BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***
TRẦN THỊ HUYỀN
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG SỰ PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***
TRẦN THỊ HUYỀN
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG SỰ PHÁT TRIỂN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH QUANG HUY
HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, các số liệu điều tra và những kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận
văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các số liệu, thông tin được trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn
Trần Thị Huyền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Quang Huy- người đã trực
tiếp định hướng, hướng dẫn tôi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luận văn
này. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo giảng dạy chương trình cao
học "Khoa học Môi trường” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, hữu ích trong
quá trình nghiên cứu, hoàn thiện Luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường,
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công thương, phòng Cảnh sát phòng
chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh, phòng Tài nguyên và Môi trường
Thành phố Thái Bình, Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp, Trung tâm Quan trắc
Phân tích Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm công nghệ thông tin thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình đã cung cấp thông tin, tài liệu, tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình thực hiện Luận văn của mình./.
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn
Trần Thị Huyền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình x
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Lịch sử và phát triển khu công nghiệp 3
1.1.1 Lịch sử phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam 3
1.1.2 Tình hình hoạt động các khu công nghiệp tại tỉnh Thái Bình 5
1.2 Quá trình phát triển khu công nghiệp tác động đến môi trường, kinh
tế- xã hội 7
1.2.1 Tác động đến kinh tế và giải quyết lao động, việc làm 7
1.2.2 Một số vấn đề xã hội phát sinh 8
1.2.3 Áp lực ô nhiễm môi trường KCN 10
1.3 Thực trạng quản lý môi trường KCN 18
1.3.1 Quy định về quản lý môi trường KCN 18
1.3.2 Một số vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản lý môi trường khu
công nghiệp: 19
1.3.3 Quy hoạch khu công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 20
1.4 Một số giải pháp quản lý môi trường tại các KCN 20
1.4.1 Giải pháp quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải 20
1.4.2 Giải pháp quản lý KCN theo chuỗi sản xuất 21
1.4.3 Giải pháp quản lý KCN mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên 22
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25
2.2 Nội dung nghiên cứu 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu 26
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu 26
2.3.3 Phương pháp so sánh 30
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu thống kê bằng excel 30
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội, môi trường tự nhiên thành phố
Thái Bình 31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 31
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội 35
3.1.3 Hiện trạng chất lượng môi trường Thành phố Thái Bình 40
3.2 Quá trình phát triển của 02 khu công nghiệp 42
3.2.1 Khu công nghiệp Phúc Khánh 42
3.2.2 Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh 45
3.2.3 Một số bất cập trong công tác quy hoạch 02 KCN 48
3.3 Thực trạng công tác quản lý môi trường tại 02 khu công nghiệp 48
3.3.1 Tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường 48
3.3.2 Công tác chỉ đạo điều hành, phân công trách nhiệm quản lý môi
trường các KCN 52
3.3.3 Tình hình thu gom, xử lý chất thải của các doanh nghiệp trong KCN 54
3.3.4 Một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại các KCN 60
3.4 Thực trạng chất lượng môi trường xung quanh KCN 62
3.4.1 Chất lượng nước mặt 62
3.4.2 Môi trường không khí xung quanh 67
3.5 Đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường 79
3.5.1 Về cơ cấu tổ chức: 79
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
3.5.2 Về pháp lý 79
3.5.3 Thanh tra, kiểm tra: 80
3.5.4 Về kỹ thuật và đầu tư: 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
1 Kết luận 82
2 Kiến nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 89
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải
BQL
BVMT
CCN
CTNH
CTR
ĐTM
FDI
KCN
KCNST
KCX
KKT
KTTĐ
MT
QCCP
QCVN
QH
QLMT
SX-KD
TNMT
TNHH
TTDV
UBND
XLNT
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Bảo vệ môi trường
Cụm công nghiệp
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Vốn đầu tư nước ngoài
Khu công nghiệp
Khu công nghiệp sinh thái
Khu chế xuất
Khu kinh tế
Kinh tế trọng điểm
Môi trường
Quy chuẩn cho phép
Quy chuẩn Việt Nam
Quy hoạch
Quản lý môi trường
Sản xuất - kinh doanh
Tài nguyên và Môi trường
Trách nhiệm hữu hạn
Trung tâm dịch vụ khu công nghiệp
Ủy ban nhân dân
Xử lý nước thải
XPVPHC Xử phạt vi phạm hành chính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 So sánh giá trị đã đạt được tính đến hết tháng 12/2008 và các chỉ tiêu
phát triển KCN đến năm 2015 4
1.2 Tổng hợp diện tích đất các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình 6
1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của các nhóm ngành trong KCN trên địa
bàn tỉnh Thái Bình năm 2014 7
1.4 Bảng tổng hợp số lượng KCN, tình hình phát sinh, xử lý nước thải tại
các KCN trên toàn quốc tính đến tháng 10/2014 11
2.1 Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh 27
2.2 Thiết bị lấy mẫu, phân tích mẫu, phương pháp phân tích 28
3.1 Lượng mưa các tháng trong 05 năm (2009-2013) tại Thành phố Thái Bình 33
3.2 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong 05 năm (
o
C) 33
3.3 Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong 05 năm (%) 34
3.4 Biến động theo mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất năm
2015 so với năm 2000, năm 2005 của Thành phố Thái Bình 39
3.5 Cơ cấu sử dụng đất tại khu công nghiệp Phúc Khánh 43
3.6 Số lượng các doanh nghiệp đã đầu tư vào KCN Phúc Khánh theo
nhóm ngành nghề từ năm 2003 đến tháng 12/2014 45
3.7 Cơ cấu sử dụng đất tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh 46
3.8 Số lượng các doanh nghiệp đã đầu tư vào KCN Nguyễn Đức Cảnh
theo nhóm ngành nghề tính từ năm 2003 đến tháng 12/2014 47
3.9 Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với các
doanh nghiệp trong 02 KCN từ năm 2014 đến tháng 3/2015 52
3.10 Tình hình phát sinh nước thải tại 02 KCN từ năm 2010 đến năm 2014 56
3.11 Lượng chất thải thông thường phát sinh trung bình từ năm 2010-2014
của 02 khu công nghiệp 59
3.12 Số lượng chất thải nguy hại phát sinh của 02 KCN 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix
3.13 Tổng hợp kết quả phân tích mẫu nước mặt sông Bạch và ngã ba Phúc
Khánh từ năm 2004 đến tháng 01/2015 63
3.14 Số liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí trong 02 khu công
nghiệp từ tháng 12/2012 đến 12/2014 71
3.15 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh 02
khu công nghiệp qua 5 đợt quan trắc 75
3.16 Tổng hợp giá trị trung bình của các thông số quan trắc tại 08 vị trí
xung quanh KCN Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Diễn biến giá trị trung bình hàm lượng COD trong nước mặt nơi tiếp
nhận nước thải của một số KCN trong 03 năm 12
1.2 Diễn biến giá trị trung bình hàm lượng BOD5 trong nước mặt nơi tiếp
nhận nước thải của một số KCN trong 03 năm 13
1.3 Diễn biến giá trị trung bình hàm lượng TSS trong nước mặt nơi tiếp
nhận nước thải của một số KCN trong 03 năm 13
1.4 Diễn biến giá trị trung bình hàm lượng tổng dầu, mỡ trong nước mặt
nơi tiếp nhận nước thải của một số KCN trong 03 năm 14
1.5 Diễn biến giá trị trung bình hàm lượng TSP trong môi trường không
khí xung quanh khu vực chịu tác động của một số KCN năm 2013 15
1.6 Diễn biến giá trị trung bình hàm lượng SO2 trong không khí xung
quanh khu vực chịu tác động của một số KCN trong năm 2013 16
1.7 Diễn biến giá trị trung bình hàm lượng NOx trong không khí xung
quanh khu vực chịu tác động của một số KCN trong năm 2013 16
1.9 Các dòng năng lượng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và chất thải
trong KCNST Burlington, Vermont, Mỹ 23
3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình 32
3.2 Biểu diễn hàm lượng COD trên sông Trà Lý 41
3.3 Biểu diễn hàm lượng BOD5 trên sông Trà Lý 41
3.4 Diễn biến một số nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải trước khi thải
ra môi trường của Khu Đài Tín thuộc KCN Phúc Khánh 56
3.5 Diễn biến một số nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải trước khi thải
ra môi trường của KCN Nguyễn Đức Cảnh 57
3.8 Diễn biến giá trị thông số tiếng ồn trong KCN Phúc Khánh qua các
thời điểm 67
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page xi
3.9 Diễn biến giá trị thông số tiếng ồn trong KCN Nguyễn Đức Cảnh qua
các thời điểm 68
3.12 Diễn biến giá trị hàm lượng bụi lơ lửng (TSP) trong môi trường không
khí tại một số vị trí trong KCN Phúc Khánh 73
3.13 Diễn biến giá trị hàm lượng bụi lơ lửng (TSP) trong môi trường không
khí tại một số vị trí trong KCN Nguyễn Đức Cảnh 73
3.16 Biểu diễn nồng độ một số thông số trong môi trường không khí xung
quanh 02 KCN và điểm đổi chứng tại thời điểm tháng 7/2014 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
MỞ ĐẦU
Kể từ khi khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm 1963
tại Biên Hòa, tính đến tháng 12/2014, cả nước có 461 KCN trong quy hoạch tổng
thể phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến tháng 10/2014, có 298 KCN được thành
lập (trong đó có 209 KCN đã đi vào hoạt động) với tổng diện tích đất tự nhiên 81
nghìn ha, diện tích đất công nghiệp cho thuê 55,7 nghìn ha (chiếm khoảng 67% tổng
diện tích đất tự nhiên). Quá trình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đã mang
lại hiệu quả to lớn không chỉ về sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng, tăng
tỷ trọng công nghiệp trong GDP, mà còn đổi mới cả nền kinh tế - xã hội nói chung;
giảm thiểu tác động môi trường từ hoạt động sản xuất trong khu dân cư. Tuy nhiên,
bên cạnh thành tựu, lợi ích mang lại, phát triển khu công nghiệp cũng còn một số
hạn chế, trong đó có vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đặc biệt là tại các KCN
không có trạm xử lý nước thải tập trung mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để
hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra.
Trên địa bàn Thành phố Thái Bình hiện có 04 khu công nghiệp (Nguyễn Đức
Cảnh, Phúc Khánh, Gia Lễ, Sông Trà). Trong đó 02 khu công nghiệp Gia Lễ, Sông
Trà mới được thành lập thuộc địa giới hành chính của thành phố Thái Bình, huyện
Đông Hưng, huyện Vũ Thư hiện mới chỉ có 3-7 Dự án; 02 khu công nghiệp Nguyễn
Đức Cảnh, Phúc Khánh nằm hoàn toàn trong địa giới hành chính của thành phố
Thái Bình được thành lập từ năm 2002, 2003 đến nay tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Trong
quá trình hoạt động, phát triển của khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, Phúc
Khánh mới chỉ tập trung vào thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp, chưa thực hiện đánh giá ảnh hưởng hoạt động phát
triển của 02 khu công nghiệp đến môi trường tự nhiên xung quanh. Xuất phát từ vấn
đề đó, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển các khu công
nghiệp tới môi trường trên địa bàn Thành phố Thái Bình”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất kế hoạch quản lý môi trường
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, Phúc
Khánh và định hướng quản lý môi trường cho phát triển khu công nghiệp trong thời
gian tới.
Yêu cầu của đề tài
- Thống kê tình hình phát triển của 02 khu công nghiệp (Nguyễn Đức Cảnh,
Phúc Khánh);
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng, các vấn đề môi trường xung quanh khu công
nghiệp;
- Đưa ra giải pháp, đề xuất kế hoạch quản lý môi trường nhằm giảm thiểu tác
động tới môi trường phù hợp với thực tế ở địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử và phát triển khu công nghiệp
1.1.1. Lịch sử phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
Khu công nghiệp (KCN) là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành
lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.
Kể từ khi KCN đầu tiên ở Việt Nam được thành lập năm 1963 tại Biên Hòa
đến tháng 12/2014, theo quy hoạch tổng thể phát triển các KCN ở Việt Nam đến
năm 2015 cả nước có 461 KCN. Tính đến tháng 10/2014, cả nước có 298 KCN với
tổng diện tích đất tự nhiên hơn 81.000 ha. Trong đó, 209 KCN đã đi vào hoạt động
với tổng diện tích đất tự nhiên 54.060 ha. Các KCN được phân bổ trên 59 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó, vùng Đông Nam Bộ 43,2%, vùng Đồng
bằng sông Hồng 21,7%, vùng Tây Nam Bộ 15,4%, vùng Duyên hải Miền trung
11,8%, vùng Trung du miền núi phía Bắc 6,5% và vùng Tây Nguyên 1,3% (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2014).
Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về
KCN, khu chế xuất và khu kinh tế. Trong đó quy định thống nhất hoạt động của
KCN trên các lĩnh vực theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý cho Ban quản lý các
KCN tỉnh. Nghị định đã góp phần đổi mới sâu sắc về thể chế, môi trường đầu tư
kinh doanh cùng quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế mạnh mẽ sau khi Việt Nam gia
nhập WTO. Công tác quản lý Nhà nước về KCN cũng như bản thân hoạt động của
các KCN đã có những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, năng lực, chương trình hoạt
động để thích nghi với điều kiện mới. Ngày 12/11/2013, Nghị định số
164/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-
CP của Chính phủ được ban hành đã đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn hoạt động
của các KCN, KCX, KKT; Nghị định đã tháo gỡ một số hạn chế, vướng mắc trong
cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật; đồng thời bổ sung những quy định
mới về điều kiện thành lập KCN, quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
trong KCN, KKT và nhà đầu tư hạ tầng KCN, KKT; tăng cường phân cấp, ủy
quyền cho Ban Quản lý KCN, KKT trong quản lý hoạt động KCN…
Quá trình phát triển KCN ở Việt Nam đã mang lại nhiều hiệu quả to lớn về
sự phát triển của ngành công nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP, đổi mới
cả nền kinh tế - xã hội; giảm thiểu các động môi trường từ hoạt động sản xuất trong
khu dân cư.
Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN cũng đã nảy sinh một số vấn đề như: sự
gia tăng về số lượng KCN không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lấp đầy KCN; các KCN do
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ,
thuận tiện,nhưng tốc độ lấp đầy chậm, không thu hút đầu tư được các doanh nghiệp
vừa và nhỏ do suất đầu tư cao trong khi tài chính có hạn nên rất khó thuê ở các
KCN này. Các KCN do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập và hỗ trợ đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng thì có tốc độ lấp đầy nhanh nhưng không thể thành lập nhiều do
ngân sách địa phương hạn hẹp. Các KCN khác cho các doanh nghiệp sản xuất thuê
đất trước khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên suất đầu tư thấp, có tốc độ
triển khai xây dựng và lấp đầy nhanh nhưng lại gặp khó khăn trong quản lý môi
trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ.
Bảng 1.1 So sánh giá trị đã đạt được tính đến hết tháng 12/2008 và các chỉ tiêu
phát triển KCN đến năm 2015
Nội dung
Chỉ tiêu đã đạt
được đến hết
tháng 12/2008
Chỉ tiêu trong QH
đến 2010 Quyết định
số 1107/2006/QĐ-
TTg
Chỉ tiêu trong QH
đến 2015 tại Quyết
định số
1107/2006/QĐ-TTg
Số lượng KCN 223 - 246
Diện tích KCN (ha) 57.300 45.000-50.000 65.000-70.000
Tỷ lệ lấp đầy (%) 46- 55 Cơ bản lấp đầy các
KCN thành lập trước
năm 2006
60
Hệ thống xử lý
nước thải (%)
32,7- 43,3 70 100
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Căn cứ số liệu thống kê tại Bảng 1.1 cho thấy, các chỉ tiêu về phát triển KCN
như tăng số lượng và diện tích KCN đều đạt và vượt kế hoạch. Tuy nhiên, chỉ tiêu
70% các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn thì còn quá thấp.
Trước thực trạng nêu trên, ngày 18/3/2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số
35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT trong đó xác định: sự
phát triển các KCN không đồng bộ với các điều kiện hạ tầng kỹ thuật về môi
trường, nhiều KCN chưa được đầu tư hệ thống XLNT tập trung, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Từ đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND
cấp tỉnh tăng cường công tác BVMT tại các KCN; nâng cao chất lượng thẩm định
yêu cầu BVMT trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển:
- Tăng cường thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại
các KCN; xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ hoạt
động hoặc cấm hoạt động theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi
phạm nghiêm trọng; công khai thông tin vi phạm pháp luật về BVMT;
- Việc xây dựng các nhà máy, dự án trong KCN chỉ được tiến hành sau khi
KCN đã hoàn thành hệ thống XLNT tập trung theo quy định, bảo đảm xử lý toàn bộ
lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành;
- Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường; đặc biệt ở khâu thẩm định; tăng cường kiểm tra
sau thẩm định ĐTM, bảo đảm các dự án trước khi đi vào hoạt động phải được xác
nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
1.1.2. Tình hình hoạt động các khu công nghiệp tại tỉnh Thái Bình
Tính đến tháng 12/2014, tỉnh Thái Bình có 06 KCN, diện tích quy hoạch
980,65 ha, diện tích đất đã thu hồi 643,69 ha, trong đó đất công nghiệp theo quy
hoạch là 465,83ha đạt 47,5 % diện tích đất quy hoạch KCN, đã cho thuê 393,18 ha
đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN là 84%. Còn 72,65 ha đất đã giải phóng mặt
bằng có hạ tầng (đất sạch) chưa có nhà đầu tư thuê (Nguồn: Ban Quản lý các KCN
tỉnh Thái Bình, 2014).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Bảng 1.2. Tổng hợp diện tích đất các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình
TT
TÊN KCN
Diện tích
UBND tỉnh
đã phê duyệt
QH chi tiết
(ha)
Diện tích
đất đã
thu hồi
(ha)
Diện tích đất
công nghiệp
theo QH
(ha)
Đất công nghiệp đã
cho thuê
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
1
Phúc Khánh 178,4
178,40
120,33
120,33
100
2
Nguyễn Đức Cảnh 101,89
101,89
65,16
65,16
100
3
Gia Lễ 84,7
81,00
66,1
61,8
93
4
Sông Trà 150,48
106,00
58,55
20,35
35
5
Cầu Nghìn 214,22
81,40
65,53
35,38
54
6
Tiền Hải 250,95
95,00
90,16
90,16
100
Tổng số 980,65
643,69
465,83
393,18
84
(Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Bình, 2014)
Trong 06 KCN đã phê duyệt quy hoạch có 05 KCN đã thành lập, KCN Tiền
Hải chưa được thành lập do chưa đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số
29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế xuất
và khu kinh tế, UBND tỉnh Thái Bình đang báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình
Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mở rộng KCN Tiền Hải lên 350 ha .
Tính đến nay đã có 126/144 dự án đầu tư trong các KCN đã đi vào hoạt
động, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN cơ bản ổn
định, đạt kết quả cụ thể như sau:
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt
12.566 tỷ đồng, tăng 11,3% (kế hoạch 15%) so với năm 2013 (chiếm 37% giá trị
sản xuất ngành công nghiệp toàn tỉnh). Trong đó doanh nghiệp FDI đạt 6.986 tỷ
đồng, tăng 13% so với năm 2013.
- Doanh thu năm 2014 đạt 18.473 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2013.
- Giá trị xuất khẩu năm 2014 ước đạt 514 triệu USD, tăng 20% so với năm 2013.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
- Giá trị nhập khẩu năm 2014 đạt 432 triệu USD, tăng 27,8% so với năm 2013.
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước năm 2014 đạt 474,51 tỷ đồng,
tăng 14,7% so với năm 2013. Trong đó các doanh nghiệp FDI đạt 260 tỷ đồng, tăng
11% so với năm 2013.
Trong các sản phẩm công nghiệp, một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm
2013 như quần áo tăng 15%, sợi tăng 15%, dây dẫn ô tô tăng 33%, gạch ốp lát tăng
10% ….so với năm 2013.
Các doanh nghiệp trong KCN đã thu hút 51.981 người, tăng 9,7% so với năm
2013. Trong đó có 553 lao động là người nước ngoài.
Bảng 1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của các nhóm ngành
trong KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2014
Nhóm
ngành sản
xuất
Giá trị sản xuất
công nghiệp
Doanh thu Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu
Thuế và các
khoản nộp ngân
sách nhà nước
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%) so
năm
2013
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%) so
năm
2013
Giá trị
(triệu
USD)
Tỷ lệ
(%) so
năm
2013
Giá trị
(triệu
USD)
Tỷ lệ
(%) so
năm
2013
Giá trị
(tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%) so
năm
2013
Dệt may 3.769,80
11 5.634,27
9 190,18
22 138,24
30 142,00
15
VLXD 1.256,60
10
1.819,59
6
30,84
11
8,64
28
28,5
15
Cơ khí
4.021,12
8
5.754,34
5
25,70
1
129,6
24
121,13
14
Điện tử 1.570,75
16 3.201,2
9 164,48 23 112,32 30 87,88 18
Nhóm khác 1.947,73
15 2.063,6 4 102,80
20 43,2 28 95 15
Tổng 12.566,00 18.473,00 514,00 432,00 474,51
(Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Bình, 2014)
1.2. Quá trình phát triển khu công nghiệp tác động đến môi trường, kinh
tế- xã hội
1.2.1 Tác động đến kinh tế và giải quyết lao động, việc làm
Sự phát triển của các KCN đã đóng vai trò quan trọng trong hình thành lực
lượng công nghiệp mạnh cho phát triển kinh tế đất nước. Năm 2013, tổng doanh thu
của các doanh nghiệp trong KCN, KKT đạt 54 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ
năm 2012; kim ngạch xuất khẩu đạt 38 tỷ USD đã đóng góp 30% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước và tăng 24% so với cùng kỳ năm 2012; kim ngạch nhập khẩu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
đạt 35 tỷ USD, đóng góp 28% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước và tăng 23%
so với cùng kỳ năm 2012; đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 32.000 tỷ đồng,
tăng 27% so với cùng kỳ năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014, các chỉ tiêu sản
xuất, kinh doanh của các KCN, KKT đều tăng trưởng khá so với cùng ký năm 2013.
Tổng doanh thu đạt 47,4 tỷ USD và 76.600 tỷ đồng, tăng 34%; kim ngạch xuất khẩu
đạt trên 27,1 tỷ, chiếm 40% tổng kim ngạch cả nước, tăng 20%; kim ngạch nhập
khẩu đạt 29,6 tỷ USD, tang 47,7%, số nộp ngân sách gần 37.600 tỷ đồng, đạt 60%
kế hoạch đề ra năm 2014.
Tính lũy kế đến hết tháng 12/2013, các KCN trên cả nước đã thu hút được
4.770 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đã đăng ký hơn 70,3 tỷ USD, vốn đầu tư đã
thực hiện đạt 36,2 tỷ USD, đạt 52% vốn đầu tư đã đăng ký; các KKT ven biển trên
cả nước đã thu hút được 165 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 37,3 tỷ USD, vốn thực
hiện đạt 20% vốn đầu tư đã đăng ký. Trong 6 tháng đầu năm 2014, đầu tư nước
ngoài vào các KCN, KKT đạt 303 dự án cấp mới và 218 lượt Dự án tăng vốn với
tổng số vốn 5,56 tỷ USD; lũy kế đến nay, các KCN đã thu hút 5.290 dự án FDI với
tổng vốn đăng ký 77,1 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 48% vốn đăng ký; thu hút đầu tư
trong nước vào các KCN, KKT tăng thêm 59.700 tỷ đồng, tăng 4 lần so với cùng kỳ
năm 2013; thu hút 2,1 triệu lao động (
Đồng hành cùng sự phát triển của các KCN, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cảng
viển, cảng sông, hệ thống đường, điện, nước, thông tin liên lạc… tại các khu vực
này cũng phát triển. Thêm vào đó, sự phát triển KCN cũng hình thành được đội ngũ
công nhân có tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật lao động cao. Như vậy, các
KCN với vai trò, tiềm năng, sức hút đầu tư… đã có đóng góp không nhỏ trong phát
triển kinh tế - xã hội.
1.2.2 Một số vấn đề xã hội phát sinh
Bên cạnh việc đóng góp không nhỏ đến sự phát triển kinh tến- xã hội thì phát
triển KCN cũng đã làm phát sinh một số vấn đề xã hội đáng quan tâm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
1.2.2.1 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và ảnh hưởng đến người dân
Tại một số quốc gia, KCN thường được xây dựng tại các vùng nông thôn,
nông nghiệp kém phát triển. Trong khi đó, tại nhiều địa phương của nước ta, đặc
biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long nhiều đất phục vụ
sản xuất nông nghiệp đã được sử dụng cho phát triển KCN. Theo thống kê sơ bộ
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), có đến 20% diện tích đất thu
hồi xây dựng KCN là đất nông nghiệp. Tổng diện tích đất trồng lúa được chuyển
đổi để phát triển KCN đến năm 2015 từ 18.000-20.000 ha, chiếm khoảng 0,5% tổng
diện tích đất trồng lúa trên cả nước. Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn năm 2007, tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng
bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện
tích đất nông nghiệp, Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác dưới 0,5%.
Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN đã ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống của các hộ nông nghiệp liên quan đến chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp… dẫn đến không ít hộ dân bị bần
cùng hóa do không có tư liệu sản xuất
1.2.2.2 Khó khăn trong đời sống vật chất của người lao động
Sự phát triển các KCN đã hình thành dòng di chuyển lao động khá mạnh từ
khu vực nông thôn ra thành thị và từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam. Theo
Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam cho thấy,
70% lao động trong các KCN là lao động nhập cư và 60% là lao động nữ. Chính vì
vậy, nhu cầu về nhà ở của người lao động rất lớn trong khi hầu hết các KCN đều
chưa chú trọng đến vấn đề nhà ở cho người lao động. Tại các KCN, mới có khoảng
30% só lao động có chỗ ở ổn định, số còn lại phải tự thu xếp, thuê trọ rải rác trong
các khu dân cư xung quanh KCN. Người lao động thường thuê nhà để cư trú với
điều kiện sống tạm bợ. Thống kê của các Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh
cho thấy, hiện chỉ có khoảng 2% lao động được lưu trú trong các nhà trọ do doanh
nghiệp sử dụng lao động và các tổ chức đoàn thể đầu tư xây dựng (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
1.2.2.3 Các vấn đề xã hội khác
Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và điều kiện ăn uống của công nhân cũng
chưa được doanh nghiệp quan tâm. Điều kiện sinh hoạt, môi trường sống không
đảm bảo, thiếu các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tinh thần là nguyên nhân phát sinh
nhiều tệ nạn xã hội như: trộm cắp, trấn lột, đánh lộn, mại dâm, nghiện hút… các vấn
đề trên ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, tới tính ổn định của lực lượng
lao động, năng suất và hiệu quả sản xuất lâu dài của các doanh nghiệp trong KCN.
1.2.3. Áp lực ô nhiễm môi trường KCN
Đến nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường.
Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực
khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi trường không được quan tâm, đầu tư đúng mức
thì chính các khu công nghiệp trở thành nguồn thải ra môi trường một lượng lớn các
chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của cộng
đồng xung quanh và tác động xấu đến hệ sinh thải nông nghiệp và thủy sinh.
1.2.3.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải khu công nghiệp
Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn.
Tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng lượng nước thải từ các lĩnh
vực trong toàn quốc. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2014), đến tháng 10 năm 2014, trong số 209 KCN đã đi vào hoạt động có 165
KCN đã có hệ thống XLNT tập trung (chiếm 79% tổng số KCN đang hoạt động,
tăng 6% so với năm 2013), 24 KCN đang đầu tư hệ thống XLNT tập trung với tổng
công suất thiết kế XLNT khoảng 50.000 m
3
/ngày.đêm (tăng 5 KCN so với năm
2013); 20 KCN chưa có hệ thống XLNT tập trung.
Tổng công suất xử lý nước thải các hệ thống XLNT tập trung tại các KCN
khoảng 624.460 m
3
/ngày.đêm. Với lưu lượng nước thải hiện tại của 165 KCN
khoảng 356.874 m
3
/ngày.đêm, trong trường hợp tất cả các KCN đang hoạt động,
thu hút đầu tư và được lấp đầy 100%, thì lượng nước thải phát sinh khoảng 600.000
m
3
/ngày.đêm. Như vậy, xét về tổng số tuyệt đối, hệ thống xử lý nước thải tập trung
các KCN có thể đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại sự mất cân đối giữa lượng phát sinh và công
suất xử lý giữa các vùng/địa phương nên hiệu quả xử lý nước thải chưa đáp ứng nhu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
cầu, ví dụ KCN Cầu Nghìn (Thái Bình) phát sinh trên 1.000 m
3
/ngày.đêm, nhưng
chưa đầu tư hệ thống XLNT tập trung, trong khi KCN An Hạ (TP Hồ Chí Minh) đã
đầu tư hệ thống XLNT tập trung công suất 2.000 m
3
/ngày.đêm nhưng hầu như không
có ngành sản xuất phát sinh nước thải, KCN Hòa Bình (Kon Tum) đã đầu tư hệ thống
XLNT tập trung nhưng chưa có hệ thống thu gom nước thải nên không thể vận hành.
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp số lượng KCN, tình hình phát sinh, xử lý nước thải
tại các KCN trên toàn quốc tính đến tháng 10/2014
TT
Tên vùng
Số
KCN
được
thành
lập
Tình hình phát sinh
nước thải thực tế
Tình hình đầu tư
HTXLNT tập trung
của các KCN
KCN
đã lắp
đặt
quan
trắc tự
động
KCN
đang
hoạt
động
Lượng
nước thải
phát sinh
(m
3
/ng.đ)
Số KCN
đã đầu tư
HTXLNT
Công suất
của
HTXLNT
(m
3
/ng.đ)
1
Trung du miền núi
phía Bắc
22
14
13.200
5
18.000
1
2
Đ
ồng bằng sông
Hồng
77
51
85.675
38
131.860
7
3
Miền Trung 47
30
23.167
20
54.550
6
4
Tây Nguyên 8
5
3.150
2
10.000
0
5
Đông Nam Bộ 97
79
179.462
75
336.600
51
6
Đồng bằng sông
Cửu Long
47
30
52.220
25
73.450
5
Tổng 298
209
356.874
165
624.460
70
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014
)
Thành phần nước thải của các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở
sản xuất trong KCN, chủ yếu bao gồm: các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ, chất dinh
dưỡng và kim loại nặng…Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất
nhiều vào việc nước thải có được xử lý hay không. Xét về tổng số tuyệt đối, hệ
thống XLNT tập trung tại các KCN trên cả nước hiện nay có thể đáp ứng được nhu
cầu xử lý nước thải. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ đấu nối nước thải của các doanh
nghiệp về trạm XLNT tập trung còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
thống xử lý nước thải cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả.
Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi
trường đều vượt quy chuẩn cho phép. Từ thực tế nêu trên, nước thải từ các KCN
thải ra đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch trở nên
trầm trọng hơn như ô nhiễm nước Kênh Bàu Lăng (Quảng Ngãi), sông Hoài (Quảng
Nam) do tiếp nhận nước thải của KCN Quảng Phú, KCN Điện Nam- Điện Ngọc đã
trở thành kênh nước thải, bị ô nhiễm nghiêm trọng với mùi hôi thối khó chịu hay
tình trạng ô nhiễm của sông Thị Vải.
Sau đây là diễn biến dao động một số thông số trong nước mặt nơi tiếp nhận
nước thải từ 06 KCN trong 03 năm (2010, 2012, 2013) tại 06 khu vực chịu tác động
được giám sát (KCN Thăng Long (Hà Nội), KCN Khai Quang (Vĩnh Phúc), KCN
Tiên Sơn (Bắc Ninh), KCN Đại An (Hải Dương), KCN Đồng Văn (Hà Nam), KCN
Hòa Xá (Nam Định)).
0
50
100
150
200
250
Thăng
Long
Khai
Quang
Tiên Sơn Đại An Đồng Văn Hòa Xá
Năm 2010
Năm 2012
Năm 2013
COD (mg/l)
Khu vực các KCN
QCVN
08:2008/BTNMT (B1)
Hình 1.1. Diễn biến giá trị trung bình hàm lượng COD trong nước mặt
nơi tiếp nhận nước thải của một số KCN trong 03 năm
(Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2013)
Hình 1.1 cho thấy: Giá trị trung bình COD trong nước mặt nơi tiếp nhận nước
thải từ KCN qua các năm 2010, 2012 và 2013 vượt QCVN 08:2008/BTNMT ở tất cả các
vị trí qua các năm (trừ nguồn tiếp nhận nước thải của KCN Đại An năm 2010, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
0
20
40
60
80
100
120
Thăng
Long
Khai
Quang
Tiên Sơn Đại An Đồng Văn Hòa Xá
Năm 2010
Năm 2012
Năm 2013
BOD
5
(mg/l)
Khu vực các KCN
QCVN
08:2008/BTNMT (B1)
Hình 1.2. Diễn biến giá trị trung bình hàm lượng BOD
5
trong nước mặt
nơi tiếp nhận nước thải của một số KCN trong 03 năm
(Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2013)
Hình 1.2 cho thấy: Giá trị trung bình BOD
5
trong nước mặt nơi tiếp nhận
nước thải của các KCN đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,5 - 8 lần tại hầu hết
các vị trí nước mặt nơi tiếp nhận nước thải của khu vực 06 KCN.
0
20
40
60
80
100
120
140
Thăng
Long
Khai Quang T iên Sơn Đại An Đồng Văn Hòa Xá
Năm 2010
Năm 2012
Năm 2013
TSS (mg/l)
Khu vực các KCN
QCVN
08:2008/BTNMT (B1)
Hình 1.3. Diễn biến giá trị trung bình hàm lượng TSS trong nước mặt
nơi tiếp nhận nước thải của một số KCN trong 03 năm
(Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2013)