Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

các giá trị văn hóa truyền thống của chợ nổi cái răng và vấn đề khai thác trong du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 59 trang )



TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ÐỊA LÝ – DU LỊCH









TRẦN DUY THANH





CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA CHỢ NỔI CÁI RĂNG
VÀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC TRONG DU LỊCH






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH DU LỊCH










Cần Thơ 11/2013.


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NXB: Nhà xuất bản
TP: Thành phố
GTVHTT: Gía trị văn hóa truyền thống
DLST: Du lịch sinh thái
VQG: Vườn quốc gia
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
PTNT: Phát triển nông thôn
TNDLNV: Tài nguyên du lịch nhân văn
UBND: Uỷ ban nhân dân
TNDLTN: Tài nguyên du lịch tự nhiên





















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Thực Trạng vấn đề nghiên cứu 2
5. Quan điểm nghiên cứu 2
6. Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1. Du lịch 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Chức năng du lịch 5
1.1.2.1. Chức năng xã hội 5
1.1.2.2. Chức năng kinh tế 6
1.1.2.3. Chức năng sinh thái 6
1.1.2.4. Chức năng chính trị 6

1.2. Du lịch sinh thái 6
1.3. Tài nguyên du lịch 8
1.4. Điểm du lịch 8
1.4.1. Phân loại điểm du lịch 9
1.4.2.Các nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch 9
1.5. Sản phẩm du lịch 9
1.6. Khái niệm chợ nổi…………………………………………………………….… 11
1.6.1.Các nhân tố hình thành nên chợ nổi 11
1.6.2. Quá trình hình thành của các chợ nổi ở Việt Nam 12
11.6.3. Một số chợ nổi nổi tiếng ở Việt Nam 13
1.6.3.1. Chợ nổi Cái Bè 13


1.6.3.2. Chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang) 13
1.6.3.3. Chợ Nổi Trà Ôn(Vĩnh Long) 14
1.6.3.4. Chợ Nổi Ngã Năm ( Sóc Trăng) 15
1.7. Văn hóa và văn hóa truyền thống 16
Chương 2. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA CHỢ NỔI CÁI RĂNG VÀ
VẤN ĐỀ KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 19
2.1. Tong quan thành phố Cần Thơ 19
2.1.1. Lịch sử hình thành 19
2.1.2. Vị trí địa lí 20
2.1.3 Điều kiện tự nhiên 21
2.1.4. Điều kiện kinh tế-xã hội 22
2.2. Khái quát chợ nổi Cái Răng 23
2.2.1. Lịch sử hình thành 23
2.1.2. Vị trí 24
2.1.3. Tình hình khách du lịch tại chợ nổi Cái Răng trong
những năm vừa qua 25
2.3. Các gía trị văn Hóa truyền thống cuả chợ Nổi Cái Răng 26

2.3.2. Cây bẹo và lối rao hàng 26
2.3.3. Văn hóa thương hồ trên chợ nổi 27
2.3.4. Chữ “tín” trong mua bán ở chợ nổi 29
2.3.5. Đời sống gia đình, quan hệ cộng đồng 30
2.3.6. Đời sống tâm linh-tín ngưỡng 31
2.3.7. Nghệ thuật dân gian tại chợ nổi 35
2.4. Tiềm Năng của các giá trị văn hóa truyền thống Chợ Nổi Cái Răng Trong Khai Thác Du
Lịch 38
Chuong 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA CHỢ NỔI CÁI RĂNG TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH 40


3.1. Thực Trạng Trong Khai Thác Các giá trị văn hóa truyền thống Của Chợ Nổi Cái Răng
trong khai thac du lich 40
3.1.1. Khách du lịch rất ít có cơ hội tham gia vào hoạt động sinh hoạt tại chợ nổi Cái Răng và
chương trình du lịch chủ yếu là tham quan chưa đi sâu vào tìm hiểu đời sống sinh hoạt của
người dân địa phương 40
3.1.2. Các giá trị văn hóa truyền thống , nghệ thuật vốn có từ khi chợ nổi Cái Răng hình thành
đang có dấu hiệu bị mai một và ngày càng mang tính chất thương mại hóa 41
3.1.3. Chưa có chính sách cụ thể trong vấn đề quảng bá và giữ vững các giá trị văn hóa truyền
thống của chợ nổi Cái Răng 42
3.2. Giải Pháp khai thác Các giá trị văn hóa truyền thống của chợ nổi Cái Răng trong phát
triển du lịch .43
3.2.1. Tăng cường các hoạt động đối với khách du lịch và tăng cường tổ chức các chương
trình du lịch, tuyến điểm du lịch liên quan đến văn hóa truyến thống chợ nổi, từ đó họ có thể
hiểu thêm về đời sống sinh hoạt của người dân địa phương……………………… 43
3.2.2.Tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch ở chợ nổi Cái
Răng 42
3.2.3. Các chính sách về quy hoạch và quản lí của nhà nước 44

KẾT LUẬN 46
1. Kết quả đạt được 46
2. Ý kiến đề xuất 46
2.1. Đối với ubnd ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ 46
2.2. Đối với Sở văn hóa thể thao và du lịch thành phố Cân thơ 46
2.3. Đối với các công ty du lịch 47
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC ( hình ảnh) 49

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến thành phố Cần Thơ, không ai không nhắc đến Chợ Nổi Cái Răng. Một loại
hình du lịch không chỉ nổi tiếng ở Cần Thơ, mà còn ở vùng sông nước đồng bằng sông Cửu
Long. Người ta thường hay nhắc đến đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất màu mở,
đa dạng các sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, còn là một vùng với hệ thống sông ngòi,
kênh gạch chằng chịt.Vì thế, chợ nổi Cái Răng là một hình du lịch chợ nổi trên sông, giao
thương,buôn bán giữa các hàng hóa nông sản của các ghe, thuyền trên sông dựa vào các
nhân tố mà vùng đất châu thổ ĐBSCL có được. Không những thế chợ nổi Cái Răng còn lột
tả được hết đời sống sinh hoạt của người dân địa phương ở nơi đây, đó là cuộc sống sông
nước, cây trái đầy cành, giống như người ta thường hay nhắc đến ĐBSCL với cụm từ “sông
nước miệt vườn”.
Thế nhưng, ngoài những yếu tố hấp dẫn mà chợ nổi Cái Răng có được thì bên cạnh
đó, hiện nay nó đã và đang gặp những vấn đề nan giải trong quá trình phát triển và giữ vững
chợ nổi trong tương lai. Chính vì thế có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách báo đã đề cập
đến vấn đề phát triển và giữ vững chợ nổi trong những năm sắp tới. Điển hình trong số đó
như, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: “Hệ thống chợ nổi: vai trò phân phối rau quả ở

đồng bằng sông Cửu Long”, 2008, của tập thể tác giả: Đỗ Văn Xê, Phan Thị Giác Tâm,
Nguyễn Hữu Đặng, Trường Đại học Cần Thơ; Nhâm Hùng, với tác phẩm “Chợ nổi đồng
bằng sông Cửu Long”, được xuất bản năm 2009. Tác phẩm đưa ra được các yếu tố cơ bản
về chợ nổi như: lịch sử hình thành và phát triển, hàng hóa - dịch vụ, phương thức mua bán,
văn hóa và một số chợ nổi tiêu biểu; trên các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Cần Thơ,… Và một
số tác phẩm giới thiệu về du lịch Việt Nam như: Non nước Việt Nam của Tổng cục Du lịch
(2009), Non nước Việt Nam (Sắc màu Nam Bộ) của Phạm Côn Sơn (2005),… Có đề cập
đến một số chợ nổi tiêu biểu vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới dạng các thông tin vắn
tắt như: vị trí, khả năng tiếp cận, số lượng ghe thuyền và các loại hàng hóa mua bán trên chợ
nổi, một số yếu tố hấp dẫn ở chợ nổi,…
Nhưng đa phần các công trình nghiên cứu, sách báo chỉ đề cập đến lịch sử hình thành
chợ nổi, vị trí địa lí, vai trò của chợ nổi đối với đời sống địa phương, một số vấn đề nan giải
mà chợ nổi đang gặp phải trong quá trình phát triển… Nhưng chưa đề cặp nhiều đến về khía
cạnh giữ vững và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của chợ nổi Cái Răng và vấn đề
khai thác trong du lịch.
Vì phát triển du lịch phải gắn liền với các giá trị nhân văn, văn hóa truyền thống vốn
có của nó mà đã được hình thành trong một thời gian dài, giữ vững để nó không bị mai mọt
là một nhiệm vụ không hề đơn giản với những sự thay đổi của cuộc sống, xã hội,… Nhưng
đó là những nhân tố quan trọng hàng đầu trong quá trình khai thác, phát triển nghành du lịch
và thu hút khách du lịch trong tương lai.
Chính vì tính cấp thiết trên đề tài được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các
giá trị văn hóa truyền thống của chợ nổi Cái Răng đã có được trong quá trình hình thành và
2

phát triển cho đến ngày nay và vấn đề khai thác, giữ vững các giá trị vốn có của chợ nổi Cái
Răng trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là đi sâu, tìm hiểu quá trình hình thành, lịch sử phát
triển, đời sống văn hóa của người dân địa phương,… Của chợ nổi Cái Răng. Từ đó thấy
được những giá trị văn hóa truyền thống vốn có của chợ nổi từ khi hình thành cho đến hiện

tại.
Tìm hiểu một số hiện trạng trong quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị truyền
thống của chợ Nổi Cái Răng
- Thiết lập định hướng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cư dân sông
nước vùng ĐBSCL-văn hóa chợ nổi
- Thực trạng và giải pháp giữ vững các giá trị văn hóa truyền thống của chợ nổi Cái
Răng và các sản phẩm du lịch của nó không mất đi các giá trị văn hóa truyền thống vốn có
của nó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là chợ nổi và người dân ở chợ nổi và khách du lịch
Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm chợ nổi Cái Răng, và một số chợ nổi khác trong khu
vực ĐBSCL.
4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu là luận văn tốt nghiệp nằm trong chương trình đào tạo tại trường
ĐH Cần Thơ. Đề tài được sự hướng dẫn và hỗ trợ của GV NGUYỄN MAI QUỐC VIỆT,
Khoa Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Bộ Môn Lịch Sử-Địa Lí-Du Lịch, Trường ĐH Cần
Thơ.
Một số đề án đã đề cập khía cạnh các giá trị văn hóa truyền thống của chợ nổi Cái
Răng, nhưng vấn đề giữ vững và khai thác chưa và rất tác giả đề cập đến.
Nằm trong đề tài nghiên cứu luận văn đi sâu vào việc tìm hiểu từng khía cạnh văn hóa
truyền thống của chợ nổi và vạch ra định hướng chiến lược để bảo tồn các giá trị nói trên.
5. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm tổng hợp: Nêu lên những nhân tố hình thành nên chợ nổi,suy xét với
nhiều góc độ khác nhau để có cái nhìn tổng quát, nhưng trọng tâm vẫn là nghiên cứu dưới
góc độ văn hóa truyền thống vốn có của chợ nổi.
- Quan điểm về địa lí:Phân tích các nhân tố về địa lí như vị trí địa lí,khí hậu,điều kiện
tự nhiên,… Để thấy được sự ảnh hưởng của nó trong quá trình hình thành chợ nổi và tác
động lên các giá trị văn hóa của chợ nổi.
- Quan điểm lịch sử: Dựa trên quan điểm lịch sử, tác giả có cái nhìn bao quát
hơn,xuyên suốt hơn trong quá trình thay đổi các yếu tố địa lí, lịch sử hình thành và phát

3

triển. Qua đó, định hướng phát triển và giữ vững các giá trị văn hóa truyền thống của chợ
nổi trong tương lai.
- Quan điểm kinh tế, văn hóa,xã hội: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống văn
hóa của người dân vùng sông nước, để thấy được sự thay đổi của người dân thông qua các
yếu tố trên.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sưu tầm tài liệu và xử lý thông tin tài liệu: Là một trong những phương
pháp phổ biến nhất để lấy thêm thông tin từ sách, báo hay các tài liệu liên quan khi nghiên
cứu đề tài, lập kế hoạch dự án đầu tư,… Trước khi khảo sát thực tế là quá trình sưu tầm tài
liệu sách báo từ mọi nguồn, từ sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch, từ các công ty du lịch trên
địa bàn thành phố Cần Thơ… Khi vận dụng phương pháp này cho phép người nghiên cứu
có thể phân tích nội dung, vấn đề nghiên cứu và xử lý các số liệu một cách nhanh chóng và
hợp lý để từ đó đưa ra được những kế hoạch phù hợp trong việc nghiên cứu đề tài.
- phương pháp khảo sát thực địa: Là phương pháp nghiên cứu quan trọng, truyền thống
nhưng có hiệu quả rất lớn vì việc thu thập trực tiếp số liệu hay thông tin có liên quan đến đề
tài, đó là những thông tin trực tiếp và mang tính chính xác rất cao trên địa bàng nghiên cứu.
Đối với đề tài nghiên cứu về chợ nổi Cái Răng thì phương pháp này càng có tầm quan trọng
hơn trong khi các số liệu thực tế cần cho việc định hướng phát triển chợ nổi vẫn còn là một
dấu hỏi. Vì thế tiến hành khảo sát thực tế để thu thập và tổng hợp thông tin cần thiết cho sự
phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng là vô cùng quan trọng.
Trong đề tài này, sử dụng khảo sát bằng việc tìm đến và phỏng vấn một số nghệ sĩ có
thâm niên trong nghề đờn ca tài tử, hò,… Những người đã từng hoạt động nghệ thuật quanh
khu vực chợ nổi trước đây, từ đó có thêm thông tin trong quá trình phân tích sự biến đổi của
các hoạt động nghệ thuật hiện tại và trước đây ở chợ nổi.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp so sánh giúp so sánh để phát hiện những đặc
điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu, từ đó thấy được tiềm năng, điểm
mạnh, cũng như những mặt còn hạn chế, yếu kém để từ đó đưa ra những điểm cần học hỏi,
lấp nên định hướng thích hợp.










4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Du lịch
1.1.1 khái niệm
Thực tế hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người. Ngay trong thời kỳ cổ đại với các nền văn hóa lớn như Ai Cập, Hy Lạp đã xuất hiện
hình thức đi du lịch tuy đó chỉ là hoạt động mang tính tự phát, đó chỉ là các cuộc hành
hương về các thánh địa, đất thánh, đền chùa, các nhà thờ Kitô giáo, các cuộc du
ngoạn của các vua chúa và quý tộc… Đến thế kỷ XVII, thời kỳ phục hưng ở các nước
châu Âu, kinh tế - xã hội phát triển, các lĩnh vực như thông tin, giao thông vận
tải theo đó phát triển nhanh chóng, điều đó càng thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ.
Đến thời kỳ hiện đại cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự
ra đời của các phương tiện giao thông mới, du lịch có điều kiện để phát triển mạnh, con
người có thể đi từ nơi này đến nơi khác trong thời gian ngắn. Sống trong không
gian “bê tông”, “máy tính”, tác phong công nghiệp đã quá mệt mỏi, con người nảy
sinh nhu cầu trở về với thiên nhiên, về với cội nguồn văn hóa dân tộc hay chỉ đơn giản
là để nghỉ ngơi sau những quãng thời gian lao động.
Như vậy, du lịch đã dần trở thành một hoạt động quen thuộc trong đời sống
của con người và càng phát triển phong phú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Theo Tổ chức du lịch Thế giới: Năm 1998 khách du lịch toàn cầu là 625 triệu
lượt người, thu nhập là 448 tỷ đô la Mỹ; năm 2000 là 698 triệu lượtngười, thu nhập là 467
tỷ đô la Mỹ; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt, thu nhập là 474 tỷ đô la
Mỹ. Và dự báo đến năm 2010 lượng khách là1.006 triệu lượt với thu nhập là 900 tỷ đô
la Mỹ.
Vậy từ đó ta đặt ra câu hỏi du lịch là gì?
Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và pháttriển với tốc
độ nhanh như vậy, song cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các
quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.
Theo định nghĩa của Kuns, người Thụy Sỹ cho rằng: “Du lịch là
hiệntượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng
các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch”.
Theo định nghĩa của hai vị giáo sư, tiến sỹ Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập
hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú
của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú
thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.
Định nghĩa trong Từ điển Bách khoa về Du lịch (Viện hàn lâm):“Du lịch là tập hợp
các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công
nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch…Du lịch là cuộc hành
5

trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là
những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ”.
Định nghĩa của Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc):“Du lịch là tập hợp các hoạt
động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc
lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục
đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ”
Ngược lại với những định nghĩa trên, ông Michael Coltman (Mỹ) đã đưa ra một
định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4
nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung

ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du
lịch”.
Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa:“Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của một
cá nhân đi đến là lưu trú tại những điểm ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong thời
gian không dài hơn một năm với muc đích nghỉ ngơi, công vụ và mục đích khác”
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh du lịch như sau:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa
mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong mộtkhoảng thời gian nhất
định”.
Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến một cá
nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc
hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu không
phải là kiếm lời. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế,
các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến.
1.1.2. Chức năng Du Lịch
Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể xếp các chức năng ấy thành 4 nhóm: xã
hội, kinh tế, sinh thái và chính trị.
1.1.2.1. Chức Năng Xã Hội
Thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sức
sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo
dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học
khẳng định rằng, nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình
giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hoá
giảm 20% (crirosep,Dorin,1891)
Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc
với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng
yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu lao động,
tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong
toàn xã hội.


6

1.1.2.2. Chức Năng Kinh Tế
Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của con người
như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội.
Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả
tốt đẹp.
Một mặt nó góp phần vào việc phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động và mặt
khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Ngoài ra chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là dịch vụ
du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của
nhiều ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương… Và là
cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
1.1.2.3. Chức Năng Sinh Thái
Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác
dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi
vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động của con người.
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất
định đòi hỏi phải tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này đòi
hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý
Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã
hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự
nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ
thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên quan gần gũi
với nhau.
1.1.2.4. Chức Năng Chính Trị
Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố
hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch
quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau.

Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau, như “Du lịch là giấy thông hành
của hoà bình” (1967), “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi
người” (1983)… kêu gọi hàng triệu người quí trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các
quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo
nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
1.2 Du lịch sinh thái
Hector Ceballos Lascurain là nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái(DLST),
định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến
những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên
cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như
những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này".
7

Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm "DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có
liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về
mặt sinh thái".
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 "DLST là du lịch có mục đích với các khu tự
nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi
tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương".
Một định nghĩa khác của Honey (1999) "DLST là du lịch hướng tới những khu vực
nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với
quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiêp
đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên kích tôn
trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người".
Nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con
người đối với môi trường. Quan điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế
tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên
sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh thái còn phải
đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi

của nhân dân địa phương.
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về
phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: "Du lịch sinh thái là hình thức du
lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến
việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng
đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn".
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái "DLST là một loại
hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những
khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về
các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du
lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo
vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững".
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn "Du lịch sinh thái là
hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia
của cộng đồng nhằm phát triển bền vững". Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh
thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm
2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là "Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa vào
thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở
địa phương nhằm phát triển bền vững".
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì "DLST là
du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc
lợi cho nhân dân địa phương".
8

“Ngày nay, xu hướng chung của toàn thế giới coi du lịch nói chung, DLST nói riêng như là
nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. DLST đã và đang trên đà trở mình và đã trở nên phổ
biến đối với những người yêu thiên nhiên,nó xuất phát từ các trăn trở về môi trường, kinh tế
và xã hội – một trong những cách thức để trả nợ cho môi trường tự nhiên và làm tăng giá
trị của các khu BTTN còn lại” (Lê Quy Bá,chủ biên “ Du lịch Sinh Thái-NXB Khoa Học Và
Kỹ Thuật,2006)

1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự
nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội.
TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra
trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch.
TNDLNV có các đặc điểm sau:
- Có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ có ý
nghĩa thứ yếu.
- Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong thời gian ngắn.
- Số người quan tâm tới TNDLNV thường có văn hoá cao hơn, thu nhập và yêu cầu
cao hơn.
- TNDLNV thường tập trung ở các điểm quần cư và thành phố lớn.
- Ưu thế của TNDLNV là đại bộ phận không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), không bị
phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác.
- Sở thích của những người tìm đến TNDLNV rất phức tạp và rất khác nhau…
TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và
phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lôi cuốn
vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch.
Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp. Phong
cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên
du lịch. Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia nó
làm 4 loại:
- Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới)
- Phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người.
- Phong cảnh nhân tạo (văn hoá), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo ra.
- Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hoá khi có những thay đổi không có
lợi đối với môi trường tự nhiên).
Các thành phần của tự nhiên với tư cách là TNDL có tác động mạnh nhất đến hoạt
động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực – động vật.
1.4. Điểm du lịch

Nơi cung cấp sản phẩm và các hoạt động du lịch. Là bộ phận cấu thành tuyến du lịch.
Tuy nhiên, trong từng điểm du lịch cũng có thể có tuyến điểm du lịch. Điểm du lịch chủ
yếu đứng trên góc độ của các nhà tổ chức du lịch và được các nhà tổ chức du lịch khai thác.
Nhà tổ chức du lịch có thể là một hay nhiều công ty cùng phối hợp tổ chức. Điểm du lịch có
9

tính bất biến. Cũng theo luật du lịch năm 2005, điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp
dẫn , phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch
1.4.1. Phân loại điểm du lịch
Bao gồm: điểm du lịch quốc gia và địa phương. Điểm du lịch có đủ điều kiện sau đây
được công nhận là điểm du lịch quốc gia.
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất
một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.
Điểm du lịch hội đủ các yếu tố sau để được công nhận là điểm địa phương:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất
mười nghìn lượt khách tham quan một năm.
1.4.2.Các nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch
Theo luật du lịch 44/2005/QH11 được quốc hội công bố thì phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
1. Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến
lược phát triển ngành du lịch.
2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc.
4. Bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch.
5. Phát huy thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng, từng địa
phương nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch.
6. Bảo đảm công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch.

1.5. Sản phẩm du lịch
Trước khi biết sản phẩm du lịch là gì thì trước nhất cần phải hiểu sản phẩn là gì “ Sản
phẩm là tất cả những gì con người làm ra để thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc của xã
hội. Sản phẩm là một khái niệm cơ bản trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đối với
lĩnh vực sản xuất, sản phẩm được xác định khá dễ dàng. Ví dụ, sản phẩm nông nghiệp có
thể là lúa, gạo,cá tôm, gà lợn…công nghiệp thì tạo ra sản phẩm là máy móc thiết bị hoặc
hàng tiêu dùng. Trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, sản phẩm thường khá trừu tượng và
khó xác định”( TS.Đào Ngọc Cảnh,Tổng Quan Du Lịch,NXB ĐH Cần Thơ năm 2008)
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng
cho du khách,nóđược tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tốtự nhiên,CSVCK
và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào
đó.Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu
10

hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp chokhách hay nó
bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch.

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và làm thỏa
mãn các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ du khách.
Theo Luật Du lịch, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Trong quá trình đi du lịch, du khách sẽ tiêu dùng
các sản phẩm du lịch đa dạng đó. Không chỉ thỏa mãn những nhu cầu sinh học, du khách
còn mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu văn hóa ngày càng cao. Những nhu cầu này
phụ thuộc nhiều vào các yếu tố quốc gia, dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã
hội, sức khỏe, khả năng tài chính và các yếu tố tâm sinh lý khác… Do vậy, để thỏa mãn nhu
cầu ngày càng cao của du khách, các sản phẩm du lịch đòi hỏi phải đạt được nhiều tiêu chí
hết sức cơ bản. Trên thực tế, hoạt động du lịch mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc.
Trên cơ sở nền tảng văn hóa dân tộc - vùng miền, hoạt động Du lịch luôn đem đến cho du

khách những sản phẩm chứa đựng các giá trị nhân văn đặc sắc mang sắc thái bản địa, đó
chính là những sản phẩm du lịch.
Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “Sản phẩm du lịch là
toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ
chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách
khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa
đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh
tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh
doanh du lịch”.
Sản phẩm du lịch trước hết là một loại hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa đặc biệt,
nó cũng cần có quá trình nghiên cứu, đầu tư, có người sản xuất, có người tiêu dùng như
mọi hàng hóa khác. Sản phẩm du lịch thường mang những đặc trưng văn hóa cao, thỏa mãn
nhu cầu của các đối tượng du khách. Đó có thể là một chương trình du lịch với thời gian và
địa điểm khác nhau. Sản phẩm du lịch thể hiện trong các tour du lịch này chính là việc khai
thác các tiềm năng, nguồn lực sẵn có trên một địa bàn hoặc được tạo ra khi biết kết hợp
những tiềm năng, nguồn lực này theo những thể thức riêng của từng cá nhân hay một công
ty nào đó. Đó chính là việc khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các địa
phương vào hoạt động du lịch như việc đưa các loại hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, văn
hóa ẩm thực hay các hình thức hoạt động thể thao, các hoạt động lễ hội truyền thống, trình
diễn, diễn xướng dân gian… vào phục vụ du khách. Những hoạt động như vậy giúp cho du
khách trực tiếp thẩm nhận và hưởng thụ, trải nghiệm văn hóa mà họ vốn có nhu cầu nhưng
không biết tiếp cận như thế nào, ở đâu, thời gian nào…? Sản phẩm du lịch còn là những
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn
thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng… tiện lợi, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho du khách.
11

Sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất cung cấp cho
du khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch. Đó có thể là
các vật phẩm, đồ lưu niệm; các chủng loại hàng hóa với mẫu mã, chất liệu, phương pháp chế
tác đem đến nhiều công năng tiện ích khác nhau cho người sử dụng. Tổng hợp lại, giá trị

của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá bằng số lượng khách đến và đi du
lịch trên một địa bàn cụ thể. Chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng khách
trên địa bàn đó. Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêu của du khách
trong một chuyến du lịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tổng các
nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập của cư dân bản địa
tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách. Giá trị của các sản phẩm du lịch cũng
được thể hiện qua những ảnh hưởng, tác động của hệ thống sản phẩm du lịch đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất nước.
1.6. Khái niệm chợ nổi
Chợ nổi là một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến
giao thông chính. Nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận
tải và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng
không hẹp quá. Khúc sông phải tương đối rộng, không cạn quá mà cũng không sâu quá. Nếu
sông sâu quá, lớn quá thì không thể neo đậu ghe, xuồng một cách dễ dàng và rất nguy hiểm.
1.6.1.Các nhân tố hình thành nên chợ nổi
Khí hậu: Thông thường khí hậu của những khu vực xuất hiện chợ nổi là khí hậu nhiệt
đới gió mùa trái cây, khoai, củ, rau quả rất đa dạng và phong phú cho nên mùa nào cũng có
thể đi mua bán những mặt hàng này được. Từ đó, một số cư dân ở đây hình thành nên thói
quen một cách tự phát là đi mua bán các loại trái cây, khoai củ, rau quả lúc nông nhàn hoặc
thành nghề truyền từ đời này sang đời khác. Chính vì sự đa dạng của các loại hang hóa nông
sản nhờ vào khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa dạng theo từng mùa.Vì thế làm cho chợ nổi có thể
hoạt động quanh năm,người dân có thể buôn bán, trao đổi hàng hóa với những sản phẩm
nông nghiệp khác nhau trong một năm. Bên cạnh đó còn đảm bảo được sự xen canh, tăng vụ
nhằm đa dạng hóa các loại hàng nông sản dựa vào những yếu tố thuận lợi của tự nhiên, đó là
một trong những nhân tố đảm bảo sự hoạt động ổn định của chợ nổi, vì nói đến các chợ nổi
ở vùng ĐBSCL là phải nhắc đến sự trao đổi hàng hóa nông sản giữa các thương lái với
nhau, nên phải nói các sản phẩm nông nghiệp là một phần không thể thiếu ở nơi đây.
Địa hình: Hầu hết các chợ nổi trên thế giới nằm ở những khu vực đồng bằng châu thổ,
địa hình thấp, đất đai màu mở, hệ thống kênh ngòi chằng chịt… Thích hợp trồng nhiều loại
nông sản. Lấy một ví dụ điển hình, tại sao ở Việt Nam chợ nổi chỉ có ở miền Tây nam

bộ(BBSCL), trong khi đó các vùng khác thì không. Như chúng ta đã biết ĐBSCL là một
đồng bằng châu thổ, khí hậu nhiệt đới, hệ thống sông ngòi dày đặc,… Hội đủ những điều
kiện hình thành chợ nổi, nhưng ở các miền khác thì lại có địa hình cao, ngắn dóc, đặc biệt là
ở miền trung, tuy sông hồng cũng là một trong hai đồng bằng châu thổ ở Việt Nam nhưng
do hệ thống sông ngòi bị bao quanh bởi đê, điều nên ghe xuồng không thể len lỏi vào những
khư vực trong đồng bằng để hoạt đồng và cây trái ở đồng bằng sông Hồng cũng không đa
dạng bằng.
12

Sông ngòi: hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho
xuồng, ghe đi khắp nơi trong đồng bằng. Chính vì ghe, xuồng có thể lưu thông tự do khắp
nơi trong đồng bằng như vậy nên thương lái có thể len lỏi mọi ngõ ngách ở đồng bằng tìm
mua các loại trái cây, khoai, rau quả mà nông dân, người làm vườn bán tại vườn với số
lượng nhiều, giá rẻ. Vậy, điều kiện sông để có chợ nổi là ghe, xuồng đi lại tự do khắp nơi
trong đồng bằng và khúc sông họp chợ không rộng quá mà cũng không hẹp quá. Khúc sông
phải tương đối rộng, không cạn quá mà cũng không sâu quá. Nếu sông sâu quá, lớn quá thì
không thể neo đậu ghe, xuồng một cách dễ dàng và rất nguy hiểm. Cho nên, chợ nổi hình
thành trên sông, nhưng không phải là nơi sông cái, sông mẹ. Sông có đủ rộng thì mới có
không gian để neo đậu ghe, xuồng và lưu thông. Một chợ nổi lớn nhất hiện nay là chợ nổi
Cái Răng, chúng tôi thấy nơi sông này không quá lớn, cũng không sâu quá.
Nông sản: Một điều kiện nữa là chợ nổi thường hình thành nơi mà xung quanh đó
nông dân làm vườn, trồng nhiều cây ăn quả, rau, củ v.v… Nếu không khu vực mà nông dân
trồng lúa không thì bất tiện, vì chỉ có trao đổi một chiều.Nông dân làm vườn khi họ thu
hoạch trái cây, rau, khoai các loại thì tự mang ra chợ tìm thương lái để bán hoặc chạy ghe
không ra chợ tìm thương lái dắt vô tận vườn để bán. Họ bán cả vườn, thương lái tự thu gom
lấy, tất nhiên là với giá rẻ hơn rất nhiều. Thương lái địa phương, đa phần là người buôn bán
nhỏ ở các chợ địa phương khi cần mua loại trái cây, rau, khoai gì chở về nhà bán thì họ đem
xuồng ra chợ nổi mà tìm. Lâu ngày buôn bán như vậy rồi thành quen, họ có đầu mối cung
cấp trên sông. Có thể thấy một khúc sông không có những điều kiện trên thì không thể có
chợ nổi. Hàng hóa của chợ nổi như đã nói qua ở trên, hàng hóa mua bán trên sông chủ yếu

là trái cây, rau quả, khoai các loại, mùa nào thì họ mua bán nông sản nấy. Quyển Non Nước
Việt Nam ở trên viết “Nếu chợ ở trên cạn có những thứ gì, thì chợ nổi Phụng Hiệp cũng có
những mặt hàng đó, từ cái kim sợi chỉ cho đến quần áo, ăn uống, đồ điện tử….” Như đã
phân tích, hàng hóa mua bán trên chợ nổi là nông sản cho nên chợ nổi không thể có mọi mặt
hàng như chợ trên đất được. Chúng tôi nghĩ rằng, người viết đoạn trên đi xem chợ nổi nhằm
lúc có những xuồng, ghe đi bán những mặt hàng đó thật nhưng lâu lâu họ mới đi bán một
lần. Đó chỉ là những dịch vụ ăn theo mà thôi. Vì những thương lái neo đậu xuồng, ghe ở chợ
nổi có khi cả tuần để mua bán cho nên họ có lúc cũng mua gạo, áo quần, kim chỉ v.v…
Những hàng hóa đó chỉ là phụ mà thôi chứ không phải chúng ta đi ra chợ nổi thì mua cái gì
cũng có. Chợ nổi đâu có bán hàng công nghiệp, gia súc như heo, dê, gia cầm như gà, vịt!
Vào những ngày cuối gần Tết, chợ nổi còn có thêm mặt hàng không thể thiếu đó là hoa các
loại. Hoa ngày Tết ở chợ nổi thường là hoa cúc, hoa thọ được vô thành từng sọt nhỏ bán cho
các ghe của thương lái khác trang trí và bán cho các thương lái địa phương mua về đem bán
lại trên chợ đất.
1.6.2 Qúa trình hình thành của các chợ nổi ở việt nam
Nói đến chợ nổi,chợ nổi trên thế giới phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, nơi mà có
sông mêkông chảy qua. Ngoài ra, còn một số chợ nổi khác trên thế giới, các chợ nổi này
không hoàn toàn giống nhau về hình thức, hoạt động cũng như cách thức tổ chức nhưng tất
cả đều có một điểm chung duy nhất là đều là hoạt động,hợp chợ ở trên sông,… Nên người
dân địa phương gọi là chợ nổi.
13

Ở Việt Nam chợ thường họp ở miền Tây Nam Bộ. Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của
vùng sông nước miền Tây. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng
trăm ghe, thuyền, xuồng của cư dân. Chợ họp cả ngày, nhưng thường nhộn nhịp nhất vào
buổi sáng. Trên thuyền chất đầy hàng hóa, phổ biến là các loại trái cây. Nét riêng của các
thuyền là trên mỗi thuyền có một vài cây sào, trên đó treo lủng lẳng các loại sản phẩm mà
mình có bán. Cho nên khách hàng chỉ cần nhìn vào cây sào đó là có thể biết trên thuyền, ghe
đó có thứ mình cần hay không.
11.6.3 Một số chợ nổi nổi tiếng ở Việt Nam

1.6.3.1. Chợ nổi Cái Bè
Cùng với chợ nổi Phong Điền ở Cần Thơ, chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang là khu chợ
sầm uất ở Tây Nam Bộ, mang nét văn hóa đặc trưng, rất duyên dáng của người dân chốn
sông nước. Chợ nổi thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, là nơi trao đổi
mua bán hàng hóa và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang. Chợ diễn ra
ngay đoạn dọc theo cù lao Tân Phong ở đoạn sông Tiền Giang giáp ranh giưa ba tỉnh Tiền
Giang, Vĩnh Long và Bến Tre dài cả cây số.
Do nằm ở đoạn sông Tiền, giáp ranh 3 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre
nên đây là một trung tâm sản xuất cây ăn quả lớn, nơi đây được coi như là cái nôi miệt
vườn và là vương quốc trái cây của cả vùng ngay từ thời khẩn hoang. Chợ nổi Cái Bè
với quy mô lớn, hình thành hai khu vực riêng biệt: khu vực bán sỉ nông sản hàng hóa
và khu vực mua bán trái cây.
Chợ họp suốt cả ngày đêm trên quy mô lớn, có đủ các ghe, thuyền từ miệt vườn
xa xôi về đây bán hàng và mua hàng. Hàng ngày, có khoảng 400-500 thuyền đầy ắp
các loại trái cây neo dọc hai bờ sông chờ thương lái đến cất hàng. Chính vì vậy, hàng
hóa ở chợ nổi Cái Bè rất đa dạng và phong phú, từ hàng vải may mặc, đồ gia dụng cho
đến heo, gà, vịt, cá tôm, rắn rùa,…Và ngay cả đồ ăn, thức uống cũng chẳng thiếu. Trái
cây là mặt hàng chủ yếu của chợ. Chợ nổi không chỉ giúp thương lái mua giá rẻ, hàng
tươi, mà còn giúp các nhà vườn bán trái cây được giá. Chợ họp quanh năm nhưng
đông đúc và náo nhiệt nhất vào mùa trái chín, tức 4-7 hàng năm. Vào mùa này, từ sáng
sớm những chiếc ghe chở đầy trái cây cặp san sát bên triền sông để chở các ghe từ các
nơi khác lấy hàng , đặc biệt là từ TP. Hồ Chí Minh. Từ đây hàng hóa được luân
chuyển lên các chợ trên đất liền hoặc len lỏi vào các kênh gạch vùng Đồng Tháp
Mười.
1.6.3.2 Chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang)
Chợ nổi Ngã Bảy thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là
chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, là nơi gặp nhau của 7 tuyến sông: Cái Côn,
Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn và Xẻo Dong. Hàng ngày , vào
khoảng 2-3 giờ sáng , ghe thuyền khắp nơi tụ về, cảnh buôn bán trao đổi hàng hóa của
cư dân sông nước ĐBSCL bắt đầu diễn ra. Là chợ đầu mối với đủ hàng hóa nông sản,

vừa bán sỉ, vừa bán lẻ. Nông sản theo kênh gạch tập trung về đây và được bán đi khắp
nơi, trong và ngoài nước.
Hình ảnh sinh hoạt của của các chợ nổi trên sông rất quen thuộc với cư dân đồng
bằng, nhưng đối với du khách đó là nét văn hóa độc đáo, là “ hồn sông nước” lưu dấu
14

bước trân tiền nhân, thể hiện văn hóa thương hồ của ông cha ta đã gần một thế kỷ trên
vùng đất phù sa. Với sự tấp nập phồn vinh như thế, chợ nổi Ngã Bảy từ năm 1991-
1998, trung bình mỗi ngày đón nhận vài trăm khách du lịch trong và ngoài nước đến
tham quan. Du khách tới đây sẽ cảm thấy bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau, các đồ
dùng sinh hoạt miền sông nước.
Tuy nhiên, vào những năm cuối thế kỷ 19, chợ nổi Ngã Bảy phải dừng hoạt
động, di dời vị trí mới trên kênh Cáu Côn, gọi là chợ nổi Ba Ngàn cách vị trí cũ 2km,
với lý do đảm bảo an toàn đường thủy. Việc thay đổi bước đầu đã gây nên sự phản đối
trong dư luận. Vị trí chợ nổi Ba Ngàn không thuận tiện trong lưu thông như chợ nổi
Ngã Bảy. Không những thế chợ nổi Ngã Bảy đã gắn liền với đoạn sông và đã quen
thuộc với du khách . Đó là lý do khiến một số dân thương hồ đã di chuyển đến những
chợ nổi khác trong khu vực phụ cận như chợ nổi Soc Trăng, Cái Bè, Cái Răng,… Cuối
năm 2006 Tổng cục Du Lịch đã khảo sát và đồng ý cho lãnh đạo Du Lịch tỉnh Hậu
Giang dời chợ nổi lại vị trí củ nhưng phải đảm bảo an toàn giao thông đường thủy và
đặc biệt là môi trường.
1.6.3.3. Chợ Nổi Trà Ôn(Vĩnh Long)
Nằm ở huyện Trà Ôn,tỉnh Vĩnh Long. Đây là chợ nổi cuối cùng trên sông Hậu
trước khi đổ ra biển. sông Hậu và sông Tiền được nối liền với nhau bởi sông Mang
Thít và chợ nổi Trà Ôn nằm ở khu vực ngã ba sông.
Cũng như bao chợ nổi khác ở khu vực ĐBSCL, chợ nổi Trà Ôn không “tĩnh”
như trên bờ mà luôn “động” bởi người mua và kẻ bán đều phải ngồi trên ghe, đi
thuyền. Cửa hàng di động, gia đình di động, hàng hóa cũng di động. Trong không gian
lờ mờ sương mù lãng đãng trên mặt nước, ghe thuyền người đi thu mua, kẻ đem hàng
đi bán dập diều tụ hội về đây. Các loại sản phẩm được đem ra phân loại, cân đong đo

đếm lại cho vựa, cho thương lái. Từ đây các ghe lớn chuyên chở hàng hóa nườm nượp
đi khắp nơi của mọi miền tổ quốc: Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau, TP. Hồ
Chí Minh,…
Chợ nổi Trà Ôn còn mang tính chất của chợ đầu mối. Hàng ngày, các loại nông
sản tươi nguyên được nhà vườn phân phối cho ghe theo dạng bán sỉ. Sau nhiều ngày
thu mua, các ghe rời chợ với các khoang chứa đầy nông sản và nhanh chóng bắt đầu
chu kỳ mới trên khu chợ nổi. Cây trái bốn mùa, ghe đi, ghe tới, cứ thế chợ nổi vẫn
hoạt động liên tục, tô điểm thêm nét hấp dẫn cho thị trấn Trà Ôn thơ mộng. Nhưng chợ
nổi Trà Ôn ngày một vắng khách , không phải vì cạn kiệt mặt hàng nông sản, mà nhiều
người bất mãn vì nạn trộm cướp hoành hành, thêm vào đó là vấn đề quy hoạch bến bãi
chưa thật sự hợp lý.
Cùng với các chợ nổi khác ở ĐBSCL, chợ nổi Trà Ôn đã góp phần tích cực vào
công cuộc mở mang và phát triển kinh tế ở miền Tây Nam Bộ, tạo nên các giá trị văn
minh thương nghiệp sông nước với bản sắc văn hóa hết sức độc đáo. Hiện nay, chợ nổi
Trà Ôn đã trỡ thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách gần xa.
1.6.3.4. Chợ Nổi Ngã Năm ( Sóc Trăng)
Chợ nổi Ngã Năm thuộc thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng,
cách trung tâm TP. Sóc Trăng khoảng 60km về hướng Tây, là chợ mang đậm nét văn
15

hóa đặc trưng của chợ nổi vùng Tây Nam Bộ. Chợ nổi là giao điểm của năm con sông
đi năm ngã: Cà Mau, vĩnh Qưới, Long Mỹ, Thạnh Trị, Phụng Hiệp.
Từ lâu, hình ảnh chợ nổi Ngã Năm đã gắn liền với đời sống sinh hoạt của người
dân địa phương và các tỉnh lân cận. Đây là chợ đầu mối của khu vực nên khoảng 2 giờ
sáng, hàng trăm ghe xuồng lớn nhỏ tấp nập rộn ràng. Thời gian chợ hoạt động nhộn
nhịp và sôi nổi nhất là khoảng 3-4 giờ khuya đến 7-8 giờ sáng. Đây là thời điểm các
ghe tập trung lại để trao đổi hàng hóa với các thương lái đến từ các huyện, tỉnh lân cận.
Tuy vậy đây là nơi neo đậu, chở lấy hàng hóa và thương lái đến từ nhiều vùng miền,
do đó, vốn vĩ nhìn cảnh chợ rất tấp nập vào các giờ cao điểm thì chợ lúc nào cũng
đông người và hoạt động suốt ngày.

Ngoài việc được tận mắt ngắm nhìn cảnh buôn bán trên sông, được hòa mình
cùng năm ngã sông tấp nập ghe thuyền khi đến đây du khách còn được thoải mái quan
sát cảnh sinh hoạt trên sông của những cư dân miền sông nước. Đời sống thương hồ
luôn gợi lên sự tò mò của những người đến với miền tây. Ở chợ nổi Ngã Năm khách sẽ
khám phá những điều thú vị đó bằng đò, chèo hoặc đò mái.
Dù vậy, do hệ thống đường bộ từ Phú Lộc vẫn chưa hoàn thành, nên lượng du
khách đến với chợ nổi Ngã Năm còn bị hạn chế. Điều này đã khiến cho chợ là chợ duy
nhất không có nhiều khách du lịch so với các chợ khác trong khu vực. Chính vì vậy
làm cho chợ vừa có thêm ưu điểm vừa gặp nhiều hạn chế. Hạn chế là chợ không thu
hút khách du lịch. Ưu điểm là chợ vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có của nó và cái
hồn của chợ nổi.
Chợ nổi Ngã Năm hiện nay vẫn còn hoang sơ thuần túy, bình dị nhưng hấp dẫn.
Là điểm du lịch thích hợp nhất cho học tập, nghiên cứu và khám phá.
Các chợ nổi này hoạt động tự phát từ xưa đến nay, không có sự quản lý hành chính,
thu thuế nào một cách chặt chẽ. Chợ nổi tự phát là do những người buôn bán trên sông đã
lâu, cùng với những người nông dân làm vườn địa phương và một số người buôn bán nhỏ lẻ
ở địa phương hình thành nên.
Đồng bằng sông Cửu Long là xứ nhiệt đới gió mùa điển hình, trái cây, khoai, củ, rau
quả rất đa dạng và phong phú cho nên mùa nào cũng có thể đi mua bán những mặt hàng này
được. Từ đó, một số cư dân ở đây hình thành nên thói quen một cách tự phát là đi mua bán
các loại trái cây, khoai củ, rau quả lúc nông nhàn hoặc thành nghề truyền từ đời này sang
đời khác. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho xuồng, ghe
đi khắp nơi trong đồng bằng. Chính vì ghe, xuồng có thể lưu thông tự do khắp nơi trong
đồng bằng như vậy nên thương lái có thể len lỏi mọi ngõ ngách ở đồng bằng tìm mua các
loại trái cây, khoai, rau quả mà nông dân, người làm vườn bán tại vườn với số lượng nhiều,
giá rẻ.
Các khu vực khác ở Việt Nam không thể có chợ nổi trên sông buôn bán nông sản như
vậy, do hệ thống sông ngòi và bị đê bao quanh sông cái ngăn lũ nên ghe, xuồng không thể
hoạt động, không thể len lỏi khắp nơi trong đồng bằng được.
Ngoài ra còn một số chợ nổi khác ở vùng ĐBSCL như: Chợ nổi Châu Đốc (An

Giang) gần thị xã Châu Đốc, chợ nổi Cái Răng cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5
km theo hướng quốc lộ về tỉnh Sóc Trăng. Tương lai chợ nổi Cái Răng sẽ trở thành chợ
16

trung tâm tự sản tự tiêu lớn nhất vùng hay chợ nổi Phong Điền cách trung tâm thành phố
Cần Thơ 17 km, đây là nơi mua bán sản phẩm miệt vườn.
1.7. Văn hóa và văn hóa truyền thống
Trong nghiên cứu về văn hóa nhiều học giả cho rằng văn hóa (hiểu theo nghĩa rộng)
nói chung bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần. Theo nghĩa rộng nhất của nó,
văn hóa bao gồm những sáng tạo phong phú về vật chất và tinh thần của con người trong
quá trình cải tạo hiện thực khách quan. Những tri thức, các kết quả của hoạt động cải tạo xã
hội và tự nhiên là thành phần của văn hóa. Văn hóa không tự hạn chế vào một số biểu hiện
của đời sống tinh thần. Nó là toàn bộ cuộc sống; cả vật chất, tinh thần của từng cộng đồng
người. Như vậy, có thể khẳng định rằng: tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là
văn hóa.
Văn hóa tinh thần cũng được hiểu theo hai nghĩa cơ bản rộng và hẹp. Theo nghĩa
rộng, văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị, những hoạt động tinh thần của con người.
Taylor cho rằng “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là toàn bộ phức thể bao gồm
hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng và tập
quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”.
Tiêu biểu cho cách hiểu này là A.K Vlêđốp: “Việc coi văn hóa tinh thần chỉ là tổng
hợp những giá trị tinh thần là phiến diện. Văn hóa tinh thần như là sự hoạt động sáng tạo
tích cực của con người, như là sự sản xuất cất giữ và sử dụng những giá trị tinh thần”.
Theo nghĩa hẹp, các tác giả cho rằng văn hóa tinh thần là những dấu ấn tinh thần,
những giá trị tinh thần đặc thù của một quốc gia dân tộc nhằm phân biệt dân tộc này với dân
tộc khác. Tiêu biểu cho cách hiểu này là khái niệm văn hóa của UNESCO được thừa nhận
rộng rãi: Văn hóa là “tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra
trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ các hoạt động sáng tạo
ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà
dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người, loài
người sáng tạo, tích lũy thông qua hoạt động thực tiễn trong suốt quá trình lịch sử của mình.
Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên và văn hóa là sản phẩm đặc sắc nhất của con
người. Có thể nói văn hóa là sự hóa thân của đời sống, nó thấm vào mọi lĩnh vực hoạt động
của con người, nó xuyên suốt cơ thể xã hội, nó biểu hiện trình độ người, trình độ xã hội, văn
minh quốc gia, văn minh nhân loại.
Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóa truyền thống
đặc trưng riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp
nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên bản sắc riêng của một dân tộc. Giá
trị văn hóa truyền thống đó được truyền lại cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội
sinh để phát triển đất nước.
Vậy, văn hóa truyền thống là gì? Theo giáo sư Trần Văn Giàu: “Giá trị truyền thống
được hiểu là những cái tốt, bởi vì những cái tốt mới được gọi là giá trị. Thậm chí không phải
bất cứ cái gì tốt đều được gọi là giá trị; mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác
17

dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và dẫn dắt hành động của
một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm “giá trị truyền thống”. GS.TSKH.
Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định
(những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo
trong cộng đồng người qua không gian và được cố định hóa dưới dạng những phong tục tập
quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…”.
Một khái niệm khác: “Nền văn hóa được truyền lại được gọi là truyền thống văn hóa.
Như vậy, nó phản ánh được những thành tựu co n người, tích tập được trong quá trình tìm
hiểu, thực hiện và truyền bá ý nghĩa sâu lắng nhất của cuộc sống. Đó chính là truyền thống
theo nghĩa hài hòa của nó như là một hiện thân của trí tuệ”.
Theo TS. Trần Nguyên Việt thì: “Theo đó, có thể coi truyền thống là một bộ phận
tương đối ổn định của ý thức xã hội, được lặp đi lặp lại trong suốt tiến trình hình thành và
phát triển của các nền văn hóa tinh thần và vật chất, là một giá trị nhất định đối với từng
nhóm người, từng giai cấp, cộng đồng và xã hội nói chung” .

Như vậy, có thể khái quát văn hóa truyền thống có những tính chất cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tính giá trị. Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa truyền thống mang tính
giá trị. Văn hóa truyền thống trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống và góp phần
phát triển cuộc sống. Văn hóa truyền thống mang tính giá trị bởi vì nó là chuẩn mực, là
thước đo cho hành vi đạo đức, cho những quan hệ ứng xử giữa người và người trong một
cộng đồng, một giai cấp, một quốc gia, một dân tộc nhất định.
Giá trị văn hóa truyền thống của một dân tộc là những nguyên lý đạo đức lớn mà con
người trong một nước thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt phải
trái, đúng, sai để định hướng cho các hoạt động vì mục đích xây dựng cuộc sống tự do và
tiến bộ của dân tộc đó.
Thứ hai, tính lưu truyền. Văn hóa ra đời, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của
dân tộc. Những giá trị của nó được chuyển giao tiếp nối, qua nhiều thế hệ và giá trị văn hóa
truyền thống đó được giữ gìn phát huy lên một tầm cao mới. Qua hàng nghìn năm lịch sử,
các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý
thức cộng đồng được lưu truyền phát triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt
Nam.
Thứ ba, tính ổn định. Những giá trị của văn hóa truyền thống được gạn lọc, khẳng
định qua nhiều thế hệ, nó trở thành cái chân, cái thiện, cái mỹ được lịch sử thừa nhận. Nó là
một trong những hệ giá trị của văn hóa dân tộc, một thành tố ổn định của ý thức xã hội. Văn
hóa truyền thống trở thành những khuôn mẫu được cố định hóa dưới dạng nghệ thuật, phong
tục tập quán, nghi lễ, dư luận xã hội, pháp luật…Ở Việt Nam đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”, truyền thống “lá lành đùm lá rách” trở thành những giá trị ổn định. Nó là những
thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá nhân và cả cộng
đồng xã hội.
Như vậy, tính giá trị, tính ổn định và tính lưu truyền đã tạo nên dáng vẻ riêng
của văn hóa truyền thống Việt Nam. Trong những cuộc đụng đầu lịch sử với những kẻ
18

thù hung bạo nhất, dân tộc ta tìm thấy sức mạnh vĩ đại trong những giá trị văn hóa truyền
thống Việt Nam. Giữa truyền thống và truyền thống văn hóa có mối quan hệ thống nhất

nhưng không đồng nhất. Truyền thống mang trong nó tính hai mặt. Một mặt, truyền thống
góp phần suy tôn, giữ gìn những gì quý giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển của
cộng đồng dân tộc, ở góc độ này truyền thống mang những giá trị tích cực, là chỗ dựa không
thể thiếu của dân tộc trên con đường đi đến tương lai. Mặt khác, truyền thống còn là nơi
dung dưỡng duy trì, làm sống lại mặt bảo thủ lạc hậu khi điều kiện và hoàn cảnh đã thay
đổi. Mặt này góp phần kìm hãm, níu kéo làm chậm trễ sự phát triển của một quốc gia dân
tộc. Như vậy, văn hóa truyền thống là một bộ phận của truyền thống, là mặt tích cực, mặt
giá trị của truyền thống.
Vì vậy, khi nói đến văn hóa truyền thống là nói đến những truyền thống đã được lịch
sử đánh giá, khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng trong mộtgiai đoạn
lịch sử nhất định. Đồng thời, khi xem xét đánh giá truyền thống và các giá trị văn hóa truyền
thống cần phải có quan điểm biện chứng, quan điểm lịch sử cụ thể nghĩa là phải đặt chúng
trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định của cả quá khứ và hiện tại.





















19

CHƯƠNG 2
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA CHỢ NỔI CÁI RĂNG VÀ
VẤN ĐỀ KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
2.1 Tổng quan thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu,
thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương
của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức được Thủ tướng
Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng
điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt
Nam.
Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt
Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân
tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành
chính. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ
được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của
vùng Tây Nam Bộ. Đến Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong
Dinh. Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để
thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ. Đến cuối năm 1991,
tỉnh Hậu Gianglại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thành phố Cần Thơ là tỉnh
lỵ tỉnh Cần Thơ. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số
22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc
Trung ương và tỉnh Hậu Giang.
Cần Thơ là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là
trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu
mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết

đến như một "đô thị miền sông nước". Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn
cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái
Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ. Theo quy hoạch đến năm 2025, thành
phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào
tạo và khoa học - công nghệ, y tế và văn hoá của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng
thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mêkông, là đầu mối quan trọng về giao thông
vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.
2.1.1 Lịch sử hình thành
Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư đồ Việt
Nam với tên gọi là Trấn Giang
Từ năm 1876 đến năm 1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ thời Pháp thuộc vẫn
không thay đổi. Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chính quyền
kháng chiến có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ. Trong đó, Cần
Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt, các huyện Long Mỹ,Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch
Giá và huyện Kế Sách và giao 02 huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà.
20

Về phía chính quyền cách mạng, tên gọi Cần Thơ vẫn được duy trì. Địa giới hành
chính có thay đổi một phần. Tháng 11 năm 1954, Long Mỹ và các huyện Gò Quao, Giồng
Riềng, thị xã Rạch Giá đưa trở lại tỉnh Rạch Giá. Huyện Kế Sách về tỉnh Sóc Trăng.
Huyện Thốt Nốt về tỉnh Long Xuyên. Cần Thơ nhận lại 02 huyện Trà Ôn và Cầu Kè như cũ.
Năm 1956, hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè đưa về tỉnh Vĩnh Long. Năm 1957, huyện Long
Mỹ chuyển trở lại tỉnh Cần Thơ. Năm 1958, huyện Kế Sách chuyển về tỉnh Cần Thơ.
Ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/NĐ-76, sáp
nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ để lập tỉnh mới với tên gọi Hậu
Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ. Đến tháng 12 năm 1991, Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá VIII) ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần
Thơ và tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu
Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Cần Thơ gồm thành phố Cần Thơ và 6

huyện là Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thanh. Ngày 01 tháng
07 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 45/1999/NĐ-CP, tách một phần
diện tích huyện Vị Thanh tái lập thị xã Vị Thanh, phần còn lại của huyện Vị Thanh đổi tên
thành huyện Vị Thủy. Ngày 06 tháng 11 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị
định số 64/2000/NĐ-CP, thành lập huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ trên cơ sở tách
22.139 ha diện tích tự nhiên và 163.357 nhân khẩu của huyện Châu Thành.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số
22/2003/QH11, về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó,
chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang.
Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương bao gồm diện tích và số dân của thành phố Cần
Thơ cũ, huyện Ô Môn, huyện Thốt Nốt, một phần của huyện Châu Thành, một phần của
huyện Châu Thành A.
Đến ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số
05/2004/NĐ-CP thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các
huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành
phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Ngay 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban
hành Nghị định số 12/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc
huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành lập quận Thốt Nốt và các phường
trực thuộc, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc
thành phố Cần Thơ. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, chính phủ ban hành Quyết định số
889/QĐ-TTg, Công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương với số
điểm đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở lên).
2.1.2 Vị trí địa lí
Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng
bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố
Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá 128 km, cách biển khoảng 100 km theo đường
sông Hậu.

×