàng hóa. Các yếu tố khách quan gồm bốn yếu tố: yếu tố văn hóa,
yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lí. Những yếu tố này có tác động mạnh đến
sự sáng tạo của các nhà hoạt động thị trường. Cụ thể:
11
Yếu tố văn hóa: Các nhánh văn hóa (nhóm tôn giáo, phong tục, tập quán, các
nhóm chủng tộc, vùng địa lý…) và tầng lớp xã hội (học vấn, nghề nghiệp, chính trị…).
Yếu tố mang tính xã hội: Ảnh hưởng từ người xung quanh đến việc lựa chọn
mặt hàng. Gia đình của khách du lịch - người mua được coi là yếu tố ảnh hưởng mạnh.
Do sự biến động của nhu cầu về sản phẩm du lịch luôn gắn với sự hình thành và biến

động của các gia đình, những quyết định mua sản phẩm (vợ, chồng hoặc con cái …).
Yếu tố cá nhân: Sự khác biệt về nhu cầu, cá tính của bản thân, thu nhập, nghề
nghiệp, tài trợ, nợ nần chi tiêu gắn với tuổi tác vàkinh nghiệm.
Yếu tố tâm lí: Động cơ (nhu cầu đã trở nên cần thiết đến mức độ buộc con
người hành động để thỏa mãn nó). Bản chất của động cơ là động lực thúc đẩy con
người hành động để thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn nào đó về vật chất hoặc về
tinh thần hoặc cả hai.
Yếu tố chủ quan gồm:
Chiến dịch marketing: Sử dụng chiến dịch marketing để nghiên cứu, dự đoán,
tuyển chọn, lựa trên nhu cầu của du khách sao cho đem lại được sản phẩm du lịch ra
thị trường sao cho phù hợp với mục đích, nhằm thu được nhiều lợi nhuận.
Phân đoạn thị trường: Còn tùy thuộc vào nhóm doanh nghiệp, nếu chỉ đáp
ứng được một phần nhỏ khách hàng, thì doanh nghiệp cần có những chiến lược tốt hơn.
Chính sách phân phối: việc đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm mà
họ có nhu cầu ở những thời điểm, ở chất lượng, ở vị trí, ở vị trí, ở chủng loại và mong
muốn. Ngoài ra chính sách phân phối còn đảm bảo về nguồn cung sản phẩm chính xác,
tiết kiệm hơn khi mua sản phẩm. Đối với những kênh trung gian phân phối, tuy chính
sách phân phối có hạn chế trong quyền kiểm soát sản phẩm nhưng đổi lại nó đem cho
họ sự yên tâm cho các chi phí cho quảng cáo. Chính sách phân phối có mối liên hệ chặt
chẽ với chính sách sản phẩm và chính sách giá.
Nâng cao chất lượng phục vụ: là một điểm quan trọng trong việc thay đổi
những cơ chế trong kinh doanh để thu hút khách du lịch và tăng doanh thu.
Ưu điểm của đề tài:
12
Khai thác được nhiều khía cạnh liên quan đến việc cải tạo chất lượng của các loại
hình du lịch áp dụng những lí thuyết trong kinh doanh phù hợp. Ngoài ra đề tài cũng
đưa ra định nghĩa đầy đủ về các khái niệm.
Nhược điểm của đề tài:
Chưa nói rõ được tại Tràng An hiện nay đang tồn tại những loại hình mua và bán
mặt hàng lưu niệm nào.

Ngoài ra trong chiến lược kinh doanh sản phẩm lưu niệm nói chung hiện nay
không chỉ tập trung ở những sản phẩm mang tính truyền thống của dân tộc mà còn có
thể tận dụng những sản phẩm đến từ những nền văn hóa khác. Với đề tài “Xây dựng
một cửa hàng bán đồ Origami” của nhóm nghiên cứu Phạm Thanh Diệp cho ta một
hướng phát triển hoàn toàn mới trên lĩnh vực này.
Nhóm nghiên cứu nhận định tuy các mặt hàng lưu niệm tại Tp.Hồ Chí Minh
tương đối phong phú và đa dạng nhưng khi thu nhập của người dân tăng lên thì nhu
cầu về hàng lưu niệm cũng đòi hỏi được nâng cao về chất lượng, mẫu mã, bên cạnh đó
có một số mặt hàng điện tử xuất xứ từ Trung Quốc không rõ chất lượng, không đảm
bảo cho sức khỏe đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, việc
phát triển sản phẩm lưu niệm theo loại hình nghệ thuật Origami ( xếp hình giấy của
Nhật Bản) trở nên có tiềm năng hơn cả. Với các nguyên liệu chủ đạo làm bằng giấy
nên đảm bảo được tính vệ sinh và an toàn, hơn nữa chi phí vật liệu rẻ và có thể thu về
lợi nhuận cao. Đồng thời thông qua các loại hình sản phẩm này mà người mua có thể
phần nào tiếp cận được với những nét văn hóa Nhật Bản mang tính giáo dục cao.
Đối với việc nghiên cứu xây dựng cửa hàng kinh doanh đồ lưu niêm theo chủ đề
Origami, nhóm nghiên cứu sau khi tiến hành khảo sát và phân tích đã quyết định tập
trung vào đối tượng khách hàng ở độ tuổi từ 25 trở xuống( chủ yếu là sinh viên và học
sinh) vì đây là những người trẻ tuổi, dễ bị cuốn hút bởi những thứ mới lạ và các sản
phẩm ở đây có chất lượng cao, giá cả phù hợp với túi tiền học sinh. Nơi kinh doanh
thích hợp nhất là các địa điểm gần kề trường học, các khu vui chơi tập trung nhiều giới
trẻ như công viên, rạp hát, rạp chiếu phim. Ngoài ra cũng có thể đặt cửa hàng ở gần các
di tích lịch sử, bảo tàng ( nơi có nhiều du khách nước ngoài) và ở những nơi tập trung
13
bán đồ lưu niệm khác. Về trang trí cửa hàng nhóm nghiên cứu cho rằng nên trang trí
theo phong cách Nhật Bản để phù hợp với nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm để tạo ấn
tượng cho khách hàng. Vấn đề vật liệu của sản phẩm cũng phải được chú trọng vì các
loại giấy thông thường ở Việt Nam có chất lượng kém so với loại giấy dùng cho các
sản phẩm Origami chính gốc từ Nhật Bản, vì vậy nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và liên
hệ được với một nhà cung cáp độc quyền các sản phẩm Origami trên thị trường Tp. Hồ

Chí Minh trong thời điểm đó. Tuy do tính chất độc quyền nên nhóm có phần bị phụ
thuộc, nhưng do là khách hàng đầu tiên của nhà cung cấp này mà nhóm nghiên cứu
đồng thời cũng nhận được một số ưu đãi có lợi.
Để có thể gần gũi, tạo cảm giác thân thiện với khách hàng, nhóm nghiên cứu cho
rằng nhân viên bán hàng nên có đồng phục theo chủ đề học sinh để khách hàng ở trong
lứa tuổi này có thể thấy thoải mái khi chọn mua sản phẩm hay khi có nhu cầu được tư
vấn.
Nhìn chung qua đề tài trên ta thấy nhóm nghiên cứu đã có một sự chuẩn bị kĩ
lưỡng khi mong muốn kinh doanh một loại hình sản phẩm lưu niệm mới mẻ và có
nguồn gốc nước ngoài, từ quá trình khảo sát lựa chọn đối tượng khách hàng đến nơi
kinh doanh, bày trí cửa hàng, nguyên liệu đầu vào và xây dựng trang phục, tác phong
của nhân viên đều được nghiên cứu có chiều sâu. Tuy nhiên do đối tượng bị bó hẹp ở
độ tuổi 25 trở xuống, việc chưa tìm hiểu kỹ mức độ thành công của các dự án tương tự
trước đây và không triển khai một mô hình nhỏ để thí điểm nên khi tiến hành kinh
doanh trên thực tế thì dự án vẫn có thể gặp những rủi ro nhất định.
\
2.4 Mối liên hệ giữa làng nghề truyền thống và phát triển sản phẩm lưu niệm
Tác giả Nguyễn Lê Thu Hiền, đề tài “Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở
tỉnh Thừa Thiên Huế”.
14
Thông qua đề tài nghiên cứu, tác giả đã làm rõ khái niệm liên quan đến vấn đề
phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch và sự cần thiết của nó đến sự phát
triển kinh tế nhằm cải thiện cuộc sống của người dân địa phương : “Làng nghề truyền
thống phục vụ du lịch là một "điểm đến" của du khách, nó là làng nghề truyền thống,
có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp, phát
triển thành những nghề đặc trưng, nổi trội để sản xuất kinh doanh, gắn liền với hoạt
động du lịch, đồng thời cung cấp sản phẩm du lịch của làng nghề truyền thống phục
vụ du lịch cho khách du lịch, góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động tại các
làng nghề từ hoạt động kinh doanh các sản phẩm du lịch đó.”
Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh của các làng nghề với các tổ chức kinh

doanh, sản xuất khác và khách hàng, đặc biệt là trong vấn đề cung cấp nguyên liệu sản
xuất và thời điểm kinh doanh trong các mùa lễ hội cũng được tác giả đề cập đến như
một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển làng nghề truyền thống. “Ngày
nay, với xu hướng con người ngày càng thích những hình thức du lịch hướng về giá trị
cội nguồn thi du lịch làng nghề đang được ưa chuộng hơn cả. Vì vậy, tại các làng nghề
truyền thống phục vụ du lịch sẽ co xu hướng phát triển cac hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình gắn liền với hoạt động du lịch của du khách. Quy mô sản xuất kinh
doanh của các làng nghể du lịch phục vụ du lịch sẽ được mở rộng hơn với nhiều hình
thức sản xuất, dịch vụ đa dạng và phong phú vao những "thời điểm vàng" của du lịch
địa phương như mua hè, mùa lễ hội. Ngược lại, quy mô sản xuất kinh doanh sẽ thu
hẹp, thậm chi sản xuất mang tính chất "cầm chừng" khi hết mùa du lịch, mùa lễ hội.”
Trong kế hoạch dài hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề du lịch phục vụ
du lịch gắn liền với hoạt động của du lịch trong nước và thế giới. Chính vì vậy, có sự
liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa làng nghề du lịch phục vụ du lịch với các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch và các tổ chức khác trong lĩnh vực du lịch nhằm khai thác hiệu quả
tài nguyên du lịch – làng nghề du lịch phục vụ du lịch. Xu hướng tăng, giảm của lượt
du khách đến làng nghể du lịch phục vụ du lịch ảnh hưởng đến việc chuẩn bị các yếu tố
đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ du lịch tại làng nghề truyền
thống phục vụ du lịch. Như vậy, ở làng nghề truyền thống phục vụ du lịch có cơ chế
15
phân bổ lợi ích giữa cac chủ thể kinh doanh sản xuất với các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch và các tổ chức khác để xây dựng "chữ tín" và giải quyết quan hệ lợi ich cho bên
tham gia.
Tuy hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống các làng nghề truyền thống hội tụ
nhiều yếu tố phù hợp để xây dựng thành các làng nghề truyền thống gắn liền với lĩnh
vực du lịch. Nhưng việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nói chung
vẫn mang tính tự phát, chưa chuyển đổi để gắn với phục vụ du lịch. Từ đó chưa đáp
ứng kịp thời nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách cũng như chưa đáp ứng nhu
cầu của thị trường về các loại hình sản phẩm du lịch. Thực tiễn này đã đặt ra cho tỉnh
Thừa Thiên một nhu cầu cấp thiết, mang tính khách quan, phù hợp với xu thế của thời

đại là phải khôi phục và phát triển hệ thống các làng nghề truyền thống gắn liền với
phục vụ du lịch một cách bền vững.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển làng nghề du lịch phục vụ du lịch ở một
số quốc gia và một số địa phương đã giúp rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển làng
nghề du lịch phục vụ du lịch cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở phân tích, đánh giá
làng nghề du lịch phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua cac số liệu báo cáo của
các cơ quan có thẩm quyền và thực tiễn điều tra bằng bảng hỏi, tác giả đề tài đưa ra
những đánh giá về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá
trình phát triển làng nghề du lịch phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề
xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển các làng nghề du lịch phục vụ du lịch
ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Ưu điểm của đề tài:
Đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn về lý luận và thực tiễn về làng nghề truyền thống
phục vụ du lịch. Những phương hướng và giải pháp mà tác giả đề xuất có thể gợi mở
16
cho các cơ quan quản lý tham khảo trong quá trình phát triển làng nghề truyền thống
phục vụ du lịch ở các địa phương.
Nhược điểm:
Do giới hạn về thời gian và kinh phí nên phạm vi khảo sát của luận án còn hạn
chế. Ngoài ra do tập trung nghiên cứu cac làng nghề truyền thống gắn liền với phục vụ
du lịch mà không tìm hiểu các làng nghề khác nên có thể bỏ lỡ những tiềm năng phát
triển làng nghề du lịch tương tự ở những nơi đó.
Tác giả Nguyễn Thị Hường, đề tài “Tiềm năng và đinh hướng phát triển du lịch
tại làng nghề lụa Vạn Phúc”, thực hiện năm 2012
Nội dung nghiên cứu: đề tài cho thấy được tiềm năng và thực trạng của làng nghề
Vạn phúc hiện nay. Từ đó nhận ra tầm quan trọng của hoạt động du lịch tham quan
làng nghề trong phát triển du lịch. Tìm ra nhưng giải pháp thúc đẩy sự phát triển của
loại hình này cũng như phát triển làng nghề.
Về thực trạng của làng nghề. Do có nguồn gốc từ lâu đời, với tay nghề cao cùng
với nguồn nguyên liệu có chất lượng được sản suất tại địa phương, nên các sản phẩm

lụa ở nơi đây có chất lượng tốt và rất nổi tiếng. Các sản phẩm luôn nhận thu hút được
sự quan tâm chú ý của du khách. Tuy nhiên cùng với những thuận lợi đó do ảnh hưởng
của quá trình công nghiệp hóa. Nhưng lợi thế để làng nghề phát triển dang ngày càng
mất đi. Dẫn đến nguy cơ mai một làng nghề, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế
của vùng.
Thực trạng làng nghề trong phát triển du lịch
Về việc sử dụng làng nghề để phát triển du lịch. Do chưa có những chính sách
quan tâm hợp lý nên lượng du khách đến tham quan, mua sắm còn hạn chế. Theo kết
quả nghiên cứu của đề tài, nguyên nhân là do chưa có sự kết hợp giữa làng nghề với
các công ty du lịch, hàng hóa thì chưa thống nhất về giá cả và đặc biệt chất lượng
không thống nhất. Ngoài ra vấn đề an ninh trật tự không được quan tâm, nên tồn tại
những hạn chế rất lớn.
17
Hạn chế trong phát triển làng nghề
Mặc dù có mặt đã khá lâu đời và có rất nhiều địa điểm du lịch văn hóa tuy nhiên ít
du khách biết đến do đội ngũ hướng dẫn viên chưa am hiểu về làng nghề. Phần lớn là
các hướng dẫn viên từ các đoàn du lịch nên không thể nào khai thác hết giá trị của làng
nghề.
Các sản phẩm chưa đáp ứng được các nhu cầu về mẫu mã và chất lượng để có thể
phục vụ du khách tốt nhất.
Từ đó đề tài đã rút ra một số hướng đi cần thực hiện nhầm phát triển làng nghề
trong giai đoạn hiện nay cần phải tập trung nghiên cứu, nắm bắt thông tin thị trường,
cải tiến mẫu mã và phương thức bán hàng cho phù hợp nhu cầu của khách hàng. Ngoài
ra cần phải đảm bảo giá cả và chất lượng ổn định để tạo sự tin tưởng giữa người mua
và người bán. Bên cạnh việt phát triển làng nghề, phát triển du lịch với sự tham gia của
làng nghề cũng rất quan trọng. Vì nó góp phần quảng bá thương hiệu của làng nghề
một cách rộng rải hơn. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp của rất nhiều bên. Từ
đó đề tài cũng đưa ra những giải pháp khắc phục như:
Sở du lịch cần thường xuyên mở các lớp tập huấn đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên
am hiểu về văn hóa làng nghề để có thể giới thiệu cho khách. Chính quyền cần có các

chính sách hổ trợ đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất của làng nghề để có thể phục vu
du khách hiệu quả nhất. UBND cần có các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự tại địa
phương. Đảm bảo chất lượng và giá cả hàng hóa đồng nhất để tạo sự an tâm cho du
khách. Và tạo thương hiệu cho làng nghề. Về phía các công ty lữ hành, nên phối hợp
mở các tuyến tham quan đến làng nghề để tạo sự thú vị cho chuyến đi cũng như tạo sự
hiểu biết cho khách về làng nghề hơn. Đội ngũ hướng dẫn viên cũng cần được trau dồi
để có hiểu biết cần thiết nhằm giúp cho du khách hiểu một cách sâu sắc về các giá trị
văn hóa của làng nghề.
Tác giả Trần Thị Thanh Thủy, đề tài “Giải pháp phát triển du lịch tại một số
làng nghề ở thành phố Hồ Chí Minh”. Thực hiện năm 2011.
18
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý thuyết của du lịch, sản phẩm du lịch, làng nghề, xác
định những yếu tố đặc trưng của làng nghề, điều kiện hình thành và phát triển làng
nghề và vai trò của làng nghề truyền thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và hoạt động du lịch nói riêng.
Từ kết quả thu được từ nghiên cứu cho thấy thực trạng về chính sách phát triển du
lịch tại các làng nghề truyền thống tại TP.Hồ Chí Minh chưa được chú trọng. Cụ thể
chưa có những dự án đầu tư và giải pháp phát triển du lịch tại các làng nghề truyền
thống. Hoặc có dự án đầu tư thì lại gặp khó khăn trong việc triển khai đưa các dự án
vào thực tế. Ngoài ra các hoạt động quảng bá để thu hút khách du lịch tại làng nghề
truyền thống chưa thực sự hiệu quả. Tác giả nhấn mạnh tiềm năng của các làng nghề
truyền thống không phải là nhỏ, tuy nhiên vẫn chưa có dự án nào dành cho việc quảng
bá du lịch làng nghề truyền thống tại TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó việc kết hợp giữa các điểm tham quan mặc dù đã được thiết lập,
nhưng chưa được xúc tiến và chưa nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các công ty lữ
hành nên việc xây dựng các tour, tuyến vẫn còn manh mún nhỏ lẻ. Dẫn đến thực trạng
nhiều du khách được hỏi và cả những người dân ở thành phố cũng nắm rõ về những
làng nghề truyền thống tại địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy 50 du khách được
hỏi chỉ có 13 du khách chiếm 26% biết về các làng nghề truyền thống ở TP. Hồ Chí
Minh. Ngoài ra các sản phẩm làng nghề hiện nay bị đánh giá là còn đơn điệu, chưa hấp

dẫn du khách. Lý giải điều này ngoài nguyên nhân chính là do sự thờ ơ của địa phương
còn những nguyên nhân khác cụ thể là sự cạnh tranh của các sản phẩm lưu niệm công
nghiệp với kiểu dáng, mẫu mã đa dạng và phong phú đang dần thay thế các sản phẩm
thủ công. Khiến cho các mặt hàng lưu niệm được chế tác bằng thủ công vốn ít thay đổi
về mẫu mã, chất liệu tiện dụng và giá cả hợp lý. Dẫn đến tình trạng khó phù hợp với thị
hiếu của khách du lịch, nên không thể cạnh tranh và tìm được chỗ đứng trên thị trường,
là nguyên nhân khiến cho các làng nghề ngày càng bị mai một. Ngoài ra còn những
nguyê nhân như người làm du lịch ở thành phố còn thiếu kiến thức, chưa chú trọng tìm
hiểu những nét độc đáo của làng nghề để giới thiệu đến du khách. Chính là nguyên
nhân đến du lịch tại các làng nghề không phát triển được mặc dù có tiềm năng to lớn.
19
Nhận xét chung:
Do bị giới hạn về đối tượng nghiên cứu cũng như khu vực khảo sát của các đề tài.
Các đề tài về nghiên cứu về việc phát triển các sản phẩm lưu niệm tuy không thiếu
nhưng chỉ tập trung khái quát về thực trạng các sản phẩm lưu niệm. Bên cạnh đó có sự
thiên lệch về phương thức sản xuất của các làng nghề truyền thống và phương thức
kinh doanh (chiến lược kinh doanh, tiếp thị…) lại được coi là nguyên nhân chính.
Trong khi đó các đề tài vẫn chưa chú trọng nghiên cứu sâu yếu tố từ góc độ người tiêu
dùng.
Đề tài “Người bán hàng lưu niệm và nhận thức về tính xác thực (Những tiểu
thương ở Hội An, Việt Nam)”. Tác giả Thu Thi Trinh, Chris Ryan, Jenny Cave.
Trong đề tài các tác giả đề cập tới ý nghĩa của sản phẩm lưu niệm không đơn thuần
chỉ là cách để nhấn mạnh sự khác biệt hoàn toàn mà nó còn thể hiện sự phổ biến của
hình tượng và thương hiệu của nơi bán món đồ lưu niệm đó. Chính vì vậy mà khách du
lịch luôn đi tìm những vật dụng mang tính khác biệt để phân biệt những vật dụng quen
thuộc của họ ở nhà.
"Giữa những sự khác nhau về hình dáng của những món hàng lưu niệm, những
món hàng được yêu thích chắc chắn là những món hàng mà nó đại diện cho sự ảnh
hưởng của nền văn hóa và di sản của địa điểm du lịch. Có rất nhiều lý do cho việc này.
Trong số đó là niềm mong ước có được những vật kỉ niệm trong chuyến đi chơi mà

không giống với những món hàng quen thuộc ở nhà và bằng cách đó, nó được phân
ranh giới như một cái “khác”. Sự khác biệt đó dựa vào thứ gì đó đặc biệt ở nơi du lịch,
và những địa điểm đến du lịch thường tìm kiếm để phân biệt bản thân họ với những
người khác bằng những vật dụng xuyên suốt truyền thống, mặt hàng thủ công, đồ dung
hoặc vũ khí cổ bắt nguồn từ quá khứ."
Bên cạnh đó bài viết đề cập tới nghiên cứu về các sản phẩm lưu niệm tại Hội An
hiện nay. Việc buôn bán các sản phẩm lưu niệm tại Hội An không đơn giản là việc
truyền tải các giá trị truyền thống mà còn thực hiện bản chất của việc kinh doanh là
phải thu được lợi nhuận về kinh tế. Do đó các mặt hàng lưu niệm không còn thuần túy
20
là sản phẩm của địa phương nữa. Cụ thể sản phẩm lưu niệm tại Hội An gồm có 2 loại
xuất xứ:
Loại mặt hàng thứ nhất: Xuất xứ tại địa phương nhưng được làm từ nguyên liệu
từ nơi khác (Ví dụ áo dài được người thợ lạm tại Hội An nhưng vật liệu là lụa được
cung cấp ở các cơ sở kinh doanh ở TPHCM hoặc các khu vực Châu Á).
Loại mặt hàng thứ hai là sản phẩm được làm tại nơi khác và làm bằng nguyên liệu
ngoại nhập sừng tê giác ở việt nam chỉ chế tác sừng trâu, hoặc các sản phẩm thành
phẩm tại TP. Hồ Chí Minh đượcc người kinh doanh mua về bán lại cho du khách vì giá
của nó rẻ, mặt hàng phong phú hơn có khả năng cạnh tranh với các cửa hàng lưu niệm
ở Hội An. Du khách mua các sản phẩm này vì họ tin rằng người bán hàng ở đây bán
hàng chính gốc của địa phương. “Mặc dù có nguồn gốc từ bên ngoài nhưng những sản
phẩm mà họ bán là hàng “chính gốc” bởi vì người mua cho rằng họ là những người
bán hàng mang khí chất của Hội An.”. Việc bán hàng không phải do địa phương tạo
ra, không mang giá trị truyền tải văn hóa là những nguyên nhân dẫn đến khách du lịch
ngày càng mua ít đồ lưu niệm vì họ cho rằng nó không còn giữ nguyên giá trị của mặt
hàng luu niệm. Điều này khiến cho khách du lịch ngày càng mua đồ dùng thiết thực
hơn là các sản phẩm lưu niệm
Đề tài “Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành
phố Huế” của tác giả Trương Đình Thái đưa ra số liệu đầy đủ về các nghề và làng
nghề thủ công trên địa bàn thành phố Huế năm 2006 với 33 làng nghề trên các lĩnh vực

thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm và các mặt hàng
phục vụ sản xuất đời sống. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất-kinh doanh hàng thủ công
mỹ nghệ và làng nghề trên địa bàn vẫn còn yếu, chưa tạo được những chuyển biến lớn
nhằm tăng tốc sự phát triển của ngành, giá trị sản xuất vẫn chưa cao so với các tỉnh,
thành phố khác. Số lượng cơ sở làm hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn chưa
nhiều, phần lớn các đơn vị chỉ duy trì sản xuất ở quy mô nhỏ, mẫu mã chưa phong phú,
chưa đáp ứng tốt thị hiếu khách tiêu dùng, năng suất thấp, giá trị lao động thủ công
trong một đơn vị sản phẩm còn quá lớn nên giá thành cao, bao bì thẩm mỹ kém, công
21
tác tuyên truyền, tiếp thị quảng cáo ít được chú trọng, trình độ quản lý của chủ cơ sở
còn hạn chế. Trong các ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề thủ công mỹ
nghệ là một trong những nhóm ngành có thế mạnh xuất khẩu. Huế là thành phố du lịch
nên có thể tận dụng ưu thế này để xuất khẩu tại chổ thông qua các của hàng bán hàng
lưu niệm, tổ chức các siêu thị hàng thủ công mỹ nghệ, tổ chức các làng nghề mang tính
biểu diễn vừa thu hút khách du lịch vừa có thể bán hàng trực tiếp. Thị trường tiêu thụ
có điều kiện thuận lợi như vậy nhưng sản phẩm hàng lưu niệm tại địa phương lại
không phong phú, một số mặt hàng sức cạnh tranh thua kém nhiều so với hàng nhập từ
Trung Quốc, Thái Lan. Riêng về thị trường xuất khẩu trực tiếp chúng ta vẫn chưa khai
thác được do sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, thua kém
trong cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm, giá thành, kinh nghiệm thương trường, chưa có
các thương nhân lớn hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất
khẩu.
Nhận xét: Đề tài cùng với những số liệu chi tiết cho ta một cái nhìn đầy đủ về tình
hình phát triển các làng nghề trên địa bàn thành phố Huế ( riêng với ngành nghề thủ
công mỹ nghệ bao gồm 7 ngành nghề riêng biệt với số lượng đơn vị là 330 làng nghề,
tốc độ phát triển bình quân 104,6% trong giai đoạn 2004-2006) tuy không đào sâu về
khía cạnh kỹ thuật của từng làng nghề nhưng cũng đã giúp củng cố thêm những nhận
định trước đó về vấn đề phát triển làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm lưu
niệm để góp phần phát triển du lịch tại địa phương và phục vụ xuất khẩu.
22

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Có được cái nhìn toàn cục về thực trạng kinh doanh sản phẩm lưu niệm ở Việt Nam
hiện nay. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc tiêu thụ các sản
phẩm lưu niệm nhằm đề ra giải pháp giúp định hướng cho việc phát triển các sản phẩm
lưu niệm một cách tốt nhất.
3.2 Mục tiêu cụ thể
1. Tìm hiểu thực trạng kinh doanh của các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam hiện
nay.
2. Tìm hiểu và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc lựa chọn
sản phẩm lưu niệm của người tiêu dùng
 Yếu tố chủ quan: Thị hiếu của du khách (yếu tố trình độ, yếu tố văn hóa, yếu tố
kinh tế, yếu tố xã hội).
 Yếu tố chủ quan: Sức hấp dẫn của sản phẩm (giá thành, chất lượng, nguồn gốc,
mẫu mã, giá trị truyền tải của sản phẩm, hình thức bán hàng, thái độ phục vụ,
tiếp thị và quảng cáo…)
3. Đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp định hướng phát triển sản phẩm lưu
niệm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn.
4. Câu hỏi nghiên cứu
1. Các yếu tố nào đang tác động tới sự lựa chọn của người tiêu dùng về sản phẩm
lưu niệm hiện nay?
2. Thực trạng kinh doanh các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam hiện nay như thế
nào?
3. Sản phẩm lưu niệm ở Việt Nam đang có những nhước điểm gì cần phải khắc
phục?
5. Giả thuyết nghiên cứu
1. Các sản phẩm lưu niệm hiện nay không thu hút được khách du lịch nước ngoài.
23
2. Các yếu tố chủ quan như xã hội, kinh tế, văn hóa, trình độ của người tiêu dùng là
những yếu tố chính tác động đến việc tiếp cận người tiêu dùng.

3. Các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam hiện nay chưa thực sự phù hợp với nhu
cầu của người tiêu dùng.
6.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu: Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam
dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay.
6.2 Khách thể nghiên cứu: Người tiêu dùng
6.3 Phạm vi nghiên cứu
 Địa điểm: Việt Nam
 Thời gian: hiện nay
7. Khung phân tích
24
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG BUÔN BÁN SẢN PHẨM LƯU
NIỆM Ở VIỆT NAM
25
YẾU TỐ KHÁCH QUAN
1. Giá thành sản phẩm
2. Nguồn gốc sản phẩm
3. Hình thức của sản phẩm
4. Giá trị của sản phẩm
(chất lượng, giá trị
truyền thống sản phẩm
truyền tải)
5. Thái độ người bán hàng
6. Chiến lược, tiếp thị và
quảng cáo trong kinh
doanh
YẾU TỐ CHỦ QUAN
Thị hiếu của khách du
lịch

1.Yếu tố văn hóa
2.Yếu tố kinh tế
3.Yếu tố xã hội
4.Trình độ của người
tiêu dùng
THỰC TRẠNG KINH DOANH SẢN
PHẨM LƯU NIỆM Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
KHÓ KHĂNTHUẬN LỢI
NGUYÊN
NHÂN
ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CÁC SẢN PHẨM LƯU NIỆM
TẠI VIỆT NAM

×