Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Luận văn: Nghiên cứu thực trạng tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 117 trang )

Luận văn: Nghiên cứu thực trạng tài nguyên nước phục
vụ phát triển bền vững tỉnh Thanh Hoá
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn
Thục Nhu. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn,
người đã có đóng góp to lớn cho sự thành công của luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn khoa Địa lý và phòng Sau đại học
trường ĐHSP Hà Nội đã mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình
thực hiện luận văn.
Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả thường xuyên
nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong tổ Địa lý Tự nhiên –
khoa Địa lý – trường ĐHSP Hà Nội.
Góp phần quan trọng trong sự thành công của luận văn là sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cán bộ khoa học đang công tác tại Sở tài nguyên và môi
trường Thanh Hóa, sở Khoa học công nghệ Thanh Hóa, trung tâm Khí tượng
– thủy văn Thanh Hóa, cục thống kê Thanh Hóa… Tác giả cũng đã được tạo
điều kiện khi đi khảo sát thực tế địa phương, tham khảo tài liệu, được phép sử
dụng một số kết quả nghiên cứu về tài nguyên nước để phục vụ luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các cơ quan,
các thầy cô giáo, gia dình, bạn bè đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
2 GNP Tổng sản phẩm quốc gia
3 KT – XH Kinh té xã hội
4 MT & PTBV Môi trường và phát triển bền vững
5 TNTN Tài nguyên thiên nhiên
6 TNN Tài nguyên nước


7 PTBV Phát triển bền vững
8 TP Thành phố
9 TX Thị xã
10 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
13 QH Quốc hội
14 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
15 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
18 CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
19 TCCP Tiêu chuẩn cho phép
20 CT Công trình
21 CN Công nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
STT Số hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng I.1 Dân số trung bình phân theo huyện , thị trong
tỉnh Thanh Hóa
30
2 Bảng II.1 Đánh giá tài nguyên nước mưa tỉnh Thanh Hóa 37
3 Bảng II.2 Đặc trưng hình thái sông ngòi tỉnh Thanh Hóa 40
4 Bảng II.3 Dòng chảy trung bình năm tại một số trạm 44
5 Bảng II.4 Phân phối dòng chảy năm tại một số trạm 45
6 Bảng II.5 Khả năng xảy ra lũ lớn nhẩt vào các tháng
trong năm
47
7 Bảng II.6 Dòng chảy bình quân ba tháng kiệt tại một số
trạm
48
8 Bảng II.7 Dòng chảy 30 ngày liên tục nhỏ nhất ở một số
vị trí

48
9 Bảng II.8 Phân cấp tài nguyên nước mặt ở Việt Nam 49
10 Bảng II.9 Modul dòng chảy trung bình nhiều năm tại một
số sông ở Thanh Hóa
49
11 Bảng II.10 Tổng hợp kết quả tính trữ lượng nước động tự
nhiên các tầng chứa nước khe nứt karst
75
12 Bảng II.11 Tổng hợp kết quả tính trữ lượng nước động tự
nhiên các tầng chứa nước lỗ hổng
76
13 Bảng II.12 Tổng hợp kết quả tính trữ lượng tĩnh trọng lực
các tầng chứa nước lỗ hổng
77
14 Bảng II.13 Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất
các tầng chứa nước lỗ hổng
77
15 Bảng II.14 Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất
các tầng chứa nước khe nứt karst
78
16 Bảng III.1 Các công trình khai thác nước mặt 81
17 Bảng III.2 Các công trình khai thác nước mặt phục vụ cho
sản xuất công nghiệp, làng nghề, dịch vụ
83
18 Bảng III.3 Tổng hợp sử dụng nước mặt phục vụ các hoạt 84
động kinh tế, sinh hoạt của các huyện tỉnh
Thanh Hóa
19 Bảng III.4 Các công trình khai thác nước dưới đất 87
20 Bảng III.5 Lượng nước và các loại đất khai thác ở một số
lưu vực trong tỉnh Thanh Hóa

88
21 Bảng III.6 Tình hình sử dụng nước dưới đất phục vụ cho
các hoạt động kinh tế. dân sinh tại các huyện
trong tỉnh Thanh Hóa
90
23 Bảng III.7
Dự báo diễn biến lượng mưa năm (mm) ở Thanh
Hóa giai đoạn 2020-2100
91
22 Bảng III.8 Mực nước trung bình tháng các tầng chứa
nước tỉnh Thanh Hóa
92
23 Bảng III.9 Cơ cấu kinh tế các ngành 92
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
STT Kí hiệu Tên hình Trang
1 Hình I.1 Bản đồ hành chính Tỉnh Thanh Hóa 24
2 Hình II.1 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình nhiều
năm tình Thanh Hóa
33
3 Hình II.2 Bản đồ mạng lưới sông ngòi tỉnh Thanh Hóa 40
4 Hình II.3 Bản đồ phân bố modul dồng chảy năm tỉnh
Thanh Hóa
46
5 Hình II.4 Bản đồ vị trí cơ sở xả thải tỉnh Thanh Hóa 57
6 Hình II.5 Bản đồ vị trí các khu vực phát sinh nước thải
chính
59
7 Hình II.6 Bản đồ phân bố tài nguyên nước ngầm tỉnh
Thanh Hóa
60

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Số hiệu Tên hình Trang
1 Hình II.1 Biều đồ lượng mưa trung bình tại một
số trạm khí tượng thủy văn tỉnh Thanh
Hóa
34
2 Hình II.2 Biểu đồ phân bố lượng mưa trung bình
qua các năm tại một số trạm khí tượng
thủy văn tỉnh Thanh Hóa.
36
3 Hình III.1 Biểu đồ diễn biến lượng mưa ở Thanh
Hóa
91
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
2.1 Mục tiêu 2
2.2 Nhiệm vụ 2
1.1 Cơ sở lý luận 7
1.1.1 Khái niệm về tài nguyên 7
1.1.2 Khái niệm về tài nguyên nước 9
1.1.3 Ô nhiễm nước 11
1.1.4 Đánh giá tài nguyên nước 13
1.1.5 Phát triển bền vững 15
1.2 Cơ sở thực tiễn 23
1.2.1 Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa.23
1.2.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tài nguyên nước tỉnh Thanh
Hóa 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH THANH
HÓA 31
2.1 Tài nguyên nước mưa 31

2.1.1 Chế độ nước mưa 31
2.1.2. Nhận xét sơ bộ về tài nguyên nước mưa 35
2.2 Tài nguyên nước mặt: 38
2.2.1 Nước sông ngòi: 38
2.2.2. Nhận xét sơ bộ về tài nguyên nước sông 46
2.2.3 Các nguồn gây ô nhiễm nước sông 54
2.3 Tài nguyên nước ngầm 57
2.3.1 Các tầng chứa nước ngầm 57
a.Các tầng chứa nước lỗ hổng 58
b.Các tầng chứa nước khe nứt - karst 60
c.Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước 69
Trữ lượng động tự nhiên 72
Trữ lượng tĩnh tự nhiên 74
CHƯƠNG III: KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẢM
BẢO CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA
78
3.1 Khai thác, sử dụng tài nguyên nước 78
3.1.1 Khai thác, sử dụng tài nguyên nước mưa 78
3.1.2 Khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt 78
3.1.3 Khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngầm 82
3.2 Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến tài nguyên nước 87
3.2.1 Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên nước 87
3.2.2 Dự báo nhu cầu sử dụng nước trong tương lai 89
PHẦN KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC II: 104
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn 70% diện tích của Trái đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước
trên Trái đất có khoảng 1,38 tỉ km

3
, khoảng 97,4% là nước mặn, 2,6% là nước
ngọt. Nước ngọt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và tồn tại dưới dạng lỏng trong tự
nhiên dưới dạng nước mặt, nước ngầm, sông hồ, băng tuyết.
Nước có vai trò rất quan trọng đối với con người và các loài sinh vật
trên Trái đất. Nó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô
tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa là môi trường vừa là
đầu vào cho các quá trình sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp, các
ngành kinh tế khác, y tế, du lịch và cả an ninh quốc phòng.
Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến
104°22' Đông đến 106°05' Đông. Trên địa bản tỉnh có một hệ thống sông lớn
là sông Mã, và phía Đông giáp biển với đường bờ biển dài 102km, nên tài
nguyên nước của tỉnh khá phong phú cả về nước ngầm, nước mặt và nước
mưa. Hiện nay, do tốc độ phát triển công nghiệp mạnh mẽ, cùng với việc
thiếu ý thức trong sử dụng tài nguyên nước của người dân làm cho tài nguyên
nước của tỉnh đang đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng về chất lượng.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của tài nguyên nước và thực trạng tỉnh
Thanh Hóa việc nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước phục vụ muc đích phát
triển bền vững là việc làm quan trọng và có ý nghĩa thiết thực lớn. Kết quả
nghiên cứu thực trạng tài nguyên nước là cơ sở quan trọng cho việc quản lý
tài nguyên nước, quy hoạch quản lý sử dụng và bảo vệ nguồn nước, cảnh báo
dự đoán nguy cơ nhiễm bẩn, cạn kiệt tài nguyên nước và phòng tránh những
tác động tiêu cực do khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước. Chính vì vậy,
em quyết định chọn đề tài : "Nghiên cứu thực trạng tài nguyên nước phục
vụ phát triển bền vững tỉnh Thanh Hoá"
1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu
Dựa trên sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước
và thực trạng nguồn tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa, tiến hành nhận xét sơ

bộ nguồn tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
2.2 Nhiệm vụ
Xuất phát từ các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài cần phải thực hiện
các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đánh giá thực trạng tài
nguyên nước phục vụ phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa.
- Tổng quan về thực trạng tài nguyên nước mặt (số lượng, chất lượng và
khả năng các nguồn nước) tỉnh Thanh Hóa.
- Tìm hiểu cách thức quản lí và sử dụng tài nguyên nước, chỉ ra các nguyên
nhân cơ bản ảnh hưởng đến trữ lượng, chất lượng nguồn tài nguyên này.
- Nghiên cứu mức độ hợp lý trong việc sử dụng nguồn nước để đảm bảo
mục tiêu phát triển bền vững. Đề tài xem xét mức độ sử dụng tài nguyên
nước phục vụ một số ngành kinh tế ở địa phương.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3.1 Giới hạn
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện trong phạm vi tỉnh Thanh
Hoá bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 24 huyện với diện tích tự nhiên khoảng
11.131,9 km
2
.
- Về thời gian: đề tài chủ yếu sử dụng nguồn số liệu tổng hợp về tài
nguyên nước của tỉnh Thanh Hóa trong khoảng thời gian từ 2013 -06/2015.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu thực trạng tài nguyên nước mưa, nước mặt,
nước ngầm tỉnh Thanh Hóa, xu hướng biến đổi nguồn tài nguyên này.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này đòi hỏi phải nhìn nhận các sự việc, các quá trình địa lý

2
trong mối quan hệ biện chứng tương hỗ với nhau. Đối với tài nguyên nước, đề
tài nghiên cứu một cách tổng hợp và đầy đủ nhất cần phải đặt nó trong mối
quan hệ biện chứng với các hợp phần tự nhiên và các hợp phần kinh tế - xã
hội khác.
Trong đề tài, quan điểm tổng hợp được thể hiện trong cả nội dung và
phương pháp nghiên cứu, làm cơ sở cho việc đánh giá tổng hợp và dự báo
những thay đổi của nguồn tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa trong tương lai.
4.1.2 Quan điểm hệ thống
Khi tiến hành nghiên cứu bất kì một lãnh thổ nào đều phải đặt nó trong
một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh cả về mặt tự nhiên và xã hội. Tính hệ
thống giúp cho các nội dung nghiên cứu của đề tài có sự thống nhất và có mối
quan hệ biện chứng với nhau.
Trong đề tài, khi tiến hành đánh giá tài nguyên nước, ngoài việc chỉ rõ ra
mối quan hệ giữa nguồn tài nguyên này với các hoạt động kinh tế - xã hội ở
địa phương, còn cần nhận thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần.
4.1.3 Quan điểm lãnh thổ
Bất kỳ một đối tượng địa lý nào đều gắn với một không gian cụ thể.
Trong không gian đó các đối tượng địa lý phản ánh những đối tượng đặc
trưng của lãnh thổ, phận biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác. Trong mỗi lãnh
thổ luôn có sự phân hóa nội tại, đồng thời lại có mối quan hệ chặt chẽ với các
lãnh thổ xung quanh cả về tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội.
Vận dụng quan điểm lãnh thổ sẽ giúp tác giả đưa ra những phân tích và
kết luận chính xác, khách quan về bản chất, đặc trưng của nguồn tài nguyên
nước cũng như việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên ở địa phương.
4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Đối với đề tài này thì quan điểm phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng,
là cơ sở cho việc đánh giá một cách hợp lý, chính xác và có tính khách quan. Do
đó, khi khai thác, sử dụng cần tránh làm cạn kiệt, suy giảm nguồn nước và phải
đảm bảo cân bằng sinh thái.

4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu
3
Đây là phương pháp chính trong quá trình nghiên cứu. Các tài liệu thu
thập được đều được phân loại rõ ràng theo từng mục tiêu và nội dung cụ thể
để việc phân tích thuận lợi hơn, rút ra những kết luận cần thiết làm cơ sở cho
những nhận định trong đề tài nghiên cứu.
4.2.2 Phương pháp bản đồ - GIS
Bản đồ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu địa lý. Trong bản
đồ luôn luôn chứa nội dung vô cùng phong phú. Việc phân tích và thành lập
bản đồ giúp cho việc nghiên cứu diễn ra thuận lợi vì ta dễ dàng nhận thấy
được những mối liên hệ có tính quy luật giữa nguồn tài nguyên nước với các
nguồn tài nguyên khác cũng như các ngành kinh tế khác.
4.2.3 Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài, nó giúp
chúng ta có cái nhìn thực tế hơn, có những phát hiện mới về nội dung nghiên
cứu và cách tiếp cận để nghiên cứu.
4.2.4 Phương pháp đánh giá
Phương pháp này được áp dụng khi so sánh hiện trạng tài nguyên nước
của tỉnh với các chỉ tiêu chung của quốc gia, từ đó có những giải pháp hợp lý
trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên này.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nước là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng trong sự phát triển tất cả
các ngành kinh tế, cũng như hoạt động sinh hoạt của con người. Tuy nhiên sự
phân bố các nguồn nước ở các khu vực trên thế giới khác nhau, do vậy nội
dung nghiên cứu về TNN cũng có sự khác nhau. Các nước trên thế giới đã có
những nhiều công trình nghiên cứu về TNN song hướng nghiên cứu rất khác
nhau. Đối với các nước phát triển, nội dung nghiên cứu là đánh giá TNN theo
lưu vực sông và theo vùng lãnh thổ phục vụ quy hoạch khai thác tối ưu các
nguồn nước. Các nước đang phát triển có mức độ nghiên cứu đơn giản hơn,

chủ yếu là kiểm kê các nguồn nước cả về lượng và chất, tuy nhiên chưa tổng
hợp thành hệ thống.
Ở nước ta lịch sử nghiên cứu tài nguyên nước đã có từ lâu. Những tài
liệu đầu tiên ghi lại được từ thời nhà Trần (Trần Thái Tông, 1248) cho thấy
4
ông cha ta đã chú trọng nghiên cứu sử dụng các nguồn nước phục vụ quai đê
lấn biển, khai khẩn đất đai miền duyên hải. Tiếp theo là các tài liệu của Lê
Quý Đôn, Nguyễn Công Trứ đã đề cập đến các trận lũ lớn và vấn đề sử
dụng nước mưa, nước mặt, lợi dụng thuỷ triều. Từ năm 1975 đến nay, một
khối lượng lớn các công trình nghiên cứu và đề tài nguyên nước đã được công
bố. Hàng loạt các chương trình, đề tài, dự án có ý nghĩa to lớn cả về khoa học
và thực tiễn, góp phần định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương trong cả nước. Đáng chú ý nhất là các công trình nghiên cứu của Ngô
Đình Tuấn, Nguyễn Viết Phổ, Nguyễn Đức Nhật, Nguyễn Văn Cư, Nguyễn
Thanh Sơn
TNN ở Thanh Hóa khá đa dạng và phong phú, các chương trình, đề tài
nghiên cứu có nội dung chủ yêu là đánh giá TNN sông và nước ngầm. Việc
nghiên cứu đánh giá chú trọng từ khâu thu thập số liệu, xử lý số liệu, tính toán
các đặc trưng, phân tích, nhận xét các kết quả, thể hiện kết quả tính toán trên
bảng biểu. Các tài liệu còn phân tán, đang trong quá trình tập hợp. Công tác
điều tra cơ bản về nguồn TNN được thực hiện từ cuối những năm 70 được
tiến hành bởi các cơ quan như Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên
nước miền Bắc; Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia; Đoàn Quy hoạch và
điều tra tài nguyên nước 2F; Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa; Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa, các có quan này đã thực
hiện được các kết quả như sau chủ yếu thể hiện dưới dạng văn ban báo cáo:
Thăm dò nước dưới đất vùng Bỉm Sơn, Thanh Hóa (1975). Thăm dò nước
dưới đất vùng Sầm Sơn, Thanh Hóa (1982). Thăm dò nước dưới đất vùng
Hàm Rồng, Thanh Hóa (1983). Tìm kiếm nước dưới đất vùng Tĩnh Gia,
Thanh Hóa (1983). Báo cáo điều tra nước dưới đất vùng Thường Xuân,

Thanh Hóa (1983). Báo cáo thành lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/200.000 vùng
Thanh Hóa – Vinh (1986). Báo cáo thành lập bản đồ ĐCTV vùng Đồng Giao,
5
Hà Nam Ninh (1989). Báo cáo thành lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/50.000 vùng
đồng bằng Thanh Hóa (1998).
6. Cấu trúc luận văn
Toàn bộ luận văn gồm 101 trang, 23 bảng số liệu, 7 bản đồ và 3 biểu đồ,
hình ảnh minh họa. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu tài nguyên
nước tỉnh Thanh Hóa.
Chương 2: Thực trạng tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Khai thác sử dụng tài nguyên nước đảm bảo cho mục tiêu
phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa.
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH THANH HÓA
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về tài nguyên
Dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ khái niệm tài
nguyên được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực hoạt động của con người.
Hiểu theo nghĩa rộng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên
liệu – năng lượng, thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ liên quan
mà con người có thể sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình.
Với nhận thức mới nhất hiện nay, người ta định nghĩa tài nguyên như sau: “
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để
tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người”.
Như vậy, theo quan niệm mới này tài nguyên là đối tượng sản xuất của
con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số

lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng.
Người ta phân loại tài nguyên như sau:
- Theo quan hệ với con người: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.
- Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên
không tái tạo.
- Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên
rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài
nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và
thông tin
Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo
đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế
độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị
7
của nhiều loại tài nguyên. Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều
loại tài nguyên giá trị cao trước đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm
được phương pháp chế biến hiệu quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác.
Vai trò và giá trị của tài nguyên thông tin, văn hoá lịch sử đang tăng lên.
Tài nguyên thiên nhiên là những giá trị hữu ích của môi trường tự nhiên
có thể thỏa mãn các nhu cầu khác của con người bằng sự tham gia trực tiếp
của chúng vào các quá trình kinh tế xã hội. Tài nguyên là tất cả các dạng vật
chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử
dụng mới của con người. Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã
hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài
nguyên được con người khai thác ngày càng tăng.
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều các phân loài TNTN dựa trên những
đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng của chúng. Ta có thể tổng quát bằng
sơ đồ sau:
Mặc dù, TNTN rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên với tốc độ khai thác
8

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Phục hồi
Không phục hồi
Năng
lượng
Mặt
trời
Gió,
thủy
triều,
dòng
chảy
Nhiên
liệu
dưới
đất
Khoáng
sản kim
loại:
sắt,
đồng…
Khoáng
sản phi
kim
loại:
cát, đất
sét
Có thể phục hồi
Không khí
trong lành

Tài nguyên
nước
Tài nguyên đất
Sinh vật
của con người như hiện nay thì đến một lúc nào đó sẽ vượt qua khả năng tự
phục hồi và tái tạo của các nguồn tài nguyên có thể phục hồi, và sự cạn kiệt
nhanh chóng của các nguồn tài nguyên không phục hồi. Vì vậy, vấn đề bảo vệ
và sử dụng hợp lý TNTN có ý nghĩa KT- XH to lớn, chỉ có như vậy mới đảm
bảo sự PTBV.
1.1.2 Khái niệm về tài nguyên nước
Nước là dạng tài nguyên đặc biệt. Nó vừa là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội, vừa có thể
mang tai họa đến cho con người. Nước có khả năng tự tái tạo về lượng, về chất
và về năng lượng.
J.A.Jonnes chia tài nguyên nước thành ba loại :
- Tài nguyên tiềm năng tương lai, là toàn bộ lượng nước có trên Trái
Đất mà trong điều kiện hiện nay loài người hầu như chưa có khả năng khai
thác, như nước ngầm nằm rất sâu, nước trong băng tuyết hai cực, nước biển
và đại dương…
- Tài nguyên tiềm năng thực tại, là lượng nước có trong lãnh thổ, nhưng
ở trạng thái tự nhiên con người khó khai thác và có nguy cơ bị nó gây hại,
hoặc xảy ra rủi ro, ví dụ như nước lũ, nước ngầm nằm sâu…
- Tài nguyên hiện thực của một vùng, là khái niệm trùng với quan điểm
truyền thống hiện nay, chỉ toàn bộ lượng nước có trong các thuỷ vực mặt và
ngầm mà con người dễ dàng khai thác sử dụng.
Theo “Thuật ngữ thủy văn và môi trường nước”, tài nguyên nước là một
lượng nước trên một vùng đã cho hoặc lưu vực, biều diễn ở dạng nước có thể
khai thác (nước mặt và nước dưới đất). Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt
Nam (1998) quy định “ Tài nguyên nước (của Việt Nam) bao gồm các nguồn
nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam”. Rõ

ràng, tài nguyên nước của một lãnh thổ là toàn bộ lượng nước có trong đó mà
con người ta có thể khai thác sử dụng được, xét cả về mặt lượng và chất, cho
9
sinh hoạt, sản xuất trong hiện tại và tương lai.
Nguồn nước: chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể
khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao,
các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết, và các dạng tích tụ nước khác.
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Nước dưới đất: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
Nước là động lực chi phối mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con
người. Với nhiều ngành kinh tế, nước là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được. Nó được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thủy sản…. Do vai trò và ý nghĩa
quan trọng của nước nên UNESCO lấy ngày 23/03 hàng năm là ngày Nước
Quốc Tế.
Nước có hai thuộc tính có lợi và gây hại. Nó là nguồn động lực cho mọi
hoạt động kinh tế của con người, nhưng nó cũng gây ra những hiểm họa to
lớn không lường trước được, ví dụ như những trận lũ lớn gây thiệt hại về
người và của, thậm chí nó có thể hủy hoại cả một vùng sinh thái.
Tài nguyên nước là tài nguyên có thể phục hồi được, nhưng sức tái tạo
của dòng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đó không phụ thuộc vào
mong muốn của con người.
Tài nguyên nước được đánh giá bởi ba đặc trưng cơ bản là lượng – chất
– động thái của nước:
Lượng: là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên
một lãnh thổ.
Chất lượng nước: là các đặc trưng về hàm lượng các chất hòa tan trong
nước phục vụ yêu cầu dùng nước cụ thể về mức độ lợi và hại theo tiêu chuẩn

10
đối tượng sử dụng nước.
Động thái của nước: được đánh giá bỏi sự thay đổi của các đặc trưng
nước theo thời gian và không gian. Đánh giá TNN là nhằm mục đích làm rõ
các đặc trưng đã nêu đối với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.
1.1.3 Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi
nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, các chất ô nhiễm
trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi
các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát
sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản
xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường
của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ sử dụng trong
sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống
nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả
năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật
nuôi và các loài hoang dã."
Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam chỉ rõ “ Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi tính chất vật lý, tính
chất hóa học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép”.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có
11

ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm,
nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa
là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho
con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là
khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay
con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các
nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức
khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm
cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí
nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi
trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm
ô nhiễm nguồn nước. Các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải
sinh hoạt bình thường của con người hay hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón
hữu cơ… sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra ao, hồ, sông, suối
hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá
khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước
ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm
lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước
không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm
đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực.
Các nguồn gốc gây ô nhiễm tài nguyên nước bao gồm:
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
12
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.

- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
- Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển.
Như vậy, mức độ ô nhiễm nước ở các khu vực khác nhau và phụ thuộc
vào nguồn gây ô nhiễm. Chính vì vậy, khi đánh giá chất lượng nước cần dựa
trên các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm nước so với tiêu chuẩn đã
có, từ đó có cách nhìn chính xác về chất lượng từng loại nước. Theo Luật tài
nguyên nước, nước sạch là nước đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng nước
sạch của tiêu chuẩn Việt Nam. Nếu các chỉ số được đo vượt quá ngưỡng cho
phép sẽ được xem là nước bẩn và khi đó ta sẽ có thể chỉ rõ tác nhân chính gây
ra tình trạng đó đồng thời sẽ có những định hướng khai thác, sử dụng hợp lý
hơn tùy vào mục đích sử dụng.
1.1.4 Đánh giá tài nguyên nước
Đánh giá TNN thường bắt đầu từ việc xác định trữ lượng, đánh giá chất
lượng, đến việc khai thác sử dụng chúng phục vụ phát triển KT – XH một
cách hiệu quả nhất. Đánh giá tài nguyên nước gồm 2 nội dung chính là đánh
giá theo yếu tố và đánh giá theo lãnh thổ
a.Đánh giá tài nguyên nước theo yếu tố
Cơ sở để đánh giá TNN theo yếu tố là mối quan hệ tương hỗ của sự thống
nhất tự nhiên và xã hội. Nội dung đánh giá TNN theo yếu tố gồm 3 giai đoạn:
- Đánh giá TNN nước về mặt tự nhiên: kiểm kê toàn bộ các loại và các
nguồn nước của lãnh thổ một cách hệ thống, gồm các chỉ tiêu: trữ lượng, chất
lượng, đặc điểm phân bố, mức độ tập trung, sự biến động theo không gian và
thời gian của từng nguồn nước. Phân tích các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng
đến TNN và khả năng khai thác sử dụng chúng như: vị trí địa lý, địa hình địa
13
chất, khí hậu thổ nhưỡng… Từ đó xác định được tiềm năng và khả năng khai
thác thực tế của các nguồn nước nhằm phát triển KT- XH trong vùng.
- Đánh giá TNN về mặt kỹ thuật: là đánh giá hiện trạng khai thác cũng

như trình độ kỹ thuật và công nghệ khai thác sử dụng đối với từng loại TNN
trong vùng nghiên cứu. Trước tiên phân tích đánh giá hiện trạng khai thác sử
dụng TNN theo năng suất, sản lượng khai thác, trang bị kỹ thuật, quy mô và
cơ cấu khai thác. Tiếp theo xác định nhu cầu về từng loại nước và khả năng
đáp ứng nhu cầu đó trong từng giai đoạn phát triển, đánh giá khả năng kỹ
thuật và công nghệ khai thác. Cuối cùng đưa ra phương án về mặt kỹ thuật
khai thác sử dụng đối với từng nguồn nước.
- Đánh giá TNN về mặt kinh tế: mục đích của giai đoạn này nhằm xác
định tính hợp lý về mặt kinh tế của việc khai thác sử dụng TNN trong từng
vùng lãnh thổ. Đánh giá về mặt kinh tế để đề ra các phương án khai thác sử
dụng TNN về các mặt quy mô, công suất khai thác, nhu cầu đầu tư, kinh phí,
giá thành và hiệu quả khai thác nguồn nước, Lựa chọn và đề xuất phương án
khai thác sử dụng hợp lý TNN cho từng vùng.
b.Đánh giá tài nguyên nước theo lãnh thổ
Việc đánh giá TNN theo lãnh thổ là rất phức tạp bởi đồi tượng đánh giá
không chỉ cho từng nguồn nước riêng biệt mà là sự khai thác sử dụng tổng
hợp của nhiều nguồn nước khác nhau trong lãnh thổ. Khai thác và sử dụng
tổng hợp nguồn nước là hình thức khai thác sử dụng TNN hợp lý và tối ưu,
đem lại hiệu quả KT- XH cao nhất.
Các nội dung chủ yếu của đánh giá TNN theo lãnh thổ:
- Trên cơ sở đánh giá các nguồn TNN riêng biệt, tiến hành phân tích cơ
cấu TNN trong vùng, lựa chọn các tài nguyên trội, có tỉ trọng lớn, giá trị kinh
tế cao, có khả năng làm cơ sở cho việc hình thành các ngành khai thác mũi
nhọn làm động lực cho các ngành khác phát triển.
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các nguồn nước theo giá trị kinh tế. Xác định
14
thế mạnh đặc trưng cho từng vùng lãnh thổ trên cơ sở phân tích mối quan hệ
lãnh thổ của các nguồn nước.
- Phân tích phương án khai thác sử dụng của từng loại tài nguyên đã được đề
xuất trong mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, môi trường và xã hội.

- Đề xuất phương hướng khai thác và sử dụng tổng hợp TNN phù hợp
với cơ cấu tài nguyên, mục tiêu phát triển KT – XH của vùng nghiên cứu nói
riêng và của cả nước nói chung trong từng giai đoạn cụ thể.
1.1.5 Phát triển bền vững
a. Khái niệm
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển
trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc
gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa
lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội
dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới
phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và
sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường
và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi
rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu
cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai ". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo
đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được
bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội,
15
nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục
đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Sau khi báo cáo Brundtland được phổ biến (1987), Liên Hơp Quốc đã
triệu tập hai hội nghị quan trọng dành cho vấn đề PTBV đó là, năm 1992: Rio
de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất,

tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc
(UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ
bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có
tên Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự tham gia của đại diện hơn
200 nước trên thế giới cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội
nghị đã đưa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi trường và phát triển cũng như
thông qua một số văn kiện như hiệp định về sự đa dạng sinh học, bộ khung
của hiệp định về sự biến đổi khí hậu, tuyên bố về nguyên tắc quản lý, bảo tồn
rừng Năm 2002: Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững
nhóm họp tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại
những việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và
Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu
được ưu tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những
sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm
gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị
cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe
và phát triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia hội nghị cũng cam kết
phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trước năm 2005.
Việt Nam cũng đã cam kết và bắt tay vào hành động với Dự án
VIE/01/021 "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt
Nam" bắt đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005 nhằm tạo tiền
đề cho việc thực hiện Vietnam Agenda 21.
16

×