Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tổ chức công tác hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh thanh lễ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.1 KB, 32 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP .HCM
***


BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế

TỔ CHỨC CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
MẶT HÀNG GIÀY DÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT KINH DOANH THANH LỄ

Họ và tên sinh viên: Lâm Văn Thịnh
Mã sinh viên: 1001025542
Lớp: A4
Khóa: K49
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Mai Anh



Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013



NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
























TP.HCM, ngày … tháng … năm 2013



ThS. Nguyễn Thị Mai Anh



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH
THANH LỄ 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quản trị nhân sự 3
1.2.1. Chức năng 3
1.2.2. Nhiệm vụ 4
1.2.3. Cơ cấu tổ chức 4
1.2.4. Quản trị nhân sự 6
1.3. Khái quát về tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh
Thanh Lễ giai đoạn 2010-2012 7
1.4. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép đối với sự phát
triển của công ty 8
1.5. Các công việc thực hiện trong quá trình thực tập 9
PHẦN 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DÉP TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH THANH LỄ 10
2.1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng giày dép 10
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 10
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 11
2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 12
2.1.4. Giá cả xuất khẩu 14
2.1.5. Phương thức giao nhận 14
2.1.6. Phương thức thanh toán 15
2.1.7. Phương thức làm thủ tục hải quan 16
2.2. Nhận xét chung 17
2.2.1. Thành tựu 17
2.2.2. Hạn chế 18
2.3. So sánh với lý thuyết 19



2.3.1. Giống nhau 19
2.3.2. Khác nhau 19
PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
KINH DOANH THANH LỄ 20
3.1. Triển vọng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép của công ty trong thời
gian tới 20
3.1.1. Cơ hội 20
3.1.2. Thách thức 20
3.2. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép của công ty
trong thời gian tới 21
3.3. Một số giải pháp 21
3.3.1. Thành lập bộ phận Marketing mở rộng thị trường tiêu thụ 21
3.3.2. Đầu tư tổ chức đội xe chuyên chở 22
3.3.3. Cải thiện phương thức làm thủ tục hải quan 23
3.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 23
3.4. Kiến nghị 24
KẾT LUẬN 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ĐVT


Đơn vị tính
C/O
Certificate of Origin
Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa
T/T
Telegraphic Transfer
Chuyển tiền bằng điện
L/C
Letter of Credit
Thư tín dụng
ECUS
Electronic Customs Service
Thủ tục hải quan điện tử
TM

Thương mại
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
XNK

Xuất nhập khẩu
BHXH

Bảo hiểm xã hội
BHYT

Bảo hiểm y tế

FOB
Free On Board

CIF
Cost, Insurance & Freight

AFTA
Asean Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới




DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng biểu/ sơ đồ
Nội dung
Trang
I. BẢNG BIỂU


Bảng 1.1
Cơ cấu nhân sự của Công ty giai đoạn 2010-2012
6
Bảng 1.2
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012
7
Bảng 1.3

Doanh thu xuất khẩu mặt hàng giày dép 2010-2012
8
Bảng 2.1
Kim ngạch xuất khẩu 2010-2012
10
Bảng 2.2
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu giày dép 2010-2012
11
Bảng 2.3
Cơ cấu thị trường xuất khẩu 2010-2012
13
Bảng 2.4
Tình hình các phương thức thanh toán xuất khẩu
2010-2012
15
II. SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1
Cơ cấu tổ chức nhân sự Công ty Cổ phần Sản xuất
Kinh doanh Thanh Lễ
5



1
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động vận tải, giao nhận hàng hóa trong
ngoại thương đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và làm cơ sở cho
việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho

các cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đang phải đương đầu với rất
nhiều khó khăn như giá cả leo thang, chi phí lớn, thị trường không ổn định, hệ
thống thông tin thiếu minh bạch. Tuy nhiên nhờ sự phối hợp giữa những chính sách
điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước và sự nhạy bén, nỗ lực không ngừng của
các doanh nghiệp trong nước đã mang lại những kết quả rất tích cực. Cụ thể là năm
2012 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Sau thời gian thực tập giữa khóa 03 tuần tại Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh Doanh Thanh Lễ và kết hợp những kiến thức
đã được học tại trường, tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Tổ chức công tác hoạt động
xuất khẩu mặt hàng giày dép của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh
Thanh Lễ”. Đề tài sẽ tập trung vào phân tích thực trạng, những thuận lợi và khó
khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu giày dép của công ty, trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Nội dung báo cáo gồm
03 phần:
- Phần 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thanh Lễ
- Phần 2: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng giày dép tại Công ty Cổ phần Sản
xuất Kinh doanh Thanh Lễ
- Phần 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng
giày dép tại Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thanh Lễ
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng các anh chị phòng xuất nhập
khẩu của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thanh Lễ và Người hướng dẫn
khoa học ThS. Nguyễn Thị Mai Anh đồng thời tôi cũng cám ơn Quý Thầy Cô cơ sở
2 – Trường Đại học Ngoại Thương tại TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và giúp tôi
hoàn thành bài thu hoạch này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề
tài không tránh được những sai sót và nhược điểm. Vì vậy, tôi kính mong Quý Thầy
Cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
2
PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH
THANH LỄ

1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Tổng Công ty TM XNK Thanh Lễ - TNHH MTV là Xí nghiệp
Quốc doanh sơn mài Thành Lễ được thành lập theo quyết định số 06/QĐUB ngày
25-2-1991 của UBND tỉnh Sông Bé. Ngày 21/10/1992 UBND tỉnh Sông Bé – nay
là tỉnh Bình Dương quyết định thành lập Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu
Thanh Lễ theo quyết định số 89/QĐ-UB. Công ty được tổ chức hoạt động theo mô
hình doanh nghiệp Nhà nước. Đến ngày 04/6/2010, UBND tỉnh Bình Dương đã ra
Quyết định số 1611/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án và chuyển đổi Công ty TM
XNK Thanh Lễ thành Tổng Công ty TM XNK Thanh Lễ - TNHH Một thành viên.
Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thanh Lễ là một đơn vị trực thuộc của
Tổng Công ty TM XNK Thanh Lễ - TNHH Một thành viên.
Các thông tin về công ty:
 Tên công ty hiện nay: Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thanh Lễ
 Tên đối ngoại: Thanh Le General Import – Export Trading Corporation
 Tên viết tắt: THALEXIM.
 Trụ sở chính: Số 63, đường Yersin, phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương
 Điện thoại: 0650.3822471
 Fax: 0650.3823089
 Email:
 Website:
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty trải qua nhiều cột mốc quan trọng:
 Từ năm 1991 đến năm 1993: Xí nghiệp Quốc doanh sơn mài Thành Lễ khởi
đầu với mục tiêu làm sống lại ngành hàng sơn mài được coi là truyền thống của địa
phương. Sau 3 năm thành lập, củng cố, sắp xếp và đầu tư mới trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, Công ty TM XNK Thanh Lễ đã hoàn thành nhiệm vụ tỉnh giao, tạo
dựng được uy tín, khẳng định được vị trí trong hoạt động kinh tế và có nhiều đóng
góp cho hoạt động xã hội.
3
 Từ năm 1994 đến năm 1995: Đánh dấu hướng phát triển mới của Công ty với

việc phát triển thêm 3 đơn vị trực thuộc mới: Xí nghiệp kinh doanh phát triển nhà
(thành lập ngày 20-5-1994), Xí nghiệp Giày Liên Việt (thành lập ngày 1-8-1994),
Xí nghiệp giày Việt Lập (thành lập ngày 1-2-1995). Xí nghiệp giày Liên Việt và Xí
nghiệp giày Việt Lập là 2 xí nghiệp gia công giày thu hút nhiều lao động, được hình
thành sớm của tỉnh.
 Từ năm 1996 đến năm 2005: Công ty tiến hành mạnh mẽ việc xây dựng hoàn
thiện cơ sở hạ tầng và mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp. Kể từ
năm 1996, hai khu công nghiệp do Công ty làm chủ đầu tư – Khu công nghiệp Bình
Đường và Khu công nghiệp Sóng Thần 1 – đã thu hút các doanh nghiệp trong và
ngoài nước đến đầu tư.
 Từ năm 2006 đến nay: Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty
con theo Quyết định số 107/2006/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2006 của
UBND tỉnh Bình Dương. Cổ phần hoá 2 đơn vị là Công ty Cổ phần bao bì Thanh
Lễ và Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thanh Lễ. Đặc biệt, vào ngày 14-9-
2007, Công ty được Bộ Công thương cấp giấy phép số 01/BCT-GPXD cho phép
Công ty trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Đây là một sự thuận lợi lớn cho
hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty. Đến nay, mạng lưới và hệ thống đại lý
các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã được mở rộng, quy mô hoạt động khắp
9 tỉnh thành.
Với những thành quả đạt được trong xây dựng và phát triển, Công ty nhận được
nhiều phần thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trao
tặng qua các năm.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quản trị nhân sự
1.2.1. Chức năng
Công ty Thanh Lễ trực tiếp kinh doanh dịch vụ và hoạt động xuất nhập khẩu dựa
trên các ngành nghề hiện có của công ty bao gồm:
 Ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu, hợp
đồng ký gửi, hợp đồng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước theo
phạm vi Giám đốc công ty ủy quyền.
4

 Giao dịch, tìm kiếm bạn hàng trong và ngoài nước để tổ chức tiêu thụ các
loại hàng hóa theo hợp đồng đã ký kết hoặc hàng hóa do công ty điều hành.
 Tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm:
 Kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của Nhà nước;
 Vận tải hàng hóa;
 Sản xuất, gia công giày dép và sản phẩm hàng may mặc;
 Sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiết đóng chai;
 Mua bán vật tư, nguyên phụ liệu phục vụ ngành may mặc, giày dép;
 Mua bán máy móc thiết bị ngành may mặc và giày dép;
 Đại lý vận tải và dịch vụ giao nhận hàng hóa trong nước và quốc tế;
 Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và khai thuế hải quan.
1.2.2. Nhiệm vụ
 Mọi hoạt động của Công ty Thanh Lễ phải tuân theo quy định của Nhà nước
và phải tự quản lý vốn để kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
 Hạch toán thường xuyên, có hiệu quả và hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về
thuế phát sinh trong quá trình hoạt động cùng với việc thực thi các chính sách bảo
hộ, an toàn cho đội ngũ nhân viên, đồng thời chịu mọi trách nhiệm về hành vi kinh
doanh của công ty.
 Chủ động trong hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và nghiên cứu các
phương án mở rộng kinh doanh.
 Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng và các chính sách BHXH,
BHYT, chi phí Công Đoàn theo quy định.
 Đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình công việc.
 Nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực xuất nhập
khẩu, vận tải.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh Doanh Thanh Lễ được tổ chức theo cơ cấu
tương đối gọn nhẹ bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc và 04 phòng ban hoạt động
độc lập với nhau:


5
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự Công ty Cổ phần Sản xuất
Kinh Doanh Thanh Lễ









(Nguồn: Phòng hành chính của Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh Thanh Lễ)
 Giám đốc: trực tiếp điều hành hoạt động của công ty theo sự ủy quyền của
Giám đốc Tổng công ty, đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động kinh
doanh của công ty.
 Phó Giám đốc: hỗ trợ cho Giám đốc trong việc quản lý, giám sát các hoạt
động kinh doanh và có thể thay mặt cho Giám đốc theo ủy quyền. Hiện tại, Phó
giám đốc đã được ủy quyền để làm người đại diện cho công ty và ký một số giấy tờ.
 Phòng kế toán: thực hiện hạch toán, lập báo cáo, tham mưu với Ban Giám
đốc về quản lý và kiểm soát nguồn vốn hợp lý, đồng thời đảm bảo công tác chi trả
lương cho nhân viên.
 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: đây là nơi chịu trách nhiệm chính về hoạt
động kinh doanh của công ty. Các quy trình, thủ tục từ khâu chào hàng, đặt hàng, ký
kết và thực hiện hợp đồng giao dịch với khách hàng đến các nghiệp vụ đều được
phân chia cho từng nhân viên đảm nhận để mang lại hiệu quả cao trong công việc.
 Phòng hành chính: xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động; kế hoạch tiền
lương hàng năm; quản lý cán bộ, nhân sự lao động và tiền lương theo các quy định
của Nhà nước và của công ty; quản lý toàn bộ tài sản, trang thiết bị văn phòng của

công ty; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ theo quy định.
PHÒNG
XUẤT
NHẬP
KHẨU
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
KINH
DOANH
6
 Phòng kinh doanh: Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân
phối, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu và tham mưu
cho Ban Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh và xuất nhập khẩu.
1.2.4. Quản trị nhân sự
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự của Công ty giai đoạn 2010-2012

2010
2011
2012
Số lƣợng
%
Số lƣợng
%

Số lƣợng
%
Giới
tính
Nam
30
60
38
63,33
45
64,29
Nữ
20
40
22
36,67
25
35,71

Tuổi
25-35
39
78
48
80
55
78,57
35 trở
lên
11

22
12
20
15
21,43

Trình
độ
Trung
cấp
8
16
12
20
12
17,14
Đại học
40
80
45
75
54
77,15
Cao
học
2
4
3
5
4

5,71
Tổng
50

60

70

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thanh Lễ)
Trong ba năm trở lại đây, số lượng nhân viên tăng lên nhằm đáp ứng được khối
lượng công việc ngày càng cao của công ty, từ 50 người (2010) lên 70 người
(2012). Do nhu cầu công việc đòi hỏi phải đi về các xưởng sản xuất để gom hàng
với việc kiểm tra hàng hóa tại chỗ hay tại cảng nên phù hợp với nam giới hơn. Vì
vậy mà Công ty có xu hướng tuyển nam nhiều hơn nữ trong năm 2011 (38 nam và
22 nữ), năm 2012 (45 nam và 25 nữ). Ngoài ra bộ phận ngoại giao trong việc
thương thảo giá cả hàng hóa phù hợp với nữ giới vì tính linh hoạt của họ nên số
lượng nhân viên cũng tăng lên từ 20 người (2010) lên 25 người (2012). Số lượng
nhân viên của Công ty có trình độ đại học và trên đại học ngày càng cao chiếm đến
80% (2011) tăng lên 82,86% (2012), tuy nhiên những công việc như gom hàng tại
xưởng hay kiểm tra container không yêu cầu trình độ chuyên môn nên Công ty
tuyển dụng thêm trung cấp từ 8 người (2010) đến 12 người (2012).
7
Với số lượng nhân viên như hiện nay đã đáp ứng được những công việc mà
Công ty đề ra cho mỗi bộ phận. Tuy nhiên vì hàng hóa thường không ổn định nên
có những lúc công việc quá tải hay không có việc để làm. Vì vậy cần phân bổ hợp
lý nhân lực trong Công ty, cần có sự trao đổi và giúp đỡ giữa các bộ phận với nhau,
thực hiện các biện pháp tiết kiệm, quản lý chặt chẽ để đạt hiệu quả tốt nhất. Công ty
cần đề ra các chính sách khen thưởng hợp lý để tạo động lực cho toàn bộ nhân viên
làm việc.
1.3. Khái quát về tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh

doanh Thanh Lễ giai đoạn 2010-2012
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012
ĐVT: nghìn USD
CHỈ TIÊU
GIÁ TRỊ
SO SÁNH
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010
2012/2011
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
(%)
Tổng
doanh thu
35.044
34.674
36.134
-370

-1,06
+1.460
+4,21
Chi phí
5.378
5.917
5.342
+539
+10,02
-575
-9,72
Lợi nhuận
trƣớc thuế
29.666
28.757
30.792
-909
-3,06
+2.035
+7,08
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán Công ty Thanh Lễ năm 2010-2012)
Trong giai đoạn 2010-2012, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến
động. Điều này đã được phản ánh một cách rõ nét trong báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty. Tình hình kinh doanh của Công ty về các khoản doanh thu,
chi phí và lợi nhuận trong giai đoạn 2010-2012 được thể hiện qua bảng 1.2.
Nhìn chung, tổng doanh thu của Công ty Thanh Lễ có xu hướng tăng trong giai
đoạn 2010-2012. Năm 2011, tổng doanh thu công ty giảm nhẹ xuống còn 34.674
nghìn USD, giảm 1,06 % so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2011. Đến năm 2012, tổng doanh thu tăng lên đến
36.413 nghìn USD, tăng 4,21%. Việc gia tăng doanh thu thêm 1.460 nghìn USD đã

8
thể hiện mục tiêu khắc phục tình trạng khủng hoảng chung năm 2011. Đó là do
công ty ngoài việc giữ vững được các khách hàng chiến lược, họ cũng thực hiện tốt
công tác phát triển khách hàng và các hợp đồng cung ứng dịch vụ.
Trong suốt giai đoạn 2010-2012, chi phí của Công ty không ngừng thay đổi và
biến động qua các năm. Cụ thể, chi phí hoạt động của Công ty năm 2011 là 5.917
nghìn USD, tăng 10,02% so với năm 2010 và năm 2012 là 5.342 nghìn USD, giảm
9,72% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do chi phí bị ảnh hưởng bởi những
sự biến động của các sự kiện kinh tế-xã hội: sự tăng giảm giá xăng dầu và nguyên
liệu tác động đến chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển… Ngoài ra, nhằm xúc tiến
thương mại, công ty cũng đã chi trả một khoản chi phí tương đối lớn cho các hoạt
động xúc tiến, quảng cáo thương hiệu.
Từ năm 2010 đến 2012, nhìn chung lợi nhuận của Công ty có tăng trưởng. Năm
2011, lợi nhuận giảm nhẹ 3,06% so với năm 2010. Đến năm 2012, lợi nhuận tăng
trưởng trở lại 7,08% so với năm 2011 và dừng ở mức 17.792 nghìn USD. Việc lợi
nhuận tăng trưởng thể hiện sự thành công đường lối chiến lược kinh doanh của công
ty là tập trung đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực, củng cố và mở rộng
thị trường.
1.4. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép đối với sự
phát triển của công ty
Dưới đây là bảng thống kê doanh thu từ việc kinh doanh xuất khẩu do mặt hàng
giày dép mang lại và tổng doanh thu của công ty về giá trị và tỉ lệ so sánh cụ thể
trong giai đoạn 2010-2012:
Bảng 1.3: Doanh thu xuất khẩu mặt hàng giày dép 2010-2012
ĐVT: nghìn USD
CHỈ TIÊU
NĂM 2010
NĂM 2011
NĂM 2012
Giá trị

Tỉ lệ (%)
Giá trị
Tỉ lệ (%)
Giá trị
Tỉ lệ (%)
Doanh thu
xuất khẩu giày dép
12.768
36,43
11.650
33,60
13.228
36,61
Tổng doanh thu
35.044
100,00
34.674
100,00
36.134
100,00
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 2010-2012)
9
Từ các số liệu về doanh thu ở bảng 1.3 ta có thể nhận xét như sau: Mặt hàng
giày dép qua các năm 2010-2012 luôn chiếm tỉ lệ trên 1/3 tổng doanh thu của công
ty. Tỉ lệ này qua các năm đều được giữ tương đối ổn định và không có chênh lệch
nhiều, cụ thể là có sự thay đổi từ khoảng 33-36%. Mặt khác năm 2011, biến động
kinh tế đã ảnh hưởng khiến cho doanh thu giảm và sự sụt giảm của mặt hàng chủ
lực này đã dẫn đến sự sụt giảm của tổng doanh thu. Điều này cho thấy tầm quan
trọng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép trong việc cải thiện tổng doanh
thu và đã được thể hiện rõ qua sự hồi phục trở lại của tình hình kinh doanh năm

2012. Khi tỉ lệ này tăng từ 33,6% lên 36,61% thì tổng doanh thu đã cao hơn cả năm
2010. Trên thực tế, hoạt động xuất khẩu giày dép đã và đang mang lại hiệu quả, lợi
nhuận cho công ty, giúp công ty có thêm nguồn vốn và mối quan hệ để đầu tư kinh
doanh vào những lĩnh vực khác nhằm mở rộng danh mục đầu tư. Ngoài ra, việc thúc
đẩy xuất khẩu mặt hàng giày dép mang lại doanh thu chính cho công ty và tạo đà
phát triển thương hiệu cho công ty trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu ủy thác
và cung cấp các dịch vụ với các đối tác trong và ngoài nước. Tóm lại, hoạt động
xuất khẩu giày dép khẳng định vị thế của công ty trong bước đường hội nhập và
phát triển các mối quan hệ kinh doanh quốc tế, do vậy công ty Thanh Lễ đang ngày
càng nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của hoạt động xuất khẩu giày dép ảnh
hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của công ty.
1.5. Các công việc thực hiện trong quá trình thực tập
Tôi đến công ty được tiếp xúc với các phòng ban nghiệp vụ để tìm hiểu cơ cấu
tổ chức công ty và các giấy tờ nghiệp vụ như: tờ khai hải quan, C/O, packing list,
invoice Ngoài ra, tôi đã được học thêm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu như: cách
làm định mức để tính ra giá thành một sản phẩm hoàn thiện chi phí hết bao nhiêu, lỗ
lãi thế nào để từ đó thông báo với khách hàng và thỏa thuận kí kết hợp đồng, cách
khai C/O, khai tờ khai hải quan điện tử Bên cạnh đó, tôi có cơ hội đọc các tài liệu
về một số hợp đồng xuất khẩu của công ty trong thời gian gần đây.
Các anh chị phòng kế toán đã tạo điều kiện hỗ trợ cho tôi về phần số liệu kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để làm căn cứ viết báo cáo. Tôi còn
được chỉ dẫn tận tình và được đưa đi tham quan một số xưởng sản xuất để tìm hiểu
hoạt động sản xuất kinh doanh.
10
PHẦN 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DÉP TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH THANH LỄ
2.1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng giày dép
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói
chung và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng, đặc biệt là mặt hàng giày dép nói

riêng, Công ty Thanh Lễ đã trở thành đối tác thân thiết của nhiều khách hàng. Tuy
lượng đơn hàng và thị trường so với các doanh nghiệp khác còn hạn chế nhưng khá
ổn định. Công ty luôn không ngừng tìm kiếm và mở rộng quan hệ kinh doanh với
nhiều đối tác hơn nữa để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là giày dép, đây là mặt hàng
chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Dưới đây là bảng tổng kết
giá trị xuất khẩu của tất cả các mặt hàng và của riêng mặt hàng giày dép trong giai
đoạn 2010-2012:
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu 2010-2012
ĐVT: nghìn USD
CHỈ TIÊU
GIÁ TRỊ
SO SÁNH
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010
2012/2011
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối

(%)
Kim ngạch
XK giày dép
12.768
11.650
13.228
-1.118
-8,76
+1.578
+13,55
Tổng kim
ngạch XK
13.440
12.614
14.148
-826
-6,15
+1.534
+12,16
Tỉ trọng (%)
95,00
92,36
93,50




(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu 2010-2012)
Từ bảng số liệu trên ta nhận xét rằng qua ba năm 2010-2012 thì giày dép luôn là
mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty mặc dù tỉ trọng

này có sự thay đổi qua các năm nhưng tương đối đều nhau và ổn định.
11
Năm 2011, do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng nên tình hình xuất khẩu
của công ty cũng kém hơn so với năm 2010. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này giảm 1.118 nghìn USD tương đương với mức giảm là 8,76% so với năm
2010. Việc giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép đã kéo theo tổng kim
ngạch xuất khẩu cũng giảm 826 nghìn USD tương đương với mức giảm là 6,15% so
với năm 2010. Nguyên nhân là do giày dép là mặt hàng xuất khẩu chính nên sự thay
đổi trong giá trị xuất khẩu mặt hàng này sẽ gây ảnh hưởng lớm đến kim ngạch
chung của công ty.
Năm 2012, nhờ có những cố gắng tích cực trong việc khắc phục những ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng nên kim ngạch xuất khẩu của công ty nói chung đã có
sự cải thiện lớn. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép trong năm này đã
tăng 1.578 nghìn USD tương đương với mức tăng là 13,55% so với năm 2011. Sự
thay đổi này cũng làm cho kim ngạch xuất khẩu chung tăng thêm 1.534 nghìn USD
tương đương với mức tăng 12,16% so với năm trước đó. Bên cạnh đó, ta có thể
nhận thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của năm 2012 cao hơn cả năm 2010 và đây có
thể xem là tín hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Bảng 2.2: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu giày dép 2010-2012
ĐVT: nghìn USD
MẶT HÀNG
NĂM 2010
NĂM 2011
NĂM 2012
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng

(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Giày thể thao
8.545,73
66,93
7.562,015
64,91
8.248,98
62,36
Giày da
3.374,18
26,45
2.648,045
22,73
3.854,64
29,14
Dép nhựa
375,38
2,94
719,97
6,18
656,11
4,96
Dép da
375,38
2,94
540,56
4,64

374,35
2,83
Các loại khác
97,49
0,74
179,41
1,55
93,92
0,71
Tổng cộng
12.768,16
100,00
11.650
100,00
13.228
100,00
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu 2010-2012)
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy trong cơ cấu các mặt hàng của công ty thì
giày thể thao là mặt hàng xuất khẩu chính và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn hẳn so với
12
các mặt hàng khác. Qua 3 năm, Thanh Lễ ngày càng chú trọng vào việc phát triển
mặt hàng này.
Năm 2010, tổng giá trị xuất khẩu đạt 12.768,16 nghìn USD, trong đó các loại
khác chiếm tỉ trọng thấp nhất 0,74%, dép da và dép nhựa chiếm tỉ trọng thấp 2,94%,
còn giày da chiếm tỉ trọng tương đối cao 26,45%.
Năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu đạt 11.650 nghìn USD, trong đó các loại khác
chiếm tỉ trọng thấp nhất 1,55%, dép da và dép nhựa chiếm tỉ trọng thấp lần lượt là
4,64% và 6,18% , còn giày da chiếm tỉ trọng tương đối cao tuy nhiên có giảm so với
năm 2010 chỉ còn 22,73%. Ngoài việc giá trị của tất cả các mặt hàng đều bị sụt
giảm nghiêm trọng so với năm trước đó thì các tỉ trọng này cũng cho thấy công ty

bắt đầu nâng dần tỉ trọng của các ngành khác trong cơ cấu các mặt hàng của mình
dao động ở mức từ 1-2,5%.
Năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu đạt 13.228 nghìn USD, trong đó các loại khác
chiếm tỉ trọng thấp nhất 0,71%, dép da và dép nhựa chiếm tỉ trọng thấp lần lượt là
2,83% và 4,96%, còn giày da chiếm tỉ trọng tương đối cao nhưng có tăng so với
năm 2011 và đạt 29,14%. Cũng trong năm này, cơ cấu các mặt hàng có sự thay đổi
so với 2 năm trước đó, công ty đã chú trọng vào việc nâng tỉ trọng của mặt hàng
giày da lên nhiều hơn so với hàng dép da, dép nhựa và các loại khác, đồng thời
giảm tỉ trọng giày thể thao xuống còn 62,36%. Giải thích cho sự thay đổi này là do
sau những hậu quả của khủng hoảng năm 2011. Do đó, công ty đã đề ra hướng phát
triển mặt hàng giày da bên cạnh giày thể thao để chủ động hơn trong xuất khẩu
đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.1.3. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu
Công ty Thanh Lễ từ khi đi vào hoạt động đã tiến hành quan hệ kinh doanh với
nhiều thị trường trên thế giới. Bên cạnh việc xuất khẩu sang các nước trong khu vực
châu Á và Úc, công ty còn ký hợp đồng xuất hàng sang các thị trường tiêu biểu như
các nước châu Phi: Ivory Coast, Mauritus, Nam Phi…, các nước châu Mỹ như Hoa
Kỳ, Brazil… hay các nước châu Âu như Đức, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Pháp…
Nhờ vào thị trường xuất khẩu đa dạng mà hoạt động kinh doanh của công ty
tương đối ổn định qua các năm. Dưới đây là bảng liệt kê cơ cấu thị trường xuất
13
khẩu theo giá trị và tỉ trọng của từng khu vực mà công ty đã thực hiện hợp đồng
xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2010-2012:
Bảng 2.3: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu 2010-2012
ĐVT: nghìn USD
THỊ
TRƢỜNG
NĂM 2010
NĂM 2011
NĂM 2012

Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Châu Âu
11.236,00
88,00
9.669,50
83,00
11.244,00
85,00
-Đức
9.193,00
72,00
8.504,50
73,00
9.656,60
73,00
-Các nước khác
2.043,00
16,00
1.165,00

10,00
1.587,40
12,00
Hoa kỳ
1.276,80
10,00
1.165,00
10,00
1.587,40
12,00
Châu Á
127,68
1,00
582,50
5,00
396,84
3,00
Châu Phi
127,68
1,00
233,00
2,00
132,28
1,00
Tổng giá trị
12.768,16
100,00
11.650,00
100,00
13.228,00

100,00
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu 2010-2012)
Trong các đơn hàng xuất khẩu sang châu Âu được xem là thị trường chủ yếu và
tiêu biểu là Đức. Qua bảng số liệu, ta có thể thấy thị trường này luôn chiếm hơn
80% trên tổng kim ngạch xuất khẩu dù có biến động xảy ra. Cụ thể là giá trị xuất
khẩu vào thị trường châu Âu năm 2010 là 11.236 nghìn USD, trong đó Đức chiếm
đến 72%. Sang đến năm 2011, do ảnh hưởng chung từ biến động, đặc biệt châu Âu
là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng này. Do vậy mà giá trị xuất
khẩu đã giảm đáng kể, chỉ còn 9.669,5 nghìn USD và Đức chiếm 73%. Tuy nhiên,
tình hình đã được cải thiện rất tích cực vào năm 2012 con số này đã tăng hơn cả
mức năm 2010 và đạt đến giá trị 11.244 nghìn USD; trong đó Đức chiếm 73%.
Nhận xét chung về châu Âu thì đây là một thị trường nhiều tiềm năng, có thể khai
thác tốt hơn trong đó giá trị xuất khẩu mặt hàng giày dép sang Đức luôn ổn định ở
mức 72-73% trong giai đoạn này.
Thị trường Hoa Kỳ trong những năm gần đây trở thành thị trường quan trọng và
đầy tiềm năng của công ty bởi nhu cầu của thị trường này đối với các sản phẩm giày
dép đang ngày càng gia tăng. Có thể nhận thấy năm 2010, giá trị xuất khẩu vào thị
14
trường này là 1.276,8 nghìn USD chiếm tỉ trọng 10% trên tổng kim ngạch xuất
khẩu. Sang đến năm 2011, Hoa Kỳ là một trong các nước chịu ảnh hưởng nặng nề
của cuộc khủng hoảng, tuy giá trị xuất khẩu có giảm còn 1.165 nghìn USD nhưng tỉ
trọng này vẫn giữ ở mức 10% như ở năm trước đó. Năm 2012, thị trường này đã có
những khởi sắc mới, giá trị xuất khẩu đạt 1.587,4 nghìn USD và chiếm tỉ trọng
12%, cao hơn so với 2 năm trước đó. Điều này chứng tỏ hoạt động xuất khẩu mặt
hàng giày dép vào thị trường này đang phát triển với những tín hiệu tốt.
Thị trường châu Á và châu Phi nhìn chung có nhiều điểm tương đồng. Hai thị
trường trong giai đoạn này chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, thường là dưới 5% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Đặc biệt là trong năm 2011 khi mà thị
trường chính là châu Âu và châu Mỹ xảy ra nhiều biến động thì 2 thị trường này lại
có sự gia tăng trong giá trị cũng như tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ

thể là châu Á 5% và châu Phi 2%. Tuy nhiên đến khi các thị trường chính có dấu
hiệu phục hồi thì 2 thị trường này lại sụt giảm về mức tỉ trọng 1-2% vào năm 2012.
2.1.4. Giá cả xuất khẩu
Chính nhờ tự chủ được đầu vào của sản phẩm và lựa chọn được nguồn cung ứng
với chi phí thấp và chất lượng tương đối ổn định mà giá cả xuất khẩu mặt hàng giày
dép của công ty ở mức cạnh tranh trên thị trường khi đem đi xuất khẩu. Công ty sử
dụng chính sách giá cả làm công cụ để hoàn thiện mục tiêu marketing. Giá cả ảnh
hưởng đến vị thế cạnh tranh và nhu cầu thị trường do đó ảnh hưởng đến toàn bộ thu
nhập của công ty.
Phương pháp định giá của công ty:
Giá bán = giá thành + chi phí + % mức lời mong muốn
Cách định giá của Công ty Thanh Lễ mang nhiều tính chủ quan. Và giá này là
như nhau khi xuất sang các thị trường, sự chênh lệch về giá cả hợp đồng xuất khẩu
là do sự khác nhau về thị trường mà hàng hóa được xuất đến, điều kiện cơ sở giao
hàng, phương thức thanh toán… mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2.1.5. Phƣơng thức giao nhận
Do đặc tính mặt hàng giày dép có giá trị không lớn, hàng tương đối cồng kềnh
nên phương thức vận tải được sử dụng thường xuyên là bằng đường biển nhằm
giảm chi phí chuyên chở, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
15
Các sản phẩm giày dép được vận chuyển đến các các thị trường bằng container qua
đường biển.
Hàng giày dép được bọc nilon sau đó đóng gói trong các thùng các tông hoặc
thùng gỗ. Đối với những hợp đồng xuất hàng bằng đường biển, đa số là xuất theo
điều kiện FOB (Incoterm 2010) nhằm tránh mọi rủi ro và trách nhiệm phát sinh khi
hàng hóa chuyên chở trên biển. Do điều kiện tài chính, kinh nghiệm công ty chưa
thực hiện các hợp đồng theo điều kiện giao hàng CIF. Do đó, công ty chọn ký hợp
đồng theo diều kiện FOB nên đối tác sẽ chịu trách nhiệm trong việc thuê phương
tiện vận tải trừ khi trong hợp đồng có quy định khác.
2.1.6. Phƣơng thức thanh toán

Trong các phương thức thanh toán hiện nay thì Công ty Thanh Lễ hiện đang
thanh toán chủ yếu qua 2 hình thức là chuyển tiền bằng điện (T/T) và tín dụng
chứng từ (L/C). Hai phương thức này đều có những ưu điểm và hạn chế trong quá
trình sử dụng mà tùy theo từng trường hợp khối lượng, giá trị đơn hàng và nhà nhập
khẩu cũng như mức độ thân thiết giữa các bên mà công ty sẽ lựa chọn hình thức
phù hợp.
Dưới đây là bảng tổng hợp giá trị và tỉ trọng thanh toán theo từng phương thức
khi xuất khẩu mặt hàng giày dép trong giai đoạn 2010-2012:
Bảng 2.4: Tình hình các phƣơng thức thanh toán xuất khẩu 2010-2012
ĐVT: nghìn USD
Phƣơng
thức
thanh
toán
NĂM 2010
NĂM 2011
NĂM 2012
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
T/T
12.257
96,00
10.485

90,00
12.302
93,00
L/C
511,16
4,00
1.165
10,00
926
7,00
Tổng cộng
12.768,16
100,00
11.650
100,00
13.228
100,00
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh XNK 2010-2012)
Nhìn chung có có thể thấy phương thức thanh toán được công ty áp dụng chủ
yếu trong việc kinh doanh xuất khẩu là phương thức chuyển tiền (T/T), qua các năm
2010-2012 đều chiếm tỉ trọng trên 90%. Phương thức này có nghiệp vụ đơn giản,
16
nhanh chóng, phí ngân hàng thấp nhưng rủi ro cao cho người xuất khẩu. Tuy nhiên
những đối tác kinh doanh với Công ty Thanh Lễ đều là những mối quan hệ thân
thuộc và uy tín nên xác suất của rủi ro này không cao. Giá trị xuất khẩu hàng hóa
qua phương thức thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ (L/C) chiếm tỷ trọng thấp
qua các năm. Phương thức này có độ an toàn cho các bên nhưng quy trình thực hiện
phức tạp và tốn kém nhiều chi phí nên công ty thường sử dụng hình thức thanh toán
này đối với những khách hàng mới hoặc trong trường hợp khó khăn công ty muốn
đảm bảo chắc chắn việc thanh toán.

Xét về mặt giá trị thì từ bảng tổng hợp trên ta có thể nhận thấy năm 2010 tỉ trọng
thanh toán theo T/T là 96% trong khi đến năm 2011 thì chỉ còn 90% và thanh toán
L/C cũng tăng từ 4% lên 10% năm 2011. Giải thích cho sự thay đổi này là do năm
2011 khủng hoảng lớn xảy ra khiến cho rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, Công ty Thanh Lễ đã tăng cường các hợp đồng thanh toán theo hình
thức L/C để giảm thiểu rủi ro và quan trọng hơn là có đủ vốn tiếp tục hoạt động.
Dựa vào tình hình kinh doanh cũng có thể nhận thấy cho dù công ty đã có những
biện pháp kịp thời để đảm bảo cho việc thanh toán nhưng do lượng hàng xuất giảm
nên doanh thu giảm và sử dụng thanh toán L/C nhiều hơn nên chi phí tăng.
Sang đến năm 2012, tình hình này đã phần nào cải thiện giá trị thanh toán theo
T/T đã tăng lên mức 12.302 nghìn USD và L/C là 926 nghìn USD, còn tỉ trọng
thanh toán L/C đã giảm xuống còn 7% trên tổng giá trị thanh toán. Tóm lại, cơ cấu
các phương thức thanh toán sẽ được công ty thay đổi linh hoạt theo từng thời điểm
để phù hợp với những biến động của thị trường và đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh của mình.
2.1.7. Phƣơng thức làm thủ tục hải quan
Công ty Thanh Lễ áp dụng chương trình khai báo hải quan điện tử. Ưu điểm của
chương trình này là không cần phải qua nhiều trình tự phức tạp, tiết kiệm thời gian
cho doanh nghiệp và bộ phận hải quan trong việc kiểm tra chứng từ và hàng hóa.
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực, tạo chủ động, giảm
chi phí hạ tầng. Thông tin chuyển tải từ doanh nghiệp đến hải quan luôn chính xác
và nhanh chóng.
17
Tuy nhiên, những sai sót khi đã gửi thông báo và lấy phản hồi từ hải quan thì
việc chỉnh sửa khá phức tạp. Do đó, cần phải kiểm tra thật kĩ trước khi gửi hàng,
những sai sót không kịp sửa thì doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Mặt
khác, đây là chương trình khai báo qua mạng nên thường xuyên gặp sự cố qua
mạng, điều này ảnh hưởng đến tiến độ xuất hàng của công ty. Công ty cần khắc
phục những sự cố mạng và báo cáo lên các bộ phận có liên quan đến chương trình
khai báo hải quan để ổn định đường truyền, cũng như cải thiện vấn đề trên, tạo

thuận lợi cho các doanh nghiệp, công ty trong quá trình khai báo.
2.2. Nhận xét chung
2.2.1. Thành tựu
Trong tình hình hiện nay khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Khu vực mậu
dịch tự do (AFTA) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội
thuận lợi về hợp tác thương mại cũng như ưu đãi thuế suất cho các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với các ngành mà Việt Nam có nhiều thế
mạnh như sản xuất giày dép. Tận dụng thuận lợi đó, Công ty Thanh Lễ đã cố gắng
phấn đấu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận được Bằng
khen “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may và da giày Việt Nam”. Đây là niềm tự
hào to lớn đối với Công ty Thanh Lễ khi quá trình phấn đấu để trở thành một
thương hiệu uy tín, chất lượng được Đảng và Nhà nước ghi nhận.
Trong giai đoạn 2010-2012, Công ty Thanh Lễ đạt được những thành tựu nhất
định trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép của công ty. Từ sau sự sút giảm
tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2011, công ty đã nhanh chóng khắc phục
hạn chế để lấy lại đà tăng trưởng, do đó tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày
dép của công ty tăng 13,55% vào năm 2012. Tổng doanh thu xuất khẩu của công ty
tăng 1.090 nghìn USD từ năm 2010 đến năm 2012. Mức tăng như vậy là tín hiệu
khả quan để công ty lại tiếp tục mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm xuất khẩu
trong những năm tới.
Qua nhiều năm thành lập, Công ty Thanh Lễ hiện nay đã trải qua với bao thăng
trầm lịch sử. Và từ đó, “Giày dép Công ty Thanh Lễ” trở thành một trong những
thương hiệu uy tín trong ngành giày dép, được người tiêu dùng tin tưởng về chất
lượng sản phẩm của mình.
18
Sau một thời gian dài phấn đấu, “Giày dép Công ty Thanh Lễ” đã đạt được rất
nhiều giải thưởng, danh hiệu uy tín đã được kiểm chứng như: Giải thưởng Hàng
Việt Nam uy tín chất lượng, Giải thưởng Thương hiệu Việt, Huy chương vàng hội
chợ Expo… và đặc biệt nhất là danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người
tiêu dùng bình chọn qua các năm.

2.2.2. Hạn chế
Thứ nhất, khả năng tìm kiếm, khai thác thị trường của công ty còn hạn chế.
Công ty chưa xác định đâu là thị trường tiêu thụ chính và chỉ làm việc với các thị
trường thông qua những đơn hàng nhập khẩu mà không có sự chủ động trong việc
tìm kiếm thị trường và nguồn hàng cho mình… Công ty hiện đang có những đối thủ
cạnh tranh như: Một là, xét về sản phẩm thì các công ty Trung Quốc và Thái Lan
vốn nổi tiếng về truyền thống sản xuất, các mặt hàng với mẫu mã ngày càng đa
dạng và giá thành cạnh tranh nên rất được thị trường ủng hộ. Hai là, xét về thị
trường thì các Công ty Bình Tiên, Á Châu Asia… là những công ty xuất khẩu giày
dép có hệ thống thị trường xuất khẩu đa dạng và khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn
hơn so với công ty.
Thứ hai, công ty vẫn phải thuê phương tiện vận chuyển để chuyên chở nên chi
phí thường rất cao. Việc giá cả tăng cao gây trở ngại lớn cho công ty trong việc thuê
tàu chuyên chở hàng hóa cũng như tạo tâm lý lo ngại trong việc giành quyền thuê
phương tiện vận tải khi ký kết hợp đồng ngoại thương.
Thứ ba, thủ tục Hải quan mặc dù đã được đơn giản hóa và có nhiều thay đổi tạo
thuận lợi cho việc giao nhận và làm thủ tục thông quan cho hàng hóa. Tuy nhiên
vẫn còn tồn tại nhiều tiêu cực trong hệ thống Hải quan tại các cửa khẩu, nạn tham
nhũng và quan liêu cửa quyền gây cản trở và tổn hại đến hiệu quả kinh doanh và
ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp.
Thứ tư, công ty thiếu nguồn nhân lực và trình độ của các nhân viên chưa đồng
đều. Số lượng nhân viên chưa đáp ứng được hết công việc, các nhân viên thuộc
phòng xuất nhập khẩu phải đảm nhiệm nhiều công việc cùng lúc, vừa làm giấy tờ
khai báo Hải quan, vừa lo vận chuyển, chạy các giấy tờ ở bên ngoài… nên hiệu quả
làm việc chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ của công ty. Trình
độ của các nhân viên chưa đồng đều, khả năng tiếp thu những kinh nghiệm cũng
19
như việc giải quyết sự việc trong mỗi tình huống của một số nhân viên còn hạn chế.
Để công tác xuất nhập khẩu hàng hóa được thực hiện tốt, công ty cần phải khắc
phục những mặt còn tồn tại và đưa ra những phương pháp giải quyết phù hợp với

điều kiện phát triển của công ty nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng và
nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ của công ty.
2.3. So sánh với lý thuyết
2.3.1. Giống nhau
Công ty Thanh Lễ sử dụng hai phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động
xuất khẩu là phương thức chuyển tiền và phương thức tín dụng chứng từ.
Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách
hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người
khác ở một địa điểm nhất định.
Quy trình thanh toán: Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng
hóa cho người nhập khẩu. Sau đó, người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hóa (hoặc
bộ chứng từ hàng hóa), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thỏa thuận đôi bên, lập thủ
tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục
chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh) – ngân hàng trả tiền. Sau đó,
ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng.
2.3.2. Khác nhau
Phương thức thanh toán L/C được xem là phương thức thanh toán an toàn, phổ
biến, nhưng phức tạp, chi phí cao, nên hầu hết các công ty hiện nay đều dùng
phương thanh toán T/T. Công ty Thanh Lễ cũng không ngoại lệ. Phương thức
chuyển tiền bằng điện (T/T) là một phương thức thanh toán đơn giản và cơ bản
trong thanh toán quốc tế. Vì thế, công ty áp dụng phương thức thanh toán T/T trả
trước để giao dịch được vận hành một cách trơn tru, hiệu quả công việc được nâng
cao, phù hợp với khả năng cũng như yêu cầu của công ty đưa ra. Công ty sẽ nhận
được tiền nhanh, nhờ đó tránh được những rủi ro do tỷ giá mang lại hoặc không
phát sinh nhu cầu phải vay ngân hàng, nhờ đó giảm được chi phí. Tuy nhiên,
phương thức thanh toán này có rủi ro cao cho bên nhập khẩu vì nhà nhập khẩu phải
trả tiền trước cho công ty trước khi nhận hàng, điều này chứng tỏ Công ty Thanh Lễ
có uy tín và sự tín nhiệm lớn đối với các đối tác.

×