TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2011-2015
Đề Tài
ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIAM MỘT SỐ BẤT
CẬP VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Mạc Giáng Châu
Bộ môn Tư pháp
Sinh viên thực hiện:
Triệu Nhựt Giang
MSSV: 5115795
Lớp: Luật tư pháp 1 - K37
Cần Thơ, 11/2014
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy, Cô khoa
Luật – Trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng dìu dắt, dạy bảo, giúp cho em những
kiến thức cơ bản nhất về ngành Luật, cũng như những đóng góp quý báu để giúp em
hoàn thành tốt bài Luận văn này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Mạc Giáng Châu, người
đã tận tình dìu dắt em từ những ngày đầu tiếp cận đến đề tài nghiên cứu này. Cám
ơn cô luôn quan tâm, dìu dắt, khích lệ em giúp em có thêm tự tin khi lựa chọn đề tài
này và nghị lực để hoàn thành tốt bài làm. Em cám ơn cô rất nhiều!
Mặc dù người viết đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu đề tài luận
văn này nhưng do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc nên
chắc chắn đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, rất mong được sự
giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô giúp cho luận văn được tốt hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái
được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Triệu Nhựt Giang
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM - QUYỀN
CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIAM ...................................................................................... 5
1.1. Khái quát chung về biện pháp tạm giam ......................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về biện pháp tạm giam ................................................................. 5
1.1.1.1. Khái niệm về biện pháp tạm giam .......................................................... 5
1.1.1.2. Đặc điểm của biện pháp tạm giam ......................................................... 6
1.1.2.Cơ sở lý luận của biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự ......................... 8
1.1.2.1. Mục đích của biện pháp tạm giam ......................................................... 8
1.1.2.2. Yêu cầu và những nguyên tắc của việc tạm giam trong tố tụng hình sự
........................................................................................................................... 10
1.2. Khái quát chung quyền của người bị tạm giam ............................................ 12
1.2.1. Khái niệm người bị tạm giam và đặc điểm pháp lý của người bị tạm giam 12
1.2.1.1. Khái niệm người bị tạm giam ............................................................... 12
1.2.1.2. Đặc điểm pháp lý của người bị tạm giam ............................................ 13
1.2.2. Khái niệm quyền của người bị tạm giam và đặc điểm pháp lý của quyền của
người bị tạm giam .................................................................................................. 15
1.2.2.1. Khái niệm quyền của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự ........... 15
1.2.2.2. Đặc điểm pháp lý của quyền của người bị tạm giam ........................... 17
1.2.3. Cơ sở lý luận về quyền của người bị tạm giam ........................................... 18
1.2.3.1. Bảo đảm quyền của người bị tạm giam là yêu cầu thiết yếu của luật tố
tụng hình sự ....................................................................................................... 18
1.2.3.2. Bảo đảm quyền của người bị tạm giam xuất phát từ những nguyên tắc
cơ bản của luật tố tụng hình sự ......................................................................... 19
1.2.3.3. Ý nghĩa và mục đích của việc bảo đảm quyền của người bị tạm giam
trong tố tụng hình sự ......................................................................................... 22
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI
BỊ TẠM GIAM VÀ CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIAM .................................................................................... 24
2.1. Quyền của người bị tạm giam ......................................................................... 24
2.1.1. Quyền khiếu nại và tố cáo của người bị tạm giam ...................................... 24
2.1.2. Quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của
người bị tạm giam .................................................................................................. 25
2.1.3. Quyền được bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện tín
và điện thoại của người bị tạm giam ..................................................................... 28
2.1.4. Quyền được bào chữa của người bị tạm giam ............................................. 33
2.1.5. Quyền được suy đoán vô tội của người bị tạm giam................................... 36
2.1.6. Quyền được thông báo cho gia đình và chính quyền địa phương, quyền
thăm thân và được trả tự do đúng thời hạn ............................................................ 39
2.1.6.1. Quyền được thông báo cho gia đình và chính quyền địa phương........ 39
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
2.1.6.2. Quyền thăm thân của người bị tạm giam ............................................. 41
2.1.6.3. Quyền được trả tự do đúng thời hạn .................................................... 42
2.1.7. Quyền được phục hồi danh dự, quyền lợi, và bồi thường thiệt hại khi bị tạm
giam oan ................................................................................................................ 43
2.2. Cơ chế bảo đảm quyền của người bị tạm giam ............................................. 45
2.2.1. Chủ thể có trách nhiệm đảm bảo quyền của người bị tạm giam ................. 45
2.2.1.1. Trách nhệm bảo đảm quyền của người bị tạm giam của Cơ quan điều
tra....................................................................................................................... 45
2.2.1.2. Trách nhiệm bảo đảm quyền của người bị tạm giam của Viện kiểm sát
........................................................................................................................... 46
2.2.1.3.Trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
của Tòa án ......................................................................................................... 49
2.2.2. Khiếu nại tố cáo và việc giải quyết khiếu nại tố cáo ................................... 50
2.2.2.1. Bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo của người bị tạm giam ..................... 50
2.2.2.2. Giải quyết khiếu nại tố cáo của người bị tạm giam ............................. 52
2.2.2.3. Trách nhiệm của người tiến hành tố tụng khi vi phạm quyền của người
bị tạm giam ........................................................................................................ 54
CHƯƠNG 3. NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT - THỰC TIỄN VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI QUYẾT .................................................................................................. 56
3.1. Những bất cập của pháp luật và đề xuất giải quyết ...................................... 56
3.1.1. Bất cập về quyền được trả tự do đúng thời hạn của người bị tạm giam ..... 56
3.1.2. Bất cập về quyền được bào chữa của người bị tạm giam ............................ 57
3.1.3. Bất cập của pháp luật về quyền được thông báo về gia đình ...................... 59
3.1.4. Bất cập về quyền được thăm thân của người bị tạm giam .......................... 61
3.1.5. Bất cập về quyền suy đoán vô tội của người bị tạm giam ........................... 63
3.1.6. Bất cập về phân loại người bị tạm giam ...................................................... 65
3.2. Những bất cập về thực tiễn và đề xuất giải quyết ......................................... 67
3.2.2 Bất cập về thực tiễn về quyền được bất khả xâm phạm về thân thể của người
bị tạm giam ............................................................................................................ 67
3.2.2. Bất cập về quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
và tài sản của người bị tạm giam ........................................................................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân
và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân nên quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân luân được pháp luật trong đó có pháp luật tố tụng hình sự tôn trọng và quy định rõ
ràng để bảo vệ quyền của mọi công dân một cách công bằng. Để bảo vệ quyền lợi của
công dân, trong luật tố tụng hình sự cũng quy định rõ ràng các biện pháp cần thiết để
hạn chế các quyền và lợi ích của công dân, cũng như quyền và lợi ích của họ khi bị áp
dụng các biện pháp hạn chế đó nhằm tạo điều kiện thúc đẩy việc thực hiện tốt các
quyền và nghĩa vụ do nhà nước và cộng đồng giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Luật tố tụng hình sự quy định rõ một số biện pháp ngăn chặn để phục vụ cho
việc điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm tính công minh đúng người, đúng tội, đúng quy
định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Việc sử dụng
các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là hết sức cần thiết, trong những biện
pháp ngăn chặn đó có biện pháp “tạm giam” là một trong những biện pháp quan trọng
và hữu hiệu. Thế nhưng đây cũng là một biện pháp ngăn chặn rất nhạy cảm nếu áp
dụng không đúng hay bừa bãi sẽ dẫn đến vi phạm quyền của công dân một cách
nghiêm trọng. Nếu cơ quan tiến hành tố tụng nắm rõ các quyền và lợi ích của người bị
tạm giam thì biện pháp ngăn chặn này sẽ trở nên hữu hiệu trong công cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm. Còn nếu công dân nói chung, người bị tạm giam nói riêng nắm
rõ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam thì đây sẽ là công cụ hữu hiệu để
họ bảo vệ quyền và lợi ích của mình góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tố
tụng nói chung tính dân chủ của nhà nước ta nói riêng.
Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, yêu
cầu khách quan cần phải dặt ra là phải cải cách bộ máy nhà nước, điều chỉnh phạm vi,
nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp. Do đó, từ khi công cuộc đổi mới bắt
đầu thì vấn đề cải cách tư pháp cũng được đặt ra. Theo tinh thần của nghị quyết 49NQ/TW ngày 02/06/2005 là phải: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự
phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn
thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang
1
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”.1 Để bảo đảm phương hướng nêu trên
trong biện pháp ngăn chặn tạm giam phải tôn trọng các quyền con người, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân. Nhiệm vụ trong biện pháp ngăn chặn tạm giam theo tinh
thần cải cách là phải: “Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp
tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết
định việc áp dụng các biện pháp tạm giam”.2 Từ những phương hướng và nhiệm vụ của
tạm giam nói trên thì quyền và lợi ích của công dân phải được đảm bảo trong khi áp
dụng biện pháp ngăn chặn này. Thế nhưng trong thời gian vừa qua có nhiều vụ việc
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam cũng như xâm phạm đến
hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra sự bức xúc trong xã hội ví dụ
như: Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn tại tỉnh Bắc Giang bị bức cung, nhục hình dẫn
đến oan sai 10 năm, vụ án của Ngô Thanh Kiều tại tỉnh Phú yên bị 5 cán bộ Công an
đánh chết trong trại tạm giam… Đã làm dấy lên lo ngại về quyền và lợi ích hợp pháp
của người bị tạm giam không được đảm bảo. Vì thế theo người viết thì đề tài “Bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam – một số bất cập và đề
xuất” hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy người viết chọn đề tài này để
làm luận văn tốt nghiệp.
2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam –
một số bất cập và đề xuất”, người viết tập chung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
pháp lý có liên quan đến quyền của người bị tạm giam trong các giai đoạn điều tra, truy
tố, xét xử sơ thẩm và sau khi tuyên án bản án sơ thẩm. cụ thể là những vấn đề lý luận
chung về quyền của người bị tạm giam. Qua đó người viết làm rõ khi bị tạm giam
người bị tạm giam họ có những quyền gì? Ý nghĩa của quyền đó đối với vụ án hình sự
là như thế nào? Quyền của họ được đảm bảo ra sao? Bên cạnh đó là những quy định
của pháp luật hiện hành về quyền của người bị tạm giam.
Xem: Mục II, Tiểu mục 1 Nghị quyết 49 ngày 02-06-2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020
1
Xem: Mục II, Tiểu mục 2 Nghị quyết 49 ngày 02-06-2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020
2
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang
2
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm
giam – một số bất cập và đề xuất” sẽ giúp người đọc nhìn nhận rõ ràng hơn về mặt lý
luận cũng như về mặt pháp lý những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người bị tạm giam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Việc bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam thể hiện tính nhân văn và tôn trọng quyền con
người, quyền công dân của nhà nước ta, là cơ sở là thước đo của nền dân chủ của các
quốc gia và cũng góp phần rất quan trọng trọng việc chống oan sai không làm oan
người vô tội đảm bảo tính đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng. Cho nên, việc
nghiên cứu để nhìn nhận đúng đắn về quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
có ý nghĩa rất quan trọng. Bên canh đó khi nghiên cứu đề tài này người viết cũng muốn
đưa ra những vướng mắc hiện nay về mặt lý luận, pháp lý và cả về thực tiễn những vấn
đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam. Từ đó đưa ra cái
nhìn khách quan về những vấn đề đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp
cụ thể nhằm hoàn thiện về mặt nhân thức, pháp lý và giải quyết thực tiễn, góp phần để
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam được hoàn thiện và bảo đảm thực
hiện trên thực tế một cách triệt để, để bảo vệ quyền lợi của công dân nói chung, người
bị tạm giam nói riêng đồng thời góp phần nâng cao chất lượng tố tụng của các cơ quan
tiến hành tố tụng hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, trước hết người viết đã sử dụng phương pháp nghiên cứu,
phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề có liên quan đến đề tài để
tổng hợp và so sánh. Sau đó, sưu tầm, phân tích, tổng hợp các bài nghiên cứu trên sách,
báo, tạp chí chuyên ngành của các nhà nghiên cứu, các luật gia trên các trang thông tin
điện tử. Bên canh đó, người viết còn tìm hiểu quan điểm và thực tiễn về tình hình
quyền của người tạm giam trên báo, đài.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu
gồm ba chương :
Chương 1: Khái chung về biện pháp tạm giam – quyền của người bị tạm giam.
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang
3
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
Chương 2: Những quy định của pháp luật về quyền của người bị tạm giam và cơ
chế bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam.
Chương 3: Những bất cập của pháp luật, thực tiễn và đề xuất giải quyết.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, việc tìm tài liệu còn hạn chế, đây cũng là lần
đầu tiên người viết nghiên cứu một đề tài luận văn tốt nghiệp mang tính khoa học. Do
đó, cũng không tránh khỏi những thiếu sót về việc phân tích, tổng hợp các quy định
của pháp luật cũng như những bất cập còn tồn tại trên thực tiễn về đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến đánh giá, phê bình của các Thầy, Cô để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang
4
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
BIỆN PHÁP TẠM GIAM – QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIAM
1.1. Khái quát chung về biện pháp tạm giam
1.1.1. Khái niệm về biện pháp tạm giam
1.1.1.1. Khái niệm về biện pháp tạm giam
Về cơ bản, có thể hiểu tạm giam là biện pháp hạn chế sự tự do của một ai đó
trong một khoản thời gian.
“Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự mà theo đó Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án trong những trường hợp nhất định có thể tước tự
do của đối với bị can, bị cáo nhằm ngăn chặn tội phạm hoặc bảo đảm việc điều tra, truy
tố, xét xử”.3 Quan điểm này không thuyết phục bởi những lý do sau đây: Thứ nhất,
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dung trong thời hạn tương đối dài, thậm chí
còn có những trường hợp còn dài hơn cả mức tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn; nó
không chỉ tạm thời hạn chế quyền tự do thân thể, mà còn tạm thời hạn chế quyền tự do
đi lại và quyền tự do cá nhân khác, nhưng không có mục đích trừng phạt, giáo dục, cải
tạo người bị áp dụng, mà chỉ nhằm giải quyết vụ án một cách công minh, khách quan
và đúng pháp luật. Biện pháp tạm giam không phải là hình phạt, vì vậy không thể tước
tự do của đối với bị can, bị cáo là những người chưa có bản án kết tội của Tòa án có
hiệu lực pháp luật. Vì vậy, Điều 89 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “ chế độ tạm
giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù”. Thứ hai,
mức độ hạn chế tự do cá nhân đối với người bị tạm giam là nghiêm khắc nhất so với
biện pháp ngăn chặn khác. Điều 13 Quy chế tạm giữ tạm giam được ban hành kèm
theo nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07-11-1998 được sửa đổi bổ sung theo nghị
định 98/2002/NĐ-CP ngày 27-11-2002 của Chính phủ quy định: “ Trại tạm giam được
thiết kế, xây dựng kiên cố, đủ ánh sáng, bảo đảm vệ sinh môi trường và sứ khỏe cho
người bị tạm giam, tạm giữ, an toàn phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí
hậu của từng địa phương và yêu cầu an toàn của công tác quản lý giam, giữ”. Tuy
nhiên, dù trại tạm giam được xây dựng kiên cố, nhưng nó vẫn là trại “tạm giam”, khác
Xem: Nguyễn Mai Bộ: Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1997, tr.85
3
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang
5
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
hẳn với trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù có thời hạn và tù
chung thân.
Theo quy chế tạm giữ tạm giam được ban hành kèm theo nghị định số
89/1998/NĐ-CP ngày 07-11-1998 được sửa đổi bổ sung theo nghị định 98/2002/NĐCP ngày 27-11-2002 của Chính phủ đã đưa ra khái niệm về tạm giam như sau: “Tạm
giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự do
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng nhằm buộc những người có lệnh
tạm giữ hoặc lệnh tạm giam cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định để ngăn
chặn hành vi phạm tội, hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc bảo
đảm thi hành án phạt tù hoặc án tử hình”.
Về lý luận thì có nhiều khái niệm về tạm giam tuy nhiên khái niệm về tạm giam
quy định tại điều 88 của Bộ luật tố tụng hình sự thì được nhiều người đồng tình và ghi
nhận: Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối
với bị can, bị cáo phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất
nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định
hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng nếu để họ tự do họ sẽ gây khó khăn
cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hoặc sẽ tiếp tục phạm tội. Tạm giam còn được
áp dụng khi cần bảo đảm việc thi hành án.
Tóm lại: tạm giam là biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế quyền tự do về thân
thể của một người nào đó bị tình nghi là đã thực hiện hành vi phạm tội mà tội phạm đó
theo quy định của bộ luật hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
hoặc tội phạm nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà mức hình phạt cao nhất của khung
hình phạt từ hai năm tù trở lên và có căn cứ cho rằng nếu để họ tại ngoại thì sẽ gây khó
khăn, cản trở cho việc điều tra, truy tố và xét xử và đối với họ đã có quyết định khởi tố
của cơ quan tiến hành tố tụng.
1.1.1.2. Đặc điểm của biện pháp tạm giam
Khác với biện pháp ngăn chặn thông thường tạm giam mang những đặc điểm
riêng:
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn chứ không phải là hình phạt tù.
Tạm giam là việc thể hiện sự bắt buộc của nhà nước đối với bị cán bị cáo, sự bắt
buộc đó thể hiện ở chỗ biện pháp tạm giam được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh
cưỡng chế của Nhà nước, do các cơ quan có chức năng thẩm quyền thực hiện.Thực tế
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang
6
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
việc tạm giam làm hạn chế một số quyền công dân của người bị tạm giam, nhưng
không phải bị pháp luật tước bỏ hết các quyền công dân của họ mà chỉ bị hạn chế một
số quyền công dân theo luật định trong một khoản thời gian nhất định do các cơ quan
và người có thẩm quyền tiến hành.
Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, mục đích là để ngăn chặn kịp thời
hành vi phạm tội, phục vụ cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao.
Là một biện pháp ngăn chặn mang tính nghiêm khắc nhất, nhưng tạm giam không phải
là hình phạt tù vì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do
Tòa án áp dụng đối với người phạm tội không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm
tội mà còn nhằm cải tạo họ trở thành con người tốt và có ích cho xã hội, có ý thức tuân
thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội
với hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, góp phần đấu tranh
và phòng ngừa tội phạm.
Theo quy định tại Điều 89 của Bộ luật tố tụng hình sự thì chế độ tạm giữ, tạm
giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn đặc thù hạn chế quyền tự do của bị can, bị cáo
trong khoản thời gian khá dài.
“Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, để hoàn thành một quy trình từ khi
điều tra, truy tố đến lúc xét xử sơ thẩm thì bị can, bị cáo có thể bị tạm giam tối đa từ
363 ngày đến 1.008 ngày tùy mức độ phạm tội. Thế nhưng, chừng đó vẫn chưa xong.
Trong các vụ án còn lấn cấn về chứng cứ, nếu bị cáo kháng cáo và may mắn được cấp
phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại thì quy trình nói trên lại trở về điểm
xuất phát ban đầu”.4 Có thể thấy, chưa có biện pháp ngăn chặn nào mà quy định giam
giữ đối với bị can, bị cáo trong thời gian dài như vậy, rất nhiều trường hợp trong thực
tế sau khi xét xử, tuyên án thì bị cáo được trả tự do ngay tại tòa vì thời hạn tạm giam đã
bù qua cho thời hạn thi hành án tù.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn duy nhất có thể thay thế bởi các biện pháp
ngăn chặn khác. Khác với các biện pháp ngăn chặn khác, tạm giam có thể thay thế
bằng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Nguyễn Tiến Tài: Để tránh việc tạm giam vô thời hạn, />4
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang
7
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
“Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn được quy trong bộ luật tố tụng hình sự cụ thể
là Điều 92 do người có thẩm quyền áp dụng để thay thế biện pháp ngăn chặn tam giam
đối với bị can, bị cáo. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn tạm giam,
được áp dụng trong trường hợp không cần thiết phải tạm giam, nhưng cần phải ngăn
ngừa bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy
triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án”.5
“Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn được quy
định trong Bộ luật tố tụng hình sự cụ thể là Điều 93 do người có thẩm quyền áp dụng
thay thế biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để
bảo đảm là biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn tạm giam, nhưng cần phải ngăn
ngừa bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy
triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án”.6
1.1.2.Cơ sở lý luận của biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự
1.1.2.1. Mục đích của biện pháp tạm giam
Tạm giam tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra và xử lý tội phạm.
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn dân theo tinh
thần nghị quyết 09 của chính phủ, việc ngăn chặn tội phạm nhanh chóng làm rõ tội
phạm và người phạm tội để kịp thời đưa ra xét xử và xử lý là một nhiệm vụ quan trọng
và khó khăn đối với cơ quan điều tra và các cơ quan thẩm quyền chức năng. Để đem lại
hiệu quả cao đối với công tác điều tra và xử lý, các cơ quan chức năng phải xử dụng các
biện pháp mà pháp luật cho phép cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự. Trong đó biện
pháp tạm giam là biện pháp quan trọng và cần thiết. Việc xây dựng biện pháp tạm giam
trong Bộ luật tố tụng hình sự là cần thiết nếu không có quy định về tạm giam thì nhiều
vụ án không thể tiến hành điều tra đạt hiệu quả cao và nhanh được. Vì bị cáo có thể trốn
hoặc có thể thông cung, gây khó khăn cho quá trình điều tra dẫn đến việc xét xử không
công bằng và nghiêm minh.
Tạm giam với mục đích kịp thời ngăn chặn tội phạm xảy ra nhằm hạn chế và
tránh những thiệt hại mà các loại tội phạm có khả năng gây ra cho các đối tượng và các
mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
5
Xem: PGS.TS. Võ Khánh Vinh: Bình luận Khoa học Bộ luật tố tụng hình sự. Nxb. Công An Nhân Dân , 2006,
tr 212
6
Xem: PGS.TS. Võ Khánh Vinh: Bình luận Khoa học Bộ luật tố tụng hình sự. Nxb. Công An Nhân Dân , 2006,
tr 214
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang
8
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
Biện pháp tạm giam còn giúp cho các hoạt động tố tụng khác như khám xét, hỏi
cung bị can… được tiến hành một cách thuận lợi tránh được sự cản trở của bị can, bị
cáo.
Như vậy: tạm giam có ý nghĩa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra, truy
tố, xét xử.
Tạm giam còn góp phần vào việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
và một số quyền cơ bản khác của công dân được ghi nhận trong hiến pháp.
Điều 20 của hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm
về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra
tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân
thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định
của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ
trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”.
Ngoài ra hiến pháp năm 2013 còn ghi nhận các quyền cơ bản khác của công dân
như quyền đi lại tự do cứ trú… Điều 23 Hiến pháp, “Công dân có quyền tự do đi lại và
cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện
các quyền này do pháp luật quy định”. Theo khoản 2 và 3 Điều 22 Hiến pháp 2013 quy
định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở
của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định ”.
Với quy định của hiến pháp nói chung và quy định về tạm giam của Bộ luật tố tụng
hình sự nói riêng đã bảo đảm về mặt pháp lý cho các quyền cơ bản của công dân nói
trên.
Qua thực tiễn cho thấy, các quy định về tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự
đã phát huy tác dụng, góp phần đảm bảo việc tuân thủ thực hiện các chế định trong
hiến pháp, đảm bảo thực hiện các nguyên tắc dân chủ và cũng thể hiện rõ mục đích bảo
đảm quyền cơ bản của công dân. Mọi hành vi vi phạm các quy định về tạm giam điều
là vi phạm việc thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Do vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng: Nếu không có quy định của pháp luật
về tạm giam thì quyền dân chủ của công dân khó có thể đảm bảo thực hiện một cách
triệt để. Việc thực hiện đúng thẩm quyền, quyền hạn, thủ tục tạm giữ, tạm giam đúng
người, đúng tội đúng thời hạn sẽ làm hạn chế và tránh được sự vi phạm đến quyền
công dân và vi phạm dân chủ xã hội chủ nghĩa.
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang
9
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
Việc quy đinh về tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự thể hiện tính ưu việt
của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy mọi
hoạt động của Nhà nước điều nhằm mục đích là phục vụ quyền lợi của nhân dân. Với
bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước dân chủ, trong đó các quyền tự do
của công dân được tôn trọng, pháp luật bảo vệ và tôn trọng các quyền hợp pháp của
công dân. Do đó khi áp dụng biện pháp tạm giam, Cơ quan và những người có thẩm
quyền phải triệt để tuân thủ những quy định của pháp luật. Những quy định tại khoản 2
Điều 88 đã thể hiện tính nhân đạo của nhà nước ta đó là: “Đối với bị can, bị cáo là phụ
nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị
bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn
khác”
1.1.2.2. Yêu cầu và những nguyên tắc của việc tạm giam trong tố tụng
hình sự
Khi một đối tượng bị áp dụng một biện pháp cưỡng chế do pháp luật tố tụng
hình sự quy định là cá nhân đó bị tước bỏ hay bị hạn chế quyền và lợi ích của đối
tượng đó. Vì vậy khi các cơ quan tiến hành tố tụng hay người tiến hành tố tụng được
quyền áp dụng biện pháp tạm giam, cần phải nghiên cứu cụ thể các điều khoản, tình
tiết để áp dụng, hay nói cách khác việc áp dụng biện pháp tạm giam phải tuân thủ theo
quy định của pháp luật. Tránh gây thiệt hại không cần thiết đối với lợi ích con người và
đối tượng áp dụng.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn quan trọng trong tố tụng hình sự nhưng đây
cũng là hoạt động phức tạp và quan trọng từ đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
án phải thực hiện tốt yêu cầu khi thực hiện quyết định tạm giam.
Yêu cầu về pháp luật: Người bị áp dụng biện pháp tạm giam bị tước đi quyền tự
do hiến pháp quy định. Do vậy để đảm bảo những quyền và lợi ích hợp pháp trên của
công dân yêu cầu pháp luật của biện pháp tạm giam được thể hiện ở chỗ người ký lệnh
tạm giam phải là người có thẩm quyền theo đúng luật định. Khi xem xét tạm giam phải
đảm bảo tài liệu chứng cứ cần thiết và đủ yếu tố chứng minh là đối tượng bị áp dụng
Đặc biệt khi áp dụng biện pháp tạm giam phải tuân thủ đúng các quy định của pháp
luật về quyền hạn và thủ tục mà pháp luật quy định, nghiêm cấm hành vi tạm giam trái
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang 10
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
pháp luật làm phương hại đến danh dự và nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người
bị tạm giam.
Thực tiễn cho thấy việc tạm giam được tiến hành đúng theo quy định của pháp
luật sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ tố tụng hình sự. Đồng
thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó uy tín của cơ quan tiến
hành tố tụng ngày càng được nâng cao, nền dân chủ được thực thi trong đời sống chính
trị và đời sống xã hội.
Yêu cầu về chính trị: Ngoài việc bảo đảm yêu cầu về pháp luật thì tạm giam còn
phải đảm bảo yêu cầu tốt về chính trị .
Tạm giam nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của đảng và nhà nước trong
phạm vi cả nước và yêu cầu chính trị của từng địa phương trong từng thời kỳ, giai đoạn
của cách mạng. Tạm giam phải được cân nhắc và xem xét kỹ những vấn đề có liên
quan đến chính sách của Đảng và Nhà nước như: Chính sách dân tộc,chính sách tôn
giáo, chính sách đối ngoại, chính sách ngoại giao và một số chính sách khác dùng để
trấn áp tội phạm. Do vậy có những trường hợp tuy đã đủ yếu tố căn cứ tạm giam theo
luật định nhưng cơ quan có thẩm quyền cần phải cân nhắc tính toán hậu quả khi ra lệnh
tạm giam. Muốn thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ về chính trị, cán bộ nhà nước hoạt
động trong các cơ quan tư pháp cần phải nắm vững nhiệm vụ chính trị của Đảng và
Nhà nước cùng các chính sách khác có liên quan, nắm bắt kịp thời tình hình chính trị ở
địa phương để vận dụng cho phù hợp với từng thời kỳ. Muốn đạt được hiệu quả yêu
cầu về chính trị cần chống khuynh hướng chỉ chú trọng tạm giam mà coi nhẹ lợi ích
chính trị, coi nhẹ việc chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên cần
phải phòng chống tư tưởng nể nang, rụt rè, không dám ra lệnh tạm giam đối với những
đối tượng phạm tội khi đã có yếu tố cấu thành tội phạm.
Nguyên tắc tạm giam trong tố tụng hình sự phải được tiến hành đúng quy định
của pháp luật, đảm bảo việc thực hiện chính sách của đảng và nhà nước đã đề ra. Đồng
thời thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật đối với tội phạm và thể hiện được tính tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân, đáp ứng được yêu cầu về pháp
luật và yêu cầu về chính trị.
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang 11
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
1.2. Khái quát chung quyền của người bị tạm giam
1.2.1. Khái niệm người bị tạm giam và đặc điểm pháp lý của người bị tạm giam
1.2.1.1. Khái niệm người bị tạm giam
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07-11-1998 được sửa đổi
bổ sung theo Nghị định 98/2002/NĐ-CP ngày 27-11-2002 của chính phủ Người bị tạm
giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử hình bị bắt để tạm giam và đối với họ
đã có lệnh tạm giam.
Theo quy định của khoản 1 Điều 88 “tạm giam là biện pháp ngăn chặn có thể
được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà bộ luật hình
sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn
hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội”
Theo quy định trên thì người bị tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo nhưng
không nhất thiết là bị can, bị cáo nào cũng bị tạm giam mà bị can, bị cáo phải thỏa mãn
một trong hai điều kiện quy định tại điểm a và b khoản 1 điều 88.
Theo điểm a khỏan 1 Điều 88 thì bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
hoặc phạm tội rất nghiêm trọng. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy
hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy
là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù.
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 88 thì bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít
nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho
rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp
tục phạm tội. Để tạm giam bị can, bị cáo trong trường hợp này cần có hai điều kiện.
Một là bị can, bị cáo phạm tội mà bộ luật hình sự quy định hình phạt từ trên hai năm tù.
Tức không áp dụng tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm các tội mà bộ luật hình sự
quy định hình phạt tù từ hai năm trở xuống. hai là có căn cứ cho rằng người đó có thể
bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thường
căn cứ vào yêu cầu điều tra, xét xử và sự cần thiết của việc ngăn chặn tội phạm, thái độ
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang 12
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
của bị can, bị cáo khi được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn tạm
giam.
Theo quy định tại khoản 1,2 và khoản 4 của Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự
thì người bị tạm giam còn có thể là những người sau đây: “Đối với bị cáo đang bị tạm
giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội
đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp
được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này. Trong trường hợp bị
cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình
phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm
giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Đối
với bị cáo bị phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm
giam bị cáo để bảo đảm thi hành án”.
Ngoài ra luật còn cụ thể hóa những trường hợp không áp dụng biện pháp ngăn
chặn tạm giam theo khoản 2 điều 88 của Bộ luật tố tụng hình sự: “Đối với bị can, bị
cáo là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới ba mươi sáu thang tuổi, là người già yếu,
người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp
ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
Bị can, bị cáo bị bắt theo lệnh truy nã;
Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc
cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu
không tạm giam họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”.
Việc quy định không áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong một số
trường hợp như trên thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại: Người bị tạm giam là người bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện
pháp ngăn chặn tạm giam để hạn chế quyền tự do về thân thể và một số quyền công dân
nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ điều tra và xử lý tội phạm một cách khách quan,
đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Đặc điểm pháp lý của người bị tạm giam
Người bị tạm giam là người bị tình nghi về việc đã thực hiện tội phạm và họ
chưa phải là người đang chấp hành hình phạt của bản án hoặc quyết định của Tòa
án.Cho dù họ có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ vẫn là con người
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang 13
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
là một công dân, cho nên quyền con người và quyền cơ bản của công dân của họ phải
được tôn trọng.
Người bị tình nghi là khái niệm đang tranh luận trong khoa học luật tố tụng hình
sự.
Nhìn chung có nhiều người đồng tình với quan điểm cho rằng “người bị tình
nghi bao gồm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”7 họ là người đang bị cơ quan tiến hành
tố tụng nghi ngờ là đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở đây chỉ ngừng lại ở
mức độ là nghi ngờ chứ chưa có khẳng định nào về việc họ có thực hiện hành vi nguy
hiểm đó hay không. Lúc này họ bị cơ quan tiến hành tố tụng hạn chế một số quyền cơ
bản của công dân và mục đích của việc hạn chế này cũng chỉ nhằm chứng minh làm
sáng tỏ họ có thực hiện hành vi nguy hiểm nói trên hay không khác với mục đích của
việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn là nhằm mục đích trừng phạt giáo dục và cải tạo
họ. Cho dù là một người đang chấp hành hình phạt tù đi chăng nữa thì quyền con người
và quyền công dân của họ cũng phải được tôn trọng.
Người bị tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo.
Do tính nghiêm khắc của biện pháp ngăn chặn tạm giam nên khi áp dụng biện
pháp ngăn chặn này rất dễ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp
dụng nên biện pháp ngăn chặn tạm giam chỉ có thể được áp dụng đối với người đã bị
khởi tố bị can.
Căn cứ theo quy định của khoản 1 Điều 49 BLTTHS thì bị can là: “Bị can là
người đã bị khởi tố về hình sự”. Có nghĩa là một người đã bị cơ quan tiến hành tố tụng
ra quyết định khởi tố thì họ trở thành bị can lúc này bị can bị ràng buộc về mặt pháp lý
với vụ án và với cơ quan tiến hành tố tụng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 “bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra
xét xử”. “Từ khi có quyết định của Tòa án đưa bị can ra xét xử thì người đó được gọi là
bị cáo. Nếu chưa có quyết định của Tòa án đưa ra xét xử thì bị can vẫn chưa được gọi là
bị cáo, mặc dù hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng quyết định truy tố người đó đã được gửi
lên Tòa án”.8
7
Phạm Hồng Hải: Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, NXB Công an nhân dân, 2004.
8
Xem: PGS.TS. Võ Khánh Vinh: Bình luận Khoa học Bộ luật tố tụng hình sự. Nxb. Công An Nhân Dân , 2006,
tr 112
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang 14
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
Người bị tạm giam là người bị tình nghi là đã thực hiện tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà mức
cao nhất đối với khung hình phạt từ hai năm tù trở lên.
1.2.2. Khái niệm quyền của người bị tạm giam và đặc điểm pháp lý của quyền
của người bị tạm giam
1.2.2.1. Khái niệm quyền của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự
Theo Từ Điển Tiếng Việt năm 1992 thì quyền là điều mà pháp luật, xã hội cho
phép được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
Theo đó thì quyền của người bị tạm giam là những gì mà pháp luật, xã hội cho phép
người bị tạm giam được hưởng, được làm, được đòi hỏi, là khả năng thực hiện ý chí
được pháp luật được pháp luật cho phép.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đối tượng bị tạm giam là bị can,
bị cáo người đã bị kết án phạt tù hoặc tử hình.
Khi bị tạm giam, bị can, bị cáo có đầy đủ quyền của bị can, bị cáo được quy
định tại Điều 49, 50 của Bộ luật tố tụng hình sự và khi họ là người bị kết án đang chờ
thi hành hình phạt tù họ có các điều quy định tại điều 260 của Bộ luật tố tụng hình sự .
Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự thì bị can có các quyền sau:
“Được biết mình bị khởi tố về tội gì; Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình bày
lời khai; Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng,
người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; Tự bào chữa hoặc
nhờ người khác bào chữa; Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi
hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình
chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố;
các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Khiếu nại quyết định, hành
vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”.
Theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật tố tụng hình sự bị cáo có các quyền sau
đây: “Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc
hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa
án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Tham gia phiên toà;
Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người
giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu
cầu; Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; Trình bày ý kiến, tranh luận tại
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang 15
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
phiên tòa; Nói lời sau cùng trước khi nghị án; Kháng cáo bản án, quyết định của Toà
án; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 “trong trường hợp người bị kết án đang bị
tạm giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ quan công an phải
cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi hành án. Ban giám thị trại
tạm giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành
hình phạt”.
Ngoài ra thì người bị tạm giam còn có một số quyền cơ bản của con người, công
dân do tạm giam là biện pháp ngăn chặn hạn chế một số quyền cơ bản của công dân
chứ không tước bỏ hoàn toàn các quyền cơ bản của họ nên người bị tạm giam vẫn còn
những quyền cơ bản không thể nào bị tước bỏ và phải luôn được cơ quan tiến hành tố
tụng tôn trọng như: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự, tài sản…
Quyền của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự được thể hiện cụ thể trong
các quyền và nghĩa vụ của họ trong tố tụng hình sự được pháp luật tố tụng ghi nhận và
bảo đảm thực hiện.
Người bị tạm giam có các quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị can, bị cáo. Đó là
quyền đưa chứng cứ và yêu cầu, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, đề nghị
thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định người phiên dịch, khiếu nại các
quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, kháng cáo bản án hoặc quyết
định của Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác quy định ở điều 49 và 50 Bộ luật tố
tụng hình sự. Người bị tạm giam có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của các
quy định về chế độ tạm giam. Các biện pháp ngăn chặn nhằm mục đích bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân nhưng khi áp dung chúng cũng rất dễ tạo ra những
ảnh hưởng tiêu cực đế quyền tự do của công dân. Bởi vì, một số hoạt động tố tụng có
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được
thông tin… của người bị bắt. Nắm vững nội dung, thẩm quyền, thủ tục tạm giam sẽ bảo
đảm cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng đúng pháp luật
tránh vi phạm về bảo vệ quyền con người, quyền công dân khi thi hành công vụ.
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang 16
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
1.2.2.2. Đặc điểm pháp lý của quyền của người bị tạm giam
Quyền của người bị tạm giam bao gồm quyền cơ bản của công dân và quyền
của bị can, bị cáo
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong những biện pháp
ngăn chặn cho nên tạm giam chỉ có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo để bảo đảm
quyền của người bị tạm giam thì người bị tạm giam phải có đầy đủ các quyền của bị
can, bị cáo và đây cũng là công cụ hợp pháp để bảo vệ họ. Ngoài ra cho dù người bị
tạm giam có bị hạn chế quyền của họ như thế nào đi chăng nữa thì những quyền cơ bản
của con người, công dân của họ cũng phải được tôn trọng và thực tiễn cho thấy việc
tôn trọng và tạo điều kiện để người bị tạm giam thực hiện quyền của họ giúp cho cơ
quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ vụ án và xử lý tội phạm. Trên thực tế các vụ án oan
sai xảy ra điều bắt nguồn từ không tôn trọng quyền cơ bản của họ.
Quyền của người bị tạm giam bị hạn chế bởi quan hệ tố tụng hình sự và việc áp
dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.
Dù tạm giam chỉ là biện pháp ngăn chặn nhưng cũng hạn chế đi quyền tự do đi
lại của bị can, bị cáo. Các quyền nhân thân khác của bị can trong khi bị tạm giam cũng
không được đảm bảo. Một người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam thì họ sẽ
không thể nào làm được những việc mà một người bình thường có thể làm như đi xem
phim, mua sắm…
Quyền của người bị tạm giam chỉ có thể bảo đảm bởi quy định của pháp luật và
là nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng.
Trong tố tụng hình sự bị can, bị cáo nói chung, người bị tạm giam nói riêng chỉ
có thể thực hiện quyền năng tố tụng của mình thông qua quyết định, hành vi tố tụng của
cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Bảo đảm quyền của chủ thể trong
quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là việc thực hiện vô điều kiện nghĩa vụ của các chủ
thể khác trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Từ đó, việc thực hiện nghĩa vụ của
những người có thẩm quyền trong trong tố tụng hình sự có ý nghĩa to lớn đối với việc
bảo đảm quyền năng tố tụng của những người tham gia tố tụng nói chung, người bị tạm
giam, bị can, bị cáo nói riêng. “Nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành
tố tụng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam càng được
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang 17
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật thì quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm
giam càng được bảo đảm chặt chẽ”.9
1.2.3. Cơ sở lý luận về quyền của người bị tạm giam
1.2.3.1. Bảo đảm quyền của người bị tạm giam là yêu cầu thiết yếu của
luật tố tụng hình sự
Bảo đảm quyền của người bị tạm giam thực sự là bảo đảm dân chủ và phục vụ
nhiệm vụ tư pháp hình sự.
Có thể cho rằng bảo đảm quyền của người bị tạm giam là việc quy định và thi
hành những biện pháp và phương tiện nhằm thực hiện nhiệm vụ của tư pháp hình sự và
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự. Nội hàm của việc
này sẽ không đầy đủ nếu chỉ hướng đến việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tư pháp hình
sự mà bỏ qua việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc ngược lại.
Bảo đảm quyền của người bị tạm giam được đặt ra trong mối quan hệ biện chứng với
bảo vệ lợi ích của tư pháp hình sự và bảo đảm quyền và lợi ích cơ bản của công dân.
Ngoài ra cần phải chú ý bảo đảm nhiệm vụ của tư pháp hình sự không được lấn áp việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị tạm giam không thể đồng nhất với việc bảo vệ quyền và lợi ích bất hợp pháp
của họ. Vì vậy, mặc dù những người tham gia tố tụng nói chung, người bị tạm giam nói
riêng được pháp luật tạo ra khả năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nhưng
không phải bằng bất cứ biện pháp, phương tiện nào, mà chỉ bằng những biện pháp,
phương tiện do pháp luật quy định.
Toàn bộ hệ thống những nguyên tắc trong tố tụng hình sự cũng như trình tự, thủ
tục tố tụng hình sự là những bảo đảm buộc cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng phải thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham
gia tố tụng nói chung của người bị tạm giam nói riêng.
Hoạt động tố tụng hình sự được xây dựng và bảo bảo đảm theo phương thức là
ở từng giai đoạn tố tụng, điều có sự kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của những
hành vi, quyết định tố tụng hình sự được thực hiện trong giai đoạn tố tụng trước đó.
Việc vi phạm nghiêm trọng quyền năng tố tụng của công dân trong mọi giai đoạn tố
tụng điều phải chịu biện pháp chế tài tương ứng. Vì vậy, các giai đoạn tố tụng hình sự
Xem: TS. Trần Quang Tiệp: Về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong
tố tụng hình sự. Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, 2009, tr 21.
9
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang 18
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam
Một số bất cập và giải pháp đề xuất
Luận văn tốt nghiệp
được quy định trong luật là bảo đảm để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng phải thực hiện nghĩa vụ trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người
tham gia tố tụng nói chung, của người bị tạm giam nói riêng.
Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự về bảo vệ quyền của người bị
tạm giam là yêu cầu thiết yếu của luật tố tụng hình sự.
Để trân trọng và bảo đảm quyền của người bị tạm giam thì quyền của họ phải được ghi
nhận trong hiến pháp và các đạo luật tố tụng hình sự. Các quyền của người tham gia tố
tụng nói chung và của người bị tạm giam nói riêng được nhà nước ta ghi nhận và bảo
đảm thực hiện thông qua những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự bởi
“Nguyên tắc cơ bản trong luật tố tụng hình sự là những phương châm định hướng chi
phối toàn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự trong quá trình xây
dưng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự”.10
1.2.3.2. Bảo đảm quyền của người bị tạm giam xuất phát từ những
nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự
Quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam được Pháp luật tố tụng hình
sự ghi nhận trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là những tư tưởng,
phương hướng chủ đạo xuyên suốt cả quá trình tố tụng, các nguyên tắc đó bao gồm:
Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
“Các quyền tự do cơ bản của con người và công dân là những giá trị xã hội cao
nhất có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt cần phải được tôn trọng và bảo vệ một cách có hiệu
quả. Các quyền tự do được ghi nhận trong Hiến pháp nước ta. Hoạt động tố tụng hình
sự nói chung hoat động tạm giam nói riêng là hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền
và tự do của con người và của công dân, đặc biệt là quyền tự do cơ bản được ghi nhận
trong hiến pháp, do vậy công việc xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự phải
tuân theo nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền tự do cơ bản của công dân. Những
người tiến hành tố tung hình sự có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, của người tham gia tố tụng và đặc biệt là của người bị tạm
giam. Những người tham gia tố tụng hình sự có quyền đòi hỏi người tiến hành tố tụng
tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
10
Xem: Ths. Mạc Giáng Châu và CN. Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Học Phần 1
Những vấn đề chung của luật tố tụng hình sự. Trường Đại Học Cần Thơ Khoa Luật. 2010, tr7
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu
SVTH: Triệu Nhựt Giang 19