Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bắn súng k43 trường đại học TDTT bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.89 KB, 45 trang )

MỞ ĐẦU
Bắn súng đã ra đời trên thế giới cách đây nhiều thế kỷ từ khi phát minh ra
thuốc nổ, lịch sử phát triển của môn Bắn súng gắn liền với sự phát triển của loài
người. Bắn súng được du nhập vào Việt Nam với mục đích đô hộ của thực dân
Pháp, nhưng ông cha ta đã sử dụng chính phương tiên xâm lược đó để đập tan
mọi âm mưu của chúng. Ngày nay, để thúc đẩy tinh thần cảnh giác sẵn sàng
chiến đấu của nhân dân ta trước mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù, phong trào
Bắn súng được phát triển rộng khắp trong học sinh, sinh viên và dân quân tự vệ.
Không những thế Bắn Súng còn là môn thể thao mang về nhiều huy chương
trong các kỳ Seagame và Asias. Chính vì vậy môn Bắn súng được lãnh đạo
nghành TDTT xác định là môn thể thao trọng điểm trong hiện tại và tương lai.
Xuất phát từ thực tiễn thể thao cũng như mục tiêu xã hội, môn Bắn súng là một
trong những môn thể thao được đưa vào giảng dạy sớm nhất tại trường Đại học
TDTT Bắc Ninh. Từ khi được thành lập nhà trường và bộ môn đã luôn có những
bước đi phù hợp với những đầu tư thỏa đáng và những biện pháp có hiệu quả
trên lĩnh vực giáo dục, giáo dưỡng sinh viên nhằm tạo ra những cán bộ thể thao
và đội ngũ giáo viên có năng lực, năng động, sáng tạo, có khả năng đáp ứng yêu
cầu của nghành TDTT trong giai đoạn cách mạng mới, nhanh chóng đưa nền thể
thao nước nhà ngang bằng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Bắn súng thể thao là môn học nằm trong chương trình đào tạo của trường
Đại học TDTT Bắc Ninh. Đây là một trong 14 môn học chuyên sâu của nhà
trường. Trong 4 năm học sinh viên chuyên sâu được trang bị kiến thức tương đối
hoàn chỉnh về mặt lý luận và thực tiễn ở những nội dung bắn khác nhau. Sinh
viên chuyên sâu Bắn súng K43 khi vào trường phần đông là xuất phát từ học
sinh ở các trường phổ thông, tuy qua tuyển chọn đã bộc lộ các tố chất chuyên
môn nhưng chưa được bộc lộ cụ thể. Qua thực tiễn huấn luyện và giảng dạy sau
4 năm học tập tại trường, sức bền chuyên môn của sinh viên đã được củng cố và
phát triển tới một trình độ nhất định. Vì vậy việc đánh giá sức bền chuyên môn
cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 sau 4 năm học tập rèn luyện tại trường
1
là hết sức quan trọng để có thể qua đó đưa ra được những đánh giá thực trạng,


xây dựng những chẩn mực và những yêu cầu cần thiết tối thiểu nhằm nâng cao
chất lượng học tập cho các khóa sau này.
Trong những năm trước đây đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề thể
lực của sinh viên khi vào trường, tiêu biểu như các công trình của tác giả Võ
Đức Phùng, Nguyễn Văn Quảng, Đặng Ngọc Tuấn, Nguyễn Thế Chung
Tuy nhiên kết quả của những công trình này còn chưa phản ánh được tiêu chuẩn
đánh giá sức bền chuyên môn cần có của sinh viên Bắn súng qua 4 năm học tập
và rèn luyện tại trường.
Chính vì vậy, để đánh giá, tìm hiểu sức bền chuyên môn cho sinh viên
chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh sau 4 năm tập luyện,
dựa trên sự giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng với những kiến thức đã học, tôi
mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh
viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh”.
*Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở thực tiễn giảng dạy và học tập của sinh viên chuyên sâu Bắn
súng, đề tài này xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đánh giá sức bền chuyên môn cho
sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh, góp phần
nâng cao hiệu quả quá trình học tập môn chuyên sâu cho sinh viên chuyên sâu
Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
*Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra ,đề tài xác định 2 mục tiêu nghiên
cứu cụ thể sau:
Mục tiêu 1:
Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn
súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
2
Mục tiêu 2:
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh
viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

* Đối tượng nghiên cứu:
Các tiêu chuẩn đánh giá trình sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên
sâu Bắn súng K43, nội dung súng ngắn bắn nhanh trường Đại học TDTT Bắc
Ninh
*Địa điểm nghiên cứu:
- Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số nét cơ bản về sự phát triển môn bắn súng thể thao trên thế
giới và Việt Nam.
1.1.1. Lịch sử và sự phát triển môn bắn súng thể thao trên thế giới
Môn bắn súng đã có trên thế giới cách đây nhiều thế kỷ, từ khi phát minh ra
thuốc nổ (ở thế kỷ 15). Lịch sử phát triển môn bắn súng gắn liền với sự phát
triển của loài người. Lúc đầu dùng giáo, mác, cung nỏ để săn bắn thú rừng kiếm
ăn sinh sống. Từ năm 1520 người ta chế ra được súng hoả mai có mồi nổ và
súng kíp nhồi đạn từ phía trước đầu nòng. Loại súng này được sử dụng rộng rãi
gần 400 năm. Qua nhiều thế hệ, cùng với sự tiến bộ khoa học, người ta đã cải
tiến dần và chế tạo ra được loại súng có khoá nòng lắp đạn viên một ở đằng sau.
Từ thế kỷ 19 các nhà chế tạo súng đã làm ra được nòng có rãnh xoắn, hướng cho
đầu đạn đi được xa và chính xác. Sự chế tạo ra đạn cũng ngày càng được hoàn
thiện về kích thước, hình dáng, trọng lượng đầu đạn và thành phần hoá học cấu
tạo các loại thuốc phóng có sức đẩy mạnh hơn.
Môn bắn súng dưới chế độ Phong kiến - Tư bản phục vụ cho mục đích
chiến tranh, săn bắn là trò tiêu khiển của bọn vua quan quý tộc. Năm 1860 ở
nước Anh đã thành lập Hội bắn súng và tổ chức cuộc thi bắn súng đầu tiên do nữ
hoàng Vitoria khai mạc ngày 1/7/1860. Trong cuộc thi này chỉ có giải cá nhân
môn bắn súng ngắn cự ly 370 mét, bia có 2 vòng.
Năm 1871 Hội bắn súng nước Mỹ được thành lập. Sau đó phát triển ra
nhiều nước khác từ Châu Âu đến Châu Á.

Cuộc thi bắn súng quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Lion (Pháp) vào
năm 1897 với môn thi súng ngắn 3 tư thế, cự ly 300 mét, bia 1m
2
, có mười vòng.
Tại cuộc thi đó có năm nước tham gia là: Pháp, Hà Lan, Italia, Na uy và Thuỵ sĩ,
mỗi đội có 7 VĐV.
4
Trong quá trình phát triển, súng và tính chất các cuộc thi đấu (cự ly bắn,
kích thước tờ giấy bia và số lượng đạn bắn thi) cũng được thay đổi cho phù hợp.
Từ năm 1900, ở các cuộc thi đấu bắt đầu có môn thi súng ngắn bắn chậm.
Năm 1907 Hội bắn súng Quốc tế (UIT) được thành lập, họp tại Thuỵ Điển
và từ đó về sau cứ 4 năm 1 lần UIT lại họp để bàn về sửa đổi Điều lệ, lịch thi
đấu bắn súng Quốc tế và bầu lại BCH mới. Giữa 2 kỳ đại hội có một cuộc họp
đại biểu các nước hội viên, tại địa điểm nước tổ chức thi Olimpic và thi vô địch
thế giới.
Từ khi có Hội thi bắn súng Quốc tế, các môn bắn súng cũng ngày càng
phong phú hơn. Tại các cuộc thi đấu thế giới và Olimpic từ năm 1939 có môn
thi bắn đĩa bay, năm 1949 có môn thi bắn súng ngắn phối hợp, năm 1952 có
môn bắn "Hươu chạy" và từ năm 1969 về sau có các môn bắn mới như: súng
ngắn hơi, súng ngắn hơi, súng standa…
Trong những năm tới, tương lai có những môn bắn súng Quốc tế sẽ còn
thay đổi không ngừng theo hướng thu nhỏ kích thước bia, rút ngắn thời gian
bắn, và bổ sung thêm môn bắn súng mới.
1.1.2. Lịch sử và sự phát triển môn bắn súng thể thao ở Việt Nam
Ở nước ta, sau khi miền Bắc được giải phóng, năm 1954 chấp hành Nghị
Quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương Đảng và chỉ thị 186 của Ban Bí Thư
Trung ương, phong trào thể thao quốc phòng bước đầu được xây dựng dưới hình
thức tổ chức hoạt động bắn súng thể thao tại 2 cơ sở Câu lạc bộ nghành Đường
sắt Hà Nội (3/1957) và cảng Hải Phòng (7/19570 đã thu hút được một số công
nhân tham gia. Sau đó triển khai dần dần ở 32 tỉnh, thành phố, thị xã và trong

các cơ quan xí nghiệp, trường học…
Năm 1958 lần đầu tiên cử đoàn thể thao tham dự Đại hội quân đội các nước
Xã hội Chủ nghĩa ở Lep - Zig (CHDC Đức), trong đó có môn bắn súng. Cuối
năm 1958, tại trường bắn Bạch Mai (Hà Nội), cuộc thi bắn súng toàn miền Bắc
lần thứ nhất cũng được tổ chức với môn thi súng ngắn quân dụng, nắm bắn có
bệ tỳ 3 + 10 cự ly 100 mét. Từ đó trở đi, hàng năm hầu như đều được tổ chức
5
các giải thi bắn súng thể thao và súng quân dụng ở các nghành Quân đội, Công
an… và toàn miền Bắc.
Tháng 12/1959 Câu Lạc bộ bắn súng Trung ương được thành lập tại Xuân
Mai (Hà Tây) là trung tâm đào tạo VĐV bắn súng nâng cao ở nước ta. Trong đó
có mở các lớp bồi dưỡng đào tạo huấn luyện viên và trọng tài bắn súng thể thao
cho các tỉnh thành, ngành. Theo thống kê của Vụ thể thao quốc phòng thì đến
năm 1960 - 1961 số người tập bắn súng ở miền Bắc đã tăng nhanh từ 10 vạn đến
40 vạn. Nếu tính cả số người tập bắn súng trong dân quân tự vệ và các lực lượng
vũ trang thì số lượng lên tới một triệu rưỡi người luyện tập môn bắn súng.
Để đáp ứng với phong trào ngày càng phát triển, cuối năm 1961 Hội thể
thao Bắn súng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập ngày
28/10/1961, Bộ nội vụ đã ký Nghị định số 237/NĐ cho phép Hội chính thức
được hoạt động. Trong điều lệ Bắn súng thể thao Việt Nam ở chương I có ghi rõ
"Hội bắn súng thể thao Việt Nam dân chủ cộng hoà là một phần tổ chức quần
chúng hoạt động nghiệp dư dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban thể dục thể thao Trung
ương. Tuân chỉ mục đích của Hội thể thao bắn súng Việt Nam là phát triển và
nâng cao phong trào thể dục thể thao Bắn súng trong nhân dân lao động nhằm
phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố quốc phòng và bảo vệ tổ
quốc, đồng thời phát triển mối quan hệ hữu nghị với các VĐV các nước trên thế
giới"…
BCH Trung ương của Hội Bắn súng thể thao Việt Nam do đ/c Phùng Duy
Phiên làm Chủ tịch, đ/c Nguyễn Thanh Trạm làm tổng thư ký và một số uỷ viên
thường trực là cán bộ huấn luyện viên Câu Lạc bộ bắn súng Trung ương và các

ngành như Quân đội, Công an… với 3 tiểu ban chuyên môn là: Tiểu ban tuyên
truyền và tổ chức, tiểu ban huấn luyện và y học, tiểu ban thi đấu trọng tài.
Trong nhiều năm qua Hội thể thao bắn súng Việt Nam đã góp phần không
nhỏ vào việc chỉ đạo quần chúng luyện tập và tổ chức huấn luyện đào tạo VĐV
bắn súng nâng cao cũng như việc tiến hành tuyển chọn, thành lập đội tuyển Bắn
súng Việt Nam đi thi đấu Quốc tế đem lại cho tổ quốc những tấm huy chương
6
như Trần Oanh đã đạt huy chương vàng về môn bắn súng ngắn với thành tích
587 điểm tại đại hội Quân đội các nước xã hội chủ nghĩa tổ chức tại Tiệp Khắc
năm 1962 và năm 1966 tại Ganefo Châu Á, tổ chức tại Phnômpênh
(Campuchia), các VĐV bắn súng nước ta đã nêu thành tích vẻ vang đạt được 13
huy chương (2 vàng, 8 bạc, 3 đồng), trong đó có Trần Oanh đạt huy chương
vàng cá nhân với thành tích 554 điểm về môn bắn súng ngắn bắn chậm và cùng
với Nguyễn Mạnh Hùng giành được huy chương vàng đồng đội ở môn bắn này.
Đặng thị Kim Thanh đạt huy chương bạc cá nhân về môn bắn súng ngắn bắn
chậm nữ vớ thành tích 537 điểm và cùng với Nguyễn Thị Thanh Chương đạt
huy chương bạc đồng đội về môn bắn này. VĐV Mai Thích cũng giành được
huy chương bạc cá nhân về môn bắn súng ngắn 3 tư thế (3x40) với thành tích
1124 điểm…
Trong các năm đó BCH Hội bắn súng nước ta đã có lần nộp đơn xin ra
nhập Hội Bắn súng Quốc tế UIT, nhưng chưa được công nhận. Mãi đến năm
1979 - 1980 để có VĐV được quyền tham gia Olimpic thế giới, hội bắn súng thể
thao Việt Nam với nhu cầu cấp thiết lại một lần nữa gửi kèm theo điều lệ Hội
cùng các giấy tờ khác tới BCH Hội bắn súng Quốc tế.
Năm đó ta cũng cử đại biểu đi dự phiên họp (UIT) tại Maxcơva trong thời
gian thi đấu Olimpic lần thứ 22 và năm 1982, tại Đêli (Ấn Độ). Cùng với thời
gian tham gia ASIAD lần thứ 9 đ/c Nguyễn Duy Phát - Huấn luyện viên trưởng
Đội tuyển bắn súng Việt Nam đã được cử tham dự hội nghị Bắn súng Châu Á
bàn về sửa đổi điều lệ và chương trình thi bắn súng quốc tế trong các năm tiếp
theo.

Có thể dễ nhận thấy trong lịch sử hoàng bắn súng nước ta những năm 1962
- 1966 và 1980 - 1982 là thời kỳ hoàng kim của những kỷ lục mới về môn bắn
súng của Việt Nam. Trong đó có Ngô Hữu Kính đạt 562 điểm về môn bắn súng
ngắn ba tư thế (3x40) tại Liên xô 1980 và Nguyễn Quốc Cường đạt huy chương
đồng về môn súng ngắn Bắn nhanh với thành tích 591 điểm tại ASIAD Đêli (Ấn
Độ) năm 1982…
7
Trong 10 năm gần đây (1989 - 1998) VĐV bắn súng nước ta đã đạt nhiều
huy chương tại các Đại hội Đông Nam Á (1989, 1991, 1993, 1995, 1997), trong
đó tiêu biểu nhất là Đặng Thị Đông (Quân đội) ở môn súng ngắn nữ bắn nằm
bắn đạt 595 điểm tại SeaGame 16 (1991) ở Philippin và Đào Minh Tâm (Hải
Phòng) đã đạt được 578 điểm ở môn bắn súng ngắn thể thao nữ tại SeaGame 18
Thái Lan 1995…
Những số liệu về số lượng VĐV bắn súng và thành tích bắn thi trong 40
năm (1958 - 1998) cho thấy quá trình hình thành và phát triển môn bắn súng ở
nước ta được chia làm 4 giai đoạn là: hình thành, phát triển, tạm ngưng và khôi
phục.
- Giai đoạn hình thành (1958 - 1962): Môn bắn súng bắt đầu có ở Việt
Nam, bước đầu xây dựng VĐV trong Quân đội và nghành Đường sắt. Trong giai
đoạn này tổ chức thi đấu bắn súng quân dụng và súng thể thao phổ thông như
Brno - 2, Toz - 8, súng ngắn Dru lov…
- Giai đoạn phát triển (1963 - 1969): Trong những năm này, các môn súng
bắn theo tiêu chuẩn quốc tế được phổ biến rộng rãi trên toàn miền Bắc, các đại
hội thi bắn hàng năm được tổ chức cho cả 2 giải: hạng A (súng tự chọn), hạng B
(súng phổ thông). Lực lượng VĐV nâng cao cũng được hình thành từ Trung
ương đến các tỉnh thành nghành. Số người tập luyện và tham gia thi đấu đông,
cùng với số người đạt đẳng cấp VĐV nhiều và thành tích bắn các môn súng đều
được nâng cao rõ rệt.
- Giai đoạn tạm ngừng (1970 - 1972): Do điều kiện chiến tranh khó khăn và
chủ yếu là sự chưa thống nhất trong nhận thức dẫn tới việc ngưng tổ chức các

giải trong pham vi toàn quốc, giải tán Vụ thể thao quốc phòng, Câu lạc bộ Bắn
súng Trung ương cùng các trường huấn luyện nâng cao khác. Từ đó có sự giảm
sút nhanh chóng về số lượng VĐV và thành tích ở tất các môn.
- Giai đoạn khôi phục (1973 - 2004): Do yêu cầu quan hệ thể thao quốc tế
ngày càng mở rộng, Bắn súng lại được coi là một môn trong những môn thể thao
trọng tâm. Hàng năm đội tuyển bắn súng được đi tập huấn và thi đấu nước
8
ngoài. Lực lượng VĐV bắn súng được khôi phục và tăng lên ở các tỉnh, thành,
ngành như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh
Phúc, Quân đội, Công an và các Trường Đại học TDTT. Thành tích các môn
bắn súng ở Việt Nam trong 40 năm qua cũng diễn biến theo từng làn sóng, nó
phụ thuộc vào các yếu tố lịch sử của đất nước, chủ trương chính sách, chính phủ,
công tác TDTT và tổ chức lãnh đạo của ngành ta về công tác huấn luyện, đào
tạo đội ngũ VĐV nâng cao.
Môn bắn súng thể thao nước ta sẽ còn phát triển và những thành tích, kỷ lục
bắn sẽ ngày càng được nâng cao hơn nữa so với hiện nay.
1.2 Đặc điểm của môn súng ngắn tiêu chuẩn.
Bắn súng là một môn thể thao mang tính chất vừa trí tuệ vừa hoạt động tĩnh
lực, hoạt động thần kinh nhiều hơn hoạt động cơ bắp. Môn bắn súng thể thao đòi
hỏi người tập phải có thần kinh vững vàng, tính khéo léo thực hiện kỹ thuật
động tác mà còn phải có thể lực tốt thể hiện ở sức mạnh của các cơ tham gia giữ
im súng cùng với sức bền và sức bền chuyên môn khi bắn trong nhiều giờ liền
mà mức độ chính xác không bị giảm sút.
Môn bắn súng ngắn tiêu chuẩn có 3 nội dung cùng bắn vào 1 loại bia đen
tròn với thời gian quy địng khác nhau vì thế nó mang đặc điểm của kỹ thuật bắn
chậm(ở tốc độ 150 giây), và kỹ thuật bắn nhanh(ở các tốc độ 20 giây và 10
giây).
Ở tốc độ 150 giây(1 loạt) thì về tư thế, cách cầm súng, giương súng, ngắm
bóp cò như kỹ thuật bắn bia tròn cố định trong môn súng ngắn thể thao nhưng
khoảng cách giữa các phát bắn không đượng lâu hơn 30 giây.

Ở tốc độ 20 giây và 10 giây(1 loạt) thì tư thế chuẩn bị ban đầu giống như
cách bắn bia ẩn hiện. nòng súng ở góc 45
0
so với trục thẳng đứng và mỗi khi bia
xuất hiện VĐV nhanh chóng nâng súng từ dưới lên. Có hai giai đoạn là nhanh
và giảm dần tốc độ nâng súng, kết hợp với việc bóp cò liên tục cho súng nổ
không bị văng ngang, sau đó ngón tay trỏ phải nhả cò ra nhanh rồi lại bóp vào
nhanh và chậm dần kết hợp với điều chỉnh đường ngắm chính xác cho súng nổ
9
đúng thời cơ ổn định nhất, cho phù hợp với thời gian quy định của loạt bắn.
Riêng về ngắm ở môn bắn này thì VĐV nên cho đầu ngắm đội đít điểm đen như
trong môn bắn chậm.
1.3. Vai trò của tố chất sức bền chuyên môn trong Bắn súng.
1.3.1. Khái niệm sức bền:
- Là khả năng duy trì hoạt động trong một thời gian dài chống lại sự mệt
mỏi, khi hoàn thành động tác hoặc bài tập.
Sức bền rất cần thiết trong các bài tập có khối lượng lớn và trong cả thi đấu,
do đó nó là thành phần quan trọng của sự phát triển thể lực ở môn Bắn súng.
Sức bền được đánh giá thông qua khả năng duy trì hoạt động của hệ hô hấp,
hệ tuần hoàn và hệ thống cơ bắp. Sức bền bao gồm súc bền chung và sức bền
chuyên môn. Sức bền chung tích lũy dần dần bằng tất cả các bài tập thể lực
quanh năm, việc tăng cường tốc độ và mức độ tập luyện, cũng làm cho sức bền
chung tăng. Sức bền chung có tác dụng đối với cơ thể sau khi tập luyện và ngay
cả trong tập luyện. Sức bền chung có tác dụng với khả năng vận động. Đó là cơ
sở vững chắc của sinh viên, VĐV Bắn súng trong huấn luyện chuyên môn, hoặc
phát triển sức bền chuyên môn
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước công bố, tố chất
sức bền chuyên môn có vai trò rất quan trọng đối với thành tích môn Bắn súng,
nó được thể hiện ở các mặt sau:
1.3.2.1. Tố chất sức bền chuyên môn là khả năng, năng lực hoạt động

không thể thiếu được trong hoạt động tập luyện và thi đấu của sinh viên Bắn
súng
Nó thể hiện ở khả năng giữ súng ổn định khi bắn súng nhiều giờ liền mà
mức độ bắn chính xác không hề bị giảm sút. Trước hết phải có sự chuẩn bị tốt
về các mặt hoạt động thể lực trong hoạt động chuyên môn, đó chính là sức bền
của hoạt động tim mạch, hô hấp, các hoạt động trao đổi chất và năng lượng.
Một sinh viên tố chất sức bền kém thường biểu hiện ở trạng thái suy giảm
về thành tích, tinh thần mệt mỏi không muốn tập luyện hay tham gia bất cứ hoạt
10
động gì, làm bất cứ việc gì cũng nhanh chóng mệt mỏi, đặc biệt là trong môn
Bắn súng đòi hỏi sự nỗ lực liên tục trong thời gian dài, nhất là sự nỗ lực lớn của
các cơ tham gia vận động. Nếu sự nỗ lực đó không đủ đáp ứng sẽ dẫn tới sự suy
giảm thành tích ở cuối bài bắn làm ảnh hưởng tới thành tích chung của cả bài
bắn.
1.3.2.2. Tố chất sức bền có lợi cho việc chịu đựng lượng vận động lớn và
thích ứng trong thi đấu với cường độ cao.
Trình độ thể thao trong thời đại ngày nay không ngừng được nâng cao, các
cuộc thi đấu ngày càng được tăng lên. Theo thống kê của các nhà khoa học
Trung Quốc thì số lần thi đấu hàng năm ở thập kỷ 60 của môn Bắn súng là 12+
2 lần/ năm, nhưng đến thập kỷ 90 các cuộc thi đấu đã tăng lên 17+ 3 lần/năm. Vì
vậy muốn nâng cao được thành tích thể thao cũng như thích ứng với cường độ
vận động dày đặc cần phải có sự chuẩn bị tốt về tố chất sức bền nói chung và tố
chất sức bền chuyên môn nói riêng bao gồm sức bền hô hấp, tuần hoàn và các
hoạt động trao đổi chất và năng lượng.
Hiện nay mối quan hệ giữa vận động trong thi đấu và tố chất sức bền
chuyên môn trong học tập, thi đấu được mọi người rất coi trọng và vấn đề này
thực tế đã được chứng minh.
1.3.2.3. Tố chất sức bền chuyên môn là điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện kỹ thuật động tác và nâng cao thành tích thể thao.
Trong môn Bắn súng, muốn bắn trúng đích trước hết xạ thủ phải làm cho hệ

thống cơ thể và súng trở lên một khối thống nhất đồng thời kết hợp đường ngắm
cùng với tăng cò kết thúc độc lập mới đạt kết quả cao nhất trong mỗi phát bắn.
Muốn làm được điều đó thì yêu cầu đầu tiên là phải có được sức bền chuyên
môn của hệ cơ quan tham gia vào quá trình giữ súng im và ổn định. Trên thực tế
những vận động viên xuất sắc trên thế giới có khả năng giữ súng im rất tốt trong
thời gian dài, từ đó tạo thuận lợi cho việc thực hiện kỹ thuật kết thúc phát bắn,
có vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích bắn súng.
11
1.3.2.4. Tố chất sức bền chuyên môn có lợi trong việc duy trì trạng thái
tâm lý thi đấu ổn định
Thực tế đã chứng minh đa số các VĐV trẻ và cả những VĐV đã thi đấu
nhiều năm, do tính chất của thi đấu và lo lắng về thành tích gây cho họ sự căng
thẳng cảm xúc quá mức dẫn tới chỉ số nhịp tim, huyết áp, tần số hô hấp tăng lên
nhiều lần, vượt mức bình thường dẫn tới bài tiết nước tiểu mạnh, toát mồ hôi
nhiều, thân nhiệt tăng,rung động các cơ ở tay cũng như toàn thân tăng lên làm
cho quy luật dao động của súng kém ổn định, xạ thủ không thực hiện được sự
phối hợp động tác ngắm và tăng cò cho súng nổ đúng thời cơ từ đó ảnh hưởng
tới thành tích tập luyện và thi đấu. Nghiên cứu cho thấy khả năng duy trì trạng
thái tâm lý có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực cơ thể, đó chính là sức bền
chuyên môn, sức bền của hệ tuần hoàn, sức bền của hệ hô hấp, hệ trao đổi chất
và năng lượng.
1.3.2.5. Tố chất sức bền chuyên môn có lợi cho phòng ngừa chấn thương
và kéo dài tuổi thọ VĐV.
Thành tích thể thao phải được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật, chiến thuật,
tâm lý và thể lực phát triển cao. trình độ phát triển cao sẽ duy trì được ổn định
kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý. tố chất sức bền chuyên môn giúp cho VĐV tránh
được những chấn thương khi phải thi đấu với cường độ cao như chấn thương cổ,
vai, cổ tay, khuỷu gối
Một điều quan trọng được thực tế các nhà khoa học đã chứng minh: VĐV
có trình độ chuyên môn phát triển cao có tuổi thọ VĐV cao hơn số VĐV có

trình độ chuyên môn thấp. VĐV có thể lực tốt sẽ có tuổi thọ VĐV cao hơn
những người có thể lực không tốt, hay có thể nói một cách khác tố chất sức bền
chuyên môn noi riêng và thể lực chuyên môn nói chung sẽ là tiền đề để đảm bảo
việc kéo dài tuổi thọ cho VĐV Bắn súng.
Như vậy có thể nói rằng tố chất sức bền chuyên môn có vai trò quan trọng
đối với việc nâng cao kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý tạo nền móng vững chắc
cho việc đạt được thành tích cao trong tập luyện và thi đấu môn Bắn súng
12
1.4 Các quan điểm về kiểm tra, đánh giá
1.4.1 Khái niệm về kiểm tra và đánh giá.
Xuất phát từ ý nghĩa và tác dụng thực tế quan trọng của công tác kiểm tra
và đánh giá mà cho đến nay đã có rất nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu của
trong và ngoài nước về vấn đề này như: Các tài liệu về giáo dục học, giảng dạy
đại học của tác giả trong nước, của Howard B.Lyman (1991) ở Mỹ… Hầu hết
các tài liệu và các bậc học từ giáo dục phổ thông tới giáo dục đại học. Để lắm rõ
bản chất của công tác này trước hết chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm về nó.
Theo tác giả Ngô Đình Qua thì kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng là kiểm
lại, soát lại một cái gì đó mà trong lĩnh vực giáo dục thì đó là kiểm lại các mối
liên hệ ngược bên ngoài (của người Thầy) và bên trong (tự kiểm tra của học
sinh). Còn theo tài liệu của trung tâm đảm bảo chất lượng và nghiên cứu phát
triển thể chất và nghiên cứu phát triển giáo dục Đại học quốc gia Hà Nội thì
kiểm tra - đánh giá là hai công việc có thứ tự hoặc đan xen kẽ nhằm miêu tả và
tập hợp những bằng chứng về thành tích học tập của sinh viên. Theo Mechrerrs
và Lehman (1975) "Giải thích và miêu tả thành tích học tập của sinh viên là tự
kiểm tra - đánh giá".
Để kiểm tra và đánh giá ở bậc Đại học người ta sử dụng một công cụ
chung, đó là Test. Cũng theo tài liệu của Trung tâm đảm bảo chất lượng và
nghiên cứu phát triển giáo dục Đại học quốc gia Hà Nội thì Test là xây dựng
một cấu trúc quan sát nhằm đánh giá trong quá trình qua những vấn đề cần giải
quyết… Trong lĩnh vực thể thao, Test được coi là "Sự đo lường hoặc thử

nghiệm, được tiến hành nhằm mục đích xác định trạng thái hoặc năng lực của
VĐV".
Đo lường theo khái niệm chung thì đó "là sự xác định một số việc hay một
số đặc tính được nêu bằng số lượng cụ thể trên cơ sở chung về nguyên tắc là
phải phù hợp với những quy tắc mà đánh giá", (Guilford. 1951). Còn "Đo lường
giáo dục là phân loại để quan sát các hành vi và công việc của sinh viên. Sử
dụng việc phân loại để quan sát và đặt ra các tiêu chuẩn, các thủ tục và nguyên
13
tắc tiến hành đánh giá", (tài liệu Đại học quốc gia Hà Nội, 1996). Có tác giả lại
cho rằng đo lường là quá trình "xác định phù hợp các hiện tượng nghiên cứu
hoặc các con số", (Dương Nghiệp Chí, 1991). Song cho dù khái niệm nào thì đo
lường giáo dục cũng được xác định là biện pháp kỹ thuật quan trọng để tiến
hành kiểm tra việc giảng dạy, học tập trong các trường học nói chung và trong
trường Đại học TDTT nói riêng.
Kết quả kiểm tra thu được sẽ được phân loại thông qua việc đánh giá các
cấp độ khác nhau. Bởi vậy đánh giá được coi "là sự phán xét tổng kết hàm chứa
cả mặt hiệu quả, hiệu xuất lẫn hiệu năng của việc đào tạo, (tài liệu Đại học quốc
gia Hà Nội, 1996). Hoặc "đánh giá là quá trình làm cho rõ mức độ "thích hợp"
của đối tượng đánh giá so với các mục tiêu". Trong TDTT, đánh giá là quá trình
phân loại kết quả Test hay phân loại thành tích của VĐV…" ( Lê Văn Lẫm).
Thông qua đánh giá có thể xác định được kết quả của quá trình giảng dạy, học
tập để từ đó rút kinh nghiệm và tổ chức sao cho quá trình này đạt hiệu quả cao
hơn.
Từ những khái niệm trên cho chúng ta thấy ý nghĩa của công tác kiểm tra, đánh
giá trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Cùng với sự phát triển của nhiều ngành
khoa học khác, cho đến nay kiểm tra, đánh giá được coi như một công tác khoa học
"và trở thành một môn học bắt buộc trong chương trình đại học"
1.4.2 Kiểm tra đánh giá trong TDTT.
Trong lĩnh vực TDTT, mặc dù kiểm tra, đánh giá được ứng dụng từ thời xa
xưa, song chỉ mới gần đây, do sự phát triển về mặt lý luận của môn khoa học

này cùng với những nhận thức về ý nghĩa thực tiễn quan trọng của nó có rất
nhiều tác giả nghiên cứu như: V.M.Daxiorxki, 1982; P.Blagus, 1982; I.V.Auhc,
1982; Dương Nghiệp Chí,1991; Lê Văn Lẫm
Cùng với sự hoàn thiện dần về các cơ sở lý luận, thực tiễn, kiểm tra, đánh
giá ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công tác TDTT. Nó
không chỉ được ứng dụng rộng như một việc xác định kết quả giảng dạy học tập
trong các trường chuyên nghiệp TDTT mà còn được ứng dụng trong công tác
14
giáo dục thể chất ở các trường phổ thông, trong dự báo tuyển chọn sinh viên,
xác định trình độ sinh viên mà còn ứng dụng trong cả việc điều tra, đánh giá
năng lực thể chất con người trong toàn xã hội. Ngoài ra, do sự phát triển của các
ngành khoa học khác liên quan mà kiểm tra, đánh giá ngày nay được ứng dụng
rộng rãi không chỉ trong việc xác định thành tích của sinh viên mà còn cả trong
việc xác định chức năng sinh lý, tâm lý, trình độ phát triển thể lực của mỗi
người tham gia hoạt động TDTT.
Ngay từ thời xa xưa con người đã biết ứng dụng nhiều biện pháp đo lường
khác nhau cùng những đơn vị đo khác nhau để kiểm tra - đánh giá trạng thái thể
lực của sinh viên cũng như thành tích thể thao mà họ đạt được. Với các môn thể
thao có chu kỳ như đi bộ, chạy, bơi người ta biết kết hợp các đơn vị đo lường về
chiều dài và thời gian để xác định thành tích cho sinh viên. Với các môn ném đẩy,
các môn nhảy thì sử dụng đơn vị đo lường về chiều dài, các môn mang, vác sử
dụng đơn vị đo lường về trọng lượng… Mặc dù từ những thủa ban đầu đó các đơn
vị đo lường được sử dụng chỉ theo cách tính toán, quy đổi của mỗi vùng, mỗi địa
phương khác nhau, độ chính xác của chúng còn nhiều hạn chế. Song cùng với sự
phát triển của xã hội loài người và các Ngành khoa học khác có liên quan, các
đơn vị đo lường trong TDTT cũng dần được hoàn thiện. Các phương tiện đo đạc,
kiểm tra cũng ngày được cải tiến, hoàn thiện, nâng cao độ chính xác và đồng thời
thống nhất sử dụng trên toàn thế giới.
Ngày nay ở các môn thể thao mang tính chu kỳ chúng ta đã rất quen thuộc
với các thành tích trong đo lường bằng đơn vị thời gian như giờ, phút, giây trên

cơ sở các cự ly đã tập luyện và thi đấu khác nhau được quy định. Với các môn
ném, đẩy, nhảy thành tích của sinh viên lại được đo bằng các đơn vị đo chiều dài
như mét, centimet. Trong cử tạ lại được sử dụng đơn vị đo lường bằng
Kilogram…Bằng các đại lượng đo lường trên, cùng với những quy định ngày
càng chặt chẽ về phương pháp và sự phát triển của các phương tiện đo đạc hiện
đại đã cho phép chúng ta đánh giá một cách khách quan hơn thành tích của sinh
viên cùng với những khả năng mang con người đạt tới trong lĩnh vực TDTT.
15
Tuy nhiên những đại lượng đo lường trên vẫn không thể cho phép đánh
giá hết thành tích của các môn thể thao mà ngày nay con người đang tập luyện.
Bởi vậy với một số môn thể thao khác nhau người ta đã đưa ra các phương pháp
đo lường khác nhau để xác định thành tích của môn thể thao đó. Ví dụ: Với các
môn thể dục, thể dục nghệ thuật, trượt băng nghệ thuật, các môn đối kháng như
võ, đấu kiểm, quyền Anh…người ta đánh giá thành tích bằng cách cho điểm trên
cơ sở các động tác mà họ thực hiện trong cuộc thi. Mặc dù phương pháp này còn
mang nhiều tính chất chủ quan cá nhân người đánh giá, song với những quy
định chặt chẽ về phương thức cho điểm, kết cấu động tác, độ khó và tính nghệ
thuật của các bài thi cùng với kinh nghiệm và trình độ của người đánh giá
(không cho phép chỉ dựa vào đánh giá của một cá nhân) mà việc xác định kết
quả thành tích được chính xác hơn.
Những tài liệu trên đã đề cập rất nhiều về mặt lý thuyết của công tác kiểm
tra, đánh giá trên cơ sở lý thuyết của đo lường thể thao mà ngày nay hầu hết các
môn thể thao đã đang dần hoàn thiện hệ thống kiểm tra - đánh giá của mình
trong công tác giảng dạy và huấn luyện, xu hướng lượng hoá các chỉ tiêu trong
kiểm tra đối với người tập cũng đang được phát triển nhằm đảm bảo cho quá
trình đạt được ở mức độ khách quan và tin cậy nhất.
1.5. Đặc điểm tâm sinh lý
Sinh viên Bắn súng khóa 43 hầu hết 22 tuổi nên đặc điểm tâm sinh lý của
sinh viên chính là đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên.Trong bất kể môn thể
thao nào, dù đó là môn thể thao đối kháng trực tiếp hay những môn tĩnh lực thì

điều đầu tiên phải quan tâm đến là đặc điểm tâm sinh lý của người được huấn
luyện. Sự phát triển thành tích thể thao phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tâm lý,
sinh lý từng lứa tuổi. Để xây dựng tiêu chí đánh giá thể lực chuyên môn trước
tiên cần tìm hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên chuyên sâu Bắn súng
K43.
16
1.5.1. Đặc điểm tâm lý
Ở lứa tuối này chức năng tâm lý phát triển đầy đủ nhất, nhân cách căn bản
của con người được định hình và có tính cách độc lập thẳng thắn.
Để xác định được đặc điểm tâm lý và quy luật hoạt động tâm lý của từng sinh
viên, khi giảng dạy các động tác giáo viên cần phải đặc biết chú ý đến vấn đề
tâm lý để hoàn thiện sức bền chuyên môn. Hơn nữa phải quan tâm đến sự nảy
sinh tâm lý trong quá trình học tập cũng như thi đấu . Ở lứa tuổi thanh niên sự
phát triển trí tuệ mang tính nhạy bén và phát triển đến trình độ cao, tư duy chặt
chẽ nhất quán, biết xoáy vào những quan hệ bản chất bên trong. Tư duy đã trở
nên sâu sắc nhờ khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa được phát triển cao,
nhạy bén với cái mới, biết đặt ra các giả thuyết táo bạo. Ở lứa tuổi này các em
thích suy luận tuy nhiên hay kết luận vội vàng thiếu khái quát, thiếu cơ sở thực
tế. Trí nhớ cũng có thay đổi, nhớ ý nghĩa hơn là nhớ máy móc. Tưởng tượng của
các em mang tích sáng tạo cao nhưng lại được gắn liền với thực tế. Các em hình
thành thế giới quan và phát triển hoàn chỉnh, hình thành các quan điểm xã hội tự
nhiên, hơn nữa lại khao khát về lý tưởng, muốn xây dựng một lý tưởng tốt đẹp,
lý tưởng khái quát cao. Tính độc lập của các em biểu hiện ở sự tìm hiểu đào sâu
giải quyết mọi việc theo ý kiến riêng của mình. Tăng cường sự nỗ lực ý chí để
vượt qua mọi khó khăn. Tuy nhiên còn vội vàng hấp tấp, còn nôn nóng trong
mọi vấn đề cuộc sống.
1.5.2. Đặc điểm sinh lý
-Hệ thần kinh:
Đang ở thời kỳ phát triển đi đến hoàn chỉnh tuy vậy quá trình hưng phấn và
ức chế chưa thăng bằng

-Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn:
Phát triển khá hoàn chỉnh, dung tích sống đã đạt tới chỉ số người lớn. Tuy
vậy hệ thần kinh giao cảm rất nhạy bén nên các em rất dẽ dàng tăng giảm nhịp
tim, nhịp thở do sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện hoàn cảnh,
tâm lý, môi trường xung quanh.
17
-Hệ tiêu hóa:
Phát triển rất tốt, sự thu nhận năng lượng qua tiêu hóa nhanh và hệ suất lớn,
sinh viên có thể tăng giảm cân nhanh do chế độ ăn uống và sinh hoạt.
-Hệ bài tiết:
Chịu sự tác động của các tuyến nội tiết phát triển nên cũng phát triển và có
tác động tới việc điều hòa thân nhiệt. Do tiêu hóa và bài tiết tốt nên các em có
khả năng hồi phục rất tốt so với người lớn.
-Hệ xương:
Đang ở thời kỳ phát triển so với hệ cơ, chiều cao trong giai đoạn này phát
triển rất nhanh, có thể đạt 8- 10c/năm, các em thường cao, mảnh, xương chưa
cốt hóa hoàn toàn nên dễ gãy.
-Hệ cơ:
Phát triển chậm hơn so với hệ xương tuy vậy các nhóm cơ nhỏ đã bắt đầu
phát triển nếu các em được tập luyện một cách khoa học thì cơ sẽ phát triển ở
mức độ nhanh hơn.
-Hệ sinh dục:
Đã phát triển, sự phân hóa giới tính ở nam so với các em nữ thể hiện rõ
ràng. Sự phát triển sinh dục ở lứa tuổi này sẽ làm thay đổi tâm lý các em, khi sử
dụng các hình thức, phương pháp giáo dục người huấn luyện viên phải đặc biệt
lưu ý tới vấn đề này.
-Hệ vận động:
Phát triển hơn so với hệ cơ, hệ xương, hệ tuần hoàn và hô hấp nếu chúng ta
sử dụng các hình thức và phương pháp huấn luyện khoa học.
Qua nghiên cứu chương I, đề tài đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận có liên

quan tới trình độ sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43
trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Đó sẽ là cơ sở lý luận để tiến hành các bước
nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
18
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu trên đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài
khoa học (từ lúc chọn và xây dựng đề tài tới khi hoàn thành luận văn) chúng tôi
đã đọc các tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình có liên quan tìm hiểu về đặc điểm
tâm sinh lý, các phương pháp kiểm tra - đánh giá trình độ Sinh viên nói chung
và Sinh viên Bắn súng nói riêng. Các tài liệu tham khảo được trình bày trong
“Danh mục tài liệu tham khảo”
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn:
Đây là phương pháp được sử dụng ngay ở giai đoạn đầu của quá trình
nghiên cứu. Trước hết đó là sự trao đổi, toạ đàm trực tiếp của huấn luyện viên,
giáo viên trong bộ môn nhằm đánh giá thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá
trình độ tập luyện của sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trong những năm qua,
những ưu điểm và đặc biệt là nhược điểm của công tác này. Thông qua phương
pháp phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi đề tài tiến hành phỏng vấn các giảng
viên, huấn luyện viên môn bắn súng nội dung súng ngắn bắn nhanh. Các phiếu
phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở thu thập các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập
luyện của sinh viên bắn súng K 43. Kết quả, đề tài sẽ lựa chọn những test được
phỏng vấn có số phiếu đạt tỷ lệ trên 70% số người đồng ý sử dụng.
2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm.
Sử dụng phương pháp quan sát sư phạm nhằm thu thập thông tin cần thiết
về các đối tượng tham gia thử nghiệm, về thực tế đào tạo sinh viên, từ đó rút ra

những test phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của sinh viên
chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh
19
Đề tài tiến hành quan sát các lần kiểm tra trình độ của sinh viên chuyên sâu
Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh, từ đó đánh giá được thực trạng
các test đánh giá sức bền chuyên môn cũng như cách thức xây dựng chỉ tiêu và
thang điểm đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng
K43 trường Đại học TDTT Bắc ninh
2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Sử dụng các Test lựa chọn để tuyển chọn và kiểm tra đánh giá trình độ của
sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh và giải
quyết các mục tiêu của đề tài.
2.1.4.1. Bắn tính điểm 30 viên súng ngắn tiêu chuẩn (điểm)
Cách thức tiến hành: Đối tượng kiểm tra vào vị trí bắn với số lượng đạn 30
viên, mỗi tư thế bắn 10 viên tính điểm, mỗi bia 1 viên. Khi kết thúc người kiểm
tra thu bia, chấm điểm. Thang điểm chấm là tổng điểm của 30 viên đạn được
tính theo điểm chạm trên bia (từ vòng 1 đến vòng 10).
2.1.4.2. Bắn tính độ chụm 30 viên súng ngắn tiêu chuẩn (cm)
Cách thức tiến hành: Đối tượng kiểm tra vào vị trí bắn với số lượng đạn 30
viên, bắn ở tư thế đứng và bắn trên cùng 1 bia. Khi kết thúc người kiểm tra thu
bia đo độ chụm. Độ chụm được tính bằng khoảng cách giữ 2 viên xa nhất (chiều
ngang và chiều dọc của bia)
2.1.4.3. Đánh giá độ ổn định trên máy bắn lasez.
Máy bắn lasez của ta hiện nay là bộ máy bắn được nhập từ Nga về bao
gồm: 1 bộ máy vi tính, 1 bộ mắt bắn lasez và bia cảm ứng điện tử.
Cách thức tiến hành: Kẹp mắt bắn lasez vào khẩu súng của VĐV, sau đó cho
VĐV đó giương khẩu súng đó và ngắm vào bộ bia có cảm ứng điện tử ở một
khoảng cách nhất định (10 mét). Độ ổn định của súng khi VĐV đó giương súng
được vạch ra thành các đường trên màn hình vô tuyến.
Kết quả được đánh giá bằng thời gian qui định giữ súng ổn định trên bia và

giao động của súng là nhỏ nhất thời gian ổn định càng lâu thì VĐV đó có tính ổn
định càng tốt.
20
Đối với VĐV có trình độ tập luyện lâu năm hay có được thành tích đỉnh
cao thì độ ổn định được tính bằng thời gian mà VĐV đó có thể duy trì được
súng ổn định trong khi thực hiện động tác giương súng trong vòng 9 điểm của
bia súng ngắn hơi.
2.1.4.4. Bật súng tốc độ
- Mục đích bài tập: Nâng cao khả năng giương súng ở bia đầu và độ chính
xác bia đầu.
- Cách thực hiện: VĐV sau khi đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị tập luyện,
chọn được vị trí bắn sẽ theo khẩu lệnh “Bắt đầu - Kết thúc” của HLV, thực hiện
động tác giương súng lên cao, hạ xuống bia rồi lại đặt súng làm lại toàn bộ động
tác giương súng. Tần số thực hiện động tác là 1.5″/1 lần. Thực hiện 3 tổ x 10
lần. Thời gian nghỉ giữa các lần giương súng là 3″. Thực hiện liên tục 20 lần,
thời gian nghỉ giữa các tổ là 1 phút.
- Chú ý đường đi của súng và cánh tay khi giương súng lên và hạ súng
xuống phải luôn trên một đường thẳng. Khi hạ súng xuống mắt phải bám được
đường ngắm.
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê
Kết quả thực nghiệm thu được sử lý thông qua phương pháp toán học thống
kê để đánh giá các đặc tính của các nội dung kiểm tra. Các tham số mà đề tài sử
dụng:
- Tính trung bình cộng
n
x
x
n
i
i


=
=
1
- Công thức tính phương sai
1
)(
2
2


=

n
xx
i
δ

21
- Độ lệch chuẩn (δ)
2
δ = δ
- Phương pháp phân tích tương quan cặp được dùng để đánh giá độ tin cậy
của test sư phạm bằng cách xem xét mối quan hệ giữa hai lần lập test trong cùng
một điều kiện, theo công thức Brav - Pixon:
- Công thức tính hệ số tương quan cặp:


−−∑
−−

=
22
)()(
))((
yyxx
yyxx
r
ii
ii

- Công thức tính hệ số tương quan thứ bậc
2
2
)(
)1(
6
1



−=
ii
BA
nn
r
- Công thức tính t student so sánh 2 số trung bình quan sát
B
c
A
c

BA
nn
xx
t
22
σσ
+

=
(n < 30)
2
)()(
11
2
−−
−+−
=
∑∑
==
BA
n
i
BB
n
i
AA
c
nn
xxxx
σ

(n < 30)
- Thang độ C
C = 5 + 2Z trong đó: Z =
δ
ii
xx

22
2.2 Tổ chức nghiên cứu:
2.2.1. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tư tháng 01 năm 2010 đến tháng 05 năm
2011 theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 2/2010 đến hết tháng 04/2010: Lựa chọn đề tài, xây
dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu
- Giai đoạn 2: Từ tháng 05/2010 đến hết tháng 09/2010: Đọc và tham khảo
tài liệu, lập phiếu và tiến hành phỏng vấn xác định chỉ tiêu đánh giá.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 10/2010 đến hết tháng 03/2011: Xây dựng tiêu
chuẩn đánh giá, xây dựng thang điểm đánh giá, kiểm định, đánh giá.
- Giai đoạn 4: Từ tháng 04/2011 đến hết tháng 06/2011: Viết và hoàn thiện
luận văn, báo cáo trước Hội đồng nghiệm thu.
2.2.2. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu:
Trường bắn, đồng hồ bấm giây, máy bắn laser và các trang bị tập luyện
chuyên môn.
23
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Giải quyết mục tiêu 1: Thực trạng trình độ tập luyện sức bền
chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43, nội dung súng ngắn
bắn nhanh trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Để giải quyết mục tiêu 1, đề tài tiến hành theo các bước cụ thể sau:

- Thực trạng công tác đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho sinh viên
chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
- Lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu
Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
- Xác định nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu và test đánh giá sức bền chuyên
môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
+ Lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu
Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
+ Xác định độ tin cậy của các chỉ tiêu đánh giá sức bền chuyên môn cho
sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
+ Xác định tính thông báo của các chỉ tiêu đánh giá sức bền chuyên môn
cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Sau đây là kết quả nghiên cứu cụ thể từng bước:
3.1.1. Thực trạng công tác đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho
sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Để đánh giá Thực trạng công tác đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho
sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh, trước hết
thông qua quan sát thực tế các buổi kiểm tra trình độ sinh viên, qua phỏng vấn
trực tiếp các giảng viên làm công tác giảng dạy sinh viên chuyên sâu Bắn súng
K43 cũng như phân tích chương trình, giáo án học tập, đề tài nhận thấy để đánh
giá trình độ sức bền chuyên môn cho sinh viên còn một số tồn tại sau:
24
- Việc đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho sinh viên phần lớn còn
theo kinh nghiệm chủ quan của các huấn luyện viên.
- Có sử dụng test trong kiểm tra đánh giá trình độ sức bền chuyên môn
cho sinh viên nhưng thực tế chỉ có 01 test: Năng lực thăng bằng tĩnh. Tuy nhiên
chỉ tiêu này cũng chưa kiểm tra để xác định độ tin cậy, tính thông báo cho đối
tượng nghiên cứu cũng như chưa xây dựng tiêu chuẩn phân loại hay thang điểm
đánh giá trình độ. Đây là một khó khăn lớn trong việc đánh giá trình độ sức bền
chuyên môn cho sinh viên.

- Các test được sử dụng chung cho cả nam và nữ, cho mọi đối tượng tập
luyện và lứa tuổi. đây là yếu tố góp phần làm cho công tác đánh giá trình độ sức
bền chuyên môn cho sinh viên thêm thiếu phần chính xác.
Trước thực trạng như vậy, vấn đề đặt ra là phải xây dựng được hệ thống các
chỉ tiêu đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn
súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh có đủ độ tin cậy, tính thông báo, phù
hợp với từng lứa tuổi, giới tính và từng giai đoạn tập luyện. vấn đề này sẽ được
chúng tôi giải quyết cụ thể ở phần tiếp theo của đề tài.
3.1.2. Lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên
sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3.1.2.1. Xác định nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu và test đánh giá sức bền
chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc
Ninh.
Để xác định chỗ dựa cho việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá trình độ sức bền
chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc
Ninh, đề tài đã sử dụng 2 phương pháp là phân tích và tổng hợp tài liệu, kết hợp
với phương pháp phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi các HLV, giáo viên,
chuyên gia đang làm công tác giảng dạy và huấn luyện môn súng ngắn tiêu
chuẩn tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh và các tỉnh lân cận. Kết quả nghiên
cứu và tổng hợp các tư liệu về khoa học chuyên nghành và một số tài liệu có liên
quan đến chuyên môn, đề tài bước đầu đã lựa chọn được các nguyên tắc có quan
25

×