Tải bản đầy đủ (.doc) (487 trang)

Giáo án mỹ thuật lớp 6 cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 487 trang )


Tuần 1 Ngày soạn :
Tiết 1 Ngày giảng :
Bài 1: Vẽ trang trí
CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- HS nhận ra được vẻ đẹp của các hoạ tiết dân tộc miền xuôi và miền ngược.

- HS chép được một số hoạ tiết gần giống mẫu và tô màu theo ý thích.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng chép họa tiết
3. Thái độ
- HS yêu thích những hoạ tiết dân tộc.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng dạy - học:
a) Giáo viên:
- Tranh các hoạ tiết trang trí dân tộc trong SGK trang 73 phóng to.

- Tranh cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Sưu tầm một số hoạ tiết trang trí dân tộc trên sách , báo, khăn túi, ở đình chùa
b) Học sinh:
- Vở vẽ, chì màu, tẩy
- Sưu tầm các hoạ tiết trang trí dân tộc.
2. Phương pháp.
- Trực quan, vấn đáp, quan sát, luyện tập, chia nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới.


a) Giới thiệu bài.
Nền mỹ thuật Việt Nam bao gồm rất nhiều loại hình nghệ thuật như : Kiến
trúc điêu khắc, hội hoạ vả trong tất cả những thể loại đó không thể thiếu yếu tố hoạ
tiết trang trí. Trong bài học hôm nay cô sẽ giúp các em làm quen với các hoạ tiết trang
trí dân tộc cũng như giúp các em biết cách chép và chép được các hoạ tiết trang trí dân
tộc. Đây là cơ sở tốt giúp sau này các em có thể tạo ra được nhiều hoạ tiết trang trí
đẹp để ứng dụng vào làm đẹp cho cuộc sống.

b) Các hoạt động.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng
& minh hoạ

- GV treo một số họa tiết trang trí dân tộc.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một hoạ
tiết giống như hoạ tiết GV treo trên bảng + một phiếu học
tập có nội dung yêu cầu như sau:
Phiếu học tập
Hãy quan sát kỹ hoạ tiết và cho biết :
+ Nội dung hoạ tiết ; + Đường nét hoạ tiết
+ Bố cục hoạ tiết ; + Màu sắc hoạ tiết
- GV yêu cầu các nhóm tự bầu nhóm trưởng, thư ký, sau đó
cho HS thảo luận trong vòng 3 phút.
1. Quan sát nhận xét

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách chép hoạ tiết dân tộc.
H: Theo các em để chép một hoạ tiết trang trí dân tộc ta thực
hiện theo những bước như thế nào?
(- Quan sát nhận xét
- Phác khung hình và đường trục

- Phác hình bằng các nét thẳng
- Hoàn thiện hình vẽ và tô màu).
H: Vì sao ta phải quan sát, nhận xét trước khi chép?
2 Cách chép hoạ tiết
trang trí dân tộc.
- Quan sát nhận xét
- Phác khung hình và
đường trục.
- Phác hình bằng những
nét thẳng.

(- Để tìm ra đặc điểm của hoạ tiết từ đó chép cho đúng
mẫu).
H: Thực hiện kẻ đường trục để làm gì?
(- Để vẽ hoạ tiết cho cân đối).
H: Khi tô màu ta cần hải lưu ý điều gì?
(- Tô màu thật cẩn thận theo màu của hoạ tiết mẫu, không
được để màu loang ra ngoài hoạ tiết không tô nhiều màu
chồng lên nhau, những phần giống nhau phải tô màu như
nhau )
- Hoàn thiện hình vẽ và
tô màu.

- GV treo hình minh hoạ cách chép hoạ tiết dân tộc lên bảng
cho HS quan sát hoặc có thể minh hoạ trực tiếp trên bảng để
HS nắm được cách làm.
- GV chuyển ý:
Vậy là cô vừa hướng dẫn các em cách chép hoạ tiết trang trí
dân tộc bây giờ chúng ta cùng sang phần 3 để thực hành.
3. Thực hành

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành
- GV yêu cầu HS chọn một hoạ tiết bất kỳ trong SGK trang 73 để chép.

- GV bao quát cả lớp, chú ý tìm ra những HS khá giỏi để có thể bồi dưỡng năng khiếu
cho các em, tìm ra những HS yếu kém để hướng dẫn thêm cho các em cách làm .
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả
- Sau 20 phút thực hành GV thu một số bài đạt và chưa đạt của HS.
H: Nhận xét bài làm của bạn ( về hình, cách tô màu )?
- GV nhận xét rút kinh nghiệm chung.
Hoạt động 5: Giao bài về nhà
- Hoàn thiện bài ( nếu chưa xong).
- Sưu tầm và chép thêm một số hoạ tiết trang trí dân tộc khác.

- Nghiên cứu trước bài 2.
_____________________________________________________________________
Tuần 2 Ngày soạn :
Tiết 2 Ngày giảng :

Bài 2: Thường thức mỹ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ CỔ ĐẠI
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- HS được củng cố thêm kiến thức về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ đại.
- HS hiểu thêm giá trị thẩm mỹ của người Việt Nam cổ thông qua các sản phẩm mỹ
thuật.

2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích các tác phẩm Mĩ thuật
3. Thái độ
- HS tôn trọng những nghệ thuật đặc sắc của cha ông để lại.

II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng dạy - học:
a) Giáo viên.
- Sách tham khảo: Lịch sử mỹ thuật Việt Nam ( sách CĐSP)
- Các hình trong SGK phóng to ( Đồ dùng dạy học mỹ thuật 6- bài 2)

b) Học sinh.
- Nghiên cứu trước bài 2.
- Sưu tầm những hình ảnh, bài viết về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại.
2. Phương pháp.
- Trực quan, vấn đáp, quan sát, luyện tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
+ Bài tập 1. Hãy sắp xếp các câu sau cho đúng trình tự các bước tiến hành bài chép
hoạ tiết.

a. Quan sát nhân xét ; b. Phác hình bằng những nét thẳng
c. Hoàn thiện hình vẽ và tô màu ; d. Phác khung hình và đường trục.
( Đáp án : a- d- b- c)
+Bài tập 2: Chọn đáp án đúng
Vì sao phải phác khung hình và đường trục khi chép hoạ tiết trang trí?
a. Để tìm ra đặc điểm của hoạ tiết.
b. Để vẽ hoạ tiết cho cân đối, đẹp và giống mẫu.
c. Để tô màu không bị nhoen.
( Đáp án b)

- GV gọi 2 HS khác mang bài vẽ 1 lên chấm.
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.

Thời kỳ cổ đại Việt Nam được chia làm 2 giai đoạn: Thời kỳ đồ đá và thời kỳ
đồ đồng. Vậy tương ứng với hai thời kỳ này nền mỹ thuật Việt Nam có những nét gì
đáng chú ý. Chúng ta cùng nghiên cứu bài 2 để nắm rõ vấn đề này.
b) Các hoạt động.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghiên cứu về bối cảnh lịch sử.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng & minh hoạ
- GV yêu cầu HS đọc phần 1 trong SGK trang 76.
- GV: Thời kỳ cổ đại được chia làm 2 giai đoạn : Thời kỳ đồ
đá và thời kỳ đồ đồng.
H: Em hiểu gì về thời kỳ đồ đá và thời kỳ đồ đồng?
(- Thời kỳ đồ đá ( còn gọi là thời kỳ nguyên thuỷ, cách nay
khoảng 30 vạn năm, được chia ra làm thời kỳ đồ đá cũ và đồ
đá mới)
- Thời kỳ đồ đòng cách nay khoảng 4000 đến 5000 năm,
1.Sơ lược về bối cảnh
lịch sử.

gồm 4 giai đoạn kế tiếp: Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Đông
Sơn).
- GV kết luận: Các hiện vật do các nhà khảo cổ học tìm được
đã khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi phát
triển loài người. Nghệ thuật cổ đại Việt Nam phát triển liên
tục, trải dài qua nhiều thế kỷ và đã đạt được những đỉnh cao
trong sáng tạo.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu sơ lược về
Mỹ thuật thời kỳ cổ đại.

H: Ở thời kỳ đồ đá người cổ Việt Nam đã để lại những tác
phẩm gì?

(- Công cụ sản suất: Rìu đá, chày đá, bàn nghiền.
Hình khắc mặt người ở hang Đồng Nội.
Hình khắc mạt người trên đá cuội )
- GV cho HS quan sát những hình nêu trên.
H: Hãy trình bày hiểu biết của em về hình khác mặt người
trên vách hang Đồng Nội(H1/tr76)?
(- Được vẽ cách nay khoảng một vạn năm, là dấu ấn đầu tiên
2. Sơ lược về mỹ thuật
Việt Nam thời kỳ cổ đại
-Thời kỳ đồ đá:
+ Rìu đá, dao đá, chày
+ Hình khắc mặt người
trên vách hang Đồng
Nội.
+ Hình khắc mặt người
trên đá cuội.

của thời kỳ đồ đá. Hình được khắc vào đá ngay cửa hang,
trên vách nhũ cao từ 1,5m đến 1,75m, vừa tầm mắt, tầm tay.
H: Theo em hình nào đại diện cho nam giới và hình nào đại
diện cho nữ giới? Vì sao?
(- Hai hình ở hai bên rìa đại diện cho nữ giới, hình ở giưa đại
diện cho nam giới vì: Hình nam giới có lông mày, hình nữ
giới dường như còn có tóc )
H: Hãy phân tích hình mặt người trên đá cuội được tìm thấy
ở Na Ca - Thái Nguyên (H2/tr77)?

(- Hình mặt người bên tay trái có các nét thẳng, các đường
kỷ hà, mặt khác trên trán còn xuất hiện nếp nhăn điều này
chứng tỏ đây là hình mặt nam. Còn bên tay phải với nét mặt

được khắc bằng những đường mềm mại nên chứng tỏ đây là
hình mặt người nữ).
H: Đồ đồng cách nay khoảng bao nhiêu năm? Sự xuất hiện
đồ
đồng đã đánh dấu điều gì?
(- Xuất hiên cách nay khoảng 4000 đến 5000 năm. Sự xuất
- Thời kỳ đồ đồng:
+ Rìu, dao găm, mũi lao,
tượng, môi được
làm bằng đồng.
+ Trống đồng Đông
Sơn.

hiện đồ đồng cơ bản đã biến đổi xã hội Việt Nam chuyển từ
hình thái xã hội nguyên thuỷ xã hội văn minh hơn.
H: Hãy nêu một số những hiện vật còn lưu giữ được cho đến
ngày nay ở giai đoạn này?
(- Rìu, dao găm, giáo, mũi lao, thạp Đào Thịnh, môi, tượng
người làm chân đèn đặc biệt có trống đồng Đông Sơn).
- GV cho HS quan sát một số mẫu vật nêu trên, kết hợp quan
sát trong SGK.
H: Quan sát kỹ hình ảnh trống đồng Đông Sơn cho biết nó có

đặc điểm như thế nào?
(- Đẹp về kiểu dáng và trang trí; trên đó khắc hình ảnh các
trai gái đang giã gạo, chiến binh chèo thuyền, múa hát. Các
con thú được trang trí trên mặt trống đồng rất sinh động).
H: Tại sao người ta lạ khắc những hình ảnh này nên bề mặt
trống đồng?
(- Đây là những hình ảnh rất gần gũi với người dân. Nó phản

ảnh được phần nào xã hội Việt Nam lúc bấy giờ).

Hoạt động 3: Củng cố bài
H: Hãy kể tên những hiện vật được phát hiện của thời kỳ cổ đại còn lưu giữ được cho
đến ngày
nay
(- Đồ đá: Rìu , dao , chày làm bằng đá; Hình khắc mặt người trên vách hang Đồng
Nội; Hình khắc mặt người trên đá cuội
- Đồ đồng: Rìu, dao găm,, môi, tượng bằng đồng; Trống đồng Đông Sơn )
Hoạt động 4: Giao bài về nhà
- Học thuộc bài cũ ( bài 2)

- Nghiên cứu trước bài
- Quan sát kỹ con đường, đường ray xe lửa và nhận xét xem chúng có đặc điểm như
thế nào?

___________________________________________________________

×