TUẦN 6 TIẾT 23
Tiếng Việt: TỪ HÁN VIỆT
(Tiếp theo)
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Sử dụng từ HV để tạo sắc thái biểu cảm
a. Xét VD:
-Vd: a: Phụ nữ, hoa lệ, mai táng, từ trần
→ Tạo sắc thái trang trọng , thể hiện thái độ tôn kính .
-Vd: b. Tiểu tiện , tử thi
→ Tạo sắc thái tao nhã , tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ .
-Vd: c. Kinh đô, yết kiến , trẫm, thần , bệ hạ
→ Tạo sắc thái cổ , phù hợp với bầu không khí xh xưa .
b. Kết luận:
- Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục ,ghê sợ.
+ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
* Ghi nhớ sgk/82
2. Không nên lạm dụng từ HV
a. Xét VD:
- Vd: 1. + Đề nghị mẹ thưởng cho con
+ Mẹ thưởng cho con một phần
-> Câu 2 hay hơn vì nó thể hiện thái độ tôn trọng và lễ phép hơn.
- Vd: 2 + Ngoài sân,nhi đồng đang vui đùa
+ Ngoài sân,trẻ em đang vui đùa
→ Câu 2 hay hơn vì nó tự nhiên,trong sáng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
b. Kết luận:
- Khi nói hoắc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong
sáng , không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
* Ghi nhớ Sgk/ 83
II. Luyện tập
Bài 1/83 : Chọn từ điền vào chỗ trống
- Mẹ , thân mẫu
- Phu nhân , vợ
- Sắp chết , lâm chung
- Giáo huấn , dạy bảo
Bài 2/83
- Sở dĩ người VN thích dùng từ HV đặt tên người , tên địa lí vì nó mang sắc thái trang trọng .
Bài 4/84
- Thay từ bảo vệ = từ giữ gìn
- Thay từ mĩ lệ = từ đẹp
- Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ lịch sự.
TUẦN 7 TIẾT 26
Văn bản : BÁNH TRÔI NƯỚC
- Hồ Xuân Hương -
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Hồ Xuân Hương lai lịch chưa rõ ràng, bà là con gái của Hồ Phi Diễn.
1
- Quê: làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Mẹ của Hồ Xuân Hương là người Bắc Ninh.
- Bản thân: Thông minh, có tài làm thơ, tài ứng đối nhanh nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh về tình duyên.
- Sự nghiệp: khoảng 50 bài thơ chữ Nôm và một tập thơ chư Hán “Lưu Hương kí.” Như tác phẩm:Bà lang
khóc chồng, Cảnh làm lẽ, Vịnh cái quạt, Chơi Hồ Tây nhớ bạn…
- Phong cách thơ: Trữ tình thì tê tái. Trào phúng thì sắc nhọn, sâu cay.
- Giá trị thơ: Giàu giá trị hiện thực và nhân đạo.
- Bà được mênh danh là “Bà chúa thơ nôm”
2. Tác phẩm:
- Đề tài: Vịnh vật
- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
* Hình ảnh bánh trôi nước - nét nghĩa thực:
- Hình dáng và màu sắc: tròn, trắng => nhỏ nhẵn
xinh xắn và tinh khiết
- Luộc bánh: khi bánh sống thì chìm, khi bánh chín
thì nổi lên.
- Cách làm bánh:bánh nặn bằng bột nếp bên trong là
nhân đường phèn,bánh như thế nào là phụ thuộc vào
người thợ, bánh có tròn đẹp là do sự khéo léo, hoạc
bánh sẽ bị nát nếu người thợ vụng về.
=> Quá trình làm bánh đượcmiêu tả cụ thể, sinh
động
Thể hiện tình yêu tha thiết với món ăn bình dị, dân
dã nhưng mang đậm bản sắc dân tộc
- Chất lượng bánh: dù hình dáng thế nào bánh vẫn
ngon ngọt bởi nhân đường phèn. Khi bánh chín nhân
đường bên trong đỏ tươi
* Hình ảnh người phụ nữ - nét nghĩa ẩn
- Vẻ đẹp hình thể: xinh đẹp đầy đặn phúc hậu
- Cuộc đời: lênh đênh chìm nổi phụ thuộc vào kẻ
khác
- Phẩm chất: Son sắt, thủy chung, tình nghĩa
=> Người phụ nữ có hình thể xinh đẹp, tuy thân
phận chìm nổi long đong nhưng phẩm chất trong
trắng, sắt son, chung thuỷ, nghĩa tình.
Thể hiện sự trân trọng, cảm thông, chia sẻ với
người phụ nữ xưa
⇒ Tố cáo xã hội phong kiến
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật .
- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
2. Nội dung:
- Bài thơ Bánh trôi nước: là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong
kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối thân phận chìm
nổi của họ.
* Ghi nhớ Sgk/
IV. Luyện tập
- Những câu hát than thân :
2
+ Thân em như trái bần trôi
Gío dập sóng dồn biết tấp vào đâu .
+ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày .
+ Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa .
+ Thân em như củ ấu gai
ruột trong thì trắng ruột ngoài thì trong .
TUẦN 7 TIẾT 27
Tiếng Việt: QUAN HỆ TỪ
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Thế nào là quan hệ từ
a. Xét Vd: Bảng phụ
- VDa : Của: Liên kết giữa định ngữ mẹ và danh từ con gà.
→ Biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu.
- VDb : Như: Liên kết với bổ ngữ hoa và tính từ đẹp.
→
Quan hệ so sánh.
- VDc : Bởi … nên: Nối 2 vế của câu ghép.
3
→
Quan hệ nhân quả.
- VDd : Nhưng : Biểu thị quan hệ đối nghịch giữa mẹ thường và hôm nay.
b. Kết luận:
- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh nhân quả, giữa các bộ phận của
câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn.
2. Sử dụng quan hệ từ
a. XétVD: Bảng phụ
a (-) e (-)
b (-) g (+)
c (-) h (+)
d (+) i (-)
→ Có trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ . Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn
sẽ không rõ nghĩa .Cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ .
- Có 1 số quan hệ từ dùng thành cặp.
Nếu … thì ; Vì …nên ; Tuy … nhưng ; Hễ …thì
- Sở dĩ…là vì .
* Ghi nhớ Sgk/98
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
HS tự tìm.
Bài tập 2 : Điền qht thích hợp.
Và, với, với, nếu, thì, và .
Bài tập 3: Trong các câu, câu nào đúng, câu nào sai :
- a(-) ;b ( +) ; c (-) ; d (+) ; e(-) ; g (+) ; h (-) ; I (+) ;k(+) ; l(+)
Bài tập 5 : Phân biệt nghĩa
- Nó gầy nhưng khoẻ ( tỏ ý khen ).
- Nó khoẻ nhưng gầy ( tỏ ý chê).
Tuần7 Tiết 28:
Tập Làm Văn: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Luyện tập tìm hiểu đề , lập dàn bài
a. Tìm hiểu đề
Đề bài : Loài cây em yêu .
+ Định hướng :
- Yêu cầu viết : Loài cây em yêu.
- Cây em yêu : Cây phượng.
- Lí do : Cây phượng tượng trưng cho sự hồn nhiên, đáng yêu của tuổi học trò .
b. Lập dàn ý
+ Mở bài : nêu loài cây , lí do em yêu thích .
- Em thích nhất là cây phượng. Cây phượng đã gắn bó bao kỉ niệm ngây thơ , hồn nhiên , đáng yêu .
+ Thân bài : Các phẩm chất của cây :
4
- Thân to, rễ lớn, tán phượng xoè rộng che mát.
- Hoa màu đỏ .
=> Đẹp, bền, dẻo dai, chịu đựng mưa nắng.
- Loài cây phượng trog cuộc sống con người : Toả mát trên con đường, ngôi trường tạo vẻ thơ mộng,
hấp thụ không khí trong lành.
- Loại cây trong cuộc sống của em : Màu đỏ của phượng, âm thanh tiếng ve làm cho c/s chúng em luôn
vui tươi rộn ràng .
=> Do đó cây phượng là cây em yêu .
+ Kết bài : Tình cảm của em.
- Em rất yêu quí cây phượng.
- Xao xuyến bâng khuâng khi chia tay với phượng thân yêu để bước vào kì nghỉ hè .
II. LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT BÀI.
1. Viết đoạn văn cho đề văn trên.
2. Tham khảo văn bản Cây sấu Hà Nội.
- Bài văn giới thiệu nguồn gốc, lá, vỏ, hoa của sấu.
- Công dụng và lợi ích của sấu.
→ Không phải là văn bản biểu cảm .
5