Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận về phương pháp luận từ tồn tại xã hội phân tích những nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó tới kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.59 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
Tiểu luận về phương pháp
luận
Từ tồn tại xã hội phân tích những nguyên nhân
dẫn tới biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó tới
kinh tế Việt Nam
Sinh viên : Trần Minh Quang
Lớp :KT18-40
Mã sv :13106500
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Thu Giang
[Pick the date]
Hà Nội ngày 24/03/2014
PHẦN MỞ ĐẦU
Thế giới đang bước vào những năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, đồng nghĩa với
việc Trái Đất đang chuyển sang thời kỳ gian băng, nhiệt độ Trái Đất nhìn chung tăng làm cho
Trái Đất đang nóng dần lên. Đó gọi là sự biến dổi khí hậu có quy mô toàn cầu. Việt Nam là một
quốc gia nhỏ bé nằm ở đông nam của châu Á nên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu toàn cầu.
Với nhịp sống đô thị ngày càng phát triển sôi động, những hoạt động của con người cũng đã
phần nào góp phần đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu của Trái Đất và ảnh hưởng không nhỏ
đến các tài nguyên và môi trường, trong đó có môi trường nước. „Ô nhiễm môi trường” tự bao
giờ đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc đối với con người, song không phải ai trong chúng ta
đều nhận thức hết được thực trạng cũng như hậu quả của nó. Sự vận mình của ô nhiễm môi
trường diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng nguy hiểm đến bất ngờ.
Môi trường nước đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Nước là tài nguyên quan trọng không thể
thiếu trong đời sống cũng như sự tồn tại của con người và sinh vật. Ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu toàn cầu và những tác động của con người là nguyên nhân chính làm nguồn tài nguyên nước
của chúng ta dần bị thay đổi chất lượng và số lượng nước sạch.
Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn
đề biến đổi khí hậu toàn cầu.Bài báo cáo của tôi sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí
hậu toàn cầu như là một ví dụ điển hình cho vấn đề ô nhiễm môi trường sống hiện nay và tập


trung vào ba phần chính.
Phần 1 : Phân tích,định nghĩa tồn tại xã hội là gì?Biến đổi khí hậu là gì ?
Phần 2 : một số nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí h ậu bao gồm nguyên nhân trực tiếp và sâu
xa,chủ y ếu là những nguyên nhân do hoạt động của con người gây ra.
Phần 3 : Ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam
Chọn đề tài phù hợp với bản than, tôi lập kế hoạch nghiên cứu và đã trải qua quá trình nghiên
cứu khoa học thực sự, từ thu nhập, xử lý thông tin đến tổng hợp và viết báo cáo. Bài tiểu luận đã
phản ánh được tầm quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường, ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu toàn cầu.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và tính chất rộng lớn của vấn đề,tôi chưa thể bao quát
được toàn vẹn nội dung nên cần được trao đổi và tiếp tục nghiên cứu để sáng tỏ hơn, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.
PHẦN NỘI DUNG :
PHẦN 1 : Phân tích,định nghĩa tồn tại xã hội là gì?Biến đổi khí hậu là gì ?
1.Khái niệm về tồn tại xã hội :
Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất
của xã hội, là những mối quan hệ vật chất-xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con người
với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế giữa con
người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá trình hình
thành xã hội loài người và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội gồm các thành phần chính như phương thức sản xuất vật chất; điều kiện tự nhiên-
môi trường địa lý; dân số và mật độ dân số v.v, trong đó phương thức sản xuất vật chất là thành
phần cơ bản nhất. Các quan hệ vật chất khác giữa gia đình, giai cấp, dân tộc v.v cũng có vai trò
nhất định đối với tồn tại xã hội.
2.Khái niệm về biến đổi khí hậu toàn cầu :
Hệ thống khí hậu trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và sinh quyển. Các
quá trình khí hậu diển ra trong sự tương tác liên tục của các thành phần này. Quy mô thời gian
của sự hồi tiếp ở mỗi thành phàn khác nhau rất nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố
vật lý, hóa học và sinh hóa có vai trò tăng cường sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi

khí hậu. Công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: ‘’biến đổi khí
hậu là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý
hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khẳ năng phục hồi hoặc
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống KT-
XH hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người’’.
PHẦN 2 : một số nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí h ậu bao gồm nguyên nhân trực tiếp và
sâu xa,chủ y ếu là những nguyên nhân do hoạt động của con người gây ra.
1. Nguyên nhân do tự nhiên

Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, xuất hiện
các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo
quay của trái đất.
Số Sunspots xuất hiện trung bình năm từ năm 1610 đến 2000. Với sự xuất hiện các Sunspots làm
cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống
mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất (Nguồn: NASA).

Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất
thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ khi tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5
tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian
khá dài như vậy thì sự thay đổi cường độ sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể đến BĐKH.

Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ
lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí
và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được
phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không
gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.

Đại dương ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu. Dòng hải
lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong lưu thông đại dương có
thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển.

Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ đạo. Trục quay
có góc nghiêng 23,5 °. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay
đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói
không ảnh hưởng lớn đến BĐKH.

Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất
nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Theo các kết quả nghiên cứu và
công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các
hoạt động của con người
2 Nguyên nhân do con người
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều
năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào
khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt
độ của trái đất.
Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi băng được khoan
ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan băng (khoảng 18.000 năm
trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ
bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng
khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng
khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650
nghìn năm qua.

Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũng tăng lần lượt từ
715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb
(17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với
tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình
lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ
phẩm phát triển.
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng
do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận

tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới
đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC,
HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu chiếm tới 70% tổng
lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình mỗi người dân phát thải
1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn Độ.
Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng khoảng 20% tổng lượng
phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nước phát thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là
Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn,
Canada 600 triệu tấn, Vương quốc Anh 580 triệu tấn. Các nước đang phát triển phát thải tổng
cộng 12 tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29%
tổng lượng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nước này tăng khá
nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước phát triển dựa vào đó để yêu cầu các nước đang
phát triển cũng phải cam kết theo Công ước Biến đổi khí hậu.
Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2. Năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng
gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/năm (trung bình của thế giới là 4,5 tấn/năm, Singapo 12,4
tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn,
Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn).
Như vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15 năm qua, song vẫn ở mức
thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong khu vực. Dự tính tổng lượng phát thải các
khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so
với năm 1998.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân số thế giới, nhưng tổng
lượng phát thải của họ chiếm 45% tổng lượng phát thải toàn cầu; các nước châu Phi và cận
Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2%, và các nước kém phát triển với 1/3 dân số thế
giới chỉ phát thải 7% tổng lượng phát thải toàn cầu. Đó là điều mà các nước đang phát triển nêu
ra về bình đẳng và nhân quyền tại các cuộc thương lượng về Công ước khí hậu và Nghị định thư
Kyoto.
Chính vì thế, một nguyên tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong Công ước Khung của Liên hợp
quốc về BĐKH là: “Các bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và

mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt
và bên các nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống BĐKH và những ảnh hưởng có
hại của chúng”.
Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
a. Sự gia tăng mạnh các khí nhà kính
Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm 78% khối lượng, khí oxy chiếm 21%,
còn lại khoảng 1% các khí khác như argon, đioxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ, nêon, hêli, hyđrô,
ôzôn,… và hơi nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, các khí vết này, đặc biệt là khí CO2, CH4,
NOx, và CFCs - một loại khí mới chỉ có trong khí quyển từ khi công nghệ làm lạnh phát triển, là
những khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Trước hết, đó là vì các chất khí
nói trên hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát ra, sau đó, một phần lượng bức xạ này lại
được các chất khí đó phát xạ trở lại mặt đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất
thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban
đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất.

Các chất khí nói trên, trừ CFCs, đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được gọi là các khí nhà kính
tự nhiên. Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên, trái đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay
khoảng 33oC, tức là nhiệt độ trung bình trái đất sẽ khoảng 18oC. Hiệu ứng giữ cho bề mặt trái
đất ấm hơn so với trường hợp không có các khí nhà kính được gọi là “Hiệu ứng nhà kính”. Ngoài
ra, khí ôzôn tập trung thành một lớp mỏng trên tầng bình lưu của khí quyển có tác dụng hấp thụ
các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới trái đất và thông qua đó bảo vệ sự sống trên trái đất.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trước, ít nhất khoảng 10.000 năm, nồng độ các chất khí nhà
kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2 chưa bao giờ vượt quá 300ppm. Chỉ riêng lượng phát thải
khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng hàng năm trung bình tỷ lệ từ 6,4 tỷ tấn cacbon
(xấp xỉ 23,5 tỷ tấn CO2) trong những năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 45,9 tỷ tấn
CO2) mỗi năm trong thời kỳ từ 2000 – 2005.
Các nhân tố khác, trong đó có các sol khí (bụi, cacbon hữu cơ, sulphat, nitrat…) gây ra hiệu ứng
âm (lạnh đi) với lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng trực tiếp là 0,5W/m2 và gián tiếp phản xạ
của mây là 0,7W/m2; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi suất phản xạ bề mặt, tạo ra lượng bức xạ
cưỡng bức tổng cộng được xác định bằng 0,02W/m2; trái lại, sự gia tăng khí ôzôn trong tầng đối

lưu do sản xuất và phát thải các hóa chất và sự thay đổi trong hoạt động của mặt trời trong thời
kỳ từ năm 1750 đến nay được xác định là tạo ra hiệu ứng dương đối với tổng lượng bức xạ
cưỡng bức lần lượt là 0,35 và 0,12W/m2. Như vậy, tác động tổng cộng của các nhân tố khác,
ngoài khí nhà kính, đã tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức âm. Vì thế, trên thực tế, sự tăng lên của
nhiệt độ trung bình toàn cầu quan trắc được trong thời gian qua đã bị triệt tiêu một phần, nói
cách khác, sự tăng lên của riêng hàm lượng khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển làm trái đất
nóng lên nhiều hơn so với những gì đã quan trắc được, và điều đó càng khẳng định sự biến đổi
khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con người chứ không phải do quá trình tự nhiên.
b. Suy giảm diện tích rừng
Rừng phân bố không đồng đều trên các châu lục về diện tích cũng như thể loại.
Khoảng 29% diện tích lục địa có rừng che phủ. Người ta ước tính rừng chiếm
20-45% diện tích đất trên hành tinh. Theo thống kê của FAO (1958) thì trên trái đất có 44,05
triệu km2 rừng, khoảng 33% diện tích đất liền. Theo Hougton (1983) thì 15% rừng trên thế giới
đã bị biến mất trong khoảng thời gian từ năm 1950 – 1980. Rừng trên thế giới đã giảm đi 70 triệu
ha (gần 2%) trong khoảng từ 1980 – 1990. Riêng ở vùng Đông Nam Á trong thời gian từ 1980-
1990 diện tích rừng giảm khá nhanh. Như ở Indonexia rừng giảm đi 1212 nghìn ha, Thái lan là
515 nghìn ha, Malaysia là 396 nghìn ha, Ấn Độ 339 nghìn ha, Philipin 316 nghìn ha, Lào 129
nghìn ha và Việt Na Việc phá rừng ở vùng nhiệt đới, bắt đầu diễn ra mạnh mẽ từ thế kỷ 18 và 19
do việc mở rộng diện tích trồng cây nông nghiệp và cây công nghiệp, đặc biệt là từ năm 1945.
Theo FAO thì khoảng 50% rừng nhiệt đới bị phá hủy từ năm 1950.
Nhiều nhất là ở Trung Mỹ ( 66% ), tiếp đến là Trung Phi (52%), Nam phi và Đông Nam Á là
37% và 38%. Vào những năm đầu của thập kỷ 80 tốc độ mất rừng nhiệt đới là 113.000
km2/năm. Tốc độ mất rừng trong những năm gần đây càng ra tăng mạnh mẽ hơn. Người ta ước
tính có 40% rừng còn lại sẽ bị phá hủy nghiêm trọng vào năm 2020. Rừng đang bị suy thoái mà
nguyên nhân chủ yếu là do con người. Cùng với sự phát triển của nhân loại và sự gia tăng dân số
trên thế giới, rừng ngày càng bị thu hẹp do con người phá hoại rừng để khai thác nguyên liệu
phục vụ sản xuất, mở rộng đất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đô thị hoá. Khai
thác chặt phá rừng bừa bãi, chăn thả quá mức, đốt nương làm rẫy lặp đi lặp lại liên tục không chỉ
làm thay đổi loài cây gỗ mà còn dẫn đến làm phá hủy các hợp phần khác nhau của hệ sinh thái
rừng như đất, thảm cỏ, chế độ nước và kết quả cuối cùng là rừng bị phá hủy làm giảm sự hấp thụ

đối với khí nhà kính. m là 139 nghìn ha.
Nguyên nhân của nước biển dâng
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm
triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so
với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực
nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy
đo độ cao vệ tinh.
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), sự nóng lên của hệ
thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của
nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết
phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu.
Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các thành phần chứa nước
trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, các sông băng trên núi, băng
Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền.
Các kết quả nghiên cứu gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ cao hơn từ 0,5 – 1,4m vào
cuối thế kỷ XXI.
Phần 3 : Ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam
1.Ảnh hưởng chung của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu :
=) ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân loai:
- Môi trường sống bị thay đổi do biển đổi khí hậu làm mở dông vành đai nhiệt đới trở nên kho
hạn.
- Từ năm 1979, vành đai áp thấp nhiệt đới đã tăng từ 2 đến 4,8 vĩ độ, Kết quả là vành đai nhiệt
đới mở rộng về phía cực nam và băc tổng cộng từ 225 đến 530 km.
- Nguy cơ thiếu lương thực đắc biệt ở các nước nghèo do đất bị suy thoái, cây trồng thoái hóa
( điển hình là lúa_ cây lương thực chính của phần đông dân cư thế giới ).
- Nhiều căn bệnh mới sẽ xuất hiện, những căn bệnh cũ sẽ phức tạp lên do môi trường bị thay đổi.
- Thiếu nước sinh hoạt do băng tan và nước biển dâng.
- Lũ lụt xảy ra thường xuyên do nước biển dâng.
- Các cuộc xung đột giữa các nhóm người tăng do tài nguyên cạn kiệt cáo luồng di dân tự do. -
Nạn khủng bố lan rộng tập trung đặc biệt vào những nước mà chúng cho rằng đã gây nên tình

trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Khoảng cách giầu nghèo gia tăng do giá lương thực bị đẩy lên cao các nước nghèo chịu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu sớm nhất.
=) ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
- Giảm đa dạng sinh học: nhiệt độ trái đất tăng cao
-) phá vỡ hệ thống khí hậu gây ra những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa trong các khu vực
-) đe dọa đa dạng sinh học, số lượng loài và đa dạng nguồn gen.
Những thay đổi trong chu kì sống ( thời điểm sinh sản) do mùa xuân đến sớm: nhiệt độ mùa xuân
tăng cao ảnh hưởng đến thời điểm đâm trồi của cây cối, lột xác của côn trùng, thời điểm kết bạn
của động vật, thời gian làm tổ và nguồn thức ăn để nuôi con
- Thay đổi phân bố trên diện rộng của chim, bướm, cáo dịch chuyển vùng phân bố lên phía bắc
- Thay đổi phân bố theo độ cao
- Gấu bắc cực và chim cánh cụt: hiện tượng Êm lên toàn cầu ảnh hưởng rõ rệt ở hai vùng cực
( tốc độ tan chảy của các núi băng ở Nam cực, Bắc cực âm lên 2 lần so với các nơi khác )
- thay đổi về sự phân bố và đọ phong phú của các động vật biến va HST vùng cực o Chim cánh
cụt đã giảm số lượng o Gấu bắc cực đứng trước ngy cơ: thiếu thức ăn, giảm trọng lương cơ thể,
khả năng sinh sản ngày càng hạn chế o Các loài lưỡng cư giảm đi với tốc độ chưa từng có o Cá
voi, cá khan hiếm nguồn thức ăn
- sự thay đổi trong sinh sản của các sinh vật phù du do nước biển Êm lên. o Bệnh dịch và các
loài gây hai tăng nhanhdo khí hậu Êm lên đẩy mạnh quá trình phát triển và phát tán của mầm
bệnh, giảm thời gian ngủ đông trong chu kì hoạt động của mầm bệnh và thay đổi khả năng nhiễm
bệnh. o Rùa có nguy cơ tuyệt chủng do hiện tượng thay đỏi giới tính phụ thuộc vào nhiệt độ. Nếu
nhiệt độ tăng cao, số lượng con cái sẽ tăng nhanh trong khi sè con đực giảm
-) mất cân bằng về số lượng rùa cái và rùa được
-) tuyệt chủng o San hô chết: do mất đi loài cộng sinh ( tảo biển bị tách rời khỏi san hô khi nồng
độ muối, dịch bệnh vor nhieetj độ bề mặt đại dương tăng ), do nước biển dâng ( hiện tượng tượng
tẩy trắng san hô ) o Lượng mưa phân bố không đều
-) thảm thực vật sẽ thay đổi theo
-) ảnh hưởng đến động vật có liên quan và nguy cơ tuyệt chủng cục bộ.
=) ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới:

- Nông nghiệp:
Thiếu đất trồng trọt do bị hoang mạc hóa hoặc tiếp tục chuyển đổi mục đích sử dụng không có
qui hoạch hợp lí
-) năng suất cây trồng sản lượng nông nghiệp giảm đáng kể
o Nguồn nước tưới bị ô nhiễm hoặc cạn kiệt
o Các giống cây trồng vật nuôi bị thoái hóa
o Các loại thủy sản suy kiệt
o Nguồn nguyên liệu cung cấp từ Nông_Lâm_Ngư nghiệp giảm, ngày càng khan hiếm
- Công nghiệp:
o Công nghiệp khai thác dầu khí bị cản trở do nước biển dâng
- Dịch vô:
o Hoạt động du lịch bị ngưng trệ do nước biển dâng đa dạng sinh học giảm
o Quan hệ thương mại giữa các nước có thể trở nên căng thẳng hơn.
o Giao thông vận tải đường biển gặp khó khăn do nước biển dâng
2 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo những xu hướng sau:
- Giảm mưa dông;
- Giảm sương mù;
- Hạn hán tăng cả về tần suất và cường độ;
- Mùa lạnh thu hẹp;
- Bão tăng về tần suất, nhất là vào cuối năm và ảnh hưởng đến các tỉnh Nam Trung Bộ.
Theo các mô hình dự báo biến đổi khí hậu, với các kịch bản khác nhau dựa trên các kịch bản
phát thải khí nhà kính toàn cầu ở 3 mức: mức thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI),
trong đó Việt Nam ưu tiên và lấy kịch bản trung bình làm định hướng. Kết quả dự báo đến năm
2100, nhiệt độ trung bình ở nước ta sẽ tăng cao từ 1,2 đến 2,5°C, mực nước biển dâng tương ứng
từ 38 đến 55cm.
Nhiệt độ sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và cao nguyên Trung Bộ. Trong mùa
mưa, lượng mưa sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Vào nửa sau
thế kỷ XXI, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và khốc liệt do nước biển
dâng.

Theo đánh giá của các tổ chức khoa học quốc tê, Việt Nam la 1 trong 5 nước trên thế giới bị ảnh
hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong dó vùng đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập chìm nặng nhất. Theo cảnh báo của ủy ban Liên
Chính Phủ về BĐKH đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng đến 5% đất
đai của VN, 10% dân số, tác động 7% sản xuất nông nghiệp, giảm 10% GDP, riêng năng xuất
kinh tế biển sẽ suy giảm 1/3.
Ảnh hưởng :
Biến đổi khí hậu lam cho lượng mưa biến đổi không nhất quán, có nơi tăng, nơi giảm.
o ở Hà Nội và thành phố HCM, lượng mưa từ năm 1940 về trước cao hơn trung bình nhiều năm.
o ở các tỉnh Nam Trung Bộ, lượng mưa có xu thế giảm, tình trạng khô hạn tăng lên.
o Lượng mưa lớn nhất trong 24h cũng tăng lên trong những thập kỉ gần đây.
- Những đợt rét kéo dài làm chết hàng ngàn gia sóc
- Những trận lụt ngày càng dữ dội, liên tiếp xảy ra ở khu vực phía Bắc và Miền Trung.
- Hiện tượng triều cường ở Thanh phè HCM ngày càng nghiêm trọng và diễn biến phức tạp
- Hiện tượng nhiêm mặn vùng cửa sông diễn ra với tốc độ nhanh đặc biệt ở đồng bắng sông Cửu
Long
- Mùa khô ở Tây Nguyên và ác tỉnh miền Trung ngày càng Sâu Sắc
. - Các đợt bão thất thường đổ bộ vào khu vực phía Nam gây thiệt hại lớn về người và của.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Báo mạng ‘Dân trí.com’
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
CAM KẾT CỦA SINH VIÊN
- Khẳng định tiểu luận này là do chính bản thân tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra
- Không sao chép toàn bộ một nguồn tài liệu khác, không nhờ người khác viết hộ,làm hộ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….1
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………… 2
PHẦN 1 : Phân tích,định nghĩa tồn tại xã hội là gì?Biến đổi khí hậu là gì ? 2
1.Khái niệm về tồn tại xã hội ……………………………………………………………2
2.Khái niệm về biến đổi khí hậu toàn cầu ……………………………………………… 2

PHẦN 2 : một số nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí h ậu bao gồm nguyên nhân trực tiếp và sâu
xa,chủ y ếu là những nguyên nhân do hoạt động của con người gây ra……………… 2
1. Nguyên nhân do tự nhiên…………………………………………………………….2
2 Nguyên nhân do con người………………………………………………………….3
Phần 3 : Ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam…………… 8
1.Ảnh hưởng chung của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu …………………………….8
2 Biến đổi khí hậu toàn cầu tác động đến Việt Nam……………………………………9


×