Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TÍCH hợp KIẾN THỨC LIÊN môn TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG dạy môn địa lý bài 17 ô NHIỄM môi TRƯỜNG ở đới ôn hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.85 KB, 22 trang )

HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP

1.Tên chủ đề dạy học:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY
BÀI 17 : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA

2.Môn chính của chủ đề: Địa lí
3.Các môn được tích hợp: Giáo dục công dân, Tin học,
Hóa học, Vật lí,
Sinh học, Toán học, Mĩ thuật, Ngữ Văn .

Năm học: 2014 - 2015


PHỤ LỤC I

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quốc Oai
Trường: THCS Hòa Thạch
Địa chỉ: Thôn Bạch Thạch – Xã Hòa Thạch - Quốc Oai
Thành Phố Hà Nội
Điện thoại: 0433676763
Email:
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Vân
Ngày sinh: 22/10/1986
Điện thoại: 0975916945
Dạy môn: Địa lí
Email:



1


PHỤ LỤC 2
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY
BÀI 17 : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1.Kiến thức:
- Biết được hiện trang, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở
đới ôn hòa.
- Biết nội dung nghị định thư Ki-ô-tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm .
- Thấy được hậu quả do ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước gây ra cho thiên
nhiên và con người không chỉ ở đới ôn hòa mà cho toàn thế giới.
- Học sinh biết sử dụng kiến thức của các môn học như: Giáo dục công dân,
Tin học, Hóa học, Vật lí, Sinh học,Toán học, Mĩ thuật, Ngữ văn vào bài học.
+ Tích hợp với môn Tin học : Hướng dẫn học sinh truy cập các địa chỉ trang
web để cập nhập thông tin.
+ Tích hợp với môn Giáo dục công dân: Môi trường sống của con người đang
bị ô nhiễm, tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt cần được bảo vệ.
+ Tích hợp với môn Hóa học : Nhận biết một số axit, phân bón hóa học.
+ Tích hợp với môn Vật lí: Lí giải hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”.
+ Tích hợp với môn Sinh học: Biết được ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới
sinh vật, con người.
+ Tích hợp với môn Ngữ văn trong phần củng cố, học tập ở nhà làm bài tập làm
văn với đề tài: Môi trường có vai trò quan trọng đối đời sống con người, mỗi
hoạt động của con người đến môi trường có ảnh hưởng đến đời sống của chúng

ta.
2


2. Kĩ năng:
- Có năng lực tổng hợp, vận dụng các kiến thức liên môn vào giải quyết các
vấn đề
. Giúp các em rèn luyện tốt khả năng tư duy loogic, khả năng tái hiện những tri
thức đã học để tìm kiến thức mới.
- Quan sát tranh ảnh tìm ra kiến thức.
- Tính toán và vẽ biểu đồ.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, thu thập thông tin ngoài xã hội, thông tin
thực tế,…
3. Thái độ:
- Thái độ nghiêm túc học tập tốt tất cả các môn học, yêu thích, say mê tìm hiểu
kiến thức của nhiều môn học qua các kênh thông tin khác nhau.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC
* Đối tượng học sinh
- Số lượng: 77 em
- Khối học: 7
- Số lớp thực hiện: 2 (lớp 7A, 7G)
- Một số đặc điểm của học sinh đã học:
+ Học sinh lớp 7 là đối tượng học sinh đã học 1 năm trong chương trình THCS,
các em đã phần nào có những kiến thức cơ bản về các môn toán học, vật lí, sinh
học, tin học, ngữ văn, giáo dục công dân, mĩ thuật và một số các môn học khác.
Với đặc điểm đó đối tượng thực hiện sẽ có khả năng vận dung tốt những kiến
thức những môn đã học vào việc tìm hiểu kiến thức mới của môn địa lí
+ Học sinh lớp 7 là đối tượng học sinh đã có ý thức trách nhiệm về bản thân, đa
số các em đã có kế hoạch định hướng cho tương lai của mình. Vì vậy việc thực

hiện mục tiêu hình thành thái độ của bài dạy sẽ dễ ràng thực hiện được.
IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
3


Trong thực tế dạy và học môn Địa lí, chúng ta thường bắt gặp những kiến
thức có liên quan, gần gũi với môn học như Lịch sử, Toán học, Ngữ văn, Sinh
học, Hóa học, GDCD,….. Thông qua mỗi bài học người giáo viên biết khai thác,
kết hợp những môn học có liên quan để truyền đạt tới học sinh thì hiệu quả dạy
học sẽ rất tốt. Trong thực tế thì nhiều khi chúng ta còn chưa chú trọng tới điều
đó. Là một giáo viên tôi nhận thấy được vai trò quan trọng và ý nghĩa trong việc
vận dụng tích hợp kiến thức của nhiều môn trong các tiết dạy sẽ giúp học sinh
hiểu rõ được sự cần thiết phải học toàn diện tất cả các môn học, không nên coi
nhẹ môn học nào. Ngoài ra, các em còn phát huy sự độc lập suy nghĩ, tư duy
sáng tạo trong học tập. Từ đó, sẽ khích lệ được sự say mê học tập hăng hái tìm
tòi, nghiên cứu, khám phá kiến thức mới của các em.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Tài liệu dạy học:
- Bài soạn.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 7.
- Tài liệu các nôi dung kiến thức liên môn đến bài dạy.
- Tài liệu về thực trạng ô nhiễm môi trưởng đới ôn hòa, trên thế giới, Việt Nam
và địa phương mình đang sinh sống.
2. Phương tiện thực hiên:
- Phấn trắng, bảng viết.
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Mạng Internet.
- Máy ảnh.
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:

4


? những vấn đề nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải
quyết ? Nên đưa ra câu hỏi trắc nghiệm với câu hỏi nhiều lựa chọn đúng
Trả lời:
Câu 1: Dân cư tập trung quá đông ở các đô thị đặt ra các vấn đề nảy sinh:
+ Ô nhiễm môi trường nước, không khí, ùn tắc giao thông,…
+ Tỉ lệ thất nghiệp cao, thiếu lao động trẻ.
+ Thiếu chỗ ở, công trình công cộng, đất đai bị thu hẹp.
- Một số giải pháp: Nhiều nước tiến hành quy hoạch lại đô thị theo hướng
“Phi tập trung”.
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Con người ở đới ôn hòa đã tạo nên một xã hội công
nghiệp với các nhà máy xí nghiệp, giao thông đi lại như mắc cửi, các trung tâm
tài chính, thương mại, các tòa nhà chọc trời ,...Cũng chính nơi đây con người đã
làm cho bàu khí quyển, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm.
Họat động của giáo viên và

Nội dung ghi bảng

học sinh
Họat động 1
?Dựa vào lược đồ các đới khí hậu, hãy
xác định vị trí đới ôn hòa?
HS: trả lời:
? Hãy cho biết những vấn đề về ô nhiễm

môi trường hiện nay ở đới ôn hòa là gì?
( Tích hợp với bộ môn tin học) HS
chuẩn bị thông tin trên mạng Internet
về ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
GV: Ô nhiễm môi trường
->Ô nhiễm không khí
->Ô nhiễm nước
(Hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải
pháp)
GV: kẻ bảng ,cho hs tìm hiểu từng loại ô
nhiễm.
5


Hoạt động 2: Ô nhiễm không khí

1.Ô
nhiễm
không
khí

GV: Yêu cầu hs quan sát H17.1 và 17.2.

Hiện
trạng

Bầu khí Các nguồn nước
quyển bị bị ô nhiễm nghiem
ô nhiễm trọng
nặng nề


Ng
uyên
nhân
Khói bụi từ các nhà máy

GV: Cho hs thảo luận nhóm:(5p)
Nhóm 1, 2: cho biết những nguyên nhân
nào gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?

Nhóm 5, 6: Để khắc phục những hậu quả
trên các nước ở đới ôn hòa đã có những
biện pháp gì?
HS: hoàn thành câu trả lời theo nhóm:
6

Ô
nhiễm
sông,
hồ,
nước
ngầm

Ô nhiễm
biển và
đại
dương

-Nước
thải

công
nghiệ
p và
sinh
hoạt.

-Váng
dầu

-Ảnh
hưởng
tới sức
khỏe
con
người

-Tạo hiện
tượng“Th
ủy triều
đen
„“Thủy
triều đỏ

Khói
bụi từ
các nhà
máy và
phương
tiện giao
thông

-Sử
thải vào
dụng
bầu khí
phân
quyển,...
hóa
học,
thuốc
trừ
sâu.

? Em có suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm
không khí ở đới ôn hòa hiện nay?

Nhóm 3, 4: Hậu quả do ô nhiễm không
khí ở đới ôn hòa gây ra?

2. Ô nhiễm nước

Hậu
quả

-Tạo
nên
những
trận
mưa
axit


-Tập
trung
nhieuf đô
thị ven bờ
bi->chất
thải sinh
hoạt, các
chất độc
hại bị đưa
ra biển.


GV: Gọi hs trả lời theo nhóm, các nhóm
khác bổ sung, gv khẳng định ghi vào
bảng:

-Tăng
hiệu
ứng nhà
kính
khiến
trái đát
nóng
lên.

*Nguyên nhân:
HS: Quan sát H16.3, 16.4, 17.1:
- Sự phát triển của công nghiệp
- Sự xuất hiện ngày càng tăng của các
phương tiện giao thông.

- Các vụ nổ hạt nhân.
- Núi lửa, bão cát,...

*Hậu quả:
HS: Quan sát H17.2:
- Hiện tượng mưa Axit
GV: Giải thích 2 thuật ngữ : Mưa axit,
hiệu ứng nhà kính.
( Tích hợp với bộ môn Hóa học) Mưa
axit.

7


làm
chết ngạt
các sinh
vật sống
trong
nước.

-Ảnh
hưởng
đến sức
khỏe
con
người

- Cháy rừng.


( Tích hợp với bộ môn GDCD) Môi
trường sống của con người đang bị ô
nhiễm, tài nguyên rừng có nguy cơ bị
cạn kiệt,...cần được bảo vệ.

-Thiếu
nước
sạch
cho
đời
sống
và sản
xuất.

Giải
pháp

Kí nghị Xử lí nước thải
định thư công nghiệp, nước
Ki-ô-tô thải sinh hoạt
trước khi đổ vào
sông suối, cống
rãnh, biển,..


( Tích hợp với bộ môn vật lí ) hiệu ứng
nhà kính.

(Tích hợp với môn sinh học) ảnh hưởng
tới sự sinh trưởng và phát triển của

sinh vật: Mưa axit làn giảm độ PH của
đất -> đất trở nên cằn cỗi, không thích
hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh
8


hưởng đến các cơ thể sống trong lưới
thức ă. Khói lẫn sương giảm ánh sáng
mặt trời ảnh hưởng tới quá trình quang
hợp.các loài động vật có thể xâm lấn,
cạnh tranh chiếm môi trường sống->
giảm đa dạng sinh học.
- Thủng tầng Ôzôn
GV: nói ảnh hưởng của ô nhiễm không
khí tới sức khỏe của con người.
( Tích hợp với môn sinh học) không khí
ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể
sống trong đó có con người. Ô nhiễm
ozone có thể gây bệnh đường hô hấp ,
tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức
thở. Thủng tầng ôzôn gây ra một số
bệnh về da, mắt cho con người.

9


Ảnh hưởng đến hô hấp

Bệnh ung thư da
*Giải pháp:

- Kí nghị định thư Ki-ô-tô: Gv nói qua về
nghị định thư Ki-ô-tô.
+Đổi mới công nghệ sản xuất.
+Sử dụng năng lượng sạch.
+Đấu tranh chống thử nghiệm vũ khí
nguyên tử.
+Trồng và bảo vệ cây xanh.
Hoạt động 3: Ô nhiễm nguồn nước
(15p)
GV: yêu cầu hs quan sát H17.3 và 17.4

10


Rác thải ở một số bờ biển

Nước thải đổ ra sông
? Em có suy nghĩ gì về hiện trạng ô
nhiễm nguồn nước ở đới ôn hòa?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận vào bảng
HS: Thảo luận nhóm:
Nhóm 1, 2: Cho biết những nguyên nhân,
hậu quả do ô nhiễm nguồn nước sông, hồ,
nước ngầm ở đới ôn hòa?
Nhóm 3, 4: Cho biết những nguyên nhân,
hậu quả do ô nhiễm nguồn nước biển và
đại dương ở đới ôn hòa?
Nhóm 5, 6: Các biện pháp khắc phục ô
nhiễm nguồn nước ở đới ôn hòa?

HS: hoàn thành câu trả lời theo nhóm:
GV: Gọi hs trả lời theo nhóm, các nhóm
khác bổ sung, gv khẳng định ghi vào
bảng:
Ô nhiễm sông, hồ và nước ngầm:
*Nguyên nhân:
- Nước thải công nghiệp và sinh hoạt.
- Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu.
( Tích hợp với bộ môn Hóa học) chất
thải công nghiệp, phân hóa học.
11


Phân bón: Phân đạm-Urê:CO(NH2)2 ,
Amoni nitrat: NH4NO3 , Amoni sunfat:
(NH4)2SO4 .
Phân lân- Canxi photphat : Ca3(PO4)2
Phân Kali- Kali clorua: KCL, Kali
Sunfat: K2SO4
Phân bón kép: Amoni nitrat NH 4NO3 ,
Kali clorua KCL, Điamoni hidro
photphat (NH4)2HPO4
*Hậu quả: Gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh
hưởng tới sức khỏe con người…
- Thiếu nước sạch cho đời sống và sản
xuất.
( Tích hợp với môn sinh học) gây một số
bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa,..cho
con người, các chất hóa học và kim loại
nặng nhiễm trong nước uống có thể gây

ung thư không thể chữa trị. Ảnh hưởng
tới các vi sinh vật sống trong nước: chết
ngạt, thiếu môi trường sống,...

Cá chết do nguồn nước bị ô nhiễm

12


Ô nhiễm nước biển và đại dương:
*Nguyên nhân:
- Váng dầu
- Tập trung nhiều đô thị ven bờ biển ->
Chất thải sinh hoạt, các chất độc hại bị
đưa ra biển.
*Hậu quả:
- Tạo hiện tượng “Thủy triều đen”, “Thủy
triều đỏ” làm chết ngạt các sinh vật sống
trong nước.
*Biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn
nước ở đới ôn hòa.
- Xử lí nước thải công nghiệp, nước thải
sinh hoạt trước khi đổ vào sông suối,
cống rãnh, biển, …
? Liện hệ với tình trạng ô nhiễm ở đới
nóng và Việt Nam?

Khí thải từ các nhà máy và phương tiện
giao thông


13


Sống chung với rác
? Là hs em phải làm gì để góp phần bảo
vệ môi trường (Tại gia đình, địa phương
và trường học)
( Tích hợp với môn GDCD) Ý thức cho
các em là một học sinh thì cần phải có ý
thức bảo vệ môi trường: Không vứt rác
bừa bãi, làm sạch môi trường mình
đang sống, tuyen truyền cho mọi người
luôn có ý thức bảo vệ môi trường.

Trồng cây gây rừng

14


Thu gom rác thải ở bờ biển
4. Củng cố
- Hs đọc kết luận SGK trang 58
- GV hướng dân làm bài tập 2 SGK trang 58
( Tích hợp với môn Mĩ Thuật vẽ tranh tuyên tuyền về bảo vệ môi trường xung
quanh, viết các khẩu hiệu trong trường học về giữ gìn vệ sinh) vẽ biểu đồ có
tính thẩm mĩ, đúng, đủ, đẹp.

Tấn/người/năm
20


64

20

%

15
10
6
5

Pháp

Hoa kì

Tên nước

Biểu đồ thể hiện lượng khí thải độc hại bình quân đầu người của các
nước Hoa Kì và Pháp năm 2000
15


( Tích hợp với môn toán) Tính tổng lượng khí thải của Hoa kì và Pháp năm
2000
+ Hoa Kì: 20 tấn/năm/người x 281.421.000 người = 5.628.420.000 tấn
+ Pháp : 6 tấn/năm/người x 59.330.000 người = 355.980.000 tấn
5 Hướng dân hs học ở nhà
-Học bài, làm bài văn:
( Tích hợp với môn văn) Viết bài tập làm văn với đề tài : Môi trường có vai trò
quan trọng đối với đời sống con người, mỗi hoạt động của con người đến môi

trường có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta.
- Hoàn thành bài tập trong tập bản đồ.
- Chuẩn bị bài mới.
VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Kiểm tra đánh giá:
Nội dung bài kiểm tra : 15p
ĐỀ BÀI:
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời em cho là đúng:
Câu 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa là do:
a. Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải.
b. Sự tập trung với mật độ dân số đô thị.
c. Váng dầu ở vùng ven biển.
d. Cháy rừng, các vụ nổ hạt nhân, bão cát.
Câu 2: Nguyên nhân tạo ra “thủy triều đen” là:
a. Chất thải sinh hoạt.

b. Dầu loang trên biển.

c. Hóa chất thải ra từ khu công nghiệp.

d. Thuốc trừ sâu dư thừa thải ra.

Câu 3: Hậu quả do ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa gây ra là:
a. Mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
b.Thiếu nước sạch cho đời sống sản xuất và sinh hoạt.
c. Tạo hiện tượng “Thủy triều đen”.
d. Làm chết ngạt các sinh vật sống.

16



B. PHẦN TỰ LUẬN (7Đ)
Câu1. Cho biết nguyên nhân, hậu quả do ô nhiễm nguồn nước sông, hồ, nước
ngầm ở đới ôn hòa?
Câu 2. Là một học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
ĐÁP ÁN+THANG ĐIỂM
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Mỗi câu đúng 1 điểm :
Câu

1

2

3

Đáp án

a,d

B

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (7Đ)

Câu
1


Nội dung
Nguyên nhân, hậu quả do ô nhiễm nguồn nước sông, hồ, nước
ngầm ở đới ôn hòa:

Điểm


-Nguyên nhân:
+Nước thải công nghiệp và sinh hoạt.
+Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu.


-Hậu quả:
+Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
+Thiếu nước sạch cho đời sống và sản
2

Để góp phần bảo vệ môi trường: Cần phải có ý thức bảo vệ môi 3đ
trường, không vứt rác bừa bãi, …

+ Kiểm tra các kĩ năng vận dung các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
2. Tiêu chí đánh giá :
- Học sinh trả bài kiểm tra mức độ đạt trên 65% tức là học sinh đã nắm các kiến
thức cơ bản của bài học.
- Học sinh vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải
quyết được những vấn đề thực tiễn cuộc sống.
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
17



Tư liệu và một số hình ảnh học sinh sưu tầm :

Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh :

18


Bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh :
19


- Chất lượng bài kiểm tra :
20


Tiến hành kiểm tra 77 học sinh
Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm <5

18=23,4%

26=33,8%

31=40,2%


2=2,6%

Hoàn thành nội dung bài tập về nhà :

- Học sinh có hứng thú học tập bộ môn cao
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

21



×