Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

đánh giá tác động của chương trình cùng nông dân ra đồng đến kinh tế và ý thức của nông dân trên địa bàn huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.63 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG NGHIỆP SẠCH



Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
“CÙNG NÔNG DÂN RA ĐỒNG” ĐẾN KINH TẾ
VÀ Ý THỨC CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUY
ỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP










Cán bộ hướng dẫn:
TS. Châu Minh Khôi
Th.S Trần Huỳnh Khanh


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Thật
MSSV: 3087646
Lớp: Nông Nghiệp Sạch - K34
Cần Thơ, 2013
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT



Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Nghiệp Sạch, với đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH “CÙNG NÔNG DÂN
RA ĐỒNG” ĐẾN KINH TẾ VÀ Ý THỨC CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP


Do sinh viên Nguyễn Văn Thật thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013
Cán bộ hướng dẫn


TS Châu Minh Khôi


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông Nghiệp Sạch, với đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CNDRĐ ĐẾN KINH TẾ VÀ Ý
THỨC CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Do sinh viên Nguyễn Văn Thật thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức………………………










Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013





Chủ Tịch Hội Đồng
DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp
& Sinh Học Ứng Dụng

iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Thật








iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. Lý lịch sơ lược

Họ và tên: Nguyễn Văn Thật
Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1990 Giới tính: Nam
Nơi sinh: huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Dân tộc: Kinh
Con ông: Nguyễn Văn Tài
Và bà: Trịnh Thị Thẩm
Chỗ ở hiện nay: ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
II. Quá trình học tập
1. Tiểu học
Thời gian: 1997-2002
Trường: Tiểu học A Thạnh Mỹ Tây
Địa chỉ: xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
2. Trung học cơ sở
Thời gian: 2003-2006
Trường: Trung học cơ sở Thạnh Mỹ Tây
Địa chỉ: xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
3. Trung học phổ thông
Thời gian: 2006-2008
Trường: Trung học phổ thông Thạnh Mỹ Tây
Địa chỉ: huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
4. Đại học
Thời gian: 2008-2012
Trường: Đại Học Cần Thơ, sinh viên ngành Nông Nghiệp Sạch, khóa 34
Địa chỉ: đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh kiều, TP.Cần Thơ.





v
LỜI CẢM TẠ


Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi dạy con khôn lớn nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!
- TS. Châu Minh Khôi, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- ThS. Trần Huỳnh Khanh đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn
chỉnh luận văn.
- Cô Nguyễn Mỹ Hoa đã quan tâm và dìu dắt em hoàn thành tốt khóa học. Quý
Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã tận
tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học
Thân gửi các bạn lớp Nông Nghiệp Sạch K34 lời chúc thành đạt trong tương lai!


Nguyễn Văn Thật









vi
Nguyễn Văn Thật. 2013. “ Đánh giá tác động của chương trình “Cùng nông dân ra
đồng” đến kinh tế và ý thức của nông dân trên địa bàn huyện Tân Hồng tỉnh
Đồng Tháp ”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Nghiệp Sạch, khoa Nông
nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn TS. Châu
Minh Khôi và ThS. Trần Huỳnh Khanh.




TÓM LƯỢC

Đề tài “ Đánh giá tác động của chương trình “Cùng nông dân ra đồng” đến kinh
tế và ý thức của nông dân trên địa bàn huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp” thực hiện bởi
Cty TNHH MTV LƯƠNG THỰC TÂN HỒNG nhằm làm rõ tác động của chương
trình này đến người tham gia chương rình và cộng đồng xung quanh người tham gia
chương trình. Nghiên cứu được thực hiện với các phương pháp là: Phỏng vấn nông
dân tham gia mô hình “Cùng nông dân ra đồng” và nông dân sản xuất theo truyền
thống, bên cạnh đó đánh giá tính bền vững và tính khả thi của quy trình.
Sau quá trình nghiên cứu thì nhận thấy rằng hiện nay chương trình có tác động
tích cực đên thu nhập của nông dân. Nông dân giảm được giá thành sản xuất, tăng lợi
nhuận, nâng cao được kỹ năng trồng lúa. Gạo được sản xuất từ quy trình có đầu ra ổn
định với thương hiệu riêng.
vii
MỤC LỤC
Trang
XÉT DUYỆT LUẬN VĂN i
LỜI CAM ĐOAN iii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN iv
LỜI CẢM TẠ v
TÓM LƯỢC vi
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH BẢNG x
DANH SÁCH HÌNH xii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1. Các khái niệm về cơ sở lý luận 2

1.1.1. Định nghĩa sản xuất lúa (gạo) hàng hóa 2
1.1.2. Chương trình Cùng nông dân ra đồng 2
1.1.3. Lực lượng FF là gì ? 2
1.1.4. Nông dân nòng cốt của chương trình CNDRĐ 2
1.1.5. Cơ sở ra đời của chương trình CNDRĐ 3
1.1.6. Chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn 3
1.1.7 Nông nghiệp là gì ? 4
1.1.8 Nông nghiệp bền vững là gì ? 4
1.1.9. Phát triển nông nghiệp bền vững 4
1.1.10. Mô hình "3 giảm 3 tăng" 5
1.1.11. Mô hình "1 phải 5 giảm" 5
1.1.12. IPM là gì ? 5
1.1.13. Hóa chất bảm vệ thực vật là gì ? 6
1.1.14. Sử dụng thuốc theo nguyên tắc bốn đúng 6
1.1.15. Số liệu thứ cấp 6
1.1.16. Số liệu sơ cấp 7
1.1.17. Nông thôn 7
1.1.18. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới 7
1.2. Khái niệm các phương pháp nghiên cứu 7
viii
1.2.1. Phỏng vấn sâu (Depth interviewing) 7
1.2.2. Phương pháp quan sát thực tế (Field Observation) 7
1.2.3. Thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussions) 8
1.2.4. Điều tra bằng bảng câu hỏi chuẩn hóa 8
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 8
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 11
2.1.1. Mục tiêu chung 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 11
2.1.3. Câu hỏi nghiên cứu 11

2.2. Nội dung nghiên cứu 11
2.2.1. Thông tin về địa bàn nghiên cứu 11
2.2.2. Thông tin về nông hộ trong địa bàn nghiên cứu 13
2.2.3. Thông tin về kĩ thuật sản xuất lúa của nông hộ ở hiện tại 15
2.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa tham gia chương trình
CNDRĐ và chưa tham gia chương trình ở hiện tại 15
2.2.5. So sánh về sự thay đổi thu nhập, kĩ thuật sản xuất, ý thức
bảo vệ môi trường của nông dân tham gia chương trình CNDRĐ lúc
trước và sau năm 2012 15
2.3. Thu thập số liệu 15
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp 15
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp 15
Chương 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 18
3.1. Tác động của chương trình CNDRĐ đến đời sống của người
trồng lúa trên địa bàn huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp 18
3.1.1. Hiện trạng nghề trồng lúa ở huyện Tân Hồng, Đồng Tháp 18
3.1.1.1. Thông tin về nông ộ điều tra 18
3.1.1.2. Thuận lợi của việc trồng lúa ở Tân Hồng, Đồng Tháp 19
3.1.1.3. Khó khăn của việc trồng lúa ở Tân Hồng, Đồng Tháp 19
3.1.1.4. Hiện trạng áp dụng KHKT trong canh tác lúa ở huyện
Tân Hồng, Đồng Tháp 21
3.1.1.5. Nguồn thông tin biết đến chương trình CNDRĐ của
nông dân hiện nay ở Tân Hồng 22
ix
3.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của chương trình CNDRĐ 22
3.1.2.1. So sánh năng suất lúa đạt được của nông dân tham gia
chương trình CNDRĐ và của nông dân không tham gia chương
trình CNDRĐ ở vụ Đông xuân 2012 – 2013 và Hè thu 2013 22
3.1.2.2. So sánh trung bình tổng chi phí giữa nông dân tham
gia chương trình CNDRĐ và nông dân không tham gia trong vụ

Đông xuân 2012 – 2013 và Hè thu 2013 23
3.1.2.3. So sánh về lợi nhuận giữa nông dân tham gia chương
trình CNDRĐ và nông dân không tham gia chương trình CNDRĐ ở
vụ Đông xuân 2012 – 2013 và Hè thu 2013 25
3.1.3. So sánh khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật
trong canh tác lúa của nông dân 26
3.1.3.1. Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin kỹ thuật canh
tác lúa 26
3.1.3.2. Đánh giá về hiệu quả các mô hình kỹ thuật canh tác 27
3.1.3.3. Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
trên lúa giữa nông dân trong mô hình CNDRĐ và nông dân ngoài
mô hình ở thời điểm vụ Đông xuân 2012 – 2013 và Hè thu 2013 28
3.2. Tác động của chương trình CNDRĐ đến nhận thức về sức khỏe
và bảo vệ môi trường của người trồng lúa ở Tân Hồng, Đồng Tháp 28
3.2.1. Nhận thức tác hại của thuốc BVTV đến sức khỏe bản
thân và cộng đồng 28
3.2.2. Cách sử lý rác thải nông nghiệp của nông dân huyện Tân
Hồng, Đồng Tháp 30
3.3. Đánh giá của người trồng lúa về chương trình CNDRĐ 31
3.3.1. Nhận xét của nông dân về lực lượng FF 31
3.3.2. Nhận xét của nông dân về hiệu quả đạt được khi tham gia
cùng chương trình CNDRĐ 31
3.3.3. Ý kiến của nông dân về chương trình CNDRĐ 33
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
4.1. Kết luận 34
4.2. Kiến nghị 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
PHỤ CHƯƠNG 38
x
DANH SÁCH BẢNG


Bảng Tựa bảng Trang
1 Thông tin chung về lao động chính của nông hộ diều tra ở huyện
Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2013
18
2 Những khó khăn trong canh tác lúa của người nông dân ở huyện
Tân Hồng, Đồng Tháp
20
3 Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật của nông dân (%) 21
4 Nguồn thông tin biết đến chương trình CNDRĐ của nông dân ở Tân
Hồng, Đồng Tháp (%)

22
5 So sánh năng suất lúa trung bình giũa nông dân tham gia CNRĐ và
nông dân không tham gia ở vụ Đông xuân 2012-2013 và Hè thu
2013
22
6 So sánh trung bình tổng chi phí giữa nông dân tham gia CNDRĐ và
nông dân không tham gia trong vụ Đông xuân 2012-2013 và Hè thu
2013

23
7 So sánh giá lúa bán giữa nông dân tham gia CNDRĐ và nông dân
không tham gia năm 2013
Xcb b
24
8 Lợi nhuận trung bình ở vụ Đông xuân 2012-2013 và Hè thu năm
2013 giữa nông dân tham gia CNDRĐ và nông dân không tham gia
25
9 So sánh tổng lợi nhuận trung bình của vụ lúa Đông xuân 2012-2013

và Hè thu 2013 giữa nông dân tham gia chương trình CNDRĐ và
nông dân không tham gia CNDRĐ.

25
10 Các nguồn tiếp cận thông tin khoa hoc kỹ thuật của nông dân ở
huyện Tân Hồng, Đồng Tháp (%)

26
xi
11 Nguồn thông tin tiếp cận KHKT dễ tiếp cận để ứng dụng xếp theo
thứ tự ưu tiên giảm dần (%)

26
12 Đánh giá của người trồng lúa về hiệu quả của các mô hình kỹ thuật
áp dụng trong canh tác lúa hiện nay

27
13 So sánh số lần bón phân và lượng phân bón của nông dân tham gia
CNDRĐ và nông dân không tham gia trong vụ Đông xuân 2012-
2013 và Hè thu năm 2013

28
14 So sánh số lần xử lý thuốc BVTV giữa nông dân tham gia CNDRĐ
và nông đân không tham gia năm 2013

28
15 So sánh về nhận thức về tác hại của thuốc BVTV giữa nông dân
tham gia CNDRĐ và nông dân không tham gia (%)
29
16 Nhận thức bảo vệ môi trường đồng ruộng giữa nông dân tham gia

CNDRĐ và nông dân không tham gia (%)

30
17 Nhận xét của nông dân về lực lượng FF (%) 31
18 Nhận thức về hiệu quả của chương trình CNDRĐ cho người tham
gia (%)

31


xii
DANH SÁCH HÌNH

Hình Tựa hình Trang
1 Bản đồ hành chính huyện Tân Hồng 12
2 Trình độ học vấn giữa nông dân tham gia chương trình CNDRĐ
và nông dân chưa tham gia chương trình
19
3 Chi phí sản xuất của nông dân vụ Đông xuân 2012-2013 và hè thu
2013
23

1
MỞ ĐẦU

Chương trình “Cùng nông dân ra đồng” ra đời nhằm mục tiêu nâng cao nhận
thức áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến cho người trồng lúa để tăng hiệu quả sản xuất.
Trực tiếp chuyển giao cho nông dân một giải pháp quản lý đồng ruộng theo hướng
hiệu quả, an toàn và bền vững; giúp nông dân trồng lúa tăng năng suất, tăng phẩm
chất, giảm chi phí đầu vào và tăng thêm lợi nhuận, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống

(Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang báo cáo chương trình hướng về nông dân
giai đoạn 2006 - 2009, 2010). Mặc dù Công ty cổ phần BVTV An Giang đã thực hiện
đánh giá chương trình dựa trên đối tượng người tham gia dự án, nhưng chưa có sự
đánh giá tác động của chương trình đến cộng đồng và so sánh với những hộ chưa tham
gia chương trình. Do đó việc nghiên cứu “ Đánh giá tác động của chương trình
“Cùng nông dân ra đồng” đến kinh tế và ý thức của nông dân trên địa bàn huyện
Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp”sẽ làm rõ hơn tác động của chương trình này đến hai đối
tượng cần quan sát đó là: Người tham gia chương trình, cộng đồng xung quanh người
tham gia chương trình và sử dụng người không tham gia chương trình làm đối chứng
cho khảo sát, bên cạnh đó đánh giá tính bền vững và tính khả thi của quy trình.
Kết quả nghiên cứu sẽ làm tư liệu khoa học giúp cho các nhà hoạch định chính
sách Nông nghiệp ở huyện, xã và Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang có thêm
cơ sở lý luận và thực tiễn để cải thiện và phát triển bền vững mô hình này. Qua đó góp
phần giúp cho người nông dân tăng được hiệu quả trong canh tác lúa.






2
Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm về cơ sở lý luận
1.1.1. Định nghĩa sản xuất lúa (gạo) hàng hóa:
Là sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, tập trung một số giống có chất lượng và
năng suất cao được thị trường ưa chuộng nhằm tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.1.2. Chương trình cùng nông dân ra đồng(CNDRĐ):
Đây là một trong những chương trình hướng về nông dân của Công ty cổ phần
bảo vệ thực vật An Giang. Chương trình này là một trong ba hợp phần (cùng nông dân

ra đồng, cùng nông dân chăm sóc sức khỏe và cùng nông dân vui chơi giải trí) của
chương trình ‘Cùng hướng về nông dân’ ra đời từ năm 2006 với mục tiêu góp phần
thực hiện chủ trương Tam Nông – Liên kết 4 nhà; chuyển giao cho nông dân một giải
pháp quản lý đồng ruộng theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững; giúp nông dân
trồng lúa tăng năng suất, tăng phẩm chất và tăng thêm lợi nhuận (Công ty cổ phần bảo
vệ thực vật An Giang báo cáo chương trình hướng về nông dân giai đoạn 2006-2009, 2010).
1.1.3. Lực lượng FF là gì?
Lực lượng FF ra đời năm 2006 với số lượng là 12 nhân viên, khi đó FF là từ viết
tắt của Field Force có nghĩa là lực lượng đồng ruộng, công việc ban đầu là cùng với bà
con nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngay chính trên mảnh ruộng của
nông dân. Qua 2 vụ lúa, cùng với sự đánh giá và ủng hộ của xã hội, trong đó quan
trọng hơn là sự quý mến của bà con nông dân đối với chương trình và lực lượng FF,
chương trình thống nhất đổi lại là từ viết tắt của Famer’s Friend, nghĩa là “bạn nhà
nông” cũng vì bởi ý nghĩa của nó phản ánh đúng tính chất và sự mong muốn không chỉ
của FF, không chỉ của Công ty mà còn của cả bà con nông dân. Lực lượng này thực
hiện 3 cùng: “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm” ở địa bàn với bà con nông dân. Với 3 cùng,
FF dễ gần gũi và dễ chia sẻ với nông dân, từ công việc đồng áng đến những tâm tư,
nguyện vọng trong đời sống hàng ngày của bà con, sẵn sàng hướng dẫn, tư vấn cho
nông dân trong kỹ thuật canh tác lúa. Bên cạnh đó, lực lượng này còn học được rất
nhiều kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn động ruộng của bà con nông dân từ đó kiến
thức của FF được tích lũy rất nhanh. Lực lượng này góp phần chính đem lại sự thành
công cho chương trình.
1.1.4. Nông dân nòng cốt của chương trình CNDRĐ:
Là những nông dân tham gia trong chương trình phải đạt được 3 điều kiện sau:
từ 2 vụ trở lên; canh tác phải đúng với quy trình canh tác của mô hình; hiệu quả canh
tác cao có uy tín hơn so với các nông dân khác (Huỳnh Quang Huy. 27.10.2010.ý kiến
cá nhân).
3
1.1.5. Cơ sở ra đời của chương trình CNDRĐ:
Chương trình này được ra đời trong hoàn cảnh là công ty nhận biết được người

nông dân có kinh nghiệm cực kỳ phong phú, lao động rất siêng năng chịu khó, sáng
tạo, họ có khả năng nhận biết được sự thay đổi của đất đai, thời tiết, nhận biết tốt đối
với tình trạng dịch bệnh trên cây lúa và họ cũng biết cách ứng phó đối với các hoàn
cảnh hoặc các sự thay đổi trên. Nhưng trong việc chăm sóc cũng như việc phòng trừ
dịch hại trên lúa họ hiểu chưa đủ được ý nghĩa của việc mình làm, cũng như việc tiếp
thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế và chưa thực sự tự tin trong các thay
đổi của mình, từ đó gây lãng phí một lượng lớn chi phí trong canh tác như tốn nhiều
giống, tốn nhiều tiền cho 1 cử phun thuốc, tốn nhiều phân… Do đó làm giảm đi lợi
nhuận, mặt khác tình trạng này cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường do lượng
phân thuốc tồn dư trên đồng, không quản lí tốt nguồn nước. Một khía cạnh khác, xuất
phát từ suy nghĩ của Công ty rằng ở FF – lực lượng kỹ sư trẻ, nhiệt huyết, xung kích,
nắm nhiều kiến thức về lý thuyết từ thầy cô, còn với bà con nông dân – những người
có rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn qua thời gian canh tác lâu dài với đồng ruộng. Như
vậy, sự gặp gỡ giữa FF và nông dân tạo nên mối gắn kết bổ sung, nơi gặp gỡ giữa lý
thuyết và thực tiễn. Từ đó, kiến thức mỗi bên ngày càng phong phú hơn, với người
nông dân có thể cải thiện được cuộc sống của chính họ, và cũng từ đó họ có cơ hội
được đóng góp cho xã hội nhiều hơn, xã hội nông thôn ngày càng phát triển hơn.
Bên cạnh đó Công ty có thế mạnh về tiềm lực về tài chính nên đã xây dựng và
thành lập chương trình CNDRĐ nhằm giúp cho người nông dân hiểu được nhiều hơn ý
nghĩa những việc mình làm từ đó đem lại kết quả tốt nhất.
1.1.6. Chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn:
Theo Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT (2010) thì nhằm thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Chính phủ đã thành lập Tổ biên tập về
đề án tam nông. Mục tiêu chung của đề án là cụ thể hóa quan điểm của Đảng về các
vấn đề có liên quan tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong bối cảnh hội nhập của
đất nước và nền kinh tế thế giới. Nội dung của đề án này gồm: Đánh giá thực trạng
nông dân, nông nghiệp và nông thôn; Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến 2015, 2020, tầm
nhìn sau 2020 và quan điểm phát triển; Nội dung và giải pháp; Tổ chức thực hiện. Mục
tiêu của chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Chính phủ đã đề ra là
nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn đến năm 2020 tăng hơn 2,5 lần so với so với

năm 2008 chỉ đạt 762.000 đồng.tháng-1 (Tổng cục thống kê Việt Nam 2008). Đồng
thời xây dựng nông thôn mới bền vững, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh
thái, giữ gìn bản sắc văn hóa” (Công văn 498/VPCP-KTN trích bởi Hà Phương, 2010).
Chính sách này được Chính phủ cụ thể ở Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8
4
năm 2008 Hội nghị thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông
thôn, nông dân.
1.1.7. Nông nghiệp là gì?
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc
dân, là một trong những bộ phận quan trọng chủ yếu của tái sản xuất xã hội, bao gồm:
trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp
Trồng trọt bao gồm việc sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả,
rau, cây thức ăn gia xúc và cây làm thuốc…
Chăn nuôi bao gồm việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác.
Thủy sản gồm việc nuôi trồng và khai thác các nguồn động thực vật thủy sản
trong môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
Lâm nghiệp bao gồm việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật và
động vật rừng.
1.1.8. Nông nghiệp bền vững là gì?
Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp:
Về kinh tế: đảm bảo được hiệu quả cao và lâu bền.
Về xã hội: không tạo ra khoảng cách quá lớn giữa giàu và nghèo, không làm bần
cùng hóa nông dân và gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng.
Về tài nguyên môi trường: không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, không làm suy
thoái và hũy hoại môi trường; về văn hóa, quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản
sắc nền văn hóa dân tộc.
1.1.9. Phát triển nông nghiệp bền vững:
Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) thì phát triển bền vững
nói chung là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Ở Việt Nam,

phát triển nông nghiệp bền vững là phải đáp ứng đủ 3 điều kiện: về kinh tế, xã hội và
môi trường. Về kinh tế nông nghiệp không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và an
ninh lương thực trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Về xã hội, nông
nghiệp phát triển bền vững là phải đảm bảo cho cho người nông dân có đầy đủ công
ăn, việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao, cuộc
sống lành mạnh, không có tệ nạn xã hội. Về môi trường, nông nghiệp phát triển bền
vững là không hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, không
gây ô nhiễm môi trường.


5
1.1.10. Mô hình “3 giảm 3 tăng”:
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vựa lúa lớn nhất của cả nước
và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo
quốc gia. Mặc dù sản lượng lúa khá lớn nhưng lợi nhuận của nông dân chưa cao do tốn
nhiều chi phí cho sản xuất và chất lượng gạo chưa thật tốt. Một trong những nguyên
nhân quan trọng là nông dân còn sản xuất lúa theo tập quán cũ nghĩa là sử dụng lượng
giống gieo sạ và phân đạm trong quá trình sản xuất còn quá cao… Điều này làm cho
tình hình dịch hại ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng hạt lúa.
Vì thế, Bộ nông nghiệp và PTNT đã triển khai chương trình quản lý dinh dưỡng
và dịch hại tổng hợp gọi tắt là "ba giảm ba tăng" (3G3T) nhằm mục đích tạo ra một
giải pháp phù hợp trong thâm canh lúa là: giảm giống, giảm phân và thuốc bảo vệ thực
vật nhằm tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận cho nông dân tạo nên một nền nông
nghiệp bền vững
1.1.11. Mô hình “1 phải 5 giảm”
Mô hình “1 phải 5 giảm” là một giải pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp được mở
rộng từ giải pháp kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” và bổ sung thêm hai giảm là giảm nước tưới
và giảm thất thoát sau thu hoạch, còn một phải là phải sử dụng giống cấp xác nhận.
Lợi ích khi áp dụng “1 phải 5 giảm” là giảm chi phí, tăng lợi nhuận, bảo vệ sức
khỏe cộng đồng và giảm ô nhiễm môi trường.

- Một phải là: Phải sử dụng giống cấp xác nhận; phải trồng giống lúa nằm trong
bộ giống lúa khuyến cáo của ngành nông nghiệp địa phương; không sử dụng lúa ăn
làm lúa giống.
- Năm giảm là: Giảm lượng giống gieo sạ; giảm bón thừa phân đạm; giảm sử
dụng thuốc BVTV hóa học; giảm lượng nước tưới; giảm lượng thất thoát sau thu hoạch.
Qua kết quả lược khảo trên nhận thấy điểm khác giữa chương trình CNDRĐ so
với mô hình “3 giảm 3 tăng” và mô hình “1 phải 5 giảm” là CNDRĐ luôn đồng hành
sát với nông dân, lực lượng FF luôn sẳn sàng và trực tiếp tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và
cùng tham gia canh tác với người nông dân. Khi nông dân tham gia cùng với chương
trình thì phải hoàn toàn tuân thủ theo quy trình canh tác của chương trình đưa ra.
1.1.12. IPM là gì?
IPM là từ viết tắt của Integrated Pest Management, có nghĩa là quản lý dịch hại
tổng hợp.Chương trình IPM quốc gia Việt Nam bắt đầu được triển khai từ năm 1992
để đối phó với tình hình diễn biến bộc phát của dịch hại đặc biệt là rầy nâu và sâu cuốn
lá nhỏ trên cây lúa. IPM nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trồng cây khỏe, hạn chế
đến mức thấp nhất những tác động xấu đến hệ sinh thái đồng ruộng, tránh làm tiêu diệt
các loài thiên địch, khuyến khích quản lí dịch hại bằng cơ chế điều khiển tự nhiên.
6
IPM dựa trên bốn nguyên tắc: Cây lúa khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường
xuyên theo dõi sát tình hình diễn biến của dịch hại để phòng trị kịp thời, nông dân trở
thành chuyên gia trên đồng ruộng.
1.1.13. Hóa chất bảo vệ thực vật là gì?
Hóa chất BVTV là những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hay chất tổng hợp
nhân tạo được dùng để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng. Hiện nay hóa chất
BVTV thường được gọi là thuốc trừ dịch hại (Pesticide). Dựa theo đối tượng phòng trừ
có các loại thuốc như: Thuốc trừ sâu (Insecticide), thuốc trừ nấm (Fungicide), thuốc
trừ vi khuẩn (Bactericide), thuốc trừ cỏ (Herbicide), thuốc trừ rong tảo (Algicide và
một số loại thuốc khác trừ chuột, ve, bét, rệp)
1.1.14. Sử dụng thuốc theo nguyên tắc bốn đúng
Bốn đúng là: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách.

Đúng thuốc: Trên từng loại đối tượng cần quản lý thì ưu tiên chọn các sản phẩm
có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật. Bên cạnh đó thuốc phải an toàn cho cây trồng,
nông sản và ít ảnh hưởng đến thiên địch, môi trường, con người và vật nuôi.
Đúng lúc: Đối với tùng loại đối tượng gây hại có thời điểm yêu cầu cần xử lí
khác nhau.Việc xử lí đòi hỏi phải đúng thời điểm thì thuốc mới phát huy tác dụng. Nên
tránh phun thuốc lúc cây trồng trổ hoa, trời nắng gắt hoặc chiều tối.
Đúng liều lượng: thuốc phải được pha chế đúng liều lượng được khuyến cáo thì
mới đạt được hiểu quả sử dụng của thuốc.
Đúng cách: Mỗi đối tượng gây hại điều có vòng đời, phát sinh, phát triển, trú ẩn
và gây hại khác nhau nên khi xử lí thuốc cần phải chú ý đến các đặc điểm của đối
tượng cần phòng trừ.
1.1.15. Số liệu thứ cấp:
Là các thông tin đã có sẵn từ các tài liệu đã xuất bản hoặc chưa xuất bản như:
Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình
kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, số liệu của các
công ty về báo cáo kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị
trường, các báo cáo nghiên cứu của các cơ quan, viện, trường đại học, các tạp chí khoa
học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan, tài liệu giáo trình hoặc
các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các bài báo cáo hay luận văn
của các sinh viên khác (khóa trước) trong trường hoặc ở các trường khác.



7
1.1.16. Số liệu sơ cấp:
Khi các số liệu thứ cấp không đủ để chúng ta làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, khi
nghiên cứu cần đi sâu vào một vấn đề nào đó thì người nghiên cứu phải tự mình sử
dụng các công cụ thu thập thông tin để thu thập các thông tin cần thiết cho nghiên cứu.
Khí đó các số liệu đó gọi là số liệu sơ cấp. Người nghiên cứu phải tìm cái gì, hỏi về cái
gì và việc thu thập sẽ phụ thuộc vào vấn đề nghiên cứu kế tiếp cũng như thiết kế

nghiên cứu. Một số phương pháp thường sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp điển hình
như: quan sát, phỏng vấn sâu, phỏng vấn qua bảng câu hỏi, thảo luận nhóm.
1.1.17. Nông thôn:
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã,
thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.
1.1.18. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới là căn cứ để các địa phương chỉ đạo việc
xây dựng, phát triển nông thôn mới; là cơ sở để đánh giá công nhận xã đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới. Bao gồm 19 tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; giao thông;
thủy lợi; điện; trường học; cơ sở vật chất vưn hóa; chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân
cư, thu nhập bình quân đầu người.năm-1, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ
chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội
vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội.
1.2. Khái niệm các phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phỏng vấn sâu (Depth interviewing):
Phỏng vấn sâu là phỏng vấn một cá nhân mà qua đó người nghiên cứu sẽ hiểu
sâu hơn vấn đề và đưa ra những kết luận rõ ràng hơn về vấn đề nghiên cứu.
1.2.2. Phương pháp quan sát thực tế (Field Observation)
Theo Kellehear, A (1993) thì:
Quan sát không chỉ là một trong phương pháp nghiên cứu cơ bản sớm nhất, mà
nó còn là được sử dụng nhiều nhất kết hợp nhưng phương pháp khác như là quan sát
tham gia, thiết kế thí nghiệm, và phỏng vấn.
Morris (1973) giải thích thêm về phương pháp quan sát rằng “quan sát như là
hành động chú ý vào một hiện tượng, thường với những công cụ và ghi lại nó với dưới
dạng khoa học hay mục đích khác.
Quan sát không hoàn toàn có nghĩa như là hành động liên quan đến việc thu
thập dữ liệu bằng mắt, mà là tất cả các giác quan cũng có thể tham gia vào phương
pháp này, từ khứu giác đến việc thính giác, cảm giác và cả vị giác. Do vậy, quan sát
bao gồm việc thu thập những ấn tượng về thế giới xung quanh thông qua tất cả khả
8

năng con người. Bên cạnh đó người làm nghiên cứu kết hợp với việc ghi lại dữ liệu
bằng máy ảnh, ghi âm, máy quay phim, trong trường hợp này người nghiên cứu phải
chủ động có mặt ở hiện vật mà họ muốn nghiên cứu.
Một phương pháp quan sát là phải không có sự can thiệp của nhà nghiên cứu.
Những người quan sát không được điều khiển, cũng không được khích động những đối
tượng. Họ không hỏi đối tượng những câu hỏi nghiên cứu, đẩy công việc cho các đối
tượng cần nghiên cứu, hoặc có chủ tâm tạo nên sự khích động cho đối tượng quan sát.
Những người quan sát định tính không chỉ không bị ràng buộc bởi những nhân tố
quyết định trước về khuôn khổ hoặc việc trả lời, mà còn tự do cho việc tìm kiếm
những định nghĩa hay nhân tố mà xuất hiện có ích đối với đối tượng quan sát.
1.2.3. Thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussions):
Thu thập thông tin ở mức độ cộng đồng, nhóm có số lượng tối đa là 15 người.
Phỏng vấn nhóm có nhiều ưu điểm và có thể kiểm tra chéo thông tin thu thập được từ
những người trong nhóm. Phỏng vấn nhóm ít khi được sử dụng trong thảo luận các
thông tin nhạy cảm. Cuộc phỏng vấn nhóm đòi hỏi phải được chuẩn bị và lập kế hoạch
thật chu đáo
1.2.4. Điều tra bằng Bảng câu hỏi chuẩn hóa:
Là phương pháp thu thập thông tin bằng việc phỏng vấn qua các câu hỏi đã
chuẩn hóa. Số lượng mẫu phải đủ lớn để bảo đảm thống. Bảng câu hỏi là một mắc xích
quan trọng của cuộc điều tra và một nghiên cứu khoa học. Bảng câu hỏi phải được
thiết kế logic và khoa học nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu là rất quan trọng. Thông
thường bảng câu hỏi bao gồm:
Phần giới thiệu mục tiêu nghiên cứu.
Câu hỏi dẫn nhập – chọn lựa đúng đối tượng phỏng vấn.
Thông tin cá nhân đáp viên.
Các nội dung chính của đề tài dưới dạng câu hỏi.
Câu kết trước khi kết thúc phỏng vấn.
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong nghiên cứu “ Điều tra và đánh giá hiệu quả của chương trình “ ba giảm ba
tăng” tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang năm 2004-2005” sử dụng phương pháp phỏng

vấn trực tiếp nông hộ đã chứng minh được rằng chương trình này thật sự mang lại hiệu
quả rất tốt cho người nông dân trong canh tác lúa, nhưng người nông dân thì e ngại
không áp dụng canh tác theo chương trình vì chưa rõ kỹ thuật canh tác theo “ba giảm
ba tăng”. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa quan tâm đến vai trò của yếu tố nhà doanh
9
nghiệp, cũng như chưa thể hiện được mối liên kết chặt 4 nhà: nhà nước – nhà khoa học
- nhà doanh nghiệp – nông dân.
Trong “Nghiên cứu một số biện pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa
bàn xã An Bình huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang năm 2008-2009” sau khi điều tra trực
tiếp nông hộ đã khẳng định: Người nông dân chưa áp dụng rộng rãi kỹ thuật canh tác
lúa tiên tiến là do công tác khuyến nông chưa đạt hiểu quả, có nhiều vấn đề hạn chế
như: mức hỗ trợ, nội dung trình bày không phù hợp với nông dân, đồng thời trách
nhiệm của của cơ quan khuyến nông chưa được thể hiện cao. Do đó người nông dân
vẫn còn thờ ơ mặc dù biết được lợi ích của khuyến nông. Nghiên cứu nhận thấy nhu
cầu của nông dân với công tác khuyến nông là rất cao (86,7%), nhưng vai trò của
người nông dân trong công tác khuyến nông chưa được đánh giá cao.
Trong kết quả khảo sát hiện trạng chương trình “Cùng nông dân ra đồng” trên
địa bàn huyện Tân Hồng, Đồng Tháp cho thấy rằng:
Nông nghiệp là nền kinh tế chủ yếu của Tân Hồng, trong đó đặc biệt là
cây lúa đóng vai trò chủ lực.
Chương trình CNDRĐ đã giúp cho người nông dân giảm chi phí sản
xuất, tăng lợi nhuận, chuyển giao cho nông dân một giải pháp canh tác an toàn và bền
vững. Chương trình này rất được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ và được
nông dân tin tưởng tham gia.
Chương trình này có một tổ chức hoạt động chặt chẽ, qua những kết quả
đạt được thì chương trình đã góp phần thực hiện đề án “tam nông” của Chính phủ.
Trong đề tài “Thực trạng và đánh giá chương trình 1 phải 5 giảm trên địa bàn xã
Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” cho thấy rằng: Khi áp dụng kỹ thuật “1
phải 5 giảm” trong canh tác lúa thì trung bình mỗi năm nông dân tiết kiệm được 140
kg lúa giống.ha-1, giảm lượng phân bón trung bình khoảng 67 kg.ha-1 đặc biệt là phân

đạm, hạn chế được số lần phun thuốc BVTV từ 1-2 lần.vụ-1 và giúp cho nông dân
tăng thêm lợi nhuận khoảng 11,443 đồng.ha-1 mỗi năm. Đề tài cho rằng việc người
nông dân hiện nay còn e ngại trong tiếp cận với khoa học kỹ thuật và sản xuất theo tập
quán canh tác là vấn đề khó khăn nhất cho sự thay đổi nâng cao trình độ canh tác lúa
của nông dân. Tuy nhiên đề tài chưa đưa ra được một phương pháp cụ thể có tính thực
tiễn và khả thi để giải quyết vấn đề này. Các giải pháp đưa ra chỉ tập trung vào các tổ
chức chính quyền, cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ khoa học, mở lớp tập huấn chứ
chưa đưa ra giải pháp có tính tác động trực tiếp đến người nông dân. Vì đây mới là yếu
tố quan trọng nhất cho sự thay đổi.
Trong nghiên cứu “so sánh sự ưa chuộng mô hình “3 giảm 3 tăng” trong canh
tác lúa ở ĐBSCL Việt Nam” thì: Ở ĐBSCL nói chung việc thâm canh đã gây ra nhiều
10
vấn đề môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay, nông dân ĐBSCL dựa hoàn toàn
vào phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật. Họ tin rằng những yếu tố đầu vào
sẽ giúp nâng cao năng suất lúa/ha, do đó làm tăng sản xuất lúa của họ và mang lại lợi
nhuận cao, bên cạnh việc áp dụng các giống lúa mới, họ ngày càng sử dụng phân bón
hóa học với số lượng vượt quá nhu cầu lúa. Đây làcả một sự lãng phí làm tăng chi phí
sản xuất vàlàmtăngdịch hại trên cây trồng.







11
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung

Phân tích tác động của chương trình “Cùng nông dân ra đồng” (CNDRĐ) đến
sinh kế của người trồng lúa và điều kiện kinh tế xã hội, môi trường của cộng đồng
xung quanh nơi thử nghiệm chương trình.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: So sánh về năng suất, giá thành, chi phí sản xuất và lợi nhuận mang
lại từ việc trồng lúa giữa nông dân tham gia chương trình CNDRĐ và nông dân chưa
tham gia chương trình CNDRĐ.
Mục tiêu 2: So sánh mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa giữa
nông dân trong chương trình CNDRĐ và nông dân chưa tham gia chương trình.
Mục tiêu 3: So sánh sự thay đổi cách bảo vệ môi trường của người trồng lúa
giữa trước và sau khi tham gia chương trình CNDRĐ.
Mục tiêu 4: Xác định những hạn chế của chương trình và đánh giá của người
nông dân về lực lượng FF (Farmer’s Friend).
2.1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Chương trình CNDRĐ mang lại lợi ích kinh tế gì cho người trồng lúa ở huyện
Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp?
Chương trình CNDRĐ đã tác động đến khả năng ứng dụng kỹ thuật canh tác của
người trồng lúa ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp như thế nào?
Chương trình CNDRĐ đã tác động đến ý thức về môi trường của người trồng
lúa ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp như thế nào?
Đánh giá của người nông dân về năng lực chuyên môn và xã hội của lực lượng
FF trong quá trình thực hiện chương trình CNDRĐ như thế nào?
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Thông tin về địa bàn nghiên cứu:
Tân Hồng là huyện biên giới của tỉnh Đồng Tháp, có diện tích đất tự nhiên là:
294 km2, với địa hình tương đối phức tạp, vùng cao và vùng thấp chênh lệnh khá lớn
từ 1 - 1,5m, có 2 gân gò dọc từ Bắc xuống Nam, có độ nghiêng từ Tây sang Đông, có 2
loại đất chủ yếu:
Đất vùng thấp: thịt nặng pha sét.
Đất vùng cao: cát pha thịt nhẹ.

12
Ranh giới của huyện:
Phía Bắc: giáp huyện PremCho, tỉnh Prây Veng (Campuchia), với chiều dài 19,5 km.
Phía Đông: giáp huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
Phía Tây: giáp huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Phía Nam: giáp huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Tân Hồng
(Nguồn: Bản đồ hành chính huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp, 2009)

×