Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Quy hoạch cấp nước hệ thống thủy lợi xuân thủy tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.4 KB, 90 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
MỤC LỤC




 !
"#$%&' ()*(
+#$%&',-*.*./%0
1#$%&'(2*(34*.5
#$%&'6((7896(3:*.9(;<=>*?
(%@A?
"AB'6(-*.6(?
+CD$(E%
13 
%F9GHI
J<"
0K*."
L#$%&'(;<%M8"
5N$(%@*3:*.(O%PQ6(N$+
"1
RRSTUVW1
"XJ*,%*(1
"XJ*,D=Y$E$Z8[J*,D1
"".(M*.(%@\$(*($; *(J*[J*I*.=]*.1
"")*(A,^*_8Z*-*.*.(%@\=Y7\`8N*$ *(N$1
""%@*a*.,b[c*.Zd1
"""N$!Ia%$J<e*.=Y=7*8-%$(;<Q8d
""+f(3E*.(3g*.`8<(Ia$(f=YI*.=]*.[hN*
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 1 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC


"+%@*a*.(;<!:%
"+%@*a*.=M(@(D*.6i*('3E*.
"1%@*a*.$N$$-*.)*((8A$=M$E,j(ak*.6(N$L
"1% I(-*.=7*^%L
"1"@(D*.%@*9*>*.!3:*.5
"%@*a*.=M<Q9=>*(F 9.%NI[c$5
"%@*a*.<Qd5
"">*(F _H(A%6(8=h$d5
"+%@*a*..%NI[c$d"?
"f(3E*.(3g*.\(N%&*6%*(QT_H(A%"?
+""
lmnUnopRqrSS""
+(s*a'I'3 9k*_8Z(%Q6Q=Y(O%Ia*t*(IN*""
+(s*a'""
+""k*,8Z(%Q6Q""
+"*(IN*_N$*('-()*('3 3g%(%Q6Q""
+"f(3E*.\(N\t*(IN*""
+""f(J*t$(Y%!%@8'3 9t*(IN*_N$*($N$(-*.,D(D*.6i"1
1"0
lmnuvr"0
1N$D%3:*.$F*(8$k8,b[c*.*3g$I*. GY*U8J*(;<"0
1Z\*3g$$(I$J<e*."0
1"Z\*3g$$(I$N$D%3:*.6(-*.\(^%!Y$J<e*."0
1"*(IN*$(QA3g%$(I$N$!Ia%$J<e*."0
1"-*.(w$2*.`8N=Y\(3E*.)*(t*(IN*"0
1""N$Y%!%@8[]*.&t*(IN*"5
1"+*(IN*$(QA3g%$(I!x +
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 2 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
1"1*(IN*$(QA3g%$(I$J<e*.$a*1?

1"*(IN*(@,D3g%$; (@(D*.(;<!:%U8J*(;<11
1+*(IN*$(QA$Z\*3g$$(I$N$D%3:*.,b[c*.*3g$6(N$1
1+N$D%3:*.,b[c*.*3g$6(-*.\(^%!Y$J<e*.1
1+"*('w$Pi8( I*3g$10
1++Q`8^t*(IN*<i8$k8$Z\*3g$$(I$N$D%3:*.[]*.*3g$6(N$1L
1+1*(IN*(@,D$Z\*3g$$(I$N$D%3:*.,b[c*.*3g$6(N$i* GY*U8J*(;<
?
11*(IN*(@,D$Z\*3g$$(IU8J*(;<
1f(3E*.\(N\t*(IN*
1"Q`8^t*(IN*
1+h $(s*(@,D3g%(%Q6Q+

fyz{fr|Cfnf}~•
€•~S{fr
f(J*=]*.$Z\*3g$
.8<i*K$\(J*=]*.$Z\*3g$3g%
"f(J*=]*.$Z\*3g$$(IU8J*(;<
"*(IN*$J*G‚*.*3g$$(Iƒ*.P&8=]*.5
"f(3E*.\(N\t*(IN*5
""*(IN*$J*G‚*.$Z\*3g$$(I=]*.3g%h$(^<?
"+(7*_„6Q`8^t*(IN*
+N$\(3E*.N*.%^%`8<Q*(8$k8$Z\*3g$$(Iƒ*.P&8=]*.=YIY*(8<@*0
+.8<i*K$$(8*.0
+"N$\(3E*.N*M_8Z0
0+
SSp…R{frC†u0+
(N%`8N$-*.)*($Z\*3g$G2,8*.0+
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 3 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
"(%Q6Q$-*.)*(0+

"Y%!%@8[]*.&(%Q6Q0+
""UN$*(6$((3g$'#$K6i*(0
"1C%@*\(N\(%$-*.L?
"XhIN*6%*(\(*aI=„'jA*.!/*.[‡*6i*((w$F L+
Sˆ|SoL5
SˆL5
"SoL5
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 4 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
MỞ ĐẦU
Hệ thống thủy lợi Xuân Thủy có diện tích tự nhiên 35.321 ha trong đó đất canh tác có
khoảng 21.503 ha giới hạn bởi sông Ninh Cơ ở phía tây, sông Hồng ở phía bắc, tỉnh lộ 51B
và sông Sò ở phía tây nam, bao gồm đất đai của huyện Giao Thủy và phần lớn huyện Xuân
Trường (phần huyện Xuân Trường nằm ở phía bắc tỉnh lộ 51 B).
Hệ thống thủy lợi Xuân Thủy có khoảng 244 km kênh cấp I. Hầu hết các kênh
này đều có nguồn gốc từ sông suối tự nhiên được cải tạo mà thành kênh tưới tiêu
kết hợp và liên thông với các sông ngoài qua các cống điều tiết. Nguồn nước cấp
cho hệ thống chủ yếu lấy từ sông Hồng qua sông Ngô Đồng (sông Sò), qua một số
cống lấy nước khác nằm trên đê hữu Hồng và trên đê tả sông Ninh Cơ.
Cũng như nhiều hệ thống thủy lợi khác ở đồng bằng Sông Hồng, trên hệ thống
thủy lợi Xuân Thủy đang có sự chuyển dịch rất mạnh về cơ cấu sử dụng đất: diện
tích đất dành cho sản xuất các loại cây nông nghiệp truyền thống như lúa và cây
màu lương thực đang có xu hướng giảm dần, ngược lại đất nuôi trồng thủy sản, đất
trồng rau và một số loại cây công nghiệp khác có giá trị kinh tế cao đang có xu
hướng tăng lên… Trên thực tế nhu cầu cấp nước cho các ngành dùng nước trên hệ
thống đã có nhiều thay đổi khác với thiết kế ban đầu. Trên hệ thống đang tồn tại
mâu thuẫn giữa yêu cầu cấp nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng
đáp ứng của các công trình thủy lợi đã có…
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, khả năng cấp nước, đề xuất các giải pháp cải
tạo, nâng cao hiệu quả cấp nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các

địa phương trên hệ thống thủy lợi Xuân Thủy là rất cần thiết. Đây là cơ sở để chúng
em thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: "Quy hoạch cấp nước hệ thống thủy lợi
Xuân Thủy tỉnh Nam Định".
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu về đề tài. Em xin trình bày nội dung
của dự án đã lập với mong muốn đáp ứng đủ các yêu cầu nêu trên.
Tuy nhiên, do thời gian làm đồ án ngắn và những giới hạn về kiến thức cũng
như kinh nghiệm thực tiễn nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn thêm của các thầy cô để đồ án của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 5 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1. Vị trí địa lí
Hệ thống thủy nông (HTTN) Xuân Thủy ở phía Đông Nam tỉnh Nam Định,
gồm 39 Xã và 3 Thị Trấn của hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy.
HTTN được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Bắc (biên giới với tỉnh Thái
Bình), phía Tây giáp sông Ninh Cơ (biên giới với huyện Nam Ninh), huyện Hải
Hậu ở phía Tây Nam, biển Đông ở phía Nam và Đông Nam.
Hệ thống kéo dài từ 20
0
12’ đến 20
0
23’ vĩ độ Bắc, từ 106
0
7’ đến 106
0
16’ kinh
độ Đông.

1.2. Đặc điểm địa hình
Nhìn tổng thể , ta thấy vùng nghiên cứu quy hoạch có dạng địa hình dốc dần
từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, và được chia thành 2 vùng rõ rệt:
1.2.1. Đất trong đê: Chia làm 2 miền:
* Miền Bắc hệ thống: Có cao trình bình quân từ +0,6m ÷ 0,7m. Trong vùng
có khu vực lòng chảo thấp, cao trình từ +0,3m ÷ +0,4m nằm ở các xã: Xuân Thủy,
Xuân Ngọc, Xuân Bắc, Xuân Đài, Xuân Tân. Vùng cao có cao trình từ +0,9m ÷
+1,1m nằm ven sông Hồng và sông Ninh Cơ, gồm các xã: Xuân Châu, Xuân Hồng,
Xuân Thành, Xuân Ninh, Xuân Phong…
* Miền Nam hệ thống: Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam cao
trình phổ biến từ +0,7m ÷ 0,8m. Vùng cao có cao trình từ +0,9m ÷ +1,0m ở ven 2
bờ đoạn thượng lưu kênh Ngô Đồng, sông Hồng, kênh Cồn Nhất, gồm các xã: Hoàn
Sơn, Giao Tiến và một phần Giao Hà, Giao Nhân, Giao Châu… Đặc biệt, có một số
khu vực cồn cát nằm ở phía Tây Nam huyện Giao Thủy có cao trình từ +1,2m ÷
+1,5m gồm các xã: Giao Lâm, Giao Phong, Giao Yến. Những vùng thấp nằm dọc
ven đê biển có cao trình từ +0,2m ÷ +0,4m gồm một phần các xã Giao Yến, Giao
Châu, Giao Long, Giao Hải, Giao An, Giao Thiện.
1.2.2. Đất ngoài đê:
Có tổng diện tích là 8.555 ha. Trong đó đất bãi sông là 1.438 ha, có cao trình
từ +0,8m ÷ +1,0m; đất bãi biển là 7.117 ha, có cao trình đại diện từ +0,70m ÷
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 6 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
+1,0m. Nhìn chung địa hình đồng ruộng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho quy
hoạch, tưới và tiêu nước.
1.3. Đặc điểm sông ngòi
Vùng quy hoạch có mạng lưới sông ngòi dày đặc, bao quanh lưu vực là 2 con
sông lớn là sông Hồng và sông Ninh Cơ. Dưới đây là một số đặc điểm chính của hệ
thống sông ngòi vùng nghiên cứu quy hoạch.
- Sông Hồng: Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km với lưu vực 143.700
km², bắt nguồn từ dãy núi Hoạnh Đoạn, Nguy Sơn, Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc

chảy vào Việt Nam qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và đổ ra biển Đông lại cửa Ba Lạt giữa
hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km từ ngã
ba Nậm Thi đến cửa Ba Lạt. Trong đó đoạn chảy qua hệ thống dài 40,5 km từ xã
Xuân Hồng (huyện Xuân Trường) đến cửa Ba Lạt
Sông Hồng là biên giới tự nhiên của 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình, và cũng
là biên giới phía Bắc của HTTL Xuân Thủy.
- Sông Ninh Cơ:
+ Sông Ninh Cơ (còn gọi là Lạch Lác hay Cường Giang) là một phân lưu ở hạ nguồn
của sông Hồng chảy khởi nguồn từ km 185 đến km 186 đê Hữu Hồng, thuộc địa phận 2 xã
Trực Chính ( huyện Trực Ninh) và Xuân Hồng (huyện Xuân Trường). Nó chảy qua ranh giới
hai huyện Trực Ninh, Xuân Trường, sau đó xuyên ngang qua huyện Trực Ninh rồi đổi hướng
để tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện này với huyện Nghĩa Hưng. Đoạn sau đó là ranh
giới giữa hai huyện Nghĩa Hưng (phía tây) và Hải Hậu (phía đông), cuối cùng sông đổ ra cửa
Lạch Giang (còn gọi là cửa Ninh Cơ) tại nơi tiếp giáp giữa xã Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng) và thị
trấn Thịnh Long (Hải Hậu).
+ Con sông này chảy gần như hình sin theo hướng Bắc Đông Bắc - Tây Nam
với chiều dài khoảng 52 km, trong đó đoạn chảy qua hệ thống dài 16,5 km. Nó đem
lại nguồn nước và phù sa khá tốt cho 2 huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh.
- Sông Ngô Đồng (sông Sò): Sông Ngô Đồng dài 24 km có đáy rộng từ 35m
÷ 45m vừa là sông biên giới của hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy, vừa là
sông nội địa của hệ thống, vừa là phân lưu của sông Hồng, nhận nước sông Hồng
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 7 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
qua cống Ngô Đồng rồi đổ ra biển ở cửa Hà Lạn (đoạn sông từ cống Ngô Đồng đến
đập Nhất dài 5 km làm nhiệm vụ tưới, đoạn còn lại đến biển làm nhiệm vụ tiêu).
- HTTN Xuân Thủy có rất nhiều các sông nhỏ vừa làm nhiệm vụ dẫn nước
tưới vừa làm nhiệm vụ tiêu nước cho các vùng của hệ thống. Dưới đây là một số
sông nhỏ quan trọng nhất của vùng quy hoạch:
+ Kênh Mã là sông tự nhiên dài 7 km khởi nguồn từ xi phông qua kênh

Đường 50 (xã Xuân Thủy) đổ vào sông Ngô Đồng qua cống Nam Điền A. Lòng
kênh rộng 10m ÷ 15 m, cao độ đáy từ -1,5m ÷ -2,0m;
+ Kênh Thanh Quan là sông tự nhiên dài 5 km khởi nguồn từ kênh Láng
(kênh tưới tiêu kết hợp) thuộc xã Xuân Phú sau đó đổ vào sông Ngô Đồng qua các
cống Thanh Quan A và Thanh Quan B. Lòng kênh rộng trung bình trên 10m, cao độ
đáy dao động trong khoảng từ -1,0m ÷ -1,5m;
+ Kênh Cát Xuyên là sông tự nhiên dài 8 km dẫn nước sông Hồng vào trong
đồng qua các cống Hạ Miêu 1 và Hạ Miêu 2 và đổ vào sông Ngô Đồng qua các
cống Thanh Quan A và Thanh Quan B. Lòng kênh rộng trung bình từ 15m ÷ 20
m, cao độ đáy dao động trong khoảng từ -1,0m ÷ -1,5m;
+ Kênh Tầu 1 và Tầu 2 sông tự nhiên dài 11 km khởi nguồn từ xã Xuân Tiến
tiêu nước ra sông Ngô Đồng qua cống Tầu. Lòng sông rộng trên 10 m, cao độ đáy
từ -1,0m ÷ 2,0m;
+ Kênh Thức Hóa dài 7,2 km khởi nguồn từ xã Hoành Sơn đổ vào bờ tả sông
Ngô Đồng qua cống Thức Hóa. Lòng kênh rộng trung bình trên dưới 10 m, cao độ
đấy từ -1,0m ÷ -2,0m.
+ Kênh Nguyễn Văn Bé dài trên 24 km được hình thành do quá trình đắp đê
lấn biển. Kênh chạy men theo tuyến đê biển từ Giao Thiện đến Giao Yến, là nơi tiếp
nhận nước tiêu của tiểu vùng Xuân Thủy nằm phía nam sông Ngô Đồng trước khi
đổ ra biển qua các cống Hoành Đông, Đại Đồng, Cai Đề, Thanh Niên, Triết Giang,
Tây Cồn Tầu, số 8, số 9 và số 10. Lòng kênh rộng trung bình từ 15m ÷ 20m, có nơi
trên 20m. Cao độ đáy kênh thay đổi từ -1,0m ÷ -2,0m;
+ Sông Cồn Giữa dài 1,5 km, sông Cồn Nhất dài 12,5km, sông Cồn Nam dài
12 km, sông Mỹ Tho dài 7 km, sông Mốc Giang dài 4,8 km. Các kênh tiêu này có
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 8 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
bề rộng mặt cắt ngang trung bình trên 10 , cao độ đáy từ -1,0m ÷ 1,5m, đều nối liên
thông nhau và tiếp trực tiếp ra biển.
1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
- Đất phù sa được bồi hàng năm (pb, p

h
b
)
Phân bố ở các khu vực nằm ngoài đê sông Hồng và có một số khu vực lấy
nước tự chảy từ sông Hồng. Đây là loại đất có phản ứng trung tính, thành phần cơ
giới thịt nhẹ, hàm lượng mùn rất thấp và có xu hướng giảm theo chiều sâu của phẫu
diện. Đạm và lân tổng số rất nghèo nhưng lại giàu tổng số kali. Các chất dễ tiêu như
lân ở mức thấp , dưới 3mg/100g đất, còn kali ở mức khá. Trong thành phần cation
trao đổi thì hàm lượng Ca
++
ở mức cao còn magiê lại ở mức thấp.
Mặc dù có diện tích không lớn lại phân bố ở ngoài đê, về mùa lũ việc canh
tác trên loại đất này có nhiều hạn chế nhưng lại là loại đất thích hợp với nhiều loại
rau, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như mía, ngô, đậu đỗ…
- Đất phù sa không được bồi (p, p
h
)
Là loại đất chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của hệ thống, phân bố ở các
khu đất cao và khu vực dân cư. Do có địa hình cao và nắm phía trong đê nên loại
đất này hầu như không được bồi bổ sung một lượng phù sa mới. Đất có màu nâu
tươi, hình thái phẫu diện khá đồng nhất, ít chua ở tầng mặt, càng xuống thì pH
KCL
càng tăng. Các chất tổng số như đạm ở mức trung bình, lân ở mức khá và kali ở
mức cao. Các chất dễ tiêu chỉ có kali ở mức khá còn lân thì ở mức thấp.
Tương tự như đất phù sa được bồi, trong tổng lượng cation trao đổi thì hàm
lượng Ca
++
vượt trội so với Mg
++
. Dung tích hấp thụ cao. Độ no bazơ khá, đạt xấp xỉ

70%. Mặc dù hàng năm không được bổ sung một lượng phù sa mới như đất phù sa
được bồi nhưng đây lại là loại đất tốt thích hợp cho cả việc trồng lúa, hoa màu và
thâm canh tăng vụ.
- Đất phù sa glây (pg)
Chiếm phần lớn đất canh tác lúa nước của hệ thống. Do phân bố ở khu vực
có địa hình thấp trũng, bị ngập nước trong một thời gian dài, mực nước ngầm
thường xuyên ở mức cao đã tạo ra tình trạng đất bị yếm khí thường xuyên, quá trình
glây phát triển mạnh làm cho đất có màu loang lổ. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ
cấp hạt sét ở các tầng đất rất cao và tăng theo chiều sâu của phẫu diện. Đất có phản
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 9 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
ứng chua, hàm lượng mùn, đạm và kali tổng số cao trong khi lân tổng số thấp. Các
chất dễ tiêu như lân rất nghèo, kali ở mức trung bình. Trong thành phần các cation
trao đổi, hàm lượng canxi ở mức trung bình, magiê thấp. Dung tích hấp thụ trung
bình còn độ no bazơ khá. Đây là vùng đất chuyên trồng 2 vụ lúa một năm. Nhiều
nơi đã thâm canh trồng thêm một vụ rau hoặc vụ màu đông nhất là trên những khu
đất cao có điều kiện tiêu thoát nước tốt.
1.5. Đặc điểm khí hậu, khí tượng, thủy văn
Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học thì kiểu khí hậu đặc trưng ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và vùng HTTN Xuân Thủy- Nam Định nói riêng
là khí hậu nhiệt đới gió mùa có đông lạnh và ít mưa, cuối mùa ẩm ướt với hiện
tượng mưa phùn, mùa hè nóng và nhiều mưa.
- Mùa Xuân ở Xuân Thủy có độ ẩm cao, nhiều hơi nước, gió may yếu không
đẩy hơi nước ra biển được, gió Đông Nam chưa đủ mạnh để đưa hơi nước vào sâu
trong nội địa gây ra mưa phùn
- Xuân Thủy có khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh với 2 tháng
nhiệt độ trung bình 18
0
C, có mùa khô kéo dài tới 4 tháng (TP Nam Định 2 tháng).
1.5.1. Nhiệt độ

Vùng quy hoạch nghiên cứu có nền nhiệt độ tương đối đồng đều, không có
sự phân hóa đáng kể giữa nơi này với nơi khác. Nhiệt độ trung bình năm là 23,4
o
C.
Tổng nhiệt độ toàn năm là 8.541
o
C
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại trạm khí tượng
Xuân Trường tỉnh Nam Định (
o
C)
Thán
g
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB
năm
Nhiệt
độ
(
o
C)
16,2 16,9 19,5 23,4 27,2 28,8 29,3 28,5 27,5 24,7 21,3 18,0 23,4
1.5.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm vùng quy hoạch là 85%. Sự biến
đổi về độ ẩm giữa các tháng không nhiều. Ba tháng mùa xuân là thời kỳ ẩm ướt
nhất, độ ẩm trung bình tháng tương đối cao. Các tháng cuối mùa thu và đầu mùa
đông là thời kỳ khô hanh nhất. Cụ thể như sau:
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 10 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Bảng 1.2. Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm tại trạm khí tượng

Xuân Trường tỉnh Nam Định (%)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB
năm
Độ ẩm
(%)
85 88 91 89 85 83 82 85 85 83 82 82 85
1.5.3. Bốc hơi
Theo số liệu thống kê nhiều năm, lượng bốc hơi bình quân năm ở vùng quy
hoạch là 835,9 mm. Các tháng đầu mùa mưa (tháng 5 đến tháng 7) lại là các tháng
có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm. Các tháng cuối đông và mùa xuân (tháng 1
đến tháng 4) có lượng bốc hơi nhỏ nhất - là những tháng có nhiều mưa phùn và độ
ẩm không khí tương đối cao.
Bảng 1.3. Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm tại trạm khí tượng Xuân
Trường tỉnh Nam Định (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB
năm
Bốc
hơi
(mm)
55,2 40,9 39,4 50,7 86,8 92,9 104,7 77,5 69,4 79,3 72,4 66,7 835,9
1.5.4. Mưa
Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm ở Xuân Thủy - Nam Định khoảng
1895. Mùa hè lượng mưa dồi dào và tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 70%
lượng mưa cả năm. Mùa đông tiêu biểu là mưa nhỏ, mưa phùn thịnh hành vào nửa
cuối mùa đông tháng 2, 3). Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau chiếm
khoảng 26% tổng lượng mưa cả năm, chủ yếu là dạng mưa phùn, mưa nhỏ. Trong
đó tháng 11 và tháng 4 là 2 tháng chuyển tiếp mùa, lượng mưa 2 tháng này còn khá
lớn, 4 tháng còn lại từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau lượng mưa rất nhỏ.

Bảng 1.4. Lượng mưa trung bình tháng và năm tại trạm khí tượng Xuân
Trường tỉnh Nam Định (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB
năm
X (mm) 31,2 29,4 59,2 85,1 215 257 241 325 320 226 70,5 35,4 1894,75
1.5.5. Gió, bão
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 11 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Hướng gió thịnh hành trong mùa hè trên địa bàn là hướng Nam và Đông Nam
còn mùa đông thường có gió Bắc và Đông bắc. Tốc độ gió trung bình từ 2,0- 3,0
m/s. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường gây ra mưa lớn trong vài ba ngày, gây
ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Tốc độ gió lớn nhất trong cơn
bão có thể lên tới 40 m/s.
Bảng 1.5. Tốc độ gió trung bình nhiều năm trạm Xuân Trường tỉnh Nam Định (m/s)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB
năm
V
(m/s)
2,5 2,4 2,1 2,3 2,5 2,1 2,5 2 2 2,1 2,2 2,2 2,24
1.5.6. Mây
Lượng mây trung bình năm chiếm khoảng 75% bầu trời. Tháng 3 u ám nhất
có lượng mây cực đại, chiếm khoảng trên 90% bầu trời. Tháng 10 trời quang đãng
nhất, lượng mây trung bình chỉ chiếm khoảng dưới 60% bầu trời.
1.5.7. Nắng
Tổng số giờ nắng trong năm là giờ. Các tháng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10
có nhiều nắng nhất, trên dưới 200 giờ mỗi tháng. Các tháng 2, 3 trùng khớp với
những tháng u ám là các tháng rất ít nắng, chỉ đạt khoảng 30 đến 40 giờ mỗi tháng.
Bảng 1.6. Số giờ nắng trung bình nhiều năm đơn vị (giờ)

Thán
g
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB
năm
T(giờ) 88,4 44,1 44,5 96,9 218 197 230 180 180 184 149 128 1740,2
1.5.8. Đặc điểm thủy triều
Ở các khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ nói chung và ven biển hệ thống
thủy lợi Xuân Thủy nói riêng có chế độ nhật triều, với biên độ triều thuộc loại lớn
nhất nước ta. Một ngày có một đỉnh triều và chân triều. Thời gian triều lên khoảng
11 giờ và triều xuống khoảng 13 giờ. Cứ khoảng 14 ngày đến 15 ngày có một kỳ
nước cường (đỉnh triều cao) và môt kỳ nước dòng (hay còn gọi là nước lửng, là khi
đỉnh triều thấp). Vào kỳ triều cường, dòng chảy sông Hồng ở vùng hạ lưu bị ảnh
hưởng rất mạnh của thủy triều vịnh Bắc Bộ. Ảnh hưởng thủy triều lấn sâu vào nội
địa, về mùa cạn tới 150 km, còn trong mùa lũ triều ảnh hưởng từ 50 đến 100 km.
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 12 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Kỳ triều xuống, biên độ triều lớn nhất vào tháng 7 và nhỏ nhất vào tháng 3, tháng 4.
Biên độ triều lớn nhất là 3,94 m xảy ra vào ngày 23/11/1968
Bảng 1.7. Mực nước bình quân 7 đỉnh max, 7 chân min ứng với tần suất
10% tại cửa Ba Lạt (Cao độ quốc gia, chỉ số max/min, đơn vị: cm)
Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9
175/-16 152/-6 147/-6
Độ mặn ở ngoài khơi Biển Đông hầu như không đổi, về mùa mưa độ mặn
khoảng 32‰ còn mùa khô là 33‰. Ở vùng ven biển, độ nhiễm mặn thay đổi theo
mùa do ảnh hưởng của nước ngọt từ các sông đổ vào. Chiều dài xâm nhập mặn
trung bình 1‰

và 4‰ trên sông Hồng tương ứng là 12 km và 10 km, trên sông
Ninh Cơ kà 11 km và 10 km. Chiều dài xâm nhập mặn 1‰ sâu nhất đã xảy ra trên

sông Hồng là 14 km, trên sông Ninh Cơ là 32 km.
Độ mặn trên các sông ven biển tăng từ đầu mùa đến giữa mùa khô và sau đó
giảm dần đến cuối mùa vụ. Sự thay đổi này có liên quan tới dòng nước ngọt từ
thượng nguồn đổ về.
1.5.9. Các hiện tượng thời tiết khác
Nồm và mưa phùn là hiện tượng thời tiết khá độc đáo xảy ra vào nửa cuối mùa
đông ở vùng quy hoạch. Trung bình mỗi năm có khoảng 10 đến 20 ngày có sương
mù. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu vào các tháng đầu mùa đông, nhiều nhất vào
tháng 11, 12. Hàng năm có từ 30 đến 40 ngày mưa phùn, tập trung nhiều nhất vào
các tháng 2, 3 sau đó là các tháng cuối đông và đầu mùa xuân. Mưa phùn tuy chỉ
cho lượng nước không đáng kể nhưng lại có tác dụng rất quan trọng cho sản xuất
nông nghiệp vì nó duy trì được tình trạng ẩm ướt thường xuyên, giảm bớt nguy cơ
hạn hán.
Mùa hạ không khắc nghiệt như ở vùng đồng bằng Trung Bộ. Vào nửa đầu mùa
hạ thỉnh thoảng có xuất hiện các đợt gió tây khô nóng. Trung bình mỗi năm có
khoảng dưới 10 ngày khô nóng. Lúc này độ ẩm trung bình có thể xuống dưới 60-
70%, độ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 30- 40% và làm ảnh hưởng nhiều đến sản
xuất nông nghiệp của vùng.
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 13 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Dân sinh
2.1.1. Dân số và cơ cấu dân số
Tính đến ngày 31/12/2013 dân số trong toàn khu vực là 323.204 người, tốc
độ tăng dân số bình quân của vùng quy hoạch là 0,85%.
Huyện Giao Thủy và Xuân Trường có mật độ dân số cao tuy nhiên diện tích đất nông
nghiệp thấp. Với 100% dân số là dân tộc Kinh, dân số chủ yếu theo đạo Thiên Chúa và đạo
Phật số ít còn lại là dân không theo tôn giáo nào, song dù có theo đạo hay không theo đạo thì
người dân nơi đây sống đoàn kết với nhau trong cộng đồng làng xã và chấp hành tốt mọi chủ

trương, chính sách của Đảng và Chính Phủ.
Cơ cấu dân số trong vùng quy hoạch đang chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân
số già, kết quả giảm sinh chưa vững chắc, tỷ lệ chênh lệch giới tính còn cao.
2.1.2. Nghề nghiệp chính của nhân dân trong vùng
Cũng như nhiều địa phương khác thuộc vùng đồng bằng châu thôi sông
Hồng, nghề nghiệp chính của người dân trong vùng quy hoạch là trồng cây nông
nghiệp lúa nước và các cây rau, hoa màu. Ngoài ra, do có bờ biển dài nên nghề đánh
bắt và nuôi trồng thủy hải sản trên địa bàn cũng phát triển mạnh. Trong những năm
gần đây quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đã giúp địa phương xây dựng được
một số khu công nghiệp tập trung, nhờ vậy đã giúp tạo công ăn, việc làm cho một
số bộ phận người dân trong vùng.
2.2. Trình độ sản xuất nông nghiệp và tập quán canh tác
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất:
- Tổng diện tích đất tự nhiên:35.321 ha. Trong đó:
+ Đất trong đê:26.766 ha
+ Đất ngoài đê:
Đất bãi sông: 1.438 ha
Đất bãi biển: 7.117 ha
- Diện tích canh tác: 21.503 ha
+ Đất trong đê: 17.858,44 ha .Gồm:
Diện tích đất trồng lúa: 13.682,78 ha
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 14 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Diện tích đất trồng màu,cây công nghiệp: 1.934,13 ha
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản: 1.798,83 ha
Diện tích đất làm muối: 442,80 ha
+ Đất ngoài đê: 3.644,56 ha. Gồm:
Bãi Sông Ninh Cơ: 840 ha
Bãi Sông Sò: 70 ha
Bãi Sông Hồng: 1.919,56 ha

Bãi Biển: 815 ha
- Cơ cấu đất gieo trồng (Phần trong đê):
+ Đất hai lúa:
Vụ Chiêm: 13.682,78 ha
Vụ Mùa: 13.682,78 ha
Cây vụ Đông trên đất hai lúa: 834,29 ha
+ Đất chuyên màu, cây công nghiệp: 1.934,78 ha
+ Diện tích nuôi trồng thủy sản: 1.798,83 ha
+ Diện tích làm muối: 442,80 ha
+ Hệ số sử dụng đất từ 2,32- 2,34
Bảng 2.1. Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất của hệ thống vùng Xuân
Thủy
STT Diện tích đất Đơn vị (ha)
Đất tự nhiên 35.321
1 Tổng DT đất nông nghiệp 15.616,91
1.1 DT trồng lúa 13.682,78
1.2 DT trồng cây hàng năm 1.934,13
2 DT nuôi trồng thủy sản 1.798,83
3 DT đất phi nông nghiệp 4.174
4 DT đất công nghiệp 442,80
5 DT đất chưa sử dụng 13.288,46
2.2.2. Các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu:
- Sản xuất nông nghiệp trồng trọt:
Nghề nghiệp chính của địa phương là sản xuất nông nghiệp. Sản xuất chính
là thâm canh lúa và màu từ 3 ÷ 4 vụ trong năm. Trình độ sản xuất thâm canh,
chuyên canh phát triển tốt.
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 15 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Xuân Thủy là vùng điển hình cho sản lượng và chất lượng lúa gạo cho toàn
tỉnh và trong nước ngoài kĩ thuật thâm canh tốt sản phẩm chất lượng cao đáp ứng

nhu cầu cho người dân và các địa phương khác.
- Chăn nuôi:
Chăn nuôi của vùng quy hoạch trong những năm gần đây vẫn được duy trì và
phát triển chủ yếu vẫn là chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ hộ gia đình, chăn nuôi
theo quy mô lớn còn ít
Bảng 2.2. Thống kê số lượng vật nuôi trong vùng Xuân Thủy
Stt
Vật
nuôi
Đơn
vị
2011 2012 2013
1 Trâu con 783 616 618
2 Bò con
4702 4106 3309
(53 con
bò sữa)
(60 con bò
sữa)
(70 con bò
sữa)
3 Lợn con 26400 2860 8152
4 Gia cầm con 105000 136500 131000
-Thủy sản:
Mặt nước nuôi trồng thủy sản chủ yếu là ao hồ xen kẽ trong các khu dân cư
với các giống cá truyền thống. hình thức nuôi trồng chủ yếu theo quy mô hộ gia
đình và chưa có biện pháp kiểm tra phòng bệnh cho thủy sản, chưa sử lý được ô
nhiễm nguồn nước nên năng suất vẫn thấp.
Trong năm 2013 tổng diện tích thường xuyên nuôi thủy sản là 25,9 ha
sản lượng thu hoạch ước đạt 139 tấn ,giá trị ước đạt 230 tỉ đồng.

2.2.3. Phương hướng quy hoạch PTNN và NT trong vùng dự án
Chủ động tưới tiêu trên toàn bộ diện tích, giảm chi phí cho tưới tiêu và làm
tiền đề cho việc cải tạo cơ cấu giống cây trồng trong khu vực.
Tận dụng tối đa nguồn đất đai hiện có, đưa các giống cây con có năng suất
và giá trị hang hóa vào khai thác.
2.3. Hiện trạng thủy lợi
2.3.1. Hiện trạng về hệ thống kênh mương
Trạm bơm tiêu : có 7 trạm bơm tiêu với 9 máy hoạt động.
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 16 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Trạm bơm Đồng Chu thuộc xã Giao Tân xả ra kênh Cồn Giữa sử dụng máy
li tâm hoạt động với công suất máy bơm là 1200 m
3
/h ,công suất động cơ là 33
Kwh, tiêu cho diện tích 20 ha.
Có 4 trạm bơm sử dụng loại máy trục xiên,hiện tại có 3 máy hoạt động bình thường và 1
máy hỏng ống bơm với công suất máy bơm từ 500 m
3
/h ÷ 1000 m
3
/h,công suất hoạt động nhỏ, tiêu
nước ra kênh Cát Xuyên, tiêu cho tổng diện tích 80ha.
Có 2 trạm bơm sử dụng 4 máy bơm trục đứng tiêu nước ra kênh Láng,kênh
Tài với công suất máy bơm 1500 m
3
/h tiêu nước với công suất lớn 322ha.
Trạm bơm tưới tiêu kết hợp: Có 1 trạm bơm lấy xả nước từ kênh Cát
xuyên với công suất máy bơm là 500 m
3
/h hoạt động bình thường ,tưới tiêu cho

diện tích 30ha.
Cống tiêu: có 30 cống tiêu:
- Có 6 cống có diện tích cửa cống từ 20 m
2
÷ 30 m
2
tiêu cho tổng diện tích thực
tế là 4039 ha, 2 cống hoạt động yếu,còn lại hoạt động bình thường
- Có 6 cống có diện tích cửa cống trên 30m
3
tiêu cho tổng diện tích thực tế là
8353 ha ,có 1 cống hoạt động yếu,các cống còn lại hoạt động bình thường.
- Có 18 cống có diện tích cửa cống nhỏ dưới 20m
2
với tổng diện tích tưới thực
tế là 10119.5 ha có 5 cống hoạt động yếu còn lại hoạt động tốt và ình thường.
Cống tưới tiêu kết hợp:
- Có 2 cống: cống Cồn Lư thuộc xã Hồng Thuận có diện tích cửa ra là 15,6 m
2
tưới cho diện tích thực tế là 1300ha và cống Hoành Lộ thuộc xã Giao An với diện
tích cửa ra là 2,79m
2
tưới tiêu cho diện tích là 250 ha hoạt động yếu.
Cống tiêu cấp II:
Các cống tiêu cấp II có kích thước nhỏ có 115 cống hoạt động chủ yếu trên các
xã Giao An, Giao Hồng, Giao Long, Giao Thịnh, Giao Lạc và Giao Châu, Xuân
Hòa, Xuân Ninh, Xuân Hồng các cống hoạt động bình thường tưới trên diện tích
nhỏ,có 28 cống tiêu tiêu cho diện tích trên 100ha/cống, tổng diện tích tiêu là 4659
ha; còn lại tiêu với diện tích nhỏ, nhỏ nhất là cống Cuối VB 15-1 thuộc xã Giao Hải
với diện tích cửa cống là 5,04m

2
tưới cho diện tích 8ha, các cống còn lại có kích
thước vừa từ 6,72 m
2
÷ 7,0 m
2
tưới cho tổng diện tích thực tế là 2683 ha.
Cống tưới tiêu kết hợp:
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 17 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
- Có 69 cống tưới tiêu kết hợp,các cống có diện tích tưới tiêu nhỏ từ 9-90 ha
trong đó có 2 cống lớn có diện tích tưới tiêu lớn là Cống Chính Bắc I, Cống Chính
Bắc II thuộc Giao Thiện với diện tích cửa cống là 12,6 m
2
tưới tiêu cho tổng diện
tích thực tế là 588ha.
- Có 34 cống có diện tích cửa cống là 5,6 m
2
,tưới tiêu cho tổng diện tích thực
tế là 618ha cho xã Hồng Thuận ,các cống còn lại có diện tích cửa cống nhỏ từ 2,73
m
2
÷ 4,6 m
2
có tổng diện tích tưới tiêu thực tế là 1182 ha tưới tiêu cho các xã Giao
Hồng,Giao Thiện, Giao Thịnh.
- Các cống hoạt động bình thường.
Các đập điều tiết trên kênh chính, cấp I, cấp II:
- Có 19 đập trên kênh chính thuộc xã Giao Long, Giao Tiến, Giao Thiện, Giao Thịnh, có
3 đập có kích thước của từ 20 ÷ 36 m

2
thuộc Giao Long,Giao Thuận, Giao Thịnh với tổng
diện tích tưới 5570 ha,còn lại các đập có diện tích nhỏ từ 5,4 ÷ 14,8 m
2
, có 2 đậphoạt động
yếu cần nâng cấp tiêu nước cho tổng diện tích thực tế là 2742ha.
- Trên kênh cấp II có 58 đập có diện tích từ 4,42 ÷ 8,4 m
2
tiêu nước cho tổng
diện tích 5056ha,các đập hoạt động bình thường.
Các kênh tiêu cấp I,II:
- Kênh tiêu cấp I có 18 kênh: Kênh Văn Bé có chiều dài lớn nhất là 20.000m
tiêu cho diện tích thực tế là 2472ha với chiều rộng bình quân là 30m.
- Các kênh còn lại có chiều dài từ 1000m đến 10000m tiêu cho tổng diện tích
thực tế là 19311ha, chiều rộng bình quân từ 12 ÷ 39 m.
- Kênh tưới tiêu kết hợp có 7 kênh với chiều dài từ 1563m ÷ 5000m, tổng diện
tích tiêu thực tế là 1634 ha,chiều rộng bình quân từ 12 ÷ 49 m.
- Kênh tiêu cấp II có 188 kênh từ 325 ÷ 5000m có chiều rộng bình quân từ 6 ÷
25m, có 12 kênh với diện tích tiêu thực tế từ 100 ÷ 200ha,có 4 kênh có diện tích tiêu
lớn trên 200ha,các kênh còn lại diện tích tiêu nhỏ dưới 100ha
- Kênh tưới tiêu kết hợp có 70 kênh: có 4 kênh có chiều dài trên 2000m,các
kênh còn lại chiều dài từ 600 ÷ 1600m,diện tích thực tế nhỏ,có tổng chiều rộng bình
quân 4 ÷ 14m.
2.4. Hiện trạng các công trình thuộc về cơ sở hạ tầng khác
2.4.1. Giao thông vận tải
Tổng chiều dài đường bộ các loại là 3.973 km, mật độ 2,37 km/km
2
trong
đó: quốc lộ là 109 km; tỉnh lộ: 231 km; đường huyện: 330 km và đường liên xã,
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 18 LỚP: 51NTC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
thôn: 3.300 km. Năm năm qua với chương trình nâng cấp cải tạo đường giao thông
của tỉnh, chất lượng các tuyến đường được nâng lên, việc đi lại vận chuyển thuận
lợi nhiều. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm của xã và hệ thống đường nông
thôn được tu bổ, nâng cấp đi lại thuận tiện.
2.4.2. Hệ thống điện, năng lượng
Điện là một nhu cầu hết sức thiết yếu đối với nhân dân, không những mang lại
ánh sáng văn hóa, mở mang dân trí mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ
cấu kinh tế, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Toàn huyện có 3 nguồn cấp điện cho huyện từ 3 trạm 110 kV. Toàn huyện có
64 trạm biến áp với 70 máy biến áp, tổng dung lượng 20.740 KVA. 100% xã có
điện sinh hoạt với trên 99% hộ sử dụng điện sinh hoạt.
2.5. Hiện trạng về y tế, văn hóa, giáo dục
2.5.1. Hiện trạng y tế:
Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân
dân của Y tế 2 huyện đã khởi sắc. Mạng lưới chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa
bàn huyện, gồm: Phòng Y tế, Bệnh viện đa khoa hạng 2, Trung tâm Y tế, Trung tâm
dân số-KHHGĐ và 35 trạm y tế xã, thị trấn.
Thực hiện chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của cấp
uỷ Đảng, chính quyền các cấp, về cơ bản các đơn vị y tế trên địa bàn huyện đã chủ
động triển khai các biện pháp phòng chống dịch; phối hợp chặt chẽ giữa các ban,
ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, chính quyền các xã, thị trấn để
kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, như
dịch cúm A/H
5
N
1
, cúm A/H
1
N

1
, tiêu chảy cấp, sốt phát ban, Nâng cao năng lực của
hệ thống y tế cơ sở, tạo được niềm tin và đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp
cận với các dịch vụ y tế gần nhất, có chất lượng, chi phí phù hợp với thu nhập của
nhân dân.
2.5.2. Văn hóa xã hội khu vực:
Công tác thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các lễ hội
truyền thống, hoạt động thể dục thể thao cũng được chính quyền xã quan tâm và
từng bước đổi mới. Hàng năm, vào dịp lễ hội các hoạt động văn hóa huyện diễn ra
thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cho toàn huyện. Hệ thống thông tin tuyên
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 19 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
truyền đã được phủ sóng toàn huyện nhờ vậy các thông tin văn hóa về chế độ chính
sách, khoa học kỹ thuật đã được truyền tải tới mỗi người dân.
2.5.3. Hiện trạng giáo dục:
Trình độ giáo dục được nâng cao các cơ sở trường học được trang bị đầy đủ
trang thiết bị dạy và học ,đời sống thầy cô giáo được nâng cao,huyện có tỷ lệ đỗ đại
học cao dẳng hằng năm tương đối cao,tỷ lệ tốt nghiệp ở cấp phổ thông là 92% đi
đầu trong phong chào thi đua giáo dục của tỉnh
Trình độ văn hóa và kỹ năng sản xuất của lao động nông thôn, thu nhập bình
quân đầu người năm 2009 đạt 7,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn dưới
4% (thời điểm tháng 12/2009 theo chuẩn nghèo), thấp hơn 0,2 lần tỷ lệ hộ nghèo chung
toàn tỉnh.
2.6. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
Về nông nghiệp đã đảm bảo lương thực thực phẩm cho nhân dân đảm bảo an
ninh lương thực với hệ thống trạm bơm , kênh tưới tiêu, kênh tiêu khá hoàn chỉnh .
Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản đã có những bước tiến mạnh mẽ , có cơ cấu
chuyển dịch tích cực giăm tỷ lệ cơ cấu nông nghiệp, tăng tỷ cơ cấu dịch , du lịch tuy
nhiên nông nghiệp vẫn là chủ đạo của huyện.
Về y tế, tích cực vận động, tuyên truyền giáo dục nhân dân tham gia các hình

thức bảo hiểm y tế; triển khai các dự án, giám sát dịch tễ chặt chẽ ngăn ngừa phát hiện
sớm các nguy cơ xảy ra dịch để khống chế kịp thời. Người dân đều được sống trong một
cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, phù hợp với sự phát triển kinh
tế- xã hội- chính trị của huyện và thành phố. Nâng cao hạ tầng, vật chất phục vụ cho
công tác khám chữa bệnh, cán bộ y tế không ngừng phấn đấu nâng cao y đức và trình độ
giúp y tế trong vùng đạt chuẩn quốc gia.
Hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh đã tạo đà cho sự phát triển kinh tế. Tỷ lệ
km đường trục xã, liên xã, thôn, xóm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn
theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội
vào mùa mưa, xe cơ giới đi lại trong vùng thuận tiện.
Hệ thống thủy lợi đảm bảo yêu cầu, đáp ứng được sản xuất nông nghiệp và
dân sinh, kiên cố hóa các hệ thống kênh mương do xã quản lý trong vùng.
Hệ thống điện đảm bảo an toàn, hộ dân sử dụng điện thường xuyên và an toàn.
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 20 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Cơ sở vật chất văn hóa: Xây dựng nhà văn hóa và khu thể thao xã, thôn đạt
chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. Giúp người dân trong vùng có nếp sống
văn minh, thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe lành mạnh.
Về môi trường: Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo
quy chuẩn Quốc gia tăng cao, các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi
trường, không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh, sạch đẹp. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Chất
thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát trong thôn xóm, tỷ lệ dân có nhà ở đạt tiêu
chuẩn Bộ Xây dựng tăng cao. Ngoài ra còn phải xây dựng điểm bưu chính viễn
thông, internet đến với thôn xóm phục vụ nhu cầu của dân sinh trong vùng.
Về kinh tế và tổ chức sản xuất: giảm đến mức tối đa tỷ lệ hộ nghèo. Thu
nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh đạt 1,2 lần.
Ngoài ra còn có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
An ninh, trật tự xã hội phải được giữ vững giúp người dân an tâm sinh hoạt

và sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra hệ thống giáo dục cũng được nâng cao cả về chất lượng dạy và học,
tỷ lệ đến trường cao và chất lượng học sinh cao và đã đạt được những kết quả cao
trong học tập với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông khá cao, giữ vững phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi , phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ trường học
các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn quốc
gia đạt cao.
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 21 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH MƯA TƯỚI THIẾT KẾ
3.1 Chọn trạm đo mưa, tần xuất thiết kế và thời đoạn tính toán.
3.1.1. Chọn trạm.
* Nguyên tắc chọn trạm:
- Trạm được chọn tính toán phải thuộc hoặc gần khu vực tính toán, phản ánh
đúng các hiện tượng đặc trưng của khu vực.
- Trạm có số năm quan trắc đủ dài, liên tục và phải là số liệu thực của các năm
gần đây, tối thiểu là 15 năm trở lên. Theo bài toán xác suất thống kê như vậy sẽ
phản ánh đúng quy luật của tự nhiên.
- Tài liệu của trạm được chọn đã được chỉnh biên xử lý, đảm bảo độ tin cậy.
- Riêng đối với việc chọn trạm thủy văn thì cần phải thêm một nguyên tắc nữa
là trạm phải đặt trên tuyến sông mà hệ thống đó trực tiếp lấy nước.
* Theo nguyên tắc nêu trên, trong đồ án này em chọn trạm khí tượng Xuân Thủy tại
tỉnh Nam Định có vị trí ở vĩ độ: 20
0
15’ Bắc và kinh độ: 106
0
09’ Đông. Số năm có
tài liệu là 34 năm từ năm 1980 đến năm 2013 đảm bảo yêu cầu, tài liệu của trạm
đáng tin cậy, ở gần khu tưới.

3.2.2. Tần suất thiết kế.
Tần suất thiết kế phụ thuộc quy mô, kích thước công trình, nhiệm vụ công trình,
tiềm năng kinh tế mỗi quốc gia, tầm quan trọng của công trình… được chuẩn hoá
thành quy phạm. Theo QCVN 04- 05 công trình thủy lợi các quy định chủ yếu về
thiết kế, tần suất thiết kế đảm bảo nước cho cây trồng được chọn là 85%.
3.2. Tính toán xác định mô hình mưa tưới thiết kế
* Quy định chung:
Theo QCVN 04-05-2012/BNNPTNT mô hình mưa tưới thiết kế bao gồm: Tổng
lượng mưa năm tương ứng với tần suất thiết kế và phân phối lượng mưa theo từng
ngày trong năm.
Chọn mô hình mưa thiết kế được xác định thông qua mô hình mưa điển hình.
Mô hình mưa điển hình là mô hình đã xảy ra trong thực tế có tổng lượng mưa xấp xỉ
lượng mưa thiết kế, có dạng phân phối là phổ biến và thiên về bất lợi.
3.2.1. Phương pháp tính toán.
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 22 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Có 3 phương pháp tính toán các đặc trưng khí tượng thủy văn: phương pháp
phân tích nguyên nhân hình thành, phương pháp dùng các trạm tương tự, phương
pháp thống kê xác suất.
a. Phương pháp nguyên nhân hình thành.
Phương pháp này dựa trên việc phân tích ảnh hưởng của các nhân tố mặt đệm,
lập quan hệ giữa các nhân tố đó với các đặc trưng khí tượng thủy văn bằng các
phương trình cân bằng nước hoặc các mô hình các công thức kinh nghiệm. Việc xác
định các hệ số kinh nghiệm cho tính toán rất khó khăn, dùng khi không có tài liệu.
b. Phương pháp dùng các trạm tương tự.
Phương pháp này dùng những trạm tham khảo có tính tương tự và đại diện cho
khí hậu thủy văn khu vực thiết kế. Trạm này phải đạt yêu cầu:
- Lưu vực tương tự và lưu vực nghiên cứu có diện tích xấp xỉ hoác gần bằng nhau.
- Địa hình, địa mạo tương tự
- Cùng một vùng khí hậu, có điều kiện về hướng gió cũng như các nguyên nhân

gây mưa giống nhau.
Tốt nhất là cùng trên một lưu vực sông.
Trên cơ sở tính được các thông số thống kê của trạm tham khảo
_
X
, C
v
, C
s
ta
sẽ có các thông số thống kê của lưu vực cần nghiên cứu.
c. Phương pháp xác suất thống kê.
Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong thủy văn trên cơ sở coi hiện
tượng khí tượng thủy văn là hiện tượng ngẫu nhiên. Phương pháp này dựa trên lý
thuyết thống kê xác suất, sau đó vẽ đường tần suất và xác định ra trị số của các đặc
trưng thủy văn ứng với một tần suất thiết kế mà ta đã chọn. Phương pháp này dùng
tính toán cho trường hợp mưa nhiều, tài liệu đáng tin cậy và trạm mưa nằm trong
lưu vực.
Khu vực có nhiều tài liệu đo đạc từ các trạm khí tượng nên trong đồ án này
em chọn phương pháp xác suất thống kê để tính toán.
Với trường hợp tính mưa tưới thiết kế, trạm tính toán được chọn là trạm
Xuân Thủy có tài liệu mưa ngày từ 1980 - 2013, tài liệu đáng tin cậy, ở gần khu
tưới.
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 23 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
3.2.2. Phân tích tài liệu mưa, tính toán xác định các thông số thống kê.
1. Phân tích tài liệu mưa.
Tài liệu mưa đầy đủ, liên tục và chính xác.
2. Tính toán xác định các thông số thống kê.
Nội dung tính toán theo phương pháp xác suất thống kê:

Bước 1: Chọn mẫu: X
i
lượng mưa năm của 34 năm, tài liệu liên tục từ năm
1980 đến 2013.
Bước 2: Xây dựng đường tần suất: Xây dựng đường tần xuất kinh nghiệm, lý
luận.
Đường tần suất kinh nghiệm:
Thống kê X

của 34 năm, sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
Tính

=
=
34
1
34
1
i
XX
= 1894,76 mm
Tính tần suất kinh nghiệm theo công thức kì vọng : P
i
=
%100.
1
+
n
m
Tính C

v
theo công thức:
1
)1(
1
2


=

=
n
k
C
n
i
i
v
; với n = 34 năm
- Trong đó :
−−
=
X
X
k
i
i
là hệ số biến suất.
X
i

– lượng mưa năm thứ i.
Tính được: C
v
= 0,32
Bảng tính tần suất kinh nghiệm được trình bày ở phụ lục 3.1.
Đường tần suất lý luận:
Xây dựng đường tần suất lý luận theo phương pháp thích hợp như sau:
- Vẽ đường tần suất kinh nghiệm từ mẫu thực đo. Tính tần suất theo công thức
kì vọng.
-Tính
−−
X
, C
v
được ở phần trên.
-Tính C
s
theo công thức sau:
+ Hệ số thiên lệch:
v
n
i
i
s
Cn
k
C
3
1
3

)3(
)1(


=

=
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 24 LỚP: 51NTC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Trong đó :
−−
=
X
X
k
i
i
là hệ số biến suất.
X
i
– lượng mưa năm thứ i.
n – 34 năm quan trắc của tài liệu tính toán.
Tính được C
s
= 0,97
- Giữ nguyên
X
và C
v
, chọn hệ số lệch C

s
= mC
v
, thay đổi m cho đến khi
đường tần suất lý luận tương đối phù hợp với đường tần suất kinh nghiệm.
Bảng tính tần suất lý luận được trình bày ở phụ lục 3.2.
Các bước này đều được thực hiện trên phần mềm vẽ đường tần suất.
* Vẽ đường tần suất:
Để tăng độ chính xác và tiết kiệm thời gian tính toán nên ta sử dụng phần
mềm tính tần suất thủy văn FFC 2008 để vẽ đường tần suất mưa năm, thực hiện các
thao tác chủ yếu sau:
- Kích hoạt phần mềm FFC 2008
- Lựa chọn công thức tính tần suất kinh nghiệm, phương pháp tính tần suất lý
luận, các ghi chú… Sau đó kích chuột vào ô nhập số liệu để chọn tệp số liệu cần
tính rồi nhấn nút mở tệp là kết thúc.
- Tiến hành in kết quả tính toán bao gồm: Bảng tính toán tần suất kinh
nghiệm và lý luận, hình vẽ đường tần suất trên giấy Hazen (Hình 1)
Bước 3: Xác định trị số thiết kế:
Từ đường tần suất lý luận với tần suất thiết kế P = 85%, ta xác định được
lượng mưa thiết kế X
tk
= X
P=85%
= 1467,88 mm
Bước 4: Chọn mô hình mưa năm điển hình.
Theo nguyên tắc chọn mô hình điển hình, chọn năm có lượng mưa vụ xấp xỉ
X
tk
= X
P=85%

= 1467,88 mm. Ta có thể chọn 1 trong các năm:
Năm 1983 có X = 1504,3 mm
Năm 1992 có X = 1455,8 mm
Năm 2007 có X = 1395,6 mm
Theo phương pháp năm bất lợi, thì năm 1983 là năm có phân phối mưa bất lợi đối
với yêu cầu tưới của cây trồng. Trong thời kỳ cần nước để sinh trưởng và phát triển
như giai đoạn đầu tháng 1, 2, 3 thì lượng mưa lại rất nhỏ (X
tháng1
= 5,1 mm; X
tháng2
SV: LÊ TÔN CƯƠNG 25 LỚP: 51NTC

×