BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ THỊ KIM DUNG
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH
NÔNG THÔN TẠI HUYỆN TIÊN DU - TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH VĂN ĐÃN
HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagei
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thị Kim Dung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageii
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn- Viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi bày tỏ sự biết
ơn sâu sắc đến TS. Đinh Văn Đãn đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm
Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm Nước sạch và
VSMT nông thôn tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Y tế dự Phòng tỉnh Bắc Ninh, UBND
xã Tân Chi, UBND xã Tri Phương, UBND xã Minh đ
ã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cung cấp số liệu, tài liệu giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp, đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên
cứu đề tài.
Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực, song do trình độ và thời gian có hạn nên
luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, Tôi kính mong nhận được sự góp
ý chỉ bảo của các thầ
y cô giáo và sự chia sẻ của các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng12 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thị Kim Dung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ vii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 4
2.1. Cơ s
ở lý luận 4
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến Chương trình nước sạch nông thôn 4
2.1.2. Nội dung thực hiện chương trình nước sạch nông thôn
9
2.1.3. Vai trò của Chương trình nước sạch nông thôn 14
2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình. 18
2.2. Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1. Thực tiễn tổ chức thực hiện chương trình nước sạch nông thôn
trên thế giới 21
2.2.2. Tình hình thực hiện chương trình nước sạch nông thôn ở Việt Nam
30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageiv
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra vận dụng vào việc thực hiện
chương trình nước sạch ở huyện Tiên Du - Bắc Ninh 33
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 36
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 36
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 50
3.2 Phương pháp nghiên cứu 61
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 61
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 62
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 63
3.2.4 Phương pháp phân tích 63
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 64
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 66
4.1. Kết quả việc thực hiện chương trình nước sạch nông thôn 66
4.1.1. Kết quả việc thực hiện chương trình nước sạch nông thôn trên
toàn tỉnh Bắc Ninh. 66
4.1.2 Kết quả thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn
huyện Tiên Du 72
4.2 Giải pháp để nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện Chương trình
nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du đến năm 2020 110
4.2.1 Định hướng 110
4.2.2 Một s
ố giải pháp chủ yếu 112
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
5.1. Kết luận 131
5.2 Những kiến nghị 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagev
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BYT
CNH-HĐH
Km
2
M
3
M
3
/ng.đ
Ng.đ
NN&PTNT
QCVN
UBND
UNICEF
VSMTNT
WB
HTX
TW
KCN
PTNT
CN-TTCN
CHDCND
Diễn giải nội dung
Bộ Y tế
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Ki lô mét vuông (diện tích)
Mét khối (thể tích)
Mét khối trên ngày đêm
Ngày đêm
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quy chuẩn Việt Nam
Ủy ban nhân dân
Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Vệ sinh môi trường
Ngân hàng thế giới
Hợp tác xã
Trung ương
Khu công nghiệp
Phát triển nông thôn
Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
Cộng hòa dân chủ nhân dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng dân số huyện Tiên Du trong các năm 51
Bảng 4.1 Vốn đầu tư xây dựng các công trình nước sạch trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh đến tháng 6 năm 2014 67
Bảng 4.2 Kết quả cấp nước cho khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh đến
tháng 6 năm 2014 68
Bảng 4.3 Cơ cấu cấp nước cho khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh đến
tháng 6 năm 2014 69
Bảng 4.4 M
ục tiêu của Chương trình nước sạch nông thôn trên địa
bàn huyện Tiên Du 74
Bảng 4.5 Các văn bản pháp quy của tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo thực hiện
Chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Yên
Phong 75
Bảng 4.6 Kết quả tuyên truyền Chương trình nước sạch cho người dân
huyện Tiên Du qua các giai đoạn 78
Bảng 4.7 Nhận thức chung về Chương trình nước s
ạch nông thôn của
đối tượng điều tra hộ nông dân 81
Bảng 4.8 Nhận thức vai trò và kỹ năng quản lý thực hiện Chương
trình của nhóm cán bộ xã, huyện 82
Bảng 4.9 Các công trình cấp nước sạch nông thôn huyện Tiên Du 84
Bảng 4.10 Bảng so sánh kết quả cấp nước đạt được với mục tiêu của
Chương trình trên địa bàn huyện Tiên Du 87
Bảng 4.11 Bảng so sánh tỷ lệ
cấp cung cấp nước công trình do Trung
tâm nước sạch và VSMTNT quản lý 94
Bảng 4.12 Vốn đầu tư cho các công trình nước sạch trên địa bàn huyện
Tiên Du qua các giai đoạn 97
Bảng 4.13 Bảng tính chi phí giá 1m3 nước sạch của Nhà máy nước xã
Tân Chi, huyện Tiên Du năm 2012. 101
Bảng 4.14 Mức độ chấp nhận giá bán nước của nhóm đối tượng dùng nước 103
Bảng 4.15 Mức độ chấp nhận dịch vụ
cấp nước của người dân 105
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 37
Sơ đồ 4.1. Mô hình quản lý nhà nước hiện nay tại huyện Tiên Du về
quản lý công trình nước sạch nông thôn 88
Sơ đồ 4.2. Mô hình quản lý công trình cấp nước của UBND xã 90
Sơ đồ 4.3. Mô hình Trung tâm nước sạch và VSMTNT trong công tác
quản lý vận hành công trình nước sạch 93
Sơ đồ 4.4. Mô hình quản lý của Ban quản lý sau đầu tư Trung tâm
nước sạch và VSMTNT 94
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nước sạch là một sản phẩm thiết yếu là một nhu cầu cơ bản trong đời
sống hàng ngày của con người, đã và đang trở thành đòi hỏi cấp thiết trong
việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Tỷ lệ dân số được cung c
ấp
nước sạch là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức sống của một quốc gia.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm
đến công tác cung cấp nước sạch và VSMT, nhất là việc cung cấp nước sạch
cho người dân vùng nông thôn. Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết
định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000, về việc phê duyệt “Chiến lược
quốc gia về cấp nước sạch và VSMT nông thôn đến năm 2020”, trong đ
ó nêu
rõ Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn là một
trong những công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược. Bắc Ninh là một tỉnh
đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà
Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong những năm gần đây kinh tế Bắc Ninh
có nhiều khởi sắc với tốc độ tăng trưởng khá nhanh so với các địa phương
khác trên cả
nước. Đời sống nhân dân cả khu vực thành thị và nông thôn được
cải thiện một cách rõ rệt. Trong những năm qua, Bắc Ninh là một trong những
tỉnh triển khai mạnh mẽ chương trình mục tiêu Quốc gia “Nước sạch và
VSMT nông thôn”. Đến năm 2013 tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp
vệ sinh toàn tỉnh đạt 95%, trong đó tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch
quy chuẩn QCVN:02:2009/BYT ngày 17/6/2009 của Bộ
Y tế là 46%.
Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Ninh, là một trong
tám đơn vị hành chính của tỉnh. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
huyện Tiên Du đã và đang triển khai có kết quả về chương trình nước sạch
nông thôn: Đến nay dân số nông thôn của huyện sử dụng nước sạch đạt chuẩn
QCVN:02 đạt 62,14%. Trong khi đó việc thực hiện chương trình nước sạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page2
nông thôn còn chậm với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc
thực hiện Chương trình tại huyện chưa đạt hiệu quả cao, nhận thức của người
dân về nước sạch và sử dụng nước sạch chưa đúng đắn; Thực trạng các công
trình cung cấp nước sạch quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu đã đang xuống cấp
nghiêm trọng; Việc huy động nguồn vốn đầu t
ư gặp nhiều khó khăn; Công tác
tổ chức thực hiện và quản lý cung cấp nước sạch còn nhiều hạn chế Trong
khi đó huyện Tiên Du huyện có nhiều xã nguồn nước bị ô nhiễm rất nặng do
người dân chăn nuôi gia súc, gia cầm , làng nghề và đặc biệt hơn còn có
môt số xã trong huyên nguồn nước ngầm bị sắt và Asen dẫn đến nguồn nước
sinh hoạt bị ô nhiễm nặng và ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người. Do
vậy những vấn đề trên đang là những thách thức lớn cho việc thực hiện
chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch nông thôn của tỉnh Bắc Ninh nói
chung và huyện Tiên Du nói riêng là đến năm 2020. Hằng năm (từ 2010 -
nay) huyện Tiên Du đã nhận được sự đầu tư để thực hiện Chương trình nước
sạch nông thôn. Song việc thực hiện Chương trình nước s
ạch nông thôn như
thế nào để mang lại hiểu quả sử dụng cao đối với người dân nông thôn trên
địa bàn huyện thì đó là một vẫn đề đặt ra vô cùng cấp bách.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả tiến hành lựa chọn đề tài: “Giải
pháp thực hiện chương trình nước sạch nông thôn tại huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên c
ơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chương trình nước sạch nông thôn
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh phân tích những nguyên nhân tác động
đến việc thực hiện chương trình nước sạch ở huyện này từ đó đề xuất những giải
pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn
trên địa bàn huyện tiên du đạt hiệu quả cao ở những năm tiếp theo.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chương
trình nước sạch nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page3
- Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chương trình nước sạch nông
thôn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương
trình nước sạch nông thôn ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện chương trình nước sạch nông thôn huyện Tiên Du, tỉnh Bắ
c
Ninh đến năm 2020.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề thực hiện chương trình nước sạch nông thôn tại
huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về không gian
- Tập trung nghiên cứu trên địa bàn nông thôn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh, chọn một số xã điểm nghiên cứu điều tra thu thập số liệu, thông tin về
tình hình thực hiện chương trình nước sạch nông thôn ở huyện Tiên Du.
1.3.2.2.Phạm vi về nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hi
ện chương
trình nước sạch nông thôn ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng về vấn đề đầu tư và quản lý vận hành các công
trình cấp nước sạch nông thôn tại huyện Tiên Du
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện chương trình nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện đến năm 2020.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu, thông tin thu thập để phân tích tập trung chủ yếu vào việc
thực hiện Chương trình giai đoạn 2007 – 2014.
- Định hướng và giải pháp chủ yếu đến năm 2015 - 2020
- Số liệu điều tra lấy tại thời điểm năm 2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP TỔ
CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC
SẠCH NÔNG THÔN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến Chương trình nước sạch nông thôn
Nước sạch được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân
nông thôn . Hiện nay Bắc Ninh hiện người dân nông thôn sử dụng các nguồn
nước sinh hoạt chính gồm 3 loại đó là: Nước hợp vệ sinh, nước sinh hoạt và
nước sạch.
2.1.1.1 Khái niệm về nước sạch
Nước được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày c
ủa người dân nông thôn
hiện nay gồm 2 loại: Nước hợp vệ sinh và nước sạch nông thôn.
1) Nước hợp vệ sinh
Là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất
lượng: Không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa các thành phần có thể
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
2) Nước sạch nông thôn
Là nước đáp ứng quy đị
nh mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với
nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường (gồm 14 chỉ tiêu không
vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt QCVN: 02:2009/BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế).
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với
nước sử dụng cho mụ
c đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn
uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực
phẩm (có thể gọi là nước sinh hoạt).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page5
2.1.1.2 Khái niệm và quá trình hình thành phát triển chương trình nước sạch
nông thôn
1) Khái niệm: Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch nông thôn là
Chương trình nhằm mục tiêu cung cấp nước sạch cho cư dân vùng nông thôn.
Mục tiêu này mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, không chỉ góp phần cải
thiện điều kiện sống, nâng cao nhận thức của người dân khu vực nông thôn
mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực phát triển
chậm này.
2) Quá trình hình thành và phát triển của Ch
ương trình nước sạch nông thôn
Vào những năm đầu của thập niên 80 để hưởng ứng Thập niên nước
uống và VSMT Thế giới do Liên Hợp Quốc phát động (1981 – 1990), vào đầu
năm 1982 Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ủy ban Quốc gia về nước uống
và VSMT với chức năng tư vấn Chiến lược về cấp nước và VSMT. Cũng
trong năm đó, tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Qu
ốc (UNICEF) bắt đầu viện
trợ cho Việt Nam Chương trình nước sinh hoạt nông thôn tài khóa đầu tiên
(1982 - 1986).
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tính đến cuối năm 1998, tỷ lệ dân
cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh vẫn còn rất thấp (chỉ khoảng
32%), mức tăng trưởng trung bình hàng năm chỉ đạt chưa đến 1% trong suốt
thời kỳ từ 1980 - 1997. Nhiều vùng nông thôn còn rất khó khă
n về nước uống
và nước sinh hoạt, đặc biệt là tập quán của người dân và các hành vi vệ sinh
cá nhân chậm thay đổi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và sự phát triển bền
vững ở nông thôn. Tình trạng này là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ dân cư
nông thôn mắc các bệnh theo đường ăn uống rất cao, làm cho chi phí khám
chữa các bệnh này lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến không chỉ
sức khoẻ của nhân dân mà còn có tác động tiêu cực đến
sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội, của công cuộc xoá đói giảm nghèo
và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page6
Trước tình hình đó, để tăng nhanh số dân cư nông thôn được cấp nước
sạch, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia
nước sạch và VSMT nông thôn. Gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Ngày 3/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nội
dung Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn 1999 -
2005 theo Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg.
- Giai đoạn 2: Ngày 11/12/2006, Thủ tướng chính phủ
đã phê duyệt nội
dung Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn 2006 -
2010 theo Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg.
- Giai đoạn 3: Ngày 31/3/2012, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt nội
dung Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn 2012 -
2015 theo Quyết định số 366/2012/QĐ-TTg.
- Đồng thời, thực hiện đẩy nhanh công tác cung cấp nước sạch nông
thôn trên toàn quốc. Ngày 22 Tháng 2 Năm 2013 Chính phủ Việt Nam và
Ngân hàng Thế giới đã ký một hi
ệp định tín dụng để hỗ trợ Việt Nam thực
hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Cấp nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn giá trị lên đến 200 triệu đô la Mỹ. Khoản tín dụng 200 triệu
đô la Mỹ này sẽ cung cấp nước sạch và an toàn cho 1,7 triệu người dân, và cải
thiện điều kiện vệ sinh cho 650.000 người tại 8 tỉnh đồng bằng Sông Hồng
trong đó có tỉnh Bắ
c Ninh. Và còn nhiều chương trình vay vốn thực hiện
Chương trình nước sạch khác của Chính Phủ.
2.1.1.3 Bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn
* Ở cấp Trung ương
1). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT):
- Có vai trò chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp đề xuất, xây dựng
cơ chế chính sách quản lý, điều hành thực hiện Chương trình trình Chính phủ
ban hành hoặc ban hành theo chức năng nhiệm vụ đ
ã được quy định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page7
- Xác định mục tiêu, xây dựng và tổng hợp kế hoạch hàng năm, 5 năm
và cân đối phân bổ nguồn lực cho các ngành, các cấp và các địa phương.
- Hướng dẫn, phổ biến các hình thức cung cấp nước đảm bảo chất
lượng, các biện pháp sử dụng hóa chất trong công tác sự nghiệp.
- Điều phối chung về công tác truyền thông.
- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra thực hiện Chương trình.
2. Bộ Y tế:
- Hướ
ng dẫn, phổ biến tiêu chuẩn chất lượng nước sạch nông thôn.
- Quản lý Nhà nước về chất lượng nước sinh hoạt nông thôn.
3. Bộ Kế hoạch và Bộ Tài chính: Thực hiện các chức năng phân bổ các
nguồn vốn, điều phối kinh phí chung và điều phối các nguồn tài trợ bao gồm
cả việc điều phối ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực cấp nước sạch
nông thôn và các d
ự án tài trợ.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quản lý Nhà nước về nguồn nước
nông thôn nói chung.
5. Bộ Xây dựng
- Quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn xây dựng các công trình cấp nước.
- Quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch các khu dân cư nông thôn.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Hướng dẫn, phổ biến, đào tạo nâng cao kiến thức về nước sạch trường
học cho giáo viên, học sinh.
- Kiểm tra, giám sát định kỳ việc xây dựng công trình n
ước sạch
trường học.
7. Các Bộ, ngành khác
- Hướng dẫn, bố trí vốn xây dựng cơ bản để xây dựng đủ công trình
cấp nước phù hợp với nhiệm vụ của công trình chuyên dùng do ngành mình
quản lý.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page8
- Trực tiếp hướng dẫn cơ quan chuyên ngành cấp dưới thực hiện đầy đủ
mục tiêu về cấp nước cho các công trình công cộng chuyên dùng do ngành
mình quản lý.
8. Các tổ chức quần chúng
Tham gia theo chức năng của mình đặc biệt là tham gia vào các hoạt
động tuyên truyền, huy động cộng đồng tham gia tích cực xây dựng, vận
hành và quản lý các công tình cấp nước sạch, tham gia hoạt động tín dụng
cho cấp nước sạch nông thôn. Giúp người sử dụng thành l
ập các nhóm hoặc
các hình thức quản lý khác để quản lý các công trình cấp nước.
* Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ
chức triển khai thực hiện Chương trình tại tỉnh; chủ động huy động thêm
nguồn lực, lồng ghép các hoạt động có liên quan của các chương trình khác
trên địa bàn cho việc thực hiện các mục tiêu của chương trình trên địa bàn
t
ỉnh; báo cáo định kỳ việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình
trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành. Chịu trách nhiệm trước nhà nước
về việc sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn của Chương trình,
thực hiện chống tham nhũng và thất thoát vốn của Chương trình.
Giao cho Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn trực thuộc Sở
NN&PTNT giúp UBND tỉnh chỉ đạo thực hi
ện và quản lý Chương trình trên
địa bàn tỉnh.
* Cấp huyệư, thành phố
Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện
Chương trình tại huyện. Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ của Chương trình theo các chỉ tiêu kế hoạch đã được UBND tỉnh
giao. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định hiện hành của Chính phủ về
quả
n lý đầu tư và xây dựng, về quản lý tài chính và ngân sách, thực hiện quy
chế dân chủ cơ sở, công khai tài chính, công khai kế hoạch thực hiện dự án và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page9
nguồn vốn được giao thực hiện, tổ chức huy động và sử dụng hợp lý nguồn
lực tại chỗ của địa phương cho việc thực hiện các dự án của Chương trình.
Giao cho Phòng Kinh tế (phòng Nông nghiệp) là đơn vị thường trực giúp
UBND huyện chỉ đạo thực hiện Chương trình trên địa bàn của huyện.
* Cấp xã
UBND xã chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và thực hiện các hoạ
t
động về nước sạch tại xã, phường. Cử cán bộ theo dõi và phối hợp triển khai
thực hiện Chương trình.
2.1.2. Nội dung thực hiện chương trình nước sạch nông thôn
* Quy trình triển khai thực hiện Chương trình nước sạch Nông thôn
Để thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn phải trải qua từng
bước cụ thể:
Tỉnh xin chủ trương đầu tư từ Trung ương, sau khi Trung ương ghi vố
n
UBND tỉnh triển ra quyết định đầu tư và giao cho 1 đơn vị làm chủ đầu tư
trực tiếp thực hiện Chương trình, đồng thời các đơn vị các Sở, Ban ngành,
UBND huyện, phòng chuyên môn huyện, UBND xã có liên quan có trách
nhiệm phối kết hợp để cùng triển trai thực hiện và quản lý, đặc biệt là trách
nhiệm và vai trò của người dân trong việc triển khai thực hiện Chương trình
nước sạch nông thôn. Các công tác triển khai thưc hiện ph
ải đảm bảo đúng
Luật và đúng quy định của nhà nước
* Nội dung cụ thể trong việc thực hiện Chương trình nước sạch nông
thôn
Để xác định giải pháp hữu hiệu nhất nhằm thực hiện có hiệu quả
Chương trình nước sạch nông thôn thì trước tiên phải phân tích đánh giá được
thực trạng Chương trình đang thực hiện để tiến tới việc thực hiệ
n đạt được
mục tiêu của Chương trình đề ra đó là: Từng bước thực hiện hóa Chiến lược
Quốc gia về cấp nước sạch nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện cung
cấp nước sạch, nâng cao nhận thức, góp phần nâng cao sức khỏe và chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page10
lượng sống cho tất cả người dân ở các vùng nông thôn, tập trung ưu tiên hỗ
trợ hộ nghèo, các vùng sâu, vùng xa, vùng ô nhiễm, khó khăn về nguồn nước.
Với các nội dung thể như sau:
2.1.2.1. Công tác tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia
Hiện nay, phần lớn dân cư nông thôn còn thiếu hiểu biết về vệ sinh,
nước sạch, bệnh tật và sức khỏe đặc biệt là người dân nông thôn ở vùng sâu,
vùng xa, nơi các phương ti
ện thông tin đại chúng chưa được hiện đại. Kinh
nghiệm trong nhiều lĩnh vực cho thấy nếu người nông dân nhận thức rõ được
vấn đề thì với sự giúp đỡ của Chính phủ, họ có thể vươn lên khắc phục khó
khăn, cải thiện được môi trường sống cho mình tốt hơn.
Vì vậy, các hoạt động tuyên truyền vận động cộng đồng dân cư có tầm
quan trọng lớn lao
đối với thành công của mọi chiến lược phát triển và vai trò
cơ bản của Nhà nước trong tương lai là tập trung vào các hoạt động tuyên
truyền và quản lý hơn là trực tiếp xây dựng các công trình cấp nước tập trung.
2.1.2.2. Công tác đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn và
quản lý các công trình
1) Công tác đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch
Hệ thống cấp nước tập trung là loại hình cấp nước công nghiệp và hiện
đạ
i, có thể bảo đảm được chất lượng nước tốt, phát triển bền vững, sử dụng
tiện lợi góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh theo hướng đô thị hóa,
giảm bớt cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Các hệ thống này rất thích
hợp với vùng đông dân có mật độ dân số cao.
Để thực hiện tốt công tác xây dựng các Hệ thống cấp nước sạch nông
thôn thì một yếu t
ố không thể thiếu được và cũng là một yếu tố hết sức quan
trọng đó là công tác đầu tư xây dựng. Hình thức đầu tư được huy động từ
nhiều nguồn, có thể là Nhà nước đầu tu, tư nhân đâu tư hay các tổ chức nước
ngoài đầu tư thông qua Chính phủ Việt Nam. Thế nhưng phải đầu tư sao cho
đúng cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn đề ra. Vì thế thông qua Ch
ương trình,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page11
Nhà nước (Trung ương và địa phương) sẽ hỗ trợ chi phí xây dựng các hệ
thống cấp nước tập trung ở nông thôn nhằm khuyến khích các cộng đồng dân
cư tham gia góp vốn và nhân lực xây dựng loại công trình này. Mức hỗ trợ
của Nhà nước sẽ được xem xét ấn định tùy theo điều kiện cụ thể và có thể lên
tới 40% chi phí xây dựng cho những năm trước mắt và những năm sau có thể
tă
ng dần lên 60%, 80% và 100% tùy theo tính chất và yêu cầu cấp thiết của
từng giai đoạn và sự huy động đầu tư của các tổ chức kinh tế trong nước và
nước ngoài.
Người dân trực tiếp sử dụng các công trình cấp nước này có thể được
hỗ trợ hoàn toàn hay được hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư
Nguồn kinh phí mà người dân phải chi trả có thể từ thu nhập của từng
hộ gia
đình hoặc được vay ưu đãi tiền của quỹ tín dụng Cấp nước và Vệ sinh
nông thôn, Ngân hàng chính sách và các tổ chức khác để chi trả cho phần họ
đóng góp của mình. Đối với người nghèo và rất nghèo ngoài kinh phí hỗ trợ
cho hệ thống cấp nước tập trung vẫn nhận được khoản hỗ trợ dành cho người
nghèo để họ chi trả phần vốn đóng góp của mình vào công trình cấp nước tập
trung và đườ
ng ống nhánh tới nhà.
2. Quản lý các công trình cấp nước tập trung
Các công trình cấp nước tập trung sau khi đã hoàn thành bàn giao đưa
vào sử dụng thì việc quản lý là vô cùng quan trọng. Để vận hành và đưa nước
sạch, an toàn đến người sử dụng cần đòi hỏi phải có một quy trình vận hành
và quản lý chặt chẽ. Nhưng hiện nay phần lớn các công trình cấp nước sạch
cho vùng nông thôn đều quản lý còn hết sức lỏng lẻo, các công trình v
ừa đi
vào hoạt động đã xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì vậy công tác quản các
công trình là rất cần thiết
*) Mô hình quản lý và phân cấp quản lý
Quản lý các hệ thống cấp nước sạch nông thôn là một nhiệm vụ. Hiện
nay, các hệ thống cấp nước tập trung nông thôn sau khi hoàn thành đưa vào
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page12
sử dụng thường do Trung tâm nước sạch và VSMTNT của tỉnh, do UBND
huyện hoặc do các hợp tác xã quản lý vận hành, song hiện nay ngày càng có
nhiều trường hợp do một nhà đầu tư tư nhân quản lý. Tuy nhiên, người chủ
thực sự của hệ thống cấp nước lại là người sử dụng. Đến nay vẫn chưa có quy
định rõ ràng về quyền sở hữu, quyền giám sát và quyền quản lý hoạt động, do
vậy ch
ưa thúc đẩy được việc đầu tư xây dựng và quản lý vận hành loại công
trình cấp nước tập trung có rất nhiều triển vọng phát triển này
2.1.2.3. Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng
+ Chính sách về vốn đầu tư
Nguồn vốn là một trong những vấn đề quan trọng trong việc thực hiện
Chương trình nước sạch nông thôn. Huy động các nguồn vốn trong nước và
thu hút đầu tư nước ngoài để
phát triển cấp nước sạch là sự nghiệp của toàn
dân, vì vậy, cần xã hội hóa công tác này, huy động mọi nguồn vốn trong
nước, phát huy nội lực, đồng thời thu hút vốn nước ngoài cho cấp nước sạch
nông thôn. Bao gồm:
- Nhà nước dành ngân sách thỏa đáng dưới hình thức vốn trợ cấp và
vốn vay tín dụng ưu đãi.
- Các hộ gia đình dành một phần thu nhập thỏa đáng (3 – 5%) đầu tư
cho công trình cấ
p nước.
- Khuyến khích khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác đầu tư
xây dựng công trình cấp nước tập trung với chính sách ưu đãi.
- Thu hút vốn nước ngoài của các nhà tài trợ đa phương, song phương,
các tổ chức phi Chính phủ.
+ Chính sách về giá nước
Do mục đích của Chương trình nước sạch nông thôn là thực hiện chính
sách an sinh xã hội, giá nước sinh hoạt sẽ có 3 khung. Điều quan trọng là có
đủ khung giá để cho phép một cơ cấ
u giá có ý nghĩa nhằm tạo ra một hệ thống
giá lũy tiến. Đồng thời, độ rộng của khung cần có khả năng điều tiết một mức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page13
tiêu dùng tối thiểu thích hợp (ở mức 4-5% thu nhập hàng tháng của một hộ có
thu nhập thấp). Ngoài mục tiêu đảm bảo chính sách an sinh xã hội và đáp ứng
được nhu cầu chi phí hoạt động của công trình thì giá nước sạch nông thôn
phải đảm bảo đạt được 5 mục tiêu chủ yếu sau:
- Kinh tế - đảm bảo tiền nước gắn liền với các chi phí kinh tế, do đó đạt
được hiệu quả phân bổ nguồn vố
n trong lĩnh vực cấp nước.
- Tài chính - đảm bảo mỗi công ty cấp nước có đủ doanh thu trang trải
tất cả các chi phí hoạt động của mình, các khoản nợ, thuế và một phần chi phí
xây dựng cơ bản.
- Xã hội - đảm bảo các thành viên nghèo trong cộng đồng có thể được
cấp nước an toàn với giá mà họ có thể trả được.
- Bảo toàn - giá nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nhu cầu
về
nước và bảo toàn các nguồn lực.
- Hành chính - đảm bảo mọi yêu cầu đều có thể được các công ty cấp
nước thực hiện (đo lượng nước tiêu thụ, lập hóa đơn và thu tiền nước) và các
mức giá nước linh hoạt đối với người tiêu dùng.
+ Chất lượng dịch vụ
Một vấn đề quan trọng khác là chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách
hàng. Điều này liên quan đến chất lượng và kh
ối lượng nước cũng như mức
độ dịch vụ cấp cho khách hàng. Vì lý do sức khỏe, nước cung cấp phải đủ và
an toàn để uống.
Khối lượng nước được cung cấp cho khách hàng bao gồm tính sẵn có
của nước (được tính bao nhiêu giờ trong ngày), tính liên tục của công việc cấp
nước và áp suất từ vòi.
Chất lượng nước: Phải đảm bảo theo đúng quy chuẩn quốc gia nước
sạch nông thôn đượ
c quy định và giám sát bởi Bộ y tế và các cơ sở y tế khác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page14
2.1.2.4. Nguyên tắc thực hiện chương trình nước sạch nông thôn
1). Bảo đảm Chương trình phát triển bền vững gắn với Chiến lược toàn
diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước; các công
trình cấp nước sạch nông thôn khi được sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng
mới bảo đảm hoạt động bền vững và phát huy hiệu quả.
2). Ưu tiên cấp nước tập trung cho nhữ
ng vùng mật độ dân số cao; nâng
cấp và mở rộng các công trình hiện có; tìm kiếm các nguồn nước ổn định cho
các vùng đặc biệt khó khăn, thường xuyên hạn hán, ô nhiễm.
3). Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn được quản lý và điều hành theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Vai trò của Chương trình nước sạch nông thôn
2.1.3.1. Vai trò trong công tác quản lý nhà nước
- Tạo cơ sở pháp lý; Chức năng nhiệm vụ; Hệ th
ống chỉ đạo, điều hành
thực hiện Chương trình từ cấp Trung ương đến cấp địa phương;
- Tạo cơ sở cho việc xây dựng chính sách, họach định kế hoạch và kêu
gọi các nguồn đầu tư và nguồn tài trợ trong nước cũng như nước ngoài cho
lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn.
- Từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về cấp n
ước sạch và vệ
sinh nông thôn đến năm 2020; Cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, nâng
cao nhận thức, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân
nông thôn.
2.1.3.2 Vai trò của chương trình nước sạch nông thôn đối với cộng đồng, xã hội
1). Vai trò đối với sức khỏe cộng đồng
Thống kê tại các nước đang phát triển, hơn 1,2 tỷ người không có điều
kiện dùng nước sạch sinh hoạt, trên 50% dân số sống trong vùng này mắc
bệnh do nguồn nước sinh hoạt không thỏa mãn điều kiện vệ sinh và tiêu
chuẩn cho nước uống. Đảm bảo được nguồn nước sạch cho cộng đồng là giữ
được mức độ an toàn cho sức khỏe con người. Để làm sạch nguồn nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page15
chúng ta cần xác định những loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho
người, phát hiện và tiêu diệt trước khi đưa nước sạch vào mạng lưới phân
phối để phục vụ cộng đồng. Những vi sinh vật gây ra bệnh là do chúng thực
hiện các phản ứng trao đổi trong vật chủ. Đa số vi sinh vật gây bệnh là loại
sống ký sinh và lấy thức ăn từ vật chủ. Còn dạng khác vi sinh vật gây bệnh là
chúng sinh ra các độc tố đối với vật chủ. Trong số những bệnh truyền nhiễm
qua nước thì những bệnh về đường ruột chiếm nhiều nhất. Đa số các loại vi
khuẩn gây bệnh đường ruột đều giống nhau về kích thước, sinh lý và thuộc họ
Euterobacteriaceae. Các loại vi khuẩn của từng bệnh khác nhau về hoạt tính
men, khả năng vận động. Những loại vi khuẩn thường gây b
ệnh đường ruột ở
người là: Trực khuẩn đường ruột (Escherichia), vi khuẩn bệnh thương hàn và
phó thương hàn Typhos và Paratyphos (Salmonella); vi khuẩn lỵ Disenteriae
(Shigella); vi khuẩn tả Cholera (Vibrion)…
a) Các bệnh lây lan trong nước
Đối với loại Escherichia, ngoài trực khuẩn đường ruột E.Coli, còn có
loại trực khuẩn đường ruột gây bệnh Colienterit ở trẻ em và dạng lỵ
Disenteriae ở người lớn. Những trực khuẩn đường ruột đặc biệt rất nguy hi
ểm
ở chỗ chúng rất thích nghi với cơ thể người, chúng bền vững với các dịch vị
của người. Trong điều kiện tự nhiên như nước, đất, kể cả thực phẩm, ở da,
chúng có thể tồn tại hàng tuần, thậm chí hàng tháng trời.
Loại vi khuẩn Salmonella là loại gây bệnh thương hàn Typhos và
Paratyphos. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường nước tự nhiên
đến 6 tháng. Khi bị bệ
nh này thì ruột non bị tổn thương, đồng thời toàn bộ cơ
thể bị nhiễm độc do độc tố nội. Toàn thể hệ thần kinh trung ương bị tác động,
thương tổn, người bất tỉnh.
Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ đối với người, chúng xâm nhập qua
đường miệng rồi phát triển ở niêm mạc, đại tràng. Khi tế bào vi khuẩn chết,
độc tố nội giải phóng ngấm vào thầ
n kinh và phản ứng lại gây tổn thương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page16
ruột. Khi phát bệnh thì bị tiêu chảy máu lẫn mủ. Tuy không bền vững bằng
Salmonella, nhưng Shigella có thể chịu đựng nhiệt độ thấp hàng tháng và
sống ở môi trường nước tự nhiên đến 3 tháng. Vi khuẩn Vibrio gây bệnh tả
Cholera, đây là bệnh truyền nhiễm qua nước. Dịch tả là bệnh rất khủng khiếp,
có tốc độ lan truyền nhanh và tỷ lệ tử vong cao.
b) Các loại bệnh liên quan đến hóa học
Những lo
ại bệnh này gây ra bởi sự vượt quá nồng độ các hóa chất đặc
biệt trong nước uống, mà trong đó 2 loại bệnh cần lưu ý là bệnh Flucrosis và
bệnh Methemoglobinemia trẻ em. Bệnh Flucrosis gây ra bởi hàm lượng fluco
quá cao trong nước uống, đặc biệt là nước ngầm. Chúng gây ra tác hại làm
hỏng men răng và chảy máu chân răng (bệnh thường gặp ở các vùng Đông
Phi: Ethiopia, Somalia, Kenya…) Bệnh Methemoglobinemia gây ra bởi hàm
lượng nitrat trong nước uống. Nitơrat oxy hóa bemoglobin (thành phần sắc tố
đỏ của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy) thành methemoglobin là chất
không có khả năng vận chuyển oxy. Bệnh gây nghẹt thở, da xanh, gầy yếu, dễ
tử vong. Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường ruột, cộng đồng dân cư có
thể mắc một số bệnh khác do dùng nước không sạch, nước nhiễm khuẩn như
là: bệnh sốt vàng da, bệnh sốt rét nước, bệnh lỵ amip, bệnh bại liệ
t, bệnh viêm
kết mạch, bệnh ghẻ…
Qua phân tích ta thấy được nước sạch có ảnh hưởng to lớn như thế
nào đối với sức khỏe người dân, đặc biệt là tại cộng đồng dân cư sống tập
trung ở các đô thị lớn. Sử dụng nước sạch là để tránh được các bệnh lan
truyền qua nước, thậm chí có thể tránh được các đại dịch như đã từ
ng xảy ra
trong lịch sử. Cũng chính vì lý do đó, để đảm bảo cho sức khỏe người dân,
ngoài việc khuyên người dân ăn chin, uống sôi từ cuối thể kỷ XIX con người
đã bắt đầu nghiên cứu đưa ra các quy trình xử lý nước để cung cấp nước
sạch cho người dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page17
2. Vai trò đối với tăng trưởng kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây đà gia tăng dân số đang đi dần đến mức báo
động. Việc tăng dân số kéo theo một số nhu cầu, vấn đề khẩn thiết mới cho
con người như thực phẩm, y tế, giáo dục, phát triển và môi sinh… Các nhu
cầu trên có liên hệ hỗ trợ chặt chẽ với nhau, do đó không thể có cái nhìn riêng
rẽ và độc l
ập trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển mà không lưu
ý đến các mối liên hệ, đến những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Trong đó vấn đề nước sạch có ảnh hưởng rất to lớn.
Nước sạch có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Nguồn nước
sạch ổn định, đầy đủ cung cấ
p cho người dân sử dụng sẽ xây dựng được cộng
đồng dân cư đủ sức khỏe, có thể chất cường tráng, tránh được bệnh tật, và đó
sẽ là nền tảng cho một lực lượng lao động đảm bảo về năng suất lao động và
chất lượng công việc.
Nước sạch phục vụ việc tăng trưởng phát triển kinh tế. Đầu tư cho hệ
thống s
ản xuất và phân phối nước sạch là đầu tư cơ sở hạ tầng. Đó là điều
kiện tiền đề cho việc phát triển hàng loạt các ngành nông nghiệp, công
nghiệp, chế biến thực phẩm, nước giải khát, công nghệ dệt nhuộm, may mặc,
công nghiệp chế biến gỗ, thuộc da, sản xuất giấy; công nghiệp luyện kim, chế
tạo máy móc thiết bị, xây dựng… Nguồn nướ
c sạch được cung cấp đầy đủ, ổn
định cho người dân còn là điều kiện để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như:
y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng… và còn rất nhiều ngành nghề khác phụ
thuộc vào nguồn nước sạch từ mạng lưới phân phối nước. Qua đó ta cũng
thấy được việc thúc đẩy nhanh tiến độ sản xuất và phân phố
i nước sạch tại
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cũng là giải pháp để thúc đẩy các ngành
kinh tế mũi nhọn đã có và tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các tiềm năng kinh
tế của huyện.
Về mặt xã hội, đảm bảo chất lượng nước cấp theo quy định là một
trong những yêu cầu đặt ra để xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắ
c, ổn định