Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.75 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 38 (2012 – 2015)

Đề tài:

QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN
CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Huỳnh Thị Trúc Giang

Ngô Quốc Huy
MSSV: S120024
Lớp: Luật VB2 Đồng Tháp - K38
Cần Thơ, tháng 11 năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Huỳnh Thị
Trúc Giang, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận
văn tốt nghiệp.


Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Luật – Trường Đại học Cần
Thơ, người đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những bài học cuộc sống giúp tôi
có một hành trang tri thức vững vàn để tiếp nhận công việc trong tương lai.
Và lời cảm ơn cuối cùng xin dành tặng cho tất cả bạn bè và đặc biệt là những người
thân trong gia đình, những người luôn kịp thời động viên và giúp tôi vượt qua những khó
khăn trong cuộc sống.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến tất cả mọi người!
Người viết

Ngô Quốc Huy


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
5. Cấu trúc luận văn.................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN

CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
1.1. Một số khái niệm chung .................................................................................... .4
1.1.1. Khái niệm quan hệ nhân thân .................................................................. .4
1.1.2. Khái niệm quan hệ tài sản ......................................................................... .5
1.1.3. Khái niệm chung sống như vợ chồng ....................................................... .6
1.1.4. Khái niệm người đồng tính ....................................................................... .8
1.1.5. Khái niệm chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính ...... .9
1.2. Sự cần thiết của việc ban hành các quy định về quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản giữa những người đồng tính chung sống như vợ chồng ............................ 11
1.3. Lược sự của các quy định của pháp luật về quan hệ chung sống như vợ
chồng giữa những người đồng tính .............................................................................. 14
1.3.1. Quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính trên thế
giới ................................................................................................................................... 14
1.3.2. Quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính theo
pháp luật Việt Nam ........................................................................................................ 16
1.3.2.1. Giai đoạn trước năm 2013 ................................................................... 16
1.3.2.2. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay........................................................... 17
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN
VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
2.1. Quan hệ nhân thân ............................................................................................ 20
2.1.1. Quyền kết hôn ............................................................................................ 20


2.1.2. Quyền được nuôi con nuôi ........................................................................ 22
2.1.3. Quyền ly hôn............................................................................................... 24
2.2. Quan hệ tài sản ................................................................................................... 27
2.2.1. Tài sản thuộc quyền sở hữu chung ........................................................... 27
2.2.1.1. Căn cứ xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu chung .............................. 27

2.2.1.2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu chung ..... 29
2.2.1.3. Phân chia tài sản thuộc quyền sở hữu chung và chấm dứt sở hữu
chung ................................................................................................................................ 30
2.2.2. Tài sản thuộc quyền sở hữu riêng ............................................................ 32
2.2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản thuộc quyền sở hữu riêng ................................. 32
2.2.2.2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng......................................... 33
2.2.3. Trách nhiệm liên đới trong giao dịch dân sự do một bên thực hiện ..... 34
2.2.4. Quyền thừa kế tài sản giữa những người đồng tính chung sống như vợ
chồng ............................................................................................................................... 36
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN
VÀ QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
3.1. Thực tiễn và giải pháp về quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những
người đồng tính khi không được pháp luật công nhận .............................................. 38
3.1.1. Thực tiễn ..................................................................................................... 38
3.1.2. Giải pháp..................................................................................................... 41
3.2. Thực tiễn và giải pháp của vấn đề nuôi con nuôi của những người đồng tính
chung sống như vợ chồng .............................................................................................. 44
3.2.1. Thực tiễn ..................................................................................................... 44
3.2.2. Giải pháp..................................................................................................... 46
3.3. Thực tiễn và giải pháp của vấn đề quan hệ tài sản của những người đồng tính
chung sống như vợ chồng .............................................................................................. 48
3.3.1. Thực tiễn ..................................................................................................... 48
3.3.2. Giải pháp..................................................................................................... 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng


LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đồng tính là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội. Trong cách nhìn của người Á
Đông nói chung, của người Việt Nam nói riêng, hầu như vẫn còn e dè với những người
mang xu hướng tính dục đồng giới. Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều nước đã chính
thức chấp nhận hôn nhân đồng giới và có nhiều quy định điều chỉnh về vấn đề này.
Những người đồng tính dường như được mọi người nhìn nhận ở góc độ tích cực, đúng
đắn hơn. Sự kì thị và xa lánh dần được thay thế bằng sự cảm thông và thấu hiểu. Người ta
gần như thấy bình thường với từ “đồng tính”.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của internet những người đồng tính có điều kiện gặp gỡ,
tiếp xúc, trao đổi và liên kết với nhau thành một cộng đồng, tạo nên một tiếng nói chung
trong xã hội. Họ mạnh dạn hơn khi nhìn nhận giới tính thật của mình, đồng thời họ cũng
có những hoạt động nhằm khẳng định với xã hội rằng họ là những người có ích. Họ
mong muốn được đóng góp và đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã
hội như để nhằm hy vọng được hưởng một quyền mà con người cần phải có đó là quyền
được mưu cầu hạnh phúc.
Dù rằng pháp luật hiện hành vẫn không cho phép kết hôn giữa những người cùng
giới tính nhưng việc tổ chức lễ cưới của họ thì trước nay pháp luật vẫn không cấm. Ngày
11/11/2013 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ về quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân
và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã chính thức có hiệu lực,
Nghị định đã bỏ việc xử phạt hành chính trường hợp kết hôn giữa những người cùng giới
tính. Đây là một bước tiến quan trọng, phần nào cho thấy cái nhìn tích cực của xã hội
dành cho những người đồng tính. Đồng thời, về khía cạnh nào đó cũng tạo cho những
người đồng tính thêm một niềm tin sẽ được pháp luật công nhận hôn nhân của họ. Do vậy
khi Nghị định 110/2013 có hiệu lực, họ có thêm động lực để thực hiện điều mong muốn
của mình là được chung sống với nhau.
Tuy nhiên, việc chung sống tạm gọi như vợ chồng của những người đồng tính hiện

nay kéo theo hàng loạt hệ quả cần pháp luật điều chỉnh như cơ sở xác lập và chấm quan
hệ chung sống như vợ chồng, vấn đề về nuôi con nuôi, thừa kế và đặc biệt quan trọng
hơn là về quan hệ nhân thân và tài sản của họ. Khi họ bắt đầu chung sống với nhau như
vợ chồng thì pháp luật xem họ là người độc thân hay là người đang có vợ hoặc có chồng?
Họ có thể cùng chung sống như vợ chồng với nhiều người không? Họ có thể kết hôn với
một người khác giới trong khi vẫn đang chung sống như vợ chồng với một người đồng
giới? Nếu pháp luật không điều chỉnh quan hệ chung sống như vợ chồng của họ thì
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

1

SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

những hệ lụy nào sẽ xảy đến khi các mối quan hệ giữa những người đồng tính trong xã
hội hiện nay ngày càng trở nên phức tạp? Hơn nữa, có thể thấy tính bền vững trong quan
hệ chung sống như vợ chồng của những người đồng tính vẫn làm mọi người hoài nghi.
Mối quan hệ này chủ yếu được xây dựng lên từ chất liệu vô hình là tình cảm nhưng lại
chịu sức ép không nhỏ từ gia đình, bạn bè và xã hội, thêm vào là không được sự can thiệp
đúng mức của pháp luật để tạo ra một ràng buộc về mặt pháp lý nhằm giúp họ duy trì và
bảo vệ mối quan hệ đó thì tất yếu sự rạng nứt, đổ vỡ sẽ dể dàng xảy đến. Một khi họ
chấm dứt quan hệ chung sống, bên cạnh mất mát, tổn thương về mặt tình cảm thì vấn đề
nhân thân của họ được pháp luật nhìn nhận ra sao? Vì Pháp luật không công nhận hôn
nhân đồng giới nên khi những người đồng giới chấm dứt quan hệ chung sống với nhau
thì một điều chắc chắn sẽ không được Tòa án giải quyết theo thủ tục ly hôn. Khi đó quan
hệ về tài sản của họ được giải quyết như thế nào? Do đó dù có công nhận hay không công
nhận hôn nhân đồng giới thì vấn đề về quan hệ nhân thân và tài sản của những người
đồng tính sống chung như vợ chồng cần phải được nhìn nhận một cách thật rõ ràng. Đó là

lý do người viết chọn đề tài nghiên cứu là “Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của
những người đồng tính chung sống như vợ chồng”
2. Mục đích nghiên cứu
Người viết nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm sáng tỏ các quy định của pháp
luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như
vợ chồng. Đồng thời cũng tìm hiểu quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người
đồng tính trên thực tế cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó để thấy được những
thuận lợi và những tồn tại cần khắc phục. Qua đó, người viết đưa ra một số phương
hướng góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành.
3. Phạm vi nghiên cứu
Quan hệ nhân thân là quan hệ tương đối rộng, do điều kiện về thời gian cũng như
sự hiểu biết về chuyên môn còn hạn chế nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu một số
quyền nhân thân liên quan đến quan hệ chung sống như vợ chồng của những người đồng
tính, bao gồm: quyền kết hôn, quyền được nuôi con nuôi và quyền ly hôn.
Đối với quan hệ tài sản, người viết chỉ tập trung làm rõ căn cứ xác lập tài sản
riêng, tài sản chung và việc phân chia tài sản chung của họ có được khi sống chung.
Đồng thời tìm hiểu về trách nhiệm liên đới do một bên thực hiện trong các giao dịch dân
sự và quyền thừa kế tài sản giữa họ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cơ bản như: Phương pháp phân tích luật viết, phương pháp tổng hợp, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp logic và nghiên cứu lý luận kết hợp với
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

2

SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng


thực tiễn để làm sáng tỏ các quy định hiện hành điều về quan hệ nhân thân và tài sản của
những người đồng tính chung sống như vợ chồng.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội luận văn bao gồm ba
chương.
Chương 1: Khái quát chung về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của
những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Trong chương này, người viết trình bày khái niệm quan hệ nhân thân, quan hệ tài
sản, chung sống như vợ chồng, người đồng tính, chung sống như vợ chồng giữa những
người đồng tính, sự cần thiết của việc ban hành các quy định cũng như sơ lược các quy
định của pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính
chung sống như vợ chồng.
Chương 2: Quy định của pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Trong chương này, người viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật về
quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền được nuôi con nuôi. Đồng thời tìm hiểu các chế định
về xác lập, sử dụng, phân chia tài sản thuộc quyền sở hữu chung, tài sản thuộc quyền sở
hữu riêng, trách nhiệm liên đới trong giao dịch dân sự do một bên thực hiện và quyền
thừa kế tài sản giữa những người đồng tính chung sống như vợ chồng.
Chương 3: Thực tiễn và giải pháp về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
của những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Từ những quy định của pháp luật, người viết đưa ra một số hệ quả xấu cũng như
phương hướng nhằm hoàn thiện các quy định hiện hành về quan hệ nhân thân và tài sản
của những người đồng tính chung sống như vợ chồng.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

3


SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ
QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
Trong chương này, nội dung chủ yếu tập trung nghiên cứu về khái niệm quan hệ
nhân thân, quan hệ tài sản, chung sống như vợ chồng, người đồng tính và chung sống như
vợ chồng giữa những người đồng tính. Đồng thời nói lên sự cần thiết của việc ban hành
các quy định cũng như sơ lược các quy định của pháp luật về quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng.
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm quan hệ nhân thân
Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các
quan hệ hôn nhân và gia đình 1, là một trong hai đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân
và gia đình. Theo giáo trình Luật hôn nhân và gia đình của trường Đại học Luật Hà Nội,
quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình
về những lợi ích nhân thân. Đó là các quan hệ như: Quan hệ giữa vợ và chồng về sự yêu
thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau, về việc xác định chỗ ở chung; quan hệ giữa cha mẹ và
các con về việc xác định chế độ pháp lý nhân thân của con chưa thành niên…
Về hình thức, quan hệ nhân thân là một trong hai nhóm của quan hệ pháp luật hôn
nhân và gia đình hay nói cách khác nó là một dạng của quan hệ pháp luật. Theo tài liệu
Lý luận về Nhà nước và pháp luật – Quyển 2 của Tiến sĩ Phan Trung Hiền, quan hệ pháp
luật là các quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh. Quan hệ pháp luật được
cấu thành bởi ba thành tố cơ bản là: chủ thể, khách thể và nội dung. Do đó quan hệ nhân
thân cũng cấu thành bởi ba thành tố là chủ thể, khách thể và nội dung.
Về mặt chủ thể, quan hệ nhân thân được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình

là quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình nên chủ thể của quan hệ nhân thân
chỉ có thể là cá nhân, không thể là tổ chức. Tất nhiên, muốn trở thành chủ thể của quan hệ
pháp luật hôn nhân và gia đình, cá nhân đó phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực
hành vi. Hơn nữa, chủ thể là cá nhân cũng là đặc điểm để phân biệt đối tượng điều chỉnh
của Luật hôn nhân và gia đình với Luật dân sự, bởi chủ thể trong quan hệ nhân thân được
điều chỉnh bởi Luật dân sự bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.
Khách thể của quan hệ nhân thân là các lợi ích nhân thân như: quyền nhận con
nuôi, quyền kết hôn, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, của con,… Có thể thấy một dạng

1

Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân – 2009, tr 30

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

4

SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

khách thể của quan hệ nhân thân chính là các quyền nhân thân của các thành viên trong
gia đình nhưng các quyền này không được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi,
bổ sung năm 2010 định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên “các quy định của Bộ luật dân sự liên
quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia
đình trong trường hợp pháp luật về hôn nhân và gia đình không có quy định” 2 nên quyền
nhân thân có thể được hiểu theo Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005: “Quyền nhân thân là
quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quyền nhân thân của mỗi người nhằm vào đối

tượng là tất cả những gì thuộc bản thân mình như: họ tên, hình ảnh, sức khỏe, tín
ngưỡng,… Đặc điểm của quyền nhân thân là không thể chuyển dịch cho người khác
được, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác. Từ những quy định của Luật
chung, ta thấy Luật dân sự chỉ bổ sung cho các quy định mà Luật hôn nhân và gia đình
không điều chỉnh nên không thể nói khách thể của quan hệ nhân thân chỉ các các quyền
nhân thân được Bộ luật dân sự năm 2005 liệt kê, bởi vì quyền nuôi dưỡng, giáo dục con
cái cũng là một khách thể của quan hệ nhân thân nhưng đây không phải là một quyền
nhân thân được Bộ luật dân sự năm 2005 ghi nhận.
Dù Luật hôn nhân và gia đình không định nghĩa quyền nhân thân nhưng quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ nhân thân được quy định rất cụ thể như: vợ chồng
có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; cha mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương,
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý
kiến của con,… Quyền về nhân thân trong quan hệ nhân thân được Luật hôn nhân và gia
đình điều chỉnh hoàn toàn không có nội dung kinh tế 3. Trong quan hệ giữa các chủ thể về
một lợi ích nhân thân được pháp luật hôn nhân và gia đình quy định các quyền và nghĩa
vụ tương ứng, những quyền và nghĩa vụ đó chính là nội dung của của quan hệ nhân thân.
1.1.2. Khái niệm quan hệ tài sản
Cùng với quan hệ nhân thân, Luật hôn nhân và gia đình còn điều chỉnh quan hệ tài
sản. Quan hệ tài sản được định nghĩa ở giáo trình Luật hôn nhân và gia đình của trường
Đại học Luật Hà Nội là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia
đình về những lợi ích tài sản. Đó là những quan hệ như: Quan hệ cấp dưỡng lẫn nhau
giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa các thành viên khác trong gia đình; quan hệ
sở hữu giữa vợ và chồng,…
Như quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản cũng được cấu thành bởi ba thành tố là
chủ thể, khách thể và nội dung. Một trong những đặc điểm của quan hệ pháp luật hôn

2

Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010.


3

Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân – 2009, tr 50

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

5

SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

nhân và gia đình là ở chỗ chủ thể của nó chỉ là công dân (thể nhân) 4 cho nên chủ thể của
quan hệ tài sản mà Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh cũng chỉ có thể là cá nhân,
không thể là tổ chức. Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đã liệt kê các loại tài sản là
khách thể của quan hệ tài sản, bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Quan niệm về tài sản không chỉ bó hẹp như những vật vô tri mà còn hàm chứa nội dung
xã hội là những quan hệ xã hội liên quan đến một tài sản. Tài sản không chỉ bao gồm vật
thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà còn bao gồm cả quyền yêu cầu của
một hay nhiều chủ thể và nghĩa vụ tương ứng với các quyền yêu cầu đó của một hay
nhiều chủ thể khác trong quan hệ nghĩa vụ cũng được xem là tài sản. Ngoài ra, khách thể
của quan hệ tài sản không chỉ có tài sản mà còn có cả những quan hệ nhất định đối với tài
sản, chẳng hạn quyền sở hữu tài sản và cả việc dịch chuyển những tài sản đó từ chủ thể
này sang chủ thể khác như quyền thừa kế tài sản. Khi tham gia vào các quan hệ tài sản,
chủ thể này được một số quyền nhất định tương ứng chủ thể kia đôi khi phải thực hiện
một số nghĩa vụ mà pháp luật hôn nhân và gia đình quy định. Tất cả các quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tài sản đó gọi là nội dung của quan hệ tài
sản. Quyền và nghĩa vụ tài sản có đặc điểm gắn liền với nhân thân của con người nhất
định 5. Ví dụ: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau, một trong hai người

chết thì sẽ chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đó, đồng thời người nhận tiền cấp dưỡng
không thể nhường quyền nhận tiền cấp dưỡng cho người khác và người có nghĩa vụ cấp
dưỡng cũng không được chuyển nghĩa vụ này cho người khác. Hay một trường hợp khác
là không thể chuyển nghĩa vụ giáo dục con cái cho người khác. Từ đó đi đến kết luận
rằng quyền và nghĩa vụ trong quan hệ tài sản không thể chuyển nhượng cho người khác.
Quan hệ tài sản trong Luật hôn nhân và gia đình có một sự khác biệt lớn so với
quan hệ tài sản trong Luật dân sự. Quan hệ tài sản trong Luật Dân sự là quan hệ hàng
hóa, tiền tệ và có tính chất đền bù, ngang giá còn quan hệ tài sản trong Luật hôn nhân và
gia đình không mang tính chất ấy. Tất nhiên tính chất đền bù trong Luật dân sự không bắt
buộc phải có trong mọi trường hợp. Thế nhưng phải nói rằng nếu như đối với Luật hôn
nhân và gia đình không có tính chất đền bù ngang giá là về nguyên tắc thì đối với Luật
dân sự đó là trường hợp ngoại lệ.
1.1.3. Khái niệm chung sống như vợ chồng
Trong thực tiễn xã hội, bên cạnh các quan hệ hôn nhân tuân thủ điều kiện kết hôn
và thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định cũng luôn tồn tại những quan hệ chung sống
như vợ chồng không có đăng ký kết hôn tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc
chung sống như vợ chồng có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau hoặc cách
4

Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân – 2009, tr 47

5

Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân – 2009, tr 50

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

6

SVTH: Ngô Quốc Huy



Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

tiếp cận khác nhau. Dưới góc độ pháp lý, chung sống như vợ chồng được ghi nhận tại
Khoản 2 điểm D Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC - BTP
ngày 03/01/2001, cụ thể: “Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng nếu
họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau.
- Việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận.
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến.
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây
dựng gia đình. Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày
họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình, người khác hay
tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau,
cùng nhau xây dựng gia đình.”
Theo quy định trên thì điều kiện đầu tiên để pháp luật công nhận mối quan hệ
chung sống như vợ chồng là hai bên nam nữ phải đủ điều kiện kết hôn. Theo quy định tại
Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 thì nam nữ kết
hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau: Điều kiện về tuổi kết hôn, nam từ hai
mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; Phải có sự tự nguyện của các bên và
không được rơi vào các trường hợp cấm kết hôn. Tuy nhiên, do xuất phát từ một vài lý do
mà các bên có đủ điều kiện kết hôn nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn. Đây chính là
một đặc điểm cơ bản để phân biệt với trường hợp nam nữ không đủ điều kiện kết hôn nên
không thể đăng ký kết hôn hay trường hợp kết hôn trái pháp luật (các bên có đăng ký kết
hôn nhưng lại vi phạm điều kiện kết hôn).
Không dừng lại ở việc đủ điều kiện kết hôn, quan hệ chung sống như vợ chồng
còn phải đảm bào về tính ổn định và lâu dài. Đây là đặc điểm để phân biệt với khái niệm
"hôn nhân thử nghiệm" mà những năm gần đây chúng ta có thể nghe thấy ở rất nhiều nơi.

Đối với những cuộc "hôn nhân thử nghiệm", nếu sau một thời gian chung sống, các bên
thấy phù hợp thì sẽ tiến hành đăng ký kết hôn, nếu không hợp nhau thì các bên "đường ai
nấy đi". Còn trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn,
do hai bên mong muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc nên ngay từ khi bắt đầu chung
sống, họ đã có ý định gắn bó lâu dài với nhau. Với mong muốn này nhà làm luật đã cụ
thể hóa bằng quy định nam nữ chung sống như vợ chồng phải có tổ chức lễ cưới khi về
chung sống với nhau hoặc việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai
bên) chấp nhận hoặc việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng
kiến.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

7

SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

Ngoài ra, có thể vì một nguyên nhân nào đó mà hai người chung sống với nhau
không thể tổ chức lễ cưới, không được sự chấp thuận của hai gia đình và việc chung sống
không có người khác hoặc tổ chức chứng kiến thì pháp luật còn dự trù để mối quan hệ
này được công nhận là trong thời gian chung sống như vợ chồng, hai người thực sự coi
nhau là vợ chồng. Đây là điểm có thể giúp chúng ta phân biệt trường hợp chung sống như
vợ chồng không đăng ký kết hôn với trường hợp chung sống tạm bợ. Tuy nhiên, để đánh
giá việc hai người có coi nhau là vợ chồng hay không là điều không dễ dàng. Bởi lẽ đây
là vấn đề thuộc về ý thức chủ quan của con người. Đối với trường hợp này, không thể chỉ
căn cứ vào lời khai của họ mà cho rằng họ chỉ chung sống "tạm bợ" với nhau, mà phải
căn cứ vào tình cảm, thái độ, cách cư xử của họ với nhau và hậu quả trong thời gian
chung sống để đánh giá và quyết định.

Như vậy, chung sống như vợ chồng có thể được định nghĩa ngắn gọn là trường
hợp xác lập quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn nhưng không
tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
1.1.4. Khái niệm người đồng tính
Từ trước đến nay có quan niệm cho rằng đồng tính là giới tính thứ ba bên cạnh hai
giới tính nam và nữ. Tuy nhiên, lại có quan niệm trái chiều cho rằng đồng tính không
phải là sự xuất hiện của một giới tính mới, quan điểm này người viết hoàn toàn đồng ý.
Thực chất trong xã hội chỉ có hai giới tính nam và nữ. Vấn đề đồng tính lại liên quan đến
một khái niệm gọi là xu hướng tính dục.
Xu hướng tính dục là khái niệm dùng để chỉ việc chịu sự hấp dẫn về tình cảm, sự
lãng mạn, trìu mến và hấp dẫn về tình dục của một người đối với những người cùng giới
tính, khác giới tính hay đối với cả hai giới tính. Thực tế hiện nay có bốn xu hướng tính
dục chính, đó là:
- Xu hướng tính dục khác giới là bị hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục với người
khác giới tính, không bao giờ mong muốn mình có giới tính khác với giới tính khi được
sinh ra và thường được gọi là dị tính. Chính vì đây là xu hướng tính dục phổ biến nhất
của loài người nên mô hình gia đình với sự kết hợp giữa một nam và một nữ là xu hướng
đông đảo nhất trong xã hội, trở thành quan niệm truyền thống của nhiều quốc gia trên thế
giới.
- Xu hướng tình dục đồng giới là bị hấp dẫn với người cùng giới tính, không bao
giờ mong muốn mình có giới tính khác với giới tính khi được sinh ra, không chỉ có ở
nam giới mà ở cả nữ giới, được gọi chung là đồng tính.
- Xu hướng song tính là một người không cho rằng mình mang giới tính khác với
giới tính sinh học của bản thân và bị hấp dẫn với cả hai giới tính nam và nữ.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

8

SVTH: Ngô Quốc Huy



Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

- Không bị hấp dẫn tính dục với bất cứ giới nào, đây là xu hướng tính dục thứ tư
nhưng chưa được nghiên cứu nhiều 6.
Với cách phân loại như trên thì đồng tính là một trong số bốn xu hướng tính dục
của loài người, không liên quan đến vấn đề giới tính. Xu hướng dị tính chiếm số đông
trong xã hội hiện nay. Một người có giới tính nam hoặc nữ hoàn toàn có thể là người dị
tính hoặc đồng tính. Các nhà tâm lý không xem xu hướng tính dục là sự lựa chọn có ý
thức mà người ta có thể tuỳ ý thay đổi được và đó là bản chất tự nhiên, vốn có của mỗi
con người từ khi sinh ra. Với những nền tảng về xu hướng tính dục như trên, chúng ta có
thể tìm hiểu sâu hơn về khái niệm đồng tính như sau: Dưới góc độ khoa học, theo quan
điểm của Hiệp hội tâm lý học Mỹ (American Psychological Association - APA) đồng
tính hoàn toàn không phải là một sự rối loạn tâm sinh lý mà là một hiện tượng sinh học tự
nhiên, chịu sự tác động qua lại phức tạp của các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường tử
cung trong giai đoạn đầu ở thai nhi. Các hành vi tình dục đồng giới, quan hệ yêu đương
đồng giới là một trong các dạng ý thức gắn bó bình thường để đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của con người về tình yêu, sự gần gũi và quan tâm.
Như vậy, khái niệm người đồng tính có thể được định nghĩa: Người đồng tính là
người có sự hấp dẫn về cảm xúc hoặc tình cảm hoặc tình dục với người cùng giới. Người
đồng tính nam thường gọi là “gay” và người đồng tính nữ thường được gọi là
“les”/“lesbian” 7.
1.1.5. Khái niệm chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính
Những trường hợp chung sống với nhau giữa những người đồng tính đến thời
điểm hiện nay (dù có tổ chức lễ cưới hay không) không thể nói là nhiều hay ít bởi chưa
có một con số thống kê cụ thể nào nhưng dù có thống kê thì chẳng qua chỉ là những số
liệu bề nổi còn con số chính xác thì thật sự khó có thể biết được. Tuy nhiên, nó lại là một
vấn đề đang gây nên rất nhiều tranh cãi trong xã hội nói chung và trong lĩnh vực lập pháp
nói riêng. Pháp luật đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Quan hệ đó có phải cũng được

pháp luật gọi là chung sống như vợ chồng hay không? Thật ra, từ trước đến nay pháp luật
chưa từng điều chỉnh mối quan hệ chung sống giữa những người đồng tính, pháp luật như
vẫn còn bỏ ngõ trước mối qua hệ này. Chính vì lý do đó mà chưa có một quy định rõ ràng
nào để có thể định nghĩa thế nào là chung sống như vợ chồng giữa những người đồng
tính.

6

Trương Hồng Quang, Về mối quan hệ sống chung của người đồng tính trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình

(sửa đổi),
01/05/2014]
7

/>
[ngày

truy

cập

Trung tâm nghiên cứu khoa học- Viện nghiên cứu lập pháp, Chuyên đề thông tin: Hôn nhân đồng giới: Kinh

nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam,.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

9

SVTH: Ngô Quốc Huy



Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

Từ định nghĩa chung sống như vợ chồng ta thấy được sự khác biệt khá rõ ràng
giữa chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính và chung sống như vợ chồng.
Trước hết, quan hệ chung sống như vợ chồng phải được xác lập giữa một nam và một nữ
trong khi đó quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính lại được xác
lập giữa hai người có cùng giới tính. Ngoài ra, bên cạnh khác biệt về điều kiện về giới
tính thì quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính lại còn vướng
phải thêm một điều kiện là họ không đủ điều kiện để kết hôn với nhau do thuộc trường
hợp cấm kết hôn được quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 đó là cùng giới tính. Tuy nhiên, nếu bỏ qua hai điều
kiện vừa đề cập thì có thể thấy rằng quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người
đồng tính về bản chất không khác so với quan hệ chung sống như vợ chồng giữa nam và
nữ. Điểm chung của hai mối quan hệ này là họ xác lập mối quan hệ trên cơ sở tình yêu và
đặc biệt là ý thức chung sống, gắn bó với nhau lâu dài. Hơn nữa, về điều kiện nam nữ
chung sống với nhau như vợ chồng phải “có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau
hay việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hay việc
họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến” được quy định tại
Khoản 2 điểm D Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC - BTP
ngày 03/01/2001 thì nhiều trường hợp, các cặp đôi đồng tính cũng được gia đình hai bên
tổ chức lễ cưới dưới sự chứng kiến của nhiều người. Việc này ít nhiều đã nói lên được ý
định gắn bó lâu dài bên nhau của các cặp đôi đồng tính và thỏa mãn một trong các điều
kiện mà pháp luật quy định cho trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng. Nếu
không may mắn được sự ủng hộ của gia đình, không thể tổ chức lễ cước và không có
người chứng kiến khi chung sống với nhau thậm chí khi chấp nhận chung sống với nhau
đôi khi họ phải bị gia đình, người thân, bạn bè từ bỏ, xa lánh thì chính sự khó khăn đó đã
phần nào giúp họ nhận thấy được giá trị của mối quan hệ này mà có ý thức gìn giữ, duy
trì lâu dài và tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau. Điều này

đồng nghĩa với việc khi chung sống họ thực sự xem và cư xử nhau như vợ chồng.
Trong bối cảnh pháp luật chưa quy định gì về mối quan hệ này, bằng các quy định
hiện hành về chung sống như vợ chồng cùng với khái niệm chung sống như vợ chồng
được Luật hôn nhân và gia đình 2014 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2015 định nghĩa tại
khoản 7 Điều 3 là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng, thì
chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính có thể được định nghĩa như sau:
“Chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính là trường hợp hai người có cùng
giới tính tổ chức cuộc sống chung và thực hiện các quyền và nghĩa vụ như của vợ chồng
với nhau, với gia đình và với xã hội”.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

10

SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

1.2. Sự cần thiết của việc ban hành các quy định về quan hệ nhân thân và quan hệ
tài sản giữa những người đồng tính chung sống như vợ chồng
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa công nhận mối quan hệ sống chung của một
cặp đôi đồng tính với bất kỳ hình thức pháp lý nào. Từ trước đến nay, gia đình trong quan
điểm truyền thống của Việt Nam vẫn là sự kết hợp giữa một nam và một nữ và chức năng
chủ yếu của hôn nhân vẫn là duy trì nòi giống. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây,
thể chế hôn nhân và gia đình đã có những biến đổi không ngừng đối với lĩnh vực hôn
nhân và gia đình, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến người đồng tính.
Thứ nhất, nhiều đám cưới đồng tính tự phát được tổ chức trong thời gian gần đây
tại Việt Nam. Một số cặp đôi đã tổ chức lễ cưới đồng tính tại Việt Nam như: Đồng tính
nữ (tháng 12/2010, Hà Nội); đồng tính nam (6/2011, TP. Hồ Chí Minh); đồng tính nữ

(2012, Cà Mau); đồng tính nam (tháng 5/2012, Kiên Giang); đồng tính nữ (tháng 7/2012,
Bình Dương) 8. Việc tổ chức này chỉ có ý nghĩa tinh thần, như một thông báo về sự công
khai xu hướng tính dục cũng như lựa chọn bạn đời và không có ý nghĩa về mặt pháp lý.
Tuy nhiên, đám cưới đồng tính tại Kiên Giang (tháng 5/2012) đã bị Ủy ban nhân dân
Phường xử phạt hành chính 9. Thực tế, hành vi xử phạt này là không đúng vì bản thân cặp
đôi này không có đăng ký kết hôn nên không vi phạm quy định của pháp luật hôn nhân
và gia đình. Tại thời điểm đó Nghị định số 60/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tư pháp cũng không quy định hành vi đăng ký kết hôn cùng
giới bị xử phạt vì nếu quy định như vậy là không thực tế. Đồng thời, Nghị định
87/2001/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng chỉ quy
định xử phạt hành chính đối với hành vi kết hôn đồng giới chứ không quy định xử phạt
hành chính đối với hành vi đám cưới hay chung sống giữa những người đồng tính. Bản
thân khoản 5 Điều 10 của Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm
2010 chỉ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính (đăng ký kết hôn) chứ
không cấm tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống của Việt Nam. Điều này đã cho
thấy có sự thiếu chính xác trong hoạt động áp dụng pháp luật ở một số địa phương hiện
nay.
Thứ hai, thông qua một số nghiên cứu gần đây cho thấy rõ hơn nhu cầu được sống
chung có đăng ký, được có quyền kết hôn bình đẳng, quyền được nhận con nuôi chung...
như người dị tính của người đồng tính. Trong cuộc điều tra về đồng tính nữ của Viện

8

Theo HK Vietnamnet, Những đám cưới đồng tính gây xôn xao dư luận, />
tinh/nhung-dam-cuoi-dong-tinh-gay-xon-xao-du-luan-624835.htm, [ngày truy cập 08/8/2014]
9

T.Thái, Xử phạt hành chính đám cưới đồng tính ở Hà Tiên, [ngày truy

cập 11/8/2014]


GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

11

SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

iSEE 10 năm 2012 có 92% người được hỏi (mẫu nghiên cứu trên 2.401 người) muốn pháp
luật cho phép kết hôn cùng giới. Trong điều tra tương tự năm 2012 do Trung tâm
ICS 11 thực hiện với hơn hai nghìn người đồng tính nam và đồng tính nữ tham gia thì 71%
mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn cùng giới, 25% muốn được sống chung có
đăng ký và 4% muốn được sống chung không đăng ký. Trong nghiên cứu đồng tính nữ
nói trên của iSEE, nếu pháp luật cho phép, 77% cho rằng họ muốn kết hôn, 3% không
muốn, 16% cho rằng kết hôn hay không không quan trọng và số còn lại không rõ mong
muốn của mình. Về nhu cầu sinh con, 70% người đồng tính nữ muốn có con, 13% không
muốn và 17% không rõ 12. Theo khảo sát vào tháng 6 năm 2012 của vnexpress, với câu
hỏi “Là người đồng tính, nếu được Luật cho kết hôn thì bạn sẽ làm gì?”, trong số 1299
người đồng tính có 856 người chiếm 65.9% sẽ công khai cưới người yêu, 296 người
chiếm 22.8% sẽ chỉ đăng ký, không tổ chức cưới, 91 người chiếm 7% sẽ không cưới,
không đăng ký mà về sống chung với nhau, có 28 người chiếm 2.2% sẽ không dám sống
chung vì sợ lộ thân phận, còn lại 28 người chiếm 2.2% có ý kiến khác 13. Với các tỷ lệ
trên cho ta thấy rằng người đồng tính thật sự muốn sống thật với bản thân mình và muốn
được pháp luật công nhận mối quan hệ của họ. Thiết nghĩ nên cần có những quy định
điều chỉnh về mối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính để
Nhà nước dễ dàng quản lý, những người đồng tính sống có trách nhiệm hơn và tạo một
cơ sở khách quan để xem xét có nên công nhận hôn nhân đồng giới trong tương lai.
Thứ ba, việc pháp luật chưa thừa nhận quan hệ sống chung của người đồng tính

khiến họ gặp khó khăn trong quan hệ nhân thân, tài sản và các vấn đề an sinh xã hội
khác. Hiện nay pháp luật không cấm hai người đồng tính được sống chung với nhau
nhưng cũng không công nhận bằng một hình thức pháp lý nào. Thực tế cho thấy việc
sống chung của cặp đôi đồng tính là điều đang diễn ra phổ biến tại Việt Nam hiện
nay. Trong tổng mẫu nghiên cứu định lượng của một nghiên cứu gần đây, có đến gần
62% người tham gia (trong tổng số gần 2.500 người) cho biết họ đang trong một mối
quan hệ gắn kết với một người cùng giới. Trong số này, có đến 28,90% cặp đôi đồng tính
đang sống chung có sở hữu chung tài sản có giá trị như ô tô, sổ tiết kiệm; 18,40% có góp
10

iSEE là tên viết tắt của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì

quyền của các nhóm dễ bị kỳ thị: người dân tộc thiểu số (EM) và người tính dục thiểu số (LGBT). Thành lập ngày
17/7/2007, Viện trưởng là ông Lê Quang Bình và địa bàn hoạt động là Việt Nam.
11

Trung tâm ICS là tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam.

Lê Quang Bình – Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường, Một số vấn đề cộng đồng đồng tính, song tính và
chuyển giới đang gặp phải ở Việt Nam, />12

View_Detail.aspx?ItemID=190, [ngày truy cập 08/8/2014]
13

Trương Hồng Quang, Về mối quan hệ sống chung của người đồng tính trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình

(sửa

đổi)


/>
[

ngày

truy

cập

01/05/2014]

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

12

SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

vốn đầu tư, kinh doanh chung, 7,90% có nhà đất chung (đứng tên cả hai người) 14. Đối
với các cặp đôi dị tính đã kết hôn, một trong hai người được hưởng chế độ bảo hiểm y tế
của cơ quan làm việc và chế độ bảo hiểm này cũng bao phủ cho vợ/chồng và con cái của
người đó. Trong khi đó, khá nhiều cặp đôi đồng tính đã sống với nhau nhiều năm, có các
đóng góp chi tiêu và sở hữu tài sản chung, bộc lộ mối quan hệ sống chung của mình với
gia đình hai bên và bạn bè, nhưng mối quan hệ có bản chất hôn nhân này vẫn chưa được
thừa nhận về mặt pháp lý. Do vậy, người cùng chung sống không được hưởng chế độ
phúc lợi dành cho vợ/chồng. Bên cạnh đó, một số chế độ phúc lợi liên quan đến các tổ
chức công đoàn của các cơ quan nhà nước dành cho vợ/chồng của các cán bộ cũng không
thể áp dụng đối với cặp đôi đồng tính (đau ốm, hiếu,…). Điều này cho thấy, thực tế sống

chung của người đồng tính là có thật nhưng chưa được pháp luật công nhận nên vô hình
chung khiến cho họ không được hưởng những phúc lợi đáng ra phải được hưởng.
Về mặt quan hệ tài sản, mặc dù các cặp đôi cùng giới hoàn toàn có thể đứng tên
chung khi mua một mảnh đất, một căn nhà nhưng trong thực tế có nhiều cặp đôi tin tưởng
nhau hoặc thiếu hiểu biết pháp luật nên chỉ có một người đứng tên. Điều này đã làm cho
quyền lợi của một bên không được đảm bảo, mất tài sản do chính mình tạo ra. Cho dù hai
người trong cặp đôi đồng tính đã có sự sắp xếp tài sản trong quá trình chung sống, nhưng
người này sẽ không được quyền thừa kế tài sản của người kia nếu một trong hai người
qua đời đột ngột (trừ khi di chúc có quy định khác). Trong hoàn cảnh này, sẽ có những tài
sản chung phải bán đi để trả phần giá trị đó cho người nhà của người đã mất. Trong cuộc
sống chung, nhiều tài sản không chỉ mang ý nghĩa giá trị vật chất mà còn có thể mang giá
trị tinh thần, đặc biệt khi một người đã ra đi. Điều này có thể gây ra những trải nghiệm
tâm lý rất nặng nề cho người ở lại. Đồng thời, không phải lúc nào mua một món đồ
chung, hai người đều thực hiện thủ tục đăng ký dân sự về sở hữu chung tài sản. Bên cạnh
đó, do không được thừa nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp, cặp đôi cùng giới không có sự
ràng buộc của pháp luật một cách chặt chẽ trong việc sử dụng và định đoạt khối tài sản
chung này. Từ đó có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý khi một trong hai người tự ý định
đoạt tài sản chung mà chưa có sự chấp thuận của bên kia, có thể làm ảnh hưởng đến
nguồn sống của gia đình, thậm chí xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia.
Qua nghiên cứu, đánh giá, thấy rằng việc ban hành các quy định mới trong luật
pháp ở Việt Nam để điều chỉnh về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người
đồng tính chung sống như vợ chồng là thực sự rất cần thiết. Điều này sẽ có tác dụng góp
phần ổn định xã hội, tạo một cơ sở pháp lý rõ ràng để điều chỉnh các quan hệ đang tồn tại

14

Trương Hồng Quang, Về mối quan hệ sống chung của người đồng tính trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình

(sửa đổi),


[ ngày truy cập

01/05/2014]

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

13

SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

trong xã hội và có chiều hướng ngày càng trở nên phức tạp, đáp ứng nhu cầu của người
đồng tính được sống chung (có sự bảo hộ của Nhà nước), làm cho người đồng tính sống
có trách nhiệm với bản thân và đời sống chung hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia
vẫn còn nặng nề trong việc gìn giữ quan niệm phổ biến, truyền thống về hôn nhân, gia
đình và thực sự khó để thay đổi ngay trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, các nghiên cứu
về quan điểm liên quan đến hôn nhân đồng giới vẫn chưa thực sự rõ nét và người đồng
tính chưa thực sự là mối quan tâm của nhiều người trong xã hội Việt Nam. Chính vì vậy,
cần có những quy định điều chỉnh về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những
người đồng tính chung sống như vợ chồng để có thể là một bước đệm để tạo điều kiện
xem xét, đánh giá thêm mối quan hệ đồng giới trước khi công nhận hình thức sống chung
đối với cặp đôi đồng tính tại Việt Nam và xa hơn là công nhận hôn nhân bình đẳng đối
với cặp đôi đồng tính thời gian tới.
1.3. Lược sử của các quy định của pháp luật về quan hệ chung sống như vợ chồng
giữa những người đồng tính
1.3.1. Quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính trên thế giới 15
Vấn đề bảo vệ quyền của người đồng tính đang thực sự dần trở thành một trong
những mối quan tâm, lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quyền được sống,

được hưởng chính sách an sinh xã hội bình đẳng như các chủ thể khác trong xã hội và
quyền được kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nhân quyền
của những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Ban đầu, người đồng tính và quan hệ
đồng tính từng bị xem như một loại tội phạm và bị xét xử ở Tòa án. Về sau, do những
thay đổi tích cực trong quan niệm, nhận thức xã hội về hiện tượng đồng tính luyến ái mà
các quốc gia này đã xóa bỏ các tội phạm về quan hệ đồng tính khỏi danh sách các loại tội
phạm và ban hành luật pháp cũng như các chính sách tích cực nhằm thừa nhận và bảo vệ
các quyền cho người đồng tính, minh chứng cho điều này là việc thừa nhận quan hệ
chung sống giữa những người đồng tính.
Ở Cộng hòa Pháp, vào năm 1985, Quốc hội đã thông qua đạo luật cấm phân biệt
đối xử với người đồng tính trong công việc, vấn đề nhà ở, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ
công và tư. Ngày 30/12/2004, luật về chống phân biệt đối xử và bình đẳng được ban
hành, trong đó các Điều 20, 21 tại Mục 3 bổ sung thêm một số hành vi vi phạm pháp luật
quy định ở Luật ngày 29/7/1881 bao gồm: hành vi gây tổn thương, lăng mạ, xúc phạm,
xúi giục việc thù ghét hay bạo động hoặc kỳ thị một người, nhóm người vì giới tính, xu
hướng tính dục hoặc bệnh tật của họ. Các hành vi tấn công, giết hại các nạn nhân đồng
tính luyến ái sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ. Người đồng tính được quyền quan hệ tình
15

Trương Hồng Quang, Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính,

[ngày truy cập 01/05/2014]

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

14

SVTH: Ngô Quốc Huy



Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

dục khi 15 tuổi, được gia nhập quân đội và hưởng hầu hết các quyền dân sự, kinh tế,
chính trị khác giống như người dị tính. Pháp luật Pháp không thừa nhận kết hôn đồng
giới nhưng cho phép các cặp đôi này chung sống dưới hình thức đối tác chung nhà
(domestic partnership), được thông qua vào năm 1999. Các cặp đôi này được pháp luật
bảo vệ, hưởng các quyền và nghĩa vụ như những cặp dị tính kết hôn khác. Họ được phép
nuôi con của một trong hai người với một người khác giới trước đó nhưng không được
quyền nhận nuôi con nuôi và thụ tinh nhân tạo.
Ở Cộng hòa liên bang Đức, nhà nước bãi bỏ luật cho rằng quan hệ tình dục đồng
giới là một tội phạm từ rất sớm. Ngày 11/8/1987, Tòa án tối cao Đông Đức khẳng định:
“Quan hệ đồng tính cũng như quan hệ dị tính, là sự thể hiện một cách ngẫu nhiên của các
hành vi tình dục. Do đó, những người đồng tính luyến ái không thể đứng ngoài xã hội.
Các quyền dân sự của họ được thừa nhận như tất cả các công dân khác”. Năm 1987, Tòa
án Đông Đức quy định độ tuổi quan hệ tình dục của người đồng tính là ngang bằng với
người dị tính (14 tuổi), luật pháp Tây Đức cũng thừa nhận độ tuổi quan hệ tình dục bình
đẳng này vào năm 1989. Các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người đồng tính đều
là phạm pháp và bị xử phạt. Tương tự như ở Pháp, người đồng tính được hưởng hầu hết
các quyền dân sự, được gia nhập quân đội, chuyển đổi giới tính. Năm 2001, pháp luật
Đức cho phép các cặp đôi đồng tính sống chung với nhau dưới hình thức hợp danh
(partnership). Quyền và nghĩa vụ của họ gồm hầu hết các quyền và nghĩa vụ như ở các
cặp vợ chồng kết hôn như thừa kế, hưởng trợ cấp, bảo hiểm sức khỏe, nhập cư, thay đổi
tên họ,… nhưng họ không được giảm các khoản thuế mà các cặp vợ chồng khác được
hưởng, chẳng hạn như thuế về thừa kế, các cặp vợ chồng bình thường chỉ phải trả từ 730% thuế thừa kế trong khi đó những cặp đồng tính phải trả từ 17-50% tiền thuế. Quyền
nhận nuôi con nuôi của họ cũng bị hạn chế hơn.
Bang Massachusetts là bang đầu tiên ở Hoa Kỳ chấp nhận hôn nhân đồng giới tính
năm 2004. Hiện nay, giấy chứng nhận hôn nhân đồng giới đã được cấp tại 8 bang trên
toàn nước Hoa Kỳ. Có những bang hay vùng lãnh thổ mà hôn nhân đồng giới tính chưa
được luật pháp cho tiến hành thì người ta tìm cách “lách luật” theo nghĩa là luật pháp
công nhận các cuộc hôn nhân đồng giới tính đã thực hiện tại các bang hay nơi khác. Hoặc

một hình thức khác là “đi đường vòng”, nghĩa là chấp nhận một số hình thức thay thế hôn
nhân (alternatives), trong đó có hai hình thức là Civil union (Kết hợp dân sự) và
Domestic partnership (Hợp tác gia đình). Đây là hai hình thức thay thế hôn nhân theo
nghĩa là tuy không được công nhận là hôn nhân, nhưng hai người đồng giới tính có quyền
chung sống với nhau và được hưởng một số quyền lợi và nghĩa vụ nào đó trong luật hôn
nhân tùy theo quy định của từng địa phương. Đầu tiên được thành luật tại Hawaii năm
1977, Hợp tác gia đình (Domestic partnership) thay đổi về một số quyền lợi và nghĩa vụ
mà họ phải tuân theo. Luật của Hawaii (1977), cũng như luật của Maine (2004) và
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

15

SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

Nevada (2009) là có hạn chế một số quyền lợi của hôn nhân. Nhưng luật của California
(1999), Oregon (2007) và bang Washington (2009) cho các cặp đồng tính sống chung
theo các hình thức Kết hợp dân sự hay Hợp tác gia đình hưởng tất cả mọi quyền hợp
pháp của hôn nhân, bao gồm các quyền lợi được giảm thuế, các quyền tới thăm ở bệnh
viện, chấp thuận việc hiến nội tạng và thừa kế. Các bang Maine, Connecticut, New Jersey
và vùng District of Columbia đã chấp nhận hình thức Kết hợp dân sự và Hợp tác gia
đình.
Ngoài ra, ở hầu hết các quốc gia khác như Na Uy, Úc, Anh, Mexico… đều ban
hành luật cấm phân biệt đối xử, kì thị với người đồng tính. Các quốc gia này cũng cho
phép các cặp đôi được chung sống với nhau ở các mức độ khác nhau như (i) thừa nhận
hôn nhân đồng tính ở: Canada, Tây Ban Nha, Nam Phi, Thụy Điển và một số tiểu bang
của Hoa Kỳ,…; (ii) cho phép quan hệ đồng giới dưới các hình thức như kết hợp dân sự
(civil union) hoặc hình thức hợp danh (partnership) ở các nước như: Đức, Anh, Phần

Lan…, ở các bang của Hoa Kỳ như: California, Colorado, Hawaii, New Jersey…,
Australian Capital Territory, New South Wales … (Úc), Merida (Venezuela).
1.3.2. Quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người đồng tính theo pháp luật
Việt Nam
1.3.2.1. Giai đoạn trước năm 2013
Bắt đầu với luật hôn nhân và gia đình năm 1959, một văn bản pháp luật có thể
xem là hoàn chỉnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, quy định tại
Điều 5 “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác” và Điều 9 “Cấm kết
hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết
hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với
những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ,
thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán” quy định cho thấy kết hôn giữa
những người cùng giới tính không nằm trong các trường hợp cấm kết hôn. Nhưng quy
định tại Điều 11 “Việc kết hôn phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên
người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Mọi nghi thức
kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật” lại cho thấy hai bên kết hôn phải là
bên nam và bên nữ và Nhà nước không công nhận các hình thức kết hôn khác với quy
định của pháp luật nên dù kết hôn giữa những người cùng giới tính không thuộc trường
hợp cấm kết hôn thì pháp luật vẫn không cho phép họ kết hôn. Tuy nhiên, trong hoàn
cảnh đất nước còn khó khăn, trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế và quan hệ vợ
chồng của nam nữ chủ yếu xác lập theo phong tục, tập quán mà không đăng ký kết hôn
nên tại Thông tư số 112/NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
“Nếu các điều kiện khác đều thỏa mãn nhưng chỉ riêng hôn nhân chưa được đăng ký thì
Tòa án nhân dân coi đó là hôn nhân thực tế”. Như vậy, “hôn nhân thực tế” là một một
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

16

SVTH: Ngô Quốc Huy



Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

quan hệ được Nhà nước thừa nhận để điều chỉnh quan hệ chung sống như vợ chồng của
nam và nữ trong hoàn cảnh lúc bấy giờ còn đối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa
người đồng tính thì không được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh.
Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, các quy định về điều
kiện kết hôn và trường hợp cấm kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 được
quy định chi tiết, hoàn thiện hơn nhưng quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những
người đồng tính vẫn không được pháp luật quan tâm và dự liệu để điều chỉnh đồng thời
kết hôn giữa những người cùng giới tính vẫn không thuộc trường hợp cấm kết hôn. Tuy
nhiên, không phải không thuộc trường hợp cấm kết hôn thì được pháp luật cho phép kết
hôn. Việc kết hôn của những người cùng giới tính vẫn không được pháp luật cho phép và
điều chỉnh. Trong giai đoạn này hôn nhân đồng giới hay chung sống như vợ chồng giữa
những người đồng tính vẫn thuộc một khái niệm ở tương lai. Pháp luật chủ yếu điều
chỉnh quan hệ kết hôn giữa nam và nữ đồng thời “hôn nhân thực tế” vẫn được tiếp tục
thừa nhận để điều chỉnh quan hệ chung sống như vợ chồng của nam và nữ.
Thái độ dứt khoát đối với hôn nhân đồng giới và quan hệ chung sống như vợ
chồng thật sự được thể hiện rõ ở Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Tại khoản 5, Điều
10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định rõ “cấm kết hôn giữa những người
cùng giới tính”. Quy định này cho thấy mối quan hệ giữa những người đồng tính đã được
pháp luật điều chỉnh, cụ thể là “cấm” kết hôn. Hơn nữa, tại điểm e khoản 1 Điều 8 của
Nghị định 87/2001/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình quy định phạt tiền từ 100.000đ đến 500.000đ đối với hành vi kết
hôn giữa những người cùng giới tính. Ngoài ra, đối với quan hệ chung sống như vợ
chồng được quy định cụ thể ở khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
“Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được
pháp luật công nhận là vợ chồng”. Pháp luật không công nhận quan hệ chung sống như
vợ chồng giữa nam và nữ cho nên quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người
đồng tính lại càng không công nhận. Dù rằng có nhiều văn bản dưới luật điều chỉnh quan

hệ chung sống như vợ chồng nhưng những quy định này chỉ mang tính giải quyết các
trường hợp nam và nữ xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế
trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) chứ
không điều chỉnh quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người đồng
tính.
1.3.2.2. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay
Với những quy định hiện hành thì chưa có một điều luật nào điều chỉnh quan hệ
chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người đồng tính đúng như bản chất thật
sự của mối quan hệ này. Có chăng chỉ là sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự đối với các hệ
quả mà mối quan hệ này làm phát sinh mà thôi. Ngày 11/11/2013 Nghị định số
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

17

SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành
án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực đã thay thế Nghị định số
87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Nghị định 110/2013/NĐ-CP đã bỏ quy định
phạt tiền từ 100.000đ đến 500.000đ đối với hành vi kết hôn của những người đồng tính.
Tức là, pháp luật không cho phép người đồng tính kết hôn nhưng cũng không xem hành
vi kết hôn của người đồng tính là vi phạm pháp luật. Đồng thời, Nghị định này có hiệu
lực cũng giúp ngăn chặn việc một số địa phương tùy tiện xử phạt vi phạm hành chính đối
với việc tổ chức đám cưới của những người đồng tính. Từ trước đến nay chưa từng có
một quy định nào cấm người đồng tính tổ chức đám cưới hay chung sống với nhau.

Nhưng nhiều người vẫn đồng nhất hai khái niệm đám cưới với kết hôn cho nên dù khi bị
xử phạt hành chính về việc tổ chức đám cưới họ cứ nghĩ là bị xử phạt về hành vi kết hôn.
Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình năm 2013 đã đưa ra hai phương án về xây
dựng các trường hợp cấm kết hôn. Phương án một bỏ cấm kết hôn giữa những người
cùng giới tính và phương án hai vẫn giữ lại cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Một bước đột phá đầy bất ngờ, tại Điều 17d Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình quy định
“Quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người cùng giới tính được giải
quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 17a, Điều 17b và Điều 17c của Luật này.” Với quy
định này pháp luật đã bình đẳng quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa nam và
nữ với những người đồng tính. Dự thảo đã điều chỉnh tương đối trọn vẹn về quan hệ
chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người đồng tính. Từ hậu quả của việc
chung sống với nhau như vợ chồng, quan hệ về tài sản đến cả quyền và nghĩa vụ của các
bên chung sống với nhau như vợ chồng và con. Ta thấy rằng Dự thảo Luật hôn nhân và
gia đình đã điều chỉnh đúng với bản chất của mối quan hệ chung sống với nhau như vợ
chồng giữa những người đồng tính. Dù cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính vẫn
còn tồn tại ở một trong hai phương của Dự thảo có hai phương án nhưng về cơ bản mối
quan hệ chung sống như vợ chồng của người đồng tính cơ bản được xem xét ở nhiều khía
cạnh và bước đầu chấp nhận mối quan hệ chung sống giữa họ.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tuy kết hôn giữa những người cùng giới tính
không còn là trường hợp cấm nhưng tại khoản 2 Điều 8 lại quy định “Nhà nước không
thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” đồng thời Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 cũng bỏ Điều 17d Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình năm 2013. Những
quy định này của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã cho thấy các quan hệ dù kết
hôn hay chung sống như vợ của những người cùng giới tính sẽ không được điều chỉnh
trong thời gian tới.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

18


SVTH: Ngô Quốc Huy


Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của những người đồng tính chung sống như vợ chồng

Nhìn chung, có những giai đoạn việc kết hôn của những người đồng tính có thể
cấm hoặc không cho phép nhưng pháp luật Việt Nam vẫn chưa có văn bản điều chỉnh
quan hệ chung sống như vợ chồng của những người đồng tính một cách trọn vẹn, đúng
với bản chất của quan hệ này.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang

19

SVTH: Ngô Quốc Huy


×