BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VŨ THỊ HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VÀ NHU CẦU ĐỔI
MỚI CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội, tháng 11/2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VŨ THỊ HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VÀ NHU CẦU ĐỔI
MỚI CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 60.31.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KH: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền
Hà Nội, tháng 11/2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3
Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu tại bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa
kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong Khoa, các thầy, cô giáo
trong trường và Ban lãnh đạo nhà trường. Với sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS
Nguyễn Thị Minh Hiền và các thầy, cô giáo trong Khoa, đến nay Luận văn tốt
nghiệp của tôi đã hoàn thành.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền đã
dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp. Chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Phát triển nông thôn,
Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã tạo
điều kiện ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên một số
doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Hải Dương, các chuyên
gia, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
tốt nhất để tôi học tập và thực hiện luận văn.
Tuy đã có cố gắng cao, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót,
khiếm khuyết do đây là đề tài khó, nội dung và đối tượng nghiên cứu rộng và đa
dạng, rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, các
chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 10
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 10
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 11
1.2.1 Mục tiêu chung 11
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 11
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 11
1.3.2 . Phạm vi nghiên cứu 11
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 13
2.1. Cơ sở lý luận 13
2.1.1. Các khái niệm cơ bản 13
2.1.2 Vai trò của công nghệ trong sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp công
nghiệp 23
2.1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ trong các DNNVV 25
2.1.4 Nhu cầu đổi mới công nghệ 31
2.2 Cơ sở thực tiễn 33
2.2.1 Năng lực công nghệ và nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp trên
thế giới và trong khu vực 33
2.2.2 Thực trạng năng lực công nghệ và nhu cầu đổi mới của các doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 38
2.2.3 Kinh nghiệp trong phát triển công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam 39
2.2.4 Các chính sách về công nghệ và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp
của Việt Nam 42
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 44
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 49
3.2 Phương pháp nghiên cứu 51
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 51
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 52
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6
3.2.3 Phương pháp xử lý tổng hợp tài liệu. 54
3.2.4. Phương pháp phân tích 54
3.2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu 54
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
4.1 Thực trạng năng lực công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Hải Dương 55
4.1.1 Khái quát chung về đặc điểm của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Hải Dương 55
4.1.2. Trình độ sản xuất của các doanh nghiệp 49
4.1.3 Năng lực tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp 62
4.1.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ của các doanh nghiệp 73
4.1.5 Hoạt động khoa học công nghệ tại doanh nghiệp 76
4.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công nghệ của các doanh nghiệp công
nghiệp 79
4.2 Nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp 90
4.2.1 Hoạt động đổi mới công nghệ và sản phẩm của các doanh nghiệp. 92
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu đổi mới công nghệ và đổi mới sản phẩm
của các doanh nghiệp. 98
4.3. Một số giải pháp để phát triển năng lực công nghệ trong các doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương 100
4.3.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp 100
4.3.2 Một số giải pháp để phát triển năng lực công nghệ trong các doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương: 104
PHẦN V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 108
5.1. Kết luận 108
5.2. Kiến nghị 109
5.2.2. Đối với tỉnh Hải Dương 110
5.2.3. Đối với các tổ chức hiệp hội ngành hàng của tỉnh. 110
5.2.4. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
BQ Bình quân
CB NSTP Chế biến nông sản thực phẩm
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐH Đại học
ĐMCN Đổi mới công nghệ
KH&CN Khoa học và công nghệ
NLCN Năng lực công nghệ
R&D Năng lực nghiên cứu và triển khai
SX Sản xuất
LĐBQ Lao động bình quân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các doanh nghiệp được khảo sát phân theo
lĩnh vực sản xuất.
38
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp các doanh nghiệp phân theo thời gian thành
lập
43
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp 45
Bảng 4.3: Bảng đánh giá doanh nghiệp theo quy mô lao động 47
Bảng 4.4: Bảng đánh giá năng lực doanh nghiệp theo trình độ lao động
48
Bảng 4.5: Các chỉ tiêu đánh giá trình độ sản phẩm 50
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá trình độ thiết bị công
nghệ
55
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá nhóm chỉ tiêu năng lực vận
hành của các doanh nghiệp
62
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá nhóm chỉ tiêu năng lực tiếp
thu công nghệ của các doanh nghiệp
64
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá nhóm chỉ tiêu năng lực hỗ
trợ cho tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp
65
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá nhóm chỉ tiêu năng lực đổi
mới của các doanh nghiệp
66
Bảng 4.11: Bảng tổng hợp các ý kiến đánh giá mức độ cơ sở hạ tầng
công nghệ của doanh nghiệp
72
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá mức ảnh hưởng của yếu tố
chính sách vĩ mô đến năng lực công nghệ của các doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa
78
Bảng: 4.13 : Bảng đánh giá ảnh hưởng của thị trường công nghệ đến 81
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9
Tên bảng Trang
năng lực công nghệ của các DN
Bảng 4.14: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu
tố văn hóa đến năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
84
Bảng 4.15: Bảng tổng hợp đánh giá nguồn vốn đầu tư của doanh
nghiệp
85
Bảng 4.16: Bảng đánh giá doanh nghiệp theo quy mô lao động 88
Bảng 4.17: Bảng đánh giá năng lực doanh nghiệp theo trình độ lao
động
89
Bảng 4.18: Bảng tổng hợp nhu cầu đổi mới của doanh nghiệp 91
Bảng 4.19: Bảng đánh giá các hoạt động đổi mới công nghệ và sản
phẩm của các doanh nghiệp
93
Bảng 4.20: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới nhu
cầu đổi mới công nghệ và sản phẩm của doanh nghiệp
98
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, trình độ công nghệ là
một trong những yếu tố quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Đổi mới
công nghệ là chìa khoá để các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa nâng cao
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Tháng 1 năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150
của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các DNNVV Việt Nam đặc biệt trong
đó là các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đứng trước nhiều cơ hội và
thách thức rất lớn khi nước ta thực hiện các hiệp định thương mại với các nước
trên thế giới, hàng rào thuế quan và sự bảo hộ truyền thống của Nhà nước đối
với doanh nghiệp trong cạnh tranh sẽ bị xóa bỏ. Khi đó hàng hóa và dịch vụ sản
xuất trong nước phải đối mặt với sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ đến từ
các nước có công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại. Do vậy vai trò của công
nghệ được thể hiện như là vũ khí cạnh tranh của các nền kinh tế trong xu thế
toàn cầu hóa.
Trong những năm vừa qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế
giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2013
kinh tế Việt Nam nói chung và các Doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đang nằm
trong tình trạng vô cùng khó khăn như nhận định của các nhà kinh tế cũng như
lãnh đạo của Việt Nam đã công bố. Riêng năm 2012 cả nước có 54.461 Doanh
nghiệp công bố giải thể, tại Hải Dương có khoảng 12% trên tổng số doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh xin giải thể. Để các doanh nghiệp tồn tại và phát
triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp cần đổi mới phương
thức sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất hiện đại.
Qua nghiên cứu các tài liệu về tình hình các doanh nghiệp tại địa phương, từ
thực tế hoạt động quản lý tại địa phương cho thấy, hiện nay các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, nhất là doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa còn gặp rất nhiều khó
khăn như: quy mô và năng lực nhỏ bé, yếu kém, trình độ khoa học công nghệ và
sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường ngày một giảm sút. Bên cạnh đó,
loại hình doanh nghiệp này chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng mức, hoạt
động của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, khó khăn, thiết bị phần lớn lạc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11
hậu, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém, chưa có
chiến lược phát triển lâu dài và bền vững.
Như vậy việc đánh giá thực trạng khoa học công nghệ và nhu cầu đổi
mới từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao trình độ khoa học và công nghệ trong
các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương là hết
sức cần thiết. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng năng lực và nhu
cầu đổi mới công nghệ của một số doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Hải Dương”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực khoa học công nghệ và nhu cầu đổi
mới công nghệ của của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tại Hải Dương
nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển công nghệ cho nhóm doanh nghiệp này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực công
nghệ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.
- Đánh giá thực trạng năng lực công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Đánh giá nhu cầu đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp này.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển năng lực công nghệ trong các doanh
nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là các vấn đề về năng lực công nghệ và nhu cầu đổi mới công nghệ của
một số doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
1.3.2 . Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ Các vấn đề lý thuyết về năng lực công nghệ; phương pháp trong đánh
giá năng lực công nghệ.
+ Các kinh nghiệm phát triển năng lực công nghệ ở các doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12
+ Năng lực công nghệ ở một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
Hải Dương.
+ Các vấn đề bất cập trong công nghệ, quản lý công nghệ.
+ Nguyên nhân của các bất cập.
+ Nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.
+ Các định hướng giải pháp cho vấn đề công nghệ ở các doanh nghiệp
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong các năm gần đây
+ Số liệu sơ cấp là số liệu 2013
- Phạm vi không gian: một số doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Hải Dương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Công nghệ
Trong lịch sử xã hội loài người, khái niệm Công nghệ được hình thành
từ khá lâu và được sử dụng khá phổ biến, đã có nhiều tác giả đưa ra nhiều
định nghĩa khác nhau về công nghệ. Có thể nêu ra một số khái niệm điển hình
sau đây.
- Theo quan niệm cổ điển nhất, Công nghệ là một trật tự ngiêm ngặt các
thao tác của quá trình chế biến vật chất và hoặc thông tin.
- Theo tác giả R.Jones, năm 1970 cho rằng, Công nghệ là cách thức mà
qua đó các nguồn lực được chuyển thành hàng hoá.
- Theo F.R.Root, Công nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụng được vào
việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm mới.
- Theo tác giả J.Baranson, năm 1976 đưa ra: Công nghệ là tập hợp các
kiến thức về một quy trình hoặc/ và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra
các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh.
- Theo J.R.Dunning, năm 1982, Công nghệ là nguồn lực bao gồm kiến
thức được áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và việc nghiên cứu tiếp cận thị
trường cho những sản phẩm và dịch vụ đang có và tạo ra những sản phẩm và
dịch vụ mới.
- Tác giả P.Strunk, năm 1986 cho rằng, Công nghệ là sự áp dụng khoa học
vào công nghiệp bẳng cách sử dụng những nghiên cứu và cách xử lý một cách
có hệ thống và có phương pháp. Công nghệ là kiến thức có sẵn trong óc con
người, không phải là hàng hoá.
- Theo Nawar Sharif, năm 1986 đã đưa ra một định nghĩa khá khái quát về
công nghệ. Công nghệ là một hệ thống tri thức về quá trình chế biến vật chất và/
hoặc thông tin, về phương tiện và phương pháp chế biến vật chất và/ hoặc thông
tin. Công nghệ là một tập hợp phần cứng và phần mềm, bao gồm 4 yếu tố: phần
kỹ thuật (vật thể), phần thông tin, phần con người và phần thiết chế tổ chức.
Đây cũng là 4 yếu tố công nghệ theo quan điểm của Trung tâm chuyển giao
công nghệ Châu Á- Thái Bình Dương (APCTT).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14
- Ông Graham, năm 1988 đưa ra định nghĩa: Công nghệ là kiến thức
không sờ mó được và không phân chia được, có lợi về mặt kinh tế khi sử dụng
để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ.
Một số tổ chức quốc tế đã đưa ra các định nghĩa về công nghệ khác nhau.
-
Tổ chức PRODEC năm 1982 cho rằng, Công nghệ là một loại kỹ năng,
kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp,
chế biến và dịch vụ.
- T
rước đó, năm 1972, tổ chức UNCTAD cho rằng, Công nghệ là một đầu
vào cần thiết cho sản xuất. Nó được mua bán trên thị trường như một hàng hoá
.
- Ngân hàng thế giới năm 1985 đưa ra định nghĩa : Công nghệ là phương
pháp chuyển hoá các nguồn thành sản phẩm, gồm ba yếu tố:
+ Thông tin về phương pháp.
+ Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hoá.
+ Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao?
- Tổ chức OECD, gồm các nước phát triển châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và
Canada lại có một định nghĩa chung: Công nghệ được hiểu là một tập hợp các
kỹ thuật, mà bản thân chúng được định nghĩa là một tập hợp các hành động và
quy tắc lựa chọn chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu
biết của con người thì sẽ đạt được một kết quả định trước (và đôi khi được kỳ
vọng) trong một hoàn cảnh nhất định.
- Theo tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) thì
Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp.
- Theo Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), Công
nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật liệu thành thông
tin. Công nghệ bao gồm tất cả các kỹ năng kiến thức, thiết bị và phương pháp sử
dụng trong sản xuất, chế tạo, hoặc dịch vụ công nghiệp, dịch vụ quản lý.
Trên cơ sở tập hợp và khái quát các định nghĩa về công nghệ nêu trên, tác
giả Trần Ngọc Ca, năm 1987 đã đưa ra một khái niệm hợp lý về công nghệ như
sau: Công nghệ có thể được hiểu như mọi loại hình kiến thức, thông tin, bí
quyết, phương pháp (gọi là phần mềm) được lưu giữ dưới các dạng khác nhau
(con người, ghi chép ) và mọi loại hình thiết bị, công cụ, tư liệu sản xuất (gọi là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15
phần cứng) và một số tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ ) được áp
dụng vào môi trường thực tế để tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ.
- L
uật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam, năm 2000 đã đưa ra định
nghĩa khái quát: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí
quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
-
Theo
Luật chuyển giao công nghệ, năm 2006 (số 80/2006/QH ngày
29/11/2006): Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc
không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
2.1.1.2 Trình độ công nghệ
Theo GS.TS Vũ Cao Đàm, năm 2005, Trình độ công nghệ là hàm lượng
khoa học trong sản phẩm hoặc dịch vụ. Trình độ công nghệ cao hay thấp thể
hiện ở những điểm sau:
- Tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm tiến tới 0.
- Thể tích, dung tích, diện tích của sản phẩm tiến tới 0 (càng nhỏ càng tốt)
- Giá thành trên một đơn vị diện tích của sản phẩm tiến tới cực đại.
- Công suất tính trên một đơn vị diện tích tiến tới cực đại (càng lớn càng tốt).
- Hiệu suất tiến tới cực trị bằng 1.
Trình độ công nghệ sản xuất của một doanh nghiệp công nghiệp được thể
hiện ở hai nhóm chỉ tiêu cơ bàn là trình độ sản phẩm và trình độ thiết bị công
nghệ sản xuất.
Liên quan đển trình độ công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ năm 2006
đưa ra một số khái niệm:
- Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và giá trị
gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ hoặc hiện đại
hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
- Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam.
- Công nghệ tiên tiến là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao
hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có.
- Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ công nghệ, giá trị,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16
hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 17
2.1.1.3. Năng lực công nghệ
Năng lực công nghệ là sự kết hợp những mối quan hệ, tương tác giữa các
tổ chức, khả năng về nguồn lực và các nhóm lợi ích, thể hiện sự đa dạng của các
yếu tố: khả năng điều hành quá trình sản xuất, khả năg của cơ sở hạ tầng phục vụ
cho phát triển công nghệ, khả năng đóng góp của các nguồn lực, khả năng liên kết
giữa các tác nhân thúc đẩy sự phát triển của các thành phần công nghệ, lực lượng
lao động lành nghề, hàm lượng công nghệ của các sản phẩm.
Năng lực công nghệ là sức tồn tại, phát triển và thể hiện tác động thực
hiện chức năng của công nghệ. NLCN nói lên khả năng mạnh yếu của công
nghệ , có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với trình độ công nghệ.
Trên tầm vĩ mô, NLCN bao gồm các yếu tố cấu thành:
- Năng lực nghiên cứu và triển khai (R&D), bao gồm: năng lực nghiên
cứu vận hành, năng lực làm chủ, sao chép, cải tiến, đổi mới công nghệ và năng
lực sáng tạo.
- Hạ tầng thông tin, bao gồm năng lực dự trữ, cập nhật thông tin, các hoạt
động dịch vụ, trang thiết bị và tổ chức mạng thông tin.
- Hạ tầng công nghiệp, thể hiện ở năng lực gia công, chế tạo.
- Năng lực dịch vụ kỹ thuật, bao hàm khả năng phân tích, kiểm tra, sửa
chữa, duy tu, bảo dưỡng công nghệ.
Đánh giá NLCN của một ngành, một doanh nghiệp, trước hết phải đánh giá
các yếu tố của công nghệ gồm: nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực và ý tưởng; đồng
thời đánh giá năng lực phát triển của từng yếu tố và sự liên kết giữa các yếu tố đó.
Theo TS Trần Ngọc Ca, năng lực công nghệ của doanh nghiệp bao gồm:
năng lực đầu tư, năng lực sản xuất, năng lực cải tiến nhỏ, năng lực
MARKETING, năng lực liên kết, năng lực đổi mới lớn và thiết kế.
2.1.1.4. Đổi mới công nghệ
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, do nhu cầu càng cao của
con người do tiến bộ của tri thức và khoa học, do cạnh tranh… nên nhu cầu về
sản phẩm ngày càng cao và đa dạng cùng với yêu cầu cao trong việc tiết kiệm
chi phí. Do vậy công nghệ luôn được thay đổi, cải tiến không ngừng để thoả
mãn nhu cầu đó nên việc thay đổi công nghệ là một xu thế tất yếu của hệ thống
công nghệ toàn cầu và đã mang lại những hiệu quả to lớn đối với sự phát triển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 18
của từng doanh nghiệp, mỗi quốc gia và toàn thế giới, nhờ liên tục đổi mới công
nghệ. Vậy đổi mới công nghệ là gì? Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công
nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống
công nghệ. Để có thể quản lý được hoạt động đổi mới thì cần tập trung vào
những vấn đề cơ bản tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ ta chỉ coi là cải tiến
công nghệ. Do đó ta đưa ra khái niệm đổi mới công nghệ như sau:
Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lõi, cơ
bản) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác.
Đổi mới công nghệ là một tiến bộ về công nghệ, tiến bộ này dưới dạng
một phương pháp mới về sản xuất, một kỹ thuật mới về tổ chức, quản lý,
marketing, mà nhờ chúng sản phẩm sản xuất ra sẽ có năng suất cao hơn, chất
lượng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và do đó sẽ tạo được vị thế cạnh tranh
trong doanh nghiệp về mặt giá thành hay về sự khác biệt của sản phẩm.
Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn
toàn mới hoặc mới sử dụng lần đầu trong hoàn cảnh mới.
Peter Drucker, nhà kinh tế học nổi tiếng người Áo cho rằng xét ở góc độ
quản trị kinh doanh, có hai nhiệm vụ hàng đầu mà một doanh nghiệp luôn phải
thực hiện đó là tiếp thị (marketing) và đổi mới công nghệ (innovation). Nếu
chức năng tiếp thị là nhằm thoả mãn các những nhu cầu hiện tại của người tiêu
dùng thì đổi mới công nghệ nhằm thoả mãn nhu cầu tương lai của khác hàng.
Nếu thiếu khả năng và sự kiên trì, bền bỉ trong việc đổi mới công nghệ thì doanh
nghiệp sẽ sớm bị đào thải khỏi thương trường khi nhu cầu khách hàng, công
nghệ thay đổi và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Do đó đối với một doanh
nghiệp, đổi mới công nghệ luôn được sử dụng như một nhân tố trong chiến lược
cạnh tranh.
Trong phạm vi doanh nghiệp, ĐMCN có thể là đổi mới quy trình sản xuất
hoặc đổi mới sản phẩm. Quản lý công nghệ và quản lý quá trình ĐMCN là một
nội dung quan trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác quản trị doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là chủ thể của quá trình học hỏi và ĐMCN.
Trên thực tế các doanh nghiệp Công nghiệp Hải Dương thường hiểu
ĐMCN là quá trình thay thế, bổ sung, hoàn thiện công nghệ cũ, lạc hậu thành
công nghệ mới tiên tiến hơn, đồng bộ hơn. Đổi mới làm phát sinh nhu cầu công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 19
nghệ ở nhiều dạng khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 20
2.1.1.5. Doanh nghiệp công nghiệp
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 một số khái niệm cơ bản về
doanh nghiệp được thống nhất như sau:
- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Kinh doanh là việc thực hiện liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các
ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trên thực tế khái niệm doanh nghiệp được
hiểu nôm na, dùng chung đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi
thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức, các ngành nghề khác nhau, có tư cách
pháp nhân.
- Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên
50% vốn điều lệ. Hiện tại ở Việt Nam có loại hình doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước, doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên 100% vốn nhà nước.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong
đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên không vượt quá 50.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của
thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của
công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu.
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân có
cổ phần. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 21
đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có quyền
phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Công ty cổ phần có quyền
phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy
định của pháp luật và điều lệ công ty.
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành
viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên
chung. Ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn. Thành
viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh
không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và
tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng
khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
- Nhóm công ty là tập hợp công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau
về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm
công ty bao gồm các hình thức: Công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế và
các hình thức khác.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư
nước ngoài thành lập để thực hiện đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt
Nam do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
- Doanh nghiệp công nghiệp là doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghiệp.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu loại hình
doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đóng
góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, lại dễ
bị tổn thương nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở tập hợp và khái quát các định nghĩa về doanh nghiệp, doanh
nghiệp công nghiệp nêu trên, tác giả tuân theo khái niệm: Doanh nghiệp công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 22
nghiệp là doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh các
sản phẩm công nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 23
2.1.1.6. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Điều 03 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009
của Chính phủ định nghĩa về DNNVV: "Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản
xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có
vốn đăng ký kinh doanh không quá 100 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình
hàng năm không quá 300 người".
Trong thực tế hiện nay, một số cơ quan Nhà nước, một số tổ chức chính
trị - xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp đã chủ động đưa ra các tiêu chí quy định
doanh nghiệp nhỏ và vừa để phục vụ cho công tác của mình như:
- Ngân hàng công thương Việt Nam quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là:
doanh nghiệp có dưới 500 lao động, vốn cố định nhỏ hơn 10 tỷ VNĐ, vốn lưu
động dưới 08 tỷ VNĐ, doanh thu tháng không quá 20 tỷ đồng VNĐ.
- Liên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính quy định
doanh nghiệp nhỏ và vừa là: doanh nghiệp có số lao động thường xuyên dưới
100 người, doanh thu một năm nhỏ hơn 10 tỷ VNĐ, vốn pháp định không quá
01 tỷ VNĐ.
- Dự án VIE/US/95/2004 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam lại
có quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là: doanh nghiệp có số lao động dưới 200
người, vốn đăng ký 0,4 triệu USD (khoảng 06 tỷ VNĐ).
Vì vậy, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương,
trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao
động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.
Trong luận văn này tác giả tuân theo khái niệm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện
hành, có vốn đăng ký không quá 100 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng
năm không quá 300 người.
2.1.2 Vai trò của công nghệ trong sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp
công nghiệp
Công nghệ có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Những năm gần đây, công nghệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn ở
các doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh đã góp phần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 24
không nhỏ vào sự thành công của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhất
là trong điều kiện thế giới công nghệ phát triển liên tục, không ngừng như vũ
bão hiện nay.
Sản xuất kinh doanh đã tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử loài
người. Mặc dù sản xuất kinh doanh chỉ bắt đầu với hệ thống sản xuất và trao đổi
đơn giản, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ không được phát triển, lớn
mạnh như ngày nay nếu không có sự tiến bộ trong công nghệ. Tất cả các ngành
công nghiệp lớn sẽ rơi vào sự sụp đổ nếu không có sự tiến bộ trong khoa học
công nghệ, kể từ khi phần lớn các hoạt động sản xuất kinh doanh và các giao
dịch được thực hiện bằng sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.
Công nghệ là một sản phẩm đặc biệt của con người và trước hết nó cũng
là một sản phẩm cho nên nó cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản
phẩm. Tức là nó cũng được sinh ra, phát triển và cuối cùng là bị đào thải. Chính
vì lẽ đó việc quan tâm đặc biệt đến đổi mới công nghệ sẽ gắn chặt đến lợi ích
sống còn của doanh nghiệp, đến sự phát triển của nền kinh tế. Nếu một quốc gia
nào, hay một doanh nghiệp nào không có những hoạt động nhằm không ngừng
ĐMCN thì chắc chắn ở quốc gia đó ở doanh nghiệp đó không thể có sự phát
triển. Một điều quan trọng đó là ĐMCN sẽ mang lợi ích cho doanh nghiệp đổi
mới cũng như cho nền kinh tế, các lợi ích đó là:
- Đổi mới công nghệ cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là một
lợi ích thiết thực, trực tiếp và được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.
- Từ việc nâng cao được chất lượng sản phẩm sẽ làm cho doanh nghiệp
duy trì, củng cố và mở rộng thị phần của sản phẩm.
- Một lợi ích rất quan trọng khác đó là đổi mới công nghệ sẽ mở rộng
phẩm cấp của sản phẩm, tạo thêm chủng loại sản phẩm mới.
- Đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ và các quy định ngày
càng khắt khe được thế giới và các quốc gia xây dựng lên.
- Giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, đây là một lợi ích hết sức quan
trọng, nhất là trong bối cảnh thế giới đang lâm vào cảnh thiếu năng lượng, giá
xăng dầu tăng rất cao.
- Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất cho con
người và thiết bị.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 25
- Giảm tác động xấu đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường
sống nói riêng.
Vì tất cả các lý do kể trên có thể khẳng định đổi mới công nghệ là một tất
yếu phù hợp với quy luật phát triển.
Công nghệ và đổi mới công nghệ có ý nghĩa quyết định nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng việc nâng cao năng xuất, chất lượng hạ
giá thành sản phẩm.
2.1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ trong các DNNVV
2.1.3.1 Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp
- Trình độ sản phẩm
Trình độ hay chất lượng sản phẩm sản xuất ra là một yếu tố quan trọng để
xem xét trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Trình độ sản phẩm của
doanh nghiệp được đánh giá thông qua 6 chỉ tiêu đặc trưng. Đó là: sản phẩm
xuất khẩu, sản phẩm có thương hiệu hàng hoá, sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt
Nam, sản phẩm cạnh tranh được, sản phẩm đoạt huy chương trong nước và huy
chương quốc tế.
- Trình độ thiết bị công nghệ trong sản xuất.
Trình độ thiết bị công nghệ sản xuất của doanh nghiệp được đánh giá theo
10 chỉ tiêu đặc trưng là:
+ Tỷ trọng thiết bị hiện đại.
+ Tỷ trọng lao động làm việc trên thiết bị tự động hoá, cơ khí hoá.
+ Chi phí năng lượng trên một đơn vị sản phẩm.
+ Chi phí nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm.
+ Mức độ phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập ngoại.
+ Mức độ phụ thuộc vào bán thành phẩm nhập ngoại.
+ Mức độ phụ thuộc vào kỹ thuật nhập ngoại.
+ Mức độ xử lý ô nhiễm môi trường.
+ Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng ISO 9000; 14000.
2.1.3.2 Năng lực tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp