Trường THCS Lý Thường Kiệt Ngữ văn 7
Tuần 6 Ngày soạn: 18/09/2010
Tiết 21, 22 Ngày dạy : 21/09/2010
Văn bản: BÀI CA CÔN SƠN
(Hướng dẫn đọc thêm)
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Qua tiết học giúp các em:
- Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài ”Thiên trường vãn
vọng” và sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong “Bài
ca Côn Sơn”.
B. CHUẨN BỊ :
- GV: Giáo án.
- HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là văn biểu cảm? Nêu đặc điểm của văn biểu cảm?
- Văn biểu cảm còn được gọi là gì nữa và nó bao gồm những thể loại nào?
(Văn trữ tình, ca dao trữ tình, thơ trữ tình, tuỳ bút...)
3.Bài mới:
HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
Tiết 1:
Hoạt động 1: Tiếp tục cho các em tìm hiểu về văn
bản “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi.
H. Em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả mà em
đã biết?
H. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn các em đọc và tìm hiểu
văn bản. Hướng dẫn các em đọc diễn cảm, gv đọc
mẫu, gọi hs đọc lại.
H. Em cho biết từ “ta” có mặt trong đoạn trích mấy
lần? Vậy “ta” ở đây là ai? Từ ấy được dùng vị trí
cách của loại từ nào mà em đã được học?
H. Nhân vật “ta” đã làm gì ở Côn Sơn? Hãy tìm
những chi tiết mô tả hàng động ấy trong đoạn
trích?
H. Qua những ngữ liệu đã tìm hiểu ở trên, em cảm
nhận được điều gì về cách sống cũng như tâm hồn
của nhân vật “ta” ở Côn Sơn?
H. Cùng với hình ảnh của nhân vật “ta”, cảnh
tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào
trong đoạn trích?
H. Cách tả có gì độc đáo?
A. Bài ca Côn Sơn:
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1/ Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 - 1442).
2/ Tác phẩm: Ra đời trong thời gian ông bị chèn
ép, nghi ngờ đành cáo quan về sống ở Côn Sơn.
II. Tìm hiểu văn bản
1/ Tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
- Từ “ta” xuất hiện 5 lần
- “Ta” là thi sĩ, là tác giả Nguyễn Trãi.
- Ta nghe, ta ngồi, ta lên, ta nằm, ta ngâm => đại
từ, điệp từ, động từ miêu tả hoạt động.
=> Sự thanh thản về cuộc sống ở ẩn, đang thả hồn
váo cảnh trí Côn Sơn - thể hiện một khí phách
trong lâm cảnh thất cớ
2/ Cảnh trí Côn Sơn
- Suối rì rầm => nghe đàn cầm
- Đá rêu phong => ngồi chiếu êm
- Thông mọc như rêu=>bóng mát.
- Trúc bóng râm, màu xanh mát
=> Quan sát trực tiếp, hình ảnh so sánh, liên
GV: Trần Hồng Linh Năm học: 2010-2011
Trường THCS Lý Thường Kiệt Ngữ văn 7
H. Qua phân tích tìm hiểu đoạn trích, em rút ra điều
gì cần ghi nhớ?
HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn cho hs luyện tập cho cả 2
văn bản.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Hướng dẫn các em tìm hiểu về văn
bản “Buổi chiểu đứng ở phủ Thiên Trường trông
ra”
- Gv gọi hs đọc phần giới thiệu về tác giả - tác
phẩm ở sgk
H. Em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả cũng
như hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
H. Hướng dẫn các em cách đọc bài thơ - đọc mẫu -
gọi 2 em đọc lại (đọc cả 3 bài: phiên âm, dịch
nghĩa, dịch thơ)
H. Bài này thuộc thể loại thơ nào? Vì sao em biết?
(Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu 7 chữ, hiệp vần...)
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
H. Đọc lại 2 câu đầu em cho biết tác giả đã tả cảnh
gì? Cảnh ấy được tả vào thời điểm nào trong ngày,
được khắc hoạ ra sao?
H. Đọc 2 câu cuối của bài thơ ta thấy bức tranh quê
được mô tả bằng cái nhìn cụ thể. Tác giả đã thấy,
nghe thấy những gì? Chỉ ra những hình ảnh ấy?
H. Em có nhận xét gì về cách miêu tả bức tranh
này?
H. Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em rút ra
điều gì cần ghi nhớ?
- Gọi 1 hs đọc ghi nhớ sgk.
tưởng, hồi tưởng
=> Cảnh trí thiên nhiên thoảng đảng, thanh tĩnh,
nên thơ.
* Ghi nhớ: sgk.
III. Luyên tập.
- Thực hiện theo yêu cầu sgk
B. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông
ra.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1/ Tác giả: Trần Nhân Tông (1258 - 1308) là 1 ông
vua yêu nước.
2/ Tác phẩm: Sáng tác trong dịp tác giả về thăm
quê cũ ở Thiên Trường.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hai câu đầu:
- Tả cảnh phủ Thiên Trường lúc chiều về, sắp tối.
- Làng xóm, nhà cửa đã được bao phủ bởi một lớp
sương khói mỏng - sự vật chìm dần vào bóng
chiều man mác chập chờn, nửa như có nửa như
không.
2. Hai câu cuối:
- Âm thanh tiếng sáo lùa trâu về làng.
+ Đôi cánh cò trắng hạ trên đồng
+ Bức tranh vừa có âm thanh vừa có màu sắc tươi
tắn, ấm cúng.
- Tả cảnh một vùng quê trầm lắng mà không đìu
hiu và tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương của
tác giả.
* Ghi nhớ :sgk.
4.Củng cố: H. Đoạn thơ thuộc kiểu văn bản biểu cảm. Vậy em hiểu gì về đặc điểm của văn biểu
cảm từ “Bài ca Côn Sơn” so với bài “Buổi chiều ...trông ra” có đặc điểm gì khác?
5. Dặn dò: - Học thuộc 2 bài thơ, đọc và tìm hiểu thêm ở các văn bản đọc thêm.
- Chuẩn bị bài tập tiếp theo: Từ Hán Việt
GV: Trần Hồng Linh Năm học: 2010-2011
Trường THCS Lý Thường Kiệt Ngữ văn 7
Tuần 6 Ngày soạn: 18/09/2010
Tiết 23 Ngày dạy : 21/09/2010
Bài 6:
TỪ HÁN VIỆT (tt)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp học sinh
- Hiểu được sắc thái ý nghĩa riêng biệt của các từ Hán Việt.
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án.
- HS: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc (phần phiên âm và dịch thơ) bài “Thiên trường vãn vọng” em cảm nhận được gì về
bức tranh quê qua sự gợi tả của tác giả?
- Nêu tóm tắt về tác giả Nguyễn Trãi và đọc thuộc lòng đoạn trích “Bài ca Côn Sơn”. Em cảm nhận
được thêm điều gì ở tác giả qua đoạn thơ?
3. Bài mới:
HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn các em cách sử dụng
về từ Hán Việt.
H. Nêu rõ mục đích thứ nhất của sử dụng từ Hán
Việt là để tạo sắc thái biểu cảm?
- Gv gọi hs đọc ví dụ 1a ở sgk đã được chuẩn bị ở
bảng phụ, chú ý các từ:
H. Tại sao có những từ thuần việt có ý nghĩa tương
đương như vậy lại không sử dụng mà lại sử dụng
từ Hán Việt trong các trường hợp trên? (tạo sắc
thái biểu cảm).
- Gv gọi hs đọc ví dụ 1b ở sgk đã được chuẩn bị ở
bảng phụ, chú ý các từ:
- Hs giải thích nghĩa của từng từ.
H. Những từ này để tạo sắc thái gì cho đoạn văn
em vừa được học? Hiện nay những từ đó có được
dùng nữa không?
H. Qua tìm hiểu các ngữ liệu trên, em cho biết sử
dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm gì?
* HS đọc ghi nhớ sgk.
*Hoạt động 2: Gv hướng dẫn các em về cách sử
dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, tránh lạm dụng.
- Gọi hs đọc 2 cặp câu (a,b) ở mục 2 sgk, nhấn
mạnh ở những từ in đậm.
H. Theo em trong mỗi cặp câu đó, câu nào có cách
diễn đạt hay hơn? Vì sao?
I. Sử dụng từ Hán Việt.
1/ Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.
Ví dụ 1:
+ Phụ nữ - trang trọng tôn kính, trng trọng hơn -
đàn bà
+ Từ trần - tạo sắc thái tao nhã - chết
+ Mai táng - tránh gây cảm giác ghê sợ - chôn
+ Tử thi - tránh ghê sợ - xác chết.
-> Khác nhau về sắc thái ý nghĩa.
Ví dụ 2:
- Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần
-> Dùng để tạo sắc thái cổ.
* Ghi nhớ: sgk
2/ Không nên lạm dụng từ Hán Việt.
Ví dụ:
+ Câu a: hoàn cảnh giao tiếp: mẹ và em - dùng từ
đề nghị là không phù hợp => Cách diễn đạt 2 hay
hơn.
+ Câu b: dùng từ nhi đồng là không cần thiết vì
câu thông báo một sự việc bình thường, không cần
GV: Trần Hồng Linh Năm học: 2010-2011
Trường THCS Lý Thường Kiệt Ngữ văn 7
H. Như vậy sử dụng từ đề nghị và nhi đồng ở đây
là như thế nào? (lạm dụng từ Hán Việt).
H. Từ đó em rút ra điều gì cần lưu ý khi sử dụng từ
Hán Việt.
* HS đọc ghi nhớ 2.
Hoạt động 3: Hướng dẫn các em làm các bài tập ở
phần luyện tập sgk.
- Bài 1: Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để
điền vào chỗ trống trong bài tập này?
- Bài 2: Tại sao người Việt Nam lại thích dùng từ
Hán Việt để đặt tên người, địa lý?
Ví dụ: - Nêu tên một số địa danh dùng từ Hán Việt.
- Bài 3: Đoạn văn trong truyền thuyết Mị Châu -
Trọng Thuỷ và tìm những từ Hán Việt góp phần
tạo sắc thái cổ xưa?
(hs tìm theo nhóm, chỉ ra các từ).
- Bài 4: Nêu nhận xét của em về việc dùng các từ
Hán Việt trong các câu ở bài tập. Dùng từ thuần
việt để thay thế?
sự trang trọng quá => Cách diễn đạt ở 2 là phù
hợp hơn.
* Ghi nhớ: sgk.
II. Luyện tập.
Bài 1:
- điền từ: mẹ
- điền từ: thâm mẫu
- điền từ: phu nhân
- điền từ : vợ
Bài 2:
- Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng
Bài 3:
Các từ ngữ: giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan
sắc, tuyệt trần.
Bài 4:
- Bảo vệ - giữ gìn
- Mĩ lệ - đẹp đẽ.
4. Củng cố: - Gv gọi hs đọc lại 2 phần ghi nhớ sgk.
5. Dặn dò: - Học kỹ bài ở nhà, thuộc lòng hai phần ghi nhớ sgk
- Hoàn chỉnh hết các bài tập trong phần luyện tập, làm bài 5 ở sách bài tập
ngữ văn trang 43.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Đặc điểm của văn biểu cảm.
GV: Trần Hồng Linh Năm học: 2010-2011
Trường THCS Lý Thường Kiệt Ngữ văn 7
Tuần 6 Ngày soạn: 20/09/2010
Tiết 24 Ngày dạy : 23/09/2010
Bài 6:
ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp các em hiểu được các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm.
- Hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn đồ vật, cảnh vật, con người để
bày tỏ tình cảm, khác với văn miêu tả là nhằm mục đích tái hiện đối tượng miêu tả.
B. CHUẨN BỊ :
- GV: Giáo án.
- HS: Soạn bài
C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Sử dụng từ Hán Việt để biểu thị sắc thái biểu cảm gì? Cho ví dụ.
- Tại sao người Việt Nam lại thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lý?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn các em tìm hiểu về đặc
điểm của văn biểu cảm.
* Gọi hs đọc văn bản “Tấm gương” ở sgk.
H. Bài văn “tấm gương” biểu đạt tình cảm gì ?
Gợi ý: Ca ngợi đức tính trung thực của con
người, ghét thói xu nịnh dối trá.
H. Để biểu đạt tình cảm ấy, tác giả bài văn đã làm
như thế nào?
H. Theo em bố cục bài văn gồm mấy phần? Nêu
rõ nội dung từng phần?
H. Tình cảm và sự đánh giả của tác giả trong bài
có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa
như thế nào đối với giá trị của bài văn?
* Tiếp tục cho HS đọc đoạn văn của Nguyên
Hồng
H. Em cho biết đoạn văn trên biểu hiện tình cảm
gì?
H. Tình cảm của nhân vật được biểu hiện trực
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm.
1/ Văn bản : “Tấm gương ” .
- Biểu dương sự trung thực, phê phán sự dối trá.
- Mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa vì tấm
gương luôn luôn phản chiếu trung thực mọi vật
xung quanh, nói với gương, ca ngợi gương là gián
tiếp ca ngợi con người trung thực (nghệ thuật ẩn
dụ).
- Bố cục: 3 phần.
+ Đoạn 1 - Mở bài: nêu phẩm chất của gương
- tấm gương là người bạn chân thật suốt đời.
+ Đoạn 2 ->6 - TB: Nêu lợi ích của tấm
gương, ngoài gương thuỷ tinh còn có gương
lương tâm.
+ Đoạn cuối:- KB: Khẳng định lại chủ đề.
- Nội dung bài văn là biểu dương tính trung thực -
Tình cảm của tác giả là rõ ràng - hình ảnh tấm
gương có sức khiêu gợi, tạo nên giá trị của bài
văn.
- Cách biểu lộ gián tiếp.
2/ Đoạn văn của Nguyên Hồng.
- Biểu lộ trực tiếp tình cảm cô đơn, cầu mong sự
giúp đỡ và thông cảm.
GV: Trần Hồng Linh Năm học: 2010-2011