Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

định hướng phát triển của Tổng công ty hàng không Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.3 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................2
I. Quá trình hình thành và phát triển của Vietnam Airlines .................4
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành hàng không dân dụng
Việt Nam (1956 – 1992)...........................................................................4
2. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (1992–1995).............................7
3. Tổng công ty hàng không Việt Nam hiện nay (1995 – 2005).............10
II. Phòng Bảo hiểm hàng không của Vietnam Airlines .........................13
1. Tổ chức, chức năng và nhiệm vụ........................................................13
2. Thực trạng hoạt động trong năm 2008................................................14
III. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới....................................16
1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng công ty hàng không Việt
Nam những năm tới.................................................................................16
2. Phương hướng nhiệm vụ trong năm tới của Phòng bảo hiểm.............17
KẾT LUẬN...........................................................................................18
SV: Nguyễn Xuân Tùng Lớp: Bảo hiểm 47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
50 năm qua, kể từ năm 1956, khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra Nghị
định thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Hàng không Việt Nam
đã liên tục phát triển và lớn mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong
hoàn cảnh có nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức, dù còn một số hạn chế,
thiếu sót, nhưng nhìn chung , Tổng công ty Hàng không Việt Nam luôn hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó: vừa làm nhiệm vụ
vận tải phục vụ chiến đấu, góp phần quan trọng trong sự nghiệp chống Mỹ
cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và làm tròn nghĩa vụ
quốc tế; khai thác có hiệu quả ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, phục vụ tích
cực sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bải vệ tổ quốc, nhất là trong công
cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần


đáng kể vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 20 năm đổi mới của đất
nước; xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt Nam phát triển vượt bậc về
cơ sở vật chất kỹ thuật, về đội ngũ cán bộ, công nhân viên, về hệ thống tổ
chức và điều hành, đảm bảo an toàn và chất lượng, đưa Vietnam Airlines trở
thành một thương hiệu hàng không dân dụng tầm cỡ có uy tín trong khu vực.
Là sinh viên khoa Kinh tế Bảo hiểm, tôi chọn thực tập tại Phòng bảo
hiểm thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Như chúng ta đều biết, bảo
hiểm là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc
biệt là đối với một hãng hàng không dân dụng. Trong nền kinh tế thị trường
việc tham gia bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh là rất cần thiết không chỉ vì
sự an toàn của bản thân người kinh doanh, mà còn vì sự an toàn của toàn xã
hội nhất là trong lĩnh vực hàng không, bởi lẽ phí bảo hiểm hàng không cùng
các loại hình bảo hiểm khác được tập trung vào cơ quan bảo hiểm hình thành
quỹ tập trung lớn có khả năng bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm
mà ngân sách nhà nước không phải cấp kinh phí để giải quyết. Hiện nay, mỗi
SV: Nguyễn Xuân Tùng 2 Lớp: Bảo hiểm 47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
hợp đồng bảo hiểm được bảo vệ giới hạn trách nhiệm rất lớn, chỉ riêng hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm giới hạn có trường hợp lên tới trên 1 tỷ USD cho
mỗi vụ tổn thất. Khi có tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm thay mặt chủ
phương tiện giải quyết bồi thường cho người bị hại; khi đó hãng vận chuyển
không phải điều chỉnh giá cước tăng lên do có tai nạn xảy ra, góp phần ổn
định kinh doanh cho các hãng hàng không. Có thể nói, công tác bảo hiểm
hàng không ngày càng phát huy tác dụng thiết thực của mình, góp phần vào
việc ổn định và phát triển của ngành hàng không dân dụng.
Cũng như các hãng hàng không dân dụng trên thế giới, phòng bảo hiểm
của Tổng công ty hàng không Việt Nam cũng có vị trí rất quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của công ty. Bài viết này sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng
quát về Vietnam Airlines và phòng bảo hiểm của tổng công ty. Bài viết được
chia làm 3 phần.

Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của Vietnam Airlines.
Phần 2: Phòng bảo hiểm hàng không của Vietnam Airlines.
Phần 3: Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
SV: Nguyễn Xuân Tùng 3 Lớp: Bảo hiểm 47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
I. Quá trình hình thành và phát triển của Vietnam Airlines
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt
Nam (1956 – 1992)
Đại thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Genève đã kết thúc thắng lợi cuộc
kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra thời kỳ mới trong
lịch sử dân tộc. Sau tháng 7/1954, đất nước ta tạm thời chia làm 2 miền, miền
Bắc hoàn toàn giải phóng quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tạm thời
chịu sự thống trị của Mỹ - Ngụy, trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc
Mỹ.
Trong hoàn cảnh mới, tháng 9 – 1954, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết
vạch rõ nhiệm vụ quan trọng của miền Bắc là ổn định kinh tế - xã hội, sau đó
tiến hành những cải cách cần thiết, thận trọng và vững chắc. Nhiệm vụ chủ
yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền
kinh tế quốc dân; tăng cường hoạt động quốc tế, mở rộng quan hệ với các
nước Đông Nam Á, củng cố quan hệ với các nước Đông Dương, Liên Xô,
Trung Quốc, và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Trước những đòi hỏi khách
quan, yêu cầu cấp bách để đáp ứng sự tiếp nhận viện trợ của các nước xã hội
chủ nghĩa, viện trợ quốc tế cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, văn
hóa của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; ngày 15/1/1956, Thủ tướng
Chính phủ đã ra nghị quyết số 666 thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt
Nam; theo nghị định, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc phủ
Thủ tướng; ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành hàng không
dân dụng Việt Nam.
Kể từ khi thành lập, cục hàng không dân dụng đã đóng góp vai trò to lớn
vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng

miền Nam, thống nhất đất nước (1956 – 1975); hoàn thành tốt các nhiệm vụ
mà Đảng và nhà nước giao phó, chủ yếu là vận chuyển, tiếp nhận viện trợ từ
SV: Nguyễn Xuân Tùng 4 Lớp: Bảo hiểm 47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là từ Trung Quốc và Liên Xô, đưa đón cán
bộ lãnh đạo cao cấp… Đến cuối thập niên 50, nhiệm vụ xây dựng lực lượng
không quân được đặt ra một cách cấp bách, cùng với quá trình xây dựng lực
lượng vũ trang trên miền Bắc. Ngày 1/5/1959, Trung đoàn không quân vận tải
919, đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên đã được
thành lập (nay là đoàn bay 919 thuộc hãng hàng không quốc gia Việt Nam).
Đó cũng là sự kiện, dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của ngành
hàng không non trẻ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiếp sau sự ra đời của
Trung đoàn 919, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đào tạo, huấn luyện phi công
trong nước, tháng 8/1959, câu lạc bộ hàng không được tổ chức thành Trường
hàng không mang phiên hiệu 910, nhiều phi công được đào tạo từ Tiệp Khắc,
Trung Quốc được điều về trực tiếp giảng dạy tại trường.
Như vậy, chỉ sau 4 năm thành lập, Hàng không dân dụng Việt Nam đã có
những bước đi đầu tiên hết sức cơ bản và vững chắc. Giai đoạn này, việc xây
dựng và phát triển về tổ chức và hoạt động của ngành Hàng không dân dụng
Việt Nam luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển lực lượng không
quân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đầu những năm 60, do đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam
ngày càng tăng cường hoạt động phá hoại miền Bắc, nên cùng với việc tăng
cường tiềm lực quốc phòng, vấn đề quản lý và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên
vùng trời miền Bắc đặt ra cho bộ đội phòng không, không quân Việt Nam rất
khẩn trương. Ngày 22/10/1963 Quân chủng phòng không - không quân chính
thức được thành lập trên cơ sở cơ quan và lực lượng của binh chủng phòng
không và cục không quân. Sau khi thành lập, cục Hàng không dân dụng trực
thuộc bộ tư lệnh quân chủng.
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, không quân vận tải

- hàng không dân dụng đã tham gia rất nhiều chiến dịch, thực hiện cả nhiệm
SV: Nguyễn Xuân Tùng 5 Lớp: Bảo hiểm 47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
vụ dân dụng lẫn quân sự, góp phần to lớn vào đại thắng mùa xuân năm 1975
thống nhất đất nước.
Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX là những năm
tháng đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng;
các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc tế ra sức bao vây, chống phá
chính quyền cách mạng; tình hình quốc tế, đặc biệt là tình hình các nước xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu có những diễn biến bất lợi với cách
mạng nước ta; Quân ủy Trung ương và Bộ quốc phòng chủ trương củng cố
Tổng cục hàng không dân dụng thành một đơn vị vừa làm kinh tế, vừa làm
nhiệm vụ như một binh đoàn cơ động vận tải chiến lược. Nhằm phát huy tiềm
năng và thế mạnh của kinh tế Hàng không dân dụng, tổng cục Hàng không
dân dụng đã thống nhất chủ trương phát triển ngành hàng không theo hướng
một đơn vị sản xuất kinh doanh với 3 mục tiêu kinh tế: vận tải hàng không,
dịch vụ hàng không và sản xuất chế biến; trong đó vận tải hàng không là khâu
trung tâm. Khối lượng vận chuyển khách năm 1986 đạt 287.426 lượt người,
trong đó tuyến nước ngoài là 29.045 lượt, và 5.554 tấn hàng hóa. Năm 1987
đạt 280.716 lượt người, tuyến nước ngoài là 30.549 lượt, và 5190 tấn hàng
hóa.
Những năm 1986 – 1992 là một thời đoạn phát triển mới của ngành hàng
không dân dụng Việt Nam, Dưới ánh sáng đường lối đổi mới toàn diện do
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế xã hội nước ta đã có những
chuyển động mới, dần ra khỏi khủng hoảng. Quan hệ quốc tế có những dấu
hiệu tích cực, mặc dù tình hình quốc tế, đặc biệt là hệ thống xã hội chủ nghĩa,
có những biến động to lớn, phức tạp.
Cùng với trào lưu đổi mới, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã có
những bước đi mang tính đột phá trong đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản
lý, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, phương tiện chuyên ngành… nhanh

chóng tiếp cận với phương pháp, phong cách tổ chức, quản lý mới khoa học,
SV: Nguyễn Xuân Tùng 6 Lớp: Bảo hiểm 47B
Báo cáo thực tập tổng hợp
nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động trên các lĩnh vực của ngành hàng
không. Hàng không dân dụng Việt Nam đã tạo được một bước phát triển có
tính bước ngoặt, làm nền tảng để tạo ra bước phát triển nhảy vọt ở giai đoạn
sau, sớm rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với hàng không khu vực và thế giới,
chuẩn bị tốt tiền đề cho quá trình phát triển theo hướng “đi tắt đón đầu, đi
thẳng vào công nghệ hiện đại”, hội nhập và phát triển cùng xu thế phát triển
của ngành hàng không dân dụng thế giới.
2. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (1992–1995)
Cuối những năm 80, đầu năm 90, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp,
ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến hoạt động kinh doanh vận tải của hàng
không dân dụng Việt Nam. Chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
sụp đổ, quan hệ hàng không giữa nước ta với thị trường truyền thống bị đảo
lộn. Đặc biệt là sau khi Liên Xô tan rã, các nghị định thư về cung cấp vật tư,
nhiên liệu và kỹ thuật cho hàng không dân dụng Việt Nam không còn hiệu
lực; do vậy, nhiêu liệu, vật tư chiến lược, vốn được nhập chủ yếu từ Liên Xô
nay đột ngột bi cắt giảm và dần cạn kiệt. Trong khi đó, Mỹ và các thế lực thù
địch tiếp tục thực hiện chính sách thù địch, chống phá quyết liệt sự nghiệp đổi
mới, hòng tiêu diệt chế độ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta, gia tăng các hoạt động
phong tỏa, bao vây cấm vận. Hơn nữa, Mỹ còn ngăn cản các nước, các tổ
chức quan hệ hợp tác với Việt Nam. Chúng ngăn cấm ngặt nghèo các hoạt
động trao đổi thương mại, đầu tư trên các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó có
hàng không, công nghệ thông tin… Đây là rào cản rất lớn đối với Việt Nam
trong việc tiếp cận các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới.
Tuy nhiên, thế giới bước sang thời kỳ mới, xu hướng chung là chuyển từ
đối đầu sang hợp tác hòa bình, các quốc gia vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa
có lợi ích phụ thuộc nhau vừa kiềm chế lẫn nhau. Ở trong nước, qua 5 năm
thực hiện đường lối đổi mới, tiềm năng và năng lực sản xuất của các thành

phần kinh tế được khơi dậy và khuyến khích phát triển. Nền kinh tế có những
SV: Nguyễn Xuân Tùng 7 Lớp: Bảo hiểm 47B

×