Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI HÌNH BÁN HÀNG ĐA CẤP ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA – TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.17 KB, 10 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI HÌNH BÁN HÀNG ĐA CẤP ĐỐI VỚI
SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA – TP HỒ CHÍ MINH
Nhóm thực hiện: Tạ Việt Chương K08 407 1254
Đinh Xuân Đức K08 407 1171
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Đức Khả
MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHĐC: Bán hàng đa cấp
SV: Sinh viên
ĐHQG, TP. HCM : Đại học quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh
ĐH: Đại học
NPP : Nhà phân phối
KDTM : Kinh doanh theo mạng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
GTD : Giá trị điểm
DSBH : Doanh số bán hàng
HHCN : Hoa hồng cá nhân
HHKL : Hoa hồng khối lượng
TTHTSV : Trung tâm hỗ trợ sinh viên
KHXH & NV : Khoa học xã hội và nhân văn
KHTN : Khoa học tự nhiên
CNTT : Công nghệ thông tin
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thuật ngữ “bán hàng đa cấp” đã không còn xa lạ với nhiều người,trong đó có sinh
viên chúng ta.”Bán hàng đa cấp” hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như “kinh
doanh theo mạng, “kinh doanh đa tầng”, “tiếp thị đa tầng”…xuất hiện đầu tiên ở Mỹ
vào năm 1940 và đã nhanh chóng phát triển trở thành một mô hình kinh doanh đầy tiềm
năng, được xem là rất có triển vọng vào thế kỉ 21, và rất nhiều công ty nổi tiếng trên thế
giới cũng đã áp dụng phương thức kinh doanh này.Từ năm 1999-2000, ở Việt Nam bắt
đầu xuất hiện một số công ty kinh doanh đa cấp với qui mô nhỏ lẻ. Có công ty kinh
doanh nghiêm túc nhưng cũng không ít công ty lợi dụng hình thức này để lừa đảo. Điều
đó đã làm cho nhiều người hiểu không đúng về kinh doanh theo mạng - một hình thức


kinh doanh tiên tiến và có tốc độ tăng trưởng rất cao.
Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về “bán hàng đa cấp” ở một mức độ nào đó là
hết sức cần thiết đối với sinh viên chúng ta để có cái nhìn đúng đắn về hình thức kinh
doanh này, giúp cho một bộ phận sinh viên còn lạ lẫm với nó có được những kiến thức
cơ bản nhất, đồng thời giúp cho những sinh viên tham gia bán hàng đa cấp có được cái
nhìn toàn diện hơn về công ty mình đang tham gia để tự mình đánh giá và rút ra những
nhận xét của riêng mình với mục đích sinh viên có thể tận dụng được những lợi ích và
tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ mô hình kinh doanh này mang lại.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu cơ bản là Nghiên cứu định tính
và định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, các yếu tố
cấu thành nên khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng là sử dụng các thang đo
nhằm đo lường các mối liên hệ bên trong (bản chất) của vấn đề, của các mối liên hệ,
lượng hoá chúng thông qua các chỉ số thống kê. Phần mềm thống kê SPSS được sử
dụng trong phương pháp nghiên cứu này. Các nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên
cứu bao gồm hai nguồn: nguồn thông tin thứ cấp và nguồn thông tin sơ cấp. Nguồn
thông tin thứ cấp là nguồn có sẵn bao gồm các tài liệu, các báo cáo, các công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập thông qua
phương pháp điều tra các đối tượng bằng bảng câu hỏi.
Để thu thập được thông tin từ các đối tượng nghiên cứu, một cuộc điều tra bằng bảng
câu hỏi đã được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2010. Nhóm đã tiến hành lấy
mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, đơn giản và phân tầng với kích cỡ mẫu là 520 sinh
viên, bao gồm sinh viên của các trường thuộc khối đại học quốc gia TP.HCM tại quận
Thủ Đức. Tỷ lệ phiếu điều tra được phân bổ như sau: ĐH Khoa học xã hội và nhân văn:
90 phiếu, Khoa Kinh tế- Luật: 170, ĐH Quốc tế: 50 phiếu, ĐH Bách khoa: 90 phiếu,
ĐH Công nghệ Thông tin: 60 phiếu, ĐH Khoa học Tự nhiên (60)
Phiếu khảo sát gồm 24 câu hỏi, 2 câu hỏi phỏng vấn và tìm hiểu quan điểm cũng
như đánh giá của sinh viên về BHĐC, 3 câu hỏi tìm hiểu thong tin nguời được hỏi. Các
câu hỏi còn lại khảo sát theo thang điểm 1 đến 5 về các yếu tố cũng như các mặt của
BHĐC có tác động đến sinh viên.

Cách thức thu thập thông tin bằng bảng hỏi:
Nhóm thực hiện khảo sát sinh viên của từng trường trong hệ thống trường ĐHQG
trong vòng 4 ngày. Sở dĩ nhóm tiến hành khảo sát trong trường vì lý do:
− Sinh viên tham gia BHĐC có đặc điểm là phải mời gọi người khác
vào hệ thống để mở rộng mạng lưới vì vậy sẽ tích cực đi học để mời gọi sinh viên
khác vào mạng lưới.
− Nhóm đi khảo sát vào các thời điểm khác nhau trong ngày, nhắm
vào các nhóm sinh viên khác nhau trong trường không chỉ ở những nơi đông sinh
viên tụ tập để có khả năng khảo sát được những sinh viên tham gia BHĐC vào bất
cứ thời điểm nào.
Thu thập thông tin thực tế tại 1 số công ty kinh doanh loại hình BHĐC như: Lô Hội,
Amway, Oriflame.
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: từ kết quả khảo sát thực tế, kết hợp với việc
xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, nhóm tiến hành so sánh, đối
chiếu, rút ra nhận xét giữa hai nhóm đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu với bảng phân
tích ANOVA, bảng chéo,…
III. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương I: Tổng quan về loại hình BHĐC.
Chương II: Mô hình BHĐC hiện đại và mô hình BHĐC của một số công ty ở TP.HCM.
Chương III: Các yếu tố của BHĐC và ảnh hưởng của nó tới sinh viên.
Chương IV: Ảnh hưởng của BHĐC đến sinh viên ĐHQG TP HCM
Chương V : Kết luận và một số đề xuất dành cho sinh viên
Phần phụ lục
Do giới hạn về thời gian, hạn hẹp về trình độ nghiên cứu và kiến thức chuyên môn
có hạn, mặc dù nhóm thực hiện đề tài đã cố gắng hết sức trong quá trình nghiên cứu đề
tài cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm nhất định. Nhóm nghiên cứu
rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô và độc giả quan tâm.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP
1.1 Khái niệm, nguồn gốc ,quá trình phát triển của BHĐC trên thế giới và nguyên
lí hoạt động của nó

1.1.1 Khái niệm:
MLM là cụm từ viết tắt của "Multi Level Marketing", tại Việt nam thuật ngữ này
được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi khác nhau nhau dùng để chỉ một phương thức
bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm (nói cách khác là
tiêu thụ hàng hóa) được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân
riêng biệt hoạt động độc lập.
1.1.2 Nguồn gốc, quá trình phát triển của BHĐC
Để hiểu rõ hơn định nghĩa về bán hàng đa cấp, chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc và
quá trình phát triển của mô hình kinh doanh này mà gắn liền với nó là tên tuổi của
Renborg (1887-1973) và tập đoàn Amway mà chúng tôi đã nêu rõ trong đề tài.
1.2 Mô hình tháp ảo
Là biến thể của BHĐC chân chính, trong mục này chúng tôi nêu lên một số quan
điểm cũng như quy định của pháp luật về BHĐC để người đọc có thể phân biệt được rõ
ràng mô hình tháp ảo với BHĐC chân chính.
1.3.Tình hình BHĐC ở Việt Nam
1.3.1 Sự xuất hiện của loại hình BHĐC ở Việt Nam.
MLM đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng chỉ mới du nhập vào Việt Nam chưa
đến 10 năm. Xuất hiện với rất nhiều cái tên khác nhau và đã có khá nhiều người biết
đến mô hình kinh doanh này song cũng không ít người có cái nhìn phản cảm không
đúng về nó, do đó họ không chấp nhận mô hình này để xem nó là hình thức kinh doanh
hợp pháp. Đến nay, cả nước có 31 công ty bán hàng đa cấp với 450.000 nhà phân phối,
doanh thu năm 2008 đạt 1.200 tỷ đồng, đóng góp 500 tỷ đồng thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
1.3.2 Đặc điểm của loại hình BHĐC ở Việt Nam
Một trong những lí điều làm cho người Việt Nam có cái nhìn phản cảm với bán
hàng đa cấp chính là đặc điểm của các công ty BHĐC. Bên cạnh một số công ty làm ăn
chân chính thì phần lớn các công ty đều hoạt động với mô hình tháp ảo, đó là một biến
thể của mô hình kinh doanh đa cấp với mục đích lừa đảo. Chính vì thế mà trong đại bộ
phận người dân đã hình thành nên suy nghĩ rằng bán hàng đa cấp là lừa đảo, nhưng thực
chất là họ đang nói về mô hình tháp ảo Do đó, mọi người cần có một cái nhìn khách

quan, toàn diện hơn vê mô hình MLM và cần cảnh giác để không bị nhầm lẫn với mô
hình tháp ảo.
1.3.3 Luật pháp Việt Nam về BHĐC:
Do tính chất phức tạp của mô hình kinh doanh khá mới mẻ này nên nhà nước ta đã
có hành lang pháp lý để quản lí.
- Ngày 24-08-2005, Chính Phủ ban hành Nghị định 110/2005/NĐ-CP quản lý bán hàng
đa cấp.
- Ngày 08-11-2005, Bộ thương mại ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung tại
Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp.
- Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 trong đó xác định rõ những
hoạt động bán hàng đa cấp được coi là bất chính.
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH BÁN HÀNG ĐA CẤP HIỆN ĐẠI VÀ MÔ HÌNH BHĐC
CỦA MỘT SỐ CÔNG TY Ở TP.HCM
2.1 Tổng quan về hoạt động của một số công ty BHĐC tại TP. Hồ Chí Minh
2.1.1 Công ty Amway
2.1.1.1 Một số thông tin về công ty Amway
Trong mục này chúng tôi cung cấp một số thông tin về công ty như sản phẩm, quá
trình hình thành và phát triển của tập đoàn Amway.
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Trình bày cơ cấu tổ chức, cấp bậc và tên gọi trong hệ thống bán hàng của công ty
Amway.
2.1.1.3 Cơ cấu trả thưởng và lợi nhuận cho Nhà Phân Phối
Nêu lên các quy định của công ty về hình thức trả thưởng và phân chia lợi nhuận của
thành viên tham gia vào hệ thống bán hàng của công ty.
2.1.1.4 Cách thức trở thành thành viên – hay Nhà Phân Phối của công ty Amway
Hướng dẫn phương thức tham gia và một số quy định để gia nhập công ty này.
2.1.2 Oriflame
2.1.3 Lô Hội
Đối với 2 công ty này các mục và nội dung được phân bổ tương tự như trên nhằm
chongười đọc so sánh các điểm khác biệt giữa 3 công ty mà chúng tôi nêu ra theo từng

tiêu chí mà chúng tôi đã trình bày.
2.2 Đặc điểm một số mô hình của các công ty BHĐC
Để xem xét hoạt động của một công ty bán hàng đa cấp chúng ta cần phải nghiên
cứu trên nhiều mặt. Tuy nhiên điều chúng tôi quan tâm ở đây là mô hình trả thưởng và
phân chia lợi nhuận của công ty bởi nó có tầm rất quan trọng và là cốt lõi để tạo nên
một công ty bán hàng đa cấp trên thị trường.
Hiện nay đã có rất nhiều kiểu mô hình trả thưởng được nhiều công ty áp dụng và
chúng hoàn toàn không giống nhau, mỗi công ty khi đưa vào một sơ đồ trả thưởng thì
đều mang một đặc thù riêng. Tuy nhiên về cơ bản thì chúng vẫn có một số điểm tương
đồng. Cụ thể đó là người khi tham gia vào mạnh lưới MLM phải tạo được cho mình
những người dưới tuyến (downline) lập thành một nhóm thành viên dưới mình gọi là
các tầng ,việc phân chia hoa hồng được chia thành hai kiểu đó là hoa hồng trực tiếp (có
được do bản thân bán sản phẩm) và hoa hồng gián tiếp (có được do những thành viên
tầng dưới do người này quản lí bán được sản phẩm). Điểm khác nhau ở chỗ là cơ cấu
thành viên trong mỗi tầng, giới hạn về chiều rộng và chiều sâu các thành viên, cách
thức phân chia lơi nhuận và hoa hồng. Nhằm làm rõ hơn về điều này chúng tôi sẽ đưa
ra một số mô hình cơ bản nhất sau :
+ Sơ đồ Ma trận (Matrix Plans)
+ Sơ Đồ Bậc Thang (Breaking a Way Plans)
+ Sơ Đồ Đều Tầng (Unilevel Plans)
+ Sơ Đồ Nhị Phân (Bynary Plans)
+ Sơ đồ bậc thang li khai (Stairstep Breakaway):
Sau khi đã nắm được hay hiểu được cơ bản các mô hình bán hàng đa cấp trên về cơ
bản chúng ta có thể so sánh với mô hình mà các công ty đang áp dụng hiện nay. Có thể
nhận xét rằng sau khi xem xét các mô hình thì chúng ta chỉ cần quan tâm đến hai vấn đề
:
Thứ nhất đó là độ rộng và chiều sâu của mô hình mà công ty áp dụng, tức là số
lượng người cấp dưới và số cấp của mô hình.
Thứ hai là cách thức trả thưởng và phân chia lợi nhuận theo mô hình mà công ty
áp dụng.

CHƯƠNG III: CÁC YẾU TỐ CỦA BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
NHỮNG YẾU TỐ NÀY ĐẾN SINH VIÊN
3.1 Khái niệm các yếu tố của BHĐC
Các yếu tố của BHĐC ở đây được hiểu là các yếu tố tác động đến việc tham gia của
sinh viên vào loại hình này. Trong phạm vi đề tài nhóm xin đưa ra một số yếu tố của
loại hình này để phân tích tác động của nó. Các yếu tố này được chia làm 3 nhóm yếu
tố sau :
+ Tính tiện lợi
+ Tính kinh tế
+ Hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp
3.2 Phân tích tác động của các yếu tố BHĐC
3.2.1 Đánh giá tác động của các nhóm yếu tố
Để đánh giá tác động của các nhóm yếu tố nhóm sẽ đưa vào giá trị trung bình ( GTTB )
của các yếu tố này, tính được từ mẫu quan sát.
Với sự đánh giá và phân tích trên một số mặt như giới tính, khối trường học và khóa
học nhóm rút ra được rằng yếu tố về tính kinh tế có tác động hơn hẳn so với 2 yếu tố
còn lại đến quyết định của sinh viên trong việc tham gia BHĐC.
3.2.2 Phân tích tác động của từng nhóm yếu tố
Ở phần này chúng tôi phân tích rõ hơn tác động của từng yếu tố. Việc đánh giá tác động
của các yếu tố vẫn dựa trên cơ sở GTTB của yếu tố đó tính được từ mẫu quan sát. Việc
phân tích sẽ được trình bày chi tiết và rõ ràng hơn trong đề tài hoàn chỉnh.
CHƯƠNG IV : ẢNH HƯỞNG CỦA BÁN HÀNG ĐA CẤP ĐẾN SINH VIÊN
ĐHQG HCM
4.1. Đặc điểm của sinh viên ĐHQG
Tìm hiểu các đặc điểm trong suy nghĩ và hành động của sinh viên ĐHQG để từ đó đi
xem xét đến các tác động của BHĐC đến suy nghĩ và hành động của sinh viên trong đời
sống hàng ngày.
4.2. Xem xét tác động của BHDC đến sinh viên ĐHQG
Trong phần này chúng tôi sẽ đi phân tích các yếu tố mà công việc BHĐC có thể tác
động đến sinh viên là học tập, thời gian và tâm lí. Thực chất chúng tôi lấy yếu tố học

tập của sinh viên làm trung tâm, từ đó phân tích thêm về mặt thời gian và tâm lí xem
liệu chúng có ảnh hưởng đến công việc học tập hay không.Đây là phần quan trọng của
đề tài và cũng là phần mà nhóm sử dụng kết quả đã nghiên cứu được trong môn học
Nghiên cứu khoa học. Với vệc phân tích các số liệu thu thập được qua bảng hỏi, đánh
giá trên các phương diện học tập, thời gian và tâm lí của sinh viên nhóm rút ra kết luận :
sinh viên tham gia vào hệ thống BHĐC bị ảnh hưởng nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào
thái độ và mục đích sống của sinh viên có vững vàng hay không. Nhìn chung không có
sự khác biệt nhiều trong suy nghĩ và hành động của sinh viên tham gia hay chưa tham
gia BHĐ
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.1 Kết luận về ảnh hưởng của loại hình BHĐC đền sinh viên ĐHQG -TP.HCM
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu hiện trạng của mô hình kinh doanh theo mạng trên
thế giới và Việt Nam hiện nay, cũng như những ảnh hưởng của nó đến sinh viên ĐHQG-
TPHCM, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
1.Mô hình kinh doanh theo mạng ra đời vào những năm 40 của thế kỉ 20, là sản
phẩm của nhà hóa học người Mĩ Renborg (1887-1973). Kể từ khi ra đời, kinh doanh
theo mạng đã cho thấy những ưu điểm vượt trội của nó so với loại hình kinh doanh
truyền thống, đó là tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo và phân phối. Tuy nhiên kinh
doanh theo mạng cũng từng bị cáo buộc là hình thức làm ăn lừa đảo vì tính siêu lợi
nhuận của nó. Trải qua quá trình đấu tranh bền bỉ, cuối cùng kinh doanh theo mạng
cũng được thừa nhận là hợp pháp và được rất nhiều nước trên thế giới cũng như nhiều
công ty hàng đầu thế giới áp dụng. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 31 công ty bán
hàng đa cấp với khoảng 450.000 nhà phân phối. Tuy chỉ mới du nhập vào Việt Nam
vào khoảng năm 2000 nhưng một sự thật đáng buồn là có rất ít công ty hoạt động chân
chính, trong khi nhiều doanh nghiệp đã chọn con đường làm giàu bất chính bằng mô
hình tháp ảo. Để loại hình này được phát triển tốt tại Việt Nam thì cần có sự quan tâm
hơn nữa từ phía các cơ quan ban nghành.
2.Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu một số thông tin về các công
ty: Oriflame, Lô Hội, Amway. Và đưa ra một số mô hình hoạt động, qua đó chúng ta có
thể thấy được rằng những mô hình hoạt động này có rất nhiều điểm mới lạ và rất đa

dạng, việc áp dụng các mô hình nào còn tùy thuộc vào mục đích của doanh ngiệp như
quy mô phân phối hàng hóa, loại hàng hóa của doanh nghiệp. Để sinh viên thành công
có được mức lương cao trong sơ đồ này thì đòi hỏi phải có một sự nỗ lực làm việc hết
mình. Những thành công và lợi ích mà công việc này mang lại không phải là nhỏ.
Nhưng để đạt được những thành quả đó chúng ta cần tìm hiểu kĩ mô hình hoạt động và
những đòi hỏi của công việc để so sánh với những năng lực của mình nhằm giảm thiểu
những thất bại.
 Bên cạnh đó, chúng tôi còn xem xét ảnh hưởng của loại hình kinh doanh đa cấp đến
sinh viên ĐHQG-TPHCM và rút ra được một số kết luận sau:
1.Đối với sinh viên đã và đang tham gia bán hàng đa cấp:
• Đối với những sinh viên tham gia thì BHĐC đem lại lợi ích
đó là: do tính chất đặc thù của công việc đòi hỏi các bạn sinh viên tham gia phải làm
việc nhóm thường xuyên và phải tiếp xúc với nhiều người để bán sản phẩm và kêu gọi
họ tham gia nên mức độ tham gia học nhóm của những sinh viên này là rất thường
xuyên. Đây là một điều đáng mừng vì hoạt động nhóm là một kĩ năng mà sinh viên cần
có trong thời đại ngày nay. BHĐC đã giúp các bạn sinh viên rèn luyện kĩ năng làm việc
nhóm, đồng thời công việc này cũng thôi thúc các bạn phải tham gia nhóm ở trường để
phục vụ tốt hơn cho công việc. Ngoài ra những bạn sinh viên này còn có cơ hội rèn
luyện những kĩ năng khác như: kĩ năng nói trước đám đông, kĩ năng thuyết trình…là
những kĩ năng rất cần thiết trong việc học tập và công việc sau này. Theo số liệu thống
kê thì mặc dù đa phần sinh viên cho rằng BHĐC không đem lại lợi ích cho ngành học
của các bạn nhưng cũng có không ít sinh viên thấy được lợi ích từ việc tham gia công
việc này, đặc biệt là sinh viên khoa Kinh tế-Luật. Chính vì vậy tham gia công việc này
cũng có những lợi ích nhất định, nếu biết tìm hiểu kĩ và khai thác tốt thì hoàn toàn có
thể tham gia công việc này.
• Nhưng cũng như những công việc làm thêm khác, BHĐC
cũng có những ảnh hưởng không tốt đối với sinh viên tham gia. Tình trạng sinh viên
tham gia vào các công ty BHĐC khi chưa tìm hiểu kĩ diễn ra rất phổ biến, mức độ tìm
hiểu các công ty mà sinh viên tham gia cũng chỉ ở mức tương đối ( chiếm 20%), nhưng
với tính chất phức tạp của loại hình này là không đủ. Ngoài ra, sinh viên tham gia chủ

yếu là do bạn bè, người thân mời gọi nên việc tìm hiểu thông tin về công ty mình tham
gia cũng rất hạn chế. Theo số liệu thống kê thì đa phần sinh viên tham gia chỉ để tìm
hiểu thêm về mô hình kinh doanh này ( chiếm 28,1%), chứng tỏ mức độ hiểu biết của
các bạn cũng còn rất hạn chế. Chính vì vậy mà các bạn sinh viên dễ dàng trở thành nạn
nhân của mô hình tháp ảo, một biến tướng của mô hình BHĐC. Cũng theo số liệu thống
kê thì thời gian trung bình mà sinh viên dành cho công việc này là 1 đến 2 tiếng đồng
hồ một ngày. Đây là khoảng thời gian không nhiều nhưng theo quan điểm của chúng tôi
thì con số này chưa phản ánh đúng thực tế, do số lượng sinh viên tham gia BHĐC trong
tổng số sinh viên được khảo sát là khá khiêm tốn và tâm lí e ngại của các bạn khi được
hỏi về công việc này. Bên cạnh đó, theo thông tin mà chúng tôi có được thì BHĐC là
công việc linh động về thời gian, tuy nhiên thời gian mà người tham gia dành cho việc
tham gia các buổi nói chuyện, tập huấn thì không phải là ít. Một điểm nữa đó là sinh
viên tham gia công việc này phải dành thời gian để bán sản phẩm và mời gọi những
người khác tham gia vào mạng lưới. Do đó dù có thể là không nhiều nhưng việc ảnh
hưởng đến quỹ thời gian và mức độ tập trung vào học tập của các bạn sinh viên này là
điều không thể tránh khỏi. Một điểm đáng lưu ý là đa phần các bạn sinh viên tham gia
không cảm thấy yêu thích công việc mình đang làm và vì vậy trong tương lai các bạn
không muốn tham gia nữa. Qua đó có thể thấy rằng, BHĐC không phải là một công
việc dễ dàng như mọi người vẫn thường nghĩ và để có thể thành công trong công việc
thì đòi hỏi những người tham gia phải thực sự có tâm huyết và nỗ lực.
5.2 Đề xuất một số lời khuyên dành cho sinh viên
Sau khi nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của mô hình bán hàng đa cấp, cũng
như ảnh hưởng của nó đến sinh viên ĐHQG-TPHCM, chúng tôi muốn đề xuất một số
điều như sau:
1. Mô hình bán hàng đa cấp là một mô hình kinh doanh hợp pháp và có tiềm năng to
lớn, nó không hẳn xấu như người ta nghĩ do đó sinh viên nói riêng và người dân nói
chung nên có sự tìm hiểu để hiểu rõ về mô hình này, tránh tình trạng bị ảnh hưởng của
dư luận, dẫn đến những kết luận sai lệch cho rằng bản chất mô hình kinh doanh này là
xấu.
2. Sinh viên cần tìm hiểu về loại hình này nhiều hơn nữa để có thể phân biệt được đâu

là mô hình kinh doanh chân chính và đâu là mô hình lừa đảo một khi đã có ý định tham
gia. Đặc biệt là các bạn sinh viên không nên chỉ nghe theo lời mời của bạn bè hay người
thân của mình mà tham gia một công ty nào đó, các bạn phải tìm hiểu thật kĩ các thông
tin về công ty mà mình muốn tham gia. Bán hàng đa cấp là một công việc đòi hỏi sự
nghiêm túc và nỗ lực để có thể thành công, do đó các bạn sinh viên không nên tham gia
theo phong trào và nghĩ rằng đây là công việc dễ dàng và có thể nhanh chóng kiếm
được tiền. Từ kết quả nghiên cứu cũng đã cho chúng ta thấy được điều đó. Hầu hết các
bạn sinh viên đã từng tham gia đều không muốn tiếp tục làm nữa vì không cảm thấy
yêu thích công việc. Ngoài ra, các bạn tham gia cũng cần phải cân đối giữa việc học và
làm. Tuy BHĐC là một công việc linh động về thời gian nhưng không phải là không
mất thời gian. Do đó các bạn cần ưu tiên việc học là trên hết, tránh tình trạng sa sút
trong học tập vì quá ham mê công việc
3. Theo thông tin của chúng tôi thì trong các trường đai học tại TP HCM có một số
trường đã nghiêm cấm hẳn việc tham gia BHĐC, trong khi một số trường khác lại
không cung cấp thông tin cho sinh viên về loại hình này. Vì số lượng sinh viên tham gia
BHĐC không phải nhỏ nên theo chúng tôi, mỗi trường cần có kế hoạch thông báo đến
sinh viên những thông tin về BHĐC, nhất là Phòng hỗ trợ sinh viên để tránh tình trạng
sinh viên trở thành nạn nhân của mô hình làm ăn lừa đảo.
4. Ở cấp quản lí cao hơn thì dù Chính Phủ đã ban hành luật về bán hàng đa cấp, trong
đó đã quy định rõ những hành vi bị cấm và bị xem là lừa đảo, tuy nhiên trên thực tế,
vẫn còn rất nhiều công ty làm ăn với kiểu mô hình rất mập mờ không rõ ràng, đi kèm là
hàng loạt thông tin về những người bị lừa khi tham gia vào những mô hình làm ăn kiểu
này đã gây xôn xao dư luận và khiến cho người dân lo lắng. Do đó, theo chúng tôi, các
cơ quan thanh tra cần siết chặt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát cũng như nâng hình
thức xử phạt đối với những hành vi vi phạm. Ngoài ra, công tác tuyên truyền cần được
phát triển hơn nữa để cho mọi người có cái nhìn đúng đắn về BHĐC, vì đây là mô hình
kinh doanh hứa hẹn sẽ rất phát triển trong tương lai.
Cuối cùng, theo quan điểm của chúng tôi thì BHĐC tuy là một mô hình kinh doanh tiên
tiến và hợp pháp nhưng lại không phù hợp với sinh viên. Việc sinh viên bị cuốn theo
BHĐC sẽ dẫn đến những hệ lụy sau đó, đó là việc phần đông sinh viên không thể đảm

bảo việc học của mình kéo theo việc nghỉ học…làm suy giảm sự phát triển của xã hội
về lâu dài. Công việc này chỉ thực sự phù hợp đối với những người đã có việc làm và ở
tuổi trung niên. Công việc này sẽ giúp họ có thêm thu nhập và tận dụng được thời gian
rỗi của mình một cách có ích.

×