Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Trung tâm quản lý bay dân dụng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.75 KB, 20 trang )

PHẦN I. KHÁI QUÁT VỂ TRUNG TÂM QUẢN LÝ BAY
DÂN DỤNG VIỆT NAM
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỤC HÀNG
KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM.
Ngành Hàng Không Dân Dụng Việt Nam có lịch sử hình thành đến nay đã
được 50 năm:
Ngày 15/1/1956, Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam được thành lập
theo quyết định số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hoà- nay là nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam- trực
thuộc Thủ tướng Chính phủ và đặt dưới sự chỉ đạo quản lý của Bộ quốc
phòng và quân uỷ trung ương.
Ngày 11-2-1976, Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam được nâng cấp
thành Tổng công ty Hàng Không Dân Dụng Việt Nam theo Quyết định số
28/CP của Chính phủ. Cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành Hàng Không
Dân Dụng Việt Nam được Nhà nước xác định là một ngành kinh tế kỹ thuật
then chốt thực hiện sự cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Theo Nghị định số 112/HĐBT Tổng công ty Hàng Không Dân Dụng Việt
Nam chuyển từ Bộ Quốc Phòng quản lý về trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng-
nay là Chính Phủ, sau đó giao cho Bộ giao thông vận tải thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không, thành lập vụ hàng không theo
quyết định 224/HĐBT và Tổng công ty Hàng Không theo quyết định
225/BĐBT.
Ngày 26/12/1991, sau khi luật Hàng Không Dân Dụng Việt Nam được
Quốc Hội thông qua và được chủ tịch nước ký Quyết định ban hành có hiệu
lực từ ngày 01/06/1992 thì Tổng công ty Hàng Không Dân Dụng Việt Nam
lại được củng cố và đổi mới tổ chức một lần nữa: Nghị định số 242/HĐBT
giải thể vụ Hàng Không và thành lập lại Cục Hàng Không Dân Dụng Việt
Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, về sau chuyển về trực thuộc Chính
phủ theo nghị định số 32/CP ngày 22/05/1995 thực hiện chức năng quản lý
chuyên ngành Hàng Không. Đồng thời quán triệt quan điểm đổi mới quản lý
doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp, Tổng công ty Hàng Không


được thành lập theo mô hình tập đoàn Hàng Không mạnh. Các khối quản lý
điều hành bay và sân bay cũng được tách ra theo mô hình Doanh nghiệp Nhà
nước hoạt động công ích.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG
TÂM QUẢN LÝ BAY DÂN DỤNG VIỆT NAM (TT QLBDDVN)
Trung Tâm QLBDDVN (TT) chính thức được thành lập vào ngày
20/04/1993 theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trong
quyết định ghi rõ: “Tách chuyển nguyên trạng (bao gồm trụ sở, tài sản, tài
khoản, cán bộ và nhân viên…) Công ty Quản lý bay dân dụng Việt Nam,
được thành lập theo quyết định của Bộ số 1888 QĐ/TCCB-LĐ ngày
15/10/1990 trực thuộc Tổng công ty Hàng Không Việt Nam về trực thuộc
Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam và chuyển đổi thành Trung Tâm Quản
Lý Bay Dân Dụng Việt Nam…”
Như vậy:
*) Trước năm 1990, trung tâm có tên là Cục quản lý bay trực thuộc Cục
Hàng Không Dân Dụng Việt Nam.
*) Từ Năm 1990 – 1993 là Công Ty QLBDDVN trực thuộc Tổng công ty
hàng không Việt Nam.
*) Từ Năm 1993 – 1997 là Trung tâm QLBDDVN và có các đặc trưng
sau:
+) Trực thuộc cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam.
+) Tên giao dịch viết tắt là VAVAD (AIR NAVIGATION
DEPARTEMENT OF VIET NAM)
+) Trụ sở Trung tâm QLBDDVN đóng tại Gia lâm, Hà Nội
+) Trung Tâm QLBDDVN là một đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu.
*) Từ Năm 1998 tới nay:
Theo quyết định số 15/1998/QĐ-TTg ngày 24/01/1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc chuyển Trung Tâm QLBDDVN thành Doanh Nghiệp Nhà
Nước hoạt động công ích, hiện nay Trung Tâm QLBDDVN là một doanh
nghiệp nhà nước hoạt động công ích có các đặc trưng sau:

+) Trực thuộc Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam
+) Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam
+) Có tên gọi: Trung Tâm QLBDDVN
+) Tên Giao dịch quốc tế: VietNam Air Traffic Management
+) Tên Viết Tắt: VATM
+) Trụ sở chính đặt tại: Sân bay Gia lâm, Hà Nội
+) Có vốn và tài sản riêng do Nhà nước giao; Chịu trách nhiệm đối với
các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Trung tâm quản lý.
+) Có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, các ngân
hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và gồm có 05 đơn vị thành
viên là những Doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc:
- Trung tâm quản lý bay miền bắc
- Trung tâm quản lý bay miền trung
- Trung tâm quản lý bay miền nam
- Trung tâm dịch vụ kỹ thuật quản lý bay
- Trung tâm hiệp đồng chỉ huy điều hành bay
Các đơn vị thành viên có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức quản lý
bay tại khu vực, trực tiếp chỉ huy và tham gia điều hành bay, cung cấp dịch vụ
không lưu, thông tin, khí tượng
Có thể nói rằng việc chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp hành chính có thu
sang Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là một bước ngoặt lớn trong
lịch sử hình thành và phát triển của TT. Từ đây, công tác quản lý tài chính và
hạch toán của TT có sự thay đổi lớn so với trước.Cụ thể như sau:
- Khi là một đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu, tổng số thu được của TT từ
đi các khoản chi phí (đã được duyệt), còn lại bao nhiêu nộp hết vào Ngân sách
Nhà nước (chênh lệch thu chi không ảnh hưởng lớn đến lợi ích người lao
động trong TT).
- Khi chuyển sang Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, việc quản
lý tài chính và chế độ hạch toán kế toán của TT được thực hiện theo các văn

bản sau:
+) Nghị định 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về Doanh nghiệp
Nhà nước hoạt động công ích.
+) Thông tư số 06-TC/TCDN ngày 24/02/1997 của Bộ Tài chính hướng
dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công
ích.
+) Thông tư số 03-TC/BTC ngày 21/03/1998 của Bộ tài chính hướng dẫn
chế độ tài chính đối với Trung tâm QLBDDVN.
Theo đó, vì hiện nay TT chưa có hoạt động kinh doanh nên việc xử lý kết
quả tài chính của Trung tâm như sau: Kết quả tài chính đối với hoạt động
công ích được hạch toán theo hình thức xác định chênh lệch thu chi.
Khoản chênh lệch thu chi này được xử lý như sau:
*) Trích các quỹ:
Trích quỹ đầu tư phát triển bằng 25% số chênh lệch
Trích quỹ dự phòng tài chính bằng 5% số chênh lệch, nhưng số dư tối đa
của quỹ dự phòng không vượt quá 25% so với vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Trích hai quỹ khen thưởng và phúc lợi tố đa không quá 3 thàng lương
thực hiện nếu số nộp Ngân sách Nhà nước năm báo cáo thấp hơn năm trước.
*) Số còn lại nộp hết vào Ngân sách Nhà nước.
Như vậy, so với trước năm 1998 chế độ hạch toán kế toán mới mà cụ thể
là việc được trích lập các quỹ đã gắn chặt lợi ích của TT và lợi ích của người
lao động trong TT với hiệu quả công việc và hiệu quả của công tác quản lý tài
chính. Rõ ràng lúc này nếu doanh thu từ điều hành bay càng lớn và quản lý
chi càng chặt chẽ thì chênh lệch thu chi càng cao. TT càng có thêm nguồn lực
tài chính để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng một cách chủ động đồng thời thu
nhập và phúc lợi của người lao động cũng được nâng cao. Chính vì vậy có thể
khẳng định rằng cơ chế mới đã tạo động lực mới làm tăng hiệu quả, nâng cao
ý trách nhiệm của người lao động trong TT QLBDDVN.
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM QLBDDVN
Trung tâm QLBDDVN là một Doanh nghiệp công ích trực thuộc Cục

Hàng Không Dân Dụng Việt Nam, được cục trưởng cục Hàng Không Dân
Dụng Việt Nam uỷ quyền quản lý Nhà nước chuyên ngành Quản lý bay dân
dụng, cung cấp dịch vụ không lưu và những dịch vụ khác có liên quan cho các
hãng Hàng Không trong và ngoài nước. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm
quản lý bay dân dụng Việt Nam được quy định phù hợp với luật Hàng Không
Dân Dụng Việt Nam và các văn bản dưới luật có liên quan.
1. CHỨC NĂNG
Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng Việt Nam thực hiện các chức năng
sau:
+) Quản lý điều hành bay tất cả các máy bay dân dụng trên vùng trời nước
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và không phận được phân công.
+) Cung cấp dịch vụ không lưu trong hai vùng thông báo bay (FIRs – Fly
Information Regions) Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Các dịch vụ thông
tin quản lý và thông tin thương mại cho các tổ chức, cá nhân trong nước,
ngoài nước để khai thác đường hàng không dân dụng và không phận được
phân công, các hoạt động hàng không dân dụng khác có liên quan.
2. NHIỆM VỤ
Trên cơ sở các chức năng trên, các nhiệm vụ cụ thể mà Trung Tâm được
giao bao gồm:
- Cấp phép bay cho các chuyến bay dân dụng trong nước và nước ngoài
hoạt động trong không phận Việt Nam và vùng trời được phân công.
- Thực hiện công tác chỉ đạo chuyên ngành quản lý bay để đảm bảo an
toàn điều hòa và hiệu quả.
- Tổ chức, quản lý trực tiếp đường dài, tiếp cận của Trung Tâm Quản Lý
Bay Hà Nội; đường dài của Trung Tâm Quản Lý Bay Đà Nẵng và của Trung
Tâm Quản Lý Bay Hồ Chí Minh (thuộc hai vùng thông báo bay Hồ Chí Minh
và Hà Nội); Tổ chức kiểm soát tiếp cận tại sân bay đối với các cụm cảng hàng
không sân bay Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam theo luật Hàng Không Dân
Dụng Việt Nam và khuyến cáo thực hành của tổ chức hàng không quốc tế
(ICAO).

- Chủ trì tổ chức và hợp đồng chặt chẽ giữa kiểm soát đường dài - tiếp cận
và tại sân với các cụm cảng hàng không sân bay ( Miền bắc, Miền trung,
Miền nam).
- Phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan đảm bảo an toàn bay
cho các máy bay trong các hành lang bay và vùng trời được giao kiểm soát.
- Tổ chức công tác thông tin, radar, dẫn đường, khí tượng hàng không;
đảm bảo an toàn bay và hoạt động bay trong các hành lang bay và vùng trời
được phân công.
- Thu các loại lệ phí và các khoản khác thuộc về quản lý bay.
- Tham gia tổ chức, quản lý điều hành và phối hợp công tác tìm kiếm -
cứu nguy, cứu nạn tàu bay dân dụng trong nước và ngoài nước hoạt động trên
không phận Việt Nam và vùng trời được phân công theo điều lệ tìm kiếm –
cứu nguy hàng không Việt Nam và quy định quốc tế mà Việt Nam tham gia.
- Quản lý và khai thác hệ thống trang thiết bị được giao, bảo trì, sửa chữa
và đầu tư phát triển, tăng cường hiệu quả và chất lượng cơ sở vật chất kỹ
thuật được giao.
- Thực hiện biên soạn, in ấn, phát hành các loại tài liệu thuộc chuyên
ngành quản lý bay dân dụng Việt Nam; Bản đồ; AIP; tài liệu dẫn đường hàng
không, thông tin khí tượng,… và các tài liệu kỹ thuật, nghiệp vụ khác về quản
lý bay.
- Thực hiện công tác pháp chế, đối ngoại trong lĩnh vực quản lý điều hành
bay.
- Làm chủ đầu tư các công trình do Cục trưởng cục hàng không dân dụng
Việt Nam giao.
- Tổ chức quản lý cán bộ, nhân viên, đào tạo, huấn luyện, kiểm tra trình
độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý bay.
- Tổ chức thu thập và đảm bảo dịch vụ cung cấp, phổ biến thông tin hàng
không (AIS) trong nước và nước ngoài theo tiêu chuẩn và khuyến cáo thực
hành của ICAO.
Thực hiện dịch vụ thông báo bay, thực hiện các chỉ lệnh của Nhà nước

hoặc cục hàng không dân dụng Việt Nam thông báo tình trạng khẩn cấp đối
với máy bay dân dụng trong nước và nước ngoài hoạt động trên không phận
được phân công kiểm soát.
Với những chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng và cụ thể, trong
những năm qua đội ngũ cán bộ công nhân viên của Trung tâm đã không
ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của đơn vị. Cho đến
nay TT đã tham gia xây dựng và quản lý 2 trung tâm kiểm soát đường dài
(ACC) ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;3 cơ quan kiểm soát tiếp cận
(APP) tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và 20 đài chỉ huy tại sân
(TWR), thực hiện trách nhiệm cung cấp các dịch vụ không lưu cho các máy
bay dân dụng trong nước và ngoài nước hoạt động trong hai vùng thông báo
bay và đi đến các sân bay Việt Nam. Để đảm bảo cung cấp các dịch vụ không
lưu cho các hoạt động bay quốc tế, các trung tâm kiểm soát đường dài, trung
tâm thông báo bay của các quốc gia kế cận. Đồng thời TT cũng thoả thuận
được với các cơ quan quản lý và khai thác vùng trời những phương thức hiệp
đồng khai thác nhằm đạt thuận lợi tối đa cho sự phát triển của ngành hàng
không dân dụng trong khi vẫn đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng.
Bên cạnh việc luôn quan tâm đổi mới trang thiết bị, TT cũng chú trọng
đầu tư phát triển nhân tố con ngưòi trong dây chuyền hoạt động của mình.
Trong những năm qua, đội ngũ kiểm soát không lưu của TT đã được gửi đi
nâng cao nghiệp vụ tại các trung tâm đào tạo quốc tế về chuyên ngành QLB
như học viện hàng không dân dụng Singapore, Trung tâm huấn luyện New
Zealand,… Lực lượng mới bổ sung của Trung tâm cũng được tuyển chọn kỹ
lưỡng hơn, công tác huấn luyện nghiệp vụ cơ bản tại trường hàng không Việt
Nam cũng được nâng lên một bước.
Nhờ những lỗ lực trên, trong những năm qua, Trung tâm đã đạt mức độ
tăng trưởng lên đến 5%/năm, góp phần không nhỏ tạo nên mức độ tăng
trưởng 7%/năm của toàn ngành hàng không dân dụng.
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Hiện nay, theo mô hình Doanh Nghiệp Nhà Nước hoạt động công ích.

Trung tâm QLBDDVN có 1500 cán bộ, công nhân viên chức với cơ cấu gồm:
Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, các cơ quan giúp việc và 05 đơn vị
thành viên.
- Các cơ quan giúp việc bao gồm 09 phòng ban:
+ Văn phòng Trung Tâm
+ Phòng Kế Hoạch
+ Phòng Tài Chính
+ Phòng Không lưu – Không báo
+ Phòng Khí tượng
+ Phòng Tìm kiếm Cứu nguy
+ Phòng Tổ chức Cán bộ
+ Phòng Kỹ thuật
+ Văn phòng Đảng Đoàn.
Các đơn vị thành viên gồm có:
*) Trung tâm QLB miền Bắc
- Tên giao dịch quốc tế: Northen Region Air Traffic Service (Viết tắt là:
NORATS)
- Trụ sở chính đặt tại sân bay quốc tế Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Thành
phố Hà Nội
*) Trung tâm QLB miền Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Southen Region Air Traffic Service (Viết tắt là:
MORATS)
- Trụ sở chính đặt tại: 58 đường Trường Sơn, sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
*) Trung tâm QLB Miền Trung
- Tên giao dịch quốc tế: Middle Region Air Traffic Services
- Trụ sở chính đặt tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, quận Thanh Khê, Thành
phố Đà nẵng.
Ba trung tâm trên thực hiện chức năng đảm bảo cung cấp các dịch vụ
không lưu và các dịch vụ phụ trợ khác trên cơ sở nhiệm vụ được phân công,

góp phần đảm bảo hoạt động liên tục, an toàn và hiệu quả trong dây chuyền
công nghệ thống nhất của Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam
*) Trung tâm dịch vụ kỹ thuật QLB
- Tên giao dịch quốc tế: Air traffic Technical Services Center
- Trụ sở chính đặt tại: Sân bay Gia lâm, huyện Gia lâm Thành phố Hà Nội
- Trung tâm thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên
ngành quản lý bay trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, góp phần đảm bảo
hoạt động liên tục, an toàn và hiệu quả các hệ thống, phương tiện cung cấp
dịch vụ không lưu và các dịch vụ khác của Trung tâm quản lý bay dân dụng
Việt Nam
*) Trung tâm hiệp đồng chỉ huy điều hành bay
- Tên giao dịch quốc tế: Air Traffic Command and Coordination Center
(Viết tắt là ATC&C)
- Trụ sở chính: Sân bay Gia lâm, huyện Gia lâm Thành phố Hà Nội
- Trung tâm thực hiện chức năng phối hợp, hiệp đồng với các trung tâm
quản lý bay khu vực, các cơ quan chức năng trong và ngoài ngành hàng
không trong việc giám sát điều hành và kiểm soát các hoạt động bay dân dụng
trong nước, quốc tế trong các vùng thông báo bay (FIR) Hà nội và Thành phố
Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn, điều hoà và hiệu quả, tham gia quản lý, bảo vệ
vùng trời chủ quyền quốc gia.
Các đon vị thành viên của Trung tâm có con dấu riêng, được mở tài khoản
tại ngân hàng phù hợp với phương thức thanh toán phụ thuộc. Các đơn vị này
có cơ cấu tổ chức cán bộ khối trực tiếp thành các ban như: Ban không lưu,
ban kỹ thuật, ban radar dẫn đường, ban thông tin, ban khai thác thông tin,
phân xưởng cơ điện lạnh phân xưởng điện tử và khối cơ quan như cơ quan
trung tâm, có con dấu riêng để giao dịch. Cơ chế tổ chức, chức năng nhiệm
vụ, quy chế hoạt động của cơ quan giúp việc và các đơn vị cơ sở do Tông
giám đốc Trung tâm trình Cục trưởng phê duyệt
*) Trung tâm văn hoá hàng không
Tháng 6/2002 Cục trưởng cục hàng không dân dụng Việt Nam ký quyết

định 361/QĐ-CHK thành lập Trung tâm văn hoá hàng không thực hiện chức
năng tuyên truyền phản ánh quá trình xây dụng và phát triển ngành hàng
không, giáo dục truyền thống phục vụ nghiên cứu khoa học và tổ chức các
hoạt động văn hoá thể dục thể thao nhằm đáp ứng các nhu cầu vui chơi giải trí
của cán bộ nhân viên ngành hàng không và của công chúng và giao cho Trung
tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức khai
thác trung tâm văn hoá hàng không. Ngày 29/7/2007 Tổng giám đốc trung
tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam ký quyết định giao nhiệm vụ khai thác
Trung tâm văn hoá hàng không cho Văn phòng trung tâm đồng thời ký ban
hành “Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm văn hoá hàng không”
III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÔNG LƯU
1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÔNG LƯU
Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt
Nam đã được triển khai trên các lĩnh vực nghiệp vụ sau:
1.1. Công tác không lưu
Là lĩnh vực trực tiếp thực hiện dịch vụ không lưu, quyết định về cơ bản sự
an toàn điều hoà hiệu quả của công tác điều hành bay. Đây chính là công việc
tổ chức vùng trời đường bay:
Vùng trời được chia thành 2 vùng thông báo bay: FIR Hà nội và FIR Hồ
Chí Mính (Trong đó có 02 vùng trách nhiệm đường dài, 03 vùng tiếp cận của
3 sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất, 17 vùng kiểm soát)
Đường bay gồm có: Nội địa 14 đường quốc tế 22 đường
1.2. công tác không báo
Công tác không báo nhằm mục đích cung cấp các tin tức không báo đảm
bảo cho nền không vận chuyển quốc tế được an toàn, hiệu quả
Tổ chức chuyên ngành không báo ở Việt Nam
- Cơ quan không báo trung ương hiện tại nằm ở phòng không lưu không
báo.
-Phòng NOTAM quốc tế tại sân bay quốc tế Tân sơn nhất
- Cơ quan không báo sân bay hiện nay vẫn chưa có cơ quan này tại các

sân bay độc lập mà do phòng thủ tục bay kiêm nhiệm
1.3. Công tác thông tin cố định và di động
Hệ thống thông tin cố định đảm bảo đường thông tin thoại, số liệu giữa
các cơ quan kiểm soát không lưu trong nước và quốc tế, thông tin giữa các cơ
quan trong quá trình quản lý bay, thông tin nội bộ trong một cơ quan kiểm
soát không lưu. Hệ thống thông tin di động đảm bảo thông tin thoại số liệu
giữa các cơ quan cung cấp dịch vụ không lưu và máy bay.
1.4.Công tác thông tin đẫn đường
Hệ thống thông tin dẫn đường làm nhiệm vụ trợ giúp cho các máy bay,
tiếp cận và hạ cánh tại các sân bay theo các phương phát đã được thiết lập.
1.5. Công tác thông tin giám sát.
Thệ thống thông tin giám sát trợ giúp các cơ quan kiểm soát không lưu
nhằm “thấy” máy bay trong suốt quá trình hoạt động. Đây là phương thức
kiểm soát hiện đại, kết hộp với thông tin thoại công tác kiểm soát bay được
thực hiện một cách triệt để (nghe nói và nhìn thấy được).
2.6. Công tác khí tượng
Cung cấp cho nhà quản lý tàu bay và người lái bay trước cũng như trong
quá trình bay, mọi thông tin về tình hình khí tượng cần thiết để đảm bảo bay
an toàn - hiệu quả. Dịch vụ khí tượng bao gồm: thông tin khí tượng vùng, khu
vực, tiểu khu vực và tại sân; dự báo và cành báo khí tượng nguy hiểm….
2.7. Công tác tìm kiếm cứu nạn
Tăng cường độ tin cậy an toàn giao thông hàng không, thường trực xử lý
mọi tình huống bất trắc trong giao lưu hàng không… thực hiện dưới hình thức
tổ chức các mạng thông tin cảnh báo, khẩn nguy, cài đặt dữ liệu báo động tai
nạn, lập đội cơ động trang bị đầy đủ các phương tiện và thường trực tìm kiếm
cứu nạn.
2.8. Công tác hiệp đồng chỉ huy điều hành bay
Công tác hiệp đồng chỉ huy điều hành bay thực hiện chức năng phối hợp,
hiệp đồng với các trung tâm quản lý bay khu vực, các cơ quan chức năng
trong và ngoài ngành hàng không trong việc giám sát, điều hành và kiểm soát

các hoạt động bay dân dụng trong nước, quốc tế trong các vùng thông báo bay
Hà nội và Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn, điều hoà và hiệu quả; tham gia quản
lý và bảo vệ vùng trời chủ quyền quốc gia.
PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA TTQLBDD VIỆT NAM
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển TT QLBDDViệt Nam đang
từng bước trưởng thành về mọi mặt.
Về tổ chức, từ một đơn vị sự nghiệp có thu đã chuyển sang hoạt động theo
cơ chế Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, một mô hình tổ chức và
cơ chế hoạt động tương đối phổ biến trong khu vực và trên thế giới, đã tạo
cho đơn vị nhiều lợi thế, chủ động khai thác có hiệu quả các nguồn lực để
phát triển.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng về cơ bản được đầu tư mới, từ các cơ quan
cung cấp các dịch vụ không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng
từng bước đã thực hiện thành công quá trình tiếp thu chuyển giao công nghệ,
làm chủ các trang thiết bị kỹ thuật (Vận hành khai thác bảo dưỡng sửa chữa,
cung ứng dịch vụ kiểm soát không lưu đáp ứng các tiêu chuẩn khuyến cáo
thực hành của ICAO, đưa chất lượng các dịch vụ ngang tầm các nước tiên tiến
trong khu vực và quốc tế).
Hoạt động sản xuất của đơn vị có hiệu quả, cung cấp các sản phảm công
ích thoả mãn nhu cầu các nhà khai thác bay trong nước và quốc tế. Khai thác
tiềm năng (mặt bằng đất đai, trang thiết bị lao động, ) phương tiện nâng cao
năng lực sản xuất kinh doanh, cung ứng các dịch vụ ngoài công ích góp phần
phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hàng không. Quản lý hiệu quả các nguồn lực
Nhà nước giao, bảo toàn và phát triển vốn doanh nghiệp. Thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ đối với Nhà nước, nộp ngân sách cho Nhà nước năm sau cao
hơn năm trước. Đảm bảo thu nhập của người lao động luôn ổn định và không
ngừng được cải thiện.
II. THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ - ĐIỀU HÀNH BAY

1. QUY MÔ VÀ NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH
Việt nam đang quản lý và điều hành các hoạt động bay trong vùng trời có
diện tích khoảng 1.200.000 km
2
thuộc 02 vùng thông báo bay là FIR Hà nội
và FIR Hồ Chí Minh. Đây là hai vùng FIR có các đường bay với mật độ bay
khá cao, chiếm vị trí quan trọng đối với các hoạt động bay trên khu vực biển
Đông cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hàng ngày có trên 600
chuyến bay đi/đến và quá cảnh vùng trời Việt Nam.
2. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
2.1. Kiểm soát không lưu
Gồm 2 trung tâm kiểm dài (ACC Hà Nội và ACC Hồ Chí Minh) và 3 cơ
quan kiểm soát tiếp (APP Nội bài, APP Tân Sơn Nhất, APP Đà Nẵng), với
trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn ICAO và có đầy đủ năng lực kiểm soát, điều
hành các hoạt động bay trong vùng trời do Việt Nam quản lý. Ngoài ra hầu
hết các đài kiểm soát không lưu (TWRs) tại các cảng hàng không đã và đang
được đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá.
2.2. Các mạng kỹ thuật phục vụ không lưu
Mạng thông tin hàng không được trang bị khá hiện đại đáp ứng được nhu
cầu hiện nay về thông tin hàng không. Mạng dẫn đường hàng khong bao gồm
49 đài trạm dẫn đường VOR/DME, NDB và ILS bảo đảm phủ sóng trên tất cả
các đường bay. Hệ thống radar giám sát hàng không bao gồm 9 trạm radar
được hoà mạng thống nhất, đảm bảo tầm phủ hầu như toàn bộ 2 FIR do Việt
Nam quản lý điều hành.
2.3. Cơ sở khí tượng hàng không
Hiện nay có 2 trạm radar thời tiết C-band, 2 trạm thu sản phẩm dự báo
thời tiết toàn cầu (SADIS), 1 trạm thu ảnh vệ tinh, 9 trạm quan trắc khí tượng
tự động, ngoài ra tại từng sân bay còn có các trạm quan trắc, vườn khí tượng
theo tiêu chuẩn tối thiểu của ICAO. Về tổ chức hiện tại có 1 ban canh phòng
thời tiết tại Gia lâm, 3 cơ quan khí tượng tại 3 cảng hàng không quốc tế Nội

bài, Đà nẵng và Tân Sơn Nhất. Hệ thống tổ chức, trang thiết bị khí tượng của
ngành đáp ứng đầy đủ theo quy định của ICAO.
2.4. Cơ sở tìm kiếm cứu nạn
Về tổ chức có uỷ ban tìm kiếm cứu nạn hàng không, tại các đơn vị đều có
các bộ phận tìm kiếm cứu nạn hoặc khẩn nguy. Các trang thiết bị phục vụ cho
công tác này đều ở mức tối thiểu theo tiêu chuẩn của ICAO. Hàng năm tối
thiểu theo tiêu chuẩn của ICAO. Hàng năm, cục hàng không việt nam đều tổ
chức diễn tập tìm kiếm, cứu nạn hàng không và khẩn nguy cảng hàng không
với sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài ngành có liên quan. Cục
hàng không Việt Nam cùng thường xuyên trao đổi và thoả thuận về phối hợp
triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn khi xảy ra tình huống với các nước kế
cận vùng FIR của Việt Nam.
3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.1 Thành tựu
Bảo toàn và phát triển vốn: Tổng vốn tài sản cố định tình đến hết năm
2005 so với năm 1993 tăng 20 lần (1000 tỷ/517 tỷ VNĐ)
Sản lượng điều hành bay hơn 10 năm qua (1993-2005): 1.600.000 chuyến
trong đó 1500 chuyến chuyên cơ, tăng trung bình 8% năm.
Doanh thu tăng trưởng ổn định, trung bình 7%/năm. từ năm 1993 đến năm
2005 đạt tổng doanh thu 7.450 tỷ đồng.
Thu nhập người lao động tăng trưởng không ngừng, trung bình năm 12%,
năng suất lao động bình quân (tính trên km điều hành) tăng trung bình 15%
năm.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài công ích chiếm khoảng 2%/năm
Với mô hình doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích bước đầu phát
huy hiệu quả, từng bước tiếp cận mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động có tính
phổ biến của chuyên ngàn quản lý bay, của các nước trong khu vực và trên
thế giới, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với các loại hình
dịch vụ mang tính công cộng, tính xã hội cao; đảm bảo tính khoa học, phù
hợp với quy mô, tính chất hoạt động của Trung tâm, có nhiều thuận lợi trong

việc thực thi các nhiệm vụ được giao, đã và đang phát huy tác dụng trong
thực tiễn cuộc sống.
3.2. Tồn tại
Tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các đơn vị thành viên
phù hợp với khả năng tính chất nhiệm vụ của từng đơn vị. Các quy định về
phân cấp quản lý đã tạo cho các đơn vị thành viên mở rộng quyền chủ động,
thúc đẩy trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, các dịch vụ được tổ chức hoạt
động phù hợp, từng bước chuyên môn hoá, tạo ra cơ chế giám sát kiểm tra
chất lượng sản phẩm, thuận lợi cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên.
Tuy nhiên qua hoạt động thực tiễn theo mô hình này, cũng đã xuất hiện
những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu:
- Còn có sự đan xen giữa đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp (đơn giá tiền
lương khấu hao cơ bản trích lập các quỹ, chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu nộp ngân
sách và hệ thống chứng từ sổ sách kế toán; thu từ dịch vụ công ích được quy
định là phí (do Nhà nước quy định, nhà nước thu) đối với bay quá cảnh được
trích một phần làm nguồn thu của đơn vị để trích lập các quỹ, như quỹ đầu tư
phát triển sản xuất điều này chắc chắn sẽ dẫn đến thiếu vốn đầu tư phát triển
sản xuát mở rộng vì trang thiết bị công nghệ quản lý bay phát triển nhanh,
vòng đời ngắn (5-10 năm).
- Chưa có đủ các yếu tố kinh tế kỹ thuật để tiến hành hạch toán kinh tế
đầy đủ, nên xác định hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, hạ giá thành
sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của quá trình tổ chức và cung ứng
dịch vụ, đơn giá tiền lương không ổn định, hàng năm phải xây dựng đơn giá
tiền lương; hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp cũng như
trong quan hệ với các bộ ngành chức năng Nhà nước ở lĩnh vực đó còn dáng
dấp của cơ chế bao cấp.
- Tổ chức hoạt động kỹ thuật được phân theo chức năng (quản lý chỉ đạo,
vận hành các dịch vụ kỹ thuật khai thác, bảo trì sửa chữa). Đối với số lượng
trang bị ít, công nghệ lạc hậu, hệ thống không phức tạp tổ chức như vậy phát
huy được khả năng của lực lượng kỹ thuật. Tuy nhiên, mô hình tổ chức này

tồn tại đã gần 10 năm trong khi các hệ thống kỹ thuật đã được đổi mới nhanh,
ngày càng phức tạp, sự phân tách nhiệm vụ đảm bảo kỹ thuật cũng chưa tính
đến và đổi mới kịp với sự biến đổi này, lực lượng khai thác không được can
thiệp sâu vào thiết bị như: sửa chữa, hiệu chỉnh, mặc dù nhiều nơi đã được bố
trí lao động kỹ thuật hoàn toàn có khả năng; lực lượng bảo trì kỹ thuật thường
gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Quan hệ giữa người khai thác và
bảo trì nhiều khi cũng thiếu sự hợp tác gắn bó. Chưa nói đến việc đầu tư trang
thiết bị, công cụ phục vụ hoạt động đảm bảo kỹ thuật phải dàn trải, mà rõ ràng
nguồn nhân lực không được phát huy tối đa, tạo ra tình trạng vừa thừa vừa
thiếu. Một thực tế khác tồn tại là theo điều lệ hoạt động Trung tâm dịch vụ kỹ
thuật cũng có nhiệm vụ bảo trì sửa chữa các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật,
nhưng hầu như không tham gia bảo trì sửa chữa các hệ thống chính trong các
dây chuyền dịch vụ kỹ thuật.
Tổ chức các dây chuyền tổ chức quản lý, cung ứng các dịch vụ tại các đơn
vị thành viên chưa thống nhất trong toàn trung tâm cũng như trong từng đơn
vị thành viên. Việc phân cấp quản lý, uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ đặc biệt
trong đầu tư phát triển cũng tạo ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu trong các bộ
máy tham mưu giúp việc của Trung tâm và các đơn vị thành viên làm tăng
định biên lao động gián tiếp (theo số liệu đã dẫn, tính toàn trung tâm lao động
gián tiếp chiếm gần 30%). Đây cũng là vấn đề cần được nghiên cưu xem xét
và có giải pháp tổ chức và phân công lại lực lượng lao động giữa các cơ quan
trung tâm và các đơn vị thành viên.
PHẦN III PHƯƠNG H ƯỚNG GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT TRIỂN TTQLBDDVN
1. PHƯƠNG HƯỚNG
Chủ trương chỉ đạo của lãnh đạo ngành hàng không dân dụng Việt Nam
về nhiệm vụ phát triển của chuyên ngành quản lý bay, đến năm 2015 là điều
hành an toàn và hiệu quả các vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam đã
được mở rộng. Cung ứng các dịch vụ chuyên ngành quản lý bay (Không lưu,
không báo, thông tin, dẫn đường, giám sát, khí tượng và tìm kiếm cứu nạn,

với chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn khuyến cáo của ICAO. Chuẩn
bị cơ sở vật chất kỹ thuật và con người sau năm 2005 từng bước chuyển sang
hệ thống CNS/ATM mới với các nhiệm vụ cụ thể:
Tiếp tục khai thác có hiệu quả các hệ thống trưng bị hiện có, đưa chất
lượng dịch vụ không lưu lên mức tiên tiến của khu vực.
Từng bước triển khai một số thành phần của chương trình CNS/ATM mới
đưa vào hoạt động theo tiến độ của khu vực và thế giới.
Đầu tư mới AACC Hồ Chí Minh theo công nghệ truyền thống và có khả
năng mở rộng phát triển theo công nghệ CNS/ATM mới, có khả năng dự
phòng cho ACC Hà Nội khi cần thiết.
Tiếp tục hiện đại hoá hệ thống phụ trợ dẫn đường DVOR/DME, từng
bước triển khai thực nghiệm và khai thác hệ thống dẫn đường trợ sai cho vệ
tinh (DGPS) cho khu vực đường dài tiếp cận hạ cất cánh.
Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, khẳng định rằng VHF, vệ tinh thoả
mãn nhu cầu khai thác bay trong FIR và các sân bay địa phương, từng bước
số hoá thông tin không địa, thông tin đối điểm.
Từng bước triển khai giám sát chủ động (ADS/C hoặc ADS/B)
Nghiên cứu khả thi dự án đầu tư mới ACC Việt Nam sau năm 2015
Mua sắm trang bị phương tiện bay kiểm tra hiệu chuẩn các phương tiện
thông tin dẫn đường giám sát.
Hoàn thiện quy chế tìm kiếm cứu nạn, đầu tư, mua sắm trang thiết bị,
phương tiện, xây dựng lực lượng, tổ chức huấn luyện, diễn tập sẵn sàng đáp
ứng mọi yêu cầu về tìm kiếm cứu nạn.
Xây dựng nguồn nhân lực: Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật,
kiểm soát viên không lưu đủ về số lượng, đạt về chất lượng, đủ năng lực làm
chủ và khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ mới.
Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động khai
thác có hiệu quả các nguồn lực, đóng góp nhiều hơn nữa cho nhà nước, đảm
bảo nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Tổ chức lại mô hình sản xuất
và cơ chế hoạt động của Trung tâm dịch vụ kỹ thuật theo hướng mô hình công

ty, doanh nghiệp cổ phần hoá của ngành hàng không, cung ứng các dịch kỹ
thuật hàng không.
II. GIẢI PHÁP
1. Tăng cường năng lực, chất lượng hệ thống không lưu và các hệ thống
đồng bộ.
2. Hoàn thiện và tăng cường hệ thống phù trợ dẫn đường hàng không
3. Tăng cường hệ thống thông tin liên lạc
4. Duy trì và tăng cường năng lực hệ thống giám sát hàng không
5. Nâng cao năng lực cung cấp các dịch vụ kỹ thuật hàng không và dịch
vụ thương mại khác.
6. Đổi mới, hoàn thiện mô hình, cơ chế hoạt động của Trung tâm quản lý
bay dân dụng Việt Nam và các đơn vị thành viên
III. Một số kiến nghị
1. Về tổ chức
Triển khai việc nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện và đổi mới tổ chức sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mô hình tổng công ty; Tập trung mọi
nguồn lực để sớm hình thành công ty dịch vụ kỹ thuật hàng không, chủ yếu
giải quyết các nhiệm vụ kỹ thuật cao (sửa chữa, kiểm tra, hiệu chuẩn, thiết kế,
thi công xây lắp, sản xuất chế tạo vật tư thiết bị, nghiên cứu phát triển, bổ túc
nghiệp vụ ) thuộc chuyên ngành quản lý bay và hàng không nói chung, và
từng bước chế tạo một số vật tư thiết bị phụ tùng điện - điện tử cơ khí công
nghệ thông tin, qua đó góp phần vào sự nghiệp phát triển công nghiệp hàng
không Việt Nam. Tổ chức bộ máy nghiên cứu chuẩn bị đầu tư, tổ chức quản
lý thực hiện các dự án trong các chương trình mục tiêu. Từng bước sát nhập
một số lĩnh vực quản lý bay tại các cụm cảng (khí tượng, đèn hiệu, các đài
dẫn đường hạ cất cánh) về Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam.
2. Về cơ chế chính sách
Với chức năng và nhiệm vụ, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh đặc
thù, vận hành theo cơ chế doanh nghiệp Nhà nước cung ứng các sản phẩm
công ích, được Nhà nước bảo hộ, hỗ trợ, ưu đãi về mọi mặt, phù hợp với tình

hình chung của quản lý bay khu vực và quốc tế. Các cơ chế thực hành, đặc
biệt là cơ chế về tài chính, chính sách chế độ đối với người lao động cần tiếp
tục được nghiên cứu để điều chỉnh và đổi mới, tạo điều kiện cho chuyên
ngành quản lý bay tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.

×