Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

nghiên cứu đặc điểm cành hom và biện pháp kỹ thuật giâm cành cho 2 giống chè ph12, ph14 tại phú hộ phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 92 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN - VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***


TRỊNH THỊ KIM MỸ


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÀNH HOM VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM CÀNH CHO 2 GIỐNG
CHÈ PH12, PH14 TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




HÀ NỘI – 2014
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN - VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***

TRỊNH THỊ KIM MỸ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÀNH HOM VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM CÀNH CHO 2 GIỐNG
CHÈ PH12, PH14 TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ



Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Văn Tạo
2. TS. Nguyễn Hữu La


HÀ NỘI -2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn


Trịnh Thị Kim Mỹ











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp rất nhiều khó khăn,
vướng mắc nhưng được sự động viên về tinh thần, sự giúp đỡ về kiến thức
của các Thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đến nay tôi đã hoàn thành đề
tài. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Thầy TS. Nguyễn Văn Tạo, TS. Nguyễn Hữu La. Người đã hướng dẫn
và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô giáo, Ban Đào tạo sau Đại học,
Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam – đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật nông
lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Ban giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát
triển chè, cùng tập thể cán bộ bộ môn Công nghệ sinh học & bảo vệ thực vật,
bộ môn Kỹ Thuật Canh Tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
thành công các yêu cầu của luận văn.
Lòng biết ơn sâu sắc xin được dành cho những người thân trong gia
đình, bạn bè, các bạn cùng lớp Cao học K21 VAAS đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, làm đề tài để hoàn thành luận văn này.


Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn


Trịnh Thị Kim Mỹ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các hình và đồ thị

i
ii
iii
vi
v
vi
vii
MỞ ĐẦU……… ………………………………………………………….1
1. TÍNH

CẤP


THIẾT

CỦA

ĐỀ

TÀI ……………………………….……1
2. MỤC

ĐÍCH



YÊU

CẦU.…………………………………….…… 2
3. Ý

NGHĨA

KHOA

HỌC



THỰC

TIỄN……………………… ……2
3.1. Ý nghĩa khoa học ………………………………………………………….2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
4. ĐỐI

TƯỢNG



PHẠM

VI

NGHIÊN

CỨU………………………….2
4.1. Đối tượng nghiên cứu 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu 2
4.3. Thời gian nghiên cứu 2
CHƯƠNG I . TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TÌNH

HÌNH

SẢN

XUẤT

CHÈ ……………………………… …… 3
1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè thế giới 3
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè Việt Nam 6
1.2. TÌNH


HÌNH

NGHIÊN

CỨU

VỀ

GIÂM

CÀNH

CHÈ ………………10
1.2.1. Cơ sở khoa học của giâm cành 10
1.2.2. Nghiên cứu giâm cành chè của nước ngoài 11
1.2.3. Nghiên cứu về giâm cành chè của Việt nam 15
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PP NGHIÊN CỨU 23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

2.1. VẬT

LIỆU

NGHIÊN

CỨU…………………………………… …….23
2.1.1. Địa điểm lưu giữ và tuổi cây mẹ.………………………………… 23

2.1.2. Giống chè 23
- Giống PH12: 23
- Giống PH14: 24
- Giống Shan Chất Tiền: 24
2.1.3. Đất trồng chè 24
2.1.4. Phân bón 25
2.2. NỘI

DUNG

NGHIÊN

CỨU………………………………………

…25
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hom giống chè Shan mới chọn lọc 25
2.2.2. Nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật nhân giống (giâm
cành) 2 giống chè PH12, PH14 25
2.3. PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN

CỨU………… ………………………



26
2.3.1. Phương pháp mô tả, đánh giá giống 26

2.3.2. Các thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm 26
2.3.3. Các chỉ tiêu về giâm hom 28
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 28
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1. KẾT

QUẢ

NGHIÊN

CỨU

ĐẶC

ĐIỂM

HOM

GIỐNG

CHÈ

SHAN

MỚÍ

CHỌN

LỌC………………………………………………………… 29
3.1.1. Hình thái lá của các giống………………………………………….29

3.1.2. Kích thước hom của các giống 31
3.1.3. Chỉ số sắc tố xanh của lá trên giống chè 32
3.1.4. Khả năng cung cấp hom giống 34
3.1.5. Chất lượng hom giống 35
3.1.6. Một số yếu tố khí hậu tại Phú Hộ, Phú Thọ (năm 2013) 37

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

3.2. KẾT

QUẢ

NGHIÊN

CỨU

XÁC

ĐỊNH

CÁC

BIÊN

PHÁP

KỸ

THUẬT


GIÂM

CÀNH

CÁC

GIỐNG

CHÈ…………………………………


39
3.2.1. Ảnh hưởng của cắt bớt độ dài lá đến cây chè giâm hom 39
3.2.1.1. Ảnh hưởng của cắt bớt độ dài lá đến tỷ lệ ra mô sẹo của hom
giống… 40
3.2.1.2. Ảnh hưởng của cắt bớt độ dài lá đến tỷ lệ ra rễ của hom giống
…….…….……………………………………………………………………….42
3.2.1.3. Ảnh hưởng của cắt bớt độ dài lá đến tỷ lệ nảy mầm của hom
giâm…………………………………………………………………………… 45
3.2.1.4. Ảnh hưởng của cắt bớt độ dài lá đến tỷ lệ sống của hom giâm . 48
3.2.1.5. Ảnh hưởng của cắt bớt độ dài lá đến sinh trưởng của cây chè
giâm…………………………………………………………………………… 50
3.2.1.6. Ảnh hưởng của cắt bớt độ dài lá đến tỷ lệ cây xuất vườn của cây
chè giâm… 53
3.2.2. Ảnh hưởng độ già của hom đến cây chè giâm hom 55
3.2.2.1. Ảnh hưởng của diện tích lá đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm 55
3.2.2.2. Ảnh hưởng độ già của hom đến tỷ lệ của hom giống 58
3.2.2.3. Ảnh hưởng độ già của hom đến tỷ lệ nảy mầm của hom giống . 60
3.2.2.4. Ảnh hưởng độ già của hom đến tỷ lệ sống hom giống 62

3.2.2.5. Ảnh hưởng độ già của hom đến các chỉ tiêu sinh trưởng hom
giống… 64
3.2.2.6. Ảnh hưởng độ già của hom đến tỷ lệ cây xuất vườn 68
3.2.3. Ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến cây chè giâm hom 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 74
1. KẾT

LUẬN.………………………………………………………… 74
2. ĐỀ

NGHỊ.…………………………………………………………….75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT

Các chữ viết tắt về chỉ tiêu theo dõi
- FAO (Food and Agriculture Organization) Tổ chức lương nông của
Liên hợp quốc
- KL Rễ Khối lượng rễ
- KLThân lá Khối lượng thân.
- Đ/K thân Đường kính thân
- IAA (Indol – axetic acid – C
8
H
6
NH
2

COOH) Chất kích thích sinh trưởng
- Đường TS Đường tổng số
- TS đường/đạm Tổng số đường/đạm
- C/N Tỷ lệ C/N
- A Hom chè giống loại A
- B Hom chè giống loại B
- TB Trung bình








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
TT Bảng Tên bảng Trang
3.1. Một số đặc trưng hình thái lá của giống
29
3.2. Một số đặc điểm hình thái lá của các giống chè nghiên cứu trong sản xuất
31
3.3. Một số đặc điểm cành hom của các giống chè
32
3.4. Đặc điểm chỉ số màu xanh diệp lục của các giống ở mẫu quan sát
33
3.5. Năng suất hom của các giống
35

3.6. Thành phần hóa học của lá hom của các giống
36
3.7. Tỷ lệ hom A, B của các giống
37
3.8. Nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, tổng số giờ nắng trong năm 2013 tại Phú Hộ 38
3.9. Ảnh hưởng của điều chỉnh diện tích lá mẹ đến tỷ lệ ra mô sẹo của các giống
40

3.10.

Ảnh hưởng của điều chỉnh diện tích lá mẹ đến tỷ lệ ra rễ của các giống
43

3.11.

Ảnh hưởng của điều chỉnh diện tích lá mẹ đến tỷ lệ nảy mầm của các giống

46

3.12.

Ảnh hưởng của điều chỉnh diện tích lá mẹ đến tỷ lệ sống của các giống
48
3.13.

Ảnh hưởng của diện tích lámẹ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng cây chè
giâm (8 tháng tuổi)
51
3.14.


Ảnh hưởng của diện tích lá mẹ đến tỷ lệ cây xuất vườn
54
3.15.

Ảnh hưởng của độ già hom đến tỷ lệ ra mô sẹo của các giống
56
3.16.

Ảnh hưởng của độ già hom đến tỷ lệ ra rễ của các giống
59
3.17.

Ảnh hưởng của độ già hom đến tỷ lệ nảy mầm của các giống
62
3.18.

Ảnh hưởng của độ già hom đến tỷ lệ sống của các giống
63
3.19.

Ảnh hưởng của độ già hom đến một số chỉ tiêu sinh trưởng cây chè
giâm ( cây 8 tháng tuổi)

66
3.20.

Ảnh hưởng của độ già hom đến tỷ lệ cây xuất vườn
69

3.21.


Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến một số chỉ tiêu sinh trưởng cây
chè trong vườn ươm

71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix


DANH MỤC CÁC HÌNH


TT
Hình
Tên hình Trang

2
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
Giống chè PH12, PH14 tuổi 5
Chiều dài hom giống
Màu xanh của lá chè
Cành hom giống
Động thái ra mô sẹo cắt bớt độ dài lá PH12, PH14
24
32
33

35
41
3.5. Động thái ra rễ cắt bớt độ dài lá giống PH12, PH14 44
3.6. Động thái nảy mầm cắt bớt độ dài lá giống PH12, PH14 47
3.7. Động thái sinh trưởng cây chè giâm của các công thức giống PH12, PH14 52
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.
3.13.
3.14.
3.15.

Sinh trưởng cây chè 8 tháng của cắt bớt độ dài lá mẹ
Tỷ lệ cây xuất vườn của giống PH12, PH14
Động thái ra mô sẹo độ gìa của hom
Động thái ra rễ độ già của hom PH12, PH14
Động thái sinh trưởng thí nghiệm độ già của hom
Cây sinh trưởng 8 tháng độ già của hom
Tỷ lệ cây xuất vườn độ già của hom giống chè PH1, PH14
Một số chỉ tiêu sinh trưởng thí nghiệm phum chế phẩm sinh học
52
54
57
60
67
67
69
71








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè với tên khoa học là Camellia Sinensis (L) O. Kuntze là loại cây
công nghiệp dài ngày đã có lịch sử phát triển từ rất lâu đời (khoảng 5.000
năm), Việt Nam là một trong những nước có điều kiện địa lý, khí hậu thích
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Chè trồng tập trung chủ yếu
ở vùng núi, trung du phía Bắc, khu Bốn cũ và các tỉnh Tây Nguyên.
Cây chè thuộc nhóm cây công nghiệp lâu năm, có nhiệm kỳ kinh tế lâu
dài. Tính đến năm 2014 cả nước có khoảng 130.000 ha chè (Báo cáo cục
trồng trọt) sản lượng chè khô đạt khoảng 160 ngàn tấn, xuất khẩu đạt 200
triệu USD.
Tuy năng suất chè đã đạt mức bình quân của thế giới nhưng giá bán
thấp chỉ bằng 60 – 70% giá thế giới; nguyên nhân chủ yếu sản phẩm chè Việt
Nam còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng chè chưa cao, phần lớn nguyên
liệu được chế biến từ giống cũ trồng bằng hạt hỗn hợp (Trung du, Shan) vẫn
chiếm đến gần 50% tổng diện tích chè cả nước. Để nâng cao năng suất và chất
lượng chè, một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng là tăng nhanh diện
tích chè bằng các giống mới có năng suất và chất lượng cao. Trong những
năm qua Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã
nghiên cứu tuyển chọn được nhiều giống chè mới, trong đó có 2 giống chè

Shan chọn lọc dòng là PH12 và PH14, có năng suất búp cao và chất lượng tốt
có thể chế biến được chè xanh và chè đen chất lượng cao, đã được Bộ nông
nghiệp và PTNT công nhận giống tạm thời vào năm 2012 cho sản xuất thử
mở rộng diện tích chè vùng trung du miền núi cao. Tuy nhiên, do đặc điểm
hình thái giống PH12, PH14 vốn có lá và búp to nên tỷ lệ nhân giống và tỷ lệ
sống sau trồng còn thấp, do đó cần thiết nghiên cứu khắc phục nhược điểm
này để góp phần đưa 2 giống chè ra sản xuất đạt hiệu quả. Vì vậy chúng tôi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cành hom và biện pháp kỹ thuật
giâm cành cho 2 giống chè PH12, PH14 tại Phú Hộ, tỉnh Phú Thọ” là rất
cần thiết nhằm mở rộng diện tích chè Shan vùng cao bằng các giống mới có
năng suất cao chất lượng tốt.
2. Mục đích và yêu cầu
Tìm ra các giải pháp kỹ thuật giâm cành phù hợp với đặc điểm hom chè
cho 2 giống PH12 và PH14.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.
Ý nghĩa khoa học
Xác định được đặc điểm sinh vật học của hom chè các giống PH12,
PH14 làm cơ sở khoa học bổ sung hoàn thiện quy trình giâm hom cho các
giống chè mới.
3.2.
Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài góp phần đẩy mạnh mở rộng diện tích các giống chè
Shan mới cho các tỉnh vùng cao.
- Tăng thêm giống chè mới thay đổi cơ cấu giống chè có năng suất chất
lượng tốt, cải thiện năng suất chất lượng chè hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giống chè Shan PH12, PH14 mới được Bộ
NN&PTNT công nhận sản xuất thử năm 2012.
4.2.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè, Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Phú Hộ, Phú Thọ.
4.3.
Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ năm 2013 đến năm 2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

CHƯƠNG I . TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất chè
1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè thế giới
Trên thế giới hiện có khoảng 50 quốc gia sản xuất chè, trong đó Châu
Á có 18 nước, Châu Phi có 19 nước, Châu Mỹ có 11 nước, Châu Đại Dương
có 2 nước. Theo số liệu của FAO năm 2010, tổng sản lượng chè thế giới đạt
3.833.750 tấn chè, trong đó đứng đầu là Trung Quốc 1.275.384 tấn (chiếm
33,27%), tiếp đến Ấn Độ 805.180 tấn (chiếm 21,0%), Kênia 345.800 tấn
(9,01%), Sri Lanka 318.470 tấn (chiếm 8,31%), Thổ Nhĩ Kỳ 198.046 tấn
(chiếm 5,17%) và Việt Nam 174.900 tấn (chiếm 4,56%).
Tổng sản lượng chè tiêu thụ đạt 3.644.200 tấn, tiêu thụ tại các nước
phát triển là 926.100 tấn, tại các nước đang phát triển là 2.718.100 tấn. Cơ cấu
sản phẩm chè thế giới chủ yếu là chè đen với khoảng 70%, chè xanh 22%, các
loại chè khác chiếm 8%. Sản phẩm Chè đen được tiêu thụ mạnh tại thị trường

Châu Âu, Châu Phi, Mỹ và Úc, chè xanh được tiêu thụ mạnh nhất ở Châu Á.
Theo dự đoán của FAO, đến năm 2017 tổng lượng tiêu thụ chè đen của thế
giới đạt 2.819.900 tấn, Trung Quốc là nước tiêu thụ chè xanh lớn nhất thế giới
với 670.700 tấn/năm, dự báo nhu cầu tiêu thụ chè xanh trên thế giới trong thời
gian tới sẽ tăng cao do lo lắng về vấn đề phóng xạ gia tăng.
Kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới gồm: Nga (510,6 triệu
USD), Anh (364,0 triệu USD), Mỹ (318,5 triệu USD), Nhật Bản (182,1 triệu
USD) và Đức (181,4 triệu USD). Đây cũng là những nước có kim ngạch nhập
khẩu cao nhất trong các năm 2006, 2007. Tổng kim ngạch của 10 nước xuất
khẩu chè thế giới đạt gần 3,5 tỷ USD, trong đó 3 nước dẫn đầu là Srilanca
(1,2 tỷ USD), Trung Quốc (682,3 triệu USD) và Ấn Độ (501,3 triệu USD).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Xu hướng toàn cầu của ngành chè trong những năm gần đây cho thấy
sản lượng chè thế giới có sự tăng nhưng chưa thực sự ổn định, một số nước có
sản lượng giảm, nhất là Ấn Độ một cường quốc sản xuất chè đen giảm sản
lượng tới 3,7%. Điều này được tác động bởi nguyên nhân cạnh tranh gay gắt
giữa các nước xuất khẩu chè chủ yếu, cộng thêm sự bất ổn về chính trị tại thị
trường tiêu thụ của một số nước Trung Đông và Bắc Phi, sự cạnh tranh truyền
thống lâu đời giữa chè và cà phê cùng các đồ uống khác, vì vậy sản lượng chè
thế giới có nhiều biến động và xu thế sản phẩm chè chất lượng cao là yêu cầu
tất yếu hiện nay.
Để nâng cao chất lượng chè, nhiều nước trên thế giới đã và đang chú
trọng đến chọn tạo giống mới, xác định vùng trồng có điều kiện sinh thái
thích hợp cho từng giống chè, các biện pháp kỹ thuật canh tác, chế biến, v.v…
Chọn tạo giống mới ở nhiều nước đã đi theo hướng chọn lọc từ quần
thể giống địa phương, kết quả tạo ra nhiều giống chè tốt gắn với các địa danh
nổi tiếng thế giới, tiêu biểu: vùng chè Darjeeling (Ấn Độ), có độ cao 600 –

2.000 m so mặt biển đã tuyển chọn các giống AV-2, CP-1 từ giống địa
phương Nandadevi; vùng chè nổi tiếng ở Srilanka là Dimbula, Uva and
Nuwara Eliya có độ cao 900 – 1.280 m so với mực nước biển đã tuyển chọn
các giống TRI-4006, TRI-4052, TRI-4053 và giống đại trà TRI-2025 với sản
phẩm chè chất lượng cao luôn đạt giá bán bình quân cao nhất thế giới; vùng
Síp-Xong-Bản-Na (Trung Quốc) có nhiều cây chè Shan cổ thụ phân bố ở độ
cao từ 1.000 – 2.500 m đã chọn ra nhiều giống tốt là Mãnh Hải lá to, Dịch Vũ
đọt xanh, Nguyên Giang Ngọa Trà, Vân Kháng 10, Vân Kháng 14, Phật
Hương số 1, trong đó 2 giống Vân Kháng số 10, Phật Hương số 1 chiếm tới
30% diện tích chè Vân Nam (diện tích toàn tỉnh là 247.333 ha) và có 2 sản
phẩm chè nổi tiếng là Vân Hải Bạch Hào và Phật Hương Trà (2011) [9].

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Cây chè Shan của Trung Quốc phân bố tập trung ở châu Síp-Xong-
Bản-Na, Vân Nam, đây là vùng có khí hậu đặc trưng á nhiệt đới và cận nhiệt
đới, ẩm độ trên 80%, ôn độ bình quân năm 18 – 20
0
C, lượng mưa bình quân
năm trên 1.500 mm, số giờ nắng trong ngày thấp, nhiều ngày mây mù, khí hậu
quanh năm mát mẻ là điều kiện lý tưởng cho búp chè có chất lượng cao, đặc
biệt thích hợp với giống chè lá to Vân Nam.
Kỹ thuật trồng chè Shan của Vân Nam – Trung Quốc trước đây chủ yếu
theo kiểu trồng phân tán (chè rừng). Cây chè được trồng với mật độ thưa
(3.000 – 6.000 cây/ha) dưới tán rừng tự nhiên và được hỗn giao với cây rừng,
tán được khống chế cao 2 – 3 m để tiện lợi cho thu hái búp chè hàng năm diễn
ra bắt đầu vào tháng 4 với số lần hái 5 – 6 lứa. Nhờ kiểu trồng này mà môi
trường sống của cây chè luôn được đảm bảo như được che bóng, nhiệt độ
giâm mát, độ ẩm cao, hàm lượng mùn trong đất lớn làm cho cây chè sinh

trưởng và phát triển bình thường, ít sâu bệnh và không phải đầu tư thâm canh
vẫn cho thu hoạch búp hàng năm. Tuy nhiên, năng suất chè trồng phân tán
của Vân Nam cũng rất thấp (2 – 3 tấn/năm), công việc thu hoạch và chế biến
chè cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, ngay cuối thế kỷ XIX, ở Vân
Nam đã ra đời phương thức trồng chè tập trung theo quy mô công nghiệp, đầu
tiên là huyện Mãnh Hải thuộc châu Síp-Xong-Bản-Na, sau đó mở rộng ra các
châu Lan Thương, Đức Hùng, Hồng Hà, Văn Sơn, Đại Lý của tỉnh Vân Nam
với việc nghiên cứu tuyển chọn giống mới và kỹ thuật thuật trồng trọt thích
hợp đi kèm.
Tóm lại, sản xuất chè trên thế giới tiếp tục phát triển, ổn định và đa
dạng về sản phẩm, tuy nhiên thị trường tiêu thụ chủ yếu chè đen, tiếp đến chè
xanh, chè phổ nhĩ, chè ôlong Sự đa dạng của sản phẩm chủ yếu phụ thuộc
vào giống, vùng trồng và chế độ canh tác. Trên thế giới, sản xuất và tiêu thụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

chè đen vẫn chiếm tỷ lệ lớn (70%), còn chè xanh có xu hướng sử dụng loại
chè chất lượng cao vẫn giữ hương thơm tự nhiên, đặc trưng của giống.
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè Việt Nam
Việt Nam là nước có ngành sản xuất chè lâu đời, với 35 tỉnh trồng chè
có tổng diện tích khoảng 130 nghìn ha và cung cấp cho 700 cơ sở sản xuất
chè khô. Cây chè Việt Nam có nhiều lợi thế như đa dạng phong phú về nguồn
giống, đất đai khí hậu phù hợp, nhiều mô hình năng suất cao (trên 30 tấn/ha);
nhiều vùng chè chất lượng cao như Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu
(Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng); các giống chè Shan bản địa năng suất cao,
chất lượng tốt có thể chế biến nhiều mặt hàng chè như chè xanh, chè đen, chè
vàng, chè Phổ nhĩ và có thể sản xuất chè hữu cơ giá trị cao.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chè Việt Nam năm 2010, cả nước
có tổng diện tích 131.487 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh có 115.641

ha, năng suất đạt 7,15 tấn/ha, sản lượng đạt 787.050 tấn.
Chè Việt Nam được xuất khẩu sang 66 thị trường và vùng lãnh thổ,
trong đó Pakistan vẫn là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất với khối lượng là
27 nghìn tấn, tăng 23% so với năm 2007. Mặt hàng chè đen được xuất khẩu
nhiều nhất với 61.652 tấn, trị giá 81.864.997 USD; tiếp đến là chè xanh với
lượng xuất 30.877 tấn, trị giá 45.357.250 USD; chè nhài xuất được 3.833 tấn,
với trị giá 4.202.826 USD.
Chè đen là sản phẩm chủ yếu, nhưng giá bán chỉ đạt 1,2 - 1,4 USD/kg,
một số công ty sản xuất chè đen theo công nghệ CTC nhưng sử dụng nguyên
liệu chè là các giống chè cũ chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng do
đó sản phẩm khó tiêu thụ và giá bán không cao; chè xanh là sản phẩm đứng
thứ hai trong sản xuất chè ở Việt Nam được sản xuất chủ yếu theo các dây
truyền nhỏ và thủ công vì thế chất lượng thấp và không đáp ứng yêu cầu của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

thị trường, giá bán cũng rất thấp 25 – 50 ngàn đồng/kg (1,2 – 2,5 USD/kg).
Hiệu quả sản xuất chè gồm 3 yếu tố chính sau đây:
- Năng suất vườn chè.
- Chất lượng sản phẩm.
- Thị trường và giá cả.
∗ Năng suất vườn chè.
So với thế giới năng suất chè của Việt Nam chỉ bằng 85% ( chè Việt
Nam đạt 1.180 kg chè khô/ha, trong khi đó chè thế giới bình quân đạt 1.331
kg chè khô/ha) nguyên do trước năm 1986 ngành chè Việt Nam phần lớn chỉ
sử dụng 3 giống chè chính như giống Trung Du trồng bằng hạt chưa qua chọn
lọc và một số giống chè Shan, chè Ấn Độ, chè PH1 có năng suất cao chống
chịu tốt nhưng chế biến chè đen có chất lượng đạt loại trung bình. Từ thời kỳ
sau năm 1987 công tác nghiên cứu và chọn tạo giống chè được đẩy mạnh.

Một số giống chè mới được nghiên cứu và Bộ Nông nghiệp cho phép áp dụng
trong sản xuất như giống 1A, TH3, TRI777, LDP1, LDP2. Tuy nhiên diện
tích giống chè Trung Du trồng bằng hạt vẫn chè Shan chiếm đến 59%, diện
tích chè Shan chiếm 27,3%, diện tích các giống mới trồng bằng cành chỉ
chiếm khoảng 11,9%, diện tích các giống chè khác chiếm khoảng 1,8%. Năng
suất búp chè tươi chỉ đạt khoảng 3,68 tấn/ha. Nhưng hiện nay dần dần trồng
thay thế cho các giống chè cũ như Trung Du có năng suất thấp, bằng các
giống chè mới chọn lọc được khu vực hóa ở một số vùng sản xuất, đã đưa
năng suất chè lên 5,3 tấn/ha vào năm 2004. Đến nay vào năm 2013 năng suất
chè Việt Nam đạt 7,7 tấn búp chè tươi/ha, tương đương 1,5 tấn chè khô/ha.
Chính vì thế làm cho năng suất chè Việt Nam được nâng lên ngang tầm với
năng suất chè thế giới.
∗ Chất lượng sản phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Ở Việt Nam sản xuất chè gồm 2 loại chính là chè xanh và chè đen. Tỷ
trọng chè xanh chiếm 30 – 35% để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Còn chè đen
chủ yếu để xuất khẩu chiếm 65 – 70%.
Trong những năm qua chúng ta đã nghiên cứu chọn tạo, nhập nội nhiều
giống chè để chế biến chè xanh chất lượng cao như Kim Tuyên, Thúy Ngọc,
Phúc Vân Tiên, PT95, Bát Tiên, Keo Am Tích, v.v… đã góp phần nâng cao
chất lượng chè xanh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, tiêu thụ chủ yếu
ở các nước Đông Nam Á.
Chúng ta sản xuất chè đen chủ yếu là để xuất khẩu vẫn từ giống Trung
Du là chính, ngoài ra còn có các giống PH1, LDP2, các giống chè Shan chọn
lọc đưa vào sản xuất thử, chất lượng chè đen thuộc loại trung bình hoặc khá.
Nhưng diện tích trồng những giống chè này còn rất hạn chế. Nên chất lượng
chè đen hiện nay chỉ đạt loại trung bình. Theo kết quả nghiên cứu của Trung

tâm nghiên cứu và phát triển chè thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm
nghiệp miền núi phía Bắc đã chọn lọc giống chè Shan Chất Tiền có năng suất
và chất lượng cao, chế biến chè đen có chất lượng tương đương như chè của
Ấn Độ và Srilanka. Nhưng chưa có diện tích trồng ra sản xuất Ngoài ra còn có
các giống chè PH11, PH12, PH14 đang trồng khảo nghiệm ra sản xuất.
∗ Thị trường và giá cả.
Chè đen Việt Nam được xuất sang nhiều thị trường trên thế giới mà chủ
yếu ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Các nước phát triển dùng nhiều chè
nhưng đòi hỏi chất lượng cao. Chất lượng chè đen Việt Nam thưởng thấp hơn
chè đen của Ấn Độ hoặc Srilanka, cho nên khó cạnh tranh được những thị
trường khó tính chè đen Việt Nam có chất lượng trung bình nên giá bán thấp,
bình quân chỉ bán được 1,2 – 1,4 USD/kg, trong khi đó giá chè thế giới trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

bình bán được khoảng 2,2 – 2,5 USD/kg, tức là chè Việt Nam bán giá thấp chỉ
bằng 55 – 60% giá chè thế giới.
Chè vàng, chè Phổ nhĩ là sản phẩm chiếm tỷ lệ nhỏ 1-2% sản lượng,
chủ yếu được sản xuât từ nguyên liệu chè Shan núi cao, sản phẩm chủ yếu
xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc, Đài Loan với giá chè vàng 0,5 – 1,0
USD/kg, chè Phổ Nhĩ 5 – 10 USD/kg tùy theo chất lượng và độ tuổi sản
phẩm; Chè Ôlong là sản phẩm mới được sản xuất vào những năm 1990, theo
công nghệ và thiết bị Đài Loan, chủ yếu sản xuất với các giống và công nghệ
thích hợp ở vùng cao và các vùng có lợi thế, sản phẩm nội tiêu và xuất khẩu
cho thị trường Trung Quốc, Đài Loan, giá bán 20 - 25 USD/kg.
Nguyên nhân sản phẩm chè Việt Nam có giá bán thấp chủ yếu do chất
lượng nguyên liệu thấp, chưa khai thác tiềm năng của các giống mới và các
vùng lợi thế cho sản xuất chè, đặc biệt vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến
chưa gắn liền với nhau thành hệ thống liên hoàn, nơi có nguyên liệu chất

lượng tốt thì công tác chế biến còn hạn chế (như vùng chè Shan các tỉnh vùng
cao), vì thế chất lượng nguyên liệu không đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất
lượng, khó có thị trường tiêu thụ đạt giá bán cao và ổn định.
Để khắc phục chất lượng sản phẩm chè thấp, trước hết cần có những
giống chè có chất lượng cao chế biến nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu
của thị trường, đồng thời xây dựng vùng nguyên liệu chè giống mới áp dụng
các kỹ thuật canh tác tiên tiến gắn liền với nhà máy chế biến phù hợp để tạo ra
sản phẩm mới thoả mãn yêu cầu người tiêu dùng, đặc biệt nghiên cứu khai
thác nguồn giống chè Shan, một loài chè bản địa có nhiều lợi thế về năng suất
cao và chất lượng tốt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

1.2. Tình hình nghiên cứu về giâm cành chè
1.2.1. Cơ sở khoa học của giâm cành
Chè là cây công nghiệp dài ngày, trong điều kiện sản xuất kinh doanh
chu kỳ kinh tế có thể kéo dài 30 – 40 năm. Sinh trưởng cây chè phụ thuộc rất
nhiều vào các yếu tố như giống, điều kiện đất đai, khí hậu và các biện pháp kỹ
thuật canh tác.
Cây chè cũng như hầu hết các loại cây trồng khác có thể nhân giống
bằng 2 phương pháp: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính. Mỗi phương
pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định. Nhân giống vô tính sẽ tạo ra
được sự đồng đều về hình thái, giữ được đặc trưng đặc tính của cây mẹ, tạo ra
nương chè đồng đều, năng suất chất lượng cao. Nhiều phương pháp nhân
giống vô tính như giâm hom, chiết ghép, nuôi cấy mô đã được sử dụng,
nhưng hiện nay phương pháp giâm hom vẫn là phổ biến nhất. Hơn nữa, trồng
chè bằng cành giâm sẽ rút ngắn được thời kỳ kiến thiết cơ bản của nương chè,
cho thu hoạch sớm, hệ số nhân giống cao, cứ 1ha giống hom có thể trồng
được 75- 80 ha chè (2010) [34], (1980) [13]. Tuy nhiên ở phương pháp này

đòi hỏi những chi phí về vật tư lao động lớn, giá thành sản xuất mà còn cần
những kỹ thuật nhất định về nhân giống, đặc biệt đối với những giống chè
khó nhân giống.
Nhìn chung thực vật đều có khả năng tái sinh vô tính tạo ra cơ thể mới,
đối với cây chè cũng vậy, từ cơ quan sinh dưỡng như một đoạn cành dài 3-4
cm với một lá mẹ và chồi nách gọi là hom chè, được cắt ra khỏi cây mẹ khi
giâm xuống giá thể thích hợp sẽ hình thành mô sẹo ở mặt cắt của đầu hom
phía dưới, sau đó hình thành rễ và thúc đẩy phát triển mầm từ chồi nách tạo
nên một cơ thể mới đầy đủ rễ, thân, lá để hình thành cây con hoàn chỉnh
(1979) [52], (1978) [41], (2006) [5]. Khả năng này cho kết quả tốt nhất khi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

giâm hom bánh tẻ, có lá và chồi nách khỏe, không bị sâu bệnh để tạo thành
cây con. Theo các nhà khoa học của Liên Xô cũ (1974) [47], (1972) [49] cho
rằng, quá trình tái sinh này chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố chủ yếu:
- Đặc điểm giống (hình thái cấu tạo, sinh lý, sinh hóa của giống).
- Đặc điểm môi trường sống như giá thể, độ ẩm của đất, nhiệt độ và độ ẩm
không khí, ánh sáng, vv
- Các tác động biện pháp kỹ thuật (thời vụ, mật độ, phân bón, chất kích thích
sinh trưởng, bảo vệ thực vật, v.v…)
Do đó, đối với mỗi giống chè cần có những biện pháp kỹ thuật thích
hợp, tác động điều chỉnh, chăm sóc để hom chè trong vườn ươm sinh trưởng
và phát triển tốt hơn.
1.2.2. Nghiên cứu giâm cành chè của nước ngoài
Hiện nay giâm cành chè là biện pháp phổ biến trong nhân giống vô tính
chè trên thế giới. Khi người ta cắt cành chè cắm vào đất thấy có ra rễ và bật
mầm, từ đó xuất hiện phương pháp giâm cành. Giâm cành chè lần đầu tiên
được nghiên cứu ở Trung Quốc từ năm 1900, ở Ấn Độ từ năm 1911, Grudia

năm 1928, Nhật Bản năm 1936, Srilanca năm (1938) [4]. Ở Trạm thí nghiệm
cây trồng Xukhumi thuộc Grudia từ năm 1928-1930 đã nghiên cứu nhân
giống chè bằng cành giâm, cho rằng phương pháp này có ưu việt tốt nhất. Khi
tạo ra những giống mới như “Kônkhida” chỉ áp dụng nhân giống bằng giâm
cành cho nương chè kết quả tốt nhất, năng suất búp tăng 1,5 lần so với trồng
bằng hạt, tạo ra nương chè đồng đều có thể cơ giới hoá việc đốn, thu hái
nguyên liệu đồng đều, tạo điều kiện trong quá trình chế biến nâng cao chất
lượng sản phẩm (1989) [50], (1985) [48].
Hiện nay các nước trồng nhiều chè đều áp dụng nhân giống bằng cành
giâm (1980) [27]. Theo Bakhơtadze (1971) [46] ở Trung Quốc kỹ thuật giâm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

cành chè đã được nghiên cứu từ lâu, dần được áp dụng sang các nước khác,
tuy nhiên mãi đến năm 1958 mới được áp dụng rộng rãi trong cả nước.
Nghiên cứu về hooc mon các chất sinh trưởng đối với sự ra rễ của cành giâm,
các nhà khoa học cho rằng, các hooc mon và kích thích sinh trưởng chỉ có
hiệu quả cao trong phạm vi hẹp đối với những giống chè quý hiếm và khó ra
rễ. Nghiên cứu kỹ thuật cắm hom khi giâm cành, các tác giả Liên Xô cũ, Ấn
Độ, Srilanca đều khẳng định khi giâm hom chè vào túi PE không những
không ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom chè mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình vận chuyển ra nương, góp phần tăng tỷ lệ sống của cây khi trồng.
Khi nghiên cứu về giâm cành các nhà khoa học Ấn Độ cho biết, những hom
có nụ hoa, sự ra rễ không bị ảnh hưởng, nhưng nếu nụ hoa tiếp tục phát triển
thì sinh trưởng của hom giâm sẽ kém. Các nhà nghiên cứu ở Srilanca cho rằng
quá trình ra rễ của cành giâm không ảnh hưởng bởi tuổi của cây mẹ. Tuy
nhiên trong sản xuất, những cây chè vào tuổi 4 khi cây bắt đầu ổn định về
sinh trưởng và năng suất thì cho hom giâm tốt. Còn Trơkhaidze (1979) [52]
cho rằng, sự sinh trưởng phát triển của cành giâm phụ thuộc rất lớn vào đặc

tính của cây mẹ. Vườn giống cây mẹ phải đạt tuổi trưởng thành 5-6 năm là tốt
nhất. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định, thời điểm lấy cành giâm
vào buổi sáng sớm khi cây ở trạng thái trương nước sẽ cho kết quả giâm cành
tốt hơn. Tiến hành quan sát nhiều năm trên cây cacao, cây đào Evano (1952)
[40] cho thấy, nếu lấy hom từ cây mẹ trong tình trạng thiếu nước, thì cành
giâm sẽ phát triển kém. Theo Hartmen và Kester (1988) [43] cho biết có 3 yếu
tố chính ảnh hưởng tới kết quả giâm hom: Giống, kỹ thuật xử lý hom và môi
trường giâm. Theo Anon (1986a) [36] nghiên cứu ở Kenya cho biết, để có
hom giống tốt cần chăm sóc cây mẹ chu đáo như chế độ bón phân đặc biệt,
đốn nhiều lần trong năm. Hom giống tốt có chiều dài 3 - 4 cm. Chakravartee
và cộng sự (1986) [37] khi nghiên cứu môi trường giâm hom giống chè Ấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Độ cho biết độ pH dưới 5 thì hom ra rễ tốt nhất. Về kích thước túi bầu để
giâm hom, Denis Bonheure (1990) [39] kết luận rằng, kích thước túi bầu có
đường kính 8-10 cm, chiều cao 25-28 cm; túi dày 60-100 ϻm cho kết quả tốt,
đặc biệt túi có đường kính 12-15 cm cho phép cây sinh trưởng tốt hơn, nhưng
chi phí đắt hơn.
Ở Liên Xô cũ, các nhà khoa hoc cũng đã nghiên cứu nhiều loại đất khác
nhau và cho rằng, dùng loại đất đỏ có độ pH 4,5- 5,5 là thích hợp nhất, cây
con phát triển tốt.
Còn theo Trơkhaidze (1979) [52] kết quả thí nghiệm các giá thể cho
rằng dùng đất đỏ trộn với 20% than bùn khi giâm cành đạt kết quả tốt. Bởi vì
than bùn chẳng những làm cho giá thể tơi xốp mà còn là nơi dự trữ các chất
dinh dưỡng để cung cấp cho cây chè con. Về kích thước túi bầu, các tác giả
cũng thử nghiệm nhiều loại kích thước khác nhau 20x15,20x10,15x15 cm,
cuối cùng chọn được kích thước túi bầu bằng Polyetylen với kích thước
20x15 cm là thích hợp, cây chè con phát triển tốt nhất. Khi giâm cành trong

vườn ươm tỷ lệ sống đạt 95% và tỷ lệ xuất vườn đạt 86%. Sau khi trồng một
năm cây đạt chiều cao 75cm và đường kính gốc đạt 0,6 cm (1989) [50] Nhiệt
độ cũng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cành giâm. Theo Patarava (1987)
[45] nhiệt độ dưới 5
0
C hoặc trên 45
0
C thì hom chè bị chết, nhiệt độ dưới 15
0
C
và trên 35
0
C thì hom chè sinh trưởng chậm. Nhiệt độ thích hợp cho hom chè
phát triển tốt từ 25-30
0
C.
Những nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đối với cành giâm theo
Hartmen và Kester (1988) [43] cho rằng nhiệt độ không khí ban ngày 21-
27
0
C và ban đêm là 15
0
C sẽ thích hợp cho sự hình thành rễ của nhiều loại cây
trồng khi giâm cành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Về chế độ chiếu sáng không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cành
giâm, mà nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò của cường độ ánh

sáng, độ dài ngày và chất lượng ánh sáng đối với kết quả giâm cành. Trong
nhân giống bằng giâm cành, các giá thể giâm có chức năng:
- Giữ cho cành giâm luôn ở tư thế ổn định.
- Là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cành giâm.
- Cho phép không khí xâm nhập vào cành giâm. Một giá thể cho là lý
tưởng, nếu giá thể đó đủ xốp, thoáng khí, giữ và thoát nước tốt, sạch sâu
bệnh và cỏ dại.
Khi nghiên cứu sự khác biệt của bộ rễ trong các giá thể khác nhau Long
J. C. (1933) [44] thấy rằng, nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng khô trên
lá do có sự khác biệt về khả năng giữ ẩm và độ thoáng khí của giá thể.
Tuổi của cây mẹ cũng có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cành
giâm. Trong giâm hom tuổi của cây mẹ là quan trọng ảnh hưởng đến kết quả
giâm. Các nghiên cứu trên một số cây ăn quả của các nhà khoa học đã chỉ ra
rằng: Cành giâm sẽ hình thành rễ rất nhanh khi được lấy từ cây mẹ còn trẻ.
Theo Gironard R. M. (1967) [42] khả năng hình thành rễ của cành giâm phụ
thuộc rất nhiều vào hàm lượng phenol tích lũy trong cành giâm, nói chung ở
những cành già sẽ ra rễ kém hơn cành non và bánh tẻ.
Nghiên cứu các biện pháp nhân giống vô tính đối với cây chè theo
Gvaxalia (1972) [49] được nhiều tác giả quan tâm, các biện pháp nhân giống
đã được nghiên cứu như giâm hom, chiết, ghép, nuôi cấy mô. Sau khi tách
khỏi cây mẹ và được giâm trong môi trường thuận lợi, cành giâm sẽ hình
thành rễ và mầm phát triển để tạo thành một hoặc vài cây con hoàn chỉnh.
Quá trình này trước hết phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng loại cây
trồng từng loại vật liệu giâm. Theo Davis (1980) [38] và Denis Bonheure

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

(1990) [39] một số loại hợp chất thuộc nhóm Cytokynin và Kinetin…, sẽ
có tác dụng kích thích giâm cành bật mầm sớm. Tuy nhiên hiệu quả còn

phụ thuộc vào rất nhiều nồng độ, loại cây trồng vì vậy tiến hành các thí
nghiệm cụ thể để xác định. Nhiều tác giả cho rằng, trong quá trình giâm
cành cần bổ sung một số chất dinh dưỡng, hoặc vi lượng để làm tăng thêm
sinh trưởng cây chè.
Để thúc đẩy sự phát triển của cành giâm người ta tiến hành bón bổ sung
phân đạm và thu được kết quả rất khả quan. Đối với một số loại cây trồng như
chè, đậu tương thì yếu tố bo có tác dụng kích thích phát triển của rễ tốt hơn.
Việc bón phân cho hom giâm ở vuờn ươm, theo nhiều tác giả nghiên cứu về
giâm cành chè ở Ấn Độ, Grudia, Srilanca cho rằng, việc bón phân cho hom
cành giâm, chỉ nên bắt đầu khi các hom giâm đã có rễ, và kết thúc khi giai
đoạn luyện cây con, một số tác giả cho rằng bón phân NPK theo tỷ lệ 15-10-
10 bón với lượng 1,5 g hỗn hợp này cho một bầu chè sẽ cho kết quả tốt hơn.
1.2.3. Nghiên cứu về giâm cành chè của Việt nam
Trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1955-1960)
Việt Nam phát triển trồng hàng vạn ha chè bằng hạt từ các giống của địa
phương, năng suất và chất lượng thấp, nhưng không đủ giống để trồng. Được
tiếp thu tiến bộ kỹ thuật của các nước trên thế giới như Trung Quốc đã ứng
dụng vào Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1959 Trại thí nghiệm Chè Phú Hộ đã
tiến hành nghiên cứu nhân giống chè bằng cành giâm (1979) [26]. Đây là
công việc nghiên cứu rất mới mẻ, phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Các
cán bộ của Trại đã tiến hành bố trí nhiều thí nghiệm khác nhau về giâm cành
chè như nghiên cứu về thời vụ giâm cành, phân bón, tưới, phòng trừ sâu bệnh,
loại đất thích hợp để đóng bầu, các loại tuổi hom để giâm cành trong bầu và
ngoài đất. Nghiên cứu các vật liệu làm bầu bằng ống tre nứa, lá bẹ chuối, lá

×