Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

Quy hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm cốc thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 142 trang )

Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
LỜI NÓI ĐẦU
Tục ngữ có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Có lẽ, những gì ông
cha ta đã đúc rút ra đều dựa vào thực tế rất nhiều năm, do đó đến ngày nay vẫn còn
nguyên giá trị. Đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng
thì nước là yếu tố quan trọng hàng đầu và nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao
cho nguồn nước được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả giúp nâng cao đời sống
nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nước ta là một nước nông nghiệp với điều kiện khí hậu và thời tiết tương đối
khắc nghiệt thường xuyên xảy ra thiên tai, và hạn hán. Mặt khác với hệ thống kênh
rạch chằng chịt thì việc sử dụng nguồn nước cho phát triển kinh tế rất quan trọng.
Ở nước ta các công trình thủy lợi xuất hiện khá sớm và không ngừng phát triển
nhằm mục đích phục vụ cho phát triển nông nghiệp.
Hầu hết các công trình thủy lợi ở đã được xây dựng từ rất lâu, công trình đã bị
xuống cấp và hư hỏng thiết bị máy móc thì lạc hậu, thời gian hoạt động quá dài nên
không đảm bảo hoạt động đủ công suất yêu cầu. Mặt khác với những thay đổi về
quy hoạch vùng nên hệ thống xây dựng chưa được đồng bộ, thay đổi về cơ cấu cây
trồng, thời vụ Do đó việc quản lý khai thác và vận hành sẽ gặp khó khăn, làm mất
nước trên tuyến kênh do tổn thất, lượng nước thực tế không đáp ứng được yêu cầu
cho diện tích cần tưới làm giảm năng suất cây trồng, không đạt hiệu quả kinh tế. Vì
vậy cần đưa ra các biện pháp quy hoạch, cải tiến, nâng cấp các hệ thống cũ để phù
hợp với những yêu cầu mới, đặc biệt là áp dụng khoa học công nghệ vào các công
trình thủy lợi.
Là một sinh viên Thủy Lợi sắp ra trường khi mà kinh nghiệm chưa có, hành
trang trong tay còn ít ỏi thì yêu cầu trước mắt là phải nắm vững được lượng kiến
thức đã được nhà trường đào tạo suốt 4,5 năm qua. Đồ án tốt nghiệp là cơ hội để em
hoàn chỉnh kiến thức của mình hơn và đồng thời biết cách áp dụng được kiến thức
nhà trường đào tạo vào thực tiễn công việc của một kỹ sư Thủy Lợi tương lai.
Sau 14 tuần nghiên cứu, tìm tòi cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy
giáo PGS- TS Phạm Việt Hòa, các thầy cô giáo trong nhà trường và sự giúp đỡ của
gia đình, bạn bè em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “ Quy hoạch cải tạo,


nâng cấp hệ thống tưới Trạm bơm Cốc Thành thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 1
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
”. Là đề tài thực tế giúp em trang bị thêm hành trang và hoàn thiện thêm kiến thức
để sau này có thể vững bước vào đời.
Tuy đã cố gắng hết sức nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế và kinh ngiệm
thực tế chưa có nên trong đồ án của em còn gặp nhiều sai sót. Em rất mong được sự
giúp đỡ của thầy cô để em ngày càng được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 03 tháng 01 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Liên
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 2
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
PHẦN 1. TÌNH HÌNH CHUNG
1.1 Điều kiên tự nhiên của hệ thống
1.1.1. Vị trí địa lý
Hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà được bao bọc bởi 4 sông lớn: sông Hồng, sông
Đào, sông Đáy và sông Châu. Tổng diện tích tự nhiên của hệ thống 85.326 ha ha
trong đó có 60.000 ha diện tích đất canh tác bao gồm 8 huyện thành, thị của 2 tỉnh
Nam Định và Hà Nam. Tỉnh Nam Định gồm: thành phố Nam Định, huyện Mỹ Lộc,
Vụ Bản, Ý Yên; tỉnh Hà Nam gồm: thành phố Phủ Lý, huyện Thanh Liêm, Bình
Lục, Lý Nhân.với ranh giới hành chính như sau:
Phía Bắc giáp sông Châu và Sông Hồng
Phía Đông giáp sông Đào và Sông Hồng
Phía Tây và phía Nam giáp sông Đáy
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm địa hình của hệ thống có độ dốc hình lòng chảo, dốc từ Tây Bắc
xuống Đông Nam. Do vậy hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà chủ yếu sử dụng các trạm
bơm điện để tưới, tiêu nước.

Cao độ ruộng đất phần lớn của vùng Bắc Nam Hà từ cao độ +0,75 m đến +1,5
m. Một số vùng cao ở bắc Lý Nhân, ven sông Đào, sông Châu. Một số vùng trũng
nằm ở Bình Lục, Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc. Một số nơi có đồi núi cao như: Vụ Bản,
Thanh Liêm, Ý Yên. Diện tích mặt bằng của hệ thống là 85.326 ha. Ngoài ra còn có
12.200 ha nằm ở trong bối ngoài đê chịu ảnh hưởng đến việc tiêu úng của hệ thống.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
1.1.3.1. Mưa
Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm ở Nam Định khoảng 1.750mm. Mùa hè
lượng mưa dồi dào và tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 70% lượng mưa cả
năm. Mùa đông tiêu biểu là mưa nhỏ, mưa phùn thịnh hành vào nửa cuối mùa đông
tháng 2, 3.
Bảng 1.1.1: LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM( Đơn vị: mm )
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Phủ Lý 29,9 29,3 50,2 103,6 177,3 254,1 251,3 312,0 325,8 233,4 86,1 36,0 1889,0
Hưng yên 24,8 34,4 42,3 85,4 162,7 237,0 160,0 328,1 280,5 185,2 64,4 24,1 1728,9
Nam Định 27,8 35,0 50,8 81,6 174,7 192,7 230,2 325,2 347,7 194,6 67,5 29,2 1757,0
Ninh Bình 23,7 35,6 46,0 82,7 166,8 224,1 227,2 301,5 381,8 235,2 69,8 34,1 1828,5

Bản đồ hành hành chính hệ thống Bắc Nam Hà
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 3
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 4
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
1.1.3.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm tương đối cao khoảng (22,5- 24)
0
C. Chế độ
nhiệt cũng phân hoá thành hai mùa khá rõ: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 với nhiệt độ
trung bình (28- 29)

0
C; Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình dưới
20
0
C. Biên độ nhiệt trong năm dao động trong khoảng 10
0
C.
Bảng 1.1.2: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM ( Đơn vị:
0
C )
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Phủ Lý 16,1 16,9 19,9
23,
5
27,
1
28,6
29,
1
28,
3
27,
0
24,
5
21,
2
17,
8
23,3

Hưng Yên 16,0 16,8 19,7
23,
4
27,
1
28,5
28,
7
28,
1
27,
1
24,
4
21,
1
17,
7
23,2
Nam Định 16,7 17,3 19,8
23,
5
27,
3
29,0
29,
3
28,
6
27,

5
24,
9
21,
8
18,
4
23,7
Ninh Bình 16,3 17,0 19,7
23,
4
27,
3
28,2
29,
2
28,
4
27,
2
24,
8
21,
5
17,
4
23,4
Khí hậu của vùng mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ là khí hậu chí
tuyến gió mùa ẩm , nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa , mùa nóng mưa nhiều và mùa lạnh khô
,nhiệt độ thấp.Vụ đông xuân có chế độ nhiệt thích hợp cho lúa.

1.1.3.3 Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình tháng nhiều năm khoảng (82- 90)%. Những tháng
đầu mùa đông độ ẩm không khí xuống rất thấp, thấp nhất khoảng 42% gây ra hiện
tượng khô hanh.
Bảng 1.1.3: ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM ( Đơn vị: % )
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Phủ Lý 84 86 89 89 84 82 81 85 86 84 82 82 84
Hưng Yên 84 88 90 89 85 84 84 86 86 84 82 82 85
Nam Định 85 88 91 89 85 83 82 85 85 83 82 82 85
Ninh Bình 85 88 91 89 84 83 81 85 85 83 82 83 85
1.1.3.4 Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm vào khoảng (750- 800)mm. Mùa đông lượng
bốc hơi trung bình tháng ( 35- 65)mm, mùa hè (70- 100)mm.
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 5
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
Bảng 1.1.4: BỐC HƠI TRUNG BÌNH THÁNG VÀ NĂM TẠI NAM ĐỊNH
( Đơn vị: %)
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm
TBNN 55,2 40,9 39,4 50,7 86,8 92,9 104,7 77,5 69,4 79,3 72,4 66,7
835,9
1.1.3.5 Gió,bão
Về mùa đông và mùa xuân gió có hướng chủ yếu là Đông bắc, tốc độ gió
trung bình từ 2,0- 2,4 m/s. Gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hè và mùa thu từ
tháng 5 đến tháng 10, tốc độ gió trung bình từ 1,7- 2,2 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất
quan trắc được tại Phủ Lý là 36m/s (VI/1974).
Bảng 1.1.5: TỐC ĐỘ GIÓ TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM ( Đơn vị: m/s )
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Phủ Lý 2.2 2 1.9 2.1 2.1 1.9 2 1.7 1.9 2.1 2 2.1 2

Hưng Yên 2.1 2 1.9 2.1 2.1 1.8 2 1.6 1.7 1.8 1.8 1.9 1.9
Nam Định 2.4 2.3 2 2.3 2.4 2.3 2.4 2 2.2 2.5 2.2 2.3 2.3
Ninh Bình 2.2 2 1.7 1.9 2 1.9 2.1 1.6 2 2.2 2.1 2.1 2
Do vị trí địa lý của một tỉnh ven biển nên Nam Định luôn chịu ảnh hưởng của
bão. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Khí tượng- Thủy văn, trung bình mỗi năm ở
đây có 2 cơn bão đổ bộ vào và thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11, nhiều nhất
vào tháng 6 đến tháng 9 gây thiệt hại về người và của cho các huyện ven biển. Cơn bão
số 5 xuất hiện tháng 9/1996 có sức gió giật trên cấp 12 là trận bão hiếm có trong gần
100 năm lại đây đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh.
1.1.3.6. Nắng
Tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng từ 1.600 - 1.700 giờ. Vụ hè thu có
số giờ nắng cao khoảng từ 1.100 -1.200 giờ chiếm 70% số giờ nắng trong năm.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn sông ngòi
1.1.4.1 Mạng lưới sông ngòi
+ Sông Hồng:
Chảy qua phía bắc và phía Đông lưu vực, đây là con sông có hàm lượng phù
sa lớn, là nguồn nước tưới cho lưu vực, đồng thời cũng là con sông nhận nước tiêu.
Chiều rộng trung bình của sông khoảng (500- 600)m. Mùa lũ trên sông Hồng bắt
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 6
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
đầu từ tháng VI đến hết tháng X. Về mùa lũ nước sông thường dâng lên rất cao,
chênh lệch mực nước và cao độ đất trong đồng từ 6- 7m ảnh hưởng lớn đến việc
tiêu úng.
Về mùa kiệt chịu tác động điều tiết của hồ Hoà Bình nên mực nước mùa kiệt
được nâng cao hơn, tuy nhiên vào các tháng mùa kiệt mực nước vẫn thấp hơn cao
độ trong đồng nên lấy nước tưới cho vùng phải tưới bằng động lực. Chỉ vào các
tháng đầu và cuối mùa lũ có thể lợi dụng mực nước lớn nhất trong ngày để lấy nước
tự chảy.
+ Sông Đáy:
Chảy ở phía Tây và phía Nam lưu vực. Sông Đáy trước đây là một phân lưu

của sông Hồng nhưng đến năm 1937 sau khi xây dựng đập Đáy nước lũ sông Hồng
không thường xuyên vào sông Đáy nữa (trừ những năm phân lũ). Sau năm 1937 đập
Đáy được xây dựng thì sông Đáy trở thành sông nội địa. Trước khi chưa có đập
Đáy, mùa lũ trên sông kéo dài từ tháng VII - X và các trận lũ thường xuất hiện vào
tháng VII, VIII.
Sông Đáy có bãi rộng và nhiều khu trũng nên khả năng điều tiết lũ lớn nhưng
thoát lũ chậm do phần hạ lưu sông hẹp, lại bị ảnh hưởng lũ sông Hoàng Long và
sông Đào Nam Định nên mực nước kéo dài ngày ảnh hưởng đến việc tiêu thoát lũ
của Tỉnh.
Lũ sông Đáy có phần ảnh hưởng chế độ bão gió miền Trung, thường có mưa
nhiều vào tháng IX, nên đỉnh lũ chính vụ thường xuất hiện từ 15/VII đến cuối tháng
VIII.
Mực nước bình quân tháng,năm trên sông Hồng,sông Đáy,sông Đào Nam
Định thể hiện phụ lục 1.
Mực nước cao nhất,thấp nhất tháng trên sông Hồng,sông Đáy,sông Đào Nam
Định thể hiện ở phụ lục 2.
+Sông Đào Nam Định:
Là một con sông lớn của tỉnh. Sông Đào bắt nguồn từ sông Hồng ở phía Bắc
phà Tân Đệ (Thái Bình) chảy ngang qua Thành phố Nam Định, gặp sông Đáy ở
Thanh Khê và hợp thủy lại tạo thành sông Đại Giang đổ ra biển. Sông có chiều dài
(45- 50)km, chiều rộng trung bình (500- 600)m . Đây là con sông quan trọng đưa
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 7
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
nguồn nước ngọt dồi dào của sông Hồng bổ sung cho hạ du lưu vực sông Đáy cả
mùa kiệt và mùa lũ.
+ Sông Ninh Cơ:
Sông Ninh Cơ là phân lưu cuối cùng ở bờ hữu sông Hồng nhận nước sông
Hồng ở Mom Rô và đổ ra biển tại cửa Lạch Giang. Sông Ninh Cơ liên hệ với sông
Đáy qua kênh quần liêu, kênh này chuyển nước từ sông Đáy sang sông Ninh Cơ
quanh năm, sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh. Cũng giống như sông Đào,

sông có dòng chảy quanh co, uốn lượn, chiều rộng trung bình (400- 500)m, chiều
dài từ (35- 40)km. Sông chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều, về mùa lũ sông chịu
ảnh hưởng của lũ sông Hồng, thoát lũ hỗ trợ cho sông Hồng từ 1000- 1200m
3
/s, khả
năng thoát lũ lớn nhất tới 3600m
3
/s.
+Sông Sò:
Bị bồi lấp từ khi xây dựng cống thay cửa Ngô Đồng bỏ ngỏ rồi xây dựng đập
Nhất Đỗi. Hiện nay sông này từ đập Nhất Đỗi ra biển chỉ còn lại là một lạch biển,
làm giảm khả năng tiêu úng.
+ Sông Sắt:
Là sông nội đồng, chạy qua vùng thấp nhất là trục tiêu chính của trạm bơm
Vĩnh Trị, cũng như là trục tiêu chính của vùng Bắc sông Đào.
Mực báo động tại một số vị trí trên sông chi tiết phụ lục 3
* Dòng chảy mùa lũ.
Mùa lũ trên các sông thường từ tháng VI đến tháng X.
Sông Đáy có nhiệm vụ chuyển tải lượng nước lũ của sông Hồng qua cửa đáy ở
Hát Môn, đoạn ở hạ lưu nhận nước lũ sông Hồng qua sông Đào Nam Định Độc Bộ,
bản thân sông Đáy còn phải chuyển tải lượng nước lũ do mưa của chính lưu vực
sông Đáy sinh ra từ các nhánh sông nhỏ ở phía Tây Nam đổ vào như sông Tích,
sông Bùi, sông Hoàng Long…
* Dòng chảy kiệt
Sông Đáy: Dòng chảy kiệt chủ yếu do nước ngầm trong đất của mùa mưa năm
trước, vào đầu mùa cạn lượng nước phải giảm đi rất nhanh, từ tháng I đến tháng III
là giai đoạn kiệt nhất, lượng nước biến đổi rất ít, mô số trung bình nhiều năm trên
sông Đáy tại Ba Thá khoảng 7l/s.km
2
(10/5/1963).

SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 8
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
Lưu lượng bình quân tháng 1,2,3 theo tần suất thiết kế chi tiết phụ lục 4
1.1.4.2. Thủy triều
- Vùng nghiên cứu bị ảnh hưởng thủy triều Vịnh Bắc Bộ, chế độ nhật triều,
một ngày có một đỉnh và một chân triều, thời gian triều lên khoảng 11 giờ và triều
xuống khoảng 13 giờ. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định. thuộc loại nhật triều,
biên độ triều trung bình từ 1,6 -1,7m, lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11m.
Thông qua hệ thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp cho quá trình
thau chua rửa mặn trên đồng ruộng. Tuy nhiên cũng còn một số diện tích bị nhiễm
mặn. Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ
vùng cửa 2 sông tạo thành hai bãi bồi lớn là Cồn Lu - Cồng Ngạn ở huyện Giao
Thuỷ và vùng đông Cửa Đáy ở huyện Nghĩa Hưng.
- Độ lớn thủy triều là chênh lệch mực nước đỉnh triều và chân triều, cứ
khoảng 15 ngày có 1 chu kỳ nước cường và 1 chu kỳ nước ròng (độ lớn thủy triều
bé).
- Ảnh hưởng của thủy triều mạnh nhất vào các tháng mùa kiệt, giảm đi trong
các tháng lũ lớn.
- Sóng đỉnh triều truyền sâu vào nội địa 150 km về mùa cạn và 50- 100 km
về mùa lũ.
1.1.4.3. Tình hình mặn
Về mùa cạn, lượng nước trong sông nhỏ, thủy triều xâm nhập vào khá sâu và
mạnh, đưa mặn vào rất sâu, sông có độ mặn 1
0
/
00
xâm nhập vào sâu cách cửa biển
30- 50 km, gây trở ngại cho việc lấy nước dùng cho các ngành kinh tế quốc dân,
nhất là cho nông nghiệp.
- Diễn biến độ mặn theo thời gian: Trong năm độ mặn thay đổi theo mùa rõ

rệt: mùa lũ độ mặn nước sông không đáng kể (nhỏ hơn 0,02
0
/
00
), mùa cạn khi nước
thượng nguồn về nhỏ, độ mặn nước sông tăng lên, độ mặn lớn nhất hàng năm
thường xuất hiện vào các tháng 12, 1, 2, 3. Trong từng tháng độ mặn nước sông lớn
vào những ngày triều cường và nhỏ vào những ngày triều kém.
- Biến đổi độ mặn theo dọc sông: Nước mặn xâm nhập vào sông theo dòng
triều, càng vào sâu độ mặn càng giảm. Về mùa cạn mặn xâm nhập sâu hơn. Sau năm
1987 có Hồ Hoà Bình ở thượng nguồn, lưu lượng ở hạ lưu sông Hồng được tăng
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 9
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
thêm 300 m
3
/s, vì vậy việc đẩy mặn thể hiện rõ, giới hạn xâm nhập mặn với nồng độ
2
0
/
00
trên các sông đều xuống dưới vị trí trước đây khoảng vài km.
- Ranh giới độ mặn: Mức độ xâm nhập mặn phụ thuộc đáng kể vào cường độ
hoạt động của thủy triều và khoảng cách kể từ mặt cắt phía biển. Nhờ có lưu lượng
mùa cạn khá lớn ở sông Đáy và các cửa sông Hồng, Ninh Cơ đạt hàng trăm m
3
/s nên
mặn không thể xâm nhập sâu vào đất liền như ở bên sông Thái Bình.
Ranh giới xâm nhập mặn trên các sông: (độ mặn 2
0
/

00
)
+ Trên sông Đáy mặn thường lên đến cống Văn Giáo, có năm lên tới Bình
Hải cách biển 17 km.
+ Trên sông Ninh Cơ lên tới Liễu Đề, nhiều năm lên trên Liễu Đề 10 km.
+ Trên sông Hồng lên tới trên Ngô Đồng.
Khoảng cách xâm nhập mặn thể hiện phụ lục 5
1.1.4.4. Nước ngầm
Trong tỉnh có hai tầng chứa nước chính có ý nghĩa quan trọng trong khai thác
và sử dụng. Đó là tầng chứa nước lỗ hổng Holoxen hệ tầng Thái Bình và tầng chứa
nước Pleistoxen hệ tầng Hà Nội.
- Tầng chứa nước lỗ hổng Holoxen hệ tầng Thái Bình, có hàm lượng clo phổ
biến từ 200 - 400mg/l, phân bố thành từng dải (có dải rộng 4km) chạy dọc biển từ
cửa Đáy đến cửa Ba Lạt chủ yếu là nước mặt. Chiều sâu phân bố của tầng nước này
dao động khoảng10 -20m.
Trữ lượng tiềm năng của tầng chứa nước này 485.638,916m
3
/ngày.
Chất lượng nước của tầng chứa nước hệ tầng Thái Bình biến đổi rất phức tạp.
Mức mặn nhạt của tầng chứa nước trong vùng nghiên cứu phân bố không đều có
quy luật. Vùng có độ tổng khoáng hoá <1g/l chiếm khoảng 50% diện tích. Khối thứ
nhất tập trung phía Nam huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Khối thứ hai tạo thành một
dải dài phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh.
- Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistoxen hệ tầng Hà Nội phân bố rộng rãi trên
địa bàn toàn tỉnh, hàm lượng clo dưới 200mg/l, tầng khai thác phổ biến ở độ sâu
trung bình từ 40 - 120m, ngoài ra còn phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ
250 -350m, đây là nguồn nước ngọt có chất lượng tốt có thể khai thác phục vụ cho
sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 10
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Trữ lượng tiềm năng của tầng chứa nước này là 140.970,95 m
3
/ngày
Chất lượng nước : Tổng độ khoáng hoá biến đổi tăng dần theo hướng đi từ
biển vào đất liền.
1.1.5. Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai của Nam Định hầu hết có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vực sông
Hồng. Các loại đất trên có tổng diện tích điều tra 124.106,1 ha.
Đất cồn và bãi cát ven sông, ven biển (A r. h Haplic A renosols): Diện tích
7.455 ha, được phân bố ở vùng bãi bồi ven biển, cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ,
sông Đáy thuộc các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thuỷ Có khả năng
trồng rừng phòng hộ.
Đất mặn tràn (FL. S-h. Hapi - Salic. FluviSols). Diện tích 12.073 ha phân bố
phía ngoài đê biển, đê sông (vùng cửa sông) thuộc 3 huyện ven biển nói trên. Có
khả năng trong rừng phòng hộ, nuôi trồng thuỷ sản.
Đất mặn do ảnh hưởng nước mạch (FL- Salic. FluviSols). Diện tích 6.116 ha.
Phân bố ở ven phía trong đê biển, đê cửa sông thuộc ba huyện ven biển, có khả
năng trồng lúa nước.
Đất mặn ít do ảnh hưởng của mạch ngầm vụ khô hanh (FLs- mo. Molli - Salic
- FluviSols) diện tích 22.175,2ha. Phân bổ ở phía nam 3 huyện ven biển. Có khả
năng thâm canh lúa nước.
Đất phù sa được bồi ven sông (FLe - S.Silti e urtic - FluviSols) diện tích
551,6ha. Phân bổ thành dải dài theo triền sông, thường ngập nước vào mùa lũ. Khả
năng trồng màu, cây công nghiệp màu khô.
Đất phù sa ít được bồi, trung tính, ít chua, (Fle -Hper Butr ic - fluviSols) diện
tích 25.713,6ha. Phân bố tập trung ở huyện Trực Ninh, Xuân Trường và một phần
thuộc vùng tây bắc huyện Nghĩa Hưng. Có khả năng thâm canh lúa nước.
Đất phù sa không được bồi, trung tính, ít chua, cơ giới nhẹ (Fle - a. A reni But
ric - Fluvisols). Diện tích 3.271,5 ha. Phân bố tập trung ở phía Bắc và Nam sông
Đào thuộc các huyện Nam Trực, Ý Yên, Vụ Bản, khả năng trồng lúa màu, chuyên

màu cây công nghiệp.
Đất phù sa không được bồi, trung tính, ít chua, glây sâu (Fle - g2 Endogleyi -
BuT ric - F). Diện tích 12.897,1ha. Phân bố tập trung ở phía Bắc huyện Trực Ninh,
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 11
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
Bắc Nam Trực và một số xã thuộc Trực Ninh, Bắc Nghĩa Hưng. Có khả năng trồng
lúa nước.
Đất chua, ít chua, glây nông (Fld - gl. Endogleyi - dyt ric - F) đất có tầng biến
đổi, glây sâu (Flb - g2. Endogleyi - Cambic - F) diện tích 27.032,8 ha. Phân bố tập
trung ở các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Thành phố Nam Định, Mỹ Lộc, phía Bắc Nam
Trực và một số xã thuộc Trực Ninh, Bắc Nghĩa Hưng. Có khả năng trồng lúa nước.
Đất phù sa không được bồi, chua, glây mạnh (gld. Dyt ric - GleySels) diện tích
16.715,7 ha. Phân bố ở vùng bắc sông Đào. Có khả năng trồng lúa nước.
Đất phù sa có phèn tiềm tàng (Fld - P.Rrotothionie - F) diện tích 260,3 ha.
Phân bố rải rác ở một số xã thuộc huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, Nam Trực. Có
khả năng thả cá, trồng lúa nước.
Đất có sản phẩm Fe ralitic (CM, Fr, lp) gồm đất phát triển trên phiến thạch sét
(157,9ha), có khả năng trồng rừng phòng hộ, hoa màu và đất bị xói mòn trơ sỏi đá
(59,3ha), không có khả năng trồng cấy.
Nhìn chung theo tài liệu phân loại đất Nam Định theo tiêu chuẩn của Fro-
UNESCO có thể phân thành các loại chính (chi tiết phụ lục 6).
Nhận xét chung:
- Hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà là một hệ thống lớn, được bao bọc bởi 4 con
sông (sông Hồng,sông Đào,sông Châu,sông Đáy),đóng vai trò quan trọng
trong việc cung cấp nước cũng như tiêu nước cho 2 tỉnh Hà Nam và Nam
Định,góp phần vào sự phát triển kinh tế của vùng.
- Với địa hình cao thấp xen kẽ nhiều nhiều nơi lòng chảo,đặc biệt đất màu và
phì chiếm phần lớn diện tích đất canh tác nên việc cung cấp nước cho khu
vực gặp nhiều khó khăn tốn kém,nhiều khu vực thiếu nước vào mùa kiệt.
- Có sự chênh lệch lớn giữa lượng mưa trong mùa mưa và mùa khô (lượng

mưa mùa mưa chiếm khoảng 70% lượng mưa cả năm) nên khả năng cấp
nước trong năm của hệ thống có sự thay đổi lớn.Mùa mưa thừa nước còn
mùa khô thường thiếu nước cho sinh hoạt và cây trồng gây khó khăn trong
việc điều tiết mực nước tưới.
- Khu vực nghiên cứu gồm thành phố Nam Định,huyện Mỹ Lộc,Ý Yên và Vụ
Bản. nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, có đường quốc lộ
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 12
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
1A, quốc lộ 21A, quốc lộ 21B chạy qua, tạo cho khu vực có nhiều thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế - xã hội như: thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước để phát triển công nghiệp và đô thị, buôn bán hàng hoá với các thị
trường lớn, tiếp nhận nhanh công nghệ, thông tin, khoa học, giao lưu kinh tế,
văn hóa giữa hai miền Bắc- Nam và các tỉnh trong khu vực, nhất là thủ đô
Hà Nội.
- Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa thay đổi trong
năm, đồng thời đất đai ở đây có hai loại địa hình đồng bằng và miền núi nên
có thể bố trí được nhiều loại cây trồng, các nhóm cây lương thực, thực phẩm,
cây công nghiệp, cây ăn quả, đồng cỏ với cơ cấu mùa vụ đa dạng giúp sử
dụng có hiệu quả lượng nước tưới do hệ thống cung cấp.Đây cũng là điều
kiện thuận lợi để khu vực có một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất
hàng hoá. Địa hình, đất đai mặc dù có những thuận lợi cho việc bố trí đa
dạng hoá cây trồng nhưng cũng gây không ít trở ngại như sản xuất phân tán,
đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất gặp
khó khăn, dễ gây thoái hoá đất nếu không có giải pháp canh tác hợp lý.
- Với mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc cấp nước, phát triển
trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy.
1.2. Tình hình dân sinh,kinh tế,xã hội và các yêu cầu phát triển của khu vực
1.2.1. Tình hình dân sinh
- Dân số bình quân năm 2002 toàn tỉnh Nam Định là 1.932.141 người, trong

khi đó dân số trung bình toàn tỉnh Hà Nam là 813.978 người, trong đó dân số nông
thôn chiếm 87,5%, dân số thành thị chiếm 12,5%, mật độ dân số bình quân 1.180
người/km
2
, dân cư tập trung ở đô thị, thôn xóm dọc theo các trục đường giao thông
quan trọng, mật độ dân cao nhất ở Thành phố Nam Định 5040 người/ km
2
, thành
phố Phủ Lý rồi đến Lý Nhân, Bình Lục, thưa nhất là Thanh Liêm
- Từ năm 1995 đến nay do làm tốt chiến lược kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên giảm nhanh đến năm 2000 là 0,95% thấp hơn so mức tăng dân
số của vùng Đồng Bằng sông Hồng và cả nước.
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 13
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
Khoảng 90% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Có thể thấy khu vực
hệ thống Bắc Nam Hà có nguồn nhân lực dồi dào, tạo sức ép lớn về việc làm, thu
nhập và cải thiện đời sống dân cư. Mặc dù người lao động có trình độ học vấn
tương đối khá nhưng hai tỉnh vẫn cần tập trung đào tạo lao động có trình độ kỹ
thuật, tay nghề. Thâm canh tăng năng suất, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế
nông nghiệp, công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm và thu hút lực
lượng lao động của tỉnh.
Số đơn vị hành chính,diện tích và dân số của vùng thể hiện qua phụ lục 7.
1.2.2. Tình hình kinh tế
1.2.2.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
Phát triển nông nghiệp trong 10 năm qua đã có bước phát triển khá vững chắc,
trên lĩnh vực trồng trọt liên tiếp đạt đỉnh cao mới về năng suất, sản lượng và giá trị
thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, từng bước tạo nên sự đồng đều
giữa các khu vực và hình thành ngày càng rõ nét các vùng chuyên canh, chuyển
biến tích cực trong việc đưa nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo an ninh lương thực, không ngừng tăng lượng
hàng xuất khẩu.
+ Cây lương thực chủ yếu là lúa, từ năm 1995 tới nay diện tích lúa có tăng
nhưng không nhiều: năm 1995 là: 154.975 ha, năm 2000 tăng lên 163.985 ha
và năm 2008 là 164.035 ha tăng 5,8% so với năm 1995. Nhưng do năng suất
lúa được nâng lên đáng kể 59,95 tạ/ha/vụ . Chính vì vậy sản lượng lương
thực của tỉnh tăng lên đáng kể.
+ Cây màu chủ yếu là cây ngô, đặc biệt là cây ngô đông, diện tích có xu
hướng giảm đi, nhưng sản lượng tăng lên đáng kể do việc đưa các giống ngô
mới, ngô lai vào sản xuất. Về diện tích ngô năm 1995 là 2.168 ha, 2000 là
3.845 ha năm 2008 là 2.903 ha, sản lượng ngô năm 1995 là 3541 tấn, năm
2000 là 10.965 tấn, năm 2008 là 10.089 tấn.
* Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2008
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 14
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
Diện tích đất nông nghiệp 106.701,13ha chiếm 66% tổng diện tích, trong đó
đất ruộng lúa màu 88.117,58 ha chiếm 81% diện tích đất nông nghiệp, diện tích
mặt nước nuôi trồng thủy sản là 8.296,34ha.
Đất lâm nghiệp 4.911,45 ha chiếm 2,9% diện tích tự nhiên.
Đất chưa sử dụng 17.106,21 ha gồm đất đồi núi, sông suối, đất chưa sử dụng
khác, trong đó đất bằng có khả năng khai thác và sản xuất 5.292,54 ha
* Tình hình sản xuất nông nghiệp 1 số năm (1991 - 2009)
Năng suất lúa tăng lên đáng kể năm 1991 năng suất là 3,6 tấn/ha đến năm 2002
tăng lên 6,0 tấn/ha. Năng suất lúa chiêm thường cao hơn năng suất lúa mùa, năm 2009
năng suất lúa chiêm đạt 6,8 tấn/ha, năng suất lúa mùa đạt 5,2 tấn/ha.
Diện tích,năng suất,sản lượng các loại cây trồng chi tiết phụ lục 8.
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi là phần quan trọng trong ngành nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia
cầm phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh với quy mô sản xuất hộ gia đình là chủ yếu.

Hiện trạng chăn nuôi các huyện thuộc tỉnh Nam Định chi tiết phụ lục 9.
1.2.2.2. Lâm nghiệp
Diện tích rừng từng bước được mở rộng chủ yếu do khai thác bãi bồi ven biển,
xác định được tập đoàn cây ăn quả, cây lâm nghiệp hợp lý, có năng suất sinh sôi,
năng suất kinh tế và cả mức hữu dụng cao như chắn sóng bảo vệ đê điều, cải tạo
môi trường sinh thái và vẻ đẹp cảnh quan. Đã lồng ghép chương trình 5 triệu ha
rừng với chương trình khuyến nông, VAC… thu hút các nguồn vốn đầu tư cho nông
nghiệp.
Diện tích đất lâm nghiệp năm 2008 là 4.911,45.
1.2.2.3 Thủy sản
Trong giai đoạn hiện nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng rõ nét và
đúng hướng, song song với phát triển hải sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản mặn lợ và
nước ngọt ngày càng được quan tâm phát triển mạnh mẽ, trở thành phong trào của
nhân dân trong vùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bổ lại lao động
vùng ven biển. Xuất khẩu thủy sản đã trở thành mũi nhọn có bước đột phá trong
ngành thủy sản, góp phần nâng cao đời sống và tăng thu nhập cho dân vùng biển.
Nhiều vùng bãi bồi ven biển những năm trước đây việc khai thác lấn biển mở rộng
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 15
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
diện tích chủ yếu là di dân làm muối, sản xuất nông nghiệp, đất chua mặn năng suất
thấp, đời sống khó khăn. Nay chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản tạo ra nguồn
hàng xuất khẩu đã giàu lên nhanh chóng.
Hiện trạng nuôi trồng thủy sản các huyện thuộc hệ thống trong tỉnh thể hiện
qua phụ lục 10.
1.2.2.4.Hiện trạng các ngành khác
a. Công nghiệp
Nền công nghiệp trong thời gian qua vẫn trong tình trạng yếu kém, sản phẩm
mẫu mã chưa đa dạng, chất lượng giá trị thấp, do vậy chưa chiếm lĩnh được thị
trường trong và ngoài tỉnh.
b. Du lịch, dịch vụ:

Nam Định có nhiều di tích lịch sử và văn hoá được Nhà nước xếp hạng và
vùng sinh thái tự nhiên rộng lớn ở bãi bồi ven biển phục vụ cho du lịch, thăm quan
nghiên cứu.Đến năm 2008 số lượng khách đến du lịch 73.775 người, tổng doanh thu
cho ngành du lịch là 10.694 triệu đồng.
c. Hiện trạng giao thông:
* Hệ thống giao thông đường bộ:
Giao thông vận tải ở Nam Định khá thuận lợi. Tổng chiều dài đường bộ các
loại là 3.973 km, mật độ 2,37 km/km
2
trong đó: quốc lộ là 109 km; tỉnh lộ: 231 km;
đường huyện: 330 km và đường liên xã, thôn: 3.300 km. Năm năm qua với chương trình nâng
cấp cải tạo đường giao thông của tỉnh, chất lượng các tuyến đường được nâng lên, việc đi lại
vận chuyển thuận lợi nhiều. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm của xã và hệ thống
đường nông thôn được tu bổ, nâng cấp đi lại thuận tiện.
* Hệ thống giao thông đường sắt:
Chạy xuyên qua tỉnh có tuyến đường sắt Bắc Nam dài 45 km hàng năm vận
chuyển một lượng lớn hàng hoá và hàng triệu lượt khách, là cầu nối quan trọng giữa
thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Nam của Tổ quốc.
* Hệ thống giao thông đường thủy:
Chiều dài đường sông của 4 tuyến sông lớn là 217 km (Sông Hồng 60 km,
sông Đào 30 km, sông Đáy 70 km, sông Ninh Cơ 57 km)
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 16
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
Tóm lại, Nam Định có một hệ thống giao thông phát triển tốt, lưu thông thuận
tiện sẽ có xu thế kéo theo sự hình thành các khu dân cư tập trung dọc theo các trục
đường, do đó việc giải quyết nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho
dân cư sẽ đơn giản và tập trung hơn.
Hiện trạng vận chuyển hang hóa trong vùng chi tiết phụ lục 11.
d. Hiện trạng lưới điện
Hiện tại tất cả số xã, phường trong tỉnh đều có điện, tổng chiều dài đường dây

hạ thế là 4.069km.
e. Hiện trạng đô thị
Phương hướng đô thị hóa trong khu vực vẫn đang được diễn ra, thể hiện rõ
nhất là ở Thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định và Thành phố Phủ Lý thuộc
tỉnh Hà Nam. Thành phố Nam Định tiếp cận với vùng tam giác kinh tế tăng trưởng
Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, là thành phố công nghiệp chủ yếu là công nghiệp
nhẹ, dệt, may, thủ công mỹ nghệ, là trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch của vùng
đồng bằng sông Hồng.
1.2.3. Các yêu cầu phát triển kinh tế của khu vực
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng quy hoạch đến năm 2015, 2020 là
phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, từng
bước thức hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, gắn phát triển
nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn, khuyến khích phát triển
kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN; đồng thời phát huy cao độ các
nguồn lực về tự nhiên, kinh tế- xã hội, nguồn lao động, vốn của nhân dân và vốn của
Nhà nước, cơ sở hạ tầng hiện có nhằm phát triển nông nghiệp có hiệu quả và bền
vững, đảm bảo an ninh về lương thực, thực phẩm, tăng sản lượng, chất lượng nông
sản cung cấp cho tiêu dùng, chăn nuôi, chế biến công nghiệp và xuất khẩu với nhu
cầu ngày càng tăng, cải thiện đời sống và bộ mặt nông thôn.
Dự báo tăng trưởng sản phẩm quốc nội GDP đến năm 2015 chi tiết phụ lục 12.
Nhận xét chung:
Tỷ lệ tăng dân số nằm trong phạm vi cho phép nên vấn đề dân số không gây
ảnh hưởng quá lớn đến việc phát triển kinh tế của vùng. Mật độ dân số tập trung
đông ở thành thị và phân bố tương đối đồng đều ở các huyện.Nguồn nước được
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 17
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
phân phối đồng đều tới các vùng sử dụng nước,tránh hiện tượng thừa nước gây lãng
phí.
Sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng nhanh dù diện tích nuôi trồng không có sự
thay đổi đáng kể cho thấy đây là một ngành kinh tế phù hợp và quan trọng trong

vùng ,nước được sử dụng một cách có hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế lớn .
Giao thông của khu vực ngày càng hoàn thiện thuận lợi cho việc giao lưu trao
đổi buôn bán giữa các tỉnh thành trong cả nước .
100% số xã trong vùng đã có mạng lưới điện .Hệ thống lưới điện ngày càng
hoàn chỉnh theo thời gian đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế - văn hoá
- xã hội của vùng .Tạo điều kiện trong việc vận hành máy bơm được diễn ra liên tục
cung cấp nước tưới trong thời điểm cần nước tưới.
Có nguồn lao động dồi dào, nền công nghiệp cũng khá phát triển .Nhưng chưa
tận dụng được nguồn lao động, thiếu lao động có trình độ cao… Đây là hạn chế lâu
dài cần khắc phục từng bước.
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực diễn ra còn chậm,
chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường.
Hệ thống cấu trúc hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, bưu chính
viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng… cần nhiều vốn cho việc đầu tư phát triển.
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 18
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
1.3. Hiện trạng thủy lợi . Nhiệm vụ quy hoạch cải tạo và hoàn chỉnh hệ thống
tưới cho lưu vực tưới
1.3.1. Hiện trạng thủy lợi
1.3.1.1. Tình hình thiên tai trong vùng
Nam Định là tỉnh ven biển hàng năm chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ bão, ngập
úng và khô hạn nên tình hình úng, hạn trong vùng thường xảy ra.
- Theo số liệu thống kê của Tổng cục khí tượng thuỷ văn trung bình mỗi năm ở
Nam Định có trung bình hai cơn bão đổ bộ vào và thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng
9, bão đổ bộ vào đất liền thường kéo theo mưa lớn và nước dâng, theo kết quả tính toán
thuỷ văn thì lượng mưa 3 ngày max ứng với tần suất 10% trạm Nam Định là 352,8mm,
do mưa lớn nên thường xảy ra ngập úng cho vùng.
- Hạn hán hàng năm thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như công trình đầu
mối lấy nước không đảm bảo đủ nguồn theo như thiết kế, hệ thống kênh mương bị
bồi lấp quá nhiều không được nạo vét thường xuyên làm giảm khả năng chuyển tải

và trữ nước, công trình điều tiết trên kênh còn thiếu.
- Một số lưu vực tiêu quá dài như sông Sắt hệ Vĩnh Trị, lại có những vùng
úng trũng cục bộ nên việc dẫn theo nước về bể hút còn chậm.
Nguồn điện cấp không đủ và kịp thời.
Tình hình úng, hạn của tỉnh Nam Định một số năm như bảng sau:
Bảng 1.3.1: DIỆN TÍCH ÚNG, HẠN CỦA TỈNH MỘT SỐ NĂM
Đơn vị: ha
Năm F úng F hạn
1990 7.572 6.522
1995 3.149 10.200
1998 0 12.120
1999 0 6.647
2000 6.002 20.600
2001 8.154 0
2002 12.187 13.255
1.3.1.2. Hiện trạng công trình cấp nước
a. Cấp nước cho nông nghiệp
Hiện nay toàn tỉnh thuộc 7 Công ty Quản lý Khai thác Công trình Thuỷ lợi
phụ trách, toàn bộ hệ thống đã được quy hoạch và từng bước hoàn chỉnh bổ sung
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 19
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
cho phù hợp. Bằng nhiều vốn đầu tư đến nay đã có một số lượng lớn các công trình
thuỷ nông gồm:
* 10.017 km đường kênh trong đó:
+ 195 kênh cấp 1 có chiều dài 973 km.
+ 2151 kênh cấp 2 có chiều dài 2800 km.
+ 17.230 kênh cấp 3 có chiều dài 6.244 km.
* 243 cống dưới đê chính.
* 17.032 cống, đập điều tiết nội đồng.
* 592 trạm bơm với tổng công suất 2.097.540 m

3
/h.
Diện tích canh tác toàn tỉnh 91.340 ha
Diện tích đã có công trình tưới theo thiết kế: 91.340 ha, thực tế mới đạt khoảng
80% so với thiết kế.
Tình hình cấp nước cho từng khu thuỷ lợi như sau:
Khu Bắc Nam Định nằm trọn trong khu 6 trạm bơm lớn trong quá trình nghiên cứu phải
xét theo tính chất lưu vực của cả khu 6 trạm bơm.
Hệ thống 6 trạm bơm lớn Nam Hà có diện tích canh tác: 59.961 ha, diện tích canh tác
trong đê 53.445 ha được giới hạn bởi đê của các sông: sông Châu, sông Đáy, sông Đào Nam
Định và sông Hồng (sông Đào nối 2 sông Đáy và sông Hồng), nên nguồn cấp nước cho hệ
thống thực chất có 2 nguồn là: sông Hồng và sông Đáy.
- Nguồn nước từ sông Hồng
Có lưu lượng dồi dào, chất lượng nước tốt, biện pháp lấy nước là động lực.
Bảng 1.3.2: QUY MÔ CÔNG TRÌNH DIỆN TÍCH ĐƯỢC TƯỚI BẰNG NGUỒN
NƯỚC SÔNG HỒNG
TT Tên công trình Quy mô F
yêu cầu
F
thiết kế
(ha)
F
tưới chủ động
(ha)
F
chưa được tưới
chủ động
(ha)
1 TB. Như Trác
6 x OΠ6 - 87

16.775 16.775 10.080 6.695
2 TB. Hữu Bị
4 x OΠ6 - 145
8.312 8.312 6.234 2.078
3 TB. Cốc Thành
7 x OΠ6 - 145
12.221 12.221 9.165 3.056
4 TB. Hoà Hậu 200 200 200
Tổng 37.508 37.508 25.679 11.829
- Nguồn cấp từ sông Đáy
Sông Đáy bao quanh hệ thống Phủ Lý đến Độc Bộ, lượng nước trên sông Đáy
ở khu vực này khá dồi dào. Biện pháp công trình là bơm (động lực).
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 20
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
Bảng 1.3.3: QUY MÔ CÔNG TRÌNH VÀ DIỆN TÍCH ĐƯỢC TƯỚI BẰNG NGUỒN SÔNG
ĐÁY
TT Tên công trình Quy mô
F
yêu cầu
(ha)
F
thiết kế
(ha)
F
tưới chủ
động
(ha)
F
chưa được
tưới chủ động

(ha)
1 TB. Cổ Đam
7 x OΠ6 – 145
8.338 8.338 6.253 2.085
2
TB. Nhâm Tràng
TB. Kinh Thanh
6 x OΠ6 – 87
12 x 4.000
5.447 5.447 4.240 1.207
3 TB. Võ Giang 3 x 3.000 1.200 1.200 200 1.000
4
5 TB nhỏ
(Quan Trung)
19 x 2.500
13 x 1.000
1.162 1.162 529 633
Tổng 19 x 2.500 16.147 16.147 11.222 4.925
Bảng 1.3.4: TỔNG HỢP CÁC NGUỒN CẤP NƯỚC KHU 6 TRẠM BƠM LỚN NAM HÀ
TT Tên công trình F
yêu cầu
F
thiết kế
(ha)
F
tưới chủ động
(ha)
F
chưa được tưới chủ động
(ha)

1 Nguồn sông Hồng 37.508 37.508 25.679 11.829
2
Nguồn sông Đáy 16.147 16.147 11.222 4.925
Tổng 53.655 53655 36.901 16. 754
Đánh giá hiện trạng tưới cuả hệ thống 6 trạm bơm lớn Nam Hà
Hệ thống thuỷ nông Bắc Nam Hà là vùng kinh tế quan trọng của hai tỉnh Hà
Nam và Nam Định, vì vậy công tác thuỷ lợi từ lâu đã được đầu tư phát triển.
Qua công tác điều tra khảo sát thấy: toàn bộ vùng có diện tích cần tưới ở trong
đê là 53.445 ha và diện tích này đã có các công trình thiết kế đủ công suất tưới.
Nhưng diện tích tưới chủ động đến nay mới đạt khoảng 70%.
* Riêng khu Bắc Nam Định
Có diện tích canh tác 31.377 ha các trạm bơm lớn trực tiếp lấy nước tưới cho
tỉnh Nam Định như bảng:
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 21
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
Bảng 1.3.5: CÔNG TRÌNH TƯỚI ĐẦU MỐI
TT Trạm bơm F
thiết kế
(ha) F
thực kế
(ha) Quy mô Nguồn nước tưới
1 Cổ Đam 8.338 6.253
7 x OΠ6 - 145
Sông Đáy
2 Cốc Thành 12.221 9.165
7 x OΠ6 - 87
Sông Đào
3 Hữu Bị
10.933 8.870
4 x OΠ6 - 145

Sông Hồng
4 Nhâm Tràng
6 x OΠ6 - 87
Sông Đáy
Tổng 31.492 24.288
- TB. Cổ Đam: có hệ thống kênh tưới: kênh Đông dài 13 km, kênh Tây dài
12 km. Hiện tại cuối kênh Đông có địa hình cao, xu hướng dốc ngược về đầu
mối, kích thước nhỏ không đảm bảo đưa nước đến cuối kênh để tưới cho khoảng
gần 1.200 ha. Tuy hiện tại có một số trạm bơm nhỏ tới hỗ trợ như Yên Dương
(2x 1.800), Yên Bằng, Yên Quang nhưng cũng cần củng cố nâng cấp mới đảm
bảo tưới hết được diện tích.
- TB. Cốc Thành: Với trạm bơm đầu mối Cốc Thành có Q = 56 m
3
/s làm
nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp. Tưới cho 12.221 ha. Kênh chính Nam dài 19 km,
kênh chính Bắc dài 18 km.
Hiện tại kênh Nam Cốc Thành đi qua vùng cát nên thường xuyên bị sạt lở, việc
tưới cho phía nam của kênh này hầu như không đảm bảo được yêu cầu. Tuy đã xây
dựng trạm bơm tưới hỗ trợ Đống Cao với 9 x 1000 m
3
/h nhưng kênh mương (kênh
N12) lại cũng đi qua vùng đất cát nên tưới rất hạn chế.
-TB.Hữu Bị: Có trạm bơm đầu mối Hữu Bị với Q = 32 m
3
/s là trạm bơm tưới
tiêu kết hợp, hiện tại diện tích tưới 8.312 ha. Có kênh chính Nam dài 16
km, kênh chính Tây dài 19,6 km.
- TB. Nhâm Tràng: Có hệ thống kênh tưới:
NT
1

: L = 6,5 km, NT
2
: L = 7,0 km, NT
3
: L = 8,7 km, NT
4
: L = 5,4 km,
NT
5
: L = 4,5 km.
Đầu kênh NT
5
có trạm bơm Chợ Huyện (7 x 1000 m
3
/h) tưới hỗ trợ được
1308 ha đất đai của Thanh Liêm và Ý Yên.
b. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt
Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt các huyện thuộc tỉnh Nam Định.
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 22
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
Nguồn nước trong tỉnh rất phong phú, khả năng khai thác nước mưa, nước mặt
và nước ngầm phục vụ sinh hoạt và ăn uống đều có thể dùng được.
+ Nước mưa: Có thể khai thác bằng cách thu hứng, tích trữ bằng bể chứa.
+ Nước mặt: Có thể dễ dàng khai thác ở các sông (sông Đào, sông Hồng,
sông Ninh Cơ, sông Đáy) bằng hệ thống cấp nước tập trung, tuy nhiên cần có xử lý
trước khi sử dụng.
+ Nước ngầm: Có thể khai thác bằng giếng khoan (cấp nước tập trung hoặc
nhỏ lẻ).
Các loại hình cấp nước:
+ Hệ thống cấp nước tập trung quy mô vừa

+ Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ
+ Giếng khoan nhỏ, lẻ
+ Bể, lu chứa nước mưa
1.3.1.3. Hiện trạng công trình tiêu nước
Trong lưu vực có các sông trục chính nhận nước tiêu từ các khu thuỷ lợi như
sông Đáy, sông Hồng, sông Đào Nam Định, đối với khu Bắc Nam Định tiêu hoàn
toàn bằng động lực.
Hiện trạng tiêu Khu Bắc Nam Định
Khu 6 trạm bơm là vùng trũng, được giới hạn bằng 4 con sông:
- Sông Châu ở phía Bắc
- Sông Đáy ở phía Nam và phía Tây
- Sông Hồng ở phía Đông
- Sông Đào ở phía Đông Nam.
Và bao gồm địa phận của các huyện Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Thị xã
Phủ Lý và Thành phố Nam Định.
Tổng diện tích tự nhiên 96.830 ha (trong đê: 85.326 ha) vì thuộc khu trũng
hình lòng chảo nên biện pháp tiêu ở khu vực hoàn toàn tiêu bằng bơm và bơm ra cả
4 sông xung quanh lưu vực.
1.3.1.4. Đánh giá hiện trạng công trình phòng chống lũ
Tỉnh Nam Định bao gồm hệ thống đê sông và đê biển.
* Đê: Tỉnh Nam Định có 663,2 km đê
Trong đó:
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 23
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
+ Đê Trung ương (đê cấp I - cấp III): 365,2 km; gồm 273,7 km đê sông và
91,5 km để biển.
+ Đê địa phương (đê cấp IV): 298 km
* Kè: Tổng số 84 kè với chiều dài tổng cộng là 88 km. Trong đó có 61 kè
sông, chiều dài 61 km, 23 kè biển với chiều dài 27 km.
* Cống: Tổng số có 280 cống qua đê, trong đó có 214 cống qua các tuyến đê

từ cấp I đến cấp III; có 66 cống qua đê cấp IV.
* Bối: Tỉnh Nam Định có 25 bối, trong đó có 17 bối có dân, có những bối lớn
đông dân như: Bối Yên Trị (Ý Yên); bối Đông Tâm (Vụ Bản), bối Thắng Thịnh
(Nam Trực) có từ 6.000 đến 11.000 dân cư sinh sống.
* Đánh giá về hệ thống đê điều
- Đê sông: Cao trình đê hiện tại còn thấp hơn so với cao trình đê thiết kế.
Trong thân và nền đê tiềm ẩn nhiều khuyết tật như tổ mối, hang hốc, đất trong
đê và nền đê không đồng chất, tính chống thấm và khả năng liên kết kém.Nhiều
đoạn đê phía sông không còn bãi hoặc bãi hẹp, nhiều đoạn mặt sông rộng dòng chủ
lưu áp sát bờ, gần chân đê là thùng đào, ao đầm Phần lớn các tuyến, hiện tại mặt
đê chưa được cải tạo cứng hoá bằng rải đá cấp phối, rải nhựa hoặc các biện pháp gia
cố khác.
- Đê biển: Dự án PAM 5325 đã khôi phục nâng cấp được hơn 45 km đê biển,
làm kè bảo vệ mái đê phía biển được 12 km, trồng được gần 200 ha cây chống sóng.
Tuy nhiên do khuôn khổ kinh phí của dự án, diễn biến của biển thoái, cho nên sau
khi dự án PAM kết thúc vẫn còn một số đoạn đê, kè biển xung yếu cần phải tiếp tục
đầu tư khôi phục và nâng cấp mới đảm bảo an toàn; như đoạn Hải Thịnh 3, đoạn từ
cống số 1 đến cống số 4 (Hải Hậu), đoạn cuối kè Nghĩa Phúc, đoạn đê Nam Điền
(Nghĩa Hưng), đoạn tây cống Thanh Niên, đoạn đê ở Giao Phong (Giao Thuỷ)
- Kè: Do điều kiện kinh phí hàng năm hạn hẹp cho nên việc tu bổ, củng cố và
bảo vệ những đoạn mái sông sạc lở mạnh, bãi hẹp hoặc không còn bãi cũng chưa
giải quyết dứt điểm được. Phần lớn số kè mới được xây dựng trong những năm gần
đây nên khá ổn định.
- Cống: Một số cống xây dựng từ thời Pháp thuộc hoặc từ những năm 1970 trở
về trước, qua nhiều lần đê được tôn cao, áp trúc vì vậy cống trở nên ngắn so với mặt
cắt đê hiện tại. Một số cống qua đê có khẩu độ lớn (khẩu độ mỗi cửa > 6m) đây
cũng là những khó khăn trong công tác phòng chống lụt bão.
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 24
Đồ án tốt ngiệp kỹ sư Ngành kỹ thuật tài nguyên nước
Chính vì những lý do trên cho nên hàng năm cùng với việc đầu tư nguồn vốn

tu bổ, củng cố những công trình đê điều xung yếu chúng ta còn phải tăng cường
biện pháp hộ đê để đảm bảo an toàn cho đê điều.
1.3.1.5. Thiệt hại do thiên tai gây ra
a. Thiên tai do úng lụt
Trong những năm gần đây, trước sự biến đổi bất thường của thời tiết đã xuất
hiện mưa lớn kéo dài, lượng mưa vượt quá tần suất thiết kế. Mặc dù các công trình
thuỷ lợi đã hoạt động hết công suất cùng với sự phối kết hợp chặt chẽ của công tác
chỉ đạo phòng chống lũ lụt nhưng tình trạng úng lụt vẫn diễn ra trên diện rộng.
Diện tích lớn nhất là các năm 1994 và 1996, nguyên nhân chủ yếu là bão hoặc áp
thấp gây ra mưa lớn trên diện rộng.
b.Thiên tai do hạn hán
Cũng như các công trình tiêu, trên địa bàn tỉnh đã có rất nhiều công trình cấp
nước. Nhân dân trong tỉnh đã tìm mọi cách để cấp nước cho cây trồng nên hiện
tượng hạn trong những năm gần đây không xảy ra, tuy nhiên hàng năm diện tích
tưới chủ động, chủ động một phần cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong diện tích
gieo trồng của tỉnh.
Bảng 1.3.6: DIỆN TÍCH TƯỚI CHỦ ĐỘNG, BÁN CHỦ ĐỘNG VÀ TẠO NGUỒN
Đơn vị: ha.
T
T
Vụ gieo trồng 1998 1999 2000 2005 2008 BQ
1 Vụ Chiêm 36547 36874 37050 29531 35974 36495
Chủ động 14947 15115 15009 14928 14937 14971
Chủ động một
phần
2385 2371 2415 2496 2478 2426
Tạo nguồn 12244 12076 12165 12154 12168 12169
Không được tưới 6971 7246 7461 6698 6391 6889
2 Vụ Mùa 37199 37519 37706 36722 36418 36890
Chủ động 15367 15344 16200 16147 16136 15747


Chủ động một
phần
4511 4564 4545 4574 4590 4551

Tạo nguồn 10458 10388 9499 9444 9439 9957

Không được tưới 6863 7223 7462 6557 6253 6634

Nguyên nhân gây ra úng hạn:
- Có những năm mưa vượt quá tần xuất thiết kế tưới P>75% và tiêu P<10%.
SVTH: Lê Thị Liên - Lớp: 51NQ Trang 25

×