Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thực tập tổng hợp khoa kế toán về công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện EMESCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.65 KB, 72 trang )

Lời mở đầu
Dưới ánh sáng của hội nghị Trung ương lần thứ VI của Đảng đất nước ta đã
từng bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ thế mà nền kinh tế nước ta đã phát triển mạnh
mẽ với tốc độ cao và ổn định so với nhiều nước có nền kinh tế phát triển hơn nước
ta rất nhiều.
Trong sự phát triển đi lên của nền kinh tế đất nước thì ngành nông nghiệp là
một ngành giữ vai trò quan trọng. Nó tạo ra cơ sở ban đầu cho các ngành sản xuất
khác và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước. Trong ngành nông nghiệp
ở Việt , Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện EMESCO là một đơn vị lớn
chuyên sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng thiết bị, phụ tùng cơ điện
nông nghiệp. Trước đây, Công ty thuộc Tổng công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp
và thuỷ lợi, trong hơn 13 năm phát triển Công ty đã có nhiều đóng góp trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Công ty được Đảng và Nhà nước tặng thưởng
nhiều huân chương cao quý vì các thành tích của mình. Năm 2003, Công ty được cổ
phần hoá theo Quyết định số 3972 QĐ/BNN-TCCB ngày 10/11/2003 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Để tiến hành sản xuất, kinh doanh trong điều kiện
nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng cao như ngày nay, một mặt Công ty đã
đầu tư thay đổi công nghệ năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, Công ty đã
chú trọng đến công tác quản lý sản xuất, thay đổi chiến lược kinh doanh, tiếp cận thị
trường để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá ngày càng
phát triển. Bộ máy kế toán trong Công ty hiện nay đã phát huy được hiệu quả, giúp
quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, đồng
thời cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho ban giám đốc. Đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến thành công của Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ
điện EMESCO. Chính vì vậy, em đã chọn Công ty làm nơi để nghiên cứu, nắm
vững cách thức thực hành kế toán trong thực tế và viết báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập gồm hai phần:
Phần I: Tổng quan chung về Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện.
Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và đánh giá chung về tình hình Công ty cổ
phần thiết bị phụ tùng cơ điện.


Do điều kiện thời gian thực tập và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên
báo cáo thực tập tổng hợp này của em không khỏi có những thiếu sót, em mong
nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung cuả thầy cô giáo và của những người
quan tâm để báo cáo hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thanh Quý trong bộ môn kế
toán, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân cùng các cán bộ nhân viên phòng kế toán
Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực
tập tổng hợp này!
Phần I
Tổng quan chung về công ty cổ phần thiết bị
phụ tùng cơ điện emesco
I. Quá trình thành lập và đặc điểm kinh doanh của công ty
1. Giới thiệu về công ty hiện nay.
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện EMESCO
Tên thường gọi: Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp
Tên giao dịch tiếng anh: Electrical Mechanical Equiment And Spare parts
joint stoct company
Tên viết tắt: EMESCO
Trụ sở chính: Số 56 Ngõ 102 Đường Trường Chinh- Đống Đa- Hà Nội
Điện thoại: 048.693 881 Fax: 0084-4-8.689 682
E-Mail:
Chuyển đổi theo Quyết định: số 3972 QĐ/BNN-TCCB ngày 10/11/2003 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đăng ký kinh doanh sè: 0103007496/6-5-2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ: 24.796.400.000
24.796.400.000
Vốn điều lệ được chia thành: 247.964cổ phần 247.964cæ phÇn
Mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần: 100.000 đồng 100.000 ®ång
Giám đốc: Nguyễn Bá Anh NguyÔn B¸ Anh

Chủ tịch HĐQT: Nguyễn Ngọc Bình NguyÔn Ngäc
B×nh
Ngành nghề kinh doanh:
• Kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ vật tư, thiết bị,
phô tùng cơ điện xây dựng nông nghiệp, thuỷ lợi và công nghiệp
thực phẩm.
• Bán hàng đại lý, bán hàng ký gửi vật tư thiết bị phụ tùng cơ
điện xây dựng NN&TL.
• Kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến,
phân bón, nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ nông nghiệp, thuỷ lợi và
chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phương tiện vận tải đường
bộ, hàng tiêu dùng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
• Dịch vụ vận tải và cho thuê kho bãi, văn phòng, trông giữ xe
ô tô qua đêm, đại lý xăng dầu, xuất nhập khẩu uỷ thác.
• Sản xuất săm lốp máy kéo, máy nông nghiệp và các chế
phẩm từ cao su.
• Sản xuất, lắp ráp nội địa hoá động cơ Diezen và liên hợp với
máy nông nghiệp, máy chế biến, sửa chữa và gia công sản phẩm cơ
khí.
Các đơn vị trực thuộc:
-Chi nhánh Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện TP. Hồ Chí Minh, tại 645 Khu
phè 3 Quốc lé 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh.
-Chi nhánh Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện ĐĂKLĂC, tại 15 Nguyễn Chí
Thanh, Phường Trường An, Thanh phố Buôn Mê Thuột.
-Chi nhánh Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện tại HảI Phòng, tại 378 Lê
Thánh Tông, Phường Máy Chai, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
-Trung tâm dịch vụ cơ điện nông nghiệp tại Km 12 Quốc lé 1A Văn Điển-
Thanh Trì- Hà Nội.
-Xí nghiệp cơ khí và dịch vụ, tại 115A Quốc lé 70, Văn Điển, Thanh Trì, Hà

Nội.
-Xí nghiệp cao su cơ điện NN tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Tây.
2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp được thành lập theo quyết
định số: 36 NN-TCCB/QĐ ngày 08 tháng 01 năm 1993 của Bộ Nông nghiệp và
công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Tiền thân
của Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp là Công ty Thiết bị phụ tùng cơ
khí và công cụ nông nghiệp được thành lập năm 1974 trên cơ sở sáp nhập Công ty
Thiết bị với Công ty Sửa chữa và phụ tùng trực thuộc Tổng Cục trang bị kỹ thuật.
Trong thời quản lý bao cấp, Công ty là địa chỉ duy nhất cung ứng thiết bị phụ tùng
cơ khí nông nghiệp cho ngành nông nghiệp. Công ty có 2 chi nhánh đóng tại 2 miền
Trung và . Chi nhánh I tại 117-119 Pasteur, Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh II tại 253 Trường Chinh, phường An Khê, Thanh Khê, Thành phố Đà
Nẵng.
Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận hàng là thiết bị phụ tùng cơ khí và công cụ
nông nghiệp từ Liên Xô cũ, Trung Quốc và các nước Đông Âu đồng thời thực hiện
đơn đặt hàng sản xuất trong nước, hoàn thành và vượt mức kế hoạch do nhà nước
giao cung cấp, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ giới hoá cho nền nông nghiệp
nước ta.
Cuối năm 1986 cơ chế bao cấp được xoá bỏ và thay thế bằng cơ chế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các xí nghiệp lúc này phải tự tìm nguồn
hàng. Đến năm 1990, liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết tan rã và các
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ nguồn cung ứng của công ty bị thu hẹp
dần. Đứng trước những khó khăn này, lãnh đạo công ty đã tổ chức lại sản xuất mua
trang thiết bị thay thế những thiết bị cũ đã lạc hậu để tự sản xuất phục vụ nhu cầu
trong nước đồng thời tìm kiếm nguồn hàng mới từ các nước: Đức, Nhật Bản
Năm 1993, xuất phát từ sự phát triển cơ giới nông nghiệp trên các vùng
miền, Công ty Thiết bị phụ tùng cơ khí và Công cụ nông nghiệp được tách ra thành
3 xí nghiệp: Xí nghiệp Thiết bị phụ tùng cơ khí nông nghiệp và công cụ nông
nghiệp khu vực I ở phía Bắc, đóng tại cơ sở của Công ty Thiết bị phụ tùng cơ khí và

Công cụ nông nghiệp cũ, Xí nghiệp khu vực II đóng tại Đà Nẵng, Xí nghiệp III
đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1993, Tổng cục trang bị kỹ thuật giải thể, Xí nghiệp thiết bị phụ tùng cơ
khí và công cụ nông nghiệp Khu vực I được đổi tên thành Công ty Thiết bị phụ tùng
cơ điện nông nghiệp.
Ngày 01 tháng 11 năm 1999, theo quyết định số 1854/NN-TCCB/QĐ của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, quyết định Công ty Thiết bị phụ
tùng cơ điện nông nghiệp trực thuộc Tổng Công ty cơ điện xây dựng NN&TL.
Công ty có trụ sở chính tại Ngõ 102 Đường Trường Chinh, Phương Mai,
Quận Đống Đa, Hà Nội. Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm Văn phòng và 6 đơn
vị trực thuộc (trong đó có 3 chi nhánh) đó là:
-Trung tâm dịch vụ cơ điện nông nghiệp tại Km 12 Quốc lé 1A, Văn Điển,
Thanh Trì, Hà Nội.
-Xí nghiệp cơ khí và dịch vụ, tại 115A Quốc lé 70, Văn Điển, Thanh Trì, Hà
Nội.
-Xí nghiệp cao su cơ điện nông nghiệp tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Tây.
-Chi nhánh Công ty Thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp Hải Phòng, tại
378 Lê Thánh Tông, Phường Máy Chai, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
-Chi nhánh Công ty Thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh, tại 645 Khu phè 3 Quốc lé 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh.
-Chi nhánh Công ty Thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp Đắc Lắc, tại Km
4, Đường Nguyễn Chí Thanh, Quốc lé 14 Đắc Lắc.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty luông hoàn thành tốt kế hoạch được giao,
doanh thu năm sau cao hơn năm trước, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng
trưởng ổn định, giao nép ngân sách ngày càng tăng, tạo công ăn việc làm cho người
lao động, đời sống cán bộ công nhân viên chức từng bước được cải thiện. Với thành
tích đã đạt được trong sản xuất kinh doanh và trật tự an ninh của đơn vị, năm 1996
Công ty đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng 3 và Huân
chương chiến công hạng 3. Nhiều năm liền Đảng bộ Công ty được công nhận là

Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Nhiều năm gần đây Công ty đã được Quận uỷ
Quận Đống Đa tặng bằng khen và công nhận đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Hoạt động của công ty có thể đạt hiệu quả hơn nữa, các nguồn lực có thể
được phát huy tốt hơn nữa nếu được chuyển thành Công ty cổ phần nhằm tái cấu
trúc, tạo ra doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu để đổi mới phương thức quản lý, tạo
động lực mạnh hơn, huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh
tranh, phát huy vai trò làm chủ thực sư khi người quản lý, người lao động trở thành
chủ sở hữu một phần vốn của Công ty.
Thực hiện Nghị định 64/2002/NĐ- CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về
việc chuyển doanh nghiệp nông nghiệp thành Công ty cổ phần và Quyết định số
407/QĐ/BNN- TCCB ngày 17/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn cho phép công ty Thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp được cổ phần
hóa, thời gian qua Công ty đã hoàn thành một số bước trong tiến trình cổ phần hoá,
đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định số
1443/QĐ- BNN-TC ngày 31/5/2003 về việc xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện
cổ phần hoá Công ty Thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp.
Năm 2003, công ty thiết bị phụ tùng cơ điện được cổ phần hoá theo Quyết
định số 3972 QĐ/BNN-TCCB ngày 10/11/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện nông
nghiệp thành Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện. Nhà nước nắm giữ cổ phần
chi phối 51% vốn điều lệ, bán một phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp cho
cán bộ công nhân viên Công ty (49%). Trong quá trình hoạt động, khi có nhu cầu
và đủ điều kiện, công ty cổ phần sẽ phát hành thêm cổ phiếu hoạc trái phiếu để huy
động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Theo phương án cổ phần hoá:
Vốn điều lệ của công ty24.796.400.000
24.796.400.000
Vốn điều lệ được chia thành 247.964 cổ phần 247.964 cæ
phÇn
Mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần 100.000 đồng 100.000 ®ång
 vậy, qua hơn 13 năm hình thành và phát triển, công ty thiết bị phụ tùng

cơ điện đạt được nhiều thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển
của đất nước trong thời kỳ chống Mỹ cũng như trong thời kỳ đổi mới. Ghi nhận
những đóng góp của Công ty, Nhà nước đã trao tặng cho công ty nhiều huân
chương cao quý. Với sự cố gắng của toàn thể Công ty, từ một cơ sở kinh doanh
thương mại nhỏ, trong những năm qua công ty thiết bị phụ tùng cơ điện đã phát
triển quy mô kinh doanh nhiều loại mặt hàng : máy kéo, săm lốp, phân bón
3. Đặc điểm kinh doanh.
3.1 Ngành nghề kinh doanh.
Theo phương án cổ phần hoá Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp,
ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện bao gồm:
• Kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ vật tư,
thiết bị, phụ tùng cơ điện xây dựng nông nghiệp, thuỷ lợi và công
nghiệp thực phẩm.
• Bán hàng đại lý, bán hàng ký gửi vật tư thiết bị phụ tùng
cơ điện xây dựng NN&TL.
• Kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế
biến, phân bón, nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ nông nghiệp, thuỷ
lợi và chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phương tiện vận tải
đường bộ, hàng tiêu dùng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
• Dịch vụ vận tải và cho thuê kho bãi, văn phòng, trông
giữ xe ô tô qua đêm, đại lý xăng dầu, xuất nhập khẩu uỷ thác.
• Sản xuất săm lốp máy kéo, máy nông nghiệp và các chế
phẩm từ cao su.
• Sản xuất, lắp ráp nội địa hoá động cơ Diezen và liên hợp
với máy nông nghiệp, máy chế biến, sửa chữa và gia công sản phẩm
cơ khí.
• Sửa chữa và gia công cơ khí.
• Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp theo quy định
của pháp luật.

Như vậy, khi thực hiện cổ phần, Công ty đã đăng ký rất nhiều ngành nghề
kinh doanh khác nhau, để tiện cho việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh sau này.
Nhưng hiện nay, trên thực tế Công ty chỉ thực hiện sản xuất và kinh doanh, xuất
nhập khẩu thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp.
3.2. Mặt hàng kinh doanh.
Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện từ khi thành lập đã trải qua hơn 13 năm
trưởng thành và phát triển, từng bước vươn lên là một trong những doanh nghiệp
đứng đầu ngành nông nghiệp của Việt .
Hiện nay, Công ty đang sản xuất và kinh doanh một số mặt hàng chủ yếu
sau:
 Tư liệu sản xuất nói chung, chủ yếu là vật tư, thiết bị,
phụ tùng cơ điện xây dựng nông nghiệp, thuỷ lợi và công nghiệp thực
phẩm.
 Săm lốp (Xí nghiệp Cao su Xuân Mai), máy kéo, máy
nông nghiệp và các chế phẩm từ cao su.
 Nông lâm sản và thực phẩm chế biến: ngô, cà phê, cao
su ; nguyên vật liệu; hóa chất phục vụ nông nghiệp (thuốc trừ sâu,
phân bón ), thuỷ lợi và chế biến thực phẩm.
 Thức ăn chăn nuôi, phương tiện vận tải đường bộ, hàng
tiêu dùng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
 Dịch vô cho thuê kho bãi, trông giữ xe qua đêm, đại lý
xăng dầu, xuất nhập khẩu uỷ thác.
 Động cơ Diezen và liên hợp với máy nông nghiệp, máy
chế biến, các sản phẩm cơ khí, sắt thép.
a.Về chủng loại mặt hàng thiết bị phụ tùng có thể tóm tắt
 Các thiết bị toàn bộ trang bị cho các nhà máy, các giây
chuyền sản xuất phục vụ cho các ngành Bông, Cao su, Cà phê, ngành
xay sát, trạm bơm
 Các máy móc phục vụ bốc dỡ vận chuyển  ô tô, rơ
moóc, máy kéo, máy nâng hàng, máy cẩu.

 Các thiết bị điện  máy phát điện, máy biến thế, động
cơ điện
 Các loại bơm nước, các loại đo lưu lượng
 Các loại máy phục vụ cho khai hoang, xây dựng như
máy xúc, máy ủi, máy san, máy đập đá
 Các loại máy phục vụ việc làm ruộng như máy làm cỏ,
máy cấy, máy gặt
 Các loại máy phục vụ việc chế biến như máy xay xát,
máy sấy hạt, máy sao chè, máy đóng kiện cao su, máy xát cà phê
b) Về số lượng mặt hàng
Chủng loại mặt hàng đa dạng, mỗi loại lại được sản xuất với số lượng phù
hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường và một phần cho xuất khẩu.
3.3. Thị trường.
a) Thị trường thu mua
Lúc đầu, khi mới thành lập thị trường thu mua hàng hoá là thiết bị phụ tùng
cơ điện của công ty thiết bị phụ tùng cơ điện chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa
(các nước Đông Âu và Liên Xô, Trung Quốc). Còn nguồn nguyên liệu khác lấy từ
các vùng trồng cà phê lớn, đồi cao su, từ các chi nhánh ở khắp các tỉnh ở trong
nước. Hiện nay, thị trường thu mua của công ty ngày càng được mở rộng ngoài
Nga, Trung Quốc là những bạn hàng cũ còn có các nước khác  Hàn Quốc, Nhật
Bản, Đức Nguồn nguyên liệu trong nước cũng ngày càng nhiều do diện tích trồng
cây cao su, cà phê tăng lên đáng kể, các nhà máy cơ khí cũng được mở rộng cả về
sổ lượng và chất lượng cung cấp ngày càng nhiều phụ tùng cơ khí cho công ty đáp
ứng được nhu cầu về nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuât, lắp ráp của
công ty còng nhu đáp ứng được một số lượng hàng hoá lớn cho công ty để bán ra
thị trường.
b) Thị trường tiêu thụ
Cũng như với thị trường thu mua lúc đầu khi mới thành lập thị trường tiêu
thụ của Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện là ở khu vực phía bắc, một phần là phía
nam phân phối cho các chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các đại lý

bán buôn bán lẻ. Xuất cà phê, cao su sang các nước Đông Âu và Liên Xô. Nhưng
theo thời gian, cùng với sự cố gắng của toàn bộ công nhân viên, thị trường của công
ty ngày càng mở rộng cung cấp hầu hết thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp, và
các sản phẩm khác cho toàn bộ các tỉnh phía Bắc và phía Nam, ra các nước khác
như: Pháp, Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển Trong những năm 1990-1992, với sự sụp đổ
của hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa thị trường xuất khẩu của công ty bị thu hẹp.
Trước tình hình đó Công ty đã đẩy mạnh tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, tập trung
vào những nước có tiềm năng kinh tế mạnh như Tây Âu, Nhật Bản để tiêu thụ các
mặt hàng như cà phê, cao su và chú ý hơn nữa đến thị trường nội địa. Chính vì vậy,
Công ty đã mở thêm được nhiều thị trường mới, nhiều chi nhánh, nhiều đại lý phân
phối hàng hoá và quan hệ hợp tác với nhiều công ty nước ngoài có tên tuổi của
Trung Quốc, Nhật Bản.
Hiện nay, Công ty đã cung cấp hầu hết các thiết bị phụ tùng cơ điện cho nền
nông nghiệp nước ta với chất lượng ngày càng cao, có quan hệ với nhiều nước trên
thế giới trong đó có những thị trường đầy tiềm năng: EU, Nhật Bản Thị trường
xuất khẩu chủ yếu và thường xuyên của công ty bao gồm: Đông Âu, Trung Quốc,
Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc.
Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện luôn xác định lấy vấn đề giữ vững thị
trường là vấn đề sống còn, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Vì vậy,
hiện nay công ty đã đề ra và đang thực hiện một chiến lược phát triển thị trường như
sau:
- Đối với thị trường trong nước: Phát triển thị trường trong nước và tăng tỷ
trọng nội địa hoá trong các đơn hàng xuất khẩu cũng là vấn đề được Công ty quan
tâm. Chính vì vậy, công ty thiết bị phụ tùng cơ điện đã thành lập nhiều trung tâm
kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá, mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ tại Hà Nội và
các tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước. Công ty đã đa dạng hoá các hình
thức tìm kiếm khách hàng: Tiếp khách hàng tại công ty, chào hàng giao dịch qua
Internet, tham gia các triển lãm trong nước và quốc tê, quảng cáo trên các phương
tiện thông tin đại chúng, mở văn phòng đại diện tại nhiều nước khác nhau
- Đối với thị trường xuất khẩu: Công ty đặc biệt chú trọng đến thị trường bên

ngoài vì đây là con đường phát triển lâu dài của Công ty. Công ty đã cải tiến thiết bị
nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhưng đòi hỏi của những
thị trường khó tính nhất.
- Với chiến lược phát triển thị trường như trên, công ty cổ phần thiết bị phụ
tùng cơ điện đã và đang mở rộng được thị trường nội địa, mở rộng mối quan hệ hợp
tác với nhều nước trên thế giới.
3.4. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sản xuất
kinh doanh nhất là đối với công ty kinh doanh lĩnh vực thiết bị phụ tùng cơ điện
nông nghiệp. Đồng thời nó cũng là một động lực quan trọng đảm bảo cho công ty
không ngừng phát triển và đứng vững trên thị trường. Công ty thiết bị phụ tùng cơ
điện nông nghiệp hiện nay có đội ngò nguồn nhân lực mạnh và có chất lượng cao.
Đây cũng chính là một trong những nhân tố giúp Công ty ngày càng vững mạnh.
Phân tích các số liệu trên bảng 1 ta thấy nguồn nhân lực của Công ty có xu
hướng tăng qua các năm 2003, 2004, 2005. Tốc độ tăng lao động tương đối ổn định,
trong đó chủ yếu tăng là lao động gián tiếp. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 31
người tương ứng tăng12,65%. Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 34 người tương
ứng tăng 12,32%. Đó là do những năm gần đây công ty đã đẩy mạnh việc thực hiện
những chiến lược kinh doanh mới nhằm tiêu thụ các loại mặt hàng thúc đẩy kinh
doanh thương mại, công ty đầu tư máy móc mở rộng sản xuất các mặt hàng cơ khí,
các mặt hàng nông sản như cà phê, cao su, phân bón. Đồng thời do nhu cầu của thị
trường trong nước, các đơn đặt hàng từ nước ngoài nên trong thời gian qua số nhân
viên, công nhân được tuyển thêm vào Công ty rất nhiều. Điều này chứng tỏ sự phát
triển nhanh chóng của công ty, công ty ngày càng đứng vững trên thị trường.
BẢNG 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2003-2005)
CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh (%)
Số
lượng
(người)
Cơ cấu

(%)
Số
lượng
(người)
Cơ cấu
(%)

lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
04/03 05/04
Tổng sè lao động 350 100,00 396 100,00 458 100,00 113,14 115,66
1.Phân theo tính chất
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
105
245
30,00
70,00
120
276
30,30
69,70
148
310
32,31
67,69
114,28
112,65

123,33
112,32
2.Phân theo trình độ
-Đại học, trên đại học
-Cao đẳng, trung cấp
-Công nhân kỹ thuật
78
105
167
22,29
30,00
47,71
98
98
200
24,75
24,75
50,50
118
123
217
25,76
26,85
47,39
125,64
93,33
119,76
120,41
125,51
108,50

3.Phân theo giới tính
-Lao động nam
-Lao động nữ
218
132
62,29
37,71
256
140
64,65
35,35
298
160
65,07
34,93
117,43
106,06
116,41
114,29
4.Theo độ tuổi
-Trên 50
-Trên 40
-Trên 20
72
168
110
20,57
48,00
31,43
90

182
124
22,73
45,96
31,31
87
195
176
19,00
42,58
38,42
125,00
108,33
112,73
96,97
107,14
141,94
Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp
Theo bảng 1 ta có thể thấy cơ cấu lao động gián tiếp của công ty qua 3 năm
của công ty qua 3 năm (2003-2005) có xu hướng tăng nhanh hơn lao động trực tiếp
điều này là phù hợp vì Công ty là một doanh nghiệp thương mại.
Do đặc thù của công việc cần nhiều lao động cơ bắp, sức khỏe nên lao động
nam trong Công ty chiếm số lượng lớn hơn lao động nữ. Năm 2005 lao động nam
chiếm 65,07%, lao động nữ chiếm 34,93%. Trình độ của nguồn nhân lực của công
ty rất cao. Năm 2005 sè lao động có trình độ đại học, trên đại học chiếm 25,76%
tổng số lao động với số lượng là 118 người.
Thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty đã từng bước được nâng
cao. Thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty năm 2004 tăng 3,85% so với
năm 2003, năm 2005 tăng 11,11% so với năm 2004.
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Thu nhập bình quân (đ/ng/tháng) 1.300.000 1.350.000 1.500.000
Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện.
Các chính sách về khen thưởng, phóc lợi, đào tạo người lao động được thực
hịên theo đúng luật pháp của nhà nước và điều lệ của công ty. Người lao động được
ký hợp đồng lao động theo điều 27 Bộ luật lao động và thông tư 21/LĐTBXH ngày
 của Bộ lao động thương binh xã hội. Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt
hợp đồng lao động được thực hiện theo điều 10 Nghị định 198/CP ngày 
của Chính phủ, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động dôi dư về nghỉ theo
chế độ 41 CP của Chính phủ.
Về thời gian làm việc và nghỉ ngơi, cán bộ công nhân viên trong công ty một
ngày làm 8 tiếng, nghỉ trưa 1 tiếng. Ngày nghỉ hàng tuấn là vào chủ nhật, riêng nhân
viên bảo vệ mỗi tuần có một ngày nghỉ luân phiên nhau theo sự phân công của bộ
phận quản lý.
Theo điều lệ của công ty, Công ty có chế độ khen thưởng đối với những cán
bộ nhân viên, người lao động có thành tích trong công tác và lao động. Các chế độ
khác : ốm đau, thai sản, các ngày lễ tết, việc hiếu, hỉ, thăm hỏi đều được quan
tâm và tặng quà cho người lao động.
Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ, nghiệp vụ
cho người lao động. Hàng năm Công ty xét trợ cấp bồi dưỡng tại chỗ cho người lao
động đúng người, dân chủ, công bằng. Năm 2003 xét được 32 người (10.572.000),
năm 2004 xét được 32 người (10.800.000). Năm 2005 xét được 12 người
(4.500.000). Đồng thời theo phương án cổ phần hoá trong hơn 24 tỷ đồng vốn điều
lệ, tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ là 51%, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động
trong công ty là 49%. Do vậy nó giúp phát huy quyền làm chủ của người lao động
và khuyến khích họ nâng cao hiệu quả làm việc.
4. Vốn, tài sản của công ty
Từ bảng 2 là bảng cân đối kế toán ta thấy tổng tài sản của công ty năm 2004
tăng so với năm 2003 là 3.998.108.840 VNĐ tương ứng là 8,4% (trong đó: tài sản
lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 8,67%; tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng
7,59%); năm 2005 tăng 10.860.266.560 so với năm 2004 tương ứng với 21,04 %.

Điều này chứng tỏ quy mô tài sản của công ty tăng qua các năm đồng thời tốc độ
cũng tăng lên nhiều. Đó là do môi trường kinh doanh ngày càng mang tính cạnh
tranh cao nên phải đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị, nhà kho hiện đại giúp cho
công việc kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 lại giảm so với năm
2003 là 2.086.408.861 VNĐ tương ứng với 31,32%; nhưng năm 2005 tăng lên
nhiều so với năm 2004 là 7.184.532.391 VNĐ tương ứng với 157%. Như vậy quy
mô nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Tuy nhiên, ta có thể thấy tốc độ tăng quy
mô nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 nhỏ hơn tốc độ tăng quy mô tài sản. Do đó có
thể thấy rằng hầu như các tài sản của công ty tăng lên trong năm 2004 là từ nguồn
vồn đi vay. Năm 2004 nợ phải trả tăng 14,86% so với năm 2003 (trong đó nợ ngắn
hạn tăng 14,10%; nợ dài hạn tăng 24,52%). Năm 2005 đã thấy tốc độ tăng quy mô
nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng quy mô tài sản nên các
tài sản của công ty tăng lên trong năm 2005 là do nguồn vốn chủ sở hữu. Đồng thời,
năm 2005 nợ phải trả tăng 7,82% so với năm 2004 (trong đó nợ ngắn hạn tăng
5,41%; nợ dài hạn tăng 28,87%). Tốc độ tăng của nợ dài hạn qua 3 năm đã giảm
xuống nhanh. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong tình hình tài chính của Công
ty.
BẢNG 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2003-2005)
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch (%)
04/03 05/04
I. Tài sản
1.TSLĐ và ĐTNH
-Tiền
-Các khoản phải thu
-Hàng tồn kho
-TSLĐ khác
35.492.651.061
823.483.198

20.390.066.357
12.277.764.075
1.001.337.431
38.571.492.732
1.448.554.822
24.954.795.080
11.967.659.730
200.483.100
42.147.873.780
1.486.335.651
20.731.031.793
18.563.497.881
1.367.008.455
8,67
75,91
22,39
-2,53
-79,98
9,27
2,61
-16,92
55,11
581,86
2.TSCĐ và ĐTDH
-Nguyên giá TSCĐ
-Giá trị hao mòn luỹ kế
-Chi phí XDCBDD
-Chi phí trả trước dài hạn
12.115.690.858
21.231.750.941

(10.383.565.885)
1.081.086.541
186.419.261
13.034.958.019
23.214.841.850
(11.423.747.490)
1.049.121.562
194.742.097
20.318.843.531
32.616.468.229
(14.039.585.520)
1.545.618.648
196.342.184
7,59
9,34
10,02
-2,96
4,46
55,88
40,50
22,90
47,33
0,82
Tổng tài sản 47.608.341.919 51.606.450.751 62.466.717.311 8,40 21,04
II.Nguồn vốn
1.Nợ phải trả
-Nợ ngắn hạn
-Nợ dài hạn
-Nợ khác
40.945.860.639

36.853.812.492
3.917.134.735
174.913.412
47.030.378.332
42.048.840.799
4.877.491.605
104.045.928
50.706.112.500
44.324.020.573
6.285.735.203
96.356.724
14,86
14,10
24,52
40,52
7,82
5,41
28,87
-7,39
2.Nguồn vốn chủ sở hữu
-Nguồn vốn, quỹ
-Nguồn kinh phí, quỹ khác
6.662.481.280
6.758.762.510
(96.281.230)
4.576.072.419
4.642.508.649
(66.436.230)
11.760.604.811
11.832.757.356

(72.152.545)
-31,32
-31,31
-31,00
157,00
154,68
8,60
Tổng nguồn vốn 47.608.341.919 51.606.450.751 62.466.717.311 8,40 21,04
Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện
Ta đi phần tích một số chỉ tiêu để nắm rõ hơn về tình hình tài sản và nguồn
vốn của công ty cũng như tình hình tài chính của công ty qua 3 năm 2003-2005
(xem bảng dưới)
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tỷ suất tự tài trợ
=(NVCSH/Tổngtài
sản)*100%
13,99 8,87 18,83
Hệ sè thanh toán nhanh
=Vốn bằng tiền/Nợ ngắn hạn
0,022 0,034 0,034
Hệ sè thanh toán bình thường
=TSLĐ và ĐTNH/Nợ phải trả
0,867 0,820 0,831
Dùa vào bảng dưới ta thấy tỷ suất tự tài trợ của Công ty giảm trong năm
2004 nhưng lại tăn cao trong năm 2005. Nhưng nói chung chỉ tiêu này trong thời
gian 2003-2005 không cao do Công ty chủ yếu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,
mua sắm tài sản bằng tiền đi vay. Điều này sẽ làm cho công ty gặp khó khăn về vấn
đề chủ động trong hoạt động tài chính. Công ty cần phải chú ý nâng cao năng xuất
tự tài trợ để có thể chủ động trong hoạt động tài chính.
Về khả năng thanh toán của Công ty: khả năng thanh toán của công ty với

các khoản nợ còn thấp. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh của công ty qua các
năm có tăng nhưng tốc độ tăng chậm chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán của
công ty. Khả năng thanh toán bình thường của công ty với các khoản công nợ của
Công ty đã giảm đi qua 3 năm. Đó là do Công ty đã chủ yếu đi vay để mở rộng sản
xuất. Do đó, Công ty cần có các biện pháp thúc đẩy kinh doanh, trả bớt các khoản
nợ đọng để nâng cao khả năng thanh toán nhằm góp phần ổn định tình hình tài
chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
a)Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm trước khi cổ phần
hoá:
+Hoạt động của Công ty chủ yếu là kinh doanh thương mại, với mặt hàng
truyền thống là máy móc thiết bị, phụ tùng cơ điện nông nghiệp thuỷ lợi. Tuy nhiên
trong giai đoạn đầu của cơ chế thị trường ở nước ta, môi trường kinh doanh còn
nhiều phức tạp khó khăn, thiếu tính ổn định, với nhiều thành phần tư nhân, TNHH
cạnh tranh quyết liệt nhưng thiếu lành mạnh, đã thu hẹp thị phần và hiệu quả kinh
doanh các mặt hàng truyền thống giảm đi đáng kể.
+Trước tình hình đó, Công ty đã thực thi nhiều biện pháp tích cực: tăng
cường công tác tiếp thị mở rộng thị trường, mở rộng mặt hàng kinh doanh như: sắt
thép, nông sản, săm lốp ôtô, động cơ Diezel, xe vận tải nông dụng, vật tư thuỷ lợi ,
vận dụng linh hoạt các cơ chế về giá, khuyến mại, làm tốt hơn nữa công tác hậu mãi
(bảo hanh, cung ứng phụ tùng, hướng dẫn kỹ thuật, sửa chữa, sử dụng )
+Về sản xuất, lắp ráp, Công ty đã đầu tư thêm dây chuyền lắp ráp động cơ
Diezel Trung Quốc từ 6 đến 24 mã lực, cải tiến mẫu mã và đầu tư thêm khuôn lốp
máy tuốt lúa, xe thồ, chuyển đổi công nghệ hấp lốp bằng hơi thay bằng công nghệ
hấp điện, chất lượng đảm bảo, mà giá thành hạ hơn. Công ty đã thực hiện bước đầu
kế hoạch hợp tác sản xuất và tiêu thụ xe vận tải nông thôn, đào tạo công nhân cho
phân xưởng gia công lắp ráp và gara ôtô.
+Đồng thời công ty đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tổng hợp, để giải
quyết việc làm và tăng thu nhập doanh nghiệp : dịch vụ đại lý, xuất nhập khẩu uỷ
thác, dịch vụ sửa chữa gia công cơ khí, phát huy mọi tiềm năng nội lực. Công ty đã

vay vốn để cải tạo và xây dựng mới hàng ngàn mét vuông kho tàng nhà xưởng, để
hợp tác sản xuất và làm dịch vụ kho vận, đã mang lại hiệu quả đáng kể.
+Qua nhiều năm phấn đấu không ngừng, với ý chí quyết tâm cao và tinh thần
lao động cần cù sáng tạo, triệt để thực hiện tiết kiệm, Công ty đã lấy lại vị thế ổn
định và phát triển. Mặc dù mức độ tăng trưởng chưa cao, chưa có tính đột phá
nhưng đó là sự tăng trưởng ổn định. Các chỉ tiêu nhiệm vụ cơ bản về doanh thu,
tổng nép ngân sách, tiền lương, bảo hiểm xã hội và lợi nhuận doanh nghiệp, Công
ty đều phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên giao, năm sau cao hơn năm
trước.
Đó chính là cơ sở nền tảng cho việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp đối
với Công ty được thuận lợi, mang tính khả thi cao và được chuyển thành Công ty cổ
phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp chắc chắn Công ty sẽ tiếp tục phát triển một
cách vững chắc và hiệu quả hơn nữa.
b)Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.
Trong những năm gần đây tình hình SXKD- dịch vụ gặp nhiều thuận lợi,
doanh thu các năm tăng, mặt hàng kinh doanh truyền thống đạt cao, hiệu quả SXKD
cao, đời sống và việc làm của người lao động ngày càng được nâng cao:
- Trong lĩnh vực sản xuất săm lốp (XN Cao su Xuân Mai): đã sắp xếp lại lao
động sản xuất hợp lý, nâng cao tay nghề, thay đổi công nghệ tìm cách hạ giá thành,
đa dạng hoá mặt hàng theo yêu cầu của thị trường. Tham gia kinh doanh cùng Công
ty  bán động cơ Trung Quốc, kinh doanh nông sản (ngô, cà phê ).
- Trong lĩnh vực kinh doanh cơ khí NN: Công nhân viên chức, lao động đã
không ngừng vươn lên tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm mặt hàng mới, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ mới. Vài năm gần đây thị trường kinh doanh các loại thiết bị máy
móc, phụ tùng của Liên Xô đã thay đổi chuyển sang các loại máy móc tư bản. Công
ty đã lập phòng KD II mở sang kinh doanh phân bón, sắt thép buớc đầu đã có
đóng góp đáng kể vào việc hoàn thành kế hoạch hàng năm. Phòng KD I đã tham gia
cung cấp một số thiết bị cho các công trường xây dựng đập thuỷ điện của Tổng
Công ty tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
- Trong lĩnh vực kinh doanh kho bãi: đã củng cố, nâng cấp, tôn tạo kho hàng,

đường sá Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp không ngập lụt : Trung tâm dịch vụ
cơ điện, XN cơ khí và dịch vụ, CN Hải Phòng Công tác điều hành khách hàng ra
vào thuê kho hợp lý, an ninh trật tự đảm bảo, công tác phòng chống cháy nổ an
toàn dẫn tới đạt doanh thu năm sau cao hơn năm trước.
BẢNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2003-2005)
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch (%)
04/03 05/04
Doanh thu bán hàng và cung cấp D.vụ 18.234.898.127 21.023.787.242 24.940.101.283 15,29 18,63
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 4.502.196.027 6.728.354.427 8.217.253.840 49,45 22,13
Các khoản giảm trừ
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá hàng bán
- Giá trị hàng bán bị trả lại
- Thuế TTĐB, thuế XK phải nép
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
18.234.898.127 21.023.787.242 24.940.101.283 15,29 18,63

2.Giá vốn hàng bán 14.123.243.187 15.289.357.334 18.920.727.729 8,26 23,75
3.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
4.111.654.940 5.734.429.910 6.019.373.554 39,47 4,97
4.Doanh thu hoạt động tài chính 218.102.216 375.192.447 400.912.028 72,03 6,86
5.Chi phí hoạt động tài chính 195.011.026 325.145.002 337.923.234 66,73 3,93
Trong đó: Lãi vay phải trả 180.862.231 210.486.578 239.039.174 16,38 13,57
6.Chi phí bán hàng 2.745.854.234 4.051.756.023 4.276.351.725 47,56 5,54
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 512.032.681 696.327.571 704.671.853 36,00 1,20
8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 876.859.215 1.036.393.761 1.101.338.770 18,19 6,27
9.Thu nhập khác 500.235.742 565.864.712 600.554.927 13,12 6,13
10.Chi phí khác 484.906.588 544.052.439 573.022.000 12,20 5,32
11.Lợi nhuận khác 15.329.154 21.812.276 27.532.927 42,29 26,23
12.Tổng lợi nhuận trước thuế 861.530.061 1.014.581.485 1.128.871.697 17,77 11,26
13.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nép 241.228.417 284.082.816 316.084.075 17,77 11,26
14.Lợi nhuận sau thuế 620.301.644 730.498.669 812.787.622 17,77 11,26
Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện.
Ta đi phân tích một số chỉ tiêu nhằm thấy rõ tình hình kinh doanh của Công
ty trong những năm gần đây (2003-2005):
Căn cứ vào bảng 3 ta thấy tổng doanh thu của Công ty năm 2004 tăng
2.788.889.120 VNĐ tương ứng tăng 15,29%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là
3.916.314.040 VNĐ tương ứng tăng 18,63%.  thế doanh thu của Công ty có xu
hướng tăng qua các năm (2003-2005), đồng thời tốc độ tăng có xu hướng tăng dần.
Đây là một dấu hiệu cho thấy công ty đang trên đà kinh doanh có hiệu quả. Trong
tổng doanh thu của Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện thì doanh thu hàng
xuất khẩu còn thấp. Năm 2003 doanh thu hàng xuất khẩu chiếm 24,68% tổng doanh
thu toàn công ty; năm 2004 chiếm 32,00%; năm 2005 chiếm 32,95%. Doanh thu
xuất khẩu của công ty đã tăng qua các năm. Tuy nhiên thị trường ngoài nước chưa
phát triển, mặc dù những năm gần đây, Công ty đã quan tâm hơn đến thị trường
ngoài nước nhưng doanh thu từ thì trường này chưa cao. Công ty cần có chiến lược

kinh doanh nhằm tiếp cận thị trường mới và đầy tiềm năng này.
Giá vốn hàng bán năm 2004 tăng 8,26% so với năm 2003 và tốc độ tăng
giá vốn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều này chứng tỏ Công ty đã tiết kiệm
được chi phí bán hàng, chi phí sản xuất, chế biến nên hạ giá thành sản phẩm thu hót
nhiều khách hàng. Tuy nhiên năm 2005 tốc độ tăng giá vốn hàng bán của Công ty
cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Đó là do thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
hàng nhập lậu từ Trung Quốc sang nhiều.
Về việc làm nghĩa vụ với Nhà nước, Công ty nép ngân sách Nhà nước đầy
đủ và tăng lên qua các năm: năm 2003 thuế thu nhập Công ty phải nép là
241.228.417 VNĐ, năm 2004 là 284.082.816 VNĐ, năm 2005 là 316.084.075
VNĐ.
Chỉ tiêu lợi nhuận gộp của Công ty đã ngày càng tăng lên: năm 2003 là
4.111.654.940 VNĐ, năm 2004 là 5.734.429.910 VNĐ, năm 2005 là 6.019.373.554
VNĐ. Tuy nhiên tốc độ tăng không ổn định năm 2004 tăng 39,47% so với năm
2003 nhưng năm 2005 chỉ tăng 4,97% so với năm 2004 thấp hơn hẳn so với năm
2004. Do đó mà ban lãnh đạo công ty cũng như các cổ đông trong công ty cần đóng
góp vào việc xây dựng những chiến lược, quyết sách mới trong việc thúc đẩy tiêu
thụ hàng hoá, giảm chi phí bán hàng, chi phí sản xuất nhằm hạ hơn nữa giá thành
sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh doanh, ngày càng đứng vững trên thị trường. Ta
cũng thấy các chỉ tiêu về lợi nhuận gộp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,
doanh thu từ xuất khẩu, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế
đều có xu hướng tăng lên.
Kết luận: qua phân tích kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị phụ
tùng cơ điện qua 3 năm (2003-2005) ta thấy công ty đã có những bước tiến triển
vững chắc. Một trong những thành công lớn của công ty là đã khai thác được thị
trường trong nước, tận dụng được lợi thế do đặc điểm của nước ta là nước nông
nghiệp. Đây là ưu điểm mà công ty cần phải phát huy trong những năm tiếp theo.
II. Đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.
1. Quá trình tiêu thụ sản phẩm
Công ty cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp là một doanh nghiệp

thương mại nên Công ty có hình thức hoạt động chủ yếu là: mua hàng- bán hàng-
xuất nhập khẩu với các mặt hàng chủ yếu như vật tư, thiết bị, phụ tùng cơ điện xây
dựng nông nghiệp, thuỷ lợi và công nghiệp thực phẩm, săm lốp, các loại nông sản,
chế biến thực phẩm Các mặt hàng đa dạng về chủng loại,số lượng các loại mặt
hàng là lớn. Hàng hoá được mua vào và bán ra không qua khâu chế biến làm thay
đổi hình thái vật chất của hàng.
Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo hại phương thức bán
buôn và bán lẻ, trong đó: Bán buôn là bán hàng hoá cho các tổ chức bán lẻ tổ chức
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu
chuyển của hàng hoá; bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng.
Bán buôn và bán lẻ hàng hoá trong Công ty được thực hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau: Bán thẳng, bán qua kho trực tiếp, gửi bán qua đơn vị đại lý, ký gửi,
bán trả góp (đối với việc bán hàng hoá cho hộ nông dân), hàng đổi hàng
Tổ chức trong Công ty theo mô hình: Tổ chức bán buôn, bán lẻ và kinh
doanh tổng hợp ở các quy mô tổ chức: Quầy, cửa hàng, công ty và thuộc thành
phần kinh tế Công ty cổ phần kinh doanh trong lĩnh vực thương mại.
2. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh
Theo phương án cổ phần hoá đã nêu năm 2003, Công ty thiết bị phụ tùng cơ
điện đã trở thành một công ty cổ phần. Do đó, phương thức quản lý của Công ty đã
chuyển từ tính chất tập trung vào một vài cá nhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của
cấp trên sang tính chất tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của cả một tập thể các cổ
đông.
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết đinh
đến các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của Công ty. Đại hội
đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị: là cơ quan thực hiện các quyết định của đại hội đồng cổ
đông, hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty, đứng
đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch hội đồng quản trị, thay mặt Hội đồng quản trị
điều hành Công ty là giám đốc.
Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và báo

cáo lại cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Quyền hạn, trách nhiệm, số lượng, lợi Ých
của ban kiểm soát được quy định tại Luật doanh nghiệp và điều lệ của Công ty sau
khi cổ phần hoá.
Khối quản lý: là các phòng ban tham gia giám sát và tổ chức sản xuất.
Khối phục vụ việc tiêu thụ hàng hoá: là những bộ phận có trách nhiệm giúp
đỡ bộ phận kinh doanh trực tiếp khi cần.
Khối tiêu thụ hàng hoá trực tiếp: là bộ phận làm trực tiêp từ việc mua hàng
đến bán hàng hoá.
Như vậy thực tế bộ máy tổ chức của công ty dưới dạng cấp công ty, cấp xí
nghiệp và trung tâm.
2.1. Cấp công ty
Các công ty ở các tỉnh, thành phố bộ máy bao gồm ban giám đốc chịu trách
nhiệm quản lý và chỉ đạo trực tiếp. Ban giám đốc bao gồm các thành viên:
- Giám đốc: là người do Hội đồng quản trị cử ra, thay mặt Công ty chịu
trách nhiệm trước nhà nước và Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc nhân sự có trách nhiệm giúp giám đốc biết về tình hình lao
động trong Công ty.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá có trách nhiệm
giúp cho giám đốc biết về tình hình kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá của công ty.
Dưới ban giám đốc là các phòng ban với những chức năng và nhiệm vụ khác
nhau:
- Phòng Tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu và giải quyết toàn bộ
công việc về tổ chức, đào tạo cán bộ, chính sách lao động tiền lương, quản lý hồ sơ
lao động, giải quyết các vấn đề về chế độ chính sách với người lao động theo quy
định hiện hành của Nhà nước và điều lệ Công ty, tổ chức và quản lý công tác đối
ngoại, các buổi họp, đại hội, hội nghị, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu
trữ đúng quy định của Nhà nước.
- Phòng Tài chính- kế toán: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham
mưu về tài chính cho giám đốc, chịu trách nhiệm toàn bộ công tác hạch toán kế toán
trong công ty có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các chi phí phát sinh trong quá trình

lưu chuyển hàng hoá từ khâu thu mua đến khâu bán hàng hoá ở toàn công ty; lập
báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định của Công ty và của Nhà nước; cùng
phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch đầu tư tính toán chiến lược
kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và tính toán các phương án đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
- Phòng Kinh doanh XNK 1 và 2: cung cấp thông tin kinh tế trong Công ty
một cách thường xuyên nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh có hiệu quả, tham gia
trực tiếp các thương vụ về xuất nhập khẩu, cung cấp thông tin tình hình hàng hoá
trên thị trường. Đồng thời đặt ra kế hoạch, các chỉ tiêu tiêu thụ hàng hoá hàng
tháng, hàng quý, hàng năm, thu mua, điều động sản xuất, dự trữ đồng thời tìm thêm
nguồn khách hàng để ký hợp đồng mua bán, làm thủ tục xuất nhập khẩu, giao dịch
đàm phán với bạn hàng.
- Phòng KHĐT &CN: tham mưu giúp giám đốc các phương án ngắn hạn và
dài hạn, triển khai hướng dẫn và đôn đốc thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực kế
hoạch, thống kê, xây dựng cơ bản, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh trong
Công ty. Đồng thời, tổ chức triển khai đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ
mới vào sản xuất, nắm rõ quy trình kỹ thuật, đặc điểm của từng mặt hàng để có cơ
sở sửa chữa khi có sự cố hoặc bảo hành. Khi có kế hoạch thì thí điểm sản xuất và
kiểm nghiệm hiệu quả của từng mặt hàng, tham khảo ý kiến đánh giá của khách
hàng, sau đó điều chỉnh đưa vào sản xuất hàng loạt rồi tung ra thị trường, lập định
mức, tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Phòng kho: có nhiệm vụ giao nhận hàng hoá đúng chủng loại, quy cách, số
lượng, chất lượng. Tổ chức bảo quản vật tư hàng hoá, nguyên liệu trong hệ thống
kho, đảm bảo an toàn, chống Èm ướt, han rỉ, mốc háng, tham ô, đảm bảo an toàn
công tác phòng cháy, chữa cháy. Tuyệt đối không cho người không có nhiệm vô
vào trong kho, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý kho của Công ty.
- Phòng giới thiệu, quảng cáo, bày bán sản phẩm: có nhiệm vụ giới thiệu,
quảng cáo và tiêu thụ các mặt hàng của Công ty với thị trường trong nước, tích cực
tiếp thị với thị trường ngoài nước, hàng tháng có trách nhiệm kiểm tra, thống kế số
lượng để xác nhận doanh thu tiêu thụ hàng tháng báo cáo cho phòng kinh doanh.
- Cửa hàng dịch vụ: thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của Công ty, thực

hiện lưu chuyển hàng hoá đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó còn có
nhiệm vụ giới thiệu toàn bộ sản phẩm về thiết bị phụ tùng cơ điện đạt chất lượng,
đồng thời cung cấp thông tin về những ý kiến của khách hàng đối với hàng hoá của
công ty cho phòng kinh doanh. Công ty có một cửa hàng tại Ninh Bình và một cửa
hàng bán lẻ.
- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: phòng này có nhiệm vụ kiểm tra
chất lượng của hàng hoá trước khi làm hợp đồng mua hàng.
- Phòng tiếp nhận bảo hành: có nhiệm vụ tiếp nhận những hàng hoá mà
công ty đã bán cho khách hàng nay có vấn đề về chất lượng, phòng tiếp nhận nhận
hàng cho khách hàng và chuyển hàng sang cho bên kỹ thuật để kiểm tra, sửa chữa,
với những sản phẩm mà khách hàng mới mua có vấn đề thì Công ty chấp nhận đổi 1
sản phẩm mới thay thế.
- Các chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Buôn Ma
Thuột Đắc Lắc: kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng về thiết bị phụ tùng cơ
điện nông nghiệp và các mặt hàng nông sản (cà phê, cao su) qua các thương vụ mà
phương án đã được duyệt trên cơ sở làm ăn có lãi.
Bên cạnh các phòng ban nêu trên còn có những phòng ban khác phục vụ cho
công việc kinh doanh của Công ty được thuận lợi.
2.2. Cấp xí nghiệp
Hiện nay Công ty thiết bị phụ tùng cơ điện có 2 xí nghiệp thành viên là xí
nghiệp cao su và cơ điện, xí nghiệp cơ khí và dịch vụ; có 1 trung tâm dịch vụ cơ
điện là Trung tâm dịch vụ cơ điện Văn Điển. Mỗi xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất
kinh doanh các mặt hàng khác nhau:
- Xí nghiệp cao su và cơ điện nông nghiệp Xuân Mai sản xuất kinh doanh
các mặt hàng về cao su và cơ điện.
- Xí nghiệp cơ khí và dịch vụ Văn Điển sản xuất kinh doanh các mặt hàng về
cơ khí và kinh doanh dịch vụ.

×