Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 100m, thuộc rừng quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 98 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2






TRẦN THỊ THẢO





CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA)
Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT RỪNG TỰ NHIÊN ĐỘ CAO 100 m,
THUỘC VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG,
TỈNH NINH BÌNH





LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC








HÀ NỘI, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





TRẦN THỊ THẢO



CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA)
Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT RỪNG TỰ NHIÊN ĐỘ CAO 100 m,
THUỘC VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG,
TỈNH NINH BÌNH


Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TSKH Vũ Quang Mạnh








HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TSKH Vũ Quang Mạnh,
người thầy hướng dẫn đã quan tâm, tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của Ts. Đào Duy Trinh,
Ncs. Lại Thu Hiền, cùng các anh, chị, bạn bè trong nhóm nghiên cứu. Trân
trọng cám ơn sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các cán bộ bộ môn Động vật học,
Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, phòng Sau Đại học trường ĐHSP Hà Nội
2, BGH trường TH, THCS, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Bắc Giang nơi tôi học
tập và công tác.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng tri ân chân thành tới gia đình, bạn bè trong
khóa học 16 STH, SHTN và quê hương, những người đã mang lại cho tôi
niềm tin và hạnh phúc.


Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn




TRẦN THỊ THẢO


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan rằng , số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.




Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn




TRẦN THỊ THẢO

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt
C% Độ phổ biến
D% Độ ưu thế
H‟ Chỉ số đa dạng loài
I+1 Tầng rêu 0-100 cm trên mặt đất
I0 Tầng thảm lá bề mặt đất
I-1 Tầng đất mặt 0-10 cm

I-2 Tầng đất sâu 11-20 cm
J‟ Chỉ số đồng đều
Chữ viết tắt
HST Hệ sinh thái
k Mùa khô
KVNC Khu vực nghiên cứu
m Mùa mưa
MĐTB Mật độ trung bình quần thể
VQG Vườn quốc gia
VQN Vườn quanh nhà
RNT Rừng nhân tác
RTN Rừng tự nhiên
TCCB Trảng cỏ cây bụi




MỤC LỤC


Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5. Đối tƣợng nghiên cứu
6. Đóng góp mới
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.2. Tổng quan tài liệu
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu và số lƣợng mẫu
2.2. Đặc điểm tự nhiên của VQG Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình
2.3. Tài nguyên thực vật và động vật
2.4. Dụng cụ nghiên cứu
Trang







1
1
2
3
3
3
3
5

5
5
6

16
16
17
19
19
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida ở vùng nghiên cứu
3.1.1. Danh sách thành phần loài Oribatida ở vùng nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm phân bố của Oribatida theo tầng và theo mùa ở
vùng nghiên cứu
3.1.3. Bàn luận và nhận xét
3.2. Cấu trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên
độ cao 100 m, thuộc vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình
3.2.1. Biến đổi cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng thẳng đứng
trong hệ sinh thái đất ở khu vực nghiên cứu
3.2.2. Cấu trúc quần xã Oribatida theo mùa ở khu vực nghiên cứu
3.2.3. Bàn luận và nhận xét
3.3. Bƣớc đầu đánh giá vai trò chỉ thị sinh học của quần xã
Oribatida
3.3.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng quần xã Oribatida như yếu tố
chỉ thị sinh học
3.3.2. Vai trò chỉ thị sinh học của quần xã Oribatida trong môi
trường đất ở khu vực nghiên cứu
3.3.3. Bàn luận và nhận xét
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
PHỤ LỤC


20
25
25
25

40
41

42

42
50
58

59

59

60
64
69
69
70



DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Thống kê số lượng mẫu thu được tại VQG Cúc Phương
Bảng 3.1: Danh sách loài Oribatida ở khu vực nghiên cứu
Bảng 3.2: Thành phần các họ Oribatida ở độ cao 100 m, VQG Cúc
Phương
Bảng 3.3: Sự phân bố các bậc taxon của Oribatida theo mùa nghiên cứu
Bảng 3.4: Bảng giá trị các chỉ số định lượng của quần xã Oribatida theo
tầng sâu thẳng đứng ở HST đất ở khu vực nghiên cứu
Bảng 3.5: Một số chỉ số định lượng của Oribatida theo tầng sâu thẳng
đứng trong hệ sinh thái đất và theo mùa ở KVNC
Bảng 3.6: Các loài Oribatida ưu thế trong các tầng sâu thẳng đứng
trong hệ sinh thái đất ở khu vực nghiên cứu
Bảng 3.7: Các loài Oribatida phổ biến trong các tầng sâu thẳng đứng ở
khu vực nghiên cứu
Bảng 3.8: Các loài Oribatida ưu thế theo mùa ở khu vực nghiên cứu
Bảng 3.9: Các loài Oribatida phổ biến theo mùa ở khu vực nghiên cứu



Trang

17
27

37
39

43


45

47

49
54
56

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Hình 2.1: Bản đồ tham quan VQG Cúc Phương
Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida
Biểu đồ 3.1: Số lượng loài Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong hệ
sinh thái đất ở khu vực nghiên cứu
Biểu đồ 3.2: Chỉ số đa dạng loài H‟ và chỉ số đồng đều J‟theo chiều sâu
thẳng đứng trong HST đất ở khu vực nghiên cứu
Biểu đồ 3.3: Số lượng loài Oribatida theo mùa
Biểu đồ 3.4: Mật độ trung bình Oribatida theo mùa
Biểu đồ 3.5: Độ đa dạng loài H‟ theo mùa
Biểu đồ 3.6: Độ đồng đều J‟ theo mùa
Biểu đồ 3.7: Sự thay đổi giá trị các chỉ số mật độ trung bình, độ đa
dạng loài H‟ và độ đồng đều J‟ của Oribatida trong khu
vực nghiên cứu
Biểu đồ 3.8a: Cấu trúc ưu thế Oribatida ở tầng sâu thẳng đứng
Biểu đồ 3.8b: Cấu trúc ưu thế Oribatida ở tầng sâu thẳng đứng
Biểu đồ 3.9: Loài ưu thế theo mùa ở tầng rêu (0-10 cm trên mặt đất)
Biểu đồ 3.10: Loài ưu thế theo mùa ở tầng lá trên bề mặt đất
Biểu đồ 3.11: Loài ưu thế theo mùa ở tầng đất 0-10 cm

Biểu đồ 3.12: Loài ưu thế theo mùa ở tầng đất 11-20 cm
Trang
16
21

44

44
50
51
51
52


61
62
62
63
63
64
64


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cấu trúc quần xã động vật đất, nhóm chân khớp bé ở đất
(Microarthropoda) bao gồm các nhóm động vật không xương sống thuộc
ngành chân khớp (Arthropoda), có chiều dài cơ thể khoảng 0,1 – 0,2 mm cho

đến 2,0 – 3,0 mm. Chúng là các nhóm Ve bét (Arachnida: Acarina), Bọ nhảy
(Insecta: Apterygota: Collembola), Đuôi nguyên thủy, Hai đuôi, Ba đuôi
(Insecta: Protura, Diplura, Thysanura), Rết tơ (Myriapoda: Symphyla). Thực
tế, hai nhóm Ve bét và Bọ nhảy, chủ yếu là Ve giáp (Acarina: Oribatei) luôn
chiếm khoảng hơn 95% tổng lượng của chân khớp bé. Ở Việt Nam, số lượng
chân khớp bé đạt 4.000 – 25.000 cá thể ở các hệ sinh thái đất canh tác vùng
đồng bằng, và 11.000 – 25.700 cá thể ở hệ sinh thái đất rừng, tính trên 1 mét
vuông mặt đất. Chúng tiêu thụ nấm, thảm lá mục, cây gỗ mục, rêu, địa y và
phân bố trong các tầng đất (từ 0 – 20 cm) [12].
Oribatida là nhóm động vật đất rất đa dạng và phong phú về thành phần
loài, về mật độ cá thể cũng như về môi trường sống trong đất và các môi
trường liên quan. Hơn nữa, nhóm Oribatida là nhóm có số lượng lớn, dễ thu
bắt, nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường như độ chua, hàm
lượng các chất khoáng, lượng mùn và các đặc điểm cấu tạo đất. Việc nghiên
cứu và phát hiện khu hệ Oribatida góp phần đầy đủ hơn về tài nguyên đa dạng
sinh học của Việt Nam và mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giảng dạy
và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, khi nghiên cứu các chỉ số sinh học trong
cấu trúc quần xã Oribatida như: thành phần loài, mật độ quần thể, đặc điểm
phân bố của chúng có ý nghĩa quan trọng trong xác định chỉ thị sinh học các
quá trình diễn thế sinh thái và bảo vệ môi trường, làm cơ sở khoa học cho
việc quản lý và khai thác bền vững hệ sinh thái đất.

2
Cho đến nay, khu hệ Ve giáp thế giới hiện biết khoảng 10000 loài nằm
trong hơn 1000 giống khác nhau (chiếm khoảng 20%) và số loài Oribatida thực
tế có thể vào khoảng 50.000 loài đến 100.000 loài [49]. Các nghiên cứu về cấu
trúc quần xã động vật đất trên thế giới và ở Việt Nam, về sự phân bố, sự ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường đến thành phần loài và cấu trúc quần xã, cũng
như vai trò chỉ thị của Oribatida ở hệ sinh thái đất rừng còn chưa đầy đủ.
Vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện

về các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích văn hóa
và phục vụ tham quan du lịch. Nguồn tài nguyên sinh học nơi đây được
nghiên cứu khá kỹ nhưng chủ yếu tập trung vào khu hệ động vật có xương
sống, nấm, côn trùng và thực vật. Các nhóm động vật không xương sống
trong đất hầu như biết đến rất ít, đặc biệt là Oribatida (hiện biết 29 loài) [14].
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Cấu trúc quần
xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên độ cao 100 m,
thuộc vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài bổ sung dẫn liệu về đa dạng sinh học của quần xã Oribatida ở hệ
sinh thái (HST) đất rừng VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình.
Đề tài cung cấp dẫn liệu về đặc điểm phân bố và đặc trưng định lượng
của quần xã Oribatida ở VQG Cúc Phương. Cấu trúc quần xã Oribatida về
đặc điểm phân bố và mật độ quần thể ở HST đất rừng VQG Cúc Phương
được nghiên cứu và phân tích đồng bộ, theo 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) và
theo 4 tầng sâu thẳng đứng trong HST đất rừng ở khu vực nghiên cứu gồm:
tầng rêu 0 - 100 cm trên mặt đất (I+1); tầng thảm lá bề mặt đất (I0); tầng đất
0-10 cm (I-1); tầng đất sâu 11 - 20 cm (I-2).

3
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài bổ sung tư liệu về thành phần loài Oribatida, góp phần bổ sung
tài nguyên đa dạng động vật đất của Việt Nam.
Góp phần đánh giá về sự ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên đến cấu
trúc quần xã Oribatida ở khu vực nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố của quần xã
Oribatida (Acari: Oribatida) ở HST đất rừng tự nhiên phân bố ở đai cao 100 m
trên mặt biển thuộc VQG Cúc Phương, và bước đầu đánh giá vai trò chỉ thị

sinh học điều kiện tự nhiên môi trường của chúng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1. Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, và bước đầu giới thiệu đặc
điểm hình thái qua bộ ảnh hiển vi và mật độ của quần xã Oribatida ở vùng
nghiên cứu.
4.2. Khảo sát biến đổi cấu trúc của quần xã Oribatida theo bốn tầng
thẳng đứng và theo hai mùa nghiên cứu.
4.3. Bước đầu đánh giá vai trò của quần xã Oribatida như yếu tố sinh
học chỉ thị biến đổi điều kiện tự nhiên và khí hậu ở vùng nghiên cứu.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài Ve giáp (Acari: Oribatida), thuộc phân lớp Ve bét (Acari), lớp
Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata), ngành
Chân khớp (Arthropoda), của giới Động vật (Animalia).
6. Đóng góp mới
6.1. Luận văn cung cấp số liệu về đa dạng thành phần loài, đặc điểm
phân bố của Oribatida ở HST đất rừng tự nhiên VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh
Bình theo 4 tầng sâu thẳng đứng và theo 2 mùa nghiên cứu.

4
6.2. Luận văn cung cấp dẫn liệu về cấu trúc quần xã Oribatida gồm các
chỉ số: mật độ trung bình (MĐTB) quần thể, độ ưu thế (D%), độ phổ biến
(C%), chỉ số đa dạng loài H‟, chỉ số đồng đều J‟.
6.3. Luận văn đưa một số nhận định về tác động của một số yếu tố tự
nhiên đến quần xã Oribatida ở HST đất rừng tự nhiên VQG Cúc Phương.

















5
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ve giáp luôn chiếm khoảng trên 50% trong tổng số Chân khớp bé,
chúng tham gia tích cực vào mọi chu trình tự nhiên, vào các quá trình sinh
học của đất, quá trình vận chuyển năng lượng và vật chất, quá trình làm sạch
đất khỏi bị ô nhiễm các chất thải (hữu cơ và vô cơ), chất phóng xạ. Chúng
làm gia tăng độ màu mỡ của đất thông qua các hoạt động sống của mình [14].
Trong hơn 30 năm qua, cho đến năm 2000 các kết quả nghiên cứu hàng
năm của các chuyên gia chuyên ngành trên thế giới, đặc biệt là các kết quả
liên quan đến khu hệ và phân bố của Ve giáp đã được bảo tàng lịch sử tự
nhiên Gorlitz, CHLB Đức giới thiệu trong 31 số của ấn phẩm Quốc tế
Bibliographia: Oribatologica. Từ năm 2001 ấn phẩm chuyên ngành này được
mang tên mới là Acari: Bibliographia Acarologica: Oribatida [14].
Các nghiên cứu về Oribatida ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm
60 và do các tác giả nước ngoài thực hiện, sau đó được mở rộng từ những
năm 80 của thế kỷ trước, trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu thuộc

“Chương trình nghiên cứu cơ bản cấp Nhà nước” và “Chương trình nghiên
cứu cơ bản trong khoa học sự sống”. Trên cơ sở đó đã hình thành một bộ sưu
tập khá phong phú về dữ liệu Oribatida ở Việt Nam.
Với những thông tin trên cho thấy, việc nghiên cứu phân tích sự thay
đổi các đặc trưng định lượng của Oribatida (số lượng loài, mật độ, chỉ số đa
dạng H‟, chỉ số đồng đều J‟) theo mùa, theo đai cao khí hậu và theo độ sâu đất
lần đầu tiên được áp dụng ở VQG Cúc Phương làm cơ sở khoa học chỉ ra
những tác động tích cực cũng như tiêu cực của các nhân tố môi trường, con
người đến hệ sinh vật đất.

6
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
Từ lâu, con người đã biết đến vai trò phân hủy xác mùn, phân hủy chất
hữu cơ và luân chuyển vật chất của nhiều nhóm sinh vật, trong đó có sinh vật
sống trong đất. Cùng với sự phát triển mạnh của bộ môn khoa học vi sinh vật,
các nhà nghiên cứu đã thu được nhiều kết quả xác định vai trò phân hủy mùn
và tạo đất của các nhóm vi sinh vật. Trong số các sinh vật đất, phải kể đến bộ
Ve giáp (Acari: Oribatida). Các nghiên cứu về Ve giáp trên thế giới được bắt
đầu từ rất sớm. Từ cuối thế kỉ XIX, các nhà Sinh học nghiên cứu về sinh vật
đã quan tâm và tiến hành tìm hiểu về Oribatida.
Nhờ phương pháp dùng hệ thống phễu lọc để phân tách hệ động vật
chân khớp bé trong đất của nhà nghiên cứu người Italia A.Berlese (1905) và
sau đó được A.Tullgren cải tiến và hoàn thiện hơn (1917) nên con người đã có
khái niệm đầy đủ hơn về hệ động vật đất.
Ở Nga (Liên Xô cũ), nghiên cứu đầu tiên về Ve giáp bắt đầu vào những
năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, xuất hiện công tác nghiên cứu về
động vật học và hệ thống học về Ve giáp. Đến cuối những năm 30 của thế kỷ
XX, ở Liên Xô đã biết khoảng 100 loài Ve giáp (Krivolutsky, 1975) [51].
Khu hệ Ve giáp của Ôxtrâylia cho đến nay đã ghi nhận được trên 300

loài thuộc 45 họ. Đa số các loài Ve giáp của Ôxtrâylia mới được mô tả trong
khoảng 20 năm gần đây (Niedbala et al., 1997) [52].
Ở Trung Quốc, Wang et al (2000, 2003) đã thống kê được 580 loài và
phân loài thuộc 279 giống và có cung cấp thông tin chi tiết về sự phân bố của
mỗi loài ở các tỉnh của Trung Quốc [53].
Khu hệ Ve giáp của Lavia, trước năm 1943 mới ghi nhận được 10 loài
theo công bố của Graube, 1943. Đến 1943, Eglitis đã thu thập thêm và công
bố 50 loài (Eglitis, 1943). Năm 1954, khu hệ này bao gồm 120 loài và đến
năm 2007 đã ghi nhận 200 loài thuộc 58 họ theo Baranovska A, 2007 [52].

7
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của mình kết hợp với các công trình
của các tác giả khác Schatz, 2002 đã tổng hợp và công bố bản mục lục các loài
Ve giáp đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh sách gồm 543 loài Ve giáp
thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lượng Ve giáp ở các quốc gia và vùng
lãnh thổ khác cũng thuộc khu vực này như: Cuba (225 loài), Antilles (387 loài),
Lasser Antilles (172 loài), Jamaica (28 loài), Dominica (21 loài)… (Schatz,
2002). Số lượng loài Ve giáp của Trung Mỹ, bao gồm cả Mexico là 987 loài,
nếu cộng thêm cả Antilles, con số này là 1238 loài (Schatz, 2002) [47].
Đến năm 2001, các nhà khoa học thế giới đã báo cáo Ve giáp có hơn
1300 giống của 191 họ, hơn 10000 loài, nhưng suy đoán rằng con số trên chỉ
chiếm khoảng 20% số loài có thực tế [49].
Các nghiên cứu về sinh thái học Ve giáp: Lindo et al., 2007, nghiên
cứu độ phong phú, độ giàu loài và thành phần quần xã Ve giáp ở dưới mặt đất
và trên tán cây của 12 cây thông đỏ ở rừng Thông – Độc nội địa (British
Columbia, Canada), các mẫu được thu từ lá, từ 3 nhóm địa y chức năng khác
nhau (địa y dạng lá, địa y dạng sợi và địa y dạng thùy) và dưới gốc cây. Kết
quả cho thấy: Ve giáp là nhóm chân khớp ưu thế ở tất cả các kiểu sinh cảnh.
Số lượng chân khớp và Ve giáp phong phú nhất ở đất rừng và trong mẫu địa y
dạng lá so với các sinh cảnh khác (tán cây, địa y dạng sợi, dạng thùy) (Lindo

et al., 2007) [39].
S. Karasawa đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự đa dạng vi sinh cảnh và
sự phân cắt địa lý đến quần xã Ve giáp ở rừng ngập mặn tại đảo Ryukyu
(Nhật Bản), 2004. Ve giáp được thu thập từ lá, vỏ cây, mẩu rễ cây, đất nền và
từ tảo biển ở 2 hòn đảo cách nhau 470 km. Kết quả cho thấy, thành phần loài
quần xã Ve giáp ở vỏ đầu rễ cây và vỏ thân cây có sự sai khác với ở lá cây,
đất nền và tảo biển; quần xã Ve giáp của cùng một kiểu sinh cảnh ở các địa
điểm khác nhau có khuynh hướng giống nhau hơn là những quần xã ở các

8
sinh cảnh khác nhau nhưng cùng một địa điểm. Điều này có nghĩa là cùng
một thành phần loài Ve giáp ở rừng ngập mặn giống nhau do ảnh hưởng của
nhân tố đa dạng về vi sinh cảnh lớn hơn là do sự phân cách về địa lý
(Karasawa, 2004) [34].
Zaitsev và Wolters, 2006 đã thực hiện các đợt điều tra thu mẫu Ve giáp
theo một lát cắt ngang châu Âu, Hà Lan đến Matxcơva trong cùng một kiểu
sinh cảnh (rừng rụng lá theo mùa) với mục đích đánh giá tác động của khí hậu
lục địa đến cấu trúc và độ đa dạng quần xã Ve giáp. Kết quả cho thấy, khí hậu
lục địa có ảnh hưởng rõ ràng đến cấu trúc, chức năng và độ đa dạng quần xã
Ve giáp như làm tăng độ phong phú (mật độ trung bình) của các loài sống trên
bề mặt thảm lá, theo chiều từ phía Tây sang phía Đông và làm giảm độ phong
phú của các loài sống trong lớp thảm. Mặt khác, cũng có những dấu hiệu chỉ
thị cho sự thay đổi cấu trúc khu hệ dần dần, dọc theo lát cắt từ Tây sang
Đông. Kiểu đất đóng vai trò điều chỉnh thành phần loài và độ giàu loài của
quần xã Ve giáp (Zaitsev et al., 2006) [46].
Về vai trò chỉ thị sinh học của Ve giáp có nhiều công trình nghiên cứu,
mỗi loài Ve giáp riêng biệt phản ứng một cách có chọn lọc với các loại thuốc
trừ sâu (Behan – Pelletier, 1999); loài đông đảo xuất hiện chiếm ưu thế trong
những môi trường sống đặc trưng hay trong các quần hợp đặc trưng, chúng
như những sinh vật chỉ thị thích hợp [28].

Ve giáp là nhóm động vật nhạy cảm với sự thay đổi chất lượng không
khí (Andre, 1976; Weigmann et al., 1991; Weigmann et al., 1992; Steiner,
1995). Theo Steiner, ô nhiễm không khí, đặc biệt trong trường hợp nồng độ
NO
2
tăng cao, đã làm suy giảm độ giàu loài Ve giáp và tạo ra những quần xã
đơn điệu nhiều hơn. Ông cũng lưu ý rằng nhiều loài bị ảnh hưởng mạnh hơn
bởi đặc trưng của vi sinh cảnh hơn là bởi mức độ ô nhiễm và sự thay đổi trong
các cấu trúc quần thể [45].

9
Cấu trúc quần thể, độ giàu loài và đặc điểm sinh sản của Oribatida có
phản ứng âm tính với liều cao của một số kim loại nặng trong môi trường đô thị.
Trên thế giới còn có rất nhiều hướng nghiên cứu về Oribatida nữa như,
nghiên cứu về nguồn gốc phát sinh; lịch sử hình thành loài; hướng tiến hóa
của Oribatida; ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên lên mật độ, thành phần loài
Oribatida; vai trò của Oribatida trong sự phân hủy và chu trình dinh dưỡng;
nghiên cứu về quy luật và các yếu tố phát tán Oribatida; nghiên cứu về môi
trường sống Ve giáp; sự đa dạng và phân bố Oribatida trên toàn cầu.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
Cùng với những bước phát triển trong nghiên cứu về Oribatida trên thế
giới, ở Việt Nam các nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Nhìn lại lược sử nghiên cứu, có thể chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ năm 1967 đến 1980
Giai đoạn 2: từ năm 1981 đến 1986
Giai đoạn 3: từ năm 1987 đến 2007
Giai đoạn 4: từ năm 2008 đến nay
Giai đoạn 1: Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam từ năm
1967 đến năm 1980
Trước năm 1967, chưa có công trình nào nghiên cứu về Ve giáp ở

Việt Nam.
Hai tác giả Balogh J. và Mahunka S., 1967 – (Hungari) đã giới thiệu
khu hệ, danh pháp và đặc điểm phân bố của 33 loài Ve giáp trong đó mô tả 29
loài và 4 giống mới cho khoa học trong tác phẩm: “New oribatids from
Vietnam”. Tiếp theo là nghiên cứu của hai tác giả Balan A.Rajski và
R.Szudrowicz (Balogh J. et al., 1967; Rajski A. et al., 1974) [26]. Mở đầu cho
các nghiên cứu tiếp theo về Oribatida ở Việt Nam.

10
Trước năm 1975, nghiên cứu về Ve bét nói chung và Oribatida nói
riêng ở Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Sau năm
1975, các tác giả trong nước bắt đầu có các nghiên cứu độc lập về Oribatida.
Năm 1978, các tác giả Vũ Quang Mạnh và Nguyễn Trí Tiến đã tiến
hành nghiên cứu các nhóm Acarina và Collembola ở đất canh tác thuộc huyện
Từ Liêm, Hà Nội.
Sau đó phải kể đến công trình luận văn cấp I sau đại học của tác giả Vũ
Quang Mạnh, 1980 nghiên cứu thành phần loài, phân bố và biến động số
lượng của các nhóm Ve bét Cryptostigmata, Mesostigmata, Prostigmata
(Acarina) và Bọ nhảy Collembola (Insecta) ở một số sinh cảnh Tây Nguyên
và ngoại thành Hà Nội. Qua nghiên cứu này, tác giả chỉ ra rằng ở các sinh
cảnh khác nhau có sự thay đổi về thành phần và số lượng loài Oribatida [6].
Trong giai đoạn này, nhìn chung các nghiên cứu về Oribatida chủ yếu
do các tác giả nước ngoài tiến hành. Các tác giả trong nước bắt đầu đi vào
nghiên cứu về định lượng chung, thành phần loài nhưng chưa nghiên cứu
chuyên sâu.
Giai đoạn 2: Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam từ năm
1981 đến năm 1986
Chỉ trong vòng 6 năm, tuy nhiên các nghiên cứu về Oribatida ở Việt
Nam đã có những bước phát triển mới, rõ rệt đồng thời bổ sung đầy đủ hơn
các dẫn liệu so với giai đoạn trước.

Tiêu điểm là công trình của nghiên cứu về nhóm chân khớp bé
(Microathropoda) ở đất Cà Mau (Minh Hải) và Hà Nội (Từ Liêm), năm 1984
của tác giả Vũ Quang Mạnh. Công trình này đã đánh giá về sự khác nhau về
thành phần loài Oribatei và Collembola ở các sinh cảnh: vườn trồng lâu năm,
ruộng rau xanh, đất bờ sông ổn định và sự khác nhau về thành phần loài, số
lượng loài ở lớp đất 0 - 10cm [7].

11
Luận án Phó tiến sĩ của Vũ Quang Mạnh, 1985 về Oribatida ở các hệ
sinh thái tự nhiên và đất canh tác ở miền Bắc Việt Nam.
Như vậy, trong giai đoạn này các nghiên cứu về Oribatida đã có những
bước phát triển hơn so với giai đoạn trước. Hướng nghiên cứu, phạm vi địa lý
được mở rộng hơn so với nghiên cứu của giai đoạn trước. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này vẫn đi sâu về nghiên cứu nhóm chân khớp bé nói chung còn
Ve giáp nói riêng chưa nhiều.
Giai đoạn 3: Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam từ năm
1987 đến năm 2007
Nghiên cứu đánh giá mật độ, thành phần loài khu hệ Microathropoda ở
đất Cà Mau, Vũ Quang Mạnh (1987), Vũ Quang Mạnh và M.Jeleva (1987) ở
đất rừng Tây Nguyên; vùng đồng bằng ven biển miền Bắc Việt Nam của Vũ
Quang Mạnh và Nguyễn Trí Tiến (1988, 1990). Năm 1990, Vũ Quang Mạnh
đã tổng kết tất cả các công trình nghiên cứu Chân khớp bé ở Việt Nam và đưa
ra danh sách 117 loài Ve giáp đã biết ở Việt Nam cho đến thời điểm đó, cùng
với đặc điểm phân bố của chúng theo vùng địa lý, loại đất và hệ sinh thái (Vũ
Quang Mạnh, 1990) [8].
Tiếp đó là rất nhiều công trình nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh, Vũ
Quang Mạnh và Nguyễn Trí Tiến, Vũ Quang Mạnh và Cao Văn Thuật, Vũ
Quang Mạnh và Vương Thị Hòa, Vũ Quang Mạnh và Nguyễn Thanh Huyền
nghiên cứu khu hệ Ve giáp ở Việt Nam (1985, 87, 88, 89, 90a, 90b, 93, 94,
95, 96, 99, 2000, 203, 204…).

Năm 1994, trong thông báo khoa học các trường đại học, Vũ Quang
Mạnh đã giới thiệu danh sách 28 loài Ve giáp ở vùng đất ven biển Yên Hưng
(Quảng Ninh), đảo Cát Bà (Hải Phòng) và đồng bằng sông Hồng (Hà Nội) và
tác giả nêu lên mối liên hệ giữa Ve giáp vùng ven biển và vùng đảo so với Ve
giáp trong đất liền (Vũ Quang Mạnh, 1994).

12
Trong báo cáo khoa học tại Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ
V, tác giả Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, 2005 đã công bố khu hệ Ve
giáp Việt Nam bao gồm 158 loài, thuộc 46 họ, khu hệ này mang yếu tố Ấn Độ
- Mã Lai và thuộc vùng địa động vật Đông Phương. Tuy nhiên, khu hệ Ve
giáp Việt Nam có tính đặc hữu cao, có tới 76 loài chỉ phát hiện được ở Việt
Nam. Đồng thời, cũng có một số loài mang đặc điểm chung của khu hệ Thái
Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Nhật Bản và các đảo Nam Thái Bình
Dương (Vũ Quang Mạnh và cs., 2005) [13].
Năm 2007, Vũ Quang Mạnh và cs. đã công bố 3 loài Ve giáp thuộc
giống Perxylobates Hammer 1972, hiện có ở Việt Nam [16].
Cũng trong năm 2007, Vũ Quang Mạnh đã giới thiệu hệ thống phân
loại và danh pháp đầy đủ nhất của 150 loài trong khoảng 180 loài Ve giáp đã
biết của khu hệ động vật Việt Nam trong công trình “Động vật chí và Thực
vật chí Việt Nam”, Tập 21 “Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam”. Tác
phẩm này hiện nay đang được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong nghiên cứu và
định loại Oribatida ở các cơ sở khoa học chuyên ngành [14].
Những nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp như: đánh giá về đa
dạng quần xã Ve giáp vùng đồi núi Đông Bắc và Bắc Kạn, Vũ Quang Mạnh,
2002 nhận định độ phong phú các loài ở các sinh cảnh khác nhau do tình
trạng cấu trúc của vi sinh cảnh thấp và tính đề kháng sự khô hạn thấp và
nguồn thức ăn kém (Vũ Quang Mạnh, 2002) [10].
Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp ở VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc),
Vũ Quang Mạnh và cs., 2002 có sự nhận xét cấu trúc quần xã Ve giáp ở hệ

sinh thái đất có liên quan rõ rệt với sự suy giảm gỗ rừng. Nó có thể được xem
xét và đánh giá như một đặc điểm sinh học, chỉ thị quá trình diễn thế của
VQG Tam Đảo nói riêng và của Việt Nam nói chung (Vũ Quang Mạnh và cs.,
2002) [11].

13
Oribatida trong cấu trúc quần xã Acari ở hệ sinh thái VQG Ba Vì, Việt
Nam, Phan Thị Huyền và cs., 2004 đã xác định được mối liên hệ giữa đai cao
khí hậu ảnh hưởng tới cấu trúc quần xã Oribatida.
Các nghiên cứu về Ve giáp như yếu tố chỉ thị sinh học cho môi trường
đất cũng được đề cập. Krivolutsky et al., 1997 nhận định Ve bét là vật chủ
trung gian của các loài sán dây họ Anoplocephailidae.
Vũ Quang Mạnh và cs., 2002 đã đưa dẫn liệu bổ sung về cấu trúc và vai
trò quần xã Ve giáp VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc nhận định có sự thay đổi đặc
điểm đa dạng thành phần loài của quần xã Ve giáp theo chiều thẳng đứng, từ
thảm rêu quanh thân cây và vụn xác thực vật, nằm trên mặt đất từ độ cao 0 -
100cm, cho đến thảm lá rừng phủ trên mặt đất, lớp đất mặt 0 – 10cm và lớp
đất sâu 11 – 20cm ở hệ sinh thái VQG Tam Đảo. Chỉ số này có thể xem xét
như một yếu tố chỉ thị sinh học ở các diễn thế ở hệ sinh thái rừng Việt Nam
(Vũ Quang Mạnh và cs., 2002).
Trong tập 21 “Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam”, tác giả Vũ
Quang Mạnh đã có những đánh giá rất cao về giá trị nguồn lợi và hiện trạng
Ve giáp ở Việt Nam.
Oribatida là nhóm động vật đất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố
môi trường đất như: nhiệt độ, độ chua, hàm lượng các chất khoáng và lượng
mùn, đặc điểm cấu tạo cấu trúc quần xã Oribatida có liên quan mật thiết với
những thay đổi của điều kiện môi trường đất.
Nhiều nhóm Ve giáp là nhóm gây hại trực tiếp cho cây trồng hoặc có
vai trò như những vectơ mang truyền vi khuẩn, nguồn bệnh và giun sán kí
sinh trong môi trường này. Vì thế, qua phân tích cấu trúc các quần xã Ve giáp

giúp chúng ta có thể đánh giá và nhận biết được đặc điểm, tính chất của môi
trường đất [14].
Như vậy, các nghiên cứu về khu hệ Oribatida ở Việt Nam không ngừng
phát triển và ngày càng chứng tỏ tính đa dạng cho khu hệ này. Việc nghiên

14
cứu Oribatida trong giai đoạn này đã có những bước tiến mới và mang lại các
giá trị to lớn cho con người trong các nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học
của chúng.
Giai đoạn 4: Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam từ năm
2008 đến nay
Vũ Quang Mạnh, 2009 xác định thêm khu hệ Ve giáp ở Việt Nam hiện
đã xác định được có đại diện của 4 giống thuộc họ Lohmanoidae Berlese,
1961. Riêng giống Papillacarus Kunst, 1959 hiện biết ở Việt Nam có 3 loài
(Vũ Quang Mạnh, 2009).
Về nghiên cứu cấu trúc quần xã, tác giả Vũ Quang Mạnh và cs. đã
nghiên cứu cấu trúc quần xã chân khớp bé trong đó có Oribatida, về ảnh
hưởng và vai trò của chúng đối với các loại đất và đặc điểm của thảm cây
trồng ở vùng đồng bằng Sông Hồng. Thành phần loài Oribatida xác định được
phong phú ở sinh cảnh bãi cỏ hoang, với 15 loài. Số lượng loài Oribatida
giảm dần từ sinh cảnh RTN và VQN, đều có 9 loài; đến RNT và đất trồng cây
gỗ lâu năm, với 7 loài, thấp nhất ở ruộng lúa cạn, với 2 loài (Vũ Quang Mạnh
và cs., 2008) [17].
Trong báo cáo tại hội nghị Techmart tại Tây Nguyên tháng 4/2008, tác
giả Vũ Quang Mạnh và cs. chỉ ra trong cấu trúc quần xã động vật đất thì Ve
giáp chiếm ưu thế, vào khoảng 40 – 50%, có vai trò quan trọng trong nghiên
cứu hệ sinh thái đất (Vũ Quang Mạnh và cs., 2008) [18].
Luận án Tiến sĩ Sinh học của Đào Duy Trinh, 2011 nghiên cứu về
thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp ở VQG Xuân Sơn (Phú Thọ) đã xác
định được 102 loài và 1 phân loài Oribatida, thuộc 48 giống và 28 họ. Tác giả

cũng chỉ ra những thay đổi về sự phân bố thành phần loài theo đai cao khí hậu
(giảm dần từ 300m đến 1600m), số loài giảm đi khi di chuyển từ mùa khô
sang mùa mưa. Khẳng định rõ yếu tố Ấn Độ - Mã Lai của khu hệ Oribatida ở
VQG Xuân Sơn [22].

15
Một công trình khác nghiên cứu về Oribatida ở VQG Phong Nha – Kẻ
Bàng (Quảng Bình) của Nguyễn Hải Tiến, Vũ Quang Mạnh. Các tác giả
nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của cấu trúc quần xã Ve giáp với sự
thay đổi điều kiện môi trường ở khu vực nghiên cứu. Các tác giả đã ghi nhận:
vào mùa khô ở tầng đất 0-10cm số lượng loài Oribatida giảm theo thứ tự:
RTN trên núi đá vôi > RTN trên núi đất > RNT trên núi đất > RNT trên núi đá
vôi. Vào mùa mưa, số lượng loài giảm theo thứ tự: RTN trên núi đá vôi >
RNT trên núi đất > RTN trên núi đất > RNT trên núi đá vôi. Như vậy, số
lượng loài Oribatida có sự biến đổi theo từng loại đất, theo độ che phủ của
thực vật và mức độ tác động của con người. Đây là cơ sở sử dụng nhóm động
vật này như một chỉ thị sinh học đối với sự biến đổi môi trường [21].
Trong các công trình được công bố gần đây thì có thể nói công trình có
mức độ chuyên sâu và toàn diện nhất là công trình nghiên cứu về hệ thống địa
động vật Oribatida về hình thái và vai trò trong HST của tác giả Vũ Quang
Mạnh, các kết quả được trình bày trong luận án Tiến sĩ khoa học năm 2013
của tác giả. Trong công trình này ghi nhận 316 loài và 4 phân loài, thuộc 163
giống, 60 họ và 2 phân họ. Trong đó, có 111 loài (34,68%) đặc trưng chỉ phát
hiện ở Việt Nam, 155 loài (chiếm 48,44%) lần đầu tiên được phát hiện cho
khu hệ Ve giáp Việt Nam [20].
Trong công trình này, tác giả còn nghiên cứu và tổng kết vai trò phân
hủy xác thực vật, cấu trúc quần xã của chúng liên quan đến việc sử dụng các
thành phần hữu cơ và phân bón hóa học khác nhau trong sản xuất nông
nghiệp. Do vậy, những cấu trúc này có thể sử dụng như các chỉ thị sinh học
tiềm năng cho sự phát triển bền vững của HST nông nghiệp.

Tóm lại, trong giai đoạn này các nghiên cứu về Oribatida tiếp tục được
các tác giả đặc biệt là các tác giả trong nước đi sâu và mở rộng nghiên cứu về
các hướng: khu hệ, cấu trúc quần xã, … đặc biệt là vai trò chỉ thị sinh học đối
với sự thay đổi các điều kiện môi trường.

16
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu và số lƣợng mẫu
2.1.1. Địa điểm
Rừng tự nhiên, độ cao 100 m trên mặt biển thuộc VGQ Cúc Phương,
tỉnh Ninh Bình.


Hình 2.1: Bản đồ tham quan VQG Cúc Phương
Ghi chú: Địa điểm thu mẫu
(Nguồn: Ban quản lí VQG Cúc Phương)




×