Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.43 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY
VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH QUANG TRUNG
Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ LAN HƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn : TS. TRẦN MAI HƯƠNG
HÀ NỘI - 2009
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
Lời cam kết
Tên tôi là Lê Thị Lan Hương, sinh viên lớp Đầu tư 47A, khoa Đầu tư, trường
Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Sau bốn năm học tập và 15 tuần thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung, được sự cho phép của khoa Đầu tư, sự cho phép
cùng sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Trần Mai Hương, tôi đã lựa chọn chuyên đề
tốt nghiệp với đề tài: “ Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung”
Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả của việc áp dụng những kiến thức đã
học kết hợp với việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng, nó là công trình của
riêng tôi chứ không sao chép từ các chuyên đề, luận văn khác.
Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Lê Thị Lan Hương
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI
RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI. ........................................................................3
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại................................................3
1.1.1. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.....................3
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại........................7
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn........................................................7
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn...........................................................8
1.2. Thẩm định dự án và Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay
vốn tại Ngân hàng thương mại.................................................................10
1.2.1. Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại...................10
1.2.1.1. Quy trình thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại
...........................................................................................................11
1.2.1.2. Nội dung thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại.
...........................................................................................................12
1.2.1.3. Phương pháp thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng thương
mại.....................................................................................................16
1.2.2. Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân
hàng thương mại......................................................................................17
1.2.2.1. Các loại rủi ro xảy ra trong hoạt động thẩm định dự án tại
ngân hàng thương mại.......................................................................17
1.2.2.2. Quy trình Đánh giá rủi ro.....................................................25
1.2.2.3. Nội dung đánh giá rủi ro.......................................................25
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
1.2.2.4. Phương pháp đánh giá rủi ro................................................28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO
TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG
TRUNG THỜI GIAN QUA.................................................................30
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi
nhánh Quang Trung..................................................................................30

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh BIDV Quang Trung. 30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức...............................................................................31
2.1.3. Tình hình hoạt động của BIDV Quang Trung giai đoạn 2005-
2008.........................................................................................................32
2.1.3.1. Tình hình hoạt động và kết quả đạt được..............................32
2.1.3.2. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh.........43
2.2. Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại BIDV
Quang Trung giai đoạn 2005- 2008..........................................................44
2.2.1. Sự cần thiết đánh giá rủi ro trong thẩm định vay vốn tại BIDV
Quang Trung...........................................................................................44
2.2.2. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn
tại Chi nhánh BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008.......................45
2.2.2.1. Quy trình đánh giá rủi ro......................................................45
2.2.2.2. Nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro............................49
2.3. Ví dụ minh họa về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn
tại BIDV Quang Trung.............................................................................62
2.3.1. Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án.................................................62
2.3.2. Đánh giá rủi ro..............................................................................63
2.3.2.1. Đánh giá rủi ro đầu tư..........................................................63
2.3.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng.......................................................79
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
2.4. Đánh giá công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định vay vốn tại
BIDV Quang Trung giai đoạn 2005- 2008...............................................80
2.4.1. Kết quả đạt được...........................................................................80
2.4.2. Hạn chế tồn tại..............................................................................85
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế..................................................87
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN TỚI.90
3.1. Phương hướng, mục tiêu đặt ra tại BIDV Quang Trung trong thời

gian tới........................................................................................................90
3.1.1. Mục tiêu chung trong giai đoạn 2009-2015..................................90
3.1.2. Phương hướng hoạt động tại BIDV Quang Trung thời gian tới...91
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong
thẩm định dự án vay vốn tại BIDV Quang Trung.................................95
3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định về mọi mặt.....................95
3.2.2. Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho công tác đánh
giá rủi ro, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời....................96
3.2.3. Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro.............................................97
3.2.4. Hoàn thiện nội dung đánh giá rủi ro..............................................98
3.2.5. Đa dạng hóa các phương pháp đánh giá rủi ro..............................99
3.3. Kiến nghị...........................................................................................107
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan.............107
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước............................................108
3.3.3. Kiến nghị với BIDV Quang Trung.............................................109
3.3.4. Kiến nghị với khách hàng vay vốn..............................................109
KẾT LUẬN.........................................................................................111
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, rủi ro được xem như một
yếu tố không thể tách rời với quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân
trên thị trường. Rủi ro là những tình huống xảy ra ngoài dự kiến, khó lường trước
được, gây nên những tổn thất kinh tế, làm gia tăng chi phí, làm giảm thu nhập và làm
lợi nhuận giảm đi so với dự kiến ban đầu. Thông thường, mức lợi nhuận kỳ vọng
càng cao thì xác suất xảy ra rủi ro cũng càng cao.
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ,
hơn bất cứ một doanh nghiệp nào khác, ngân hàng phải đối phó với rất nhiều các loại
rủi ro từ mọi nguồn gốc. Rủi ro không chỉ là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng một
nước mà là nỗi ám ảnh chung của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. Những biến
cố bất ngờ luôn xảy ra, ngay cả đối với những ngân hàng giỏi và nhiều kinh nghiệm

cũng khó phỏng đoán và không thể triệt tiêu được yếu tố rủi ro. Chính vì thế mà công
tác đánh giá rủi ro rât được quan tâm và chú trọng tại các Ngân hàng.
Đối với mỗi dự án xin vay vốn, Ngân hàng đều phải tiến hành phân tích đánh
giá dự án một cách kỹ lưỡng trên mọi phương diện. Với ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung cũng vậy, công tác Thẩm định dự án vay
vốn của khách hàng, đặc biệt là công tác đánh giá rủi ro luôn đóng vai trò hết sức
quan trọng trước mỗi quyết định tài trợ vốn của chi nhánh.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học, cùng
với những kiến thức và hiểu biết thực tế thu nhận được trong thời gian thực tập tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung, em quyết định
chọn đề tài: “ Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung” làm chuyên đề
thực tập của mình.
Chuyên đề thực tập của em gồm ba chương với bố cục và nội dung như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay
vốn tại các Ngân hàng thương mại.
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
1
Chương II: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi Nhánh Quang Trung thời gian qua.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi
ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi
Nhánh Quang Trung thời gian tới.
Do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiển thực tế, nên đề tài
của em sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong thầy cô và các
cán bộ tại chi nhánh BIDV Quang Trung thông cảm và góp ý để em có thể hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cám ơn Tiến sỹ: Trần Mai Hương, các thầy cô giáo trong
khoa Đầu tư, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, cùng ban lãnh đạo và các cán bộ
phòng Quan hệ khách hàng I, BIDV Quang Trung đã tận tình giúp đỡ và tạo điều

kiện cho em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cám ơn!
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
Đối với mọi nền kinh tế trên thế giới, Ngân hàng luôn là một trong các tổ chức
tài chính quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế- xã hội của mỗi
quốc gia.
Tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính
nói riêng, Ngân hàng bao gồm nhiều loại nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất về cả quy
mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng chính là Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số
tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Ngân hàng thương mại ngày càng có vai trò quan trọng đối với mọi nền kinh
tế, thể hiện cụ thể qua các vai trò sau:
Thứ nhất: Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính tốt nhất
để thực hiện chức năng làm cầu nối giữa cung và cầu về vốn.
Từ xưa nay, trong xã hội luôn tồn tại tình trạng thừa và thiếu vốn tạm thời, tồn
tại hai nhóm cá nhân và tổ chức khác nhau. Một nhóm là những cá nhân và tổ chức
thặng dư trong chi tiêu, có nghĩa thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu
cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi để tiết kiệm.
Nhóm còn lại là những cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu
cho tiêu dùng và đầu tư đã vượt quá thu nhập, vì vậy họ cần bổ sung vốn. Và khi đó
Ngân hàng xuất hiện như một địa chỉ tốt nhất để những người có nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi có thể gửi một cách an toàn và được hưởng thu nhập từ chính khoản tiền đó,

còn những người thiếu vốn có thể vay vốn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cho tiêu
dùng bản thân hay để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
3
Ngân hàng thương mại trở thành chủ thể đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi của nhóm người thặng dư vốn và sử dụng nguồn vốn huy động đó để cung
cấp cho nhóm người thâm hụt vốn, cung cấp vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt
động tín dụng.
Qua đó, doanh nghiệp- cá nhân vay vốn có điều kiện để mở rộng sản xuất, cải
tiến mua sắm máy móc thiết bị công nghệ, nâng cao năng suất lao động, nâng cao
được hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đối
với những cá nhân- tổ chức có lượng tiền nhàn rỗi chọn ngân hàng thương mại là nơi
gửi tiền bởi chính sự an toàn cao mà tổ chức tín dụng này mang lại. Ngoài ra, họ còn
nhận được một khoản thu nhập từ chính khoản tiền gửi của mình với mức lãi suất mà
ngân hàng qui định và sau một thời hạn nhất định. Mặc dù lãi suất mà ngân hàng đưa
ra có thể thấp hơn so với việc đầu tư tiền vốn vào những lĩnh vực khác như: đầu tư
chứng khoán, bất động sản hay sản xuất kinh doanh… nhưng việc gửi tiền vào Ngân
hàng có hệ số an toàn cao nhất, ít gặp phải rủi ro.
Thứ hai: Hoạt động của Ngân hàng thương mại đã góp phần tăng cường hiệu
quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng cũng như
góp phần thúc đẩy nền kinh tế nói chung.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển ngày càng sôi động, để hoạt động sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả, để tìm được chỗ đứng cho mình, đòi hỏi những doanh
nghiệp tham gia thị trường nâng cao chất lượng về mọi mặt, phải không ngừng nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, củng cố hoàn thiện cơ cấu kinh tế, chế độ hạch toán
kinh tế, đặc biệt phải không ngừng cải tiến mua sắm những thiết bị công nghệ hiện
đại, tìm kiếm và sử dụng những nguyên vật liệu đầu vào mới, mở rộng quy mô sản
xuất một cách thích hợp.
Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đầu tư lớn,
mà nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thường không đủ đáp ứng nhu cầu lớn về vốn

này. Và khi đó việc doanh nghiệp tìm đến Ngân hàng thương mại để vay vốn là con
đường nhanh gọn và hiệu quả. Như vậy Ngân hàng thương mại thông qua hoạt động
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
4
tín dụng của mình đã trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, thúc đẩy
doanh nghiệp và thị trường hoạt động sôi nổi và hiệu quả hơn.
. Mặt khác, để có thể vay một lượng vốn nào đó thì doanh nghiệp đi vay phải
trả lãi với một tỷ lệ lãi suất nhất định và trong một thời hạn vay nhất định cho Ngân
hàng. Có lẽ chính áp lực từ khoản lãi vay và thời hạn vay sẽ thêm động lực thúc đẩy
tổ chức, doanh nghiệp đi vay hoạt động một cách hiệu quả hơn, phải cố gắng tìm ra
những phương án sản xuất tối ưu để thu được kết quả tốt. Điều này cũng góp phần
làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng cũng như của cả nền
kinh tế nói chung.
Thứ ba: Ngân hàng thương mại có vai trò thực thi chính sách tiền tệ đã được
hoạch định bởi Ngân hàng Trung ương.
Ngân hàng Trung ương là đơn vị chịu trách nhiệm hoạch định các chính sách
tiền tệ quốc gia thông qua các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái chiết xuất, thị
trường mở, hạn mức tín dụng… Và đơn vị chịu tác động trực tiếp là các ngân hàng
thương mại. Đồng thời các Ngân hàng thương mại cũng là cầu nối chuyển tiếp các
tác động của chính sách tiền tệ đến khu vực phi ngân hàng và nền kinh tế. Ngược lại,
thông qua Ngân hàng thương mại và các tổ chức trung gian khác, tình hình sản lượng,
giá cả, công ăn việc làm, lãi suất, tỷ giá… của nền kinh tế được phản hồi về Ngân
hàng Trung ương để Chính phủ và Ngân hàng Trung ương có những chính sách điều
tiết thích hợp.
Bằng các chính sách và biện pháp tín dụng, Ngân hàng thương mại có thể gia
tăng mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng vốn vay cho từng doanh nghiệp. Điều này sẽ
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như của
nền kinh tế. Do đó, việc vay vốn của Ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được
nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như khiến doanh nghiệp có
ý thức về trách nhiệm của mình trong quá trình sử dụng vốn.

Qua việc thu hút, tiếp nhận khối lượng tiền mặt từ các cá nhân và tổ chức
trong nền kinh tế để rồi cung ứng tiền mặt cho các cá nhân, tổ chức cần vốn, Ngân
hàng thương mại đã tạo ra quan hệ giữa lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ trong
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
5
nền kinh tế. Bằng những chính sách hấp dẫn và nghệ thuật kinh doanh của mình, các
ngân hàng tiếp nhận lượng tiền mặt lớn, rồi được cung ứng cho những cá nhân và
doanh nghiệp và cá nhân, đảm bảo lượng tiền mặt cần thiết cho nền kinh tế được lưu
thông thường xuyên liên tục, đảm bảo nền kinh tế được phát triển bình thường.
Như vậy, với vai trò thực thi các chính sách tiền tệ, Ngân hàng thương mại đã
giúp hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế được tiến hành một các bình
thường và ngày càng phát triển.
Thứ tư: Với chức năng tạo tiền, Ngân hàng thương mại góp phần vào hoạt
động điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, chức năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô thuộc về
Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng Trung ương tham gia xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế và soạn thảo chính sách tiền tệ. Là tổ chức soạn thảo và khởi động chính
sách tiền tệ, nhưng Ngân hàng Trung ương không trực tiếp giao dịch với công chúng
mà các chính sách này được lan ra qua hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương
mại và các tổ chức trung gian tài chính khác.
Hệ thống ngân hàng được hoạt động theo hình thức hai cấp: là Ngân hàng Nhà
nước và Ngân hàng thương mại. Một khả năng kỳ bí của ngân hàng hai cấp này là tạo
tiền và điều chỉnh mức cung ứng tiền để ổn định tiền tệ. Do việc phân cấp thành hai
cấp, dẫn đến việc phân chia hai loại tiền: Tiền ngân hàng trung ương là giấy bạc hay
tiền mặt, do Ngân hàng Trung ương độc quyền phát hành, và tiền Ngân hàng( tiền ghi
sổ, bút tệ) là tiền do Ngân hàng thương mại tạo ra thông qua việc cấp tín dụng cho
nền kinh tế, đặc biệt là tiền trên các tài khoản thanh toán séc.
Cho đến nay, tiền được phân ra làm nhiều loại khác nhau nhằm tách các loại
tiền khác nhau về mặt thanh toán ra làm từng nhóm. Việc này giúp Ngân hàng Trung
ương và Chính phủ theo dõi được mức độ đầu tư trong nước vào các loại tài sản sinh

lợi, giúp nền kinh tế huy động một cách hiệu quả các nguồn lực, các nguồn tài sản
khác nhau, và đáp ứng nhu câu cần sự gọn nhẹ, bảo đảm, có lãi cho tài sản và dễ dàng
thanh toán ở mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần nhìn vào tỷ lệ các loại tiền có thể biết được sự
ổn định và chất lượng của tiền tệ.
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
6
Như vậy, với chức năng tạo tiền, Ngân hàng thương mại đã thể hiện được vai
trò quan trọng của mình trong việc góp phần vào điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ. Một đặc trưng quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay.
Do vậy, khác với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính, hoạt động
huy động vốn là hoạt động rất quan trọng đối với Ngân hàng thương mại. Huy động
vốn chính là hoạt động tạo ra nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng thương mại, nó
đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Ngân hàng.
Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại gồm có: tự tài trợ bằng
vốn chủ sở hữu, nhận tiền gửi từ khách hàng, phát hành các giấy tờ có giá ra công
chúng hoặc vay từ các tổ chức khác.
Ngay từ khi mới thành lập, để có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của
mình ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định, gọi là vốn chủ sở hữu cuat doanh
nghiệp. Đây là loại vốn có thể sử dụng lâu dài, hình thành nền trang thiết bị, máy móc
nhà cửa cho ngân hàng. Vốn chủ sở hữu bao gồm: nguồn vốn hình thành ban đầu,
nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động như nguồn từ lợi nhuận, từ phát hành
thêm cổ phần, góp thêm, hay từ các quỹ của ngân hàng. Đặc điểm của nguồn vốn này
tại Ngân hàng thương mại là nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy
động, khoảng dưới 10% tổng nguồn vốn huy động.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động của ngân hàng là vốn huy
động từ tiền gửi của khách hàng. Nghiệp vụ đầu tiên khi một ngân hàng bắt đầu đi
vào hoạt động là mở các tài khoản tiền gửi để giữ và thanh toán hộ cho khách hàng,

đây là cách chủ yếu và quan trọng nhất để ngân hàng huy động được tiền của dân cư
và các tổ chức, doanh nghiệp.
Có nhiều hình thức huy động tiền gửi mà các Ngân hàng thương mại đã thực
hiện, cụ thể có các hình thức: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của doanh
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
7
nghiệp, tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của các ngân hàng
khác.
Với bất kỳ một Ngân hàng thương mại thì hoạt động huy động vốn bằng tiền
gửi của khách hàng cũng là nguồn quan trọng nhất. Tuy nhiên khi cần thiết, ngân
hàng có thể vay mượn thêm cả các tổ chức khác, như vay của Ngân hàng Trung
ương, vay trên thị trường vốn hay vay của các tổ chức tín dụng khác.
Ngoài ra, Ngân hàng thương mại còn có thể huy động từ một số nguồn khác
như nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán…
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Hoạt động của Ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, tìm kiếm các
nguồn vốn để sử dụng nó nhằm thu lợi nhuận. Song song với hoạt động huy động
vốn, thì hoạt động sử dụng vốn là hoạt động chủ yếu và quan trọng của mọi ngân
hàng thương mại.
Hoạt động sử dụng vốn gồm có hoạt động ngân quỹ, hoạt động đầu tư chứng
khoán và hoạt động tín dụng( hoạt động cho vay).
Ngân quỹ của một ngân hàng thương mại thường gồm tiền mặt tại két và tiền
gửi tại các ngân hàng khác. Khoản tiền này thường không sinh lời hoặc nếu có thì rất
nhỏ nhưng bởi sự tiện lợi và cần thiết của nó mà mỗi ngân hàng thương mại đều phải
giữ một lượng tiền nhất định tại két của ngân hàng hoặc gửi tại các ngân hàng khác.
Thường thì mỗi ngân hàng đều cố gắng giữ mức ngân quỹ ở mức thấp nhất có thể.
Ngân hàng thực hiện hoạt động đầu tư chứng khoán bởi chứng khoán cỏ thể
mang lại thu nhập và cũng vì tính thanh khoản của nó, ngân hàng có thể bán đi khi
cần thiết để gia tăng ngân quỹ.
Hai hoạt động ngân quỹ và đầu tư chứng khoán chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn

trong hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại. Hoạt động chiếm tỷ trọng
lớn nhất chính là hoạt động tín dụng( cho vay). Đây là hoạt động quyết định sự thành
bại của ngân hàng thương mại bởi nó là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho ngân
hàng.
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
8
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống các ngân hàng, nhu cầu của
khách hàng cũng ngày một đa dạng phong phú hơn. Do vay, ngân hàng cũng ngày
càng đưa ra nhiều hình thức tín dụng để khách hàng lựa chọn.
Căn cứ vào thời hạn: có tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài
hạn
Căn cứ theo hình thức tài trợ tín dụng có cho vay, bảo lãnh, cho thuê…
Căn cứ theo đảm bảo thì có tín dụng không có đảm bảo và tín dụng có đảm
bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố.
Căn cứ theo rủi ro, tín dụng có tín dụng có độ an toàn cao, khá, trung bình và
thấp…
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng, chủ chốt và mang lại nguồn lợi
nhuận chính cho ngân hàng. Đồng thời nó cũng là hoạt động chứa đừng nhiều rủi ro
và xảy ra mất mát.
Bản chất tự nhiên của hoạt động ngân hàng chính là rủi ro. Dù là một ngân
hàng mới thành lập hay một ngân hàng đã có lịch sử lâu đời, dù là ngân hàng quy mô
nhỏ hay một ngân hàng phát triển mạnh với quy mô lớn thì những rủi ro trong hoạt
động kinh doanh là không thể tránh khỏi. Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro là yếu
tố không thể tách rời với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. nhưng
hơn bất cứ một doanh nghiệp nào khác, ngân hàng phải đối phó với các loại rủi ro từ
mọi nguồn gốc. Bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thiếu vốn khả dụng, rủi ro lãi suất,
rủi ro hối đoái, rủi ro trong tín dụng quốc tế và trong tín dụng ngoại thương, rủi ro
mất khả năng thanh toán.
Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận cao, thì việc ngân hàng phải đương đầu với
rủi ro là không thể tránh khỏi. Mức lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì mức độ rủi ro

cũng càng lớn. Vì vậy, để thu được lợi nhuận ngày càng cao thì công tác quản lý,
đánh giá rủi ro phải càng được chú trọng trong mọi khâu, mọi hoạt động của ngân
hàng.
SV: Lê Thị Lan Hương Lớp: Đầu tư 47A
9

×