Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN THIẾT KẾ GIÁO ÁN MẪU THEO SÁCH MỚI NĂM 2015 DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG LỚP 2 Ở TIỂU HỌC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.17 KB, 53 trang )

/>TƯ LIỆU GIÁO DỤC HỌC.

CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC
TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN
THIẾT KẾ GIÁO ÁN
THEO SÁCH MỚI NĂM 2015
DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
LỚP 2 Ở TIỂU HỌC.

NĂM 2015
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Kỹ năng sống giúp học sinh nhận biết và có thái độ tích
cực đối với những tình huống căng thẳng, sẵn sàng chấp nhận
những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Đồng thời, sinh
viên cũng có cách để ứng phó tích cực trong nhiều tình huống
khác nhau, biết cách giải tỏa cảm xúc và làm chủ bản thân,
luôn trau dồi kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng tự nhận thức cảm xúc của bản thân. Chính vì tầm quan
trọng to lớn ấy của kỹ năng sống, chúng ta cần tìm ra những
biện pháp để rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân và cho học
sinh- thế hệ tương lai…
Để rèn luyện kỹ năng sống, trước tiên ta phải hiểu về tính
chất của chúng. Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa
mang tính xã hội. Hay nói một cách đơn giản hơn, kỹ năng
sống mang hai đặc trưng: đặc trưng nghề nghiệp và đặc trưng
vùng miền. Về đặc trưng nghề nghiệp, mỗi nghề nghiệp lại
cần có một kỹ năng sống khác nhau. Ví dụ: Nếu bạn là sinh
viên sư phạm, nghĩa là rất có thể bạn sẽ trở thành một cô giáo.
Vì thế kỹ năng của bạn là: kỹ năng ăn nói, kỹ năng đứng lớp,
kỹ năng thuyết phục, kỹ năng truyền cảm hứng,… Nếu bạn là
nhà báo trong tương lai. Kỹ năng của bạn là: kỹ năng bảo vệ


/> />sức khỏe, kỹ năng khai thác tư liệu, kỹ năng phát hiện đề tài,
… Về đặc trưng vùng miền, ở mỗi vùng miền lại cần có một
kỹ năng sống khác nhau để tồn tại và phát triển. Ví dụ, người
sống ở vùng núi cao cần có kỹ năng làm ruộng bậc thang, kỹ
năng dẫn nước từ suối về nhà,… người sống ở vùng biển cần
kỹ năng đi biển đánh cá, kỹ năng đối phó với mưa bão,…
Thực hành kĩ năng sống là biện pháp quyết định thành công
của quá trình học tập kĩ năng sống. Trong đó, vận dụng linh
hoạt và biến kỹ năng sống trên lý thuyết thành kĩ năng, khả
năng ứng xử linh hoạt, hiệu quả các tình huống xảy ra trong
cuộc sống là mục tiêu. Học phải đi đôi với hành, lĩnh vực nào
cũng vậy và học kỹ năng sống cũng không là ngoại lệ. Ví dụ:
một trong những kỹ năng sống cần kíp hiện nay là kỹ năng
giao tiếp, nếu bạn chỉ chăm chăm học thuộc lý thuyết rằng:
giao tiếp là phải kết hợp giữa nói và ánh mắt, giữa nói và ngôn
ngữ cơ thể, là thế này là thế khác,… Nhưng nếu bạn không
thường xuyên tiếp xúc với mọi người, không giao tiếp với
những kỹ năng đã được học thì tất cả sẽ chỉ là lý thuyết và
thiếu thực tế. “Mỗi chúng ta sinh ra là một viên kim cương lấp
lánh với vẻ đẹp khác nhau, điều quan trọng là bạn nhận diện
được điểm mạnh của mình, khai thác đúng và phát huy chúng
chắc chắn tạo nên sức mạnh tuyệt vời”. Việ dạy thực hành kí
/> />năng sống cho học sinh là cần thiết, cấp bách vì các em học
sinh tiểu học như tờ giấy trắng, con non nớt rất dễ sa ngã…
Người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong dạy thực hành
kĩ năng sống cho học sinh.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC
TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN

THIẾT KẾ GIÁO ÁN
THEO SÁCH MỚI NĂM 2015
DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
LỚP 2 Ở TIỂU HỌC.
Chân trọng cảm ơn!
/> />TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG
BÀI 1: GIỮ GÌN ĐÔI MẮT SÁNG (4)
BÀI 2: TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN (8)
BÀI 3: EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ (12)
BÀI 4: GIAO TIẾP TÍCH CỰC (16)
BÀI 5: NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA EM (20)
BÀI 6: TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP (24)
BÀI 7: GÓC HỌC TẬP CỦA EM (28)
BÀI 8: GIÚP ĐỠ BỐ MẸ VÀ NGƯỜI THÂN (32)
BÀI 9: EM LÀ NGƯỜI XUẤT SẮC (36)
BÀI 10: NÊU Ý KIẾN CÁ NHÂN (40)
BÀI 11: LÒNG TRUNG THỰC (44)
BÀI 12: THỰC HIẸN NỘI QUY TRƯỜNG LỚP (48)
BÀI 13: ĐỘNG VIÊN, CHĂM SÓC (52)
BÀI 14: LÒNG BIẾT ƠN (56)
/> />CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC
TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN
THIẾT KẾ GIÁO ÁN
THEO SÁCH MỚI NĂM 2015
DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
LỚP 2 Ở TIỂU HỌC.
Thực hành kĩ năng sống
BÀI 1: GIỮ GÌN ĐÔI MẮT SÁNG (4)
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu được tầm quan trọng của đôi mắt.

- Rèn luyện những thói quen giữ gìn đôi mắt sáng: Rửa mặt
sạch sẽ, ngủ đủ giấc, tập nhìn xa.
- Giáo dục cho HS thói quen giữ gìn đôi mắt sáng.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu nội dung mẩu chuyện: «Trò chơi nguy
hiểm».
- Gọi 2 HS đọc to truyện «Trò chơi nguy hiểm»
- Cả lớp đọc thầm ở SGK.
- Thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3
sau 10 phút các nhóm lần lượt trình bày:
/> />*Bài tập 1: Đánh dấu x vào ý em chọn.
- Qua câu chuyện trên, em rút ra điều gì? Đáp án đúng là: Ý 2
khi cát bụi bay vào mắt thì không nên dụi mắt.
- Những cách giữ gìn đôi mắt sáng và khỏe? Đáp án đúng là:
Ý 5, 7, 10.
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt ý đúng.
*Bài tập 2: Khi cát bụi bay vào mắt, trước hết em làm gì? (ý
kiến của học sinh, chẳng hạn: khi cát bụi bay vào mắt thì
không nên dụi mắt; Em chớp mắt để nước mắt trôi cát bụi ra
ngoài….) Nếu là An em sẽ làm gì giúp Tiến? (Em bảo Tiến
không được dụi mắt mà ngồi cúi xuống chớp mắt nhiều lần
cho nước mắt chảy ra cuốn theo cát bụi)
*Bài tập 3: Đôi mắt giúp em những việc gì? (Giúp em nhiều
việc như nhìn thấy người thân, mọi vật xung quanh, đọc sách,
viết bài, xem phim….)
*HĐ3: Thực hành.
- H/S làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 4 trang 5.
+ Học sinh thảo luận lựa chọn ý đúng về những cách bảo vệ

mắt nào dưới đây là đúng. (đánh dấu x vào ý em chọn)
+ G/V hướng dẫn các nhóm HS làm bài tập 4 trang 5.
/> />+ Sau khi HS làm xong, Giáo viên gọi học sinh lần lượt trình
bày, học sinh khác nhận xét.
+ GV tuyên dương học sinh có kết quả chính xác. (Ý đúng 1
và 4)
*HĐ 4: Đọc những điều cần ghi nhớ trang 6 và trang 7.
+ Giáo viên cho nhiều học sinh đọc nội dung SGK trang 6 và
trang 7.
1. Những thực phẩm cung cấp vitamin cho đôi mắt sáng khỏe.
2. Giữ gìn đôi mắt sáng.
+ Những điều nên tránh để giúp bảo vệ đôi mắt.
*HĐ 5: Em tự đánh giá.
+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện em
nhận thức được tầm quan trọng của đôi mắt, em nhận biết
được những thực phẩm có lợi cho đôi mắt và em thực hiện
những việc giúp bảo vệ đôi mắt ở mức nào.
+ Giáo viên tuyên dương em có 5 mặt được tô màu.
*HĐ 6: Giáo viên đánh giá và hướng dẫn học sinh cho cha mẹ
đánh giá em về em nhận thức được tầm quan trọng của đôi
mắt, em nhận biết được những thực phẩm có lợi cho đôi mắt
và em thực hiện những việc giúp bảo vệ đôi mắt ở mức nào.
*HĐ 7: Tổng kết, dặn dò:
+ 1 HS nhắc lại bài học cần ghi nhớ. GV nhận xét tiết học.
/> /> + Dặn dò: Thực hành luôn thực hiện những việc giúp bảo vệ
đôi mắt sáng.
Thực hành kĩ năng sống
BÀI 2: TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN (8)
I. MỤC TIÊU
- HS biết và tránh được một số hành động gây nguy hiểm đến

bản thân và những người xung quanh.
- Biết tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm có thể
gặp hằng ngày.
- Giáo dục cho HS thói quen tự bảo vệ bản thân trước những
mối nguy hiểm có thể gặp hằng ngày.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu nội dung mẩu chuyện: «Anh chàng hiếu
động».
/> />- Gọi 2 HS đọc to truyện «Anh chàng hiếu động».
- Cả lớp đọc thầm ở SGK.
- Thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập 1, sau 5 phút các nhóm
lần lượt trình bày:
*Bài tập 1: Đánh dấu x vào ý em chọn.
- Bạn Nam trong câu chuyện trên đã có những hành động nào
chưa đúng? (mải chơi không để ý nên đã va phải, làm vỡ
phích nước sôi và bị bỏng ở chân)
- Theo em, chúng ta không nên chơi đùa ở đâu? Vì sao?
(Nhiều ý đúng, chẳng hạn: Chúng ta không nên chơi đùa ở nơi
có điện, có lửa, nước sôi….)
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên đánh giá, chốt ý đúng.
*HĐ3: Thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập 2: Đánh dấu x
vào ý em chọn.
a. Cách sơ cứu đúng khi bị bỏng nhẹ do nước sôi, lửa, ống pô
xe máy….
+ Sau 5 phút đại diện các nhóm lần lượt trình bày:
+ Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên đánh giá, chốt ý đúng.(Ý đúng là: 1, 3 và 6)
b. Những người mà em có thể nhờ giúp đỡ khi gặp nguy hiểm:

+ Sau 2 phút đại diện các nhóm lần lượt trình bày:
/> />+ Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên đánh giá, chốt ý đúng.(Ý đúng là: 1, 4, 5, 7 và 10)
*HĐ 4: Thực hành.
- H/S làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 3 trang 9.
+ Học sinh viết ra những việc em có thể làm để bảo vệ bản
thân.
+ G/V hướng dẫn HS làm bài tập 3 trang 9.
+ Sau khi HS làm xong, Giáo viên gọi học sinh lần lượt chia
sẻ, học sinh khác nhận xét.
+ GV tuyên dương học sinh có kết quả chính xác.
*HĐ 4: Đọc những điều cần ghi nhớ trang 10 và trang 11.
+ Giáo viên cho nhiều học sinh đọc nội dung SGK trang 10 và
trang 11.
1. Những việc giúp em bảo vệ bản thân.
2. Những điều nên tránh để bảo vệ bản thân.
*HĐ 5: Em tự đánh giá.
+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện em
cẩn thận đối với vật nguy hiểm, em cẩn thận đối với người lạ,
người xấu ở mức nào.
+ Giáo viên tuyên dương em có 5 mặt được tô màu.
/> />*HĐ 6: Giáo viên đánh giá và hướng dẫn học sinh cho cha mẹ
đánh giá em về em cẩn thận đối với vật nguy hiểm, em cẩn
thận đối với người lạ, người xấu ở mức nào.
*HĐ 7: Tổng kết, dặn dò:
+ 1 HS nhắc lại bài học cần ghi nhớ. GV nhận xét tiết học.
+ Dặn dò: Thực hành luôn tự bảo vệ bản thân trước những
mối nguy hiểm có thể gặp hằng ngày.
Thực hành kĩ năng sống
BÀI 3: EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ (12)

I. MỤC TIÊU
- HS rèn luyện thói quen luôn lịch sự trong giao tiếp.
- Thực hành được những việc làm của người lịch sự.
- Giáo dục cho HS thói quen luôn lịch sự trong giao tiếp.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu bài: «Ứng xử nơi công cộng».
- Gọi 2 HS đọc to truyện «Ứng xử nơi công cộng».
- Cả lớp đọc thầm ở SGK.
/> />- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 hai câu hỏi bài tập 1,
sau 5 phút các nhóm trình bày:
+ Những biểu hiện nào của Hùng chưa lịch sự? (Hùng chen
lấn lên tàu, Cô chú cho nước Hùng không nói gì cầm lấy tu
một mạch rồi vứt chai xuống sàn)
+ Vì sao cô chú ngồi đối diện lại yêu quý và khen ngợi
Hoàng? (Cô chú cho nước Hoàng đưa hai tay nhận lấy và nói
lời cảm ơn
+ Em thể hiện phép lịch sự của mình với những người xung
quanh như thế nào? (Chẳng hạn: Chào hỏi lễ phép, xin lỗi khi
mắc khuyết điểm, ăn mặc gọn gàng….)
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung và thống nhất phương
án đúng.
*HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 2, bài tập 3 trang 13.
1- HS cả lớp hát bài: Chim Vành Khuyên.
- Chim Vành Khuyên thể hiện phép lịch sự như thế nào? (Gọi
dạ, bảo vâng, chào bác, chào cô, chào chị, gọn gàng, đẹp
xin….)
- GV theo dõi, giúp HS hoàn thành bài.
- H/S trình bày ý kiến của mình; H/S khác nhận xét.
+ G/V hướng dẫn học sinh chốt hình ảnh đúng là: (trong ngoặc

đơn)
/> />2- Thực hành đóng vai.
Thảo luận nhóm 5, phân vai và đóng tiểu phẩm theo bài hát:
Chim Vành Khuyên.
+ GV theo dõi, giúp HS hoàn thành bài.
+ H/S các nhóm đóng vai theo nội dung bài hát.
+ H/S trình bày ý kiến của mình; H/S khác nhận xét.
+ G/V tuyên dương nhóm học sinh đóng vai đúng, hợp lí.
*HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài tập 4 trang 14.
+ Học sinh viết ra những câu giao tiếp lịch sự mà em sẽ nói
khi em ở lớp, ở nhà, ở nơi công cộng.
+ H/S chia sẻ ý kiến của mình; H/S khác nhận xét.
+ G/V tuyên dương học sinh có những câu lịch sự nhất.
*HĐ 5: Đọc những điều cần ghi nhớ. Giáo viên cho nhiều học
sinh đọc nội dung SGK trang 14-15.
1- Những biểu hiện của người lịch sự.
2- Những biểu hiện không có của người lịch sự.
*HĐ7: Em tự đánh giá.
+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện em
thường xuyên nói lời lịch sự, ứng xử lịch sự với những người
xung quanh, em thể hiện là người lịch sự ở nơi công cộng ở
mức độ nào.
/> />+ Giáo viên tuyên dương em có 5 mặt được tô màu và tư vấn
cho những em có từ 1 đến 3 mặt được tô màu cách thể hiện là
người lịch sự ở nơi công cộng.
*HĐ8: Giáo viên đánh giá và hướng dẫn học sinh cho cha mẹ
đánh giá em thường xuyên nói lời lịch sự, ứng xử lịch sự với
những người xung quanh, em thể hiện là người lịch sự ở nơi
công cộng ở mức độ nào.
*HĐ9: Tổng kết, dặn dò:

+ 1 HS nhắc lại bài học. GV nhận xét tiết học .
+ Dặn dò: Luôn thể hiện là người lịch sự ở mọi nơi
/> />Thực hành kĩ năng sống
BÀI 4: GIAO TIẾP TÍCH CỰC (16)
I. MỤC TIÊU
- HS rèn luyện thói quen chủ động, mạnh dạn khi giao tiếp.
- Thực hành biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh và đối
tượng khi giao tiếp.
- Giáo dục cho HS thói quen chủ động, mạnh dạn khi giao
tiếp.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
/> />*HĐ2: Tìm hiểu bài: «Đôi bạn thân».
- Gọi 2 HS đọc to truyện «Đôi bạn thân».
- Cả lớp đọc thầm ở SGK.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 hai câu hỏi bài tập 1,
sau 5 phút các nhóm trình bày:
+ vì sao Hoa được các bạn yêu quý? (Hoa là người khiêm tốn
và thân thiện, động viên khích lệ bạn chưa tốt, chủ động chào
hỏi người lớn…)
+ Biểu hiện nào thể hiện sự giao tiếp tích cực? (Thân thiện,
động viên, khích lệ, chủ động chào hỏi người lớn, tự tin giao
tiếp …)
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung và thống nhất phương
án đúng.
*HĐ3:Thực hành. Hướng dẫn HS làm bài tập 2, bài tập 3
trang 17.
1- Bài tập 2: Em chủ động hỏi về sở thích, ước mơ của 3 bạn
trong lớp và ghi lại kết quả,
- GV theo dõi, giúp HS hoàn thành bài.

- H/S trình bày kết quả của mình; H/S khác nhận xét.
+ G/V hướng dẫn tuyên dương học sinh mạnh dạn, tự tin trong
giao tiếp.
/> />2- Bài tập 3: Đánh dấu x vào ý em chọn thể hiện Những biểu
hiện của giao tiếp tích cực.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi lựa chọn đáp án
đúng, sau 5 phút lần lượt các nhóm trình bày:
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung và thống nhất phương
án đúng.
+ G/V tuyên dương nhóm học sinh có đáp án đúng. (Kết quả
đúng là hình 1, 2, 3, 5.
*HĐ4: Thực hành ở nhà.
+ Học sinh học thuộc lòng và hát cho bố mẹ nghe bài hát: Lời
chào của em.
+ Giáo viên hát hoặc cho một học sinh hát mẫu.
*HĐ 5: Đọc những điều cần ghi nhớ. Giáo viên cho nhiều học
sinh đọc nội dung SGK trang 18-19.
1- Lời nói của người giao tiếp tích cực.
2- Những biểu hiện của người giao tiếp tích cực.
3. Người giao tiếp tích cực không có các biểu hiện sau
*HĐ7: Em tự đánh giá.
+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện em
chủ động mạnh dạn khi giao tiếp, em dùng lời nói phù hợp với
hoàn cảnh và đối tượng khi giao tiếp và em thân thiện với mọi
người ở mức độ nào.
/> />+ Giáo viên tuyên dương em có 5 mặt được tô màu và tư vấn
cho những em có từ 1 đến 3 mặt được tô màu cách thể hiện
chủ động, mạnh dạn khi giao tiếp.
*HĐ8: Giáo viên đánh giá và hướng dẫn học sinh cho cha mẹ
đánh giá em em chủ động mạnh dạn khi giao tiếp, em dùng lời

nói phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng khi giao tiếp và em
thân thiện với mọi người ở mức độ nào.
*HĐ9: Tổng kết, dặn dò:
+ 1 HS nhắc lại bài học. GV nhận xét tiết học .
+ Dặn dò: Luôn thể hiện là người chủ động mạnh dạn khi
giao tiếp.
/> />Thực hành kĩ năng sống
BÀI 5: NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA EM (20)
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu và xác định đúng nhiệm vụ học tập của mình.
- Tự giác và thực hiện tốt nhiệm vụ các nhiệm vụ học tập.
- Giáo dục rèn cho HS ý thức thực hiện tốt các nhiệm vụ học
tập.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
/> /> *HĐ2: Tìm hiểu nội dung mẩu chuyện: «Cô bạn nghèo học
giỏi».
- Gọi 2 HS đọc to truyện «Cô bạn nghèo học giỏi»
- Cả lớp đọc thầm ở SGK.
- Thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi bài tập 1, sau 7 phút các
nhóm lần lượt trình bày:
+ Em học tập bạn Hoa ở điểm nào? (Xây dựng kế hoạch học
tập với những nhiệm vụ cụ thể. Chú ý nghe giảng, ghi chép
đầy đủ, hăng say phát biểu xây dựng bài)
+ Em viết ra những nhiệm vụ học tập của mình? (Có nhiều
đáp án chẳng hạn: Tích cực nghe giảng, chăm chỉ làm bài, hỏi
khi không hiểu, ôn bài…)
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên chốt ý đúng.
*HĐ 3: Làm việc cá nhân: Hoàn thành bài tập 2, bài tập 3

trang 21.
*Bài tập 2. G/V hướng dẫn các nhóm HS làm bài tập 2 trang
21 bằng việc trả lời câu hỏi: Xác định đúng nhiệm vụ học tập,
giúp ích gì cho em? (Giúp em đạt kết quả học tập tốt)
+ Sau khi HS làm xong, Giáo viên gọi một số học sinh trình
bày, H/S khác nhận xét.
/> />+ GV tuyên dương học sinh làm bài tốt. (Kết quả trong ngoặc
đơn)
*Bài tập 3. G/V hướng dẫn các nhóm HS làm bài tập 3 trang
21 bằng việc trả lời câu hỏi: Kể ra những việc làm chứng tỏ
em tự giácthực hiện các nhiệm vụ học tập của mình? (Chuẩn
bị đầy đủ đồ dùng học tập, Chú ý nghe giảng, ôn lại bài học )
+ Sau khi HS làm xong, Giáo viên gọi một số học sinh trình
bày, H/S khác nhận xét.
+ GV tuyên dương học sinh làm bài tốt. (Kết quả trong ngoặc
đơn)
*HĐ 4: Thảo luận nhóm: Hoàn thành bài tập 4 trang 21.
+ Học sinh thảo luận lựa chọn hình ảnh đúng thể hiện các
nhiệm vụ học tập
+ G/V hướng dẫn các nhóm HS làm bài tập 4 trang 21.
+ Sau khi HS làm xong, Giáo viên gọi đại diện học sinh các
nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
+ GV tuyên dương nhóm có kết quả chính xác. (hình ảnh đúng
là: hình 1, 2, 3 và 5);
*HĐ 4: Đọc những điều cần ghi nhớ trang 22 và trang 23.
+ Giáo viên cho nhiều học sinh đọc nội dung SGK trang 22 và
trang 23.
1. Những việc làm giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.
/> />2. Những việc em không nên làm.
3. Những lợi ích khi xác định đúng nhiệm vụ học tập.

*HĐ7: Em tự đánh giá.
+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện: Em
xác định đúng nhiệm vụ học tập của mình, em ôn bài ở nhà và
em tập trung nghe giảng tham gia phát biểu ý kiến trên lớp ở
mức nào.
+ Giáo viên tuyên dương em có 5 mặt được tô màu và tư vấn
cho những em có từ 1 đến 3 mặt được tô màu cách thể hiện em
tập trung nghe giảng tham gia phát biểu ý kiến.
*HĐ8: Giáo viên đánh giá và hướng dẫn học sinh cho cha mẹ
đánh giá em về: Em xác định đúng nhiệm vụ học tập của
mình, em ôn bài ở nhà và em tập trung nghe giảng tham gia
phát biểu ý kiến trên lớp ở mức nào.
*HĐ9: Tổng kết, dặn dò:
+ 1 HS nhắc lại bài học cần ghi nhớ. GV nhận xét tiết học.
+ Dặn dò: Thực hành luôn ôn bài ở nhà và em tập trung nghe
giảng tham gia phát biểu ý kiến trên lớp.
/> />Thực hành kĩ năng sống
BÀI 6: TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP (24)
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu được tầm quan trọng của tự đánh giá kết quả học
tập.
/> />- H/S có nhu cầu và thói quen tự đánh giá kết quả học tập, từ
đó điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp.
- Giáo dục cho HS thói quen tự đánh giá kết quả học tập của
mình.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu nội dung mẩu chuyện: «Mẹ giúp Hùng tiến
bộ».
- Gọi 2 HS đọc to truyện «Mẹ giúp Hùng tiến bộ»

- Cả lớp đọc thầm ở SGK.
- Thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập 1 sau 8 phút các nhóm
lần lượt trình bày:
- Việc tự đánh giá kết quả học tập đã giúp Hùng điều gì?
(Hùng không còn chủ quan nữa và học tập tiến bộ hẳn lên).
+ Sau khi HS làm xong, Giáo viên gọi học sinh lần lượt trình
bày.
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt ý đúng. (Kết quả trong vòng đơn)
- Qua câu chuyện trên em rút ra được điều gì? (cần rèn thói
quen tự đánh giá kết quả học tập)
*HĐ3: Thực hành. Thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập 2,
bài tập 3 sau 8 phút các nhóm lần lượt trình bày:
/>

×