Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất trảng cỏ cây bụi ven rừng, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.56 KB, 71 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
• • • •
NGUYỄN THỊ XUÂN
CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI:
ORIBATIDA) Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT TRẢNG CỎ
CÂY BỤI VEN RỪNG, THUỘC VƯỜN QUỐC GIA cúc
PHƯƠNG
Chuyên ngành: Sinh thái học Mã so: 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC Sĩ SINH
HỌC
• • •
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. vũ QUANG MẠNH
HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TSKH Vũ Quang Mạnh, người thầy
hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của TS. Đào Duy Trinh, NCS. Lại Thu
Hiền, cùng các anh chị, bạn bè tong nhóm nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ và
tạo điều kiện của các cán bộ bộ môn Động vật học. Ban chủ nhiệm khoa Sinh- KTNN,
phòng sau đại học trường ĐHSP Hà Nội 2 Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng tri ân chân
thành tới gia đình, bạn bè trong khóa học 16- sinh thái học, SHTN đã luôn giúp đỡ, động
viên và khích lệ để tôi vượt qua nhiều khó khăn ban đàu, hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Xuân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Xuân


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiêu viết tắt
c% Độ phổ biến
D% Độ ưu thế
H’ Chỉ số đa dạng loài
I-1 Tầng đất mặt 0-10 cm
1-2 Tầng đất sâu 11-20 cm
1-3 Tầng đất sâu 21-30 cm
J’ Chỉ số đồng đều
Chữ viết tắt
HST Hệ sinh thái
к Mùa khô
KVNC Khu vực nghiên cứu
m Mùa mưa
MĐTB Mật độ trung bình quần thể
VQG Vườn quốc gia
TCCB Trảng cỏ cây bụi
Trang
Lời cảm ơn Lời cam đoan
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang
MỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vườn quốc gia (VQG) Cúc phương (hay rừng Cúc Phương) là một
khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới của
3 khu vực: Tây bắc, đồng bằng Sông Hồng và bắc trung Bộ thuộc 3 tỉnh là:

Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá. VQG này có hệ động thực yật phong
phú và đa dạng mang những đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới. Do đó, VQG
Cúc Phương đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học,
của khách thăm quan du lịch trong nước cũng như khách nước ngoài. Cho
nên, hàng năm đã có một lượng lớn du khách đã đến vói Cúc Phương, vì
vậy cũng phần nào có những tác động đến môi trường xung quanh dồng
thời tác ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật trong rừng. Bên cạnh đó là
việc quá tập trung vào khai thác du lịch của Ban quản lý Vườn dẫn đến làm
giảm hiệu quả của việc bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và nhóm động
vật đất Chân khớp bé nói riêng.
Động vật đất đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất,
tính chất đất, tạo dòng chu chuyển vật chất liên tục. Vì chúng có số lượng
lớn, chiếm khoảng 90% tổng sinh lượng động yật cạn. Trong hệ động yật,
bộ Ve giáp (Oribatida) thuộc phân lớp Ve bét (Acari), lớp động yật Hình
nhện (Arachnida); Phân ngành Có kìm (Chelicerata); trong ngành Chân
khớp (Arthropoda). Nhóm ve bét đa dạng và phong phú sống ừong môi
trường đất và các môi trường sống liên quan với hệ sinh thái đất như: thảm
lá rừng, xác vụn thực vật, vỏ cây gỗ, đất treo, thảm rêu bám trên thân cây và
trong tán lá cây xanh. Nhóm Ve giáp là nhóm động yật rất nhạy cảm với
những biến đổi của yếu tố khí hậu, tính chất đất nên chúng có ý nghĩa quan
trọng trong việc chỉ thị tính chất đất.
Trong quần xã sinh vật đất, Ve bét do có kích thước cơ thể nhỏ 0,1-
0,2 đến 1,0-2,0 mm, nên cùng với các nhóm Ve bét khác: Rết tơ (Chilopoda:
Symphyla) và các nhóm côn trùng bậc thấp như Bọ nhảy, Đuôi nguyên thủy,
5
Hai đuôi và Ba đuôi (Insecta: Aptergota: Collembola, Protura, Dipplura và
Thysanura) được xếp chung vào nhóm động vật Chân khớp bé
(Microathropoda) [24].
Ve giáp luôn chiếm khoảng 50% trong tổng số Chân khớp bé, chúng
tham gia tích cực vào mọi chu trình tự nhiên, vào các quá trình sinh học của

đất, quá trình yận chuyển năng lượng và yật chất, quá trình làm sạch đất
khỏi bị ô nhiễm các chất thải (hữu cơ và hóa học), chất phóng xạ. Chúng
làm gia tăng độ màu mỡ của đất thông qua các hoạt động sống của mình
[18]. Đồng thời, chúng lại rất nhạy cảm với môi trường sống về đặc điểm
đất, hàm lượng mùn khoáng N, p, K trong đất, độ pH, nhiệt độ, đặc điểm
cấu tạo đất, thổ nhưỡng Vì thế, Ve giáp có ý nghĩa quan trọng trong việc
chỉ thị tính chất lý, hóa của đất; chỉ thị sinh học môi trường đất và các diễn
thế của hệ sinh thái. Các chỉ thị sinh học có thể được sử dụng trong đánh giá
sinh thái, đặc biệt là trường hợp của nhóm quần thể chỉ thị điều kiện khu
yực càn được bảo tồn. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm, sự tiến triển của quá
trình cải tạo đất làm cơ sở khoa học cho việc quản lý, khai thác thế mạnh về
du lịch ở Rừng Cúc Phương cũng như bảo vệ và phát triển bền vững nguồn
tài nguyên môi trường đất.
Nhóm Ve giáp có vỏ cơ thể cứng, mật độ cá thể lớn và tương đối ổn
định, thành phần loài phong phú, vùng phân bố rộng, dễ dàng thu bắt nên
chúng là đối tượng nghiên cứu sinh thái, động vật và phân vùng địa lí. Bên
cạnh đó chúng có khả năng di chuyển nhanh và có số lượng lớn nên chúng
là nhóm phân tán và lan truyền nhiều nguồn bệnh và giun sán kí sinh. Ve
giáp đã có trên 60 loài là vật chủ trung gian của Sán dây họ
Anoplocephadae kí sinh và gây bệnh cho gia súc.
Nhóm Ve giáp là nhóm động vật có tính ổn định và bền vững, thậm
chí ngay cả khi có những biến động xảy ra trong hệ sinh thái. Nên chúng
được chú ý nghiên cứu để làm vật chỉ thị tính đất, để đánh giá vai trò tác
động của con người nên các hệ sinh thái.
6
Vì những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Cấu trúc quần
xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đắt Trảng cỏ cây bụi ven
rừng, thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài
2.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài bổ sung dẫn liệu về đa dạng sinh học của quần xã Oribatida ở
hệ sinh thái (HST) đất rừng VQG Cúc Phương.
Đề tài cung cấp dẫn liệu về đặc điểm phân bố và đặc trưng định lượng
của quần xã Oribatida ở rừng VQG Cúc Phương, cấu trúc quần xã Oribatida
về đặc điểm phân bố và mật độ quần thể ở HST đất rừng VQG Cúc Phương
được nghiên cứu và phân tích đồng bộ theo 2 mùa (mùa mưa và mùa khô)
và theo 3 tầng sâu thẳng đứng trong HST đất rừng ở khu vựa nghiên cứu
gồm: độ sâu 0-10cm, ll-20cm và 21-30 vói kích thước của mỗi mẫu thu là
5x5x1 Ocm.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài bổ sung tư liệu về thành phần loài Oribatida, góp phần bổ sung
tài nguyên đa dạng đa dạng động yật đất của Việt Nam.
Góp phần đánh gía về sự ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên đến
cấu trúc quần xã Oribatida ở khu vực nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Điều tra tài nguyên đa dạng về nhóm động vật Ve giáp, đặc điểm
phân bố của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất Trảng cỏ cây
bụi ven rừng và bước đàu đánh giá vai trò chỉ thị sinh học điều kiện tự nhiên
môi trường của chúng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1. Nghiên cứu đa dạng thành phàn loài và mô tả ban đàu đặc điểm
hình thái qua bộ ảnh hiển vi, mật độ của quần xã Oribatida ở vùng nghiên
cứu
2. Khảo sát biến đổi cấu trúc của quần xã Oribatida theo tầng thẳng
đứng và theo hai mùa khô và mưa.
7
3. Bước đầu đánh giá vai ữò của quần xã Oribatida như yếu tố sinh
học chỉ thị biến đổi điều kiện tự nhiên và khí hậu ở vùng nghiên cứu.
5. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari),

lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata),
ngành Chân khớp (Arthropoda), của Giới Động vật (Animalia).
6. Đóng góp mới của đề tài
Cung cấp dẫn liệu về đa dạng sinh học, cấu trúc quần xã
Oribatida về đặc điểm phân bố, mật độ quần thể và thành
phần loài ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi trong VQG Cúc
Phương, góp phần đánh giá tài nguyên động vật đất của
Việt Nam.
NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ve giáp luôn chiếm khoảng trên 50% trong tổng số chân khớp bé.
Chúng tham gia tích cực vào mọi chu trình tự nhiên, vào các quá trình sinh
học của đất, quá trình vận chuyển năng lượng và vật chất. Chúng tham gia
làm tăng độ màu mỡ của đất thông qua các hoạt động sống của mình
Trong hơn 30 năm qua, cho đến năm 2000 các kết quả nghiên cứu
hàng năm của các chuyên gia ưên thế giới, đặc biệt là các kết quả liên quan
đến khu hệ và phân bố của Ve Giáp đã được bảo tàng lịch sử tự nhiên
Groltiz, CHLB Đức giới thiệu trong 31 số của ấn phẩm quốc tế
Bibliographia: Oribatologica. Từ năm 2001 ấn phẩm chuyên ngành này
được mang tên mói là Acari: Bibliographia Acaologica: Oribatida
Các nghiên cứu về Oribatida ở Việt Nam được bắt đầu tò những năm
60 và do các tác giả nước ngoài thực hiện, sau đó được mở rộng từ những
năm 80 của thế kỉ trước, trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu thuộc
“chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”. Trên cơ sở đó đã
hình thành một bộ sưu tập khá phong phú về dữ liệu Oribatida ở Việt Nam.
Với những thông tin trên cho thấy, việc nghiên cứu phân tích sự thay
đổi các đặc trưng định lượng của Oribatida (số lượng loài, mật độ, chỉ số đa
dạng H’, chỉ số đồng đều J’) theo mùa và theo độ sâu của đất được áp dụng
8
ở VQG Cúc Phương làm cơ sở khoa học chỉ ra những tác động tích cực

cũng như tiêu cực của các nhân tố môi trường, con người đến hệ sinh yật
đất.
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
Vai trò và hoạt động của các nhóm sinh vật sống trong đất từ lâu đã
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Con người đã biết đến vai trò phân
hủy xác mùn, phân giải chất hữu cơ và luân chuyển vật chất của nhiều nhóm
sinh vật.
Nghiên cứu về Ve Giáp trên thế giói bắt đàu từ rất sớm. Từ cuối thế
kỷ XIX, các nhà khoa học nghiên cứu về sinh yật đất đã bắt đầu quan tâm
và tiến hành tìm hiểu, hàng loạt các công trình nghiên cứu về các nhóm sinh
vật đất được thực hiện và công bố. Đầu tiên, phải làn lượt kể đến các công
trình nghiên cứu các nhóm sinh yật đất của các nhà khao học như: công
trình nghiên cứu của H.Post (1862), B.Hasen (1877, 1882) về giun đất, công
trình nghiên cứu của P.Muller ( 1879, 1882) về vai trò phân hủy xác vụn
thực yật nhờ động vật [20].
Đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đồng thời mở rộng nghiên cứu
đồng bộ hàu hết các nhóm sinh vật sống trong đất, bắt đàu có các công trình
nghiên cứu về Chân khớp bé trong đó có Ve giáp.
Năm 1905, nhà khoa học người Italia, A.berlese đã phát hiện ra
phương pháp dùng hệ thống phễu lọc để phân tích động vật Chân khớp bé
trong đất [20].
Năm 1917, phương pháp này đã được A.tullgren cải tiến và hoàn
thiện hơn. Tiếp theo đó, hệ thống phân loại Ve giáp cùng vói các quan hệ
tiến hóa của chúng với các nhóm Ve bét khác được xây dựng và sắp xếp
theo hệ thống của các tác giả: Willimann (1931), Grandjean (1953), Seilnick
(1960), Ghilarov và Krivolutusky (1975), J.Balogh (1988, 1990, 1992) là
nhưng chuyên gia nghiên cứu hệ thống học Ve giáp hiện được chấp nhận
rộng rãi ttên thế giới [23].
9

Năm 1992, ừong công trình nghiên cứu của mình: “The Oribatid
Genera of the World” hai tác giả J.Balogh và P.Balogh đã hệ thống toàn bộ
các loài Ve giáp hiện đã dược phát hiện và công bố trên toàn thế giới [40].
Cho đến năm 2000, các kết quả nghiên cứu hàng năm của các chuyên
gia chuyên ngành trên thế giới về Ve giáp, đặc điểm khu hệ và phân bố của
Ve giáp đã được bảo tàng lịch sử tự nhiên Görlitz, Cộng hòa liên bang Đức
giới thiệu ttong 31 ấn phẩm quốc tế Bibliographia: Oribatologica. Từ năm
2001, ấn phẩm chuyên ngành này được mang tên mới là Acari: Bibliogrphia
Acarologica Oribatida [23].
về hệ thống phân loại Ve giáp, hiện nay trên thế giói vẫn còn chưa
thống nhất. Theo hệ thống phân loại thông thường, thì Ve bét thuộc bộ Ve
bét(Acari) bao gồm tất cả các nhóm Ve bét khác nhau, nằm trong lớp chân
khớp Hình nhện (Arachnida). Một hệ thống khác lại tách Ve bét thành nhóm
phân loại bậc cao hơn, là 1 phân lớp Ve bét hay thậm chí là một lớp chân
khớp Hình ve bét (Acarimorpha), thuộc phân ngành chân khớp có kìm
(Chelicerata). Hệ thống sắp xếp thứ ba có quan điểm cho rằng, không nhất
thiết các nhóm Ve bét phải gộp chung vào một bộ (Michael, 1988;
willmann, 1931; Baker, Wharton, 1952; Grandjean, 1954; Seilnick, 1960;
Balogh, 1961, 1972; Woolley, 1971, 1988; Nguyễn Kim Bằng, 1971;
Ghiarov, Krivolutsky, 1975; Ghilarov, 1977, 1978; Đoàn Văn Thụ, Phan
Trọng Cung, 1985; Norton, 1990; J.Balogh và P.Balogh, 1992; J.Aoki,
1999; Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ, 2001; Woas, 1990; Weigmann,
2006) [Vũ Quang Mạnh].
Ở khu yực Đông Nam Á, trước năm 1945, đã có 1 số công trình
nghiên cứu về động vật đất trong đó có Ve giáp như Berlese (1913) và
Sellnick (1925) nghiên cứu ở Indonexia. Năm 1975 trở lại đây, xuất hiện
hàng loạt các công trình nghiên cứu của các tác giả như: j.Aoki 1967, ở Thái
Lan:
1
S.Mahunka, 1968 tại Indonexia; Balogh và S.Mahunka 1974 tại Malaixia;

năm 1976 tại Hông Kong; LA.Corpus Raos (1979, 1980, 1991, 1992, ) tại
Philippin У.У [Theo Vũ Quang Mạnh].
Tóm lại, vị trí phân loại các nhóm ve bét ở taxon bậc cao hiện còn có
những vấn đề đang tranh luận và chưa thống nhất [23]. Tuy nhiên, hệ thống
phân loại của J.Balogh và P.Balogh là được sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giói trong đó có Việt Nam.
Ve giáp là nhóm động vật nhạy cảm vói sự thay đổi chất lượng không
khí (Andre, 1976; Weigmann et al., 1991; Weigmann et al., 1992; Steiner,
1995). Theo Steiner, ô nhiễm không khí, đặc biệt trong trường họp nồng độ
NO2 tăng cao, đã làm suy giảm độ giàu loài Ve giáp và tạo ra những quần xã
đơn điệu nhiều hơn. Ông cũng lưu ý rằng nhiều loài bị ảnh hưởng mạnh hơn
bởi đặc trưng của vi sinh cảnh hơn là bởi mức độ ô nhiễm và sự thay đổi
trong các cấu trúc quần thể [44].
Cấu trúc quàn thể, độ giàu loài và đặc điểm sinh sản của Oribatida có
phản ứng âm túủi với liều cao của một số kim loại nặng ừong môi trường đô
thị.
Trên thế giói còn có rất nhiều hướng nghiên cứu về Oribatida nữa
như, nghiên cứu về nguồn gốc phát sinh; lịch sử hình thành loài; hướng tiến
hóa của Oribatida; ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên lên mật độ, thành
phàn loài Oribatida; vai trò của Oribatida trong sự phân hủy và chu trình
dinh dưỡng; nghiên cứu về quy luật và các yếu tố phát tán Oribatida; nghiên
cứu về môi trường sống Ve giáp; sự đa dạng và phân bố Oribatida trên toàn
cầu.
1.2.2. Tĩnh hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
Cùng vói những bước phát triển trong nghiên cứu về Oribatida trên
thế giới, ở Việt Nam các nghiên cứu ưong lĩnh vực này cũng đã đạt được
những hành tựu đáng kể. Nhìn lại lược sử nghiên cứu, có thể chia làm 4 giai
đoạn: Giai đoạn 1: tò năm 1967 đến 1980 Giai đoạn 2: tò năm 1981 đến
1986 Giai đoạn 3: từ năm 1987 đến 2007
1

Giai đoạn 4: tò năm 2008 đến nay
Giai đoạn 1: Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam từ năm 1967
đến năm 1980
Trước năm 1967, chưa có công trình nào nghiên cứu về Ve giáp ở Việt
Nam. Hai tác giả Balogh J. và Mahunka s., 1967 - (Hungari) đã giới thiệu
khu hệ, danh pháp và đặc điểm phân bố của 33 loài Ve giáp trong đó mô tả
29 loài và 4 giống mới cho khoa học tong tác phẩm: “New oribatids from
Vietnam”. Tiếp theo là nghiên cứu của hai tác giả Balan A.Rajski và
R.Szudrowicz (Balogh J. et al., 1967; Rajski A. et al., 1974) [26]. Mở đầu
cho các nghiên cứu tiếp theo về Oribatida ở Việt Nam.
Trước năm 1975, nghiên cứu về Ve bét nói chung và Oribatida nói
riêng ở Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Sau
năm 1975, các tác giả trong nước bắt đầu có các nghiên cứu độc lập về
Oribatida.
Năm 1978, các tác giả Vũ Quang Mạnh và Nguyễn Trí Tiến đã tiến
hành nghiên cứu các nhóm Acarina và Collembola ở đất canh tác thuộc
huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Sau đó phải kể đến công trình luận văn cấp I sau đại học của tác giả
Vũ Quang Mạnh, 1980 nghiên cứu thành phần loài, phân bố và biến động số
lượng của các nhóm Ve bét Cryptostigmata, Mesostigmata, Prostigmata
Acarina) và Bọ nhảy Collembola (Insecta) ở một số sinh cảnh Tây Nguyên
và ngoại thành Hà Nội. Qua nghiên cứu này, tác giả chỉ ra rằng ở các sinh
cảnh khác nhau có sự thay đổi về thành phàn và số lượng loài Oribatida [5].
Trong giai đoạn này, nhìn chung các nghiên cứu về Oribatida chủ yếu do các
tác giả nước ngoài tiến hành. Các tác giả trong nước bắt đầu đi vào nghiên
cứu về định lượng chung, thành phần loài nhưng chưa nghiên cứu chuyên
sâu.
Giai đoạn 2: Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam tò năm 1981
đến năm 1986
1

Chỉ ừong vòng 6 năm, tuy nhiên các nghiên cứu về Oribatida ở Việt
Nam đã có những bước phát triển mới, rõ rệt đồng thời bổ sung đầy đủ hơn
các dẫn liệu so với giai đoạn trước.
Tiêu điểm là công trình của nghiên cứu về nhóm chân khớp bé
(Microathropoda) ở đất Cà Mau (Minh Hải) và Hà Nội (Từ Liêm), năm
1984 của tác giả Vũ Quang Mạnh. Công trình này đã đánh giá về sự khác
nhau về thành phần loài Oribatei và Collembola ở các sinh cảnh: vườn trồng
lâu năm, ruộng rau xanh, đất bờ sông ổn định và sự khác nhau về thành
phần loài, số lượng loài ở lớp đất 0 - 10cm [6].
Luận án Phó tiến sĩ của Vũ Quang Mạnh, 1985 về Oribatida ở các hệ
sinh thái tự nhiên và đất canh tác ở miền Bắc Việt Nam.
Như vậy, trong giai đoạn này các nghiên cứu về Oribatida đã có
những bước phát triển hơn so với giai đoạn trước. Hướng nghiên cứu, phạm
vi địa lý được mở rộng hơn so với nghiên cứu của giai đoạn trước. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này vẫn đi sâu về nghiên cứu nhóm chân khớp bé nói
chung còn Ve giáp nói riêng chưa nhiều.
Giai đoạn 3: Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam từ năm 1987
đến năm 2007
Nghiên cứu đánh giá mật độ, thành phần loài khu hệ Microathropoda
ở đất Cà Mau, Vũ Quang Mạnh (1987), Vũ Quang Mạnh và MJeleva (1987)
ở đất rừng Tây Nguyên; vùng đồng bằng ven biển miền Bắc Việt Nam của
Vũ Quang Mạnh và Nguyễn Trí Tiến (1988, 1990). Năm 1990, Vũ Quang
Mạnh đã tổng kết tất cả các công trình nghiên cứu Chân khớp bé ở Việt
Nam và đưa ra danh sách 117 loài Ve giáp đã biết ở Việt Nam cho đến thời
điểm đó, cùng với đặc điểm phân bố của chúng theo vùng địa lý, loại đất và
hệ sinh thái (Vũ Quang Mạnh, 1990) [7].
Tiếp đó là rất nhiều công trình nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh, Vũ
Quang Mạnh và Nguyễn Trí Tiến, Vũ Quang Mạnh và Cao Văn Thuật, Vũ
Quang Mạnh và Vương Thị Hòa, Vũ Quang Mạnh và Nguyễn Thanh Huyền
1

nghiên cứu khu hệ Ve giáp ở Việt Nam (1985, 1987, 1988, 1989, 1990a,
1990b, 1993, 1994, 1995, 1996, 1999, 2000, 2003, 2004 ).
Năm 1994, trong thông báo khoa học các trường đại học, Vũ Quang
Mạnh đã giới thiệu danh sách 28 loài Ve giáp ở vùng đất ven biển Yên
Hưng (Quảng Ninh), đảo Cát Bà (Hải Phòng) và đồng bằng sông Hồng (Hà
Nội) và tác giả nêu lên mối liên hệ giữa Ve giáp vùng ven biển và vùng đảo
so với Ve giáp trong đất liền (Vũ Quang Mạnh, 1994).
Trong báo cáo khoa học tại Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ
V, tác giả Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, 2005 đã công bố khu hệ Ve
giáp Việt Nam bao gồm 158 loài, thuộc 46 họ, khu hệ này mang yếu tố Ân
Độ
- Mã Lai và thuộc vùng địa động vật Đông Phương. Tuy nhiên, khu hệ Ve
giáp Việt Nam có tính đặc hữu cao, có tới 76 loài chỉ phát hiện được ở Việt
Nam. Đồng thời, cũng có một số loài mang đặc điểm chung của khu hệ Thái
Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Nhật Bản và các đảo Nam Thái Bình
Dương (Vũ Quang Mạnh và cs., 2005) [12].
Năm 2007, Vũ Quang Mạnh và cs. đã công bố 3 loài Ve giáp thuộc
giống Perxylobates Hammer 1972, hiện có ở Việt Nam [16].
Cũng trong năm 2007, Vũ Quang Mạnh đã giới thiệu hệ thống phân
loại và danh pháp đày đủ nhất của 150 loài trong khoảng 180 loài Ve giáp
đã biết của khu hệ động yật Việt Nam trong công trình “Động yật chí và
Thực vật chí Việt Nam”, Tập 21 “Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam”.
Tác phẩm này hiện nay đang được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong nghiên
cứu và định loại Oribatida ở các cơ sở khoa học chuyên ngành [13].
Những nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp như: đánh giá về đa
dạng quần xã Ve giáp vùng đồi núi Đông Bắc và Bắc Kạn, Vũ Quang Mạnh,
2002 nhận định độ phong phú các loài ở các sinh cảnh khác nhau do tình
trạng cấu trúc của vi sinh cảnh thấp và tính đề kháng sự khô hạn thấp và
nguồn thức ăn kém (Vũ Quang Mạnh, 2002) [9].
1

Nghiên cứu về cấu trúc quàn xã Ve giáp ở VQG Tam Đảo (Vĩnh
Phúc), Vũ Quang Mạnh và cs., 2002 có sự nhận xét cấu trúc quần xã Ve giáp
ở hệ sinh thái đất có liên quan rõ rệt với sự suy giảm gỗ rừng. Nó có thể
được xem xét và đánh giá như một đặc điểm sinh học, chỉ thị quá trình diễn
thế của VQG Tam Đảo nói riêng và của Việt Nam nói chung (Vũ Quang
Mạnh và cs., 2002) [10].
Oribatida trong cấu trúc quần xã Acari ở hệ sinh thái VQG Ba Vì, Việt
Nam, Phan Thị Huyền và cs., 2004 đã xác định được mối liên hệ giữa đai
cao khí hậu ảnh hưởng tới cấu trúc quần xã Oribatida.
Các nghiên cứu về Ve giáp như yếu tố chỉ thị sinh học cho môi trường
đất cũng được đề cập. Krivolutsky et al., 1997 nhận định Ve bét là vật chủ
trung gian của các loài sán dây họ Anoplocephailidae. Vũ Quang Mạnh và
cs., 2002 đã đưa dẫn liệu bổ sung về cấu trúc và vai trò quần xã Ve giáp
VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc nhận định có sự thay đổi đặc điểm đa dạng thành
phần loài của quần xã Ve giáp theo chiều thẳng đứng, từ thảm rêu quanh
thân cây và vụn xác thực vật, nằm trên mặt đất tò độ cao 0-100cm, cho đến
thảm lá rừng phủ trên mặt đất, lớp đất mặt 0-1 Ocm và lớp đất sâu 1 l-20cm
ở hệ sinh thái VQG Tam Đảo. Chỉ số này có thể xem xét như một yếu tố chỉ
thị sinh học ở các diễn thế ở hệ sinh thái rừng Việt Nam (Vũ Quang Mạnh
và cs., 2002). Trong tập 2 “Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam”, tác giả
Vũ Quang Mạnh đã có những đánh giá rất cao về giá trị nguồn lọi và hiện
trạng Ve giáp ở Việt Nam.
Oribatida là nhóm động vật đất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu
tố môi trường đất như: nhiệt độ, độ chua, hàm lượng các chất khoáng và
lượng mùn, đặc điểm cấu tạo cấu trúc quần xã Oribatida có liên quan mật
thiết vói những thay đổi của điều kiện môi trường đất.
Nhiều nhóm Ve giáp là nhóm gây hại trực tiếp cho cây trồng hoặc có
vai trò như những vectơ mang truyền vi khuẩn, nguồn bệnh và giun sán kí
sinh trong môi trường này. Vì thế, qua phân tích cấu trúc các quần xã Ve
1

giáp giúp chúng ta có thể đánh giá và nhận biết được đặc điểm, tính chất của
môi trường đất [13].
Như vậy, các nghiên cứu về khu hệ Oribatida ở Việt Nam không
ngừng phát triển và ngày càng chứng tỏ tính đa dạng cho khu hệ này. Việc
nghiên cứu Oribatida trong giai đoạn này đã có những bước tiến mới và
mang lại các giá tri to lớn cho con người trong các nghiên cứu về vai trò chỉ
thị sinh học của chúng.
Giai đoạn 4: Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam từ năm 2008
đến nay
Vũ Quang Mạnh, 2009 xác định thêm khu hệ Ve giáp ở Việt Nam
hiện đã xác định được có đại diện của 4 giống thuộc họ Lohmanoidae
Berlese, 1961. Riêng giống Papillacarus Kunst, 1959 hiện biết ở Việt Nam
có 3 loài (Vũ Quang Mạnh, 2009).
về nghiên cứu cấu trúc quần xã, tác giả Vũ Quang Mạnh và cộng sự
đã nghiên cứu cấu trúc quần xã chân khớp bé trong đó có Oribatida, về ảnh
hưởng và vai trò của chúng đối vói các loại đất và đặc điểm của thảm cây
trồng ở vùng đồng bằng Sông Hồng. Thành phàn loài Oribatida xác định
được phong phú ở sinh cảnh bãi cỏ hoang, vói 15 loài, số lượng loài
Oribatida giảm dần tò sinh cảnh RTN và VQN, đều có 9 loài; đến RNT và
đất trồng cây gỗ lâu năm, vói 7 loài, thấp nhất ở mộng lúa cạn, với 2 loài
(Vũ Quang Mạnh và cs., 2008) [16].
Trong báo cáo tại hội nghị Techmart tại Tây Nguyên tháng 4/2008,
tác giả Vũ Quang Mạnh và cs. chỉ ra trong cấu trúc quần xã động vật đất thì
Ve giáp chiếm ưu thế, vào khoảng 40-50%, có vai trò quan trọng trong
nghiên cứu hệ sinh thái đất (Vũ Quang Mạnh và cs., 2008) [17].
Luận án Tiến sĩ Sinh học của Đào Duy Trinh, 2011 nghiên cứu về
thành phàn và cấu trúc quần xã Ve giáp ở VQG Xuân Sơn (Phú Thọ) đã xác
định được 102 loài và 1 phân loài Oribatida, thuộc 48 giống và 28 họ. Tác
giả cũng chỉ ra những thay đổi về sự phân bố thành phần loài theo đai cao
khí hậu (giảm dần tò 300m đến 1600m), số loài giảm đi khi di chuyển tò

1
mùa khô sang mùa mưa. Khẳng định rõ yếu tố Ấn Độ - Mã Lai của khu hệ
Oribatida ỞVQG Xuân Sơn [21].
Một công trình khác nghiên cứu về Oribatida ở VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng (Quảng Bình) của Nguyễn Hải Tiến,Vũ Quang Mạnh. Các tác giả
nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của cấu trúc quàn xã Ve giáp với sự
thay đổi điều kiện môi trường ở khu vực nghiên cứu. Các tác giả đã ghi
nhận: vào mùa khô ở tầng đất 0-1 Ocm số lượng loài Oribatida giảm theo
thứ tự: RTN trên núi đá vôi > RTN trên núi đất > RNT trên núi đất > RNT
trên núi đá vôi. Vào mùa mưa, số lượng loài giảm theo thứ tự: RTN trên núi
đá vôi >RNT trên núi đất > RTN trên núi đất > RNT ừên núi đá vôi. Như
vậy, sốlượng loài Oribatida có sự biến đổi theo từng loại đất, theo độ che
phủ của thực vật và mức độ tác động của con người. Đây là cơ sở sử dụng
nhóm động vật này như một chỉ thị sinh học đối vói sự biến đổi môi trường
[20].
Trong các công trình được công bố gàn đây thì có thể nói công trình
có mức độ chuyên sâu và toàn diện nhất là công trình nghiên cứu về hệ
thống địa động vật Oribatida về hình thái và vai trò trong HST của tác giả
Vũ Quang Mạnh, các kết quả được trình bày trong luận án Tiến sĩ khoa học
năm 2013 của tác giả. Trong công trình này ghi nhận 316 loài và 4 phân
loài, thuộc 163 giống, 60 họ và 2 phân họ. Trong đó, có 111 loài (34,68%)
đặc trưng chỉ phát hiện ở Việt Nam, 155 loài (chiếm 48,44%) làn đầu tiên
được phát hiện cho khu hệ Ve giáp Việt Nam [19].Trong công trình này, tác
giả còn nghiên cứu và tổng kết vai ttò phân hủy xác thực yật, cấu trúc quần
xã của chúng liên quan đến việc sử dụng các thành phần hữu cơ và phân
bón hóa học khác nhau trong sản xuất nông nghiệp. Do yậy, những cấu trúc
này có thể sử dụng như các chỉ thị sinh học tiềm năng cho sự phát triển bền
vững của HST nông nghiệp.
Tóm lại, trong giai đoạn này các nghiên cứu về Oribatida tiếp tục
được các tác giả đặc biệt là các tác giả ừong nước đi sâu và mở rộng nghiên

1
cứu về các hướng: khu hệ, cấu trúc quần xã, đặc biệt là vai trò chỉ thị sinh
học đối với sự thay đổi các điều kiện môi trường.
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐẶC ĐIỂM Tự NHIÊN VÀ
• 7
7 m

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu và sổ lượng mẫu
2.1.1. Đia điểm
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở vườn Quốc gia Cúc
Phương với sinh cảnh trảng cỏ cây bụi ven rừng
2.1.2. Thời gian nghiên cúu và số lượng mẫu
Trong năm 2013, chúng tôi đã tiến hành 2 đợt nghiên cứu và thu
mẫu ngoài thực địa, tương ứng với 2 mùa đầu mùa mưa và đầu mùa khô.
Đợt 1: tháng
5/2013 Đợt 2:
tháng 12/ 2013
Tổng số mẫu định lượng (ĐL) và định tính (ĐT) ở 3 tàng đất tại sinh
cảnh trảng cỏ cây bụi ven rừng thể hiện trong bảng:
2.2. Đặc điểm tự nhiên của VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Vi trí đỉa lý và đìa hình
• • »r i
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía Tây tỉnh Ninh Bình, cách
quốc lộ 1A 30km và cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam. Vườn quốc
gia Cúc Phương nằm ở tận cùng phía Đông Nam của dãy núi đá vôi chạy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đoạn núi đá vôi thuộc Cúc Phương có
chiều dài 25 km,
1
Bảng 2.1. Thống kê số lưọng mẫu tại VQG Cúc Phưong

Đât mặt 0-10 cm Đât sâu 11-20 cm Đât sâu 21-30 cm
ĐT ĐL ĐT ĐL ĐT ĐL tông
0-10 cm 0-10 cm 10-20 cm 10-20 cm 20-30 cm 20-30 cm
1 mâu x2 5 mâu x2 1 mâu
x2
1 mâu
x2
5 mâu
x2
5 mâu
x2
36 mẫu
rộng 10 km với tọa độ địa lý: Từ 20°14 đến 20°24 vĩ độ Bắc; Từ 105°29 đến
105°44 kinh độ Đông
Địa hình VQG Cúc Phương bao gồm 2 dãy núi đá vôi chạy song song
và thung lũng giữa hai dãy đó, kéo dài ừên 20km theo hướng tây bắc - Đông
Nam, độ cao trung bình so với mặt biển 300 - 400 m, cao nhất là đỉnh Mây
Bạc (648 m).
2.2.2. Khí hậu và thuỷ văn
* Khí hâu
Nhiệt độ trung bình thấp hơn, mùa đông dài và lạnh hơn, mùa hè ngắn
và mát hơn vùng xung quanh.
Cúc Phương có mùa mưa dài hơn và lượng mưa lớn hơn các vùng
xung quanh. Lượng mưa bình quân hàng năm ở đây dao động 1700-2200
mm. Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa nóng từ tháng 5 đến tháng 10,
lượng mưa chiếm 89,1% lượng mưa cả năm, nhiệt độ trung bình trong mùa
nóng 26,4°c. Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ bình
quân trong mùa khô lạnh 18,6°c và lượng mưa chiếm 10,9% lượng mưa cả
năm. Mưa ít cộng vói nhiệt độ thấp làm cho khí hậu Cúc Phương tương đối
khắc nghiệt về mùa đông.

* Thuỷ văn
Dưới lòng đất VQG Cúc Phương là địa hình núi đá vôi bị nước ăn
mòn dần, tạo thành những hang động mà trên mặt đất có nhiều lỗ hút lớn
nhỏ thu gom trong rừng sau những trận mưa. Vì yậy trong VQG có nhiều
suối cạn, chỉ có nước tạm thời sau nhưng trận mưa. Vì trong VQG có nhiều
con suối cạn, chỉ có nước tạm thời trong vài giờ trong và sau cơn mưa, hoặc
1 đến 2 ngày nếu mưa to kéo dài. Trừ sông Bưởi và sông Ngang ở phía tây
bắc.
2.2.3. Thể nhưỡng
Do điều kiện tự nhiên và quá trình phong hóa, VQG Cúc Phương hình
thành 2 nhóm đất chính và mang những đặc tính chung sau:
- Đất có hàm lượng sét tương đối thấp.
1
- Đất có độ ẩm tự nhiên tương đối cao.
- Đất có độ xốp rất tốt.
- Đất có hàm lượng mùn lớn không kể trên cao hay dưới thấp.
- Đất có khả năng hấp thụ cao biểu thị ở tổng cation trao đổi cao
2.2.4. Tài nguyên thực vật và động vật
Đa dạng về thành phần loài thực vật: Đến nay đã thống kê được
hơn 2000 loài thực vật bậc cao thuộc 931 chi, 231 họ.
VQG Cúc Phương là bảo tồn nhiều nguồn gen động thực vật quý
hiếm. Hiện tại, Vườn có 366 loài cây gỗ, trong đó có khoảng 30 loài thuộc
loài quý hiếm của Việt Nam.
Đa dang về khu hê đông vât
• o • • o •
Các nhà nghiên cứu đã thống kê được: 125 loài thú, hơn 308 loài
chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, gàn 2000 loài côn trùng.
Trong đó, có nhiều loài động vật đặc hữu chỉ có ở Cúc Phương như: cá Niết
hang, Sóc bụng đỏ Cùng nhiều loài động yật quý hiếm có tên trong sách
đỏ Việt Nam và thế giới như: Báo gấm, Báo lửa, báo ngựa

2.3. Dụng cụ nghiên cứu
Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ
nhật cỡ (5x5x10) cm. Túi nilong dựng mẫu, bút dạ không xóa, sổ ghi
chép, Máy xác định tọa độ địa lý GPS là thiết bị thu và xử lý tín hiệu từ
các vệ tinh địa tĩnh để xác định tọa độ địa lý của bất kì địa điểm nào ừên trái
đất.
Dụng cụ nghiên cứu ưong phòng thí nghiệm:
Hệ thống lọc mẫu đất (rây lọc, phễu lọc,
Dụng cụ tách mẫu, phân tích mẫu và làm tiêu bản: đĩa petri, lam kính,
lamen, ống hút, bút tách mẫu, giấy thấm, bông
Kính lúp Olympus SZ40; Kính hiển vi Olympus CH2; Chụp ảnh
Oribatida ở kính Olympus có độ phóng đại từ 40-100 làn
Hoá chất sử dụng: Glixerol, Formol, cồn tuyệt đối
2.4. Phương pháp nghiền cứu
2
2.4.1. Thu mẫu Oribatida
Thu mẫu đất
Ở VQG Cúc Phương, Ninh Bình chúng tôi tiến hành thu mẫu tầng đất
định lượng theo các sinh cảnh nghiên cứu khu hệ và thu lặp lại theo lịch thu
mẫu trong năm. Mau đất được lấy ở độ sâu 0-10 cm, 10-20 cm và 20-30 cm
với kích thước của mỗi mẫu thu là 5x5x10 cm.
Tách lọc Oribatida
Sử dụng phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khu hệ và sinh
thái động yật đất ở thực địa và trong phòng thí nghiệm theo Krivolutsky,
1975.
Các mẫu đất sau khi thu ở thực địa về, sẽ tiếp tục tiến hành tách động
vật chân khớp bé ra khỏi đất theo phương pháp phễu lọc “Berlese -
Tullgren”, dựa theo tập tính hướng đất dương và hướng sáng âm của động
yật đất trong thời gian 7 ngày đêm, ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm.
Để xử lý mẫu, bảo quản và định loại: Các ống nghiệm chứa động vật

thu được nhờ phễu “Berlese - Tullgren” sẽ được đổ trên giấy lọc đặt sẵn
trong đĩa petri để dưới kính lúp 2 mắt để nhặt riêng từng nhóm Oribatida.
Các mẫu Oribatida không làm tiêu bản, sẽ được cho vào trong ống nghiệm
chứa dung dịch định hình là cồn tuyệt đối. Các ống nghiệm đều được gắn
nhãn ghi đầy đủ ngày thu mẫu, địa điểm. Toàn bộ tiêu bản định loại và các
mẫu vật được bảo quản tại Phòng Động yật, Khoa Sinh - KTNN, Đại học sư
phạm Hà Nội.
2
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida
Đặc điểm hình thái phân loạỉ (từ Vũ Quang Mạnh, 2007) [13]
Prosoma là phần đầu ngực bao gồm cả 4 đôi đôi chân I, n, III và IV.
Proterosoma là phần trước đầu ngực chỉ bao gồm 2 đôi chân trước.
Hysterosoma là phần thân bao gồm cả vùng giáp hậu môn (AN), giáp
sinh dục (G) và 2 đồi chân sau.
Prodorsum là tấm giáp đầu ngực; Notogaster là tấm giáp lưng.
Gnathosoma là phần hàm miệng.
Propodosoma là phần thân trước mang đôi chân I và n.
Metapodosoma là phần thân giữa mang đôi chân III và IV.
Podosoma là phần ngực bao gồm cả 4 đôi chân.
Định loại Oribatida
Mầu Oribatída, trước khỉ được định loạỉ cần được tẩy màu, làm trong
vỏ kintin cứng. Quá trình làm trong màu có thể diễn ra trong một vài ngày
hoặc lâu hơn nên cần nhặt Oribatida riêng ra một lam kính lõm. Đưa lam
kính quan sát dưới kính lúp: dựa vào đặc điểm hình dạng ngoài, dùng kim
tách sơ bộ chúng thành nhóm có hình thù giống nhau riêng. Đặt lamel ở bên
trái lam kính sao cho chỉ phủ một phần chỗ lõm. Nếu dung dịch axỉt nhỏ vào
chỗ lõm dưới lamel chưa đầy cần bổ sung cho đầy. Dùng kim chuyển từng
Oribatida vào chỗ lõm dưới lamel để quan sát ở các tư thế khác nhau theo
2
hướng lưng và bụng và ngược lại. Khi mẫu ở đúng tư thế quan sát, ta

chuyển sang ở kính hiển vi.
Sau khi định loại xong, các loài được đo kích thước và chụp ảnh; tất
cả các cá thể cùng một loài để chung vào một ống nghiệm, dùng dung dịch
định hình bằng formol 4%. Dùng giấy can ghi các thông số tên loài cần thiết
bằng bút chì rồi nút bằng bông không thấm nước; tất cả các ống nghiệm
được đặt chung vào lọ thuỷ tinh lớn chứa formol 4% để bảo quản lâu dài.
Ghi tất cả các tên loài đã được định loại vào nhật ký phòng thí nghiệm.
Danh sách các loài Oribatida được sắp xếp theo hệ thống cây chủng
loại phát sinh dựa theo hệ thống phân loại của Balogh J. và Balogh p., 1992.
Các loài trong một giống được sắp xếp theo vàn a, b, c. Định loại tên loài
theo các tài liệu phân loại, các khóa định loại của các tác giả: Baker E. et
al., 1952; Grandjean, 1954; Ghilarov M., et al, 1975; Norton R A., 1990;
Willmann, 1931 ; Vũ Quang Mạnh, 2007.
2.4.2. Phăn tích và thống kê sổ liệu
Sử dụng phương pháp thống kê trong tính toán và xử lý số liệu, trên
nền phần mềm Primer 6; phần mềm Excell 2003.
Mật độ trung bình:
Mật độ trung bình được tính số lượng cá thể trung bình có ở tất cả các
làn thu mẫu của điểm nghiên cứu.
M= N/V(S)
M - Mật độ trung bình N - Tổng số cá thể
trong KVNC V (S) - Thể tích hoặc diện
tích của KVNC Độ ưu thế (D%) tính
theo công thức:
Trong đó: n
a
- số lượng cá thể của loài a.
N - tổng số cá thể của toàn bộ mẫu theo sinh cảnh hay
theo địa điểm.
Độ ưu thế được phân ra bốn mức như sau:

- Rất ưu thế: D>10% ữong tổng số cá thể của sinh cảnh
2
- Ưu thế: 5,1 - 10% trong tổng số cá thể của sinh cảnh
- Ưu thế tiềm tàng: 2,0 - 5,0% trong tổng số cá thể của sinh cảnh
nghiên cứu
- Không ưu thế: D< 2,0% trong tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên
cứu. Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể riêng chiếm từ 5% trong tổng số
cá thể chung của quần xã trở lên.
Phân tích chỉ số đa dạng loài (H’)
Chỉ số (H’) Shannon - Weaner: được sử dụng để tính sự đa dạng loài
hay số lượng loài trong quàn xã và tính đồng đều về sự phong phú cá thể của
các loài trong quần xã.
Trong đó: s - số lượng loài;
ĩiị - số lượng cá thể của loài thứ i.
N - tổng số lượng cá thể trong sinh cảnh nghiên cứu. Giá
tri H’ dao động trong khoảng 0 đến QO.
Phân tích chỉ số đồng đều (J’) - Chỉ số Pielou
ln s
Trong đó: H’- chỉ số đa dạng loài
s - số loài có trong sinh cảnh.
Giá tri J’dao động trong khoảng từ 0 đến 1.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida ở vùng nghiên cứu
3.1.1. Danh sách thành phần loài Oribatida ở vùng
nghiên cứu Bảng 3.1. DANH SÁCH THÀNH PHẦN LOÀI
ORIBATIDA Ở
VÙNGNGHIÊN CỨU
2
2
II

HAPLOZETIDAE GRANDJEAN,
1936
5 Giống Peloribates Berlese, 1908
10
Peloribates gutta toides (Hammer,
1979)
X
III OTOCEPHEIDAE BALOGH, 1961
6 Giống Dolicheremaeus Jacot, 1938
11
Dolicheremaeus ornata ( Balogh et
Mahunka, 1967)
X X X
12
Dolicheremaeus bartkei Raj ski et
Szudrowice, 1974
X X
IV
SCHELORIBATIDEA GRAND
JEAN, 1933
7 Giống Scheloribates, 1908
13
Scheloribates parananus (Lee et
Pajak, 1990)
X
14
Bischeloribates heterodactylus
(Mahunka, 1988)
X
15

Bischeloribates praeincisus (Berlese,
1913)
X X
X
16
Schelorỉbates thermophilus
(Hammer, 1961)
X X
17
Scheloribates corolevuensis
(Hammer, 1971)
X X
18 Scheloribates parvus (Pletzen, 1963)
X
X
X
X
19
Schelorỉbates
laevigatus (C. L. Koch,
1836)
X X X X
20 Scheloribates _ sp X
8
Giống
Ischeloribates Corpuz - Raros,
1980
21 Ischeloribates luminosus (Hammer,
X X X X X X
STT

Họ,
STT
Loài
Thành phần loài Mùa mưa Mùa khô
1-3
1-2
1-
1
1-3
1-2 1-1
I XYLOBATIDAE J. BALOGH, 1984
1
Giống Setoxylobates Balogh et
Mahunka, 1967
1
Seto xylobates foveolatus Balogh et
Mahunka, 1967
X
2 Giống Perxylobates Hammer, 1972
2
Perxylobates guehoi (Mahunka, 1978)
X
3 Giống Xylobates Jacot, 1929
3 Xylobates monodactylus (Haller, 1984)
X
4
Giống Brasilobates Pe’rez - Inỉgo et
Baggio, 1980
4
Brasỉlobates bỉsculpturatus

(Mahunka, 1988)
X
5
Brasolobates bỉpilus (Hammer, 1972)
X
6
Brasỉlobates acutus (Hammer, 1979)
X
7
Brasilobates maximus (Mahunka,
1988),
X
8
Brasilobates longỉlamellatus
(Berlese, 1916)
X
9
Brasilobates _ sp
X

×