Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giải pháp huy động nguồn lực doanh nghiệp để phát triển giáo dục đại học trong nền giáo dục mở (áp dụng cho trường đại học hòa bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.49 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN GIÁO DỤC MỞ
(ÁP DỤNG CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỊA BÌNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đắc Hưng

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng được
gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng
các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức nền tảng cơ
bản, sâu rộng và đã giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đắc Hưng người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tâm động viên, giúp đỡ và chỉ
dẫn cho tôi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn: Hội đồng Quản trị, Ban giám hiệu, các Phòng,
Ban, Khoa Trường Đại học Hịa Bình đã tạo mọi điều kiện để tơi được tham
gia khóa học này.
Tơi cũng trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những
người ln sát cánh động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên


cứu và hồn thành luận văn.
Trong q trình hồn chỉnh luận văn, mặc dù đã rất cố gắng song do
trình độ, hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn khó tránh khỏi
những thiếu sót, tồn tại. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng

năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Huyền Trang

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Chữ viết tắt
BCHW
CD CĐ

DN
DN

ĐBCL
ĐH
GD
GDĐH
GD-ĐT
GDM
GS
HĐQT
HĐT
HSSV
HT
ICT
KĐCL
KHTC
KVLN
NCL
NQ
NXB
OECD
OU
PGS
TCBHH
TCCN
TPHCM
TS
TSKH
TTSP
UK
XHH


Viết đầy đủ
Ban chấp hành trung ương
Đĩa CD-ROM Cao đẳng
Cao đẳng
Dạy nghề
Doanh nghiệp
Đảm bảo chất lượng
Đại học
Giáo dục
Giáo dục đại học
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục mở
Giáo sư
Hội đồng quản trị
Hội đồng trường
Học sinh sinh viên
Hiệu trưởng
Công nghệ thông tin và truyền thông
Kiểm định chất lượng
Kế hoạch tài chính
Khơng vì lợi nhuận
Ngồi cơng lập
Nghị quyết
Nhà xuất bản
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Open university
Phó giáo sư
Tổ chức biết học hỏi
Trung cấp chuyên nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh

Tiến sỹ
Tiến sỹ khoa học
Tập thể sư phạm
United Kingdom
Xã hội hóa

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Hình 1.1. Sơ đồ mối liên hệ giữa XHHGD, huy động nguồn lực DN và GDM .. 15
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Hịa Bình ....................................... 33
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn đầu tư của Đại học Hịa Bình theo tính chất ngành nghề và
loại hình doanh nghiệp ............................................................................................ 36
Bảng 2.3. Kết quả huy động tài trợ cho Quỹ Khuyến học Đại học Hòa Bình từ khi
thành lập đến nay (triệu đồng) ................................................................................ 37
Bảng 2.4. Tần suất và tỷ lệ phần trăm các đối tượng được khảo sát ..................... 40
Hình 2.2. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của chính sách Nhà nước đến việc huy
động nguồn lực DN cho nhà trường ....................................................................... 41
Hình 2.3. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của niềm tin của xã hội đối với trường tư
đến việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường ................................................. 41
Hình 2.4. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của thể chế tài chính trong nhà trường
đến việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường ................................................. 42
Hình 2.5. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của sự đồng thuận giữa các nhà đầu tư
đến việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường ................................................. 42
Hình 2.6. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của sự đồng thuận trong nội bộ nhà
trường đến việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường ..................................... 43
Hình 2.7. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của nguồn tuyển sinh ổn định đến việc
huy động nguồn lực DN cho nhà trường ................................................................ 44

Bảng 2.5. Kết quả tính thứ bậc (Y) của các nguyên nhân được giả định cuả những
kết quả và hạn chế trong việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường Đại học
Hịa Bình .................................................................................................................. 45
Hình 2.8. Mục đích và động lực của doanh nghiệp đầu tư cho GD Việt Nam nói
chung và cho GD đại học Việt Nam nói riêng ....................................................... 46
Hình 3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của việc ban hành chính sách khuyến
khích và bắt buộc các DN tham gia hỗ trợ GD ĐH ............................................... 63
Hình 3.2. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của cơng tác tuyên truyền chủ trương
huy động nguồn lực DN phát triển GD ĐH. .......................................................... 64

iii


Hình 3.3. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của việc đa dạng hóa các hoạt động
liên kết giữa nhà trường và DN trong việc huy động nguồn lực cho GD ĐH .... 64
Hình 3.4. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của việc tái cơ cấu quản trị nhà trường
trong việc huy động nguồn lực DN cho GD ĐH ................................................... 65
Hình 3.5. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của việc xây dựng chiến lược phát
triển ĐH Hịa Bình trong việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường. ............. 67
Hình 3.6. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của việc xây dựng thương hiệu ĐH
Hịa Bình trong việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường.............................. 68
Hình 3.7. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các chính sách thu hút DN của
ĐH Hịa Bình trong việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường....................... 68
Bảng 3.1. Kết quả tính thứ bậc cấp thiết (Y) và tính khả thi của các giải pháp được
đề xuất trong việc huy động nguồn lực DN nói chung và cho nhà trường Đại học
Hịa Bình nói riêng .................................................................................................. 69
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
của các giải pháp...................................................................................................... 71

iv



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Sơ đồ mối liên hệ giữa XHHGD, huy động nguồn lực DN và GDM .. 15
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Hịa Bình ....................................... 33

v


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.2. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của chính sách Nhà nước đến việc huy
động nguồn lực DN cho nhà trường ....................................................................... 41
Hình 2.3. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của niềm tin của xã hội đối với trường tư
đến việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường ................................................. 41
Hình 2.4. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của thể chế tài chính trong nhà trường
đến việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường ................................................. 42
Hình 2.5. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của sự đồng thuận giữa các nhà đầu tư
đến việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường ................................................. 42
Hình 2.6. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của sự đồng thuận trong nội bộ nhà
trường đến việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường ..................................... 43
Hình 2.7. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của nguồn tuyển sinh ổn định đến việc
huy động nguồn lực DN cho nhà trường ................................................................ 44
Hình 2.8. Mục đích và động lực của doanh nghiệp đầu tư cho GD Việt Nam nói
chung và cho GD đại học Việt Nam nói riêng ....................................................... 46
Hình 3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của việc ban hành chính sách khuyến
khích và bắt buộc các DN tham gia hỗ trợ GD ĐH ............................................... 63
Hình 3.2. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của công tác tuyên truyền chủ trương
huy động nguồn lực DN phát triển GD ĐH. .......................................................... 64
Hình 3.3. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của việc đa dạng hóa các hoạt động

liên kết giữa nhà trường và DN trong việc huy động nguồn lực cho GD ĐH .... 64
Hình 3.4. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của việc tái cơ cấu quản trị nhà trường
trong việc huy động nguồn lực DN cho GD ĐH ................................................... 65
Hình 3.5. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của việc xây dựng chiến lược phát
triển ĐH Hịa Bình trong việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường. ............. 67
Hình 3.6. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của việc xây dựng thương hiệu ĐH
Hịa Bình trong việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường.............................. 68
Hình 3.7. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các chính sách thu hút DN của
ĐH Hịa Bình trong việc huy động nguồn lực DN cho nhà trường....................... 68

vi


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt trong luận văn............................................ ii
Danh mục các bảng .................................................................................................. iii
Danh mục các sơ đồ ...................................................................................................v
Danh mục các biểu đồ .............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................4
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................4
5. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................4
6. Giả thuyết khoa học................................................................................................5
7. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................5
8. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................5
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................................5
10. Cấu trúc của luận văn ...........................................................................................6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC DOANH
NGHIỆP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC
MỞ ..............................................................................................................................7
1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................7
1.2. Xã hội hóa (XHH) ...............................................................................................9
1.3. Xã hội hoá giáo dục.......................................................................................... 10
1.4. Nguồn lực doanh nghiệp .................................................................................. 10
1.5. Huy động các nguồn lực doanh nghiệp ........................................................... 11
1.5.1. Mục đích huy động các nguồn lực doanh nghiệp ........................................ 11
1.5.2. Các nguyên tắc chung khi triển khai huy động nguồn lực DN.................... 11
1.6. Giáo dục mở. .................................................................................................... 13
1.6.1. Khái niệm giáo dục mở (GDM).................................................................... 13
1.6.2. Hệ thống Giáo đục mở .................................................................................. 13
1.6.3. Những đặc điểm của nền GDM .................................................................... 14
1.6.4. Xã hội hóa GD và huy động nguồn lực DN trong nền GDM ..................... 15
1.7. Những yếu tố chủ yếu tác động đến việc huy động nguồn lực DN để phát
triển GD ĐH trong hệ thống GDM......................................................................... 16
1.7.1. Sự phát triển kinh tế xã hội ........................................................................... 16
vii


1.7.2. Quản lý nhà nước đối với GD ĐH................................................................ 16
1.7.3. Tác động của cơ chế thị trường..................................................................... 17
1.7.4. Tác động của hội nhập quốc tế ..................................................................... 18
1.8. Quản lý việc huy động nguồn lực DN ............................................................. 19
1.8.1. Quản lý là gì .................................................................................................. 19
1.8.2. Nội dung quản lý việc huy động nguồn lực DN .......................................... 19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC DOANH
NGHIỆP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC .................................................. 24
2.1. Thực trạng huy động nguồn lực DN cho GD ĐH .......................................... 24

2.1.1. Huy động tài lực và vật lực ........................................................................... 25
2.1.2. Huy động nhân lực ........................................................................................ 28
2.1.3. Huy động trí lực............................................................................................. 28
2.1.4. Nguyên nhân của những kết quả và yếu kém trong việc huy động nguồn lực
từ các doanh nghiệp là: ............................................................................................ 29
2.2. Thực trạng huy động nguồn lực DN cho GD ĐH tại Đại học Hịa Bình ....... 30
2.2.1. Khái qt về trường Đại học Hịa Bình ........................................................ 30
2.2.2. Kết quả và hạn chế trong việc huy động nguồn lực DN tại ĐH Hịa Bình ... 35
2.2.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế ................................................ 38
2.2.4. Kết quả điều tra xã hội học khảo sát nguyên nhân của những kết quả và hạn
chế trong việc huy động nguồn lực DN ở ĐHHB.................................................. 39
2.2.5. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 47
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG HỆ THỐNG
GIÁO DỤC MỞ ...................................................................................................... 50
3.1. Yêu cầu về quản lý việc huy động nguồn lực DN phát triển GD ĐH trong hệ
thống giáo dục mở ................................................................................................... 50
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học ................................................................................. 50
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................................. 50
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................................. 50
3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa và khả thi ................................................................... 51
3.2. Giải pháp quản lý huy động nguồn lực cho GD ĐH nói chung ..................... 51
3.2.1. Ban hành chính sách khuyến khích và bắt buộc các DN tham gia hỗ trợ GD
ĐH ............................................................................................................................ 51
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền ............................................................... 52
3.2.3. Đa dạng hóa các hoạt động liên kết nhà trường - doanh nghiệp ................. 52
3.2.4. Đổi mới cách quản trị nhà trường ................................................................. 55
viii



3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ....................................................... 56
3.3. Nhóm giải pháp huy động nguồn lực DN đối với Trường Đại học Hịa Bình ... 56
3.3.1. Xây dựng Chiến lược phát triển nhà trường................................................. 57
3.3.2. Xây dựng và quảng bá thương hiệu nhà trường.......................................... 59
3.3.3. Triển khai một số giải pháp nhằm thu hút các DN cùng tham gia phát triển
Nhà tường ................................................................................................................ 61
3.4. Kết quả điều tra xã hội học khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của những
giải pháp quản lý huy động nguồn lực DN cho GD ĐH nói chung và cho ĐH Hịa
Bình nói riêng .......................................................................................................... 63
3.4.1. Ban hành chính sách khuyến khích và bắt buộc các DN tham gia hỗ trợ GD
ĐH ............................................................................................................................ 63
3.4.2. Tăng cường công tác tuyên truyền ............................................................... 64
3.4.3. Đa dạng hóa các hoạt động liên kết nhà trường - doanh nghiệp ................. 64
3.4.4. Tái cơ cấu quản trị nhà trường ...................................................................... 65
3.4.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. ...................................................... 66
3.4.5. Xây dựng Chiến lược phát triển Đại học Hịa Bình ..................................... 66
3.4.7. Xây dựng và quảng bá thương hiệu Đại học Hịa Bình ............................... 67
3.4.8. Xây dựng chính sách thu hút các DN cùng tham gia phát triển Đại học Hịa
Bình .......................................................................................................................... 68
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ............................................................ 79
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 80

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, xu thế tồn cầu hóa và những biến đổi nhanh chóng trên thế
giới đang diễn ra ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và
cơng nghệ, buộc các quốc gia phải cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn
tại, liên kết, hợp tác với nhau để cùng phát triển. Trong bối cảnh đó, yêu cầu
đổi mới và phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) cả về quy mô và
chất lượng phù hợp với sự phát triển là đòi hỏi tất yếu và cấp bách đối với mỗi
quốc gia.
Muốn đổi mới và phát triển giáo dục và đào tạo thì yếu tố nguồn lực
đóng vai trị hết sức quan trọng. Sự phát triển giáo dục và nhu cầu học tập của
người dân ngày càng tăng đã khiến cho không một quốc gia nào trên thế giới
đủ giàu để có thể bao cấp toàn bộ cho nền giáo dục quốc dân, đặc biệt là giáo
dục đại học [15]. Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi
mới Đảng và Nhà nước ta đã hết sức chú trọng đến việc huy động nguồn lực
xã hội, trong đó có nguồn lực từ các Doanh nghiệp để phát triển giáo dục
thông qua chủ trương xã hội hóa giáo dục. Đây là một chủ trương lớn đã được
triển khai rất có hiệu quả trong những thập niên qua. Nhìn chung, việc huy
động nguồn lực xã hội cho giáo dục vẫn nặng về phương diện tài chính, vật
lực mà coi nhẹ hoặc chưa chú ý đến huy động trí lực và nhân lực. Nghị quyết
kỳ họp thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tiếp tục khẳng định
“Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất
lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Tăng tỷ lệ trường ngồi
cơng lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Hướng tới có loại
hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư... Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng
năng lực, kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có cơ chế để tổ chức,
cá nhân người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện
chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học”.[1] Nghị quyết 29
NQ/TW, ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương
1



khóa XI (sau đây gọi là NQ29) đã tạo cơ hội cho việc huy động nguồn lực xã
hội để phát triển và đổi mới giáo dục và đào tạo đồng thời cũng đòi hỏi một
sự thay đổi về tư duy và phương thức quản lý giáo dục, sự đổi mới về thể chế
và tái cơ cấu hệ thống sao cho việc huy động được thực hiện đúng hướng,
toàn diện và hiệu quả.
NQ29 cũng đã nêu ra một quan điểm chỉ đạo quan trọng là “ Đổi mới
hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình
độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo.”
Những năm gần đây, ở nuớc ta đã xuất hiện một số cơng trình khoa học
nghiên cứu việc thực hiện chủ trương của Đảng trong một số lĩnh vực (giáo
dục-đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thể dục thể thao, dân số – kế hoạch
hố gia đình, chuyển giao khoa học về nông thôn ...) bằng con đường xã hội
hố. Trong các cơng trình đó cần nêu lên các đề tài nghiên cứu khoa học của
các nhà khoa học cơng tác tại Cơng đồn Giáo dục Việt Nam, Viện Khoa học
Giáo dục, Ban Khoa giáo Trung ương [2].., các tài liệu của Ban Khoa giáo
Trung ương chuẩn bị cho việc tổng kết chuyên đề “xã hội hoá về giáo dục, y
tế, văn hoá năm 2000 [13]. Đây là những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về
vấn đề xã hội hố nói chung, trong đó có xã hội hố giáo dục (XHHGD).
Trong đó đã đề cập đến tình hình triển khai thực hiện chủ trương xã hội hoá,
nhận thức về bản chất và nội dung xã hội hố, các mơ hình xã hội hố, những
kết quả cụ thể của hoạt động xã hội hoá trong các lĩnh vực, các nguyên nhân,
bài học kinh nghiệm và các kiến nghị. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống
và đầy đủ nhất về XHHGD và huy động nguồn lực xã hội phát triển GD ở
Việt Nam đã được triển khai từ những năm đầu thế kỷ 21 với đề tài độc lập
cấp nhà nước “Cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp xã hội hóa GD giai
đoạn 2001-2010” do PGS.TS. Trần Quốc Toản chủ trì đã lý giải khá sâu sắc
về vấn đề XHHGD, nhưng chưa đề cập đến vấn đề giáo dục mở, nên có nhiều
điêm chưa phù hợp với tình hình hiện nay.

2



Đặc điểm chung của những nghiên cứu nêu trên là chú trọng tới các
luận điểm và kiến nghị giải pháp ở tầm vĩ mô và đã được các nhà hoạch định
chính sách sử dụng trong việc soạn thảo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18
tháng 04 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh XHH các hoạt động GD, y tế,
văn hóa và thể dục thể thao và Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách
khuyến khích đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, y tế, văn
hóa, thể thao, mơi trường.
Những nghiên cứu nêu trên cũng như chính sách hiện nay về huy động
nguồn lực xã hội để phát triển GD đang có những khoảng cách so với thực
tiễn [15]. Điều đó khiến cho tiến trình XHH hóa bị chậm lại và có những biểu
hiện đi lệch khỏi mục tiêu ban đầu mà cụ thể là nặng về huy động tài chính,
chưa quan tâm đúng mức đến huy động nhân lực và trí lực từ xã hội.
Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) lần đầu tiên
đề cập đến việc xây dựng nền giáo dục mở (GDM) và hoàn thiện hệ thống giáo
dục quốc dân theo hướng mở đã đặt ra một phương hướng nghiên cứu rộng lớn
về việc triển khai XHH, huy động nguồn lực XH trong nền GDM.
Trường Đại học Hịa Bình, nơi học viên đang làm việc, là một trường đại
học tư thục được thành lập theo chủ trương xã hội hóa giáo dục. Sau 5 năm
thành lập đã thu được những kết quả quan trọng nhưng cũng đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn thách thức chủ quan và khách quan. Trong nền giáo dục mở
hệ thống trường tư thục cũng sẽ được mở rộng. Muốn hệ thống các trường tư nói
chung và trường đại học Hịa Bình nói riêng tồn tại và phát triển theo mong
muốn của các nhà đầu tư và đáp ứng địi hỏi của xã hội thì việc nghiên cứu nhằm
xây dựng luận cứ khoa học và giải pháp đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội
thực hiện NQ29 là hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.
Với lý do đó tác giả quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp
huy động nguồn lực doanh nghiệp để phát triển giáo dục đại học Việt
Nam trong hệ thống giáo dục mở” với hy vọng đóng góp phần nhỏ vào

cơng việc đổi mới và phát triển giáo dục đại học theo tinh thần đổi mới căn và
bản toàn diện và ứng dụng cụ thể vào trường Đại học Hịa Bình.
3


2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực doanh nghiệp phát
triển giáo dục đại học ở Việt Nam, làm rõ một số nguyên nhân chủ yếu của
những hạn chế yếu kém cần khắc phục, đưa ra được các giải pháp quản lý để
đẩy mạnh việc huy động nguồn lực nhằm phát triển giáo dục đại học nói
chung và các trường đại học tư thục nói riêng trong nền giáo dục mở.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu như sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc huy động nguồn lực doanh
nghiệp phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong nền GDM.
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng của việc huy động nguồn lực doanh
nghiệp để phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay nói chung và Đại
học Hịa Bình nói riêng. Phân tích ngun nhân và rút ra bài học kinh nghiệm
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý để đẩy mạnh việc huy động từ các doanh
nghiệp để phát triển nhà trường và giáo dục đại học trong nền giáo dục mở .
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Giáo dục và cơ sở giáo dục đại học ở nước ta.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý việc huy động nguồn lực từ các
doanh nghiệp để phát triển giáo dục đại học.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Những phương thức nào có thể sử dụng để quản lý huy động nguồn
lực từ doanh nghiệp phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục đại
học nói riêng?
- Cơ chế chính sách nào đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của những

doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục đại học?
- Nền giáo dục mở là gì?
- Những điều kiện thuận lợi và khó khăn khi huy động nguồn lực từ
doanh nghiệp phát triển giáo dục đại học trong nền giáo dục mở?

4


6. Giả thuyết khoa học
- Quản lý tốt việc huy động nguồn lực doanh nghiệp sẽ phát triển được
giáo dục đại học, đặc biệt là đại học tư thục trong điều kiện kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế.
- Hệ thống giáo dục mở sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa
giáo dục nói chung và huy động nguồn lực doanh nghiệp nói riêng để phát
triển giáo dục đại học.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Quản lý việc huy động nguồn lực của các doanh nghiệp để phát triên
giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục mở.
- Khảo sát sự huy động nguồn lực của doanh nghiệp cho đại học Hịa Bình.
- Thời gian từ năm 2002 đến năm 2012.
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp các nhóm nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu các văn bản và
tài liệu.
- Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng
kết kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp kết hợp với tham vấn chuyên gia.
- Xử lý thơng tin: Định lượng, định tính, thống kê và phân tích thống kê.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
- Làm rõ nội hàm nền GDM và hệ thống GDM,

- Làm rõ nội hàm nguồn lực DN để phát triển giáo dục đại học ở Viêt Nam.
- Cung cấp cơ sở khoa học để kiến nghị giải pháp quản lý việc huy
động nguồn lực doanh nghiệp phát triển giáo dục đại học trong hệ thống giáo
dục mở.
9.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho ĐH Hịa Bình.

5


Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và
quản lý giáo dục áp dụng ở các cơ sở giáo dục đại học khác.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xã hội hóa giáo dục đại học trong hệ thống
giáo dục mở
Chương 2: Hiện trạng việc huy động nguồn lực doanh nghiệp phát triển
giáo dục đại học.
Chương 3: Giải pháp quản lý việc huy động nguồn lực doanh nghiệp
phát triển giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục mở.

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC MỞ

1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Những năm gần đây, ở nuớc ta đã xuất hiện một số cơng trình khoa học
nghiên cứu việc thực hiện chủ trương của Đảng trong một số lĩnh vực (giáo
dục-đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thể dục thể thao, dân số – kế hoạch
hố gia đình, chuyển giao khoa học về nơng thơn ...) bằng con đường xã hội
hố. Trong các cơng trình đó cần nêu lên các đề tài nghiên cứu khoa học của
các nhà khoa học công tác tại Cơng đồn Giáo dục Việt Nam, Viện Khoa học
Giáo dục, Ban Khoa giáo trung ương [7].., các tài liệu của Ban Khoa giáo
Trung ương chuẩn bị cho việc tổng kết chuyên đề “xã hội hoá về giáo dục, y
tế, văn hố năm 2000 [2], trong đó đã đề cập đến tình hình triển khai thực
hiện chủ trương xã hội hoá, nhận thức về bản chất và nội dung xã hội hố, các
mơ hình xã hội hố, những kết quả cụ thể của hoạt động xã hội hoá trong các
lĩnh vực, các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và các kiến nghị.
Trong các cơng trình nghiên cứu đó, XHHGD được xem như là một
nhân tố mới trong sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo [7], là một con đường
phát triển giáo dục.
Thực tiễn thực hiện XHHGD đã đặt ra nhiều vấn đề cả về cơ sở lý luận
và các giải pháp thực tiễn cần làm sáng tỏ, những bài học kinh nghiệm cần
được rút ra, phát hiện những vấn đề mới, nhân tố mới nhằm tiếp tục đẩy mạnh
sự nghiệp xã hội hoá giáo dục, đạt được những mục tiêu cơ bản đã được các
Nghị quyết Đại hội VI,VII,VIII và IX của Đảng đề ra.
Có thể điểm lại những cơng trình nghiên cứu chủ yếu về XHHGD đã có
ở nước ta đến nay như sau:
1. Cuốn sách “Những nhân tố mới về giáo dục trong sự nghiệp đổi
mới” do Ban Khoa giáo Trung ương chủ biên và phát hành vào năm 1996 đã
7


làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng về xã hội hố cơng tác giáo dục, được
coi là một trong những nhân tố mới trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào
tạo, nêu những kinh nghiệm, mơ hình cụ thể về thực hiện xã hội hố cơng tác

giáo dục.
2. Cuốn “Xã hội hố cơng tác giáo dục” do Ban Khoa giáo Trung
ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Viện Khoa
học Giáo dục phối hợp xuất bản năm 1997 là một sự tổng kết lý luận và kinh
nghiệm từ thực tiễn sinh động của các địa phương trong cả nước, đồng thời đã
trình bày khá đầy đủ các văn kiện của Đảng ta và một số văn bản pháp quy
của Nhà nước ta về xã hoá giáo dục; cơ sở lý luận và thực tiễn của xã hội hố
cơng tác giáo dục cho đến thời điểm đầu năm 1997.
3. Cuốn sách “Xã hội hố cơng tác giáo dục “Nhận thức và hành
động” được Viện Khoa học Giáo dục phát hành vào năm 1999 có tác dụng
như một cuốn sổ tay cần thiết và bổ ích cho các cán bộ quản lý các cơ quan
đảng, nhà nước, đoàn thể xã hội, các địa phương, các cơ sở giáo dục và toàn
thể cộng đồng về một số vấn đề cơ bản nhất trong nhận thức và hành động
nhằm thực hiện chủ trương XHHGD ở nước ta.
4. Báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu việc thực hiện các chủ trương của
Đảng về giáo dục bằng con đường xã hội hố” do PGS. TS. Lê Khanh chủ
trì thực hiện từ năm 1997 đến cuối năm 1999.
5. Đề tài cấp Bộ “ Đánh giá tác động của các chính sách xã hội hoá
giáo dục” (mã số B99-52-TĐ32 Bộ giáo dục- đào tạo- Viện nghiên cứu phát
triển giáo dục).
6. Tổng kết chung tình hình thực hiện xã hội hố trong các lĩnh vực
giáo dục, y tế, văn hoá đã được Ban Khoa giáo Trung ương chủ trì thực hiện,
với sự tham gia của các bộ, ban, ngành có liên quan ở Trung ương nhằm phục
vụ việc xây dựng các văn kiện của Đại hội IX và đã được trình bày trong Báo
cáo trình Bộ Chính trị vào tháng 5-2000.

8


7. Báo cáo của Chính phủ về về tình hình thực hiện xã hội hoá trong các

lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hố, thể dục thể thao trình bày tại Hội nghị tồn
quốc về cơng tác xã hội hố được tổ chức vào hai ngày 28 và 29/12/2002 tại
Hà Nội.
8. Đề tài độc lập cấp nhà nước “Cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp
xã hội hóa GD giai đoạn 2001-2010” do PGS.TS. Trần Quốc Toản chủ trì;
Nhìn chung, các cơng trình nêu trên đã trình bày tương đối rõ nét
những quan điểm, chủ trương cơ bản của Đảng và các giải pháp chính của
Nhà nước ta đã thực hiện về XHH sự nghiệp giáo dục đến đầu năm 2003. Đó
cũng là kết quả triển khai trong thực tiễn một số chủ trương mới thể hiện
trong Nghị định 90/CP và Nghị định 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ về XHH.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu chưa đề cập đến nền GDM và công tác
XHHGD trong nền GDM. Mặt khác các cơng trình nghiên cứu được thực hiện
đều hơn 10 năm trong một bối cảnh tình hình giáo dục và yêu cầu đối với sự
phát triển giáo dục khác rất nhiều so với bối cảnh hiện nay.
1.2. Xã hội hóa (XHH)
Xã hội hóa là một khái niệm thuần Việt được dùng như là một trong 4
phương châm phát triển giáo dục Việt Nam (hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội
hóa và hội nhập quốc tế) . Tuy vậy, nó khơng có một từ tương đương trong
Anh ngữ.
XHH (socialization) theo quan điểm xã hội học là quá trình tương tác,
lan toả các chuẩn mực, các giá trị, các khuôn mẫu, hành vi xã hội giữa các cá
thể và các nhóm xã hội.
Từ điển Wikipedia cho rằng XHH là quá trình trong đó người ta từ khi
cịn ấu thơ bắt đầu có được các kỹ năng cần thiết để trở thành một thành viên
năng động trong xã hội của họ, và là q trình học tập có ảnh hưởng nhất mà
một người có thể trải nghiệm.
Chính từ những định nghĩa này mà nhiều học giả lúng túng với từ XHH
một lĩnh vực xã hội nào đó. Theo các nhà xã hội học ta có thể hiểu XHH một
lĩnh vực nào đó, là q trình tương tác, chà xát, lan tỏa các chuẩn mực, các
9



giá trị, các khung mẫu, hành vi xã hội giữa các cá thể và các nhóm xã hội trên
lĩnh vực đó.
1.3. Xã hội hố giáo dục
Có nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa giáo dục (XHHGD).
Từ hai khái niệm XHH (theo quan điểm xã hội học), khái niệm giáo
dục (theo quan điểm giáo dục học) nêu ở trên ta có thể hiểu xã hội hóa trên
lĩnh vực giáo dục (XHHGD) là quá trình tương tác, lan tỏa các chuẩn mực,
các giá trị, các khung hình mẫu, các hành vi xã hội giữa các cá thể và các
nhóm cá thể trên lĩnh vực giáo dục. Định nghĩa này không được chuẩn xác, vì
khoa học giáo dục khẳng định “giáo dục là một hình thái ý thức xã hội và là
một hiện tượng xã hội, đặc thù, riêng của xã hội loài người. Giáo dục là một
hoạt động xã hội cơ bản và chuyên biệt. Giáo dục là một phương thức để đưa
con người hòa nhập vào xã hội”. Vậy cịn cần gì phải xã hội hóa giáo dục nữa.
Giáo sư Phạm Phụ đã đề nghị nên định nghĩa XHHGD là huy động
nguồn lực xã hội (societal mobilization) để phát triển giáo dục. Định nghĩa
này sát thực nhất với chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước. XHHGD
là làm cho mọi người hiểu về giáo dục, giáo dục đến với mọi nhà, mọi người,
làm cho mọi người được thụ hưởng thành quả của giáo dục, góp phần nâng
cao dân trí, tạo ra một phong trào, một xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu phát
triển của xã hội, của đất nước, đồng thời mọi người có trách nhiệm tham gia
giáo dục và làm cho giáo dục phát triển.
Với nội hàm XHHGD được nêu trên, học viên nhận thấy khái niệm về
XHHGD theo quan điểm của GS. Phạm Phụ là phù hợp và sẽ sử dụng để
nghiên cứu trong luận văn này.
1.4. Nguồn lực doanh nghiệp
Nguồn lực doanh nghiệp (DN) là một phần trong các nguồn lực xã hội.
Nguồn lực xã hội là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, hệ thống chính trị, nguồn nhân lực, vốn và

thị trường ở cả trong và nước ngồi có thể được khai thác nhằm phục vụ cho

10


việc phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nhất định. Con người có thể làm
thay đổi nguồn lực theo hướng có lợi.
Nguồn lực DN bao gồm các yếu tố: nguồn nhân lực, tài sản vật chất,
các nguồn lực vơ hình, năng lực quản lý của doanh nghiệp, vốn và thị trường
ở cả trong nước và nước ngồi có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc
phát triển kinh tế của DN.
Dựa vào khái niệm trên, căn cứ vào phạm vi nguồn lực DN để phát triển
giáo dục đại học thì ta có thể phân chia nguồn lực DN thành hai nhóm chính:
- Nhóm nguồn lực vật chất bao gồm tài lực, vật lực ;
- Nhóm nguồn lực phi vật chất là nhân lực, trí lực.
Cả hai nhóm nguồn lực này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều
kiện cho nhau phát triển.
1.5. Huy động các nguồn lực doanh nghiệp
Huy động các nguồn lực DN: là bằng nhiều giải pháp và cách thức khác
nhau tác động đến các chủ sở hữu các DN đóng góp nguồn lực của DN để
phát triển giáo dục.
1.5.1. Mục đích huy động các nguồn lực doanh nghiệp
Huy động nguồn lực từ DN để thúc đẩy quá trình giáo dục và xây dựng
các điều kiện thiết yếu phục vụ giáo dục ở nhà trường như: CSVC, trường lớp,
đội ngũ quản lý, đội ngũ giảng viên và tham gia xây dựng đổi mới chương trình,
tạo mơi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh thống nhất giữa nhà trường - gia
đình - xã hội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, thực hiện mục
tiêu đào tạo con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.
1.5.2. Các nguyên tắc chung khi triển khai huy động nguồn lực DN
Công tác triển khai huy động nguồn lực DN để phát triển giáo dục đại

học rất cần thiết phải đảm bảo ít nhất 06 nguyên tắc cơ bản chung để thực
hiện được đúng mục tiêu phát triển giáo dục.
1.5.2.1. Nguyên tắc về lợi ích:

11


Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi
ích của cả hai phía: Nhà trường và khối DN mỗi bên tham gia đều cần tìm
thấy lợi ích chung của cá nhân, đơn vị cũng như cuả đất nước.
1.5.2.2. Nguyên tắc về chức năng nhiệm vụ:
Nhà trường cũng như các DN đều có những chức năng và nhiệm vụ
riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động
nào đó thì phải phát hiện và hiểu đúng chức năng, trách nhiệm của mỗi bên.
Thí dụ: Đối với nhà trường cần quản lý tốt và sử dụng hợp lý nguồn đã được
huy động từ DN vào hoạt động giáo dục đào tạo. Đối với các tổ chức DN thì
nội dung huy động phải thuộc 02 nhóm nguồn huy động chính là: Tài lực, vật
lực và nhân lực, trí lực mà giáo dục cần có.
1.5.2.3. Ngun tắc dân chủ, cơng khai:
Mọi hoạt động XHHGD đều phải tiến hành dân chủ, công khai về mục
đích, nội dung và cách thức sử dụng nguồn lực huy động được trong xã hội.
Tạo môi trường công khai, minh bạch để xã hội hiểu đúng về lợi ích của việc
huy động nguồn lực từ DN cho giáo dục nhằm mang lại hiệu quả thiết thực
cho nền giáo dục Việt Nam.
1.5.2.4. Nguyên tắc tuân thủ luật pháp:
Huy động nguồn lực DN để phát triển giáo dục đại học phải dựa trên cơ
sở pháp luật hiện hành quy định về việc triển khai cũng như phương thức sử
dụng nguồn lực đã huy động được, kiên quyết tránh lợi dụng việc huy động
nguồn lực của DN để nhằm mục đích trục lợi.
1.5.2.5. Nguyên tắc phù hợp, thích ứng:

Nhà trường và DN phải biết lựa chọn yếu tố, nội dung thích hợp để đưa
ra chủ trương, kế hoạch khi tổ chức huy động nguồn lực từ DN cho giáo dục.
1.5.2.6. Nguyên tắc tự nguyện:
Mọi sự vận động các DN phải xuát phát từ ý thực tự nguyện, khơi dậy
và phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đề cao giá trị văn hóa

12


của dân tộc để các DN nhận thức niềm vinh dự, trách nhiệm tư nguyện đống
góp cho giáo dục.
Dựa trên 06 nguyên tắc cơ bản trên, các cơ sở giáo dục và các DN sẽ
thực hiện các tương tương tác để huy động được nguồn lực cho giáo dục.
1.6. Giáo dục mở.
1.6.1. Khái niệm giáo dục mở (GDM)
Nền GDM có từ lâu đời. Nó được đề cập đến như một triết lý, một tập
hợp các thực hành và một phong trào cải cách trong giáo dục thời thơ ấu và
tiểu học vào những năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 tại Hoa
Kỳ, sau đó lan sang Anh.
GDM coi trường học là một nơi để chuẩn bị “nền móng” cho một cơng
dân năng động, chủ động, tích cực sáng tạo “phát triển”. trong tương lai.
GDM được thúc đẩy bởi niềm tin rằng người học mong muốn tự tổ
chức việc học của mình, đặc biệt họ muốn: xác định các chủ đề quan trọng mà
họ cần học; thu nhận được các trải nghiệm giáo dục chứ không phải chỉ
những hiểu biết thuần túy sách vở, tự chịu trách nhiệm về các quyết định giáo
dục của họ.
Khái niệm “mở” ở đây được biểu hiện là một ưu thế của hệ thống giáo
dục mới gồm những thuộc tính mềm dẻo và đa dạng, khả thi trong mọi thời
gian khác nhau và khơng gian khác nhau. Nhờ đó, sự học hành của từng con
người không bị hạn chế ở một lứa tuổi nào đó trong cuộc sống, mà được kéo

dài suốt đời.
GDM cũng có thể được định nghĩa như sau : Nền GDM là nền giáo dục
được dỡ bỏ những rào cản khơng cần thiết để cho mọi người đều có cơ hội
tiếp cận giáo dục, để cho tổ chức và hoạt động của nó có khả năng thích ứng
với những đổi thay và yêu cầu mới của môi trường kinh tế- xã hội.
1.6.2. Hệ thống Giáo đục mở
Theo GS.VS. Cao Văn Phường có thể hiểu tính chất “mở” của hệ thống
giáo dục ở đây thể hiện ở một cấu trúc hệ thống được thiết kế hợp lý, có nhiều
13


đầu vào và đầu ra, trong đó các bộ phận và tầng bậc liên thông với nhau, tạo
điều kiện cho mọi người học dễ dàng thâm nhập hệ thống trong cả quá trình
học suốt đời.
Theo GS.TS. Phạm Tất Dong [5] hệ thống GDM bao gồm những hình
thức học tập chính quy và khơng chính quy nối tiếp nhau, đan xen nhau, bám
sát cuộc sống của từng con người, giúp con người học hỏi liên tục suốt đời
mình. Chính vì thế mà đại chúng hóa đại học trở thành một vấn đề không thể
không bàn đến. Việc học tập suốt đời sẽ đòi hỏi sự đa dạng của các cơ sở đào
tạo đại học ngồi các trường đại học chính quy để đáp ứng nhu cầu đào tạo
nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế đang phát
triển.
Hệ thống giáo dục mở sẽ tạo điều kiện để giáo dục có thể huy động
nguồn lực bao gồm cả nhân lực, trí lực, vật lực và tài lực từ nhiều nguồn khác
nhau và rất phong phú, đặc biệt là các doanh nghiệp như là người trực tiếp sử
dụng các sản phẩm giáo dục đào tạo.
1.6.3. Những đặc điểm của nền GDM
Khi nghiên cứu về nền GDM ở Việt Nam các nhà giáo dục nhận thấy
một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, phải dựa trên hệ thống GDM. Đó là mở về khơng gian, thời

gian dạy và học; mở về chương trình và cách đánh giá, kiểm định chất lượng;
mở về cách thức tổ chức dạy học…
Thứ hai, nền GDM phải tạo cơ hội tiếp cận GD cho mọi người. Mọi đối
tượng có nhu cầu học tập, khơng phân biệt lứa tuổi, trình độ học vấn và nghề
nghiệp, địa vị xã hội, giới tính và tín ngưỡng tơn giáo đều có cơ hội học tập
như nhau ở mọi trình độ đào tạo.
Thú ba, nền GDM tạo mơi trường thuận lợi để những tiềm năng của
mỗi con người được phát huy tối đa năng lực sáng tạo trong quá trình học tập.
Thứ tư là, nền GDM phải huy động được nguồn lực xã hội để phát triển.

14


1.6.4. Xã hội hóa GD và huy động nguồn lực DN trong nền GDM
Nền GDM huy động được đa dạng nguồn lực của tồn xã hội để phát
triển. Nó tạo ra khả năng cạnh tranh bình đẳng giữa các cơ sở GD, không
những trong nước mà cả những cơ sở GD có yếu tố nước ngồi.
Trong phạm vi luận văn này học viên chỉ đề cập đến nguồn lực từ DN –
một trong những nguồn lực có vai trị quan trọng trong GDM. Để huy động có
hiệu quả nguồn lực DN cho giáo dục đại học thì Nhà nước phải tạo ra khơng
gian xã hội, luật pháp và chính trị cho việc hình thành một khu vực GD đại
học mà ở đó có sự quy định trách nhiệm, đồng thời có chính sách ưu đãi,
khuyến khích các DN, các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc đầu tư
phát triển GD đại học. Ngược lại, GD đại học trong GDM phải coi xã hội như
một kho tư liệu sống ln ln phát triển, từ đó biến các vấn đề thiết thực của
xã hội thành nội dung giảng dạy để thực hiện đầy đủ chức năng cung ứng cho
xã hội những lao động có đủ kỹ năng làm việc và được thị trường chấp nhận.
Nền GDM tạo điều kiện cho công tác XHHGD phát triển. Đồng thời
XHHGD huy động được tổng nguồn lực trong xã hội – trong đó có nguồn huy
động từ DN cho sự phát triển GDM. Mối quan hệ giữa XHH GD và nền

GDM là mối quan hệ hữu cơ khăng khit và tương hỗ. Hình 1.1. Trình bày sơ
đồ mơi liên hệ giữa ba phạm trù: XHHGD, huy động nguồn lực DN và GDM.

XHHGD

GDM

Huy động NLDN

Hình 1.1. Sơ đồ mối liên hệ giữa XHHGD, huy động nguồn lực DN và GDM

15


×