Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Báo Cáo Thực Tập VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 65 trang )

57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví TSLĐ của doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. TSLĐ được ví
như vậy có lẽ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của TSLĐ đối
với “ cơ thể “ doanh nghiệp. trong nền linh tế thị trường một doanh nghiệp
muốn hoạt động thì không thể không có vốn. Vốn của DN nói chung và TSLĐ
nói riêng có mặt trong mọi khâu của DN từ : dự trữ, sản xuất đến lưu động. Tài
sản lưu động giúp cho DN tồn tại và hoạt động được trơn tru hiệu quả.
Quản lý và sử dụng vốn lưu động là một trong những nội dung quản lý
tài chính quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Song, không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn lưu động hiệu quả.
Nếu đồng vốn mà doanh nghiệp sử dụng có khả năng đem lại lợi nhuận cao
thì doanh nghiệp không những bù đắp được chi phí mà còn tích lũy để tái
sản xuất mở rộng. Vốn lưu động tác động mạnh mẽ tới khả năng sản xuất
kinh doanh và nâng cao khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Đặc biệt là
trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các doanh nghiệp đang trong
tình trạng thiếu vốn, việc vay vốn gặp nhiều khó khăn không đảm bảo đáp
ứng nhu cầu kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển được trong cơ chế thị trường ngày nay thì một trong những việc phải
làm là nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động. Vấn đề này
không còn mới mẻ nhưng luôn được đặt ra cho các doanh nghiệp và người
quan tâm tới hoạt động sản xuất kinh doanh và nó quyết định đến sự sống
còn của doanh nghiệp.
Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò to lớn của vốn lưu động, nhận thức được
tầm quan trọng của vốn lưu động trong sự tồn tại và phát triển đối với từng
doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư
xây dựng Thái Nguyên. Chúng em nhận ra rằng : Công ty cũng là một doanh
nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh có tỷ lệ vốn lưu động trong vốn kinh
doanh chiếm tỷ lệ lớn, công ty đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa hoạt


Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
động kinh doanh của mình thì việc quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn lưu
động được coi là một vấn đề thời sự đặt ra cho các nhà quản trị doanh
nghiệp. Từ đó nhóm đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn chuyên đề : “Phân
tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư
xây dựng Thái Nguyên”.
Ngoài Lời mở đầu, Báo cáo thực tế môn học gồm 3 phần như sau :
Phần 1

: Khái quát về Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Thái
Nguyên
Phần

2

: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần tư
vấn và đầu tư xây dựng Thái Nguyên
Phần 3

: Nhận xét và kết luận
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY C PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty tư vẫn và đầu tư
xây dựng Thái Nguyên.

1.1.1. Vị trí địa lí và địa chỉ giao dịch
Tên Công ty: CÔNG TY C PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG THÁI NGUYÊN
Tên giao dịch quốc tế: Thai nguyen construction investment and
consultationjoint stock company
Viết tắt: TCICo
Trụ sở chính tại: 5/1 Đường Bắc Kạn, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại: 0280 3857455 ; 0280 3855732
Fax : 0280 3656 411
Tài khoản: 3901 000 000 7873
Tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thái Nguyên.
Mã số thuế: 4600342718
Chủ tịch HĐQT: KS Nguyễn Tiến Dũng
Số điện thoại: 0913 313 098
Giám đốc điều hành: KTS Nguyễn Quang Hưng
Số điện thoại: 0982 501 567
• Các văn bản pháp lý
1. Quyết định số 245/QĐ-UB ngày 20 tháng 6 năm 1977 của UBND tỉnh
Bắc Thái về việc thành lập Viện thiết kế quy hoạch.
2. Quyết định số 61/TC-XD ngày 9 tháng 8 năm 1988 của Sở xây dựng Bắc
Thái về việc hợp nhất Viện thiết kế quy hoạch với Xí nghiệp khảo sát thiết kế
quy hoạch.
3. Quyết định thành lập Công ty số 750/UB-QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1992
của UBND tỉnh Bắc Thái.
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
4. Quyết định số 349/UB-QĐ ngày 3 tháng 6 năm 1994 của UBND tỉnh Bắc
Thái về việc đổi tên và giao nhiệm vụ cho Công ty tư vấn khảo sát thiết kế quy

hoạch xây dựng Bắc Thái.
5. Quyết định đổi tên Doanh nghiệp nhà nước số 03/QĐ-UB ngày 4 tháng 1
năm 1997 của UBND lâm thời tỉnh Thái Nguyên.
6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 111537 cấp ngày 15 tháng 01
năm 1997 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên.
7. Chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng số 375/SXD-CSXD ngày 27 tháng
6 năm 1997 và bổ sung ngày 31 tháng 5 năm 1999 của Sở xây dựng Thái
Nguyên.
8. Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 264/QLXD ngày 5 tháng 5 năm 1997
và bổ sung ngày 31 tháng 5 năm 1999 của Sở xây dựng Thái Nguyên.
9. Quyết định cho phép thực hiện thí nghiệm cơ học đất của phòng thí
nghiệm cơ học đất-địa chất công trình thuộc Công ty số 1288/QĐ-BXD ngày 03
tháng 12 năm 1998 của Bộ xây dựng .
10. Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 24/4/2002 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
V/v công nhận khả năng thực hiện các phép thử của Phòng thí nghiệm Địa kỹ
thuật- Công ty tư vấn xây dựng Thái Nguyên.
11. Quyết định số 1393/QĐ-UB ngày 26/6/2003 của UBND tỉnh Thái
Nguyên V/v phê duyệt phương án thực hiện cổ phần hoá DNNN đối với Doanh
nghiệp Công ty tư vấn xây dựng Thái Nguyên.
12. Quyết định số: 662/2005/QĐ-QUACERT ngày 28 tháng 01 năm 2005
của trung tâm chứng chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn-tổng cục tiêu chuẩn đo
lường chất lượng về việc cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng I SO
9001: 2008.
13. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần
số: 4600342718 do Phòng đăng ký kinh doanh-Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái
Nguyên cấp lần đầu ngày 6 tháng 8 năm 2003. Đăng ký thay đổi lần thứ 12
ngày 04 tháng 11 năm 2014.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
- Năm 1977, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái có quyết định số 245/QĐ-UB
ngày 20/6/1977 thành lập Viện thiết kế quy hoạch Bắc Thái trực thuộc Ty xây

dựng Bắc Thái.
- Năm 1983 Sở xây dựng Bắc Thái có quyết định số 639-TC/XD ngày
12/12/1983 cho “Viện thiết kế quy hoạch được chính thức là đơn vị hạch toán
kinh tế độc lập” trực thuộc Sở xây dựng.
- Năm 1985,Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái có quyết định số 66/QĐ-UB
ngày 20/4/1985 thành lập Xí nghiệp khảo sát thiết kế quy hoạch thuộc uỷ ban
XDCB tỉnh.
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
- Năm 1988 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái có quyết định số 61/TC-XD
ngày 9/8/1988 “Hợp nhất theo nguyên trạng xí nghiệp khảo sát thiết kế quy
hoạch (Uỷ ban xây dựng cơ bản cũ) và Viện thiết kế quy hoạch (Sở xây dựng)
thành Xí nghiệp khảo sát thiết kế quy hoạch Bắc Thái trực thuộc Sở xây dựng
Bắc Thái.
- Năm 1994 UBND tỉnh Bắc Thái có quyết định số 349/QĐ-UB đổi tên Xí
nghiệp khảo sát thiết kế quy hoạch Bắc Thái thành: Công ty tư vấn khảo sát
thiết kế quy hoạch xây dựng Bắc Thái
- Năm 1997 UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định số: 03/QĐ-UB đổi tên
Công ty tư vấn khảo sát thiết kế quy hoạch xây dựng Bắc Thái thành Công ty tư
vấn xây dựng Thái Nguyên.
- Năm 2003, Thực hiện quyết định số 1393/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái
Nguyên ngày 25 tháng 6 năm 2003 về việc phê duyệt phương án thực hiện cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước đối với doanh nghiệp Công ty tư vấn xây dựng
Thái Nguyên . Chuyển đổi thành Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng
Thái Nguyên. kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2003.
- Năm 2006 là Hội viên câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam
- Năm 2007 là thành viên Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam
TCICO là công ty chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng,
đầu tư và thi công xây lắp. Có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực và

trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Họ là những kiến trúc sư, kỹ sư
xây dựng, các kỹ sư chuyên ngành: Giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, khảo
sát xây dựng, kinh tế xây dựng, kỹ thuật an toàn phóng cháy và cử nhân kinh tế.
Nhiều người trong số họ đã được nhận huy chương vàng chất lượng cao do Bộ
xây dựng và Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam trao tặng. Đội ngũ công nhân
của công ty có tay nghề bậc cao, thông thạo nghiệp vụ, cán bộ quản lý của công
ty năng động sáng tạo có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất kinh doanh,
nhạy bén năng động trong cơ chế mới, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại
công nghệ tiên tiến, phù hợp. TCICO luôn đáp ứng sự thoả mãn của khách hàng
về công tác tư vấn xây dựng và thi công xây lắp công trình trong và ngoài tỉnh.
TCICO áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008 để quản lý
công tác tư vấn xây dựng.
Là doanh nghiệp xuất sắc của tỉnh Thái Nguyên, trong nhiều năm liền
TCICO luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, nộp ngân sách năm sau cao
hơn năm trước. Bình quân thu nhập của cổ đông và lao động của công ty cao
nhất ngành xây dựng Thái Nguyên. Công ty luôn đảm bảo đủ việc làm thường
xuyên và ổn định cho cổ đông và lao động ngoài ra còn thu hút nhiều lao động
xã hội, bảo toàn và phát triển vốn trong kinh doanh.
Công ty có phong trào thi đua liên tục, đẩy mạnh được năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm có uy tín với khách hàng được bộ xây dựng, công
đoàn ngành xây dựng Việt Nam tặng 6 huy chương vàng cho 6 sản phẩm chất
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
lượng cao và 5 công trình được giải thưởng văn học nghệ thuật của tỉnh Thái
Nguyên.
Sau hơn 37 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều lần đổi tên từ một
Viện thiết kế quy hoạch, đơn vị hạch toán kinh tế độc lập phát triển thành Công
ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Thái Nguyên ngày nay. Dù trong bất cứ
hoàn cảnh nào, trong khó khăn của những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới

hay trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, cán bộ, cổ
đông, lao động công ty TCICO luôn được đánh giá là một trong những đơn vị
năng động, sáng tạo, đoàn kết, tự chủ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị
được giao. Do có nhiều thành tích trong công tác. TCICO được chủ tịch nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng huân chương lao động hạng
III, được tỉnh ủy UBND tỉnh Thái Nguyên; Bộ xây dựng; Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam; Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên; Hiệp hội tư vấn xây
dựng Việt Nam tặng nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc cùng các danh hiệu
khác. Được hội đồng giải thưởng Việt Nam bình chọn và trao cúp vàng:
• Cúp vào ISO năm 2006
• Cúp vào ISO năm 2007
• Cúp vàng thương hiệu nhãn hiệu hàng hoá năm 2008
• Cúp vàng doanh nghiệp hội nhập và phát triển năm 2009
• Cúp vàng thương hiệu Việt năm 2010
• Được UBND tỉnh Thái Nguyên tặng Cúp doanh nghiệp xuất sắc - Doanh
nhân tiêu biểu năm 2010.
• UBND tỉnh Thái Nguyên tặng Cúp doanh nghiệp xuất sắc-Doanh nhân
tiêu biểu năm 2011.
• Được Chính phủ tặng tưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
• UBND tỉnh Thái Nguyên tặng doanh nghiệp xuất sắc năm 2012.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty CP tư vấn và đầu tư xây dựng
Thái Nguyên
1.2.1. Chức năng
Là một công ty cổ phần được hình thành, tồn tại, phát triển bởi vốn góp
của nhiều cổ đông. Là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được
thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó, được hạch toán
kinh doanh độc lập, công ty phải đảm bảo tiến hành kinh doanh có lãi dựa
trên hoạt động kinh doanh theo đúng luật định. Tiến hành các hoạt động tư
vấn và đầu tư xây dựng trên khắp các địa bàn của đất nước.
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH

57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
- Thiết kế và thi công xây dựng các công trình hạ tầng đô thị, dân dụng,
công nghiệp, giao thông
- Đo đạc, khảo sát, giám sát kỹ thuật công trình xây dựng
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng
- Tư vấn thẩm tra – đấu thầu
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư
1.2.2. Nhiệm vụ
- Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đích nguồn vốn tự có. Bên cạnh đó
sử dụng theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo giữ vững hoạt động kinh
doanh ngày càng phát triển.
- Không ngừng cải tiến các trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cho các công
trình xây dựng.
- Kiểm tra thi công công trình xây dựng theo đúng thiết kế, quy trình
tiêu chuẩn cả về kỹ, mỹ thuật đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tạo nền tảng
vững chắc cho công ty trong công cuộc xây dựng công ty.
- Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ đem lại nguồn thu cho đất nước.
- Tuân thủ các chính sách và chế độ pháp luật của Nhà nước có liên
quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty, thực hiện nghiêm chỉnh các
hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán và các văn bản mà Công ty đã kí kết.
- Luôn tích cực chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên,
thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho
nhân viên.
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP tư vấn và xây dựng
đầu tư Thái Nguyên
Hiện nay hoạt động kinh doanh chính của công ty là: Công ty có đầy đủ
năng lực để bảo đảm thực hiện tốt các công việc như:
- Khảo sát địa hình

- Khảo sát địa chất
- Thí nghiệm
- Lập dự án đầu tư xây dựng
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
- Thiết kế quy hoạch đô thị, nông thôn
- Thiết kế công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, đường điện và
trạm biến áp, hệ thống cấp thoát nước.
- Tư vấn đấu thầu
- Giám sát kỹ thuật xây dựng
- Tư vấn kiểm định chất lượng công trình
- Thi công xây lắp
- Khai thác và thu gom than cứng, than non, quặng sắt, quặng uranium và
quặng thorium, quặng kim loại khác không chứa sắt, kim loại quý hiếm, đá, cát,
sỏi, đất sét
Bảng 1.1: Hệ thống trang thiết bị của công ty trong
giai đoạn 2012-2014
TT Loại máy, thiết bị Số lượng
Chất
lượng
1 Máy vi tính để bàn 75 Tốt
2 Máy vi tính sách tay P4 30 Tốt
3 Máy chiếu đăng năng TOSHIBA 2 Tốt
4 Máy in Laser A4 18 Tốt
5 Máy in Laser A3 3 Tốt
6 Máy in mầu Laser 1 Tốt
7 Máy in HP T780 khổ A0 1 Tốt
8 Máy Photocoppy kỹ thuật số 1 Tốt
9

Máy chụp ảnh kỹ thuật số
SONY
2 Tốt
10 Máy quay Camera Sony 1 Tốt
11 Máy quét ảnh kỹ thuật số 1 Tốt
12 Máy trắc địa DELTA 4 Tốt
13 Máy toàn đạc điện tử 2 Tốt
14 Máy khoan YK5-25 1 Tốt
15 Máy khoan CBY-150-3UB 1 Tốt
16 Máy khoan XJ-100 1 Tốt
17
Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật
LAS-XD84
1 Tốt
18 Xe ôtô 4 chỗ T0Y0TA CAMRY 1 Tốt
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
2.4G
19 Xe ôtô 7 chỗ FORD EVEREST 1 Tốt
20 Xe ôtô 7 chỗ Uoat 1 Tốt
21 Xe ôtô 9 chỗ 1 Tốt
22 Xe ôtô tải HUYNDAI 2,5T 2 Tốt
23 Máy trộn 250L 2 Tốt
24 Máy trộn 350L 1 Tốt
25 Dàn giáo lắp ghép 1000m
2
Tốt
26 Vận thăng 2 Tốt
27 Máy đào gầu nghich K0MATSU 1 Tốt

28 Máy phát điện 10 KW 2 Tốt
39 Xe ôtô tự đổ 5 tấn 4 Tốt
30 Máy đầm cóc 3 Tốt
31 Máy cắt cầm tay 3 Tốt
32 Máy định vị tọa độ GPS 1 Tốt
(Nguồn: Phòng HC.KT.TH)
Công ty trang bị một hệ thống các xe và máy chuyên dùng để phục vụ
cho quá trình sản xuất và kinh doanh mkhá đầy đủ như: máy tính để bàn,
máy vi tính xách tay P4, máy in Laser, máy in màu, máy khoan, máy trộn,
giàn giáo thi công Toàn bộ các trang thiết bị và máy chuyên dụng đều có
đầy đủ giấy tờ pháp lý.
Trên thị trường nhu cầu về dịch vụ của Công ty là khá lớn, do chất
lượng sản phẩm dịch vụ tốt, giá cạnh tranh, đáp ứng mọi dịch vụ theo yêu
cầu của khách hàng. Kênh phân phối nhanh nhạy, giúp tự lựa các kênh phân
phối phù hợp cho doanh nghiệp, đồng thời tạo nhiều cơ hội để quảng bá và
giới thiệu sản phẩm dịch vụ do chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, do đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là ngành
xây dựng do đó phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên. Sản xuất còn ở quy mô
nhỏ, nên còn hạn chế chưa thể thi công hết tất cả các khâu trong quá trình
thi công.
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP tư vấn và đầu tư xây
dựng Thái Nguyên
1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Mỗi doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động kinh doanh đều xác định
cho mình một hình thức tổ chức sao cho vừa phù hợp đặc điểm hoạt động
kinh doanh vừa phù hợp với luật pháp. Không nằm ngoài xu hướng chung

đó, Công ty CP tư vấn và đầu tư xây dựng Thái Nguyên xây dựng mô hình
tổ chức công ty phù hợp với loại hình CTCP và nhằm thuận tiện cho việc
tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty. Mô hình tổ chức bộ máy sẽ
cho chúng ta thấy được cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty là đơn giản hay
phức tạp.
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
• Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
công ty:
- Báo cáo tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ
phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của Công ty
- Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Ban Giám đốc
- Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của Công ty
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
Hội đồng quản trị
Công đoàn Ban Giám đốc Đoàn TNCSHCM
P.HC.KT.TH P.QLCL
Phòng
TVTK
1
Phòng
TVTK
2
Phòng
TVTK
3

Phòng
TVTK
4
Phòng
TVTK
5
Phòng
TVTK
6
Phòng
ĐH
Phòng
TNĐC
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
1.4.2.
• Ban giám đốc
 Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động
của Công ty theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ,
quy chế, quy định của Công ty.
Nhiệm vụ chính là:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của
Công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty,
kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng Giám Đốc.
- Bên cạnh, Tổng Giám đốc là người tham mưu cho Hội đồng quản trị về

mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là Phó
Tổng Giám đốc, và các bộ phận nghiệp vụ.
 Phó Tổng giám đốc – phụ trách tổ chức
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về chiến lược, chính sách nhân sự và kinh
doanh của Công ty, giúp Tổng Giám đốc lập dự thảo chương trình hành động,
đề ra các biện pháp kiểm soát, cải tiến tổ chức, xây dựng các tiêu chuẩn hoạt
động.
- Quản lý và giám sát các Phòng ban, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho
các công trường. Xác định nhu cầu đào tạo và cung cấp các nguồn lực cần thiết
để thực hiện đào tạo.
- Định kỳ thông báo cho Tổng Giám đốc biết về tình hình hoạt động kinh
doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm chỉ đạo về công tác tổ chức hành chính
như công tác quản trị hành chính, văn thư, lưu trữ bảo mật tài liệu cơ quan, xây
dựng các chính sách tuyển dụng và tổ chức quản lý lao động, thi đua khen
thưởng, nâng hạ lương.
- Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả, tạo lập các mối quan hệ mật
thiết trong Công ty. Phối hợp với các Phòng ban, công trường để đem lại kết
quả tốt nhất cho Công ty. Chuẩn bị nội dung và điều khiển cuộc họp các Cấp
Trưởng hàng tuần.
 Phó Tổng giám đốc – phụ trách kỹ thuật
- Thu thập thông tin về kỹ thuật công nghệ và tổ chức bộ phận nghiên cứu
và phát triển ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, kỹ thuật mới cho Tổng
Công ty và cả các Công ty con trực thuộc.
- Tư vấn và xét duyệt các phương án giải quyết vướng mắc, thay đổi, xử lý
kỹ thuật, các phát sinh trong quá trình thi công của ban chỉ huy công trình.
- Tư vấn, xét duyệt biện pháp thi công ở công trường (kế hoạch, tiến độ,
biện pháp kỹ thuật, giá thành xây dựng).

- Theo dõi, kiểm tra kỹ thuật, tiến độ và chất lượng thi công nhằm đảm bảo
cho công trình đạt chất lượng cao nhất, thỏa mãn cao nhất các yêu cầu của
khách hàng, phù hợp với các yêu cầu chung của hợp đồng cùng các thỏa thuận
khác phát sinh trong quá trình thi công, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn
hiện hành.
- Báo cáo tình hình các hoạt động về kỹ thuật toàn Công ty cho BGĐ và
Hội Đồng Quản Trị (định kỳ hoặc đột xuất).
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
• Công đoàn
- Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của
người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải
quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
- Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan,
đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức
năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn
vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động
phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và
phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
• Đoàn TNCSHCM
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của
thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn
đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách
mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất

nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát
huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế
tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh; thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ chức động viên
đoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng
Cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ
nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi
trẻ; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ
chức thanh niên Việt Nam.
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính
trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn
thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo
và bảo vệ thanh thiếu nhi, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia
vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, phát triển quan hệ hữu
nghị, hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
dân các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ.
Hoạt động của lớp đoàn viên trẻ đã tạo cho công ty luôn có một sức sống
mới, một tinh thần hăng say lao động, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được
giao.
• Phòng hành chính kế toán tổng hợp
Phòng hành chính kế toán tổng hợp có chức năng đề xuất với Ban Giám đốc
về công tác quản lý tài chính, kế toán, thống kê trong Công ty; đồng thời tiến

hành lập, lưu trữ, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ các hoạt động có liên quan đến
lĩnh vực Tài chính - Kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc và HĐQT thực hiện chức năng quản lý
tài chính, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về tài chính – kế toán, tổ chức phổ biến
và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thi hành kịp thời các qui định về tài chính –
kế toán của Nhà nước và cấp trên. Quan hệ với ngân hàng, cơ quan thuế và các
cơ quan hữu quan để thực hiện công tác tài chính – kế toán theo qui định của
pháp luật.
- Quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa, kinh phí và các quỹ, tổng kết thu –
chi tài chính, báo cáo quyết toán, kiểm tra thường xuyên hoạt động kế toán của
các bộ phận, nắm bắt tình hình kinh doanh của Công ty từ đó lập kế hoạch tài
chính và cung cấp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài Công ty.
- Tổ chức thanh toán nhanh chóng và thu hồi công nợ, tăng nhanh vòng
quay vốn, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của Công ty. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các
số liệu.
- Chịu trách nhiệm chung về hiệu suất làm việc của Phòng và liên đới chịu
trách nhiệm trước pháp luật về hệ thống tài chính – kế toán tại Công ty.
• Phòng quản lý chất lượng
- Làm cho chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu
khách hàng và mặt khác nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý. Đó là cơ sở
để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường.
Quản lý chất lượng cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần
cải tiến, thích hợp với những mong đợi của khách hàng cả về tính hữu ích và giá
cả.
- Sản xuất là khâu quan trọng tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc
dịch vụ. Về mặt chất, đó là các đặc tính hữu ích của sản phẩm phục vụ nhu cầu
của con người ngày càng cao hơn. Về mặt lương, là sự gia tăng của giá trị tiền
tệ thu được so với những chi phí ban đầu bỏ ra. Giảm chi phí trên cơ sở quản lý
sử dụng tốt hơn các yếu tố sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cho

Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ, có thể tập trung vào cải tiến công nghệ hoặc sử dụng công nghệ mới
hiện đại hơn. Hướng này rất quan trọng nhưng gắn với chi phí ban đầu lớn và
quản lý không tốt sẽ gây ra lãng phí lớn. Mặt khác, có thể nâng cao chất lượng
trên cơ sở giảm chi phí thông qua hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý
chất lượng. Chất lượng sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất. Các yếu tố
lao động, công nghệ và con người kết hợp chặt chẽ với nhau theo những hình
thức khác nhau. Tăng cường quản lý chất lượng sẽ giúp cho xác định đầu tư
đúng hướng, khai thác quản lý sử dụng công nghệ, con người có hiệu quả hơn.
• Phòng tư vấn thiết kế
- Tổ chức thực hiện sản xuất theo tiến độ và kế hoạch của Công ty giao,
gồm: Thiết kế, tư vấn đấu thầu, thẩm định, giám sát kỹ thuật và dịch vụ tư vấn
khác nếu có;
- Quản lý về thời gian, chất lượng và kinh tế các sản phẩm của mình trước
Giám đốc Công ty và khách hàng;
- Nghiên cứu tài liệu và các chương trình thiết kế, quy hoạch, tính toán kết
cấu cũng như các chương trình liên quan phục vụ cho việc thiết kế;
- Đề xuất và bảo vệ các phương án thiết kế trước Chủ nhiệm Đồ án, Quản
lý Kỹ thuật, Giám đốc;
- Sử dụng máy móc, trang thiết bị và những phương tiện khác của Công ty
để thực hiện những công việc thuộc kế hoạch sản xuất hoặc công tác do Công ty
giao tại vào mọi thời điểm và đảm bảo kế hoạch sản xuất.
- Liên hệ để khai thác thêm nguồn công việc cho Công ty và báo với Giám
đốc và những người quản lý liên quan để đưa vào kế hoạch SXKD của Công ty.
• Phòng địa hình
Phòng địa hình là đơn vị chủ yếu thực hiện công tác khảo sát địa hình công
trình, tham gia tư vấn giám sát thi công theo nội dung CCHN cho phép. Ngoài

ra có thể tham gia tư vấn thiết kế một số hạng mục công trình.
Nhiệm vụ chính:
- Tổ chức quản lý lao động, tài sản, máy móc thiết bị trong đơn vị theo nội
quy, quy chế của công ty.
- Phối hợp với các phòng ban khác để soạn thảo đề cương khảo sát địa
hình Phục vụ công tác thiết kế. Triển khai thực hiện hợp đồng kinh tế và giao
khoán nội bộ về công tác giám sát địa hình, tư vấn thiết kế một số công trình
giao thông Công ty giao. Tư vấn giám sát xây dựng công trình giao thông theo
nội dung CCHN quy định.
- Các công tác khác được Công ty giao
• Phòng thí nghiệm địa chất
- Khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn, thăm dò khoáng sản.
- Đo đạc thành lập bản đồ địa hình, đo đạc công trình.
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
- Thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý của đất, đá, nền móng và vạt liệu xây
dựng dùng cho các công trình.
- Lập tổng dự toán, giám sát thi công và xây dựng các công trình dân dựng,
công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng, các công trình
cấp thoát nước
1.5. Tình hình lao động tại công ty CP tư vấn và đầu tư xây dựng Thái
Nguyên
Bảng 1.2: Bảng kê đội ngũ cán bộ chủ chốt - kỹ sư chuyên ngành năm 2014
STT Lĩnh vực hoạt động
Số
lượng
Số năm
công tác từ
1-5 năm

Số năm công
tác > 5 năm
Ghi chú
1 Kiến trúc sư 13 6 7
2 Kỹ sư xây dựng 24 5 9
3 Kỹ sư giao thông 3 0 3
4
Kỹ sư chuyên ngành
khác
10 5 5
5 Cử nhân kinh tế 13 4 9
6
Trung cấp và công
nhân kỹ thuật
87 37 50
Tổng cộng 150 57 93
(Nguồn: Phòng HC.KT.TH)
Đặc điểm lao động như sau:
- Theo giới tính: Do đặc thù của công việc là nặng nhọc và đòi hỏi nhạy
bén, năng động cũng như về vấn đề sức khỏe vì vậy mà tỷ lệ lao động nam
trong công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động. Tỷ lệ lao động nữ
chiếm tỉ trọng nhỏ.
- Theo tính chất công việc: sản phẩm mang tính chất trí tuệ cao do đó
nguồn lực con người đóng vai trò quyết định đến sự thành công của công ty.
Là công ty tư vấn và đầu tư xây dựng nên lao động là các kiến trúc sư, ký sư
xây dựng, kỹ sư chuyên ngành, cử nhân chuyên ngành kỹ thuật Các kỹ sư
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
tư vấn phải có chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm tham gia các công trình

lớn.
- Theo trình độ: Vì đặc thù công việc mà công ty cần nhiều công nhân
kỹ thuật cao nên tỷ lệ chiếm phần lớn trong tổng lao động: 87/150 người.
• Đội ngũ đảm nhiệm công tác kỹ thuật gồm có các kỹ sư, cư nhân
chuyên ngành kỹ thuật thuộc các lĩnh vực như: xây dựng dân dụng và
công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, địa chất công trình, khoan thăm dò, kiến
trúc, thông gió, công nghệ môi trường
• Đội ngũ làm công tác quản lý (gián tiếp) gồm có các cử nhân chuyên
ngành kinh tế tài chính, kế toán tin học
- Nhìn chung, số lượng lao động của công ty khá dồi dào. Số lượng công
nhân kỹ thuật nhiều, dày dặn kinh nghiệm làm việc và có mức độ gắn bó mật
thiết với công ty cho thấy đây là thế mạnh, giúp công ty có thể hoàn toàn có
khả năng thực hiện những công trình lớn. Nếu số lượng lao động tăng lên qua
các năm đồng nghĩa với tỷ lệ quỹ lương tăng lên, điều này đảm bảo cho thu
nhập của người lao động tăng lên góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ
công nhân viên công ty.
PHẦN 2
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY C PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát về vốn lưu động
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của VLĐ
• Khái niệm vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh
nghiệp cần phải có tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh ngiệp gồm
2 bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất: Gồm các bộ phận là những vật tư dự trữ để

đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá
trình sản xuất như: Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…
- Tài sản lưu động lưu thông: là nững tài sản lưu động trong quá trình
lưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ lưu tiêu thụ,
vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán…
Trong qua trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản
lưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng
nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận
lợi.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường
xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động
nhất định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải
ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này
được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt qua
nhiều hình thái khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ từ hình thái
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở
dang, thành phẩm hàng hóa, khi kết thúc qua trình tiêu thụ lại trở về hình thái
ban đầu là tiền. Đối với đối nghiệp thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh
hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối
cùng chuyển về hình thái tiền. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp diển ra liên tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng diễn ra
liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của VLĐ.
Trong quá trình kinh doanh, VLĐ chu chuyển không ngừng, nên tại một
thời điển nhất định, VLĐ thường xuyên có các bộ phận cùng tồn tại dưới
các hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua.

Từ những phân tích trên có thể rút ra: VLĐ của doanh nghiệp là số vốn
ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. VLĐ
luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ,
hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.
• Đặc điểm của VLĐ
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị chi
phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ của doanh nghiệp có
các đặc điểm sau đây:
- VLĐ trong qua trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn
bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
2.1.2. Phân loại và nguồn hình thành VLĐ
• Phân loại
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
Để quản lý được VLĐ tốt cần phải phân loại VLĐ. Dựa theo các tiêu
thức khác nhau, có thể chia VLĐ thành các loại khác nhau. Thông thường
có một số cách phân loại chủ yếu như sau:
- Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn
Có thể chia VLĐ thành: Vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho.
 Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
• Vốn bằn tiền gồm: Tiền mặt tại quĩ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể
dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy trong
quá trình hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một
lượng tiền cần thiết nhất định.
• Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể

hiện ở số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán
hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, với một
số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn phải ứng trước
tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng.
 Vốn về hàng tồn kho
Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn về vật tư dự
trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là
vốn về hàng tồn kho. Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho
của doanh nghiệp gồm:
• Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính
dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể
của sản phẩm.
• Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất,
giúp cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính
của sản phẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận
lợi.
• Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
• Vốn phụ tùng thay thế: là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa
chữa các tài sản cố định.
• Vốn vật tư đóng góp: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng
gói sản phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
• Vốn công cụ dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ
tiêu chuẩn tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh.
• Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh
nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính

hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành
sản phẩm các kỳ tiếp theo như chi phí cải tiến kĩ thuật, chi phí nghiên cứu,
thí nghiệm…
• Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong,
đạt tiêu chuẩn kĩ thuật và đã được nhập kho.
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị
các loại hàng hóa dự trữ.
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho
việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp. Mặt khác thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp
phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu VLĐ theo hình
thức biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả.
- Dựa theo vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
Dựa vào căn cứ trên, VLĐ của doanh nghiệp có thể chia thành các loại
chủ yếu sau:
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
 VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản:
• Vốn nguyên, vật liệu chính.
• Vốn vật liệu phụ.
• Vốn nhiên liệu.
• Vốn phụ tùng thay thế.
• Vốn vật đóng gói.
• Vốn công cụ, dụng cụ nhỏ.
 VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất, gồm các khoản sau:
• Vốn sản phẩm đang chế tạo.
• Vốn về chi phí trả trước ngắn hạn.
 VLĐ trong khâu lưu thông, gồm các khoản:
• Vốn thành phẩm.

• Vốn bằng tiền.
Vốn trong thanh toán: Gồm những khoản thu và các khoản tiền tạm ứng
trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa và thanh toán nội bộ.
Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn…
Phương pháp này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò.
Từ đó, giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các
khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần
vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức
quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc
độ luân chuyển vốn lưu động.
Trên đây là 2 cách phân loại VLĐ chủ yếu.Mỗi cách phân loại đáp ứng
những yêu cầu nhất định của công tác quản lý.
• Nguồn hình thành VLĐ
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
Biểu hiện dưới dạng vật chất của vốn lưu động chính là các. Trong
doanh nghiệp giữa vốn lưu động (TSLĐ) và nguồn vốn lưu động luôn có
mối quan hệ cân đối tổng thể. Vốn lưu động (TSLĐ) và nguồn vốn lưu động
chính là hai mặt biểu hiển khác nhau của giá trị TSLĐ hiện có của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải
cân nhắc lựa chọn cho mình một cơ cấu nguồn vốn tối ưu vừa giảm được
chi phí sử dụng vốn, vừa đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Căn cứ vào
các tiêu thức phân loại nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp được chia
thành các loại khác nhau
- Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn, nguồn VLĐ bao gồm:
 Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có
nộ dung cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ NSNN, vốn do chủ doanh nghiệp
tự bỏ ra, vốn góp cổ phần, vốn góp liên doanh, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận

để lại… Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh
nghiệp, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn càng lớn thì sự độc lập về
tài chính của doanh nghiệp càng cao.
 Các khoản nợ: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ các
khoản vay của các ngân hàng thương mại hay các tổ tài chính, vốn vay qua
phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán…
- Căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn: nguồn hình thành
VLĐ của doanh nghiệp chia làm hai loại:
 Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn mang tính chất ổn
định và dài hạn, bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn để tài
trợ cho nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp.
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng TSLĐ – Nợ ngắn hạn
 Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, gồm các
khoản vay ngắn hạn ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, các khoản nợ ngắ
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
hạn…, được dùng để đáp ứng nhu cầu VLĐ có tính chất tạm thời, bất
thường phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn VLĐ tạm thời = Vốn vay ngắn hạn + Vốn chiếm dụng hợp
pháp
- Phân loại theo phạm vi huy động vốn: VLĐ được hình thành từ hai
nguồn
 Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động
được từ bản thân doanh nghiệp bao gồm: vốn từ lợi nhuận để lại trong quá
trình kinh doanh, các quĩ của doanh nghiệp, các khoản thu từ nhượng bán,
thanh lý tài sản… sử dụng triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp tức là
doanh nghiệp đã phát huy được tính chủ động trong quản lý và sử dụng
VLĐ của mình.
 Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn doanh nghiệp có

thể huy động từ bên ngoài, gồm: vốn của bên liên doanh, vốn vay các ngân
hàng thương mại, tổ chức tín dụng, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu,
nợ người cung cấp, nợ khách hàng và các khoản nợ khác…, qua việc vay
vốn từ bên ngoài tạo cho doanh nghiệp có một cơ cấu tài chính linh hoạt,
mặt khác có thể làm gia tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu nhanh nếu mức
doanh lợi tổng vốn đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn.
2.1.3. Hiệu quả sử dụng VLĐ ( Tài sản lưu động )
a. Khái niệm hiệu quả sử dụng TSLĐ
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong
doanh nghiệp. Trong khuôn khổ chuyên đề này chúng ta đứng trên quan điểm
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tức là làm sao để chỉ phải bỏ ra một
lượng tài sản nhỏ nhất mà thu về được lợi nhuận lớn nhất.
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH
57
Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tế môn học
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
vấn đề sống còn doanh nghiệp cần quan tâm là tính hiệu quả. Chỉ khi hoạt động
sản xuất kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp mới có thể tự trang trải chi phí đã
bỏ ra, làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và quan trọng hơn là duy trì và
phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Hiệu quả
kinh tế là kết quả tổng hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các
yếu tố bộ phận. Trong đó, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động gắn liền với lợi ích
của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do
đó các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng
tài sản lưu động.
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động có vai trò quan trọng trong việc đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bởi khác với tài sản cố định, tài sản lưu
động cần các biện pháp linh hoạt, kịp thời phù hợp với từng thời điểm thì mới
đem lại hiệu quả cao. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là một trong những căn
cứ đánh giá năng lực sản xuất, chính sách dự trữ tiêu thụ sản phẩm của doanh

nghiệp và nó cũng có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh cuối cùng của
doanh nghiệp.
Có thể nói rằng mục tiêu lâu dài của mỗi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi
nhuận. Việc quản lý sử dụng tốt tài sản lưu động sẽ góp phần giúp doanh nghiệp
thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Bởi vì quản lý tài sản lưu động không những
đảm bảo sử dụng tài sản lưu động hợp lý, tiết kiệm mà còn có ý nghĩa đối với
việc hạ thấp chi phí sản xuất, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và thu tiền bán
hàng, từ đó sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chuyên nghành: Tài chính ngân hàng Lớp K9 - TCNH

×