Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Khảo sát công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại xã nam hồng, huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH -KTNN





PHẠM VĂN TOAN




KHẢO SÁT CÔNG TÁC PHÒNG,
CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM
TẠI XÃ NAM HỒNG, HUYỆN TIỀN HẢI,
TỈNH THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Lưu Thị Uyên




HÀ NỘI - 2015

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo khoa Sinh –


KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất để em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình!
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Lưu Thị Uyên
trong suốt quá trình học tập và quá nghiên cứu của em!
Tuy nhiên, do thời gian có hạn và kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu
khoa học còn hạn chế nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn
thiện hơn!
Hà Nội, Tháng 5 năm 2015
Sinh viên


Phạm Văn Toan








LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi
- Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Khoa Sinh- Kĩ thuật nông nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu, các số liệu trình bày trong khóa luận là trung thực và không
trùng với kết quả của tác giả khác.


Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Phạm Văn Toan











MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Nguyên lí chung của công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
cho gia súc, gia cầm. 3
1.1.1. Sự phát sinh và phát triển dịch bệnh truyền nhiễm 3
1.1.2. Nguyên lý chung phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm 4
1.2. Bộ NN- PTNT, Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc,
gia cầm 5
1.2.1. Mục đích, yêu cầu 5
1.2.2. Các biện pháp chủ động phòng, chống dịch 5
1.3. Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Thái Bình

năm 2014 9
1.3.1. Mục đích 9
1.3.2. Nội dung kế hoạch 10
1.4. Những tồn tại trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia
cầm và giải pháp khắc phục. 12
1.4.1. Những tồn tại 12
1.4.2. Giải pháp khắc phục 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 15
2.3. Nội dung nghiên cứu 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu 15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
3.1. Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội xã Nam Hồng 16
3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi của xã Nam Hồng 18
3.3. Tình hình dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm của xã Nam Hồng năm
2014 19
3.3.1. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc của xã Nam Hồng 20
3.3.2. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm của xã Nam Hồng 20
3.4. Công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã Nam Hồng
2014 22
3.4.1. Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm năm 2014 22
3.4.2. Công tác vệ sinh tiêu độc 27
3.4.3. Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y 28
3.4.4.Công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo 29
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32
1. Kết luận 32
2. Đề nghị 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 36






1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây tình hình thời tiết nước ta diễn biến không thuận
lợi, nhiều đợt nắng nóng và mưa lũ kéo dài tác động đến sức khỏe gia súc, gia
cầm; dịch bệnh gia súc, gia cầm ở hầu hết các địa phương trong cả nước nhìn
chung phức tạp, một số mầm bệnh vẫn còn tiềm ẩn ở ngoài môi trường nên
nguy cơ tái phát và lây lan dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi là rất lớn.
Mặc dù các ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp giám sát,
phòng chống dịch bệnh nhưng công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn
nuôi hiện nay vẫn còn bị động, chỉ khi dịch xảy ra người chăn nuôi mới thực
sự vào cuộc, do đó việc dập dịch thường tốn kém và hậu quả để lại nặng nề.
Dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi mà còn đe
dọa đến sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy việc thực hiện các biện pháp chủ
động phòng, chống dịch bệnh có ý‎ nghĩa rất quan trọng nhằm kiểm soát tình
hình dịch bệnh; phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trên
diện rộng góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ổn định, phát triển kinh tế -
xã hội.
Với mục tiêu khảo sát thực trạng công tác phòng, chống dịch bệnh gia
súc, gia cầm ở cấp cơ sở (xã, phường) chúng tôi chọn xã Nam Hồng, huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình – một trong những xã có hoạt động chăn nuôi tương
đối phát triển làm địa điểm nghiên cứu, triển khai đề tài:
“Thực trạng công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã Nam

Hồng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
tại vùng nghiên cứu.
2

- Đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
tại địa phương và những yếu tố chi phối công tác phòng,chống dịch bệnh gia
súc, gia cầm.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Đóng góp cơ sở dữ liệu về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc,
gia cầm tại khu vực chăn nuôi làng, xã.
- Góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia
súc, gia cầm tại xã Nam Hồng, Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguyên lí chung của công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
cho gia súc, gia cầm.
1.1.1. Sự phát sinh và phát triển dịch bệnh truyền nhiễm [7]
- Dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ
vật ốm sang vật khỏe do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: virut, vi khuẩn,
Rickettsia…
- Bệnh truyền nhiễm muốn phát triển thành dịch phụ thuộc vào 3 khâu:
nguồn truyền nhiễm, các yếu tố trung gian truyền nhiễm và khối cảm thụ (cơ
thể cảm thụ).
 Nguồn truyền nhiễm (nguồn lây)
Gia súc, gia cầm đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm rất quan trọng,
vì luôn chứa và thải ra mầm bệnh, ngoài ra nguồn lấy còn có gia súc, gia cầm

mang mầm bệnh không triệu chứng, ủ bệnh.
 Các yếu tố trung gian truyền nhiễm
Yếu tố trung gian truyền nhiễm là toàn bộ các yếu tố của môi trường
sống có vai trò trong việc tạm chứa và vận chuyển mầm bệnh từ nguồn truyền
nhiễm tới cơ thể cảm thụ. Mầm bệnh có thể tồn tại trong các trung gian truyền
nhiễm một thời gian khá dài (vài tuần, vài tháng), hoặc ngắn (vài ngày, vài
giờ).
Những yếu tố trung gian truyền nhiễm chủ yếu cần được quan tâm là:
- Nước và thức ăn là môi trường tạm trú của nhiều loài vi sinh vật gây
bệnh .
- Không khí là yếu tố trung chuyển của nhiều loài vi sinh vật gây bệnh
sau khi ra khỏi đường thở do ho, khạc, hắt hơi, Các vi sinh vật có thể tồn tại
trong các giọt nhỏ, bụi hoặc khí dung (aerosol).
4

- Đất là nơi cư trú tạm thời của nhiều loại vi khuẩn, nấm, đơn bào
- Dụng cụ chăn nuôi cũng thường mang các loại vi sinh vật gây bệnh.
- Côn trùng, gậm nhấm…
 Cơ thể cảm thụ bệnh
Cơ thể cảm thụ bệnh là toàn thể các cá thể có khả năng nhiễm mầm
bệnh và mắc bệnh với các mức độ khác nhau.
1.1.2. Nguyên lý chung phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm [7][8]
- Can thiệp toàn diện vào cả 3 mắt xích của quá trình dịch, song cần
xác định những trọng tâm ưu tiên cho từng mắt xích của mỗi loại bệnh dịch.
- Coi trọng biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu như: vệ sinh
môi trường, vệ sinh thân thể, cách ly…
- Thường xuyên thực hiện tốt công tác giám sát dịch, chủ động nắm
chắc tình hình dịch của địa phương để có kế hoạch chủ động phòng chống
bệnh dịch kịp thời.
- Sử dụng vacxin tạo miễn dịch đặc hiệu.

Với nguồn truyền nhiễm
- Tổ chức giám sát chặt chẽ phát hiện sớm và chính xác mọi nguồn
truyền nhiễm (con bệnh, các trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng).
- Điều trị triệt để, ngăn ngừa tái phát.
- Cách ly kịp thời và hợp lý tùy theo tính chất lây truyền của từng
bệnh
Với yếu tố trung gian truyền nhiễm
- Tiến hành xử lý vệ sinh phân, rác, khử trùng nguồn nước.
- Diệt vật chủ trung gian truyền bệnh: phun diệt ruồi, nhặng…
Với cơ thể cảm thụ
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch
không đặc qua chăm sóc, nuôi dưỡng.
5

- Tiêm vac xin phòng bệnh để gây miễn dịch đặc hiệu. Sử dụng vacxin
là biện pháp tốt.
1.2. Chỉ đạo của Bộ NN- PTNT về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên
đàn gia súc, gia cầm
1.2.1. Mục đích, yêu cầu [1][2]
 Mục đích: chủ động phòng, chống hiệu quả các dịch bệnh động vật,
khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, nhằm bảo đảm cho
sản xuất chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ sức khỏe nhân dân và
góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
 Yêu cầu
- Triển khai thực hiện phải có sự chỉ đạo và phối kết hợp chặt chẽ,
đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ từ trung ương đến các tỉnh, các cơ sở và
cả hệ thống chính trị; huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các
biện pháp phòng, chống dịch.
- Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm phải tuân
theo quy định của Pháp lệnh Thú y và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y.
- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kịp thời, phù hợp
và hiệu quả, không để lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư.
1.2.2. Các biện pháp chủ động phòng, chống dịch
1.2.2.1. Khi chưa có dịch xảy ra [1][2]
 Thông tin tuyên truyền, tập huấn
Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông Báo, Đài
Phát thanh và Truyền hình, đài truyền thanh cấp huyện, xã để phổ biến cho
người dân thấy được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh gia súc, gia cầm
không chỉ thiệt hại đối với sản xuất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe,
6

tính mạng của con người; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong
công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho hệ thống thú y các cấp; tập
huấn cho các hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và chăn
nuôi an toàn sinh học.
 Giám sát dịch bệnh
Tăng cường hệ thống giám sát bảo đảm giám sát tới từng thôn, xóm, hộ
chăn nuôi cùng với Ban chăn nuôi thú y xã, phường, thị trấn kịp thời phát
hiện dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh.
Định kỳ lấy mẫu kiểm tra để phát hiện kịp thời sự lưu hành của vi rút
cúm gia cầm, vi rút gây bệnh LMLM gia súc, vi rút gây bệnh Tai xanh trên
đàn gia súc, gia cầm và tổ chức các đợt giám sát sau tiêm phòng để xác định
mức độ bảo hộ của vắc xin phòng bệnh.
Tổ chức thực hiện khẩn cấp các biện pháp chuyên môn như tiêm phòng
vắc xin bao vây, khử trùng tiêu độc, quản lý đàn gia súc, gia cầm tại địa
phương có nguồn gốc gia súc, gia cầm chứa vi rút gây các bệnh nguy hiểm
lưu hành.
Lấy mẫu xét nghiệm khi có gia súc, gia cầm ốm, chết không rõ nguyên

nhân để kịp thời chẩn đoán và xác minh dịch bệnh.
 Tiêm phòng vắc xin
Triển khai, tổ chức tiêm phòng dịch định kỳ cho đàn gia súc vụ Xuân
Hè, vụ Thu Đông (tiêm đại trà 02 vụ/năm) và tiêm bổ sung hàng tháng theo
quy định và kế hoạch.
 Khử trùng, tiêu độc
Định kỳ tổ chức tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi
trường chăn nuôi cùng với 02 đợt tiêm phòng chính trong năm (đợt 1 vào
tháng 3, đợt 2 vào tháng 9 và tháng 10) và các đợt vệ sinh khử trùng, tiêu độc
7

theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Ủy ban nhân
dân tỉnh.
Khử trùng tiêu độc thường xuyên đối với những vùng có nguy cơ cao
như chợ buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm; các bến phà, bến đò; các điểm
giết mổ gia súc, gia cầm và các điểm thu gom, tập kết gia súc, gia cầm, sản
phẩm gia súc, gia cầm.
 Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm; xử lý nghiêm các
trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật chưa qua kiểm dịch thú y.
Tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật
tại các chợ và tụ điểm buôn bán, nơi tập kết và các bến đò, bến phà, các địa
điểm giết mổ
1.2.2.2. Khi có dịch xảy ra [1][2]
Thực hiện đồng bộ các biện pháp bao vây, khống chế, dập dịch theo
quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y
và Ban Chỉ đạo các cấp.
 Xử lý ổ dịch
Đối với ổ dịch Cúm gia cầm
Tổ chức tiêu hủy bắt buộc gia cầm, sản phẩm gia cầm trong ổ dịch theo

quy định tại Thông tư 69/2005/TT-BNN ngày 07/11/2005 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đối với ổ dịch Lở mồm long móng gia súc
Thực hiện quản lý tại chỗ, nuôi cách ly theo dõi theo quy định tại Quyết
định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.


8

Đối với ổ dịch Tai xanh ở lợn
Tiêu hủy lợn bị bệnh theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN ngày
15/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đối với ổ dịch tả lợn
Thực hiện theo Thông tư số 04/2011/TT-BNN&PTNT ngày
24/02/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đối với ổ dịch Dại
Thực hiện theo thông tư 48/2009/TT-NNPTNT ngày 04/8/2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn các biện pháp phòng,
chống bệnh dại ở động vật.
 Vệ sinh tiêu độc ổ dịch
Khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi của hộ có gia
súc, gia cầm mắc bệnh và khu vực xung quanh (thôn, xóm, xã, phường, thị
trấn, huyện) bảo đảm đúng yêu cầu theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.
 Lập các chốt kiểm soát tạm thời
Lập các chốt kiểm soát tạm thời để kiểm soát vận chuyển gia súc, gia
cầm; sản phẩm gia súc, gia cầm tại các đầu mối giao thông ra, vào ổ dịch; tùy
thuộc vào phạm vi và mức độ ổ dịch, cơ quan chuyên môn thú y đề nghị lập
chốt ở các cấp khác nhau (tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn).
 Tiêm vắc xin bao vây ổ dịch

Đối với ổ dịch Cúm gia cầm
Tiêm phòng cho toàn bộ gia cầm (gà, vịt ngan, ) trong vùng vành đai
3-5 km tính từ điểm có dịch (theo Thông tư 69/2005/TT-BNN).
Đối với ổ dịch Lở mồm long móng gia súc
Tùy theo chủng vi rút gây bệnh, tổ chức tiêm phòng vắc xin cho toàn
bộ đàn gia súc trong ổ dịch và vùng khống chế (các xã, phường, thị trấn tiếp
giáp với các xã, phường, thị trấn có dịch), theo Quyết định số 38/2006/QĐ-
9

BNN và Quyết định số 05/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Đối với ổ dịch Tai xanh ở lợn
Tổ chức tiêm vắc xin trực tiếp cho vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp
và vùng nguy cơ cao cho mọi đối tượng lợn.
 Báo cáo dịch: khi có dịch quy định chế độ báo cáo dịch hàng ngày đối
với tất cả các cấp từ xã, các xã, phường, thị trấn, huyện, tỉnh bằng văn bản.
1.3. Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Thái Bình
năm 2014 [11]
Tại Thái Bình, năm 2013, mặc dù không phát sinh các dịch bệnh nguy
hiểm ở gia súc, gia cầm nhưng kết quả xét nghiệm mẫu giám sát có 08 mẫu
dương tính với cúm A/H5N1; 02 mẫu dương tính với cúm A/H5N6; các bệnh
thông thường vẫn xảy ra rải rác tại hầu hết các địa phương trong tỉnh.[15]
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng
cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; căn cứ diễn
biến tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2013;
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh
ở gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2014
1.3.1. Mục đích [11]
- Chủ động phòng, chống hiệu quả các dịch bệnh ở gia súc, gia cầm
với phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp thực hiện đồng bộ biện pháp

quản lý, giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ gia đình, phát hiện
sớm, bao vây khống chế, xử lý kịp thời, triệt để các dịch bệnh nguy hiểm phát
sinh ở động vật trong diện hẹp, đảm bảo sản xuất chăn nuôi ổn định, bền
vững, bảo vệ sức khỏe cho người, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội;
- Sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư để chủ động xử lý
khi phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật; ứng phó, giảm thiểu nguy
10

cơ lây nhiễm các bệnh mới xuất hiện có khả năng truyền lây từ động vật sang
người. hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người và động vật nuôi.
1.3.2. Nội dung kế hoạch [11]
1. Tổ chức thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống dịch
khi chưa có dịch xảy ra [11]
 Tuyên truyền, tập huấn
- Tuyên truyền thường xuyên về công tác phòng, chống dịch: Phổ
biến các văn bản quy phạm pháp luật về thú y, cơ chế, chính sách hỗ trợ
người chăn nuôi về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thông tin kịp
thời chính xác về tình hình dịch bệnh, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh
động vật; những ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sức khỏe, tính mạng của
con người; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người chăn nuôi về thực
hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định;
- Tổ chức các đợt tuyên truyền chuyên sâu, trọng điểm về tiêm phòng
vắc xin, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, các biện pháp phòng ngừa
lây nhiễm dịch bệnh từ động vật sang người;
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho hệ
thống thú y huyện, xã về công tác giám sát, xác minh dịch bệnh, tiêm phòng
dịch; kế hoạch tiêu độc khử trùng.
 Giám sát dịch bệnh, quan trắc môi trường
Nâng cao hoạt động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản,
đáp ứng yêu cầu dự tính, dự báo nguy cơ phát sinh dịch, phát hiện kịp thời khi

dịch mới phát sinh ở diện hẹp.
 Tiêm phòng vắc xin
- Xây dựng và triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin
phòng dịch theo định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân Hè, vụ Thu Đông
(tiêm đại trà 2 vụ/năm) và tiêm phòng bổ sung hàng tháng cho đàn gia súc,
11

gia cầm tái đàn nuôi mới cụ thể, chi tiết phù hợp với từng địa phương; tiêm
phòng bao vây ổ dịch tại các địa phương khi phát hiện có mầm bệnh truyền
nhiễm lưu hành hoặc có dịch phát sinh ở gia súc, gia cầm.
 Triển khai tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng theo định kỳ và đột
xuất để chủ động phòng dịch
- Xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch "tháng vệ sinh
tiêu độc khử trùng" trên địa bàn toàn tỉnh từ 2 - 3 đợt/năm và khi có dịch bệnh
phát sinh;
 Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
- Triển khai biện pháp quản lý, xử lý ngăn chặn việc vận chuyển, kinh
doanh động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh hoặc nhập lậu hoặc
không rõ nguồn gốc; ngăn chặn hành vi làm phát tán, lây lan dịch bệnh nguy
hiểm ở động vật vào tỉnh.
- Tăng cường biện pháp quản lý, tổ chức ký cam kết với các chủ hộ
kinh doanh vận tải, chủ bến phà, bến đò và chủ vận chuyển, buôn bán gia súc,
gia cầm trên địa bàn, kiểm tra việc chấp hành quy định phòng, chống dịch,
quy định về kiểm dịch, về điều kiện vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm
động vật tại các chợ và tụ điểm buôn bán, nơi tập kết, điểm giết mổ, các bến
đò, bến phà trên địa bàn quản lý.
 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công tác Thú y
Tổ chức đánh giá toàn diện thực trạng, chất lượng nguồn nhân lực hệ
thống thú y cơ sở; tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực
hoạt động của thú y cơ sở; huy động các nguồn lực xã hội và lồng ghép các

chương trình phục vụ công tác đào tạo, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng
hệ thống thú y cơ sở.

12

2. Tổ chức thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống dịch khi
dịch xảy ra [11]
Thực hiện đồng bộ các biện pháp khoanh vùng bao vây, khống chế, xử
lý ổ dịch theo quy định bao gồm:
- Quản lý ổ dịch;
- Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm xác minh dịch bệnh;
- Vệ sinh tiêu độc khử trùng;
- Điều tra mở rộng, tăng cường giám sát phát hiện dịch bệnh trên địa
bàn; trường hợp cần thiết tiếp tục lấy mẫu giám sát chủ động;
- Quản lý vùng dịch;
- Lập các chốt kiểm dịch tạm thời theo quy định;
- Tổ chức tiêm phòng bao vây vùng đệm, vùng khống chế và tiêm
thẳng vắc xin vào ổ dịch theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.
- Xử lý gia súc, gia cầm bị bệnh dịch
1.4. Những tồn tại trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia
cầm và giải pháp khắc phục.[14],[15]
1.4.1. Những tồn tại
Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Cục Thú y, thông qua kiểm tra
thực tế đã cho biết công tác chủ động phòng, chống dịch tại một số địa
phương đang có biểu hiện chủ quan, lơ là và bộc lộ một số tồn tại bất cập sau:
- Công tác giám sát, phát hiện, báo cáo ổ dịch chậm hoặc không báo
cáo dịch, không lấy mẫu xét nghiệm để xác định týp, chủng vi rút gây bệnh,
không công bố dịch kịp thời và gây khó khăn cho công tác tổ chức phòng
chống dịch, không đánh dấu gia súc mắc bệnh theo quy định để quản lý nhằm
ngăn chặn hiện tượng bán chạy gia súc mắc bệnh;

13

- Tổ chức tiêm phòng vắc xin nhưng không đảm bảo kỹ thuật và
không đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định nên dịch bệnh dễ xảy ra, đa số các
ca bệnh xảy ra ở gia súc chưa được tiêm phòng;
- Công tác kiểm dịch động vật nội địa chưa được thực hiện tốt,
một số Chi cục Thú y chưa ủy quyền cho Trạm Thú y cấp huyện thực hiện
việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, gây khó khăn cho công tác
kiểm dịch, nhiều gia súc không rõ nguồn gốc được đưa vào nuôi ở các hộ
chăn nuôi.
- Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các
quy định của pháp luật về thú y tại tuyến cơ sở chưa được chú trọng, không
phát hiện kịp thời vi phạm để khắc phục.
1.4.2. Giải pháp khắc phục
Để chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, bất cập nêu trên với mục tiêu
kiên quyết không để dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan diện rộng
cần phải:
- Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh động vật,
nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch khi còn ở diện hẹp; thực hiện việc công
bố dịch theo đúng quy định của pháp luật thú y để áp dụng các biện pháp
phòng, chống dịch có hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; phát
động và tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường
chăn nuôi” trong toàn quốc mỗi năm 3 đợt.[14]
- Chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin, đảm bảo việc tiêm phòng
định kỳ và bổ sung theo đúng quy định; kiểm soát chặt chẽ việc tiêm phòng
vắc xin, đảm bảo việc tiêm phòng đúng chủng loại vắc xin và hiệu quả;
nghiêm cấm việc cấp khống giấy chứng nhận tiêm phòng;
- Rà soát công tác kiểm dịch động vật nội địa.
14


- Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm: Không phát hiện, báo
cáo dịch, làm thủ tục công bố dịch kịp thời; không thực hiện việc kiểm dịch
theo quy định;
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng các nội dung nêu trên cho các tổ chức,
cá nhân liên quan; thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật trong công tác thú y cho toàn hệ thống
thú y địa phương, đặc biệt là kỹ thuật tiêm phòng vắc xin, quy định phòng,
chống dịch, kiểm dịch động vật và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền:
(1) Người chăn nuôi thực hiện tốt việc chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch
bệnh; (2) Các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia
cầm, buôn bán và sử dụng thuốc thú y thực hiện tốt các quy định của pháp
luật thú y, đồng thời tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về công
tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm dịch động vật.

15

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đàn gia súc, gia cầm nuôi tại xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình.
- Công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại xã Nam Hồng,
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Đề tài tiến hành từ tháng 9/2014 – 4/2015 tại xã Nam Hồng, huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình phát triển chăn nuôi của địa phương năm 2014
- Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm năm 2014

- Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại địa
phương.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng các kết quả nghiên cứu trước
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát, điều tra,
thu thập mẫu vật, bổ sung, cập nhật số liệu.
- Phương pháp quan sát phỏng vấn tại chỗ: đối với người chăn nuôi
và cán bộ phụ trách công tác chăn nuôi, thú y của địa phương.



16

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội xã Nam Hồng [13]
Xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình nằm ở phía nam huyện
Tiền Hải, cách trung tâm hành chính của huyện khoảng 10 km và cách thành
phố Thái Bình 40km; dân số 11.370người, trong đó số người trong độ tuổi lao
động là 6.780 người chiếm 59,63% số dân toàn xã.
Diện tích đất tự nhiên xã Nam Hồng là 857 ha, trong đó đất nông
nghiệp là 536,5 ha (chiếm tỷ lệ 62,6%) gồm đất cấy lúa, đất trồng cây hàng
năm, đất nuôi trồng thủy sản…Ngoài ra do Nam Hồng nằm bên bờ sông
Hồng, vì vậy trong diện tích đất nông nghiệp có một diện tích đất bãi đáng kể,
thích hợp cho trồng cây màu, cây thức ăn chăn nuôi và phát triển nuôi gia súc
ăn cỏ.
Bảng 3.1. Tình hình đất đai, dân số xã và lao động xã Nam Hồng
Chỉ tiêu
Số lượng

Đất tự nhiên (km
2
)
857,0
Đất nông nghiệp (ha)
536,5
Đất cấy lúa (ha)
441,5
Đất bãi (ha)
16,7
Tổng số dân (người)
11.370
Tổng số lao động chính (người)
6.780
Tổng số gia đình (hộ)
2.553
Mật độ dân cư (người/km
2
)
1.326
Bình quân đất nông nghiệp (m
2
/người)
472
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
4,0
UBND xã Nam Hồng - 2014
17

Với đặc điểm một xã thuần nông, Nam Hồng là mảnh đất của nghề

trồng lúa nước và chăn nuôi. Trong những năm qua, nhân dân trong xã tập
trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ
thuật, đầu tư xây dựng, chỉnh trang đồng ruộng, cải tạo hệ thống kênh mương,
đường giao thông, thực hiện tốt các khâu dịch vụ kịp thời cho các hộ sản xuất,
do vậy sản xuất nông nghiệp có bước tăng trưởng khá. 100% các giống lúa
ngắn ngày trong đó giống lúa chất lượng cao chiếm 45-50% tổng diện tích.
Sản lượng thóc bình quân đạt 5277 tấn/năm. Cùng với đó là phát triển chăn
nuôi theo mô hình tập trung quy mô lớn cũng đang hình thành và phát triển
mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều trang trại, gia trại áp dụng công nghệ tiên tiến
vào chăn nuôi. Mô hình trang trại chăn nuôi an toàn theo quy trình VietGap từ
8 xã điểm được nhân rộng ra 60 xã. Nhiều loại vật nuôi mới cũng được bà con
nông dân đưa về nuôi tại địa phương, bước đầu cho hiệu quả kinh tế.
Nam Hồng cũng như hầu hết các xã khác trong huyện Tiền Hải và tỉnh
Thái Bình đều có mật độ dân số khá cao. Đông dân là một trong những lợi thế
cơ bản cho phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Dân số đông, tạo nguồn
lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm nông nghiệp
và của các ngành kinh tế khác.
Tỷ lệ lao động của Nam Hồng chiếm gần 60% dân số của xã. Trong cơ
cấu lao động theo ngành, nhóm ngành nông-lâm- thủy sản chiếm tỷ lệ cao
nhất (59,4%) với hơn nửa là lao động nữ.
Nguồn lao động nông nghiệp ở Nam Hồng cũng như ở toàn tỉnh Thái
Bình được đánh giá là có trình độ cao. Người lao động cần cù, chịu khó, có
khả năng tiếp thu, tiếp cận với tiến bộ khoa học- kỹ thuật. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo tăng dần qua các năm.


18

3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi của xã Nam Hồng
Với số lượng hơn một trăm ngàn đầu lợn và hàng triệu gia cầm, Tiền

Hải được coi là huyện đứng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi của Thái Bình. Gia
súc, gia cầm chủ yếu nuôi tập trung ở hơn 2.000 trang trại và gia trại, chăn
nuôi nhỏ lẻ không đáng bao nhiêu. [15]
Xã Nam Hồng tuy không phải là địa phương dẫn đầu trong huyện về
quy mô chăn nuôi nhưng tình hình phát triển chăn nuôi trong mấy năm gần
đây luôn duy trì ổn định ở mức cao.
Diễn biến tình hình phát triển đàn gia súc, gia cầm trong 3 năm từ 2012
– 2014 như sau:
Bảng 3.2. Đàn gia súc gia cầm của xã Nam Hồng (2012-2014)
Loài vật nuôi
2012
2013
2014
Con
%
Con
%
Con
%
Tổng đàn lợn
4.520
100,0
4.950
100,0
5.763
100,0
- Lợn thịt
4.115
91,00
4.395

88,8
5.130
89,0
- Lợn nái
400
8,8
550
11,0
627
10,9
- Lợn đực giống
5
0,2
5
0,2
6
0,1
Tổng đàn gia cầm
48.500
-
50.000
-
52.000
-
Tổng đàn trâu, bò
200
-
215
-
226

-
UBND xã Nam Hồng- Ban thống kê.2014
Kết quả thống kê cho thấy đàn gia súc, gia cầm của xã rất phát triển.
- Đàn lợn năm 2012 là 4.520 con đã tăng lên 5.763 con năm 2014;
Trong đó xấp xỉ 90% tổng đàn là lợn thịt, lợn nái chiếm 10%.
19

- Đàn gia cầm năm 2012 là 48.500 con, năm 2013 là 50.000 con, đến
năm 2014 đạt 52.000 con, tăng 6,7% từ năm 2012 đến 2014.
- Tổng đàn trâu, bò của xã tăng nhẹ: năm 2012 là 200 con, năm 2013
là 215 con, năm 2014 là 226 con. Trâu, bò ở Nam Hồng nuôi với mục đích
sinh sản, lấy thịt kết hợp sử dụng làm sức kéo, đây cũng là nguồn thu nhập tốt
cho người nông dân.
- Bên cạnh tổng đàn gia súc, gia cầm ổn định ở mức cao, chăn nuôi xã
Nam Hồng đang từng bước phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại
quy mô lớn.
3.3. Tình hình dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm của xã Nam Hồng năm
2014
Trong những năm gần đây, chăn nuôi huyện Tiền Hải nói chung và xã
Nam Hồng nói riêng đang phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung với hình
thức gia trại và trang trại, chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên,
chăn nuôi càng phát triển thì càng phải đối mặt với những loại dịch bệnh nguy
hiểm như lở mồm long móng, lợn tai xanh, dịch tả, cúm gia cầm Mặc dù,
chính quyền địa phương và người dân đã có các biện pháp phòng, chống
nhằm ngăn chặn, hạn chế tác hại nhưng tình hình dịch bệnh ở đàn gia súc, gia
cầm trên địa bàn vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.
Năm 2014, với sự nỗ lực của Chi cục Thú y và sự phối hợp chặt chẽ
với các cấp, ngành, đơn vị, các địa phương nên đàn gia súc, gia cầm được bảo
đảm an toàn, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Song dịch bệnh lẻ tẻ vẫn
xẩy ra ở tất cả các địa phương trong tỉnh. [12]

Thống kê của Ban Chăn nuôi – Thú y xã Nam Hồng năm 2014 cho thấy
đàn gia súc, gia cầm mắc hầu hết các loại bệnh: truyền nhiễm, bệnh nội khoa,
ngoại khoa, sản khoa không kể bệnh kí sinh trùng cũng rất phổ biến.

20

3.3.1. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc của xã Nam Hồng
Bảng 3.3. Tỉ lệ mắc bệnh trên đàn gia súc xã Nam Hồng năm 2014

Loại bệnh

Lợn
Trâu, bò
Tổng số
(con)
Mắc bệnh
(con)
Tỉ lệ
(%)
Tổng số
(con)
Mắc
bệnh
(con)
Tỉ lệ
(%)
Truyền
nhiễm
5763
655

11,3
226
18
7,9
Nội khoa
5763
710
12,3
226
35
15,4
Ngoại khoa
5763
660
11,4
226
45
19,9
Sản khoa
5763
300
5,2
226
9
3,9
UBND xã Nam Hồng – Ban Chăn nuôi, thú y. 2014
Kết quả trình bày ở bảng 3.3 cho thấy:
- Đàn lợn, đàn trâu bò mắc bệnh truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa
với tỷ lệ khá cao.
- Đối với bệnh truyền nhiễm chủ yếu vẫn là bệnh tụ huyết trùng.

Nguyên nhân là do các hộ chăm sóc, nuôi dưỡng kém, vệ sinh chuồng trại
kém và vấn đề tiêm phòng chưa được quan tâm đúng mức cho nên bệnh dễ
dàng xảy ra.
- Bệnh nội khoa chủ yếu là ỉa chảy ở lợn do công tác vệ sinh thức ăn,
nước uống không đảm bảo, vệ sinh chuồng trại không tốt, đàn lợn bị lạnh, ẩm
về mùa đông dẫn đến dễ mắc bệnh tiêu chảy.
3.3.2 Tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm của xã Nam Hồng
Chăn nuôi gia cầm của xã chủ yếu là chăn nuôi tập trung qui mô lớn
theo phương thức thâm canh công nghiệp (liên doanh với các công ty nước
ngoài theo hình thức nuôi gia công), bên cạnh đó cũng còn một số hộ chăn
nuôi theo phương thức chăn thả bán thâm canh và chăn thả truyền thống.

×