Đề tài thảo luận môn quản trị logistics
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất muốn bán nhanh hàng hoá và
chuyển giao luôn cả một số hoạt động dịch vụ cho doanh nghiệp kinh doanh
thương mại. Dịch vụ thương mại được phát triển tỉ lệ thuận với sự phát triển sản
xuất kinh doanh. Dịch vụ nói chung và dịch vụ thương mại nói riêng có vai trò vô
cùng to lớn, nó giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng, thu được nhiều lợi
nhuận, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đẩy nhanh
tốc độ lưu chuyển hàng hoá; tiền tệ. Ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm 50-60%
lực lượng lao động, chi cho hoạt động dịch vụ chiếm 60-65% thu nhập của cá
nhân. Ở các nước đang phát triển thì dịch vụ cũng ở trình độ thấp hơn. Do đó,
chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ, kinh doanh dịch vụ, đây là yếu
tố nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức,
quốc gia. Logistics nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi nói riêng là
hoạt động dịch vụ đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế hiện
nay. Nó tồn tại tất yếu khách quan như sự tồn tại tất yếu khách quan của dự trữ và
kho hàng. Vì vậy nhóm 10 lựa chọn đề tài : “Phân tích mối quan hệ giữa các
hoạt động logistics hỗ trợ và các hoạt động logistics then chốt. Trình bày ảnh
hưởng của quản trị mua hàng và quản trị kho đến kết quả kinh doanh của quản trị
dự trữ
I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số khái niệm về logistics
Cho đến nay, thuật ngữ Logistics khá xa lạ và mới với nhiều người. Chỉ mới
gần đây thôi, từ Logistics mới được thu nhập vào Việt Nam như: khu Logistics,
cảng Logistics, kho Logistics. Nhưng thực chất Logistics là gì? Nó đã được áp
dụng rất nhiều ở các nước phát triển để phát triển và phục vụ các hoạt động dịch vụ
hàng hoá cũng như sản xuất.
“Logistics” đang được sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ “Logistics” trong
tiếng Pháp và từ này lại xuất phát từ từ “Loger” nghĩa là nơi đóng quân. Cho đến
nay vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ Logistics sang
tiếng Việt. Có người dịch là hậu cần, có người dịch là tiếp vận hoặc tổ chức dịch
Nhóm 06 Trường ĐH Thương Mại
1
Đề tài thảo luận môn quản trị logistics
vụ cung ứng…Cách tốt nhất là giữ nguyên thuật ngữ Logistics không dịch sang
tiếng Việt
Trong thực tế vẫn tồn tại nhiều khái niệm khác về Logistics như sau:
* Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạch
nhằm quản lý nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin và dòng chảy của vốn…Nó bao
gồm cả những hệ thống thông tin ngày một phức tạp, sự truyền thông và hệ thống
kiểm soát cần phải có trong môi trường làm việc hiện nay.
* Logistics là sự duy trì, phát triển, phân phối sắp xếp và thay thế nguồn nhân
lực và nguyên vật liệu, thiết bị máy móc…
* Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các
dịch vụ cung ứng hàng hoá, dịch vụ.
Chắc chắn sẽ có nhiều khái niệm về Logistics nhưng có thể hiểu Logistics là
quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên của điểm đầu
tiên của dây truyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua
hàng loạt các hoạt dộng kinh tế.
Hình 1.1- Các bộ phận cơ bản của Logistics
Dòng chu chuyển vận tải
Dòng thông tin lưu thông
Nhóm 06 Trường ĐH Thương Mại
2
Nguyên vật liệu
Phụ tùng
Máy móc, thiết
bị
Bán thành phẩm
Dịch vụ
Quá
trình
sản
xuất
và
lắp
ráp
Đón
g gói
Kho
lưu
trữ
thành
phẩm
T.T
phân
phối
Bến
bãi
chứa
K
H
Á
C
H
H
À
N
G
Đề tài thảo luận môn quản trị logistics
2. Vai trò của Logistics
Ta thấy Logistics là một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ
xã hội. Ngày nay, người ta luôn muốn những dịch vụ sẽ hoàn hảo và điều đó sẽ đạt
được khi phát triển Logistics. Hãy thử suy nghĩ, làm thế nào để có thể cùng một lúc
mua được nhiều mặt hàng tại cùng một cửa hàng. Làm thế nào để chọn được một
mặt hàng hoàn toàn vừa ý với chất lượng, mẫu mã, màu sắc? Làm thế nào để tránh
được lỗi thất vọng của khách hàng khi hăm hở ra cửa hàng vừa được quảng cáo
nhưng lại được báo là hàng chưa về? Tóm lại, để thoả mãn tối đa nhu cầu của
khách hàng với chi phí thấp nhất, điều đó chỉ có thể giải quyết được là nhờ
Logistics.
2.1. Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau và
có tác động qua lại lẫn nhau. Nếu xem xét ở góc độ tổng thể ta thấy Logistics là
mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và
phân phối hàng hoá. Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có vị trí và chiếm một khoản
chi phí nhất định. Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy, chỉ
riêng hoạt động Logistics đã chiếm từ 10-15% GDP của hầu hết các nước lớn ở
Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy nâng
cao hiệu quả hoạt động Logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả
kinh tế xã hội.
Logistics hỗ trợ cho việc chu chuyển các giao dịch quốc tế. Nền kinh tế chỉ có
thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền Logistics hoạt động liên
tục, nhịp nhàng.
Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi Logistics theo
đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng hơn là
Nhóm 06 Trường ĐH Thương Mại
3
Đề tài thảo luận môn quản trị logistics
giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thoả mãn nhu cầu
của mọi người.
2. 2. Vai trò của Logistics đối với các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp Logistics có vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải
quyết các đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay
đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật
liệu, hàng hoá, dịch vụ…Logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và
hoạt động Logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn,
thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động
Logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không
phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…Ngày nay, để tìm được vị trí tốt
hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã
và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân
công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh…tốt
nhất và thế là Logistics toàn cầu hình thành và phát triển.
Ngoài ra, Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, chính
Logistics đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực đưa sản phẩm đến tay người tiêu
dùng đúng thời gian và địa điểm thích hợp. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả
mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời
hạn và địa điểm quy định. Mục tiêu của Logistics là cung cấp hàng hoá dịch vụ cho
khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
Tổng
chi phí
=
chi phí
vận tải
+
chi phí
lưu kho,
lưu bãi
+
chi phí giải
quyết đơn
hàng và cung
cấp thông tin
+
chi phí
sản xuất
và chi phí
dự trữ.
Nhóm 06 Trường ĐH Thương Mại
4
Đề tài thảo luận môn quản trị logistics
II. Các hoạt động Logistics và mối quan hệ giữa chúng
1. Các hoạt động Logistics cơ bản và vai trò.
1.1,Dịch vụ khách hàng
Nhu cầu của khách hàng là nguồn gốc cho tất cả các hoạt động logistics.
Trong hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng được hiểu là toàn bộ kết quả đầu ra,
là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Do đó muốn phát triển logistics phải
có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng. Theo quan điểm này, dịch vụ
khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua và người bán và bên thứ ba là nhà
thầu phụ. Kết quả của quá trình này tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch
vụ được trao đổi, được đo bằng hiệu số giá trị đầu ra và giá trị đầu vào của một loạt
các hoạt động kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau và thể hiện qua sự hài lòng của
khách hàng. Dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi
phí bỏ ra và cuối cùng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vai trò
- Dịch vụ khách hàng như một hoạt động
Mức độ ít quan trọng nhất của hầu hết các công ty là xem xét dịch vụ khách
hàng đơn giản là một hoạt động. Cấp độ này coi dịch vụ khách hàng như một
nhiệm vụ đặc biệt mà doanh nghiệp phải hoàn thành để thoả mãn nhu cầu khách
hàng. Giải quyết đơn hàng, lập hoá đơn, gửi trả hàng, yêu cầu bốc dỡ là những ví
dụ điển hình của mức dịch vụ này. Khi đó các hoạt động dịch vụ khách hàng trong
bộ phận logistics dừng lại ở mức độ hoàn thiện các giao dịch. Phòng dịch vụ khách
hàng ( Call centrer) là cơ cấu chức năng chính đại diện cho mức dịch vụ này,
nhiệm vụ cơ bản là giải quyết các vấn đề phàn nàn và các khiếu nại của khách hàng
- Dịch vụ khách hàng như là thước đo kết quả thực hiện
Mức dịch vụ này nhấn mạnh việc đo lường kết quả thực hiện như là tỷ lệ %
của việc giao hàng đúng hạn và đầy đủ; số lượng đơn hàng được giải quyết trong
giới hạn thời gian cho phép. Việc xác định các thước đo kết quả thực hiện đảm bảo
rằng những cố gắng trong dịch vụ của công ty đạt được sự hài lòng khách hàng
thực sự. Tập trung vào thước đo kết quả thực hiện dịch vụ khách hàng là rất quan
trọng vì nó cung cấp phương pháp lượng hóa sự thành công trong việc thực hiện
tốt các chức năng của hệ thống logistics tại doanh nghiệp. Các phương pháp này
Nhóm 06 Trường ĐH Thương Mại
5
Đề tài thảo luận môn quản trị logistics
cung cấp những tiêu chuẩn để làm thước đo cho sự cải tiến và đặc biệt quan trọng
khi một công ty đang cố gắng thực hiện chương trình cải tiến liên tục.
- Dịch vụ khách hàng như là một triết lý.
Dịch vụ khách hàng như là một triết lý cho phép mở rộng vai trò của dịch vụ
khách hàng trong một công ty. Mức độ này nâng dịch vụ khách hàng lên thành
thoả thuận cam kết của công ty nhằm cung cấp sự thoả mãn cho khách hàng thông
qua các dịch vụ khách hàng cao hơn. Quan niệm này này coi sự cống hiến dịch vụ
khách hàng bao trùm toàn bộ công ty và hoạt động của công ty. Quan điểm này rất
phù hợp với việc coi trọng quản trị số lượng và chất lượng hiện nay của công ty.
Tuy nhiên, nó chỉ thành công khi coi phần giá trị tăng thêm như mục tiêu của triết
lý dịch vụ khách hàng.
1.2 Quản trị Dự trữ:
Dự trữ là sự tích luỹ sản phẩm, hàng hoá tại các doanh nghiệp trong quá trình
vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo điều kiện
cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thông suốt. Dự trữ trong nền
kinh tế còn cần thiết do yêu cầu cân bằng cung cầu đối với các mặt hàng theo thời
vụ, để đề phòng các rủi ro, thoả mãn những nhu cầu bất thường của thị trường, dự
trữ tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Mặc dù rất cần thiết nhưng dự
trữ rất tốn kém về chi phí, tại công ty Cambell Soup dự trữ chiếm đến 30% tài sản,
và chiếm đến hơn 50% tài sản của tập đoàn Kmart. Vì vậy việc quản lý dự trữ tốt
sẽ giúp doanh nghiệp cân đối giữa vốn đầu tư với những cơ hội đầu tư khác.
1.3 Quản trị vận tải:
Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí
của hàng hoá và con người từ nơi này đến nước khác bằng các phương tiện vận tải.
Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, vận tải có vai trò đặc biệt quan
trọng. “Nói đến thương mại phải nói đến vận tải, thương mại nghĩa là hàng hoá
được thay đổi người sở hữu, còn vận tải làm cho hàng hoá thay đổi vị trí”.
Vận chuyển hàng hoá, xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di chuyển
hàng hoá trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện
các yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất-kinh doanh.
Dưới góc độ của toàn bộ nền kinh tế, sự cần thiết của vận chuyển hàng hoá
xuất phát từ sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, mà
chủ yếu là quá trình tập trung hoá và chuyên môn hoá của sản xuất và tiêu dùng, do
đó yêu cầu vận chuyển tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống
vận tải là cầu nối để xoá đi những mâu thuẫn khách quan đó.
Nhóm 06 Trường ĐH Thương Mại
6
Đề tài thảo luận môn quản trị logistics
Khi so sánh nền kinh tế của các nước phát triển với các nước đang phát triển
sẽ nhận thấy rõ ràng vai trò của vận chuyển hàng hoá trong việc tạo ra trình độ
kinh tế phát triển cao. Đặc trưng của các nước đang phát triển là quá trình sản xuất
và tiêu thụ hàng hoá diễn ra gần nhau, phần lớn lực lượng lao động ở khu vực sản
xuất nông nghiệp (70% ở Việt Nam), và tỉ lệ dân số sống ở thành thị thấp. Với sự
hiện diện của hệ thống vận chuyển tiên tiến, đa dạng, vừa khả năng thanh toán và
luôn sẵn sàng phục vụ, toàn bộ cấu trúc của nền kinh tế sẽ có điều kiện thuận lợi để
chuyển đổi theo cấu trúc của nền kinh tế công nghiệp phát triển. Hay nói cách
khác, một hệ thống vận chuyển chi phí thấp và năng động sẽ góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia trên thị trường toàn cầu, tăng tính hiệu quả của sản
xuất và giảm giá cả hàng hoá
Dưới góc độ chức năng quản trị Logistics trong doanh nghiệp, hoạt động vận
chuyển hàng hoá được ví như sợi chỉ liên kết các tác nghiệp sản xuất-kinh doanh
tại các địa bàn khác nhau của doanh nghiệp. Vận chuyển để cung cấp nguyên vật
liệu, bán thành phẩm và hàng hoá đầu vào cho các cơ sở trong mạng lưới logistics.
Vận chuyển để cung ứng hàng hoá tới khách hàng đúng thời gian và địa điểm họ
yêu cầu, đảm bảo an toàn hàng hoá trong mức giá thoả thuận. Do vậy, vận chuyển
hàng hoá phải thực hiện cả 2 nhiệm vụ logistics trong doanh nghiệp: nâng cao chất
lượng dịch vụ logistics và giảm tổng chi phí của toàn bộ hệ thống.
2. Các hoạt động Logisitcs hỗ trợ:
2.1, quản trị mua trong các doanh nghiệp
Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của hệ thống logistics thì vật tư, hàng hoá là
đầu vào của quá trình này. Mặc dù không trực tiếp tác động vào khách hàng nhưng
quản trị hàng hoá và vật tư có vai trò tạo tiền đề quyết định đối vơí chất lượng toàn
bộ hệ thống. Hoạt động này bao gồm: Xác định nhu cầu vật tư, hàng hoá; tìm kiếm
và lựa chọn nhà cung cấp; Tiến hành mua sắm; Tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và
lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng…
Những nội dung cơ bản trên cho thấy, logistics giải quyết vấn đề tối ưu hoá
cả đầu ra lẫn đầu vào tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Logistics có thể
giúp thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển
Nhóm 06 Trường ĐH Thương Mại
7