Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Lễ hội chùa keo xã duy nhất, huyện vũ thư, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 78 trang )





TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ


ĐOÀN THỊ THƠ


LỄ HỘI CHÙA KEO XÃ DUY NHẤT,
HUYỆN VŨ THƢ, TỈNH THÁI BÌNH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

Người hướng dẫn khoa học
Th.S NGUYỄN THỊ NGA




HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm


ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, quý Thầy, cô giáo khoa Lịch sử
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô giáo trực tiếp giảng
dạy đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Sở Văn hóa thông tin và du lịch
tỉnh Thái Bình, Bảo tàng tỉnh Thái Bình, Ban tuyên giáo tỉnh Thái Bình,
Thư viện tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn:
Th.s Nguyễn Thị Nga, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt
thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tác giả cảm ơn tập thể lớp K37A-CN Lịch Sử, trường ĐHSP Hà
Nội 2 đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015

Tác giả

Đoàn Thị Thơ




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả


Đoàn Thị Thơ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tương, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của khóa luận 6
6. Bố cục của đề tài 6
NỘI DUNG
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƢ, TỈNH
THÁI BÌNH 7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 7
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 8
1.3. Tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội 11
1.3.1. Tình hình kinh tế 11
1.3.2. Văn hóa- xã hội 13
Chƣơng 2: LỄ HỘI CHÙA KEO XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƢ,
TỈNH THÁI BÌNH 17
2.1. Khái niệm về lễ hội 17
2.1.1. Khái niệm Lễ và Nghi Lễ 17
2.1.2. Khái niệm Hội và Lễ Hội 19
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của lễ hội chùa Keo 25
2.3. Nội dung lễ hội chùa Keo 29
2.3.1. Phần Lễ: 30
2.3.2. Phần Hội: 37
2.4. Đặc điểm lễ hội chùa Keo 40

2.5. Ảnh hƣởng của lễ hội chùa Keo 47


2.5.1. Tích cực: 47
2.5.2. Hạn chế 52
2.6. Những yêu cầu của việc bảo tồn và phát huy lễ hội chùa Keo 54
2.7. Phƣơng hƣớng và giải pháp 60
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 71

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm
đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng văn hóa phi vật thể của dân
tộc, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc. Nó là hoạt động tập
trung biểu thị các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cộng đồng
hướng vào việc tưởng niệm, tôn vinh các nhân vật được sùng bái.
Lễ hội ra đời, tồn tại gắn với quá trình phát triển của nhiều tộc người
nói chung và làng xã người Việt nói riêng, nó phản ánh nhiều giá trị trong đời
sống kinh tế - xã hội, văn hóa của cộng đồng. Điều này là một trong những
nguyên nhân quan trọng làm cho lễ hội có sức sống lâu bền, tồn tại cùng với
lịch sử của các cộng đồng làng xã cho đến hôm nay.
Trong thời đại cách mạng khoa học - kỹ thuật, toàn cầu hóa, quốc tế
hóa, con người đang lo lắng quan tâm hơn đến tình trạng tách rời giữa bản
thân mình với tự nhiên, môi trường, lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hóa
độc đáo của dân tộc đang bị mai một. Chính vì vậy mà hơn bao giờ hết con
người càng có nhu cầu tìm và hướng về cội nguồn tự nhiên, hòa mình vào

cộng đồng và bản sắc văn hóa trong cái chung của văn hóa nhân loại. Nền văn
hóa truyền thống trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp
ứng nhu cầu bức thiết của con người và đó cũng là tính nhân bản bền vững và
sâu sắc của lễ hội ở mọi thời đại.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra trên toàn thế
giới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã được Đảng ta đặc biệt quan
tâm. Chúng ta đang thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì việc
tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật thế giới đang là cơ hội để chúng
ta tiếp thu những thành quả trí tuệ của loài người. Nhưng một vấn đề đặt ra là
muốn đa dạng văn hóa thì phải mở rộng giao lưu, hội nhập với các nền văn
2

hóa khác để tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Tuy nhiên khi
giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa
riêng độc đáo của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
Vì vậy mà điều quan trọng là phải tìm được những giải pháp giữ gìn và phát
huy những yếu tố tích cực của bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tâm linh gắn với tôn giáo, tín
ngưỡng, nghệ thuật truyền thống và cũng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ
sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên, niềm hạnh phúc cho từng
thành viên trong gia đình.
Hệ thống các lễ hội đều phản ánh những ước mong, hoài bão về một
cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, sự trường tồn của cộng đồng, dân tộc,
trở thành phong tục tập quán của nhân dân ta. Thông qua sinh hoạt lễ hội,với
các lễ nghi, trò diễn… tính dân tộc được thắt chặt hơn, ý thức về cội nguồn
mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là những lễ hội về những anh hùng có công dựng
nước, giữ nước đồng thời là việc ghi nhớ công ơn tổ tiên, nêu cao khí phách
anh hùng của dân tộc, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ Quốc của nhân dân ta.
Ngày nay thì hoạt động lễ hội diễn ra khá phổ biến ở khắp các địa

phương trong cả nước. Đó là hoạt động góp phần gìn giữ và phát huy những
giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc, tuy nhiên ngoài ý nghĩa tích
cực góp phần giữ gìn phát huy những giá trị tốt đẹp thì các hoạt động của lễ
hội truyền thốngđang bị lợi dụng để gây ra những tác động tiêu cực như: mê
tín dị đoan, gây tốn kém, lãng phí về thời gian, tiền bạc, hao tổn sức lực và trí
tuệ của nhân dân. Hơn thế nữa đó là hoạt động “mua thần bán thánh” nhằm
trục lợi cá nhân gây mất ổn định xã hội.
Tỉnh Thái Bình, hàng năm có rất nhiều lễ hội được tổ chức, nhưng nổi
bật nhất là “Lễ hội chùa Keo” xã Duy Nhất huyện Vũ Thư diễn ra vào trung
3

tuần tháng chín âm lịch - có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa của
người dân địa phương. Chính vì vậy, nhận thức đúng đắn về lễ hội cổ truyền
của dân tộc nói chung và đặc biệt là lễ hội chùa Keo Thái Bình nói riêng để
tìm ra những giá trị tích cực để giữ gìn và phát huy, hạn chế những ảnh hưởng
tiêu cực nhằm góp phần làm lành mạnh hóa các hoạt động của lễ hội hướng
vào các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, xây dựng đất nước ta phát
triển ngày càng bền vững.
Vì vậy, người viết đã quyết định lựa chọn đề tài “Lễ hội chùa Keo xã
Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên
ngành lịch sử văn hóa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm vừa qua các công trình nghiên cứu về tôn giáo, tín
ngưỡng và lễ hội được quan tâm nhiều hơn những năm trước đổi mới. Trên
nhiều bình diện khác nhau như tôn giáo học, khoa học xã hội, văn hóa dân
gian, dân tộc học, chính trị học… vấn đề lễ hội được đề cập ở những mức độ
khác nhau. Có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về các lễ hội của nước ta.
Trước hết là tác phẩm “Từ điển Hội lễ Việt Nam” của Bùi Thiết do
nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản năm 2000. Trong đó tác giả đã cố
gắng sưu tầm, tập hợp, hệ thống, chỉnh lý và biên soạn tất cả các lễ hội truyền

thống đã từng diễn ra trên khắp lãnh thổ nước ta từ xưa đến nay. Đặc biệt, tác
giả đưa ra quan niệm về khái niệm “Lễ”: được hiểu là các hoạt động đã đạt
đến trình độ lễ nghi và “Hội”: được hiểu là các hoạt động lễ nghi đã phát triển
đến mức cao hơn, có các hoạt động văn hóa truyền thông; khái niệm “Hội lễ”:
là cách gọi cô đọng nhằm để chỉ toàn bộ các hoạt động tinh thần và ứng xử,
phản ánh những tập tục, vật hiến tế, lễ nghi dâng cúng, những hội hè đình
đám của một cộng đồng làng xã nhất định.Qua những khái niệm cơ bản mà
tác giả đề cập tới đã góp phần làm phong phú hơn nội dung về phần một số
4

khái niệm cơ bản về lễ hội. Với quá trình tiếp cận các vấn đề lễ hội với những
khái niệm mà các tác giả đưa ra là cần thiết giúp nhận diện nội dung lễ hội
một cách khoa học cho bài khóa luận.
Thứ hai là công trình “Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh” của Lê
Huy Trâm - Hoàng Anh Nhân được nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản
năm 2001. Các tác giả đã đưa ra quan điểm trong việc nhận thức và nghiên
cứu lễ hội. Hai tác giả nhấn mạnh cách tiếp cận Lễ hội trong sự tổng thể của
nó chứ không tách riêng phần Lễ riêng và phần Hội riêng.Tác phẩm này cho
thấy: Những tín ngưỡng dân gian của đời sống tâm linh nằm trong thế giới ý
niệm được khách thể hóa, hiện thực hóa vì thế ở lễ hội đều có chung một cấu
trúc bắt đầu gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ là để con người giao
tiếp với thần linh để cầu xin thần linh với các nghi lễ như tế, rước…mối quan
hệ giao cảm giữa con người và thần linh quyện lẫn trong hương khói, trong
không gian thiêng đưa con người vào thế giới tâm linh. Phần hội là những trò
chơi nhằm xây dựng quan hệ cộng cảm trong cộng đồng có sự tham gia của
thần linh.
Thứ ba là công trình nghiên cứu “Lễ hội truyền thống của các dân tộc
thiểu số ở miền Bắc Việt Nam” của Hoàng Lương được Nxb Văn hóa Dân
tộc công bố năm 2002, đã dành riêng một phần về khái niệm chung về lễ hội
truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc. Qua tác phẩm tác giả kết

luận đối với các dân tộc của nước ta nói chung và ở miền bắc nói riêng, lễ
được thực hiện chủ yếu liên quan điến việc cầu mùa, người an vật thịnh. Nghi
lễ là những sinh hoạt tinh thần của các cá nhân hay tập thể, là sinh hoạt của cả
cộng đồng người trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng. Trong hội có thể tìm
thấy những biểu tượng điển hình của sự thể hiện tâm lý cộng đồng, những đặc
trưng của văn hóa dân tộc, quan niệm, cách ứng sử với môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội của các cá nhân và cả cộng đồng người. Những hoạt động
5

diễn ra trong hội luôn phản ánh và thể hiện một phần lịch sử địa phương đất
nước.
Thứ tư là công trình “60 lễ hội truyền thống ở Việt Nam” được nhà
xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2005. Tác phẩm này đề cập tới 60 lễ
hội truyền thống ở Việt Nam trong đó có đề cập đến lễ hội chùa Keo tỉnh Thái
Bình một cách khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, về Thiền sư
Không Lộ, về kiến trúc độc đáo của chùa Keo… Qua đây thì ta có một cái
nhìn cơ bản về một phần trong nội dung của lễ hội chùa Keo Thái Bình. Do
đặc trưng là công trình nghiên cứu tổng thể nhiều lễ hội nên các nhà nghiên
cứu chưa có điều kiện tìm hiểu sâu về từng lễ hội nhưng đây cũng là công
trình quan trọng giúp người viết có những nguồn tư liệu phục vụ cho đề tài
của mình.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa và lễ hội khác
mà người viết đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt với thuận
lợi là một người con của quê hương Thái Bình đã giúp cho người viết có điều
kiện đi thực địa để có thêm nguồn tư liệu phong phú và có giá trị khoa học
phục vụ cho đề tài của mình.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy Lễ hội chùa Keo tại xã Duy Nhất huyện Vũ Thư tỉnh Thái
Bình làm đối tượng nghiên cứu.

* Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung làm rõ khái niệm, quá trình hình thành và các phân
loại lễ hội ở Việt Nam. Đặc biệt đề tài sẽ chỉ rõ đặc điểm, ảnh hưởng của lễ
hội Chùa Keo tại tỉnh Thái Bình. Qua đó người viết sẽ đề xuất những giải
pháp bảo tồn và phát huy những giá trị của lễ hội trong giai đoạn hiện nay.

6

* Phạm vi nghiên cứu:
-Về thời gian: Đề tài tiếp cận nghiên cứu những giá trị của lễ hội chùa
Keo tại xã Duy Nhất huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình từ năm 1986 đến nay, trên
cơ sở đó tìm ra các giá trị truyền thống trong quá khứ để khẳng định những
giá trị vốn có của lễ hội chùa Keo ngày nay.
-Về không gian: Lấy Lễ hội chùa Keo tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình để khảo sát, nghiên cứu.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài của mình, tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu
khác nhau như: tư liệu thành văn, tư liệu điền dã, tư liệu phỏng vấn
Về phương pháp nghiên cứu, người viết sử dụng hệ thống phương pháp
liên ngành, các phương pháp nghiên cứu văn hóa, lịch sử, điều tra xã hội
học
5. Đóng góp của khóa luận
Với những phương pháp nghiên cứu hiện đại, cách đánh giá khách
quan, nguồn tư liệu phong phú, đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo trung
thực và có giá trị cho những nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lễ hội đặc
biệt là lễ hội chùa Keo. Đặc biệt đây còn là tài liệu phục vụ cho việc giảng
dạy, học tập về lịch sử văn hóa địa phương.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của khóa luận được kết cấu thành 2 chương:

- Chương 1: Khái quát về xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
- Chương 2: Lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái
Bình


7

NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƢ,
TỈNH THÁI BÌNH

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN
Duy Nhất là một xã thuộc huyện Vũ Thư. Huyện nằm ở phía Nam của
tỉnh Thái Bình, có tọa độ 20
0
20’ đến 20
0
32’ vĩ độ Bắc; 10
0
10’ đến 16
0
22’
kinh độ Đông được bao bọc bởi hệ thống sông Hồng và sông Trà Lý. Vũ Thư
có quốc lộ số 10 chạy qua chia huyện làm đôi (đường số 10 chạy từ thành phố
Thái Bình kéo đến điểm kết thúc, thuộc địa bàn huyện là cầu Tân Đệ, có tọa
độ 20°26'30,90" vĩ bắc và 106°13'12,45" kinh đông). Huyện Vũ Thư có phía
Tây và Nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng, có cầu Tân Đệ bắc
qua). Phía Bắc và Đông Bắc lần lượt giáp các huyện Hưng Hà và Đông
Hưng của Thái Bình (ranh giới là sông Trà Lý, Vũ Thư nằm kề ngã ba sông

Hồng và sông Trà Lý). Phía Đông giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến
Xương của Thái Bình.
Xã Duy Nhất nói riêng có diện tích 10.14 km
2
và huyện Vũ Thư nói
chung có diện tích đất đai là 19513.84 ha, diện tích đất nông nghiệp là
12890.56 ha.
Về Cấu trúc địa hình: Vũ Thư là huyện thuộc vùng đồng bằng sông
Hồng nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình từ 1
đến 1.5m so với mực nước biển. Địa hình của huyện có dạng song lượn, có
hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam tương tự như địa hình chung
của toàn tỉnh. Đất đai thấp, chạy ven sông Hồng và sông Trà Lý, dải đất cao
nằm ở giữa huyện chạy dọc sông Kiến Giang. Nhìn chung địa hình của huyện
ít phức tạp, tuy đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi và mương máng
8

nhưng sự chia cắt đó không gây nhiều khó khăn cho sản xuất và chỉ tạo ra sự
đa dạng trong thâm canh tăng vụ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
tăng thu nhập cho người dân.
Về Khí hậu của tỉnh Thái Bình, huyện Vũ Thư nói chung và xã Duy
Nhất nói riêng là khí hậu đặc trưng vùng đồng bằng sông Hồng, đó là khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Khí hậu của huyện được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa hè
nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa đông khô và lạnh từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22
0
C -24
0
C,
chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 8
0

C- 10
0
C. Độ ẩm không khí
85- 90%. Mùa hè nhiệt độ rất cao, cao nhất là 38.5
0
C- 39.5
0
C, những ngày dịu
mát nhiệt độ trung bình khoảng 24
0
C- 25
0
C. Nhiệt độ trung bình mùa đông tại
huyện là 20
0
C. Nhiệt độ thấp nhất không dưới 4.5
0
C.
Huyện Vũ Thư có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, ngoài 2 hệ thống
sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, huyện còn có nhiều hệ thống sông như
sông Kiến Giang, sông Búng, sông Cư Lâm, sông Trạch… cùng hệ thống
kênh mương được phân bố phù hợp cho tưới tiêu phục vụ sản xuất.
Với vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, bằng phẳng, nguồn nước và
khí hậu thuận lợi nên nơi đây đã thu hút được sự sinh tụ của con người. Trong
quá trình đó, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần đã được sản sinh ra và trở
thành những giá trị bất diệt của đời sống cộng đồng.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Lịch sử hình thành và phát triển của xã Duy nhất cũng trải qua nhiều
biến động cùng với những thay đổi hành chính của huyện Vũ Thư. Huyện Vũ
Thư ngày nay vốn được nhập từ hai huyện trước kia của tỉnh Thái Bình là Vũ

Tiên và Thư Trì. Riêng 13 xã: Vũ Đông, Vũ Tây, Vũ Sơn, Vũ Lạc, Vũ Quý,
Vũ Trung, Vũ Thắng, Vũ Công, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh, Vũ Hòa, Vũ Bình
sáp nhập về huyện Kiến Xương.
9

Thời nhà Hậu Lê, toàn huyện Vũ Thư thuộc phủ Kiến Xương trấn Sơn
Nam. Thời nhà Nguyễn, năm 1832 (triều Minh Mạng) Vũ Thư (Vũ Tiên-Thư
Trì) thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định (cũ) (Vũ Thư nằm ở khoảng giữa
tỉnh Nam Định cũ), năm 1890 (triều Thành Thái) toàn huyện Vũ Thư thuộc
phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
Ngày 17/6/1969, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 93/CP về việc
hợp nhất 28 xã của huyện Thư Trì và 14 xã của huyện Vũ Tiên thành huyện
Vũ Thư hiện nay. Trải qua 6 lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay Vũ
Thư có diện tích 195,2 km² phân bổ ở 29 xã và 1 thị trấn.
Trước khi hợp nhất: Huyện Vũ Tiên có 27 xã: Vũ An, Vũ Bình, Vũ
Chính, Vũ Công, Vũ Đoài, Vũ Đông, Vũ Hòa, Vũ Hội, Vũ Hồng, Vũ Hợp,
Vũ Lạc, Vũ Lãm, Vũ Lễ, Vũ Nghĩa, Vũ Ninh, Vũ Phong, Vũ Phúc, Vũ Quý,
Vũ Sơn, Vũ Tây, Vũ Thắng, Vũ Thuận, Vũ Tiến, Vũ Trung, Vũ Vân, Vũ
Việt, Vũ Vinh.Huyện Thư Trì có 26 xã: Bách Thuận, Đông Phú, Đồng Thanh,
Dũng Nghĩa, Hiệp Hòa, Hòa Bình, Hồng Xuân, Minh Khai, Minh Lãng, Minh
Quang, Nguyên Xá, Phú Xuân, Phúc Thành, Song An, Song Lãng, Tam
Quang, Tam Tỉnh, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Phong, Thuận Vi, Tiền Phong,
Trung An, Tự Tân, Việt Hùng, Xuân Hòa.
Sau khi hợp nhất 2 huyện trên và chuyển 13 xã của huyện Vũ Tiên về
huyện Kiến Xương quản lý, huyện Vũ Thư có 40 xã: Bách Thuận, Đông
Phú, Đồng Thanh, Dũng Nghĩa, Hiệp Hòa, Hòa Bình, Hồng Xuân, Minh
Khai, Minh Lãng, Minh Quang, Nguyên Xá, Phú Xuân, Phúc Thành, Song
An, Song Lãng, Tam Quang, Tam Tỉnh, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Phong,
Thuận Vi, Tiền Phong, Trung An, Tự Tân, Việt Hùng, Vũ Chính, Vũ
Đoài, Vũ Hội, Vũ Hồng, Vũ Hợp, Vũ Lãm, Vũ Nghĩa, Vũ Phong, Vũ Phúc,

Vũ Thuận, Vũ Tiến,Vũ Vân, Vũ Việt, Vũ Vinh, Xuân Hòa.
Ngày 18 tháng 12 năm 1976:
10

- Hợp nhất 3 xã Hồng Xuân, Tam Tỉnh và Đồng Thanh thành xã Hồng
Lý.
- Sáp nhập xã Thuận Vi vào xã Bách Thuận.
- Hợp nhất 2 xã Vũ Hồng và Vũ Phong thuộc huyện Vũ Thư thành
xã Hồng Phong.
- Hợp nhất 2 xã Vũ Hợp và Vũ Nghĩa thuộc huyện Vũ Thư thành
xã Duy Nhất.
- Hợp nhất 2 xã Vũ Lãm và Vũ Chính thuộc huyện Vũ Thư thành
xã Chính Lãm.
- Sáp nhập xã Đông Phú thuộc huyện Vũ Thư vào xã Song Lãng.
- Hợp nhất 2 xã Vũ Thuận và Vũ Việt thuộc huyện Vũ Thư thành
xã Việt Thuận.
Ngày 5 tháng 4 năm 1982:
- Thành lập xã Tân Bình trên cơ sở tách thôn Đồng Thanh của xã Tiền
Phong và 3 thôn: Trường Mai, Tân Quán, Tú Linh của xã Phú Xuân.
- Chia xã Chính Lãm thành 2 xã: Vũ Chính và Trần Lãm.
Ngày 8 tháng 4 năm 1982, chuyển 2 xã Tiền Phong và Trần Lãm về thị
xã Thái Bình quản lý.
Ngày 20 tháng 3 năm 1986, chuyển 3 xã: Phú Xuân, Vũ Chính, Vũ
Phúc về thị xã Thái Bình quản lý.
Ngày 13 tháng 12 năm 1986, thành lập thị trấn Vũ Thư trên cơ sở 92,55
ha diện tích tự nhiên với 3.670 nhân khẩu của xã Minh Quang và 17,86 ha
diện tích tự nhiên với 1.575 nhân khẩu của xã Hòa Bình.
Ngày 13 tháng 1 năm 1989, chia xã Hồng Lý thành hai xã: Hồng Lý và
Đồng Thanh.
Ngày 13 tháng 12 năm 2007, chuyển xã Tân Bình về thành phố Thái

Bình quản lý.
11

Hiện nay huyện Vũ Thư có 30 xã và một thị trấn với dân số khoảng
224.832 người (2007).
Lịch sử hình thành và phát triển của xã Duy nhất cũng trải qua nhiều
biến động cùng với những thay đổi hành chính của huyện Vũ Thư. Xã Duy
Nhất được thành lập từ năm 1976 trên cơ sở hợp nhất 2 xã Vũ Hợp và Vũ
Nghĩa thuộc huyện Vũ Thư. Từ khi thành lập cho đến nay, xã Duy Nhất đã
tích cực vươn lên, từng bước hoàn thiện và phát triển trên mọi lĩnh vực của
đời sống. Về kinh tế, xã Duy Nhất có tổng giá trị sản xuất tăng đều qua các
năm, sản xuất nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật… làm cho đời sống của người dân trong
xã ngày càng được nâng cao và ổn định hơn. Về văn hóa - xã hội có sự
chuyển biến tích cực, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI
1.3.1. Tình hình kinh tế
Huyện Vũ Thư có tổng diện tích đất tự nhiên là 19513.84 ha với diện
tích đất nông nghiệp bình quân hộ năm 2008 là 2397.74 m
2
.
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao và đang có xu hướng
giảm.Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp là 13307.60 ha chiếm 67.06% đến
năm 2007 là 12968.62 ha chiếm 65.36% và đến năm 2008 giảm xuống còn
12649.74 ha chiếm 63.74% . Nguyên nhân 1 phần đất nông nghiệp đã bị lấn
chiếm sử dụng sang các mục đích khác như đất thổ cư, đất chuyên dùng, còn
lại phần lớn là do quy hoạch các khu công nghiệp.
Trong những năm vừa qua huyện đã có rất nhiều cố gắng trong phần
đất chưa sử dụng hoặc đất chưa sử dụng đúng mục đích để tăng dần diện tích
đất canh tác như: Chương trình dồn điền đổi thửa,dồn nhiều thửa nhỏ thành

thửa lớn cho các hộ gia đình, từ đó làm tăng đáng kể diện tích đất canh tác.
12

Hệ thống điện: Bao gồm các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã,
đã được nhựa hóa và khá hoàn chỉnh, trong đó có 250.278 km đường trục
chính được trải nhựa với bề mặt > 4m. Số còn lại chủ yếu được trải đá cấp
phối và bê tông hóa phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại, vận chuyển vật tư, sản
xuất của người dân. Ngoài ra còn có 782.42 km đường đất chủ yếu là hệ
thống giao thông nội đồng.
Hệ thống công trình thủy lợi: Đến nay huyện đã có 148 trạm bơm và 58
máy bơm điện dầu. Ngoài ra huyện có hệ thống mương máng nội đồng gồm
các mương cấp 1, cấp 2, cấp 3 với tổng chiều dài 292.02 km trong đó cứng
hóa 99.58 km cò lại bằng đất. Bên cạnh 2 tuyến đê với tổng chiều dài là 96.32
km huyện còn có 21 kè với chiều dài 24.4 km và 29 cống dưới đê làm nhiệm
vụ lấy nước, phù sa.
Nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện đã và đang chuyển đổi tích cực
theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời
giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Mặc dù cơ cấu của các ngành Nông – Lâm-
Thủy sản đang có xu hướng giảm nhưng giá trị kinh tế mà ngành đạt được
không ngừng tăng. Nguyên nhân của sự chuyển đổi tích cực này là do huyện
đã và đang tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng
hóa, chú trọng sản xuất những cây giống và con giống có năng xuất và giá trị
kinh tế cao.
Trên đà phát triển của ngành nông nghiệp, những ngành khác cũng phát
triển ngày một bền vững và ổn định. Ngành công nghiệp là ngành thu hút
được nhiều lao động góp phần chuyển dịch co cấu lao động theo hướng tăng
dần tỉ trọng lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỉ trọng
nông nghiệp. Công nghiệp phát triển là điều kiện tốt để giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động, đồng thời tăng ngân sách cho huyện. Do đó có
thể khẳng định càng ngày đời sống của người dân trong huyện ngày càng

được nâng cao và ổn định hơn.
13

Bên cạnh những kết quả tốt, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng trũng còn gặp nhiều khó
khăn, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa còn chậm. Do đó
trong những năm tới cần tích cực hơn nữa trong việc chuyển đổi cơ cấu giống
cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế
trong huyện nói chung. Từ đó nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống
cho người dân, từng bước xây dựng nông thôn mới.
Cũng giống như toàn huyện Vũ Thư xã Duy Nhất có nền kinh tế đang
từng bước phát triển, có sự kết hợp của sản xuất nông nghiệp với công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Tổng giá trị sản xuất của xã năm
2013 đạt 66 tỷ 512 triệu đồng, tăng 8,1% so với năm 2012 trong đó sản xuất
nông nghiệp tăng 0,87%, công nghiệp - xây dựng tăng 16,3%, dịch vụ thương
mại tăng 14,9%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,45%.
Trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thâm canh thì xã Duy Nhất
vẫn giữ được giống lúa nếp truyền thống của địa phương với năng suất cao và
chất lượng tốt. Xã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, đưa
các loại cây, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào thâm canh đồng thời áp
dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất. Về công nghiệp của xã
đã bước đầu được quan tâm đầu tư phát triển, thu hút được người dân lao
động.Thương mại- dịch vụ của xã cũng phát triển, hoạt động trao đổi buôn
bán diễn ra khá tấp nập với các hoạt động buôn bán liên xã, liên huyện Sự
phát triển của các hoạt động kinh tế đã làm cho đời sống nhân dân được nâng
cao, bộ mặt thôn xóm thay đổi từng ngày.
1.3.2. Văn hóa - xã hội
Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Vũ Thư nhìn chung được trang bị
tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Công trình phúc lợi:Toàn huyện đã có 34 trường mầm non, 36 trường

tiểu học, 30 trường THCS, 5 trường THPT, 1 trung tâm giáo dục thường
14

xuyên, 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và 31 trung tâm học tập
cộng đồng ở 31 xã - thị trấn. Đã có 2/34 trường mầm non, 27/36 trường tiểu
học, 6/30 trường THCS, 2/6 trường THPT đạt chuẩn quốc gia mức độ một,
trung tâm giáo dục thường xuyên có cơ sở vật chất tốt, các trung tâm hỗ trợ
cộng đồng có cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng các hoạt động chuyển giao
khoa học kỹ thuật cho người lao động ở nông thôn. Hệ thống trường lớp này
về cơ bản được trang bị khá đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu đào tạo và
truyền bá kiến thức tới học sinh trong huyện.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện đã và
đang được quan tâm đầu tư đáng kể. Toàn huyện có 1 bệnh viện trung tâm và
30 cơ sở y tế xã, đảm bảo mỗi xã có 1 cơ sở y tế. Trạm y tế các xã, thị trấn
được củng cố cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức cán bộ.
Bệnh viện đa khoa huyện đã được nhà nước đầu tư cả về cơ sở vật chất
và đội ngũ cán bộ. Nhiều trang thiết bị hiện đại đã được đưa vào sử dụng. Các
phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu đã được nhân dân tin tưởng và sử dụng
nhiều hơn. Các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân có xu hướng phát triển cả về
số lượng và quy mô. Đến nay trên toàn huyện có 135 cơ sở hành nghề y dược
tư nhân được quản lý, hoạt động theo quy định. Đây là điều kiện tốt để chăm
sóc sức khỏe cho người dân.
Thông tin liên lạc, vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa trên địa bàn huyện
phát triển tương đối tốt. Toàn huyện có 100% số xã có bưu điện văn hóa xã, 1
nhà văn hóa. Toàn huyện có 21 chợ và 100% số xã có đài phát thanh. Đây là
điều kiện để phục vụ sản xuất của huyện và công tác thông tin tuyên truyền
phổ biến thông tin tới mọi người dân.
Đới với Xã Duy Nhất, theo số liệu điều tra vào năm 1999 số dân của xã
là 9.144 người. Mật độ dân số là khoảng 902 người/km
2

. Trong lĩnh vực văn
hóa- xã hội có sự chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
15

được giữ vững. Công tác giáo dục đào tạo được xã ưu tiên, do vậy chất lượng
các cấp, ngành học đã đạt kết quả vượt bậc. Tỷ lệ học sinh mầm non trong độ
tuổi đến trường >90%, mẫu giáo đạt khoảng 99%, tỷ lệ học sinh lên lớp bậc
tiểu học, trung học cơ sở cao… Trường tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia, hàng
năm đều được khen thưởng của huyện. Toàn xã có nhiều gia đình văn hóa
hiếu học và dòng họ hiếu học.
Về y tế thì xã có 1 trạm y tế nằm ngay trung tâm xã, hệ thống y tế chăm
sóc sức khỏe cho người dân được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất lẫn con
người, do đó các chương trình chăm sóc sức khỏe được thực hiện tốt, phục vụ
đủ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân, không để xảy ra dịch bệnh. Các
cơ sở hành nghề y, dược tư nhân có xu hướng phát triển cả về số lượng và
quy mô - đây là điều kiện tốt để chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Thông tin liên lạc, vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa trên địa bàn xã
phát triển tương đối tốt. Xã có 1 bưu điện văn hóa xã, 1 nhà văn hóa và đài
phát thanh phục vụ sản xuất của xã và công tác thông tin tuyên truyền phổ
biến thông tin tới mọi người dân.
Về văn hóa: công trình kiến trúc lịch sử tiểu biểu nhất của xã là chùa
Keo đã được Nhà nước công nhận từ năm 1957. Chùa được xây dựng năm
1630 với quy mô to lớn, chạm gỗ tinh xảo, thể hiện phong cách thời Lê. Hàng
năm lễ hội chùa Keo được tổ chức vào tháng 9 âm lịch thu hút đông đảo
người dân tham gia cũng như khách du lịch.

16

Tiểu kết chƣơng 1
Huyện Vũ Thư nói chung và xã Duy Nhất nói riêng ngày nay đã và

đang từng bước trên con đường phát triển. Cùng với những điều kiện tự nhiên
tương đối thuận lợi thì trên tất cả các lĩnh vực của đời sống như lĩnh vực văn
hóa- xã hội có sự chuyển biến tích cực, an ninh trật tự, an toàn xã hội được
giữ vững; kinh tế dần ổn định đã đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân. Từ đây thì những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần đã được sản sinh ra và trở thành những giá trị bất diệt của đời sống
cộng đồng.








17

Chƣơng 2
LỄ HỘI CHÙA KEO XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƢ,
TỈNH THÁI BÌNH

2.1. KHÁI NIỆM VỀ LỄ HỘI
2.1.1. Khái niệm Lễ và Nghi lễ
Theo từ điển tiếng Việt, Lễ là “những nghi thức tiến hành nhằm đánh
dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó” [20; 540].
Chữ “Lễ” được hình thành và biết tới từ thời Chu (thế kỷ XII trước
Công Nguyên). Lúc đầu, chữ “Lễ” được hiểu là lễ vật của các gia đình quý
tộc nhà Chu cúng tế thần tổ tông, gọi là tế lễ. Sau khi cúng, lễ vật được chia
theo thứ bậc của nhân (thị tộc Chu), còn các thứ nhân và dân (nô lệ) không
được hưởng sự chia phần như thế. Dần dần, chữ “Lễ” được mở rộng nghĩa là

“hình thức phép tắc để phân biệt trên dưới, hèn sang,thứ bậc lớn nhỏ, thân sơ
trong xã hội khi đã phân hóa thành đẳng cấp”[5; 127]… Cuối cùng khi xã
hội càng phát triển thì ý nghĩa của lễ càng được mở rộng như: lễ thành hoàng,
lễ gia tiên, lễ khao vọng, lễ cưới, lễ cầu an, lễ cầu mưa… Do ngày càng mở
rộng phạm vi nên đến đây Lễ đã mang ý nghĩa bao quát cho mọi nghi thức
ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, “Lễ” vẫn giữ ý nghĩa
ban đầu của nó là hình thức biểu thị quan hệ giữa con người với môi trường tự
nhiên của nó.
Như vậy, “Lễ” là cách ứng xử của con người trước tự nhiên đầy bí
hiểm và thách đố - những câu hỏi không dễ gì giải đáp. Các nghi thức, nghi lễ
của lễ toát lên sự cầu mong phù hộ độ trì của các thần và giúp con người tìm
ra những giải pháp tâm lý mặc dù phảng phất chất linh thiêng huyền bí. Lễ ở
Việt Nam chủ yếu tập trung trong các nghi thức, nghi lễ liên quan đến sự cầu
mùa, người an, vật thịnh. Có thể nói, lễ là phần đạo - tâm linh của cộng đồng
18

nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và đảm bảo nền nếp, trật tự cho hội được
hoàn thiện hơn [11; 9].
Trong tiếng Hán - Việt, “Lễ” chính là những khuôn mẫu của người xưa
đã quy định, các phép tắc buộc phải tôn trọng tuân theo trong các mối quan hệ
xã hội. Đó chính là rường mối, cơ tầng, nền tảng của mọi mối quan hệ giữa
người với người trong bất kỳ một xã hội nào.
Trong “Từ điển hội lễ Việt Nam” của Bùi Thiết thì “Lễ” được hiểu là
các hoạt động đã đạt đến trình độ lễ nghi [14; 5].
Tác giả Lê Văn Kỳ, Viện văn hóa đân gian cho rằng: “Lễ” trong “lễ
hội” là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của
dân làng đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thần thành
hoàng nói riêng. Đồng thời lễ cũng phản ánh những nguyện vọng, ước mơ
chính đáng của con người trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản
thân họ chưa có khả năng cải tạo.

“Lễ” là các nghi lễ liên quan đến tôn giáo, lễ là các hành vi cúng tế thần
tổ tông, cầu phúc. Lễ bao quát mọi nghi thức ứng xử của một xã hội. Phần lễ
là phần tâm linh với các hình thức đã được thánh hóa nên có yếu tố thiêng, là
các yếu tố tỏa sáng tại cuộc sống, trong đó mọi thứ cần được thăng hoa trong
ý thức của mỗi người và cộng đồng [3; 197].
Lễ hay nghi lễ trong thờ cúng được con người tiến hành theo những
quy tắc, luật tục nhất định mang tính chất biểu trưng nhằm đánh dấu hoặc kỷ
niệm một sự kiện, nhân vật nào đó với mục đích cảm tạ, tôn vinh về sự kiện,
nhân vật đó với mong muốn nhận được sự tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ
những đối tượng siêu nhiên mà người ta thờ cúng. Dưới góc độ nào đó, lễ có
thể được coi là “bức thông điệp” của hiện tại gửi quá khứ, là hoạt động biểu
trưng của thế giới hiện thực gửi thế giới siêu hình.
19

Nghi lễ là những sinh hoạt tinh thần của các cá nhân hay tập thể, là sinh
hoạt của cả cộng đồng người trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng.
Như vậy, với các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu rằng: Nghi lễ là
những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính
biểu trưng để đánh dấu, kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích
cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận
được sự may mắn tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ những đối tượng siêu
hình mà người ta thờ cúng.
2.1.2. Khái niệm hội và lễ hội
* Khái niệm Hội
Theo Hoàng Lương, “Hội” là :“Cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo
người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt” [11; 38] –Hội là đám vui
đông người, gồm hai đặc điểm cơ bản là đông người tập trung trong một địa
điểm và vui chơi với nhau. Tác giả cũng đề cập đến “mối quan hệ giữa lễ và
hội” [11; 38] và cho rằng hội là hình thức biểu hiện của lễ, hội là hình thức, lễ
là nội dung. Quan hệ đó bền chặt, khăng khít trong nhau và tương hỗ lẫn

nhau, tồn tại trong sự thống nhất.
Nhưng chỉ có vậy nhiều khi chưa thành hội. Muốn được gọi là hội theo
nghĩa Dân tộc phải bao gồm các yếu tố: Thứ nhất, được tổ chức nhân dịp kỷ
niệm một sự kiện quan trọng nào đó và liên quan đến cộng đồng như làng,
bản… Thứ hai, nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng
đồng, mang tính cộng đồng cả tư cách tổ chức lẫn mục đích của nó. Có khi
tính cộng đồng đó được mở rộng đến các làng, bản khác. Thứ ba, có nhiều trò
vui đến mức như hỗn độn, đến vô số, tả tơi cả người. Đây là sự cộng cảm cần
thiết của phương diện tâm lý sau những ngày tháng lao động vất vả với những
dồn nén cần được giải tỏa và thăng bằng trở lại.
20

Hội là hoạt động vui chơi bằng vô số các hoạt động giải trí công cộng,
diễn ra tại một thời điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã
hội hay tự nhiên, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng dự lễ
hội. Hội là “phần đời”, là khát vọng của mọi thành viên trong cộng đồng.
Theo Tài liệu mghiệp vụ văn hóa cơ sở thì: “Hội” là “đám vui đông
người” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện liên quan mật thiết đến
một cộng đồng xã hội, nhỏ nhất cũng là làng. Hội được tổ chức nhằm phục vụ
lợi ích tinh thần của mọi thành viên cộng đồng, tức là nó mang tính cộng đồng
cả về tư cách tổ chức lẫn mục đích [3; 197].
Trong Tiếng Việt, “Hội” là danh từ để chỉ sự tập hợp một số cá nhân
vào trong một tổ chức nào đó, tồn tại trong một không gian và thời gian cụ
thể.Tác giả Lương Văn Sáu thì cho rằng: Những hoạt động diễn ra trong Hội
là một phần của bộ mặt xã hội, là chiếc “phong vũ biểu”, tấm gương phản
chiếu khách quan, trung thực đời sống của một địa phương, một đất nước ở
thời điểm diễn ra các hoạt động đó. Các hoạt động diễn ra trong hội bao gồm
các trò chơi dân gian, các hình thức diễn xướng dân gian do người dân trực
tiếp tham gia, các hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống và các hoạt động
mang tính hiện đại [18; 31]. Nhà nghiên cứu Lê Văn Kỳ, Viện văn hóa dân

gian cho rằng: “Hội là một sinh hoạt văn hóa dân giã, phóng khoáng diễn ra
trên bãi sân để dân làng cùng bình đẳng vui chơi với hàng loạt trò hấp dẫn
do mình chủ động tham gia…”[19; 83].
Trong hội có thể tìm thấy những biểu tượng điển hình của sự thể hiện
tâm lý cộng đồng, những đặc trưng của văn hóa dân tộc, những quan niệm,
những cách ứng xử đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của các
cá nhân và cộng đồng người.
Từ những quan niệm trên thì: Hội là tập hợp những hoạt động kinh tế -
văn hóa - xã hội của một cộng đồng dân cư nhất định, là cuộc vui chơi được

×