Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm người đi vắng của nguyễn bình phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.86 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

NGÔ THỊ NHIÊN

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONGTÁC
PHẨM NGƯỜI ĐI VẤNG CỦA NGUYỄN BÌNH
PHƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Chuyên ngành: Lý luận văn học
Người hướng dẫn khoa học TS. PHÙNG
GIA THẾ

Hà Nội, 2015


Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các
thầy, cô giáo và các bạn sinh viên. Sự nhiệt tình đó giúp tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp với
đề tài: “Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương”.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo, đặc
biệt là TS. Phùng Gia Thế - người trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình giúp đõ' tôi hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015.
Tác giả khóa luận
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cam đoan:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - Tiến sĩ


Phùng Gia Thế.
Khóa luận không sao chép từ các tài liệu sẵn có.
Ket quả nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ tác giả nào
khác.


Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015.
Tác giả khóa luận

LỜI CAM


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Tác phắm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay
một tập thể sáng tạo ra nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người,
thể hiện tâm tư, tình cảm, thái độ...của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng
nghệ thuật.
Tác phẩm văn học được xem là “đứa con tinh thần” của nhà văn. Mỗi yếu tố
trong tác phẩm ấy đều được xem là thành quả của sự cố gắng nỗ lực của nhà văn,
chúng chứa đựng tài năng và tâm huyết của tác giả. Trong đó, nghệ thuật trần
thuật được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu, là “sợi chỉ đỏ ” dẫn đường để độc
giả đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, giúp người đọc nắm bắt được quan
niệm nghệ thuật và tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật chính là đi tìm kiếm “chiếc chìa khóa” để mở
ra cánh cửa đi vào tác phẩm, cũng như thấy được thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Các sáng tác đương đại vốn hàm chứa nhiều tìm tòi đổi mới cả nội dung và
hình thức. Bởi vậy, việc tìm hiểu các tác phẩm này thông qua nghiên cứu nghệ
thuật trần thuật được xem là một con đường, một hướng tiếp cận mới, có khả năng
đem đến những kiến giải có ý nghĩa khoa học.
1.2 Nguyễn Bình Phương là cây bút tiêu biểu cho văn chương Việt Nam
đương đại. Từng tự nhận mình là “khách trần gian”, Nguyễn Bình Phương quan
niệm: “sống là cố gắng yêu thương, cố gắng không làm hại ai và cố gắng có ích một
chút”. Đối với độc giả yêu cái mới, cái lạ trong văn học, sự sáng tạo cách tân trong

nghệ thuật, thì tác phẩm của Nguyễn Bình Phương luôn là một món quà được mọi
người đón nhận.
Theo nhà phê bình Phạm Xuân Thạch, nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu
biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, ưu tiên số một chắc chắn sẽ là
Nguyễn Bình Phương. Một số tiểu thuyết đã làm nên tên tuổi của ông như: Vào
cõi (Nxb Thanh Niên 1991), Những đứa trẻ chết già (Nxb Văn học 1994), Người đi
vẳng (Nxb Văn học 1999), Trí nhớ suy tàn (Nxb Thanh niên 2000), Thoạt kỳ thủy


(Nxb Hội Nhà Văn 2004)... Tuy nhiên phần lớn tác phẩm của ông luôn bị coi là
khó đọc và kén độc giả.
Tiểu thuyết Người đi vắng ra đời năm 1999, được xem là tác phấm tiêu biểu
cho phong cách Nguyễn Bình Phương, và cũng là tác phẩm tiêu biểu cho dòng tiểu
thuyết cách tân ở Việt Nam đương đại. Có thể xem Người đi vắngìầ một bản hợp
âm với vô vàn đối thoại, độc thoại mà người đọc không phân biệt được ai là kẻ
phát ngôn. Đó cũng là những giọng nói cất lên từ cõi tâm linh hay tiếng rao “khàn
khàn ủ ê” của ông thiến lợn vang lên trong suốt tác phẩm những không ai biết mặt.
Đó là một thế giới vừa ồn ào, vừa vắng vẻ, vô hình nhưng hữu hình, thật nhưng
ảo, âm dương lẫn lộn.

Xuất phát từ những lí do trên, người viết chọn đề tài: “Nghệ thuật trần thuật
trong tác phẩm Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương” làm đối tượng nghiên

cứu. Thực hiện đề tài này, người viết hi vọng sẽ có những đóng góp nhất định
trong việc phân tích, đánh giá tác phấm, cũng như khắng định giá trị trong sáng tác
của Nguyễn Bình Phương.
2. Lịch sử vấn đề
Tác phẩm của Nguyễn Bình Phương là thành tựu đáng kể đối với nền tiểu
thuyết Việt Nam đương đại. Có thể khẳng định Nguyễn Bình Phương chính là
khuôn mặt tiêu biểu hàng đầu trong nền văn học đương đại Việt Nam. Ông trở
thành một hiện tượng mới mẻ, phức tạp và cũng là một hiện tượng khiến người
nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong khi tìm hiểu.
Mọc lên sừng sững giữa cánh đồng văn chương đương đại, Nguyễn Bình
Phương trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều cây bút phê bình. Hầu hết các
tác phẩm của ông đều trở thành nguồn chất liệu quý giá của nhiều nhà nghiên cứu
văn học.
Trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, về lịch sử vấn đề
này, người viết xin trích dẫn một số tài liệu tiêu biểu:
Nhận xét về Người đi vẳng, Thụy Khuê trong Sóng từ trường II viết: “Tiểu

thuyết Người đi vắng, tác phẩm thứ nhì của Nguyễn Bình Phương sau cuốn
Nhũng đứa trẻ chết già, đem lại cho người đọc một kì ngạc, kì ngộ pha lẫn kì


vọng, bởi, sau Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, có lẽ đây ỉà tác giả thứ ba trôi
dậy trong vòng 15 năm nay, như một giá trị khai phả đích thực.
Với Người đi vẳng, linh địa tìm kiếm đã rõ hơn: Bình Phương khai triển và
phát triến vùng hiện thực linh ảo âm dương của Những người đi vẳng. Đó là một
thế giới bao quát, gồm thiên nhiên, vật giới, hiện tưựỉĩg và con người, bộ mặt toàn
thế vũ trụ hiện diện trong khi “người đi vắng “Đi vắng ”, ở đây có thế là đi xa,

thoát kiếp, mà cũng có thế là vân sống đấy mà như đã chết: tình trạng hôn mê
(coma) ” [6; 2].
Tác giả Phùng Gia Thế trong bài viết “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình

Phương” nhận định: “Tiếu thuyết Nguyễn Bình Phương ảm ảnh bởi sự khủng
hoảng niềm tin của con người, của nhà văn vào con người và cuộc đời, sự đố vỡ
của nhũng trật tự đời sống, xã hội và gia đình, sự ngắc ngoải ngưng đọng của đời
sống, sự đảnh mất bản ngã, phương hướng, sự băng hoại đạo đức, sự đau đớn bơ
vơ, tình trạng bất an của con người”.
Bên cạnh đó, tác phấm của Nguyễn Bình Phương còn là đề tài nghiên cứu
của giới trẻ, của nhiều nhà nghiên cứu. Trên thực tế, đã có rất nhiều những bài
nghiên cứu, báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp... lấy tác phẩm của ông làm
chất liệu phân tích.
Tuy còn nhiều ý kiến khen, chê trái chiều, song chính những hài háo, những
công trình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được chỗ đứng của
ông trong đời sống văn học đương đại. Dù tiếp cận tác phẩm của ông từ góc độ
nào, ta cũng không thể phủ nhận được sự tìm tòi sáng tạo, quá trình lao động nghệ
thuật nghiêm túc của Nguyễn Bình Phương trong quá trình cách tân nghệ thuật
của tiếu thuyết Việt Nam đương đại.
Dù đã có sự nghiên cứu, những ghi nhận, nhưng đến nay vẫn chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách bài bản, chi tiết tỉ mỉ về “Nghệ thuật trần
thuật trong tác phẩm Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương”. Chính bởi vậy,

khi thực hiện đề tài này, người viết muốn đi sâu nghiên cứu một cách bài bản có
hệ thống về vấn đề “Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Người đi vắng của
Nguyễn Bình Phương”. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả của những công trình


nghiên cứu đi trước, tác giả khóa luận mong muốn ở một mức độ nhất định sẽ lí
giải cụ thể, hệ thống vấn đề “Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Người đi vắng

của Nguyễn Bình Phương”, thông qua đó sẽ góp thêm tiếng nói trong việc cảm thụ

và phân tích giá trị tác phẩm.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hướng tới đi sâu khám phá cách thức trần thuật trong tác phẩm
Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương. Từ đó khẳng định thành công của nhà

văn trong lối viết, trong cách thức tố chức trần thuật, cách dẫn truyện... thông qua
đó xác định vị trí của tác giả trong nền văn học Việt Nam đương đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của khóa luận là phân tích, lí giải, đánh giá nghệ thuật trần thuật
trong tác phẩm Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương. Qua đó thấy được nét
đặc sắc và những cách tân đối mới trong nghệ thuật trần thuật của tác giả đối với
nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cún
-

Đối tượng nghiên cứu: “Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Người đi vắng

của Nguyễn Bình Phương”
-

Phạm vi nghiên cứu: tác phấm Người đi vẳng của Nguyễn Bình Phương.

6. Phương pháp nghiên cún
Khóa luận sử dụng một số phương pháp chủ yếu:
Phương pháp loại hình Phương
pháp thống kê Phương pháp phân
tích tổng hợp Phương pháp hệ
thống Phương pháp so sánh đối

chiếu
7. Đóng góp của khóa luận
-

về mặt lí luận: Khóa luận sẽ làm rõ các vấn đề về nghệ thuật trần thuật trong tác

phấm Người đi vẳng của Nguyễn Bình Phương, đồng thời khẳng định được giá trị
của tác phẩm từ góc nhìn nghệ thuật trần thuật.


-

về mặt thực tiễn: Với đề tài này, người viết mong muốn tìm hiểu, lí giải, đưa ra

một hướng tiếp cận mới về tác phấm từ góc nhìn tố chức trần thuật. Đồng thời,
qua đó phát hiện, khẳng định tài năng, thành quả sáng tạo nghệ thuật và sự cách
tân nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Nguyễn Bình Phương, khắng
định vị trí của nhà văn trong nền văn học mới.
8. Bố cục của khóa ỉuận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa
luận được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về trần thuật và hành trình sáng tác của
Nguyễn Rình Phương.
Chương 2: Điểm nhìn trần thuật trong Người đi vẳng của Nguyễn Bình
Phương.
Chương 3: Phương thức và kĩ thuật trần thuật trong Người đi
vang của Nguyễn Bình Phương.
NỘIDUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ THƯYÉT VÈ TRẦN THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG

TÁC CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
1.1 Một số vấn đề chung về trần thuật
1.1.1

Thuật ngữ

“Trần thuật” là một thuật ngữ thuộc chuyên ngành Lí luận văn học. Trần thuật

vừa là phương thức vừa là đặc trưng quan trọng không thế thiếu đối với loại tác
phẩm tự sự, đặc biệt là tiểu thuyết. Ngay từ đầu thế kỉ XX, trần thuật học đã trở
thành một ngành mũi nhọn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất trong quan điểm của các nhà nghiên cứu, dẫn
đến có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trần thuật. Trong phạm vi của
khóa luận, tôi chỉ xin trích dẫn một số định nghĩa tiêu biểu và được nhiều người
quan tâm hơn cả về vấn đề này.


Xét về thuật ngữ, “trần thuật” (narration) còn có tên gọi khác là kể chuyện, tự
sự. Khi bàn về kể chuyện, J. Lintvelt cho rằng: “Ke là một hành vỉ trần thuật, và

theo nghĩa rộng là một tình thế hư cấu bao gom cả người trần thuật (narrateur)
và người nghe kế (narrataỉre)
J. H. Miller, nhà giải cấu trúc người Mĩ có nói: “7V sự là cách để ta đưa các

sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chủng ta cỏ được ỷ nghĩa. Tự sự là
cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cồ ”.
Ớ Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu cũng cho rằng trần thuật là một hoạt
động sáng tạo của nhà văn trong việc tái hiện hiện thực trong tác phẩm, nhất là tác
phấm tự sự.
Theo Từ đỉến thuật ngữ văn học, trần thuật ‘70 phương diện cơ bản của


phương thức tự sự, là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật,
sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhất định ” [3;
134].
Cũng bàn về khái niệm trần thuật, tác giả Lại Nguyên Ân trong ì 50 thuật ngữ

văn học cho răng: “Trân thuật bao gôm cả việc kê và miêu tả các hành động và
các biên cố trong thời gian, mô tả chân dung hoàn cảnh của hành động, tả ngoại
hình, tả nội thất... bàn luận, lời nói bán trực tiếp của nhân vật. Do vậy, trần thuật
là phương thức chủ yếu đế cấu tạo các tác phắm tự sự hay của người kế chuyện,
tức là toàn bộ văn bản tác phâm tự sự, ngoại trừ lời nói trực tiếp của các nhân
vật” [2; 321].
Trong bài về việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu văn học

ở Việt Nam tác giả Lại Nguyên Ân có viết: “Trần thuật (narratỉon) chỉ phương
thức nghệ thuật đặc trung trong các tác phấm thuộc văn học tự sự (...) Thực chất
của hoạt động trần thuật ỉà kế, là thuật, là cái được kế, được thuật, trong tác
phấm văn học là chuyên
Giáo trình Lí luận văn học do Trần Đình Sử (chủ biên) đã đưa ra cách hiểu về
khái niệm trần thuật tương đối thống nhất với cách hiểu trên: “Trần thuật là kê,

thuyêt minh, giới thiệu vê nhân vật, sự kiện, bôi cảnh trong truyện. Trân thuật là


hành vi ngôn ngữ kê, thuật miêu tả sự kiện nhân vật theo một thứ tự nhât định
”[16; 121].

Như vậy, trần thuật (hay tự sự, kể chuyện) là một vấn đề được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Qua nghiên cứu, tìm hiểu những quan
niệm trên, tựu trung có thể thấy: Trần thuật trước hết là phương thức nghệ thuật

đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, thực chất của hoạt động trần
thuật là việc kế ỉại, thuật lại những sự kiện, con người, hoàn cảnh... theo một thứ
tự nhất định, dưới một cái nhìn nào đó.
Trần thuật vừa là phương thức chủ yếu cấu tạo nên tác phẩm tự sự vừa là yếu
tố kết đọng tài nghệ của mỗi cây bút. Ớ các nghệ sĩ tài năng, trần thuật trở thành
yếu tố nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức hấp dẫn của văn
bản nghệ thuật ở cả chiều sâu lẫn mặt cụ thế, cảm tính. Nghiên cún phương diện
quan trọng này giúp chúng ta có cơ sở để định giá tác phẩm, khẳng định tài năng
và nhũng đóng góp của nhà văn vào tiến trình văn chương.
1.1.2

Vai trò của trần thuật đối với loại tác phẩm tự sự

Trần thuật là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bản văn học.

Trần thuật không đồng nhất với tự sự, vì thế trần thuật không chỉ xuất hiện trong
tác phẩm tự sự mà còn xuất hiện trong tác phẩm trữ tình. Trần thuật có thể tìm
thấy trong các bài thơ Kinh Thi, trong ca dao. Các nhà thơ trung đại Việt Nam gọi
các bài thơ trữ tình là “thuật hoài”, “tự tình”. Ví dụ như câu thơ:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lả đả chen hoa... ”
(Bà Huyện Thanh Quan - Qua Đèo Ngang)
Tuy nhiên, trần thuật lại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thể loại tự sự một thể loại văn học có khả năng phản ánh hiện thực sâu sắc, phong phú và đa
dạng hơn cả, nó là yếu tố không thể thiếu trong một tác phấm tự sự.
Theo tác giả Trần Đăng Suyên: “Trân thuật là một phương thức cơ bản của tự
sự, một yêu tô quan trọng tạo nên hình thức của một tác phấm văn học”. Vai trò đậm

nhạt của trần thuật còn phụ thuộc vào đặc điếm của thể loại, những khuynh hướng
phát triển thể loại ấy. Nhưng xét về cơ bản, trần thuật là yếu tố tạo nên diện mạo



của một tác phấm tự sự ở cả hai phương diện nội dung và hình thức. Nó không chỉ
là yếu tố liên kết, dẫn dắt câu chuyện mà còn là bản thân câu chuyện. Đặc biệt là
đối với xu hưởng cách tân của nghệ thuật tự sự đương đại - cốt truyện không còn
đóng vai trò nòng cốt, nhân vật bị xóa mờ đường viền cụ thể thì yếu tố trần thuật
là chìa khóa mở ra những cánh cửa của tác phấm. Chính vì thế, trần thuật trở
thành yếu tố quan trọng bậc nhất đối với các tác phẩm tự sự đương đại.
1.1.3

Nhũng yếu tố cơ bản của trần thuật

ì. 1.3.1 Người trần thuật, ngôi trân thuật và vai trần thuật
“Người trần thuật” hay “người kế chuyện” là vấn đề quan trọng, then chốt của

tác phẩm tự sự. Người trần thuật là yếu tố thuộc thế giới miêu tả. Đó là một người
do nhà văn tạo ra đế thay mình thực hiện hành vi trần thuật. Khác với người kể
chuyện trực tiếp lộ diện như trong diễn xướng dân gian, có thể sử dụng các yếu tố
phi ngôn từ như điệu bộ, ánh mắt..., người kể chuyện trong tác phẩm văn học ẩn
mình trong dòng chữ.
Nhà nghiên cứu T.z. Todozov khẳng định: “Người kể chuyên là yếu tố tích cực

trong việc tạo ra thế giới tưởng tượng ... không thế có trần thuật mà thiếu người kế
chuyên
Còn M. Bakhtin đã đưa ra quan điếm của mình trên cơ sở lý thuyết giao tiếp,
ông đưa ra vấn đề người kể chuyện được đặt trong quan hệ với người đọc giả
định, với vấn đề “điếm nhìn”, các loại hình, cấp độ và tình huống trần thuật.
Theo Từ đỉến thuật ngữ văn học, “người kế chuyên ” chỉ xuất hiện khi nào câu
chuyện được kể với một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng
của chính tác giả, có thể là một nhân vật do tác giả tạo ra. Một tác phấm có thể có
một hay nhiều người kể chuyện. Hình tượng người kế đem lại cho tác phẩm một

cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã
hội, cho cái nhìn tác giả làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống con
người trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều bối cảnh. Đồng thời, với việc lựa
chọn người trần thuật, tác giả đã gửi gắm một dụng ý nghệ thuật nhất định nhằm
dẫn dắt một cách thuyết phục nhất để người đọc tin vào câu chuyện mà mình kế.


Tác giả Nguyễn Thái Hòa lại cho rằng: “cần có sự phân biệt giữa người kể
chuyên hàm ấn với tác giả và con người tác giả ngoài đời ” [5; 135]. Ớ đây, tác giả

quan niệm: “người kể chuyên hàm ẩn ” là người kể chuyện toàn năng, là người biết
hết mọi chuyện. Do đó, “người kể chuyên hàm ẩn ” một mặt sống với nhân vật,
mặt khác lại có mối quan hệ hàm ẩn với người đọc ngoài đời.
Thực chất, “người kế chuyên hàm ấn” là tên gọi khác của “người kế chuyên ẩn
tàng” như G.s Trần Đình Sử từng gọi tên. Từ quan niệm trên cho thấy “người kể
chuyện ” là yếu tố không thể thiếu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Bằng

hình thức “người kể chuyện” nhà văn đã kể lại những gì mình biết và tự do liên
tưởng, tưởng tượng để cốt truyện hấp dẫn và được bạn đọc đón nhận. “Người kế
chuyên ” chính là hình tượng ước lệ về “người trần thuật”. “Người trần thuật” là

nhân vật có thật hoặc không có thật, nhà văn đã bằng hành vi ngôn ngữ đế tạo nên
văn bản tự sự.
Như vậy, có thể khẳng định, người trần thuật là yếu tố quan trọng không thể
thiếu trong nghệ thuật trần thuật của tác phấm tự sự. Nó giữ vai trò quan trọng
trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật và quyết định đến sự thành hay bại của nghệ
thuật trần thuật.
Khái niệm “người trần thuật” luôn gắn liền với khái niệm “ngôi trần thuật”
và “vai trần thuật”. Chúng gắn bó và tồn tại không tách rời nhau. Một tác phẩm
văn học có thể được kể theo ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ ba.

Trong trường hợp nhân vật đóng vai trò người kế chuyện thì tác phẩm được
kế theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” - đây chính là hình thức ngôi kế lộ diện.
Hình thức người kể chuyện xưng “tôi” là một nhân vật trong câu chuyện
chứng kiến các sự việc đứng ra kể. Hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất chỉ
cho phép nhân vật kể những gì mà khả năng của một người cụ thể có thể biết
được. Vì vậy hình thức này có ưu điểm là tạo ra được sự khách quan trong lời kể,
do đó có thế gây được những niềm tin chân thực nơi bạn đọc, kể chuyện theo ngôi
thứ nhất là hình thức nghệ thuật xuất hiện muộn, mãi đến đầu thế kỉ XX mới có ở
Châu Âu và thịnh hành cho đến ngày nay.


Hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba là hình thức kể chuyện truyền thống.
Người kể giấu mặt, coi như đứng ở một vị trí nào đó trong không gian, thời gian
bao quát hết mọi diễn biến câu chuyện đã xảy ra trọn vẹn và kể lại cho chúng ta
toàn bộ câu chuyện. Ngôi thứ ba cho phép người kể có thể kể ra tất cả những gì họ
biết, lời trần thuật ở đây mang tính khách quan hóa và trung tính. Đây là hình thức
kế được coi là “thượng đế toàn thông
Có một hình thức trung gian giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba là hình thức
kể theo ngôi thứ hai - người kế chuyện xưng “anh”. Nó tạo ra được một không
gian gián cách: một cái tôi khác, một cái tôi được kể ra, chứ không phải là tự kế
như ngôi thứ nhất, mặc dù khi đọc, người đọc nhanh chóng “phiên dịch” cái “anh”
ấy ra cái “tôi”
“Vai trần thuật ” là một khái niệm gắn bó chặt chẽ với khái niệm “người kế
chuyện ” và “ngôi kế”.

Vai trần thuật chính là sự hóa thân của người kể và ngôi kể. Người kể chuyện
chính là một vai mang nội dung. Vai trần thuật thể hiện điếm nhìn nghệ thuật của
nhà văn.
Nhiều tác giả nam kế chuyện bằng vai nữ, và ngược lại không ít nhà văn nữ
lại kế chuyện bằng vai nam. Điều này có thế khi thế hiện ý thức về giới tính trong

sáng tác, có khi chỉ là tìm một giọng có âm hưởng mạnh mẽ trong lòng người.
Trong văn bản tự sự, không nhất thiết chỉ có một người trần thuật. Các văn
bản phức tạp có thể có hai người trần thuật trở lên, tạo thành một kết cấu có tầng
bậc hay ghép nối.
Ngôi và vai có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thành giọng điệu của văn

bản, bởi giọng điệu bao giờ cũng là giọng của một ai đó được thể hiện bằng những
phương tiện ngôn từ nhất định.
1.1.3.2

Điếm nhìn trân thuật

Từ đầu thế kỉ XX, vấn đề điểm nhìn được nghiên cứu tập trung, đặc biệt là từ
những năm 40 trở đi, vấn đề điểm nhìn trở thành một tiêu điểm trong nghiên cứu
văn học. Đặc biệt, đối với sự cách tân nghệ thuật đương đại thì vấn đề điểm nhìn
càng trở nên quan trọng, được nhiều người quan tâm chú ý đến.


Vấn đề điếm nhìn không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng cho đến ngày nay vẫn
tồn tại những quan điểm phức tạp.
Người ta đưa ra những quan niệm khác nhau về “điếm nhìn trong tự sự học
Điếm nhìn nghệ thuật (the point of view) là vấn đề cơ bản, then chốt của kết

cấu. Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng
trong tác phẩm. Trong tác phấm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần
thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc
biệt quan trọng.
Điểm nhìn là một khái niệm đã được đề cập khá sớm, đặc biệt ở Anh và Mĩ.
Theo M.H. Abrahams (Từ đỉến thuật ngữ văn học), điếm nhìn chỉ ra “những cách


thức mà một câu chuyên được kế đến - một hay nhiều phương thức được thiết lập
bởi tác giả bằng ỳ nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cả tỉnh , đói thoại,
những hành động, sự săp đặt và nhũng sự kiện mà trân thuật cấu thành trong một
tác phâm hư câu
Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác
phấm tự sự: “Trong tác phấm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân

vật với chủ thế trần thuật, hay, nói cách khác, điếm nhìn của người trần thuật đối
với những gì mà anh ta miêu tả ” [9; 65].
Bakhtin khi bàn về tiểu thuyết Doxtoiepxki đã xem điểm nhìn như là “cái lập

trường mà xuất phát từ đó câu chuyên được kế, hình tượng được miêu tả hay sự
việc được thông bảo ” (Thi pháp tiếu thuyết).
Còn Trần Đình Sử trong cuốn “Giảo trình dẫn luận thi pháp học” (Nxb Giáo
dục -1998) cho rằng: “Điêm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn trình bày,

miêu tả phù hợp vói cách nhìn, cách cảm thụ thê giới của tác giả. Khái niệm điếm
nhìn mang tính ấn dụ, bao gôm mọi nhận thức, đảnh giả, cảm thụ của chủ thế đối
với thế giới ” [15; 135 ].
Theo Từ điến thuật ngữ văn học: “Khoảng cách, góc độ của lời kế đối với

cốt truyện tạo thành cái nhìn


Tựu chung lại, có thể hiếu điểm nhìn là phương thức phát ngôn, trình bày,
miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Nó là vị trí dùng
đế quan sát, cảm nhận, đánh giá.
Khi nghiên cứu điểm nhìn nghệ thuật, người ta chia điểm nhìn thành các loại
như sau:
Theo cuốn Lý luận văn học (GS Phương Lựu chủ biên) điểm nhìn trần thuật

được phân chia trên 2 bình diện:
Xét về bình diện trường nhìn trần thuật được chia thành 2 loại: trường nhìn
tác giả và trường nhìn nhân vật.
Trường nhìn tác giả: Người trần thuật đứng ngoài câu chuyện để quan sát đối
tượng. Kiểu trần thuật này mang tính khách quan tối đa cho lời trần thuật.
Trường nhìn nhân vật: Người trần thuật nhìn sự vật, hiện tượng theo quan
điếm của một nhân vật trong tác phấm. Trần thuật theo điếm nhìn nhân vật mang
đậm sắc thái tâm lý, chất trữ tình hoặc châm biếm do sự chi phối trực tiếp bởi địa
vị, hiếu biết, lập trường của nhân vật.
Xét về bình diện tâm lý, có thể phân biệt thành điểm nhìn bên trong và điểm
nhìn bên ngoài:
Điểm nhìn bên trong: Người trần thuật nhìn thấy đối tượng qua lăng kính của
một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật.
Điểm nhìn bên ngoài: Chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị trí bên
ngoài có khoảng cách nhất định với đối tượng trần thuật.
Theo Pospelov, điểm nhìn trần thuật được chia làm 2

loại:Trần thuật

khách quan và Trần thuật chủ quan.
Theo GS Trần Đình Sử, điểm nhìn trần thuật được chia thành 5 loại:
Điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trần thuật và của
nhân vật.
Điếm nhìn không gian, thời gian.
Điếm nhìn bên trong, bên ngoài.
Điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc.
Điểm nhìn ngôn từ: bản thân mỗi hình thức ngôn từ đã

mang một quan



điểm.
Dựa trên lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R.S.Choles và R.Kellogg,
Ths.Cao Kim Lan đề cập đến cách phân biệt điểm nhìn thành 3 loại chính, tương
ứng với ba kiểu người kể chuyện:
Điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri.
Điếm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba.
Điếm nhìn của người kế chuyện ngôi thứ nhất.
Dựa trên lí thuyết tự sự học, Thái Phan Vàng Anh đã tổng họp tạm chia ba
kiểu nhìn (gắn với ba kiếu điểm nhìn) phố biến ở người kế chuyện:
“Thứ nhất, nhìn “từ đẳng sau ” (gắn với điếm nhìn toàn tri) khi người kế
chuyên có vai trò toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả.
Thứ hai, nhìn “từ bên trong” (gắn với điếm nhìn bên trong) khi người kế
chuyên là nhân vật. Người kê chuyện hạn chê đì êm nhìn tự sự của mình vào điếm
nhìn của nhân vật. Người kế chuyện theo điếm nhìn bên trong thiĩờng có hai dạng
cơ bản:
Dạng thứ nhất, người kế chuyên xưng “tôi ”, tự thú nhận, bộc bạch về mình,
kế về những tâm trạng, cảm giác mà mình đã nếm trải. Ví dụ: Bộ ba tự truyện của
Macxim Gorki.
Dạng thứ hai, người kế chuyên đứng ở ngôi thứ ba từ bên ngoài nhưng lại
tựa vào điếm nhìn nhân vật đế kế. Do vậy mà khoảng cách giữa người kế chuyên
và nhân vật bị thu hẹp.
Thứ ba, nhìn “từ bên ngoài”(gắn với điếm nhìn bên ngoài): Người kế
chuyện theo điếm nhìn bên ngoài hoàn toàn xa lạ với thế giới mà anh ta kế, anh ta
chỉ có thế kế về những hành động, lời nói thế hiện ra bên ngoài nhân vật chứ
không có khả năng am hiếu nội tâm của họ” [ 1 ; 47].
Sự phân biệt trên đây hoàn toàn mang tính tương đối vì hầu như không có
tác phẩm nào chỉ sử dụng một điểm nhìn mà các điểm nhìn được di động, sử dụng
linh hoạt, phối họp với nhau phục vụ cho ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ.



Một khía cạnh khác của điếm nhìn là điểm rơi của cái nhìn, thế hiện ở hệ
thống các chi tiết, đồ vật, phong cảnh, màu sắc, âm thanh, động tác... Phân tích
phương diện này giúp khám phá cả cái nhìn của tác phẩm.
Tóm lại, điểm nhìn trần thuật có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên
sự thành công của tác phấm. Nó thế hiện được dụng ý và tài năng trong nghệ thuật
trần thuật của tác giả.
1.1.3.3

Lược thuật
Lược thuật là phần trình bày giới thiệu về nhân vật, tình huống... cung cấp

những thông tin bước đầu về nhân vật, chuấn bị cho các biến cố hoặc thông tin dự
báo trong quá trình hoạt động của nhân vật, nhưng không đi sâu vào chi tiết,
không dừng lại miêu tả. ì.1.3.4 Dựng cảnh và miêu tả chân dung
Đây là phần tái hiện trực tiếp chân dung, hành động, biến cố, đối thoại của
các nhân vật. Miêu tả cảnh tượng có tác dụng tái hiện sự vật, hiện tượng trong
không gian, thời gian cụ thể, vớ những biểu hiện, đặc điểm cụ thể. Thường ở
những đoạn miêu tả cảnh tượng thì thời gian ngừng trôi. Dựng cảnh không chỉ là
chuẩn bị môi trường cho nhân vật hoạt động mà còn gián tiếp miêu tả tâm lí, cung
cấp thông tin về những đối thay, tạo không khí dự báo biến cố mới. Vì thế cảnh
cũng là một bộ phận không thể thiếu của truyện. 1.1.3.5 Phân tích, bình luận
Yeu tố phân tích, bình luận không hiếm trong văn học. Nghị luận trong thơ
người ta đã biết từ xưa. Nhưng nghị luận trong thơ cũng như trong văn đều phải
thấm được tình cảm, cảm xúc. Trong trần thuật, nghị luận phân tích góp phần thức
đẩy nhân vật hành động.
Tuy nhiên, với sự đối mới, cách tân của nghệ thuật trần thuật đương đại, yếu
tố phân tích, bình luận lại có những điếm đối mới khác biệt, nhiều khi vắng mặt.
1.1.3.6. Ngôn ngữ trần thuật
Ngôn ngữ từ lâu đã là một phương thức giao tiếp quan trọng không thế thiếu

trong cuộc sống hàng ngày. Trong văn học, ngôn ngữ càng chiếm một vị trí quan
trọng bởi “tác phâm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ”. M.Gorki đã khắng
định: ‘Tểíế to đẩu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó cùng với

các sự kiện, các hình tuợng của cuộc sống là chất liệu của văn học”.


Ngôn ngữ trần thuật là phương diện quan trọng thể hiện sự tham gia của nhà
văn trong tác phậm văn học. Nhà văn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức kết
cấu, dẫn dắt mạch truyện, khơi gợi liên tưởng cho người đọc. Nhà văn không chỉ
lựa chọn, phản ánh một mảng hiện thực nào đó mà còn thế hiện thái độ của mình
với hiện thực đó.
Ngôn ngữ trần thuật bao gồm: ngôn ngữ của người trần thuật, ngôn ngữ của
nhân vật và lời nói nước đôi, trong đó ngôn ngữ người trần thuật giữ vai trò quyết
định.
Theo Từ đỉến thuật ngữ văn học, ngôn ngữ trần thuật chính là “ phần lời văn

độc thoại thế hiện quan điếm của tác giả hay người kế chuyên (sản phâm sáng tạo
của tác giả) đoi với cuộc song được miêu tả ” [3; 34].
Trong tác phẩm tự sự, tác giả vừa là người dẫn dắt, vừa là người có vai trò kế
chuyện. Ngôn ngữ trần thuật có vai trò vô cùng quan trọng đối với loại tác phấm tự
sự: “Trong tiếu thuyết, trong truyện, những con người được tác giả thể hiện đều

hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn bên cạnh họ, mách cho người
đọc biết rõ cần phải hiếu họ như thế nào, giải thích cho người đọc hiếu nhũng ỷ
nghĩ thầm kín, những động cơ bỉ ẩn đằng sau hành động của các nhân vật, tô đậm
thêm cho tâm trạng của họ bằng đoạn miêu tả thiên nhiên, trình bày hoàn cảnh và
nói chung luôn điều khiến họ theo mục đích của mình chỉ một cách tự do khéo
léo” (M.Gorki).
Ngôn ngữ trần thuật không những có vai trò then chốt trong phương thức

trần thuật mà còn là yếu tố cơ bản đế thế hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái
nhìn, cá tính, giọng điệu tác giả.
Ngôn ngữ trần thuật theo Từ điến thuật ngữ văn học là ‘707 nói của nhân vật

trong các tác phấm thuộc loại hình tự sự và kịch
Ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương diện quan trọng mà nhà văn
thế hiện cuộc sống và tính cách nhân vật. Trước đây, trong văn học trung đại, do ý
thức cá nhân chưa được đề cao, ngôn ngữ nhân vật chưa được cụ thể hóa sâu sắc
và chưa được phân biệt với ngôn ngữ của tác giả. Nhưng về sau, với sự trỗi dậy
của ý thức cá nhân, ngôn ngữ của nhân vật được coi là đối tượng của sự miêu tả


và cá tính hóa trở thành một yêu cầu thấm mĩ. Nhà văn có thể cá tính hóa ngôn
ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, dùng từ, lời phát âm đặc
biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, những câu mà nhân vật thích nói,
hoặc trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ nhân vật...
Dù tồn tại dưới hình thức nào hoặc được thể hiện bằng cách nào thì ngôn ngữ
nhân vật cũng phải kết hợp chặt chẽ hài hòa tính cá thể hóa và khái quát hóa.
Nghĩa là một mặt, mỗi nhân vật có một ngôn ngữ, một đặc điểm riêng; mặt khác
ngôn ngữ ấy lại phản ánh được ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định.
Ngoài hai ngôn ngữ trên, ngôn ngữ trần thuật còn gồm cả ngôn ngữ nước đôi.
Đó vừa là lời nói của tác giả, vừa là lời nói của nhân vật, bộc lộ cả thế giới bên
trọng và bên ngoài nhân vật.
Như vậy, ngôn ngữ trần thuật mang tính chính xác, tính cá thể hóa do đặc
trưng của ngôn ngữ người kế chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn
học quy định. Ở tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người trần thuật giữ một vai trò quyết
định. Khi ngôn ngữ đa thanh thì lời văn trần thuật sẽ đa giọng điệu và điều này sẽ
làm nên tính đối thoại của tác tác phẩm tự sự.
1.1.3.7


Giọng điệu trần thuật

Trong cuộc sống hàng ngày, giọng điệu được hiếu như lời nói, giọng nói của
mỗi cá nhân con người, phản ánh thái độ, tư tưởng, tình cảm, cách đánh giá nhất
định và nó thường mang tính nhất thời.
Còn trong văn học, giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ, có vai trò rất lớn
trong việc tạo nên phong cách nhà văn, đồng thời được tổ chức công phu và là kết
quả của một quá trình sáng tạo thực sự giúp cho nhà văn khi sáng tác có thế liên
kết các yếu tố hình thức lẫn nhau làm cho chúng còn mang một âm hưởng nào đó,
cùng chung một khuynh hướng nhất định.
Theo Từ điên thuật ngữ văn học, “Giọng điệu là sự thê hiện thải độ, tình

cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với đoi tượng được miêu tả,
thế hiện trong lời văn quy định cách xung hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm,
cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm..
Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm, thị hiếu thấm mĩ của tác


giả, có vai trò rất lớn tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho
người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thế viết ra được tác
phắm, mặc dù đã cỏ đủ điều tài liệu và sắp xếp trong hệ thông nhân vật ” [3;
154].

Giọng điệu không đơn giản chỉ là tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để ta
nhận ra người nói mà là một giọng điệu mang tính nội dung, tình cảm, thái độ, ứng
xử của người nói trước các hiện tượng đời sống. Qua giọng điệu, người đọc có thể
thấy được chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở
trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ...
Cần phân biệt giọng điệu với ngữ điệu - phương diện biểu hiện của lời nói
thông qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu...giọng điệu là một

phạm trù thấm mĩ. Giọng điệu trong mỗi tác phấm không chỉ gắn liền với giọng
tác giả ngoài đời, mà nó cùng một nội dung khái quát phù hợp với đối tượng được
thể hiện. Trong một văn bản nghệ thuật, không phải chỉ có một giọng điệu duy
nhất mà là sự phức hợp của các giọng. Điều này một mặt tạo nên sự hấp dẫn cho
văn bản, mặt khác nó làm cho văn bản không đơn điệu tẻ nhạt, mà có sự biến đối
linh hoạt. Sự “phức hợp” của các giọng này là tống hợp của giọng nhân vật, của
người kể chuyện hay của tác giả. Theo đó, trong khi trần thuật, tác giả sử dụng
nhiều giọng điệu với những sắc thái khác nhau nhưng thường bao giờ cũng sử
dụng một giọng chủ âm nào đó.
Nhìn chung, tất cả các cách hiểu trên đều đi đến một kết luận: giọng điệu là
yếu tố cơ bản tạo nên phong cách của nhà văn và đó cũng là một yêu cầu nghệ
thuật luôn đòi hỏi cái mới lạ, độc đáo, hấp dẫn từ sức sáng tạo của người nghệ sĩ.
Như vậy, để tìm hiểu về “nghệ thuật trần thuật”, người viết đã tìm hiểu
những vấn đề lí luận chung từ khái niệm, vai trò, cho đến các yếu tố cơ bản của
trần thuật... Đó là những tiền đề cơ bản để tiến hành nghiên cứu cụ thể về đề tài
“Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương”.

1.2 Hành trình sáng tác của Nguyễn Bình Phương
Nguyễn Bình Phương sinh năm 1965, từng học trường THPT Lương Ngọc
Quyến, Thái Nguyên, đi bộ đội từ 1985 đến 1989, tốt nghiệp Trường Viết văn


Nguyễn Du khoá 4 năm 1991. Ông từng công tác tại Đoàn Kịch Quân đội và Nhà
xuất bản Quân đội, hiện là biên tập viên Tạp chí Vẫn nghệ Quân đội.
Ông sinh ra tại một làng quê ở Thái Nguyên. Không khí nông thôn trong tiểu
thuyết của ông dường như mang dáng dấp của nơi ông sinh ra và lớn lên. Đó là
những người nông dân, ngôi làng, dòng sông và những huyền thoại mà hất cứ
vùng quê nào cũng có. Chúng trở thành chất liệu đế Nguyễn hình Phương thể hiện
ý tưởng trong tác phẩm của mình.
Con người Nguyễn Bình Phươnglà tính cách đa dạng, không theo một chiều,

mà yêu ghét đúng với bản chất con người nông thôn.
Nguyễn Bình Phương bắt đầu viết văn từ năm 1986. Ông đã trải qua những
năm tháng rèn luyện trong quân đội nên có một vốn sống rất phong phú. Là nhà
văn quân đội, Nguyễn Bình Phương vẫn không ngừng sáng tác, ông còn là một
nhà thơ nổi tiếng trong nền thi ca đương đại Việt Nam.
Nguyễn Bình Phương là cây bút tiêu biểu cho văn chương Việt Nam đương
đại. Ông nối lên như một hiện tượng phức tạp trong nền văn học Việt Nam đương
đại.
Khi nhận xét về con người ông, có lẽ đúng như lời nhận xét: “ Nguyễn Bình

Phương - song bình thường, viết không bình thườỉĩg
Chuyện một số nhà văn chạy sang vườn thơ, hay ngược lại, không lạ. Nhưng
gặt hái tốt trên cả hai mảnh vườn như trường hợp Nguyễn Bình Phương lại là “của
hiếm”. Nguyễn Bình Phương từng lý giải: “Chuyện bình thường ấy mà. Tiện cái gì
thì tôi viết cải đó thôi. Thơ hay văn xuôi cũng chỉ là sáng tạo nghệ thuật

Theo như lời lí giải ấy thì Nguyễn Bình Phương đến với văn chương cũng lại
chẳng qua vì... tiện. Cha mẹ đặt cho anh cái tên không dính văn chương - Nguyễn
Văn Bình: “Bút danh là tôi lấy bừa, ngẫu hứng lắm”. Cứ dăm ba cái “tiện” mà
thành một Nguyễn Bình Phương lạ lẫm và độc đáo trên văn đàn.
Thế giới thơ văn của Nguyễn Bình Phương là một thế giới mộng mị, hư ảo,
ma quái, phiêu diêu, là một cõi nào đó tồn tại song song với cõi sống bình thường.
Trong ấy có những người ngủ, những người mơ, những người điên, những sắc
màu ma mị, những chạng vạng và bóng tối, những không gian hoang vu vắng lặng


như rừng, sông, cánh đồng, những trăng, những sương, những mây, những khói,
những hành động lạ lùng. Cái thế giới này khiến người ta sờ sợ nhưng lại đầy hấp
dẫn, và khi bước vào, để cảm và hiểu nó người ta phải buông bỏ đi ít nhiều phần lí
trí tỉnh táo, khơi dậy phần trực giác, tưởng tượng, tâm linh.

Tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có:
Khách của trần gian (trường ca, 1986)
Vào cõi (tiểu thuyết, 1991)
Lam chướng (thơ, 1992)

Những đứa trẻ chết già (tiểu thuyết, 1994)
Xa thân (tập thơ, 1997)
Người đi vắng (tiểu thuyết, 1999)
Trí nhớ suy tàn (tiểu thuyết, 2001)
Thoạt kỳ thuỷ (tiểu thuyết, 2004)

Từ chết sang trời biếc (tập thơ)
Thơ Nguyễn Bình Phương (tuyển thơ, 2004)
Bả giời (tiểu thuyết, 2004)
Ngồi (tiểu thuyết, 2006).

Trong số những tác phẩm kế trên, Người đi vắng được xem là thành tựu nghệ
thuật to lớn, đánh dấu sự trưởng thành trong phong cách của nhà văn.
Bằng những cống hiến của mình, Nguyễn Bình Phương đã đem đến những
cách tân nghệ thuật độc đáo cho nền văn học đương đại Việt Nam. Nguyễn Bình
Phương đã tự tạo ra cho riêng mình một “vùng ngự trị” rộng lớn trong nền Văn
chương Việt Nam đương đại.
CHƯƠNG 2 ĐIỂM NHÌN TRÀN THUẬT TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI ĐI
VẲNG CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Điểm nhìn là một phạm trù quan trọng trong thi pháp học hiện đại. Điểm nhìn

là vị trí người kể hay nhà văn lựa chọn để quan sát, thâu tóm hiện thực được phản
ánh trong tác phấm, nó cũng là cơ sở đế phân biệt người kế chuyện và tác giả.
Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả song tác giả không phải là



trung tâm của truyện và không có vai trò đáng kể trọng việc tố chức truyện. Điểm
nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời.Tác phẩm
tự sự bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể
chuyện nào đó. Như vậy, tìm hiểu về điểm nhìn trong tác phẩm tự sự đóng một vai
trò quan trọng, Pospelov khẳng định: “Trong tác phấm tự sự, điều quan trọng là
tương quan giữa các nhân vật với chủ thế trần thuật hay nói cách khác, điếm nhìn
trần thuật với những gì anh ta miêu tả Đồng thời, điểm nhìn cũng chỉ ra: “ Những
cách thức mà câu chuyên kế đến, một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác
giả bằng ỳ nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cả tính, đoi thoại, những
hành động, sự sắp đặt và nhũng sự kiện mà trân thuật cấu thành trong một tác phâm
hư câu ” [9; 147].

Tác phẩm văn học là sản phẩm của quá trình sáng tạo của nhà văn. Bởi vậy,
lựa chọn kiểu nhìn nào, xuất phát từ điểm nhìn nào để người kể chuyện kể lại
chuyện chính là do cách tổ chức truyện có dụng ý của nhà văn. Dù nhà văn kể với
ai, tư cách là người kể chuyện hàm ấn hay trao quyền cho nhân vật, dù từ điểm
nhìn nhân vật hay điểm nhìn của chính bản thân, mọi cách nhìn, xuất phát từ mọi
điếm nhìn đều thế hiện được quan niệm, tư tưởng, thái độ của chủ thể sáng tạo.
Trong nghệ thuật trần thuật, có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ
đầu đến cuối, có tác phấm phối ghép nhiều kiếu điểm nhìn hoặc luân phiên trượt
điểm nhìn tạo ra sự đa dạng trong điểm nhìn. Với sự thay đổi điểm nhìn tác phấm
đã tạo nên những ô cửa số khác nhau nhìn vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,
đem đến sự đa thanh phức điệu.
Tìm hiếu về nghệ thuật trần thuật trong Người đi vắng của Nguyễn Bình
Phương, chúng tôi nhận thấy sự hấp dẫn trong nghệ thuật trần thuật của tác phấm
nằm ở những thế nghiệm, cách tân táo bạo trong việc lựa chọn hai ngôi kể: ngôi
thứ nhất và ngôi thứ ba cùng với sự dịch chuyển điểm nhìn giúp tác phẩm hấp dẫn,
độc đáo hơn.
Trong phạm vi chương 2, chúng tôi tiến hành tìm hiểu điểm nhìn trần thuật

trong tác phẩm Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương ở hai phương diện: điếm
nhìn gắn với ngôi kế và sự dịch chuyến điếm nhìn


2.1 Điểm nhìn gắn với ngôi kễ
Tác phấm tự sự là sản phấm tất yếu của người kế chuyện khi thực hiện hành
vi kế chuyện. Trong khi kế chuyện, người kế bao giờ cũng phải lựa chọn cho mình
một chỗ đứng, tức là lựa chọn điểm nhìn để kể lại chuyện. Ngôi kể chính là những
hình thức biểu hiện khác nhau xuất phát từ mức độ hóa thân thành vai của người
kể chuyện có tính chất văn học. Ngôi kể có sự gắn bó chặt chẽ với điểm nhìn. Một
ngôi kể có thể tạo ra nhiều điểm nhìn, nhưng một điểm nhìn chưa hẳn đã tạo ra
được một ngôi kể. Ngôi kể được chia làm ba dạng: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và
ngôi thứ ba. Trong văn học, ngôi kể được sử dụng chủ yếu là ngôi thứ nhất và ngôi
thứ ba.
Trong tác phẩm Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương hình thức kể chuyện
theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba đóng vai trò chủ đạo, xuyên suốt.
Ke chuyện theo ngôi thứ nhất là hình thức kế chuyện mà người kế xưng
“tôi”, được coi là người “phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kế toàn bộ
câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức).
Khi kế chuyện theo ngôi thứ nhất, các trạng thái tinh thần, ý nghĩ, cảm xúc,
cảm giác... vẫn thường nổi lên một cách rõ ràng. Người kể không chỉ kể chuyện
(miêu tả những gì tôi thấy), mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì tôi cảm, tôi
nghĩ), nhưng cái tôi ấy không bao giờ đứng yên, mà nó đang tư duy, đang cảm
thấy, nó đồng thời đảm nhiệm hai chức năng: nhận thức xã hội và ý thức về bản
thân. Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương đã vận dụng và phát huy tối ưu hiệu
quả của cách kể truyện này.
Tuy nhiên, khi lựa chọn ngôi kể thứ nhất, Nguyễn Bình Phương không để
mình lặp lại với bất kì nhà văn nào đi trước, không giống với cách kể chuyện theo
ngôi thứ nhất truyền thống mà ta vẫn thường thấy, ông tìm cho mình một hướng đi
riêng, độc và lạ.

Độc và lạ là bởi, trong nghệ thuật tự sự truyền thống, người kể xưng “tôi”
thường là một hoặc hai nhân vật cụ thể trong tác phẩm đứng ra kể lại câu chuyện.
Sự lựa chọn điếm nhìn và ngôi kể như vậy sẽ tạo ra sự logic, rõ ràng, đem đến cho


×