Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

thế giới nhân vật trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.98 KB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
PHẠM PHƯỚC DUYÊN
MSSV: 6106384
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
CỦA NGUYỄN DỮ
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ văn
Cán bộ hướng dẫn: ThS. TẠ ĐỨC TÚ
Cần Thơ, tháng 11 năm 2013
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. L
ịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Ph
ạm vi nghiên cứu
5.
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề chung
1.1 Khái niệm nhân vật văn học
1.2 Vài nét v
ề thể loại Truyền kỳ
1.2.1 Khái niệm Truyền kỳ
1.2.2 Vài nét về thể loại Truyền kỳ
1.2.3 Thể loại Truyền kỳ trong văn học Việt Nam
1.3 Tác gi
ả Nguyễn Dữ.


1.3.1 Vài nét v
ề Nguyễn Dữ
1.3.2 Sơ lược về xã hội Việt Nam thời đại của Nguyễn Dữ
1.4 Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
1.4.1 Vài nét về Truyền kỳ mạn lục
1.4.2 Tóm tắt các truyện trong Truyền kỳ mạn lục
Chương 2: Thế Giới Nhân Vật Trong Truyền kỳ mạn lục
2.1 Nhân vật người phụ nữ
2.1.1 Nhân vật người phụ nữ có xuất thân bình thường
2.1.2 Nhân v
ật người phụ nữ có xuất thân quyền quý
2.2 Nhân vật thiếu niên – Nho sinh
2.2.1 Những nhân vật thiếu niên – Nho sinh cọi trọng đạo
đức, lễ nghĩ
a
2.2.2 Nhân v
ật thiếu niên – Nho sinh mê muội, mù quáng
2.3 Nhân v
ật vua – quan và nhân vật siêu nhiên.
2.3.1 Nhân v
ật vua – quan
2.3.2 Nhân v
ật siêu nhiên
KẾT LUẬN
Tài li
ệu tham khảo
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có nhiều nhà văn, nhà thơ sáng tác rất nhiều những tác phẩm, nhưng đọng lại trong

người đọc thì chỉ có khoảng một, hai tác phẩm. Nhưng cũng có những nhà văn, nhà
thơ cả cuộc đời chỉ viết duy nhất một tác phẩm nhưng tác phẩm đó lại trở th
ành “kinh
điển” của làng văn, trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn
học. Ví dụ, văn học Thế giới có Gone With The Wind (Cuốn theo chiều gió) của
Margaret Mitchell hay Wuthering Heights (Đồi gió hú) của Emily Bronte, văn học
Việt Nam có Ông đồ của Vũ Đình Liên và đặc biệt là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ.
Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ) gồm 20 truyện, cuối mỗi
truyện có lời bình của tác giả (trừ truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa), hầu hết các
truyện xảy ra ở đời Lý, Trần, Hồ hoặc Lê sơ. Đây không phải là một công trình sưu tập
như
Lĩnh nam chích quái (Trần Thế Pháp), Thiên Nam vân lục liệt truyện (Những
truyện được ghi chép vô số ở cõi trời Nam) (Nguyễn Hãng), Việt điện u linh tập (Lý
T
ế Xuyên)… mà là một sáng tác văn học, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể
loại tự sự trong văn học chữ Hán.
Nguy
ễn Dữ viết Truyền kỳ mạn lục bằng cách mượn một nhân vật có thật trong lịch
sử như Ngô Chi Lan, Nguyễn Trung Ngạn, Hồ Hán Thương, Hồ Quý Ly,… hay chỉ là
nhân v
ật có trong huyền thoại như thần Thuồng Luồng, Diêm Vương, Linh Phi,… rồi
thêm bớt, sáng tạo tình tiết, xây dựng lại nhân vật, tổ chức lại kết cấu…để tái tạo thành
m
ột thiên truyện mới. Vì thế, Truyền kỳ mạn lục tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng
lại phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Việt Nam thế kỷ XVI
Thế giới nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục đa dạng, phong phú như một xã hội Việt
Nam thu nhỏ ở thế kỷ XVI, có vua chúa, quan lại, thương buôn, nhà sư, thiếu niên, phụ
nữ, trẻ con,…Ngoài ra, Nguyễn Dữ còn xây dựng các nhân vật thần tiên, ma
quái, Thông qua các nhân v

ật, Nguyễn Dữ muốn phê phán nền chính sự rối loạn, vua
1
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
quan sa đọa, hại dân; xã hội rối ren, tật dịch, tệ nạn tràn lan, ma quỷ hoành hành; sư sãi,
h
ọc trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục. Người dân lương thiện, đặc
biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.
Tuy từng được đem ra nghiên cứu, phân tích nhiều vấn đề khác nhau trong Truyền
kỳ mạn lục nhưng vấn đề thế giới nhân vật chưa được đề cập đến hoặc có đề cập cũng
là qua loa, chưa được nghiên cứu sâu. Từ thế giới nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục, ta
có th
ể hiểu thêm về những điều tác giả muốn gửi gắm thông qua câu chuyện, thông qua
hình tượng nhân vật. Vì vậy, tôi chọn đề tài: Thế giới nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục
của Nguyễn Dữ để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp bậc đại học của mình, thiết
nghĩ là một điều cần thiết và hữu ích.
2. Lịch sử vấn đề
Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ, nhưng nó lại là đỉnh cao
của văn học truyền kỳ trung đại Việt Nam, đến nay vẫn chưa có tác phẩm nào xuất sắc
hơn thế. Ngay từ khi ra đời,
Truyền kỳ mạn lục đã làm hao tổn tâm trí và giấy mực của
rất nhiều thế hệ, từ các bậc Nho gia ngày xưa đến các nhà nghiên cứu, phê bình văn
học hiện đại. Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Vũ Khâm Lân, Bùi Kỷ…đều là những tác
giả đã từng nghiên cứu qua Truyền kỳ mạn lục và ai cũng đánh giá cao tác phẩm này,
V
ũ Khâm Lân còn gọi Truyền kỳ mạn lục là “Thiên cổ kỳ bút”.
Không ch
ỉ các nhà nghiên cứu phê bình Việt Nam quan tâm, tìm hiểu và nghiên
c
ứu Truyền kỳ mạn lục, mà giới nghiên cứu văn học trên thế giới cũng quan tâm đến
tác phẩm này. Ngay từ những năm sáu mươi, tác phẩm đã được dịch ra tiếng Nga, các

nhà nghiên cứu Xô Viết khi nghiên cứu văn học phương Đông thường chú ý đến
Truyền kỳ mạn lục.[18;tr.114]
Nghiên c
ứu sớm nhất về Truyền kỳ mạn lục có lẽ là Hà Thiện Hán, khi ông viết lời
đề tựa cho tác phẩm vào năm Vĩnh Định sơ niên 1547:
“Tập lục này là trứ tác của
Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu [ ] Xem văn từ thì không vượt ra ngoài
phên gi
ậu của Tông Cát, nhưng có ý khuyên răn, có ý nêu quy củ khuôn phép, đối với
việc giáo hóa ở đời, há có phải bổ khuyết nhỏ đâu!”[3;tr.204]
2
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
Các học giả thế kỉ XVIII – XIX như Vũ Khâm Lân thì xem Truyền kỳ mạn lục là

thiên cổ kì bút”, Lê Quý Đôn đánh giá văn chương Truyền kỳ mạn lục là “lời lẽ thanh
tao t
ốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen”, Phan Huy Chú thì khen Truyền kỳ mạn
lục là “áng văn hay của bậc đại gia”, tuy vậy họ chú ý nhiều đến văn phong, nghệ
thuật chứ chưa thật chú ý đến nội dung, nhất là thế giới nhân vật trong Truyền kỳ mạn
lục.
Đến thế kỉ XX, Truyền kỳ mạn lục vẫn tiếp tục được nghiên cứu tìm hiểu trên nhiều
phương diện khác nhau về cả nội dung lẫn nghệ thuật bởi một số nh
à nghiên cứu như
Bùi Duy Tân, Nguyễn Phạm Hùng, Trần Ích Nguyên,…Tuy vậy nhưng chưa có một
công trình nào nghiên cứu sâu về thế giới nhân vật, chỉ là nhắc qua những vấn đề về xã
h
ội, con người trong tác phẩm.
Trong Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, các tác giả khẳng
định:
“Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Dữ phóng tác những cốt truyện gắn bó với đất

Việt. Trong tất cả hai mươi truyện của Truyền kỳ mạn lục, hầu hết nhân vật chính là
người nước ta, hầu hết sự tích đều xảy ra ở đất nước ta. Thời gian xảy ra các truyện là
đời Lý, đời Hồ hoặc đời Lê Sơ. Không gian của truyện là từ Nghệ An trở ra”[14;tr.1]
PGS. TS Tr
ần Thị Băng Thanh viết: “Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch
trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng,
đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như t
ình yêu trai gái,
h
ạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ
phu ẩn dật ”, “Ông trân trọng và ca ngợi những nhân cách thanh cao, cứng cỏi,
những anh hùng cứu nước, giúp dân không kể họ ở địa vị cao hay thấp”.[16;tr.2]
Trong T
ừ điển văn học, tập II, trang 57, GS Bùi Duy Tân viết: “Tư tưởng chủ đạo
của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để
cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều
đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án
bọn “bá giả” để đề cao đạo “thuần vương”, phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca
ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu
dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy nhi
ên Truyền kỳ mạn
3
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư
tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến”
.[4;tr.288-291]
Theo T
ạ Ngọc Liễn thì: “Trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm
chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ. Đó là những
mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị,

trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con
người ”
. [8;tr.173]
Như vậy, tuy có nhiều công trình nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục ở các vấn đề
khác nhau, kể cả nội dung lẫn nghệ thuật nhưng vấn đề thế giới nhân vật chưa thật sự
được nghi
ên cứu, tìm hiểu. Vì thế, bài luận Thế giới nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục
của Nguyễn Dữ của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi một số sai sót. Tuy vậy, tôi vẫn
mong đóng góp thêm
ý kiến và làm hoàn chỉnh việc nghiên cứu một tác phẩm văn học
lớn và có giá trị nhiều mặt như Truyền kỳ mạn lục.
3. Mục đích nghiên cứu
Yêu cầu chính mà đề tài đặt ra là tìm hiểu Thế giới nhân vật trong Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ, từ đó ta thấy được sự đa dạng, phong phú của nhân vật (về xuất
thân, tính cách, số phận…) trong tác phẩm. Bên cạnh đó, thông qua hình tượng nhân
vật, ta có thể hiểu được ý nghĩa của từng truyện, hiểu được những triết lý nhân sinh
của cuộc sống mà tác giả Nguyễn Dữ muốn gửi gắm. Ngoài ra, ta còn có thể hình dung
và c
ảm thông với số phận của nhân vật, của con người Việt Nam thế kỉ XVI, để từ đó
rút ra bài học cho bản thân: về cách đối nhân xử thế, về cách trân trọng và giữ gìn hạnh
phúc gia đ
ình, về chuyện “làm lành lánh dữ”…
M
ặt khác, hi vọng thông qua bài luận Thế giới nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục
của Nguyễn Dữ, tôi sẽ đóng góp vào công trình nghiên cứu chung về Truyền kỳ mạn
lục và Nguyễn Dữ cũng như góp phần định hướng và cung cấp tài liệu cho những ai
say mê và muốn tìm hiểu sâu về Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Bên cạnh đó, tôi
cũng muốn mở rộng thêm vốn kiến thức và sự hiểu biết của tôi về Nguyễn Dữ và
Truyền kỳ mạn lục.
4. Phạm vi nghiên cứu

4
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
Với đề tài Thế giới nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, tôi sẽ tập
trung tìm hiểu về các nhân vật trong quyển Truyền kỳ mạn lục gồm hai mươi truyện
sau:
1. Câu chuy
ện ở đền Hạng vương (Hạng vương từ ký);
2. Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (Khoái Châu nghĩa phụ truyện);
3. Chuyện cây gạo(Mộc miên thụ truyện);
4. Chuyện gã trà đồng giáng sinh (Trà đồng giáng đản lục);
5. Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây (Tây viên kỳ ngộ ký);
6. Chuy
ện đối tụng ở Long cung (Long đình đối tụng lục);
7. Chuyện nghiệp oan của Đào Thị (Đào Thị nghiệp oan ký);
8. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục);
9. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên (Từ Thức tiên hôn lục);
10.Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào(Phạm Tử Hư du thiên tào lục);
11.Chuyện yêu quái ở Xương Giang(Xương Giang yêu quái lục);
12.Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na (Na sơn tiều đối lục);
13. Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều (Đông Triều phế tự lục);
14.Chuyện nàng Thúy Tiêu (Thúy Tiêu truyện);
15.Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang (Đà Giang dạ ẩm ký);
16.Chuyện người con gái Nam Xương (Nam Xương nữ tử lục);
17.Chuyện Lý tướng quân (Lý tướng quân truyện);
18.Chuyện Lệ Nương (Lệ Nương truyện);
19.Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa (Kim Hoa thi thoại ký);
20.Chuyện tướng Dạ Xoa (Dạ Xoa bộ soái lục).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, tôi có sử dụng một số những phương
pháp: Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương

pháp tổng hợp phương pháp khảo sát. Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số các thao tác
như phân tích, chứng minh, b
ình luận…để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.
5
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm nhân vật văn học
“Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện
văn học”
[9;tr.277]. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật,
các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con
người. Đó l
à những nhân vật có tên như Thúy Kiều, Chị Dậu, Ngô Chi Lan, Thạch
Sanh, AQ, Gia Cát Lượng, ; Hay đó l
à những nhân vật không tên như thằng bán tơ,
lính hầu, ; Hoặc đó là những con vật trong truyện cổ tích, thần thoại, bao gồm cả
quái vật, yêu tinh lẫn thần linh, ma quỷ mang nội dung và ý nghĩa con người.
Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau. Đó là những
con người được mi
êu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách lẫn tiểu sử như
Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, Chí Phèo ; Đó cũng có thể là những người thiếu hẳn
những nét trên, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần
thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nổi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ
trữ tình. Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con
người cụ thể n
ào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Ví dụ ta có thể nói
nhân dân chính là nhân vật chính trong Chiến Tranh và Hòa Bình của Lev Tonxtoy,
chi
ếc quan tài là nhân vật trong truyện Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, con

chó là nhân vật chính trong truyện Tôi là Bêtô của Nguyễn Nhật Ánh.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị
đồng nhất với con người
có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất
gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của
nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý
nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể.
6
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác
của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Những nét
chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tượng văn học như :
văn học về
“con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về “con người Sở
khanh”…Những nhân vật văn học trở nên nổi tiếng, được biết đến rộng rãi chính là
nh
ững hình tượng vĩnh cửu văn học thế giới như: Promete, Evgenii Onegin, Dong
Juang
Nhân v
ật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một
cách hình tượng. Bản chất của văn học là một quan hệ với đời sống, nó chỉ tái hiện đời
sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò tấm gương phản chiếu cuộc sống.
Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với
con người có thật trong cuộc đời.
Tóm lại, trong tác phẩm văn học, nhân vật văn học là con người hoặc các con
vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con
người v
à nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là “máu thịt” của nhà văn để
thể hiện quan niệm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con
người. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng

có nh
ững đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện
văn học thông qua lăng kính của nhà văn, nhưng không v
ì thế mà chúng kém phần
chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học.
Các nhân vật trong tác phẩm thường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên
quan v
ới nhau, móc nối với nhau bằng tiến trình các sự kiện miêu tả trong tác phẩm,
đồng t
hời quan hệ giữa các nhân vật trong mỗi hệ thống ít hay nhiều đều phản ánh mối
quan hệ xã hội hiện thực của con người. Vì vậy tìm hiểu thế giới nhân vật trong
Truyền kỳ mạn lục thực chất là tìm hiểu mối liên quan giữa các nhân vật không chỉ
trong mỗi truyện mà còn trong mối liên hệ giữa các truyện trong cùng một chủ đề.
7
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
1.2 Vài nét về thể loại Truyền kỳ
1.2.1 Khái niệm Truyền kỳ
Truyền kỳ là một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, thịnh hành ở đời
Đường.
“Kỳ” nghĩa là kỳ ảo, kỳ lạ, nhấn mạnh yếu tố hư cấu. Truyền kỳ bắt nguồn từ
truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng
những môtip kì quái hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế, nhằm
gợi hứng thú cho người đọc. Gọi là tiểu thuyết nhưng tiểu thuyết truyền kỳ có dung
lượng ngắn v
à kết cấu không theo kiểu truyện dài thu ngắn – phần nào đã có dáng dấp
của thể loại truyện ngắn cận hiện đại. Sự tham gia của yếu tố thần kì vào câu chuyện
cũng không phải là do những lực lượng tự nhiên được nhân hóa như kiểu thần thoại,
hoặc những nhân vật có phép lạ như kiểu trời, bụt, thần tiên… trong truyện cổ tích
thần kì mà phần lớn ở ngay hình thức “phi nhân tính” của nhân vật ( ma quỷ, hồ ly,
vật hóa người. . .). Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người

thật, và những nhân vật mang hình thức “phi nhân” thì cũng chỉ là sự cách điệu,
phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy; v
ì thế truyện truyền kỳ vẫn
mang rất đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc.
1.2.2 Vài nét về thể loại Truyền kỳ
Tên thể loại bắt nguồn từ tên tập truyện nhan đề “truyền kỳ” của Bùi Hình đời
Đường. Truyện truyền kỳ đời Đường kế thừa truyền thống
chí quái thời Lục triều và
đạt đến đỉnh cao của thể loại. “Những chuyện biến hóa kì lạ rất thịnh vào đời Lục triều,
có điều phần lớn l
à ghi chép lại những điều bịa đặt chứ đâu phải truyện biến hóa, đến
người đời Đường mới có sự cấu tứ li k
ì, mượn tiểu thuyết để gửi gắm ngọn
bút”[17;tr.659]. Thể loại này được sử dụng trên một không gian rộng lớn gồm Trung
Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam trong hàng chục thế kỷ.
Truyện truyền kỳ là truyện ngắn văn ngôn thịnh hành đời Đường, nội dung thuật
những câu chuyện kỳ lạ xoay quanh chủ đề tình yêu nam nữ trong đời sống trần tục
thường ngày. Đồng thời, với thủ pháp nghệ thuật độc đáo l
à lấy kì ảo làm phương tiện
nghệ thuật để truyền tải nội dung về đời sống con người, phản ánh và lý giải hiện thực
cuộc sống. Truyền kỳ tiếp tục phát triển ở Trung Quốc, với hai tác phẩm nổi tiếng là
8
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (1341 – 1427) cuối đời Nguyên – đầu đời Minh và
Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh (1640 – 1715) đời Thanh, làm rạng danh truyện
truyền kỳ Trung Quốc và có ảnh hưởng lớn đến thể loại truyền kỳ các nước trong khu
vực Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản,
1.2.3 Thể loại Truyền kỳ trong văn học Việt Nam
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử viết: “truyện truyền kỳ dùng văn xuôi để kể, đến chỗ
tả cảnh, tả tình thì dùng văn biền ngẫu, khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường làm

thơ” [13; tr.294].
M
ột truyện truyền kỳ thường có dung lượng không lớn. Bố cục mỗi truyện thường
chia thành ba phần: mở đầu giới thiệu danh tính, nguồn gốc nhân vật, giữa truyện kể
lại hành trạng, cuộc đời nhân vật và phần kết khẳng định tính chân thực của câu
chuyện. Phần lời bình nằm cuối mỗi truyện cũng được xem là một bộ phận hữu cơ
trong kết cấu chỉnh thể của thể loại.
Ở Việt Nam, khái niệm truyện truyền kỳ được hiểu ở những cấp độ rộng hẹp khác
nhau. Có nhà nghiên cứu xếp tất cả những tác phẩm văn xuôi có yếu tố thần linh ma
quái hoặc kỳ dị vào truyện truyền kỳ. Có người nêu thêm tiêu chí hư cấu của nhà văn
và cho rằng chỉ xếp vào truyện truyền kỳ những truyện có con người là nhân vật chính
chứ không phải thần linh ma quỷ.
Cho đến nay, nhiều người cho rằng
Thánh Tông di thảo mở đầu cho truyện truyền
kỳ ở Việt Nam, tuy nhiên không phải tất cả 20 truyện đều là truyện truyền kỳ đích
thực. Truyền kỳ mạn lục được đánh giá là đỉnh cao của truyện truyền kỳ Việt Nam. Ở
giai đoạn sau,
Lan Trì kiến văn lục có những thành tựu đáng kể nhất.
Thuật ngữ “truyền kỳ” lần đầu tiên được xuất hiện trong đầu đề tập truyện Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Sau đó là Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm và Tân
truy
ền kỳ lục của Phạm Quý Thích.
Nhìn lại quá trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam, bắt đầu từ Việt điện u
linh của Lý Tế Xuyên (đầu thế kỉ XV), ta thấy tác phẩm này đã chứa đựng những yếu
tố kì ảo. Nhân vật trong truyện hầu hết là những vị anh hùng dân tộc đã hiển thánh.
Tập truyện có thể coi là cuốn thần phả về những linh hồn bất tử của nước Đại Việt. Vì
9
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
vậy, Việt diện u linh đã thấp thoáng yếu tố của bút pháp truyền kỳ, có thể coi là tác
ph

ẩm “mầm mống” cho sự phát triển của truyền kỳ sau này. Sau Việt điện u linh của
Lý Tế Xuyên là tập Lĩnh Nam trích quái lục của Trần Thế Pháp (cuối thế kỉ XIV – đầu
thế kỉ XV). Trần Thế Pháp đã tập trung chép có sáng tạo những truyện dân gian có yếu
tố kì bí như truyện Rùa vàng, Phù Đổng Thiên Vương, Hai tác phẩm Việt điện u linh
và Lĩnh Nam trích quái lục có thể xem là tiền đề văn học cho sự phát triển của thể loại
truyền kỳ. Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp có thể coi là những nhà văn đặt nền móng
cho thể loại truyền kỳ Việt Nam.
Cuối thế kỉ XV, Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông được coi là bước tiến xa
của thể loại truyền kỳ Việt Nam, với những câu chuyện độc đáo và đặc sắc, mang đậm
bút pháp truyền kỳ như Lấy chồng dê, Duyên lạ xứ hoa, Tinh chuột,
Nhưng thể loại truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam chỉ được khẳng định khi Truyền kỳ
mạn lục xuất hiện. Sự ra đời của tác phẩm đã đưa thể loại truyền kỳ Việt Nam lên đỉnh
cao và chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong văn xuôi tự sự Việt Nam. Có thể khẳng định,
trước và sau đều không có tác phẩm truyền kỳ n
ào sánh bằng Truyền kỳ mạn lục.
Truyền kỳ mạn lục với nội dung phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu xoay quanh
ch
ủ đề tình yêu nam nữ trong đời sống trần tục thường ngày và mang đậm khuynh
hướng nhân văn chủ nghĩa.
Theo PGS. TS Vũ Thanh, Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởng truyện của Cù Hựu ở bút
pháp thể loại. Nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu cũng cho chúng ta thấy rõ
s
ự ảnh hưởng khá sâu đậm của văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam từ chữ
viết đến thi liệu nhất là về thể loại. Trước thế kỉ thứ X, chúng ta phải chịu ngàn năm
Bắc thuộc, hơn nữa hai nước là “láng giềng”, nên việc ảnh hưởng qua lại cũng không
có gì khó hi
ểu. Đó xét cho cùng chỉ là quá trình “ăn lá nhả tơ”, học tập để sáng tạo.
Còn nhớ, Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng mượn nhân vật, ý tứ Kim Vân Kiều
Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng Truyện Kiều là một sáng tác văn học của
Nguyễn Du, “kiệt tác” của văn học Việt Nam. Tương tự, Truyền kỳ mạn lục cũng

không phải là một tác phẩm sao chép, mà là một sáng tác văn học được thừa nhận,
được đánh giá l
à “thiên cổ kỳ bút”.
10
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
1.3 Tác giả Nguyễn Dữ.
1.3.1 Vài nét về Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữ là nhà tiểu thuyết truyền kỳ nổi tiếng nhất của Việt Nam thời trung đại
với “thiên cổ kỳ bút” Truyền kỳ mạn lục. Các giáo trình để giảng dạy về Nguyễn Dữ
thường viết: Nguyễn Dữ là người x
ã Đoàn Lâm, huyện Gia Phúc (nay là Thanh Miện –
H
ải Dương), chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, con trai của
thượng thư của Nguyễn Tường Phi
êu. Từ nhỏ học rộng, tài cao. Sau, thi đỗ và ra làm
quan cho tri
ều đình nhưng vì bất mãn trước thời thế của xã hội phong kiến, không bao
lâu thì xin từ quan về ở ẩn. Trong thời gian ở ẩn viết tập Truyển kỳ mạn lục để gửi
gắm tâm sự, ước mơ của mình, đồng thời, thể hiện chí khí của bậc túc Nho bất đắc chí.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu nhưng chưa có một tài liệu nào khẳng định được năm
sinh năm mất của Nguyễn Dữ. Thân thế v
à cuộc đời của tác giả Truyền kỳ mạn lục
cũng chỉ được phỏng đoán dựa vào một vài tài liệu ghi chép sơ sài của người đời sau.
Vì vậy, sự không thống nhất khi nghiên cứu về tác giả Nguyễn Dữ là điều khó tránh
khỏi. Cụ thể là từng có hai giả thuyết về thân thế cùa Nguyễn Dữ.
Giả thuyết thứ nhất cho rằng Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bạn thân
của Phùng Khắc Khoan. Giả thuyết này đang tồn tại trong Sách giáo khoa và các giáo
trình
ở bậc Đại học. Các nhà nghiên cứu theo giả thuyết này:
Hà Thi

ện Hán trong Lời tựa Truyền kỳ mạn lục viết vào Vĩnh Định năm đầu
1547 có lẽ là “ghi chép sớm nhất” về Nguyễn Dữ: “Tập lục này là trước tác của
Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trưởng vị tiến sĩ triều trước
Nguyễn Tường Phiêu. Lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí
ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, nhiều lần thi Hội
đỗ trúng trường, từng được bổ l
àm Tri huyện Thanh Tuyền. Được một năm ông từ
quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu. Mấy năm dư không đặt chân đến chốn thị thành,
th
ế rồi ông viết ra tập lục này, để ngụ ý”[3;tr.204]
Trong
Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn viết: “Nguyễn Dữ người xã Đỗ Tùng,
huy
ện Gia Phúc. Cha là Nguyễn Tường Phiếu, Tiến sĩ khoa Bính thìn đời Hồng Đức
(1496), làm quan đến Thượng thư Bộ Hộ. Dữ từ nhỏ đ
ã nổi tiếng học rộng nhớ nhiều,
11
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
có thể lấy văn chương nối nghiệp nhà. Đỗ Hương tiến, nhiều lần thi Hội trúng Tam
trường, được bổ chức Tri huyện Thanh Tuyền, mới được một năm, lấy cớ nơi làm việc
xa xôi, xin về phụng dưỡng (cha mẹ?). Sau vì ngụy Mạc thoán đoạt, thề không đi làm
quan n
ữa, ở làng dạy học, không đặt chân đến chốn thị thành, viết Truyền kỳ mạn lục
bốn quyển, văn từ thanh lệ, người đương thời rất khen” [2]
Phan Huy Chú trong
Lịch triều hiến chương loại chí, ông viết: “Truyền kỳ mạn
lục, bốn quyển. Dật sĩ Nguyễn Dữ soạn, đại khái bắt chước Tiễn đăng tập của một nhà
nho đời Nguyên. Tập này cộng 22 truyện. Dữ người Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, con
trai của Tiến sĩ Tường Phiếu”[1;tr.169]. Lại viết: “Bấy giờ học trò ông Nguyễn Bỉnh
Khiêm thành đạt rất nhiều, chỉ có Ph

ùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn
Dữ, Trương Thì Cừ là có tiếng nhất Khi Dữ viết quyển Truyền kỳ mạn lục được ông
sửa chữa nhiều chỗ, sau thành áng văn hay của bậc đại gia”[1;tr.337].
Bùi Văn Nguyên viết: “Cũng như thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
là một nhà nho có khí tiết sống giữa thời loạn lạc ”[11;tr.261]
Bùi Duy Tân vi
ết: “Theo Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề thì Nguyễn Dữ là
h
ọc trò Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), bạn học với Phùng Khắc Khoan (1528-
1613) ”
[7;tr.239]. “Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng
thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào
kho
ảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn,
Truyền kỳ mạn lục Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi
sống cùng thời dịch ra chữ Nôm”[5;tr.1124].
Gi
ả thuyết thứ hai mà Lại Văn Hùng dẫn theo Trần Ích Nguyên trong “Nghiên
c
ứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” lại cho rằng Nguyễn Dữ là
người đồng thời, thậm chí là lớn hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều tuổi. Trần Ích Nguyên
trích l
ại ý kiến của Trần Khánh Hạo trong lời thuyết minh về việc xuất bản tập
Truyền kỳ mạn lục trong Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san ở Đài Loan, cho rằng
Nguyễn Dữ không phải là học trò mà là người đồng niên, thậm chí thuộc thế hệ trước
Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau “Căn cứ vào tiểu truyện họ Nguyễn, năm Vĩnh Định sơ
niên, Bỉnh Khiêm nghiễm nhiên là bậc thày của vua, thanh danh rất lớn. Nếu như
Nguyễn Dữ là học trò “cao túc” của ông thì e rằng Hà Thiện Hán khi viết lời Tựa
12
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ

không thể bỏ sót tên ông. Vậy thì có thể Nguyễn Dữ chỉ là người đồng thời và có khi
còn l
ớn tuổi hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm chút ít”[12;tr.52] và cho rằng “đây là một luận
đoán khá tin cậy”
. Học giả người Đài Loan này viết và trích dẫn nhiều ý kiến nhằm
chứng minh Nguyễn Dữ là một nhân sĩ triều Lê, đỗ Cử nhân dưới triều Lê, làm quan
cho tri
ều Lê, thuộc thế hệ trước hoặc đồng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, cáo quan về
ở ẩn do bất m
ãn với nhà Mạc, viết Truyền kỳ mạn lục để ký thác tâm sự. “Nguyễn
Tường Phiếu đỗ Tiến sĩ khoa thi năm 1496, v
à con ông ta, Nguyễn Dữ, bước vào con
đường khoa hoạn sau ông khoảng từ 10 đến 20 năm là điều có thể hiểu được[…]Khi
Nguyễn Dữ đỗ đạt, làm quan, viết Truyền kỳ mạn lục dưới triều Lê, và tác phẩm này
đã được “người đương thời rất khen” (Lê Quý Đôn), thì Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 –
1585) lúc đó vẫn còn là một nho sĩ nghèo […] Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến và
được đề cao chủ yếu là sau khi thi đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới triều Mạc Đăng
Doanh (1535-1542)”. Vì thế, tác giả bài viết này không tin Nguyễn Bỉnh Khiêm là
th
ầy học của Nguyễn Dữ. Hơn nữa “Năm 1527, năm nhiều người cho rằng vì ngụy
Mạc thoán ngôi nên Nguyễn Dữ bỏ về, “thề không đi làm quan nữa” thì “bạn học”
Phùng Khắc Khoan vẫn còn chưa ra đời (Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528, mất năm
1613)?!” [6] Đây là một ý kiến rất mới mẻ nhưng cũng rất “có lý”, chúng ta không
th
ể không lưu tâm khi nghiên cứu về Nguyễn Dữ.
Tóm lại, mặc dù chưa có sự thống nhất, vẫn có điều chưa rõ nhưng chúng ta có thể
khẳng định: Nguyễn Dữ sinh ra vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở xã Đoàn Lâm, huyện
Gia Phúc (nay là Thanh Miện – Hải Dương), là một nhà nho có khí tiết, viết Truyền kỳ
mạn lục trong thời gian ở ẩn.
1.3.2 Sơ lược về xã hội Việt Nam thời đại của Nguyễn Dữ

Thế kỷ XVI là thời kỳ đất nước mất ổn định về chính trị, nhà nước phong kiến đi
vào con đường suy yếu. Chỉ trong v
òng ba mươi năm từ khi Lê Thánh Tông mất (1497)
đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua (1527), nước ta đ
ã có sáu ông vua lên ngôi, trừ
Lê Hiển Tông hiền lành, còn lại đều ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ. Những vị vua
đó có người chết yểu, có người bị giết hoặc bị phế truất, có người bị gọi l
à “vua lợn”,
có người bị gọi là “vua quỷ”. Những gì Lê Thánh Tông cố công gầy dựng đã nhanh
chóng s
ụp đỗ.
13
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
Nguyên nhân một phần là do sự tàn bạo, sa đọa của những ông vua, ngôi báu bị
thay đổi li
ên tục, một phần khác là do sự chuyên quyền và nổi loạn của các thế lực
chính trị liên tục xâu xé, tranh giành ảnh hưởng, lợi lộc. 1511, Thân Duy Nhạc dấy
quân ở Kinh Bắc, Trần Tuân làm loạn ở Sơn Tây; 1512, Nguyễn Nghiêm làm loạn ở
Sơn Tây, Hưng Hóa; 1515, loạn Phùng Chương ở Tam Đảo, loạn Đặng Hân, Đặng
Ngật ở Thanh Hóa, Trần Cảo khởi binh đánh nhà Lê,…Những cuộc chiến tranh này
làm cho m
ột vùng rộng lớn của nước ta chìm trong mất mát, đau khổ. Thêm vào nữa là
cu
ộc chiến tranh dai dẳng, quyết liệt giữa hai thế lực Lê – Mạc, gây ra thế cuộc Nam
bắc Triều trong lịch sử.
“Chính sự phiền hà, lòng dân oán hận” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi), hơn
nữa, tình cảnh đói khổ, chết chóc, ly tán, cộng vào đó là những thiên tai triền miên đã
đẩy nhân dân vào tình cảnh đã khổ nay càng khốn khổ hơn. Giai đoạn này cũng là giai
đoạn Nho giáo suy thoái và là điều kiện thuận lợi để Phật, Đạo có cơ hội hưng khởi.
Đứng trước t

ình trạng đất nước loạn lạc, xã hội phong kiến thối nát. Những nhà
nho có tài và có tâm làm sao không ngao ngán, chán n
ản? Niềm tin và lý tưởng của họ
đang bị lung
lay rất dữ dội nếu không muốn nói là gần như đỗ vỡ. Nhiều nhà Nho đã
không ra thi ho
ặc thi đỗ nhưng chỉ làm quan trong một thời gian ngắn rồi treo ấn từ
quan và ở ẩn. Tuy ở ẩn nhưng họ vẫn quan tâm đến thế sự. Họ, bấy giờ, không chỉ
thuần ca ngợi những mặt tốt đẹp của các tập đoàn phong kiến cát cứ, vốn là đặc điểm
của nền văn học trung đại mà họ đã gián tiếp mượn chuyện xa xưa, hoang đường hay
những hình ảnh ẩn dụ kín đáo để chỉ trích tình trạng mục rỗng của xã hội đương thời.
Sở dĩ họ không trực tiếp tố giác xã hội phong kiến thối nát vì e ngại búa rìu trừng phạt
của nhà nước phong kiến. Nguyễn Dữ là một trong những nhà trí thức đó. Nguyễn Dữ
đ
ã dồn vào Truyền kỳ mạn lục không chỉ tài năng mà mà quan trọng hơn là những điều
mắt thấy tai nghe, những điều chướng tai gai mắt trong xã hội đương thời với mong
muốn khuyến thiện trừ ác, đồng cảm và xót thương cho những người khốn khổ, oan
khuất và thể hiện ước mơ có một đất nước với vua hiền tôi trung, nhân dân sung túc.
Ông đ
ã vẽ nên một thế giới thần tiên tươi đẹp, nơi đây không hiện hữu cái ác, chỉ có
những điều tốt đẹp, con người có thể sống an nhàn. Ông cũng vẽ nên chốn âm ti, địa
phủ với những hình phạt đáng sợ để răn đe, khuyên bảo những ngươi trót làm điều ác,
vì với ông “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặp bão”. Vì thế, dù Truyền kỳ mạn lục là 14
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
những câu chuyện truyền kỳ mang nhiều yếu tố kỳ ảo, có một thế giới nhân vật cũng
đầy kỳ ảo nhưng lại có một nội dung hiện thực sâu sắc,
xứng đáng là “thiên cố kỳ bút”.
1.4 Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
1.4.1 Vài nét về Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ, viết trong thời gian ông ở

ẩn. Có một số ý kiến về thời điểm ra đời của tác phẩm.
“GS. Trần Khánh Hạo trong sách Hán văn Việt Nam tiểu thuyết tùng san ở phần
“xuất bản thuyết minh” có nói: “Ở cuối thiên Từ Thức tiên hôn lục trong Truyền kỳ
mạn lục kể về sự việc năm Lê Diên Ninh 5, tức là Mạn lục được viết xong cũng phải
sau năm 1458”. Lúc này chúng
ta lại phát hiện ở quyển bốn truyện Kim Hoa thi thoại
ký có đoạn viết: “Cuối năm Đoan Khánh, có người học tr
ò là Mao Tử Biên đến du học
ở kinh thành”. Đoan Khánh là niên hiêu của L
ê Uy Mục, tất cả có 5 năm, tức 1506-
1509. Cu
ối năm Đoan Khánh là chỉ Đoan Khánh 5, tức thời gian sớm nhất Truyền kỳ
mạn lục có thể ra đời phải là năm 1509”[12;tr.100].
Theo nhi
ều tài liệu hiện nay, Truyền kỳ mạn lục ra đời vào nữa đầu thế kỷ XVI,
truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm.
Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn
biền văn và thơ ca, cuối truyện có lời bình của tác giả (trừ chuyện Cuộc nói chuyện thơ
ở Kim Hoa
). Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian,
nhiều truyện xuất phát từ các vị thần đến nay vẫn còn thờ như Vũ Thị Thiết (Chuyện
người con gái Nam Xương
)(đền thờ ở Hà Nam), Văn Dĩ Thành (Chuyện Tướng Dạ
Xoa)(đền thờ ở làng Gối, Hà Nội) hay Nhị Khanh (Chuyện Người nghĩa phụ ở Khoái
Châu)(đền thờ ở Hưng Yên)… Phần lớn các truyện trong Truyền kỳ mạn lục, ngay sau
khi gi
ới thiệu nhân vật thì biến cố liền xảy ra và lôi cuốn nhân vật chính vào dòng
xoáy c
ủa các sự kiện, tạo nên các tình tiết, hành động. Nhân vật chính gặp gỡ một nhân
vật “phi nhân tính” khác như thần tiên, yêu ma,…Sau đó rời bỏ nơi mình ở tìm

đến một không gian xa lạ, huyền ảo khác, kết thúc hoặc là sự giải thoát, thức tỉnh của
15
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
các nhân vật, hoặc trở về cõi nhân thế, hoặc nhân vật chính được đạo sĩ cứu thoát trở
lại cõi đời, hoặc hoá thân sang một kiếp đời khác.
“Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả
kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến
quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ
chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật […] phơi bày những
cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ
phong kiến [ ] Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà
nho, mà còn th
ể hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ
phong kiến.” [4; tr.288 -290]. Nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đường kì quái, thì nhìn
vào n
ội dung cơ bản của Truyền kỳ mạn lục, ta sẽ thấy một bức tranh xã hội rất rõ ràng.
V
ề nghệ thuật, Truyền kỳ mạn lục đương nhiên viết theo thể truyền kỳ nhưng “ông đã
phá v
ỡ những quy tắc lâu đời về hình thức thể loại và tạo ra những tác phẩm theo kiểu
tự do hơn”[15;tr.74]. Giáo sư Bùi Văn Nguyên thì viết “tất cả hai mươi truyện trong
Truyền kỳ mạn lục, nếu được phân tích tỉ mỉ, bộc lộ ích nhiều yếu tố văn học dân gian
đúng với bút pháp của thể truyền”
[10;tr.54]. Có nhiều ý kiến khác nhau về nghệ thuật
c
ủa Truyền kỳ mạn lục, phần lớn nghiên cứu về sự ảnh hưởng của truyện cổ tích, dân
gian Việt Nam và Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu đối với Truyền kỳ mạn lục.
Tóm l
ại, với nội dung vừa hấp dẫn vừa mang có tính thực cao, có giá trị nhân văn,
cộng với thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, Truyền kỳ mạn lục xứng đáng với lời khen

“Thiên cổ kỳ bút” của Vũ Khâm Lân.
1.4.2 Tóm tắt các truyện trong Truyền kỳ mạn lục
1. Câu chuyện ở Đền Hạng Vương: Hồ Tôn Thốc trên đường đi sứ sang Trung
Qu
ốc có đi ngang đền Hạng Vương. Ông làm một bài thơ chê chính sách bạo
lực của Hạng Vũ. Tối đó, ông nằm mộng thấy được mời đến cung điện Hạng
Vương và trực tiếp nói chuyện với Hạng Vũ c
ùng với một vị lão thần họ Phạm
(Phạm Tăng?). Kết truyện tác giả viết “Rồi đó canh tàn trà cạn, ông đứng dậy
từ giã xin về; Hạng Vương đưa chân ra đến cửa thì phương Đông đã dần sáng
16
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
rạng. Ông xốc áo vùng dậy, té ra là một giấc chiêm bao, bèn mua rượu và nem
bày m
ột lẽ cúng ở đầu thuyền trước khi rời khỏi đấy”.
2. Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu: Nàng Nhị Khanh con nhà gia giáo, từ
nhỏ là thanh mai trúc mã với Trọng Quỳ, con quan Phùng Lập Ngôn. Sau khi
lấy nhau, Nhị Khanh ăn ở rất hiếu thuận, được lòng nhà chồng. Phùng Lập
Ngôn vì tính tình thẳng thắn nên bị triều thần ghen ghét, phải đi làm quan ở xa,
Trọng Quỳ phải theo hầu cha. Trong sáu năm đợi chồng, xảy ra nhiều biến cố:
cha mẹ tạ thế, cô ruột ép gả cho tướng quân họ Bạch,… Nhị Khanh vẫn thủ tiết.
Đến khi Trọng Quỳ
trở về, vui mừng chưa kịp thì Nhị Khanh lại bị Trọng Quỳ
vì thua bạc mà bán vợ. Nhị Khanh tự sát bỏ lại hai con. Sau về báo mộng cho
Trọng Quỳ giúp hai con làm nên sự nghiệp.
3. Chuyện cây gạo: Trình Trung Ngộ là một thương buôn đẹp trai, đến Nam Xang
để b
uôn bán. Tình cờ gặp và tương tư Nhị Khanh. Sau, quen biết và cùng nhau
ân ái m
ột thời gian thì biết Nhị Khanh đã chết được nữa năm. Từ đó Trình

Trung Ng
ộ sinh ra ốm nặng, còn Nhị Khanh vẫn ngày đêm đeo bám, ám ảnh.
Được v
ài ngày thì người ta thấy Trung Ngộ ôm quan tài Nhị Khanh mà chết. Hai
người n
ày biến thành yêu ma phá hoại dân làng, bị dân làng đem vứt hài cốt
xuống sông, phải bám trụ vào cây gạo. Rồi vẫn tiếp tục làm yêu ma nhưng được
một thời gian thì bị đạo nhân dùng phép trừng phạt và bị giải về âm phủ chịu tội.
4. Chuyện gã Trà đồng giáng sinh: Dương Tạc làm quan nhưng làm nhiều việc
thiện nên còn gọi là Dương Đức Công, tuy vậy, ông lại hiếm muộn con cái.
Năm năm mươi tuổi, đột nhi
ên chết đi sống lại, rồi có con trai đặt tên là Thiên
Tích. Nhi
ều năm sau, Dương Đức Công chết, Thiên Tích rất ham học hành,
nhưng nhà nghèo, những người năm xưa Dương Đức Công từng giúp đỡ, thấy
nghèo thì khinh bỉ, không ai giúp đỡ. May mắn được thương buôn họ Hoàng
giúp đỡ và gả con gái cho. Sau này mới biết đó là nhân duyên tiền định như lời
báo mộng của ông cụ họ Thạch. Vợ chồng rất mực yêu thương nhau. Thiên
Tích sau này ra làm quan, là một quan tốt nhưng vẫn không quên ân oán cũ,
nhất nhất phục thù. Sau, gặp được Quâng Phong, bạn cũ trên trời, bị đày xuống
trần làm ăn mày, nhớ được tiền kiếp và thấy được hậu quả của kiếp này, Thiên
Tích t
ừ giả vợ con và đắc đạo thành tiên.
17
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
5. Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây: Hà Nhân là một thư sinh, lên kinh theo tòng học cụ
Ức Trai. Đi ngang qua Trại Tây
– tư dinh cũ của Thái sư triều Trần thì gặp hai
nàng Đào Hồng Nương và Liễu Nhu Nương, bèn ngày ngày ân ái b
ò bê việc

học. Cha mẹ cưới vợ cho thì nhất mực không chịu. Sau, biét hai nàng là yêu
tinh hoa đào, hoa liễu. Hà Nhân giật mình tỉnh ngộ và lập đàn cúng hai nàng.
6. Chuyện đối tụng ở Long cung: Dương thị xinh đẹp là vợ quan Thái thú họ
Trịnh ở Hồng Châu, thần Thuồng Luồng có ý muốn bắt về làm vợ mình. Dù
cho đã đề phòng nhưng Dương thị vẫn bị bắt mất. Trịnh thái thú rất đau khổ
nhưng may mắn gặp được Bạch Long Hầu, được Bạch Long Hầu giúp đỡ, b
èn
ki
ện lên Đức vua ở Long cung. Với sự giúp đỡ của Bạch Long Hầu và sự anh
minh của Đức vua nên cuối cùng vợ chồng Dương thị được đoàn tụ, còn thần
Thuồng luồng thì bị trừng phạt.
7. Chuyện nghiệp oan của Đào thị: Đào thị, tiểu tự là Hàn Than, là ca kỷ ở Từ
Sơn nhưng giỏi chữ nghĩa, được vua Dụ Tôn y
êu mến, tuyển vào cung làm cung
nhân, h
ầu hạ việc chữ nghĩa cho vua. Khi vua mất, nàng bị đuổi khỏi cung và
thường qua lại nhà quan Ngụy Nhược Chân. Vợ Ngụy Nhược Chân tính hay
ghen nên đ
ã bắt nàng đánh rất tàn nhẫn, nàng thuê người trả thù nhưng không
thành, phải bỏ đi tu ở chùa Thầy. Sau, có một người học trò biết được quá khứ
của nàng rồi làm thơ chế giễu, nàng phải trốn khỏi chùa Thầy lên chủa Lệ Kỳ.
Tại đây, dù bị sư cụ Pháp Vân ngăn cản ngay từ đầu, nhưng sư Vô Kỷ vẫn nhận
nàng vào ở, rồi tư thông nhau, Hàn Than có thai, ốm lây lất, cuối cùng chết trên
giường cữ. Vô Kỷ vì thương nhớ nên không lâu sau cũng chết theo. Hai người
đầu thai l
àm hai con trai Long Thúc, Long Quý của Ngụy Nhược Chân nhằm
trả thù. Chỉ còn mấy tháng nữa là âm mưu hoàn thành nhưng bị một vị thầy tu
phát hiện, cuối cùng bị sư cụ Pháp Vân trừng trị.
8. Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên: Ngô Tử Văn tên Soạn, là người cương
trực, khẳng khái và nóng nảy. Một hôm tắm rửa chay sạch, khấn vái rồi châm

lửa đốt đền viên Bách hộ họ Thôi người Ngô vì ghét thói tác yêu tác quái của y.
Mọi người lo sợ thay cho Tử Văn, Tử Văn cũng cảm thấy khó chịu trong người
như
ng vẫn cương quyết rằng việc mình làm không sai nên không sợ gì cả. Tử
Văn gặp được Thổ thần, nghe r
õ nguồn cơn càng biết chắc việc mình làm là
18
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
đúng. Họ Thôi kiện Tử Văn với Diêm Vương, suýt nữa thì Tử Văn chết nhưng
Tử Văn tính tình cứng rắn, thẳng thắn cuối cùng thắng kiện. Họ Thôi bị đày đọa
trong ngục Cửu U, Thổ thần được minh oan, cảm tạ và cho Tử văn làm chức
Phán sự ở đền Tản Viên.
9. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên: Từ Thức là quan huyện Tiên Du, một lần tình cờ
cứu được một cô gái bị bắt vì tội hái hoa. Vốn là một người hay rượu, thích đàn,
ham thơ mến cảnh nên không lâu sau Từ Thức treo ấn từ quan, ngao du sơn
thủy. Một lần đi dạo ở cửa bể Thần Phù rồi vô tình lọt vào động tiên. Tại đây,
chàng cưới tiên Giáng Hương
– chính là cô gái cháng cứu năm xưa. Tuy ăn ở
thuận hòa, sung sướng nhưng chàng vẫn nhớ trần gian, bèn quay trở về Hạ giới
mặc Giáng Hương khóc lóc van xin. Hạ giới bấy giờ đã gần trăm năm sau, mọi
vật đều thay đổi, chàng muốn trở lại Tiên giới cũng không được nữa, bèn vảo
núi Hoành Sơn rồi không biết đi đâu mất.
10.Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào: Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là
m
ột nguời tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Chàng theo học nhà xữ sĩ
Dương Trạm, được thầy khuyên răn trở thành người tốt. Sau, Dương Trạm chết,
học trò đều tan đi, chỉ có Tử Hư ở bên cạnh chăm sóc mộ phần ba năm. Một
hôm tình cờ gặp được thầy, mới biết thầy được Đức Đế quân cho làm chức trực
lại ở cửa Tử Đồng. Thầy trò nói chuyện thế sự, Tử Hư còn được thầy dắt lên
chơi ở Thiên Tào. Sau, phàm những việc hung cát thầy đều cho Tử Hư biết

trước.
11.Chuyện yêu quái ở Xương Giang: Thị Nghi là con nhà nghèo, vì chữ hiếu nên
t
ừ nhỏ đã bị bán cho phú thương họ Phạm. Thị Nghi lớn lên khá có tư sắc nên
được họ Phạm yêu mến, rồi tư thông, vợ Phạm biết được, bèn tìm cớ đánh Thị
Nghi đến chết. Hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, bị dân làng đào mả vứt cốt
xuống sông. Sau, hồn Thị Nghi lừa viên quan họ Hoàng, nàng được họ Hoàng
yêu m
ến, cưới về làm vợ, ân ái rất thắm thiết. Được một thời gian thì Hoàng ốm
nặng, thuốc thang không khỏi. Có một người yểm bùa Thị Nghi hiện nguyên
hình
đống xương trắng, rồi cho người đào mộ dưới bến sông, Hoàng tỉnh lại
nhưng không nhớ g
ì cả. Thị Nghi bàn kiện lên Diêm Vương. Họ Hoàng bị bắt
19
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ
đến và khai Thị Nghi mê hoặc mình. Thị Nghi bị Diêm Vương trừng phạt bằng
cực hình, họ Phạm được thả về nhưng giảm thọ một kỉ.
12.Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na: Hồ Hán Thương đi săn, tình
c
ờ gặp người tiều phu vừa đi vừa ca bài ca rất lạ, Hán Thương cho là ẩn giả,
bèn sai Trương Công theo mời lại. Trương Công theo dấu tiều phu v
ào tận núi
sâu. Hai người gặp gỡ v
à trò chuyện rất lâu, Trương Công vẫn không thuyết
phục được tiều phu. Tiều phu còn tiên đoán thành bại của nhà Hồ cho Trương
Công nghe. Trương Công về tâu hết lại những lời nói của tiều phu cho Hán
Thương nghe. Hán Thương không tin, cho cỗ xe êm đến quyết đoán rướt bằng
được tiều phu nhưng đến nơi chỉ thấy hang động, cây cối, và hai câu thơ châm
biếm. Hán Thương tức giận đốt núi, nhưng chỉ thấy chim hạt đen lượn trên

không bay múa. Sau, thành b
ại của nhà Hồ y như lời đoán.
13.Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào: Văn Tư Lập là quan huyện Đông
Trào. Huyện thờ rất nhiều thần Phật nhưng sau chiến tranh, chùa chiền bị hư hại
rất nhiều, tuy có sữa chửa nhưng cũng chỉ được chút ít. Làm quan được một
năm, Văn Tư Lập thấy dân nhân đói khổ, khó khăn, nạn trộm cắp li
ên tục xảy ra.
Văn Tư Lập cho điều tra th
ì biết không phải người làm mà do yêu tinh tác quái,
bèn tìm
đến Vương tiên sinh là người giỏi bói Dịch và được chỉ dẫn. Văn Tư
Lập và dân làng làm theo, cuối cùng biết được do hai pho tượng Hộ pháp trong
cái chùa hoang và tượng Thủy thầ
n trong miếu Thủy thần làm, họ lắc đầu ngao
ngán rồi phá chùa, đập tượng, từ đấy cuộc sống dần yên ổn.
14.Chuyện nàng Túy Tiêu: Dư Nhuận Chi là người hay thơ, một hôm vào yết kiến
quan Nguyễn Trung Ngạn, được Nguyễn Trung Ngạn yêu mến tặng cho một
con hát xinh đẹp, thông tuệ tên là Túy Tiêu. Hai người kết duyên vợ chồng,
ngày đêm ân ái không nỡ xa l
ìa. Nhuận Chi lên kinh ứng thí cũng mang theo
Túy Tiêu. Tình cờ, Túy Tiêu bị quan Trụ quốc họ Thân để mắt và bị bắt về phủ
làm vợ lẽ. Nhuận Chi kiện lên quan nhưng ai cũng sợ, né tránh Trụ quốc họ
Thân nên không ai xét xử cho chàng. Nhuận Chi bỏ thi, vô cùng đau khổ chỉ
biết than thở với chim yểng. Chim yểng hiểu ý người nên tìm gặp Túy Tiêu.
Túy Tiêu bi
ết tin chồng buồn đến phát ốm. Nhuận Chi bất đắc dĩ vào làm khách
c
ủa họ Thân, tuy nhiên chưa bao giờ Túy Tiêu và Nhuận Chi gặp mặt nhau.
20
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ

Một năm sau, vào Tết trung thu, được lão bộc giúp đỡ, hai người được đoàn tụ
nhưng phải lẫn trốn
gần chục năm trời, đến khi Trụ quốc bị tội mới dám về kinh
sư, Nhuận Chi thi đỗ Tiến sĩ, hai người sống với nhau đến gi
à.
15.Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang: Trần Phế Đế đi săn, đỗ lại trên sông Đà, ban
đêm mở tiệc. Cáo tinh và Vượn tinh lo chim muôn bị giết
nên biến thành tú tài
h
ọ Viên và xử sĩ họ Hồ đến yết kiến. Vua say rượu nên cho Hồ Quý Ly tiếp
chuyện. Nói chuyện hồi lâu, mục đích ban đầu của Vượn tinh và Cáo tinh
không thành, bèn cáo lui. H
ồ Quý Ly sinh nghi từ lâu bèn cho người bí mật theo
dõi thì thấy Vượn tinh và Cáo tinh từ từ biến lại hình dạng cũ rồi biến mất.
16.Chuyện người con gái Nam Xương: Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương, quê
Nam Xương, đẹp người đẹp nết về l
àm vợ chàng Trương Sinh có tính hay ghen.
Vợ chồng ăn ở rất hòa thuận, Vũ Nương ăn ở theo khuôn phép, rất ý tứ nên
được lòng bên chồng. Sau, vì binh biến, dù là con nhà dòng nhưng Trương sinh
vẫn phải ra trận, lúc này Vũ Nương đang mang thai sắp sinh nở. Khi Trương
Sinh trở về thì con thơ đã bắt đầu biết nói còn mẹ già thì đã mất. Bé Đản – con
Trương sinh và Vũ Nương, không chịu nhận Trương là cha, còn nói cha nó đêm
nào cũng đến với nó và mẹ nó. Vốn tính hay ghen, Trương nghi ngờ vợ rồi
không ngừng mắng mỏ, đánh đuổi. Hỏi thì chàng không nói, hàng xóm can
ngăn chàng cũng không nghe. Vũ Nương bèn trầm mình tự vận để chứng minh
trong sạch. Được Linh Phi thương tình cứu vớt và cho hầu hạ dưới thủy cung.
Trong làng có Phan Lang, vì từng có ơn cứu mạng Linh Phi nên được xuống
thủy cung và gặp Vũ Nương, lên bờ thuật lại cho Trương nghe. Trương lúc này
c
ũng đã biết rõ ngọn nguồn nổi oan của vợ, hối hận cũng đã muộn, bèn lập đàn

cúng
ở bến sông minh oan cho vợ. Vũ Nương trở về nhân gian gặp chồng rồi
nói cảm ơn đức của Linh Phi nên muốn hầu hạ và không bao giờ trở về nhân
gian nữa.
17.Chuyện Lý tướng quân: Lý Hữu Chi xuất thân là một nông dân nhưng có sức
khỏe và giỏi đánh trận nên được tiến cử, dần dần làm được Lý tướng quân. Từ
ngày làm quan lớn, Lý ỷ thế làm nhiều điều sai trái, mẹ già, và con khuyên điều
không nghe. Sau, có thầy tướng số cho Lý biết trước được hậu quả, tương lai
của mình và khuyên nên tích đức từ bây giờ nhưng Lý vẫn chứng nào tật nấy
21

×