Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

phân tích nhân tố thu hút sinh viên khối ngành khoa học xã hội tham gia nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 140 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN PHƢƠNG HỒNG NGỌC
MSSV: 4104771

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ THU HÚT SINH
VIÊN KHỐI NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI
THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị thƣơng mại
Mã số ngành: 52340121

Tháng 12 – Năm 2013

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN PHƢƠNG HỒNG NGỌC
MSSV: 4104771

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ THU HÚT SINH
VIÊN KHỐI NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI
THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh Thƣơng mại
Mã số ngành: 52340121



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
LÊ NGUYỄN ĐOAN KHÔI

Tháng 12 – Năm 2013

2


LỜI CẢM TẠ

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học đối với em là niềm tự hào lớn lao với
rất nhiều ý nghĩa. Không chỉ là sự cố gắng của bản thân, mà còn là những sự giúp đỡ,
chỉ dẫn của quý thầy cô và những lời động viên từ gia đình và bạn bè.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Nguyễn Đoan Khôi – là ngƣời đã
nhiệt tình chỉ dẫn, hỗ trợ em thực hiện và hồn thành bài luận văn tốt nghiệp của
mình.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh,
Cô Châu Thị Lệ Duyên và đặc biệt là Thầy Nguyễn Phạm Thanh Nam là ngƣời thầy
em rất kính trọng. Q Thầy, Cơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm sống quý báu cho em trong suốt bốn năm học tập; đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý
giúp em hồn thành đề tài của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Đào Ngọc Cảnh – Phó trƣởng Khoa
Khoa học Xã hội và Nhân văn, thầy Lâm Bá Khánh Toàn và thầy
Đinh Thanh Phƣơng – giảng viên Khoa Luật, đã nhiệt tình cung cấp cho em những số
liệu, những thông tin quý giá về hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa trong suốt quá
trình luận văn này đƣợc thực hiện.
Cảm ơn những ngƣời bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ và ủng hộ mình; cảm ơn cả
những bạn sinh viên chƣa từng quen biết đã dành thời gian hợp tác, giúp mình hồn
thành q trình thu thập số liệu.

Lời cảm ơn cuối cùng và quan trọng nhất em xin đƣợc dành cho Cha Mẹ, những
ngƣời luôn dõi theo từng bƣớc đi của em trong cuộc sống, cũng nhƣ sẵn sàng hỗ trợ
những lúc em gặp khó khăn.
Do hạn chế về kiến thức nên luận văn tốt nghiệp của em khó tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ để đề tài
của em đƣợc hoàn thiện hơn.
3


Cần Thơ, ngày 4 tháng 12 năm 2013
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Phƣơng Hồng Ngọc

4


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hồn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tơi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp
nào khác.
Cần Thơ, ngày 4 tháng 12 năm 2013
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Phƣơng Hồng Ngọc

5



MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.2 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3

1.4.1 Không gian nghiên cứu

3


1.4.2 Thời gian nghiên cứu

3

1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu

3

1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

4

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

9

2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN

9

2.1.1 Tổng quan về nghiên cứu khoa học

9

2.1.2 Tổng quan về ngành Khoa học xã hội

15


2.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

16

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

2.3.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

18

2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

19

2.3.3 Lý thuyết các phƣơng pháp phân tích

20

2.2.4 Quy trình nghiên cứu

24

CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
25

6



3.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG
SINH VIÊN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
25
3.1.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên các trƣờng đại học trên địa
bàn cả nƣớc
25
3.1.2 Công tác tổ chức quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học

28

3.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ
CÁC KHOA THUỘC NHÓM NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI TRƢỜNG
ĐẠI HỌC CẦN THƠ
32
3.2.1 Tổng quan về trƣờng Đại học Cần Thơ

32

3.2.2 Khoa Kinh tế- Quản trị Kinh doanh

34

3.2.3. Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn

39

3.2.3. Khoa Luật


46

3.3. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
48
3.3.1 Tổng quan về hoạt động NCKH trong sinh viên trƣờng Đại học

48

3.3.2 Số lƣợng và kinh phí dành cho sinh viên NCKH

51

3.3.3 Các giải thƣởng sinh viên đã đạt đƣợc

52

3.3.4 Những mặt hạn chế trong cơng tác NCKH của sinh viên

54

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THU HÚT
SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
57

4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

57

4.2 MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC
58
4.2.1 Về giai đoạn đoạn xuất phát một nghiên cứu khoa học

58

4.2.2 Xác định vấn đề khoa học

59

4.3. MỨC ĐỘ TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
60
4.3.1 Mức độ tham dự các buổi hội thảo NCKH, báo cáo luận văn

7

60


4.3.2 Hoạt động của các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học

61

4.3.3 Mức độ tiếp cận thông tin trên các trang web về NCKH

63

4.3.4 Đánh giá về các đề tài nghiên cứu khoa học trong trƣờng


65

4.4 ĐÁNH GIÁ VỀ TRUNG TÂM HỌC LIỆU

66

4.5 MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CĨ TÍNH CHẤT KHOA
HỌC
68
4.6 ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC NGUỒN LỰC HỖ TRỢ TRONG NHÀ
TRƢỜNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐÃ VÀ ĐANG THAM GIA NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC
69
4.7 LÝ DO SINH VIÊN CHƢA THAM GIA NCKH

71

4.8 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THU HÚT SINH VIÊN
THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

73

4.9 THỐNG KÊ MƠ TẢ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA NHĨM NHÂN TỐ THU
HÚT SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
84
4.9.1 Mức độ quan trọng của các nhân tố theo đánh giá của sinh viên

84

4.9.2 Kiểm định sự khác biệt về trị trung bình của các nhóm nhân tố theo đánh giá của

sinh viên các khoa khác nhau
86
CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
89

5.1 MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

89

5.2 GIẢI PHÁP THU HÚT SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

93

CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

98

6.1 KẾT LUẬN

98

6.2 KIẾN NGHỊ

100

6.2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

100


6.2.2 Đối với lãnh đạo nhà trƣờng và lãnh đạo các khoa nói chung

100

6.2.3 Đối với giảng viên hƣớng dẫn

101

6.2.4 Đối với sinh viên

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

102
8


PHỤ LỤC 1: Bản câu hỏi

106

PHỤ LỤC 2: Kết quả thống kê về đối tƣợng nghiên cứu

113

PHỤ LỤC 3: Kết quả thống kê hiểu biết của sinh viên về NCKH

113


PHỤ LỤC 4: Kết quả mô tả về mức độ tiếp cận đến các hoạt động NCKH
114
PHỤ LỤC 5: Đánh giá về Trung tâm học liệu

116

PHỤ LỤC 6: Thống kê mức độ thực hiện các hoạt động khoa học của SV
116
PHỤ LỤC 7: Đánh giá các nguồn lực hỗ trợ trong NCKH

116

PHỤ LỤC 8: Thống kê mô tả lý do SV chƣa tham gia NCKH

117

PHỤ LỤC 9: Kết quả Kiểm định Cronbach ‘s alpha cho nhóm Lợi ích đạt
đƣợc khi NCKH
117
PHỤ LỤC 10: Kết quả Kiểm định Cronbach ‘s alpha cho nhóm Nguồn lực
hỗ trợ cho sinh viên khi tham gia NCKH
117
PHỤ LỤC 11: Kết quả Kiểm định Cronbach ‘s alpha cho nhóm Giảng
viên hƣớng dẫn
118
PHỤ LỤC 12: Kết quả Kiểm định Cronbach ‘s alpha cho nhóm Mơi
trƣờng NCKH
PHỤ LỤC 13: Kết quả Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

118

118

PHỤ LỤC 14: Kết quả Kiểm định Anova và Bonferroni cho nhóm F1
120
PHỤ LỤC 15: Kết quả Kiểm định Anova cho nhóm F2

120

PHỤ LỤC 16: Kết quả Kiểm định Anova cho nhóm F3

121

PHỤ LỤC 17: Kết quả Kiểm định Anova cho nhóm F4

121

PHỤ LỤC 18: Kết quả Kiểm định Anova cho nhóm F5

121

PHỤ LỤC 19: Trị trung bình về mức độ quan trọng của nhóm nhân tố F1
Lợi ích khi tham gia NCKH với sinh viên các khoa khác nhau
122

9


DANH MỤC BẢNG
BẢng 2.2 : Diễn giải các biến của mơ hình nghiên cứu ............................................ 17
BẢng 2.2 : Mơ tả cỡ mẫu điều tra ............................................................................ 19

BẢng 3.1: Tình hình NCKH của SV trƣờng ĐH Kinh tế TP.HCM từ 2008-2012 ...... 25
BẢng 3.2: Hoạt động NCKH trong SV Học viện Tài chính từ năm 2011-2012.......... 27
BẢng 3.3: Tổng hợp số lƣợng đề tài NCKH trong SV trƣờng ĐH Lạc Hồng
2011- 2012 ............................................................................................. 29
BẢng 3.4 : Thống kê về công tác Nội san SV Học viện Tài chính
từ tháng 1 đến tháng 12/2012 .................................................................. 29
BẢng 3.5: Số lƣợng SV hệ chính quy Khoa KT-QTKD năm 2011-2012 .................. 34
BẢng 3.6: Số lƣợng cán bộ Khoa theo chức danh năm 2011 – 2012 ........................ 35
BẢng 3.7: Số lƣợng cán bộ giảng dạy của khoa theo học vị năm 2011 – 2012......... 35
BẢng 3.8: Thống kê số lƣợng đề tài nghiên cứu trong năm 2011 - 2012.................. 37
BẢng 3.9: Các đề tài nghiên cứu khoa học đã chuyển giao ...................................... 37
...............................................................................................................
...............................................................................................................
BẢng 3.10: Thống kê số lƣợng đề tài cấp trƣờng đã nghiệm thu của SV
khoa KT-QTKD năm 2011 - 2012 ........................................................ 38
BẢng 3.11: Số lƣợng sinh viên các ngành phân theo bộ môn năm 2011-2012 ......... 40
BẢng 3.12: Số lƣợng cán bộ giảng dạy phân theo bộ môn năm 2012 ...................... 40
BẢng 3.13: Tổng số đề tài NCKH phân theo bộ môn .............................................. 41
BẢng 3.14: Đề tài do cán bộ thực hiện năm 2012-2013 ........................................... 42

10


BẢng 3.15 : Đề tài NCKH do sinh viên thực hiện năm 2012 – 2013 ....................... 43
BẢng 3.16: Tổng số báo cáo khoa học qua các năm 2012 – 2013 ............................ 45
BẢng 3.17: Số lƣợng sinh viên và giảng viên khoa luật qua các năm ...................... 46
Bảng 3.18: Thống kê số lƣợng đề tài NCKH và bài báo khoa học của khoa Luật từ
năm 2010 đến 2013............................................................................... 47
BẢng 3.19: Danh mục đề tài sinh viên triển khai trong năm học 2011-2012 thuộc
lĩnh vực khoa học xã hội .................................................................... 49

BẢng 3.20: Các giải thƣởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam SV trƣờng ĐH Cần Thơ
đã đạt đƣợc 2011-2012 ....................................................................... 52
BẢng 3.21: Các giải thƣởng Holcim Prize SV trƣờng Đại học Cần Thơ đã đạt đƣợc
2011-2012 ...........................................................................................54
BẢng 4.1 : Thông tin về đối tƣợng nghiên cứu .......................................................58
..........
BẢng 4.2: Hiểu biết của SV về giai đoạn xuất phát một NCKH
BẢng 4.3: Hiểu biết của sinh viên trong việc xác định vấn đề khoa học .................59
BẢng 4.4: Tỷ lệ sinh viên tham dự hội thảo, báo cáo luận văn, đánh giá chất lƣợng và
lý do không tham gia .........................................................................60
BẢng 4.5: Mức độ tiếp cận thơng tin về các nhóm NCKH trong SV ........................... 62
BẢng 4.6: Đánh giá của sinh viên về các nhóm NCKH ..........................................63
BẢng 4.7: Mức độ truy cập và đánh giá chất lƣợng các trang web..........................64
BẢng 4.8: Đánh giá về các đề tài NCKH trong trƣờng ...........................................65
BẢng 4.9: Đánh giá chất lƣợng nguồn học liệu và mức độ thuận tiện khi tiếp cận ..66

11


BẢng 4.10: Thống kê đánh giá chất lƣợng nguồn học liệu và mức độ thuận tiện
khi tiếp cận phân theo từng khoa .......................................................67
BẢng 4.11: Thống kê tỷ lệ sinh viên đã từng thực hiện các hoạt động có tính chất khoa học
.................................................................................................................. 68
BẢng 4.12: Đánh giá về nguồn lực hỗ trợ khi thực hiện NCKH .............................69
BẢng 4.13 : Lý do sinh viên chƣa tham gia NCKH .....................................71
BẢng 4.14 : Lý do SV chƣa tham gia NCKH phân theo các khoa khác nhau72
BẢng 4.15: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha cho nhóm nhân tố Lợi ích đạt đƣợc khi
NCKH ......................................................................................................... 75
BẢng 4.16: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha cho nhóm nhân tố Nguồn lực hỗ trợ
khi thực hiện NCKH ................................................................................ 76

BẢng 4.17: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha cho nhóm nhân tố Giảng viên hƣớng
dẫn .............................................................................................................. 76
BẢng 4.18: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha cho nhóm nhân tố Mơi trƣờng NCKH
.................................................................................................................... 77
BẢng 4.19: Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix) ........79
BẢng 4.20: Thống kê điểm trung bình của từng nhóm nhân tố ....................85
Bảng 4.21: Kiểm định sâu Anova (Bonferroni) về sự khác nhau trong đánh giá nhân tố
Lợi ích khi tham gia NCKH của sinh viên các khoa khác nhau ...............87
BẢng 4.22: Thống kê mô tả sự khác biệt trị trung bình về mức độ quan trọng của
nhóm nhân tố Lợi ích khi tham gia NCKH với sinh viên các khoa khác nhau .............. 87

12


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu tổng thể ............................................... 16
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu ........................................................... 24

13


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ĐHCT – QLKH

Đại học Cần Thơ – Quản lý Khoa học

NCKH

Nghiên cứu khoa học


ĐH

Đại học

SV

Sinh viên

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa KT-QTKD

Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh

Tiếng Anh
EFA

Exploratory Factor Analysis

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

14


CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lịch sử tiến hố lồi ngƣời đã chứng minh, xã hội muốn tồn tại và phát triển,
con ngƣời phải khơng ngừng tìm tịi, phát minh ra những định luật mới, những công
cụ hay vật liệu mới…phục vụ cho quá trình lao động sản xuất. Sự đào thải những cái
cũ, lỗi thời sẽ không diễn ra nếu khơng có q trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo
của con ngƣời. Rõ ràng, khơng có khoa học thì sẽ khơng có những tri thức mới,
những văn minh mới. Quá trình nghiên cứu khoa học đã trở nên một phần khơng thể
thiếu trong xã hội lồi ngƣời, dù ở bất kỳ thời đại nào, đặc biệt trong môi trƣờng giáo
dục đại học, là nơi trực tiếp đào tạo và bồi dƣỡng thế hệ nhân tài cho đất nƣớc. Một
trƣờng đại học danh tiếng phải là nơi có nhiều thành tích nghiên cứu nổi bật, bên cạnh
cơng tác giảng dạy. Hai hoạt động này vừa bổ trợ vừa hoàn thiện lẫn nhau. Nghiên
cứu khoa học giúp ngƣời thầy có thêm kiến thức thực tế để giảng dạy cho sinh viên;
đồng thời, qua hoạt động giảng dạy cũng hé lộ ra những đề tài mới thú vị, đánh thức
và phát triển thêm năng lực nghiên cứu. Công tác nghiên cứu khoa học có tầm quan
trọng đặc biệt trong giáo dục đại học vì khơng những góp phần nâng cao chất lƣợng
đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của
nhân loại. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban
chấp hành Trung Ƣơng khố VIII của Đảng Cộng Sản có nêu: “Các trƣờng đại học
phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công
nghệ vào sản xuất và đời sống”. Qua đó, chúng ta cũng nhận thấy mức độ quan tâm
của nhà nƣớc vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong giáo dục đại học, với
một mục tiêu duy nhất là đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây
dựng một đội ngũ lao động có chất lƣợng cao.
Trong những năm gần đây, trƣờng Đại học Cần Thơ đã chú trọng đến công tác
nghiên cứu khoa học, cụ thể là việc ban hành hƣớng dẫn số 305/ĐHCT-QLKH về
Hƣớng dẫn và thực hiện và quản lý đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên từ năm
15



2009 đã thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, liệu
sinh viên đã nhận thức một cách đầy đủ bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học,
và liệu hoạt động này đã thực sự tạo nên một lực hút mạnh mẽ đến toàn thể sinh viên
trong nhà trƣờng hay chƣa. Mặt khác, qua thống kê số lƣợng đề tài nghiên cứu khoa
học của trƣờng đại học Cần Thơ do sinh viên thực hiện, từ năm 2010 đến năm 2012, số
lƣợng đề tài thuộc nhóm ngành Khoa học xã hội chỉ chiếm 15/80 đề tài do sinh viên
thực hiện, cá biệt hơn, ngành Luật khơng có đề tài nghiên cứu nào. Vì thế, vấn đề quan
trọng cần đƣợc làm rõ ở đây là tại sao trong lĩnh vực khoa học xã hội lại khan hiếm đề
tài nghiên cứu khoa học nhƣ vậy , có phải hoạt động nghiên cứu khoa học chƣa thực sự
tạo đƣợc lực hút mạnh mẽ đến đối tƣợng sinh viên thuộc nhóm ngành này? Với những
lý do trên, đề tài “Phân tích các nhân tố thu hút sinh viên khối ngành khoa học xã
hội tham gia nghiên cứu khoa học" trở nên cấp thiết nhằm tìm hiểu các nhân tố tạo
lực hút đến sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ đó đề ra giải pháp tập
trung vào các yếu tố này, nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, hƣớng đến
mục tiêu nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trong tƣơng lai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung tìm hiểu các nhân tố có tác động đến việc thu hút sinh viên khối
ngành khoa học xã hội tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH), thơng qua đó đề xuất một
số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động NCKH phát triển trong nhà trƣờng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Đánh giá tình hình chung về hoạt động NCKH trong sinh viên
khối ngành khoa học xã hội trƣờng Đại học Cần Thơ.
- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố tác động đến việc thu hút sinh viên khối
ngành khoa học xã hội tham gia NCKH.
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phong trào NCKH trong sinh
viên khối ngành khoa học xã hội phát triển.

16



1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình NCKH trong sinh viên trƣờng Đại học Cần Thơ nói chung và sinh
viên khối ngành khoa học xã hội nói riêng những năm gần đây nhƣ thế nào?
- Mức độ hiểu biết về NCKH và tiếp cận thông tin đến hoạt động này của sinh
viên khối ngành khoa học xã hội trƣờng Đại học Cần Thơ hiện nay ra sao?
- Những nhân tố nào tác động đến việc thu hút sinh viên thuộc khối ngành này
tham gia NCKH?
- Các giải pháp nào đ ể thu hút sinh viên khối ngành khoa học xã hội trƣờng
Đại học Cần Thơ tham gia NCKH nhiều hơn?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian nghiên cứu
Việc khảo sát và thu thập số liệu sơ cấp đối với sinh viên đƣợc thực hiện ở các
khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, khoa Khoa học Xã hội & nhân văn và Khoa Luật
trƣờng Đại học Cần Thơ vì các khoa trên đều thuộc nhóm ngành khoa học xã hội. Các
đề tài NCKH ở các khoa này thuộc nhóm nghiên cứu mơ tả, nghiên cứu giải thích,
thƣờng tập trung tìm hiểu, mô tả thực trạng về một hiện tƣợng, một vấn đề trong đời
sống kinh tế-xã hội và đề ra giải pháp giải quyết vấn đề đó.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
- Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013
- Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ năm 2010 đến năm 2013.
- Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ ngày 1/10 đến 15/10/2013.
1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ năng lực nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung
khảo sát đối tƣợng sinh viên năm thứ ba và thứ tƣ ở các khoa Kinh tế - Quản trị Kinh
doanh, khoa Khoa học Xã hội & nhân văn và Khoa Luật trƣờng Đại học Cần Thơ. Sở
dĩ chọn đối tƣợng này là vì các bạn đã hội tụ đủ những kiến thức, kinh nghiệm cần
17



thiết để thực hiện NCKH, khác với sinh viên năm nhất và năm thứ hai vẫn cịn bỡ ngỡ
với mơi trƣờng học tập mới, chƣa đủ tự tin và chƣa tích luỹ đầy đủ kiến thức cần
thiết, cũng nhƣ việc cập nhật thơng tin về hoạt động NCKH vẫn cịn rất hạn chế.
1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng
tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên các trƣờng đại học ở khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Hội nghị tổng kết : Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên và
giảng viên trẻ khối các trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh toàn quốc, trang
257-267, Trƣờng Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, năm 2013. Số liệu đƣợc thu thập
bằng phỏng vấn trực tiếp 575 sinh viên các trƣờng đại học ở khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nhân tố khám phá hình thành nên 4 nhân tố
có ảnh hƣởng đến khả năng tham gia NCKH của sinh viên. Trong đó có nhóm F3
“Lợi ích đạt được” bao gồm các biến: cơ hội đƣợc tuyển thẳng cao học; đƣợc tham
gia cuộc thi NCKH dành cho sinh viên; đƣợc khen thƣởng, điểm rèn luyện. Nhóm F4
thể hiện “Các yếu tố hỗ trợ cho việc thực hiện NCKH” gồm các năng lực bản thân;
kinh phí hỗ trợ, thời gian cho NCKH; sự nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn; và thông
tin về NCKH. Hạn chế của đề tài là cỡ mẫu nhỏ so với địa bàn nghiên cứu là Đồng
bằng sơng Cửu Long nên chƣa phản ánh chính xác thực trạng cũng nhƣ ý nghĩa
nghiên cứu.[16]
2.

Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2011. Nghiên cứu khoa học trong sinh viên Đại

học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, mƣời năm nhìn lại. Hội nghị tổng kết : Hoạt
động nghiên cứu khoa học sinh viên và giảng viên trẻ khối các trường đại học kinh tế
và quản trị kinh doanh toàn quốc, trang 81-92, Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM,
năm 2013. Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua cuộc khảo sát 212 sinh viên ở tất cả
các cơ sở học tập chính quy trong trƣờng. Tác giả cũng tiến hành điều tra về các đề
xuất mà sinh viên mong muốn trong việc đƣa NCKH đi lên, tập trung chủ yếu vào
“Giới thiệu đến các cơ sở sản xuất kinh doanh để thu thập dữ liệu; “Trang bị thư viện

thuận lợi để tìm tài liệu”; “ Tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng cần cho NCKH”;

18


“Cung cấp giáo viên hướng dẫn tốt”. Tác giả cũng tìm hiểu ở khía cạnh “Lợi ích sinh
viên mong muốn”, với 67,5% chọn “Tạo cơ hội nghề nghiệp tốt nếu đạt thành tích
cao”; “Cộng điểm vào thành tích học tập”, “Khen thưởng, tuyên dương rộng rãi”; “Đạt
thành tích cao hơn”.[4]
3. Trần Thiện Bình, 2009. Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy
tình hình nghiên cứu khoa học trong sinh viên năm thứ 3 của trƣờng đại học Cần
Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, tháng 1 năm 2010. Nhóm tác giả hƣớng
đến đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên năm 3 trong trƣờng, phỏng vấn trực tiếp
thông qua bảng câu hỏi cho 1400 sinh viên ở tất cả các khoa, viện của đại học Cần
Thơ. Đề tài nghiên cứu đã trình bày một cái nhìn bao quát về thực trạng sinh viên
tham gia NCKH trong toàn trƣờng, qua các tiêu chí : Quan điểm về NCKH, Thái độ
của sinh viên đối với NCKH, Mức độ tham gia hội thảo NCKH, Tình hình NCKH
của sinh viên trƣờng hiện nay, Sự khuyến khích của trƣờng đối với cơng tác NCKH,
Dự định của sinh viên về việc tham gia NCKH, Điều kiện tham gia NCKH trong
tƣơng lai và Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến việc NCKH. Nhóm tác
giả liệt kê các nhân tố ảnh hƣởng đến NCKH gồm: có sẵn ý tƣởng; kiến thức chuyên
ngành; sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô, nhà trƣờng; và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, hạn
chế của đề tài là chƣa đi sâu vào phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng

,

nhóm tác giả chỉ dừng lại ở việc nhận biế t các nhân tố ảnh hƣởng mà chƣa lƣợng
hóa đƣợc mức độ tác động của các nhân tố đó đến nhận thức củ a sinh viên.[23]
4. Bùi Thị Thanh, 2013. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong sinh viên của
Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Hội nghị tổng

kết : Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên và giảng viên trẻ khối các trường đại
học kinh tế và quản trị kinh doanh toàn quốc, trang 198-204, Trƣờng Đại học Kinh tế
TP.Hồ Chí Minh, năm 2013. Tác giả tiến hành thảo luận nhóm với các nhóm đối tƣợng
sinh viên, giảng viên và chuyên viên phòng Quản lý Khoa học. Từ đó thống nhất cho
rằng có 5 nguyên nhân chủ yếu, xuất phát từ bên phía mơi trƣờng NCKH của nhà
trƣờng, dẫn đến tình hình NCKH khơng phát triển mạnh về chất và lƣợng, trong 3 năm

19


2008-2012, đó là : “Áp lực học tập làm sinh viên khơng có đủ thời gian cho NCKH”;
“Hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên chƣa đủ mạnh để khơi dậy đam mê, ý
thức NCKH trong sinh viên”; “Nguồn kinh phí hỗ trợ cho sinh viên NCKH chƣa thoả
đáng”; “Giảng viên chƣa thực sự nhiệt tình trong cơng tác hƣớng dẫn sinh viên
NCKH”; “Cơ chế phối hợp giữa các phịng ban có liên quan đến hoạt động NCKH và
giữa các khoa, Bộ mơn cịn thiếu rõ ràng, chƣa phát huy đƣợc vai trò và trách nhiệm
của các bên đối với hoạt động NCKH của sinh viên”. Hạn chế của đề tài là chỉ dùng
phƣơng pháp thảo luận nhóm với một vài đối tƣợng đại diện mà không tiến hành thu
thập ý kiến của sinh viên trong trƣờng-những ngƣời trực tiếp tham gia NCKH. Do đó,
kết quả nghiên cứu có thể không khách quan, không phản ảnh đúng thực trạng cũng
nhƣ chƣa thật sự sâu sắc trong quá trình tìm hiểu bản chất và giải quyết vấn đề.[2]
5. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011. Nhận định khó khăn và đề xuất giải
pháp đối với phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên. Hội nghị tổng kết : Hoạt
động nghiên cứu khoa học sinh viên và giảng viên trẻ khối các trường đại học kinh tế
và quản trị kinh doanh toàn quốc, trang 279-287, Trƣờng Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí
Minh, năm 2013. Dựa vào số liệu khảo sát 575 sinh viên thuộc 4 trƣờng đại học ở
Đồng bằng sông Cửu Long và thông tin thứ cấp, kết hợp với phƣơng pháp thảo luận
và phỏng vấn chuyên gia, nhóm tác giả đã nhận định những khó khăn ảnh hƣởng đến
khả năng tham gia NCKH : Thiếu phƣơng pháp nghiên cứu và kiến thức nền tảng,
Thiếu kinh phí và thủ tục hành chính phức tạp, Thiếu mơi trƣờng nghiên cứu khoa

học, Hạn chế về cơ sở vật chất và giáo viên hƣớng dẫn, Hạn chế về nhận thức đối với
NCKH. Từ đó, đề xuất 4 nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động NCKH. Thứ nhất, nâng
cao nhận thức của sinh viên về NCKH thông qua các kênh thông tin, các môn học liên
quan đến NCKH. Thứ hai, tăng cƣờng các nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động
NCKH sinh viên nhƣ ngân sách nhà nƣớc, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp. Thứ
ba, quan tâm đến chính sách động viên khuyến khích NCKH nhƣ khen thƣởng bằng
vật chất hay tinh thần, đăng kí sở hữu trí tuệ hay cơng bố các cơng trình nghiên cứu
trên các tạp chí NCKH chun ngành. Thứ tƣ, tạo “sân chơi khoa học” chuyên nghiệp
cho sinh viên thông qua các hội thảo, hội nghị khoa học trong trƣờng và khu vực.[17]
20


6. Vũ Thế Dũng (2005). Nghiên cứu khoa học trong sinh viên: cần cách tiếp
cận mới. Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 15/1/2005. Các cách tiếp cận mới đƣợc tác giả đề
xuất chính là: thứ nhất, đánh giá tình hình NCKH trong sinh viên là đánh giá chất
lƣợng của hoạt động nghiên cứu khoa học, hay khả năng của sinh viên nói chung
trong việc hình thành các ý tƣởng và triển khai quá trình nghiên cứu (bao gồm phát
hiện vấn đề, xây dựng đề cƣơng, tổ chức thực hiện, phƣơng pháp thực hiện, tìm kiếm
tài liệu, thu thập thơng tin, thí nghiệm, quan sát, phân tích số liệu, thử nghiệm kết quả,
viết báo cáo, trình bày báo cáo) chứ khơng đặt nặng vào kết quả nghiên cứu/ sản
phẩm cuối cùng. Thứ hai, NCKH trong sinh viên bắt nguồn từ những việc nhỏ nhƣ
sinh viên tự tìm đọc tài liệu, các cơng trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, trao
đổi với nhau (và với giảng viên) ở các diễn đàn chính thức và khơng chính thức đến
việc thực hiện các đề án môn học, luận văn tốt nghiệp hay cao hơn là các đề tài
nghiên cứu độc lập.[26]
7. Đỗ Nhƣ An, Nguyễn Đình Hƣng. Vài giải pháp thu hút sinh viên đầu khố
nghiên cứu khoa học. Tạp chí Khoa học, khoa Công nghệ thông tin Trƣờng Đại học
Nha Trang. Trong bài tham luận, tác giả đã nêu 3 nguyên nhân làm sinh viên chƣa
thực sự say mê với các hoạt động NCKH, đó là Thiếu mơi trƣờng NCKH, Chƣa có sự
liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trƣờng trong việc triển khai ứng dụng các đề tài và

huy động hỗ trợ, Cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp
khắc phục tình trạng trên, gồm có Cải tiến chƣơng trình học và trình độ ngoại ngữ;
Xây dựng mơi trƣờng NCKH có chất lƣợng; Thực hiện các chính sách khuyến khích
NCKH nhƣ khen thƣởng, tài trợ xứng đáng; Thực hiện liên kết giữa nhà trƣờng và
doanh nghiệp. Đối tƣợng nghiên cứu của tác giả ở đây là sinh viên đầu khoá và giải
pháp ở đây đề xuất cho nhóm ngành cơng nghệ thơng tin nói riêng nên khi ứng dụng
vào mơ hình nghiên cứu là đối tƣợng sinh viên năm thứ ba, thứ tƣ ở trƣờng Đại học
Cần Thơ, tác giả sẽ xem xét và chỉnh sửa một vài yếu tố cho phù hợp.[11]
8. Thân Thị Thu Thuỷ và các tác giả. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Hội nghị tổng

21


kết : Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên và giảng viên trẻ khối các trường đại
học kinh tế và quản trị kinh doanh toàn quốc, trang 268-278 , Trƣờng Đại học Kinh tế
TP.HCM, năm 2013. Tác giả tiến khảo sát 400 sinh viên năm 2 và năm 3 thơng qua
phiếu khảo sát về 5 nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng NCKH của sinh viên.
Trong đó, có nhân tố Cảm nhận của sinh viên về giảng viên hướng dẫn, gồm các biến:
Hỗ trợ về định hƣớng NCKH, Hỗ trợ về phƣơng pháp NCKH, Hỗ trợ về nguồn tài
liệu sử dụng cho NCKH. Qua đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động NCKH
nhƣ hoàn thiện quy chế khuyến khích giảng viên hƣớng dẫn và sinh viên NCKH; vai
trò của giảng viên trong việc định hƣớng đề tài mang tính ứng dụng cho sinh viên;
tích cực quảng bá các cơng trình này đến doanh nghiệp, các đơn vị quản lý nhằm tìm
kiếm đầu ra cho các đề tài nghiên cứu; hợp tác nghiên cứu giữa các khoa/viện trong
và ngồi trƣờng; tổ chức tốt mơi trƣờng khoa học cho sinh viên thông qua các buổi
hội thảo, trao đổi học thuật…[22]
Các bài tham luận nhận định về hoạt động NCKH trong sinh viên phần nhiều
đều là những bài viết mơ tả thực trạng, nêu những khó khăn nội tại về hoạt động
NCKH trong một số trƣờng Đại học cụ thể (trừ những bài có ứng dụng phƣơng pháp

xử lý số liệu). Do đó, trong việc ứng dụng và triển khai mơ hình nghiên cứu cần chọn
lọc lại các đối tƣợng, các nhân tố sao cho phù hợp với tình hình chung của trƣờng Đại
học Cần Thơ. Từ việc tiếp thu những ƣu, khuyết điểm của các tài liệu tham khảo nói
trên, đề tài “Phân tích các nhân tố thu hút sinh viên khối ngành khoa học xã hội
tham gia NCKH" đƣợc thực hiện dựa trên nguồn số liệu thứ cấp từ Phòng Quản lý
Khoa học trƣờng Đại học Cần Thơ nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình
hình NCKH của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, đề tài cũng sử dụng
số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn sinh viên năm thứ ba, thứ tƣ thuộc khối ngành
khoa học xã hội nhằm thể hiện sự khách quan, phản ánh đúng thực trạng mức độ quan
tâm và đánh giá chính xác về tình hình NCKH trƣờng Đại học Cần Thơ, giúp đề tài có ý
nghĩa tốt hơn về mặt nghiên cứu.

22


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Tổng quan về nghiên cứu khoa học
Khoa học
Trong quyển Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, giáo sƣ Nguyễn Văn Lê
(1997, trang 12) có định nghĩa về khoa học nhƣ sau:
- Là hệ thống những tri thức và những quy luật phát triển khách quan của tự
nhiên, xã hội, tƣ duy.
- Xuất phát từ những sự kiện của hiện thực, khoa học giải thích một cách đúng
đắn nguồn gốc và sự phát triển, phát hiện những mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện
ấy, vũ trang cho con ngƣời những tri thức khách quan để con ngƣời áp dụng những
quy luật đó trong thực tiễn sản xuất và đời sống [18].
Trong giáo trình Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, tác giả Nguyễn Bảo Vệ và
Nguyễn Huy Tài (2006, trang 1) định nghĩa khoa học bao gồm một hệ thống tri thức

về quy luật của vật chất, sự vận động của vật chất. Hệ thống tri thức này bao gồm: tri
thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
 Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết đƣợc tích luỹ qua hoạt động sống hàng
ngày trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời và giữa con ngƣời với thiên nhiên.
 Tri thức khoa học: là những hiểu biết đƣợc tích luỹ một cách có hệ thống nhờ
hoạt động nghiên cứu khoa học. Tri thức khoa học đƣợc tổ chức trong các ngành và
bộ môn khoa học nhƣ : triết học, sử học, kinh tế học, toán học…[14]
Theo tác giả Đinh Tiên Minh (2013, trang 353), “Khoa học là quá trình nghiên
cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội.
Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ,

23


khơng cịn phù hợp. Nhƣ vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của
vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy”.[9]
Nghiên cứu khoa học
Trƣớc tiên, ta cần có cái nhìn khái qt về thuật ngữ “nghiên cứu”. Theo Tổ
chức y tế thế giới thì nghiên cứu đƣợc xem là một quá trình điều tra về kiến thức thơng
qua hoạt động sốt xét hoặc tìm hiểu hoặc thực nghiệm nhằm mục tiêu phát hiện hay
phân tích một kiến thức mới. Cịn theo từ điển Cambridge Advanced Learners, nghiên
cứu là quá trình đào sâu học hỏi một lĩnh vực, đặc biệt là nhằm khám phá những kiến
thức mới hoặc đạt đến một trình độ hiểu biết mới.
Nhà nghiên cứu Vũ Cao Đàm (2008, trang 17) định nghĩa NCKH là sự tìm kiếm
những điều mà khoa học chƣa biết; hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức
khoa về thế giới; hoặc là sáng tạo phƣơng pháp mới và phƣơng tiện kỹ thuật mới để làm
biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con ngƣời.[25]
Tác giả Đinh Tiên Minh (2013, trang 353) nhận định NCKH là một hoạt động
tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm, dựa trên những tài liệu, số liệu, kiến
thức…có sẵn, thơng qua q trình NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự

vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phƣơng pháp và phƣơng tiện kỹ thuật
mới cao hơn, giá trị hơn. Cũng theo tác giả, con ngƣời muốn làm NCKH ngồi việc
phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu mà còn phải có lịng đam mê và hơn
nữa là cách làm việc tự lực, có phƣơng pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trƣờng. Nói ngắn
gọn hơn, có hai điều kiện để một hoạt động có thể xem là NCKH: 1) Mục tiêu (đóng
góp gì cho kho tàng tri thức nhân loại) và 2) Phƣơng pháp (cơng trình nghiên cứu đƣợc
thực hiện theo những quy trình chuẩn) [9].
Theo giáo sƣ Nguyễn Văn Tuấn, NCKH là một hoạt động của con ngƣời để
mở rộng tri thức qua các phƣơng pháp khoa học.[20]

24


Phƣơng pháp khoa học
Tác giả Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Huy Tài (2005, trang 6) nhận định những
ngành khoa học khác nhau cũng có thể có những phƣơng pháp NCKH khác nhau.
Ngành khoa học tự nhiên nhƣ vật lý, hóa học, nông nghiệp sử dụng phƣơng pháp
khoa học thực nghiệm, nhƣ tiến hành bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu, để giải
thích và kết luận. Cịn ngành khoa học xã hội nhƣ nhân chủng học, kinh tế, lịch
sử…sử dụng phƣơng pháp khoa học thu thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay
điều tra. Tuy nhiên, phƣơng pháp khoa học có những bƣớc chung nhƣ: quan sát sự
vật, hiện tƣơng; Đặt vấn đề và lập giả thuyết; Thu thập số liệu và dựa trên số liệu để
rút ra kết luận; nhƣng vẫn có sự khác nhau về quá trình thu thập số liệu, xử lý và phân
tích số liệu. [14]
Đặc điểm của nghiên cứu khoa học
Để có thể đám bảo chất lƣợng của một NCKH trong nhà trƣờng hay bất kì một
tổ chức nào thì các nhà nghiên cứu nên hƣớng đến 6 đặc điểm chính mà một NCKH
cần phải đạt đƣợc, đó là:
 Đƣợc kiểm sốt (Controlled): trong mỗi nghiên cứu có rất nhiều nhân tố ảnh
hƣởng đến kết quả đầu ra. Việc kiểm sốt này chính là nhà nghiên cứu cần phải tối

thiểu hoá ảnh hƣởng của các nhân tố khác đến mối quan hệ giữa các thành phần trong
nghiên cứu đang đƣợc triển khai.
 Sự nghiêm ngặt (Rigorous): nhà nghiên cứu cần phải thận trọng trong việc đảm
bảo rằng các bƣớc thực hiện cho việc tìm ra câu trả lời sẽ có sự liên quan, phù hợp và
hợp lý; một lần nữa thì sự chặt chẽ phải luôn đƣợc quan tâm từ lúc bắt đầu hình thành
ý tƣởng đến lúc có đƣợc kết quả, giải pháp.
 Mang tính hệ thống (Systematic): điều này ngụ ý rằng các thủ tục đƣợc lựa
chọn nên đảm bảo sự logic trong suy nghĩ và trong lúc vận dụng.

25


×