TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2010-2014
ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
MUA BÁN HÀNG RONG TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hƣớng dẫn:
TS. Cao Nhất Linh
Bộ môn: Luật Thương mại
Sinh viên thực hiện:
Dương Ngọc Tuyền
MSSV: 5106207
Lớp: Luật Thương mại 2
Cần Thơ, tháng 11/2013
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG
1.1. Một số khái niệm liên quan và đặc điểm của hoạt động mua bán hàng rong ......4
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến hoạt động bán hàng rong ..............................4
1.1.1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa ...................................................................................... 4
1.1.1.2. Khái niệm mua bán hàng rong ..................................................................................... 6
1.1.2. Một số đặc điểm của hoạt động mua bán hàng rong .............................................6
1.1.2.1. Chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng rong ...................................................... 6
1.1.2.2. Cách thức bán hàng rong ............................................................................................. 8
1.1.2.3. Địa bàn thực hiện hoạt động mua bán hàng rong ..................................................... 8
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động mua bán hàng rong .........................9
1.3. Tác động của hoạt động mua bán hàng rong ........................................................12
1.3.1. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đến đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội .................................................................................................................12
1.3.1.1. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với sự phát triển kinh tế
........................................................................................................................................... 12
1.3.1.2. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với văn hóa xã hội .... 13
1.3.2. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đến đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội .................................................................................................................13
1.3.2.1. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với sự phát triển kinh tế ...... 13
1.3.2.2. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với văn hóa - xã hội ............ 14
CHƢƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN
HÀNG RONG
2.1. Xác lập giao dịch mua bán trong hoạt động mua bán hàng rong .......................15
2.1.1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng rong ..........................................................15
2.1.2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng rong ......................................................16
2.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng rong ........................................................16
2.2. Phạm vi của hoạt động mua bán hàng rong ..........................................................17
2.2.1. Phạm vi về hàng hóa được bán rong ....................................................................17
2.2.2. Phạm vi về địa điểm được bán hàng rong ............................................................20
2.3. Nghĩa vụ của ngƣời bán hàng rong và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nƣớc đối với hoạt động mua bán hàng rong ............................................................. 22
2.3.1. Nghĩa vụ của người bán hàng rong ......................................................................22
2.3.1.1. Bảo đảm an ninh trật tự vệ sinh, an toàn trong hoạt động bán hàng rong .......... 22
2.3.1.2. Đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm ................................................................ 23
2.3.1.3. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ......................................................................... 26
2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng
rong ...........................................................................................................................27
2.3.2.1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước đối với hoạt
động bán hàng rong ....................................................................................................... 27
2.3.2.2 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong quản lý nhà nước
đối hoạt động bán hàng rong ....................................................................................... 29
2.4. Xử lý vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong .............................................31
2.4.1. Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán
hàng rong ..................................................................................................................31
2.4.2 Xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán hàng rong .....36
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG
TẠI VIỆT NAM
3.1. Thực trạng của hoạt hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay .....40
3.1.1. Thực trạng những quy định của pháp luật và việc áp dụng những quy định pháp
luật trong hoạt động mua bán hàng rong ............................................................... 40
3.1.2. Thực trạng hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay .....................43
3.2. Nguyên nhân của những bất cập tồn tại trong hoạt động mua bán hàng rong tại
Việt Nam hiện nay .......................................................................................................45
3.2.1. Nguyên nhân khách quan .....................................................................................45
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan .........................................................................................45
3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán
hàng rong ........................................................................................................................ 45
3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía người bán hàng rong ............................................ 46
3.2.2.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía người tiêu dùng ...................................................... 47
3.3. Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán
hàng rong tại Việt Nam hiện nay ...............................................................................47
3.3.1. Một số giải pháp đối với hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay 47
3.3.1.1. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán hàng rong 48
3.3.1.2. Giải pháp từ phía người bán hàng rong ................................................................... 49
3.3.1.3. Giải pháp từ phía người tiêu dùng ............................................................................ 50
3.3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại
việt Nam hiện nay .....................................................................................................51
3.3.2.1. Hướng hoàn thiện một số quy định của pháp luật về hoạt động mua bán hàng
rong ...................................................................................................................... 51
3.3.2.2. Đề xuất xây dựng các khu vực bán hàng rong tập trung ........................................ 53
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước đi lên từ nền nông nghiệp với đặc trưng của nền kinh
tế là kinh doanh nhỏ lẻ. Một trong những hoạt động kinh tế đã hình thành lâu đời, gắn bó
với đời sống người dân và góp phần không nhỏ vào sự ổn định, phát triển kinh tế đất
nước là hoạt động mua bán hàng rong.
Thực tế, trải qua quá trình phát triển lâu dài, hoạt động mua bán hàng rong đã
có tác động tới mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta. Hoạt động này không chỉ
có những đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, nuôi sống một bộ phận không
nhỏ người dân mà còn là một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mặt khác, hoạt động
mua bán hàng rong vẫn tồn tại một số hạn chế, tình trạng mua bán hàng rong diễn ra tràn
lan, không tổ chức như hiện nay đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động khác
trong xã hội, gây ô nhiễm môi trường,... Thêm vào đó là sự “biến tướng” của hoạt động
mua bán hàng rong khiến cho hoạt động này ngày càng trở nên phức tạp, làm mất an ninh
trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động mua bán hàng rong vẫn chưa nhận được sự
quan tâm đúng mức từ phía cơ quan quản lý Nhà nước; đa số người bán hàng rong lại
thiếu ý thức, rất thờ ơ trước những quy định của pháp luật; người tiêu dùng lại rất chủ
quan trong việc lựa chọn những mặt hàng an toàn để sử dụng. Sự thiếu ý thức của người
bán hàng rong và người tiêu dùng đã khiến cho hoạt động mua bán hàng rong ngày càng
phức tạp, gây ảnh hưởng đến sự ổn định trong đời sống xã hội. Do đó, việc khắc phục
tình trạng hoạt động mua bán hàng rong diễn ra tràn lan như hiện nay, đưa hàng rong vào
hoạt động có tổ chức là hết sức cần thiết.
Từ những lý do trên, người viết quyết định chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động
mua bán hàng rong tại Việt Nam”. Đây là việc làm hết sức cần thiết để góp phần hiểu rõ
hơn pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động mua bán hàng rong. Đồng thời, tìm ra những
giải pháp góp phần khắc phục những bất cập tồn tại và tiếp tục phát huy nhằm góp phần
hoàn thiện những quy định của pháp luật về hoạt động thương mại nói chung và hoạt
động mua bán hàng rong nói riêng.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, người viết chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt
động mua bán hàng rong, không nghiên cứu về hoạt động mua rong các loại vật dụng
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
1
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
như: sách báo cũ, phế liệu,... Người viết không nghiên cứu những hoạt động thương mại
khác.
Trong đề tài nghiên cứu, khái niệm “cá nhân hoạt động thương mại” được hiểu
như trong Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một các độc lập
thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Theo Nghị định thì “Cá nhân hoạt động
thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt
động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy
định của Luật Thương mại”.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Người viết chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt
Nam” để nghiên cứu với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết của bản thân về một hoạt động
rất gần gũi trong đời sống hàng ngày, đó là hoạt động mua bán hàng rong. Bên cạnh đó,
có thể đóng góp cho nền khoa học nước nhà nói chung và phục vụ cho việc quản lý hoạt
động mua bán hàng rong của các cơ quan chức năng nói riêng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn người viết sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích,
tìm kiếm tư liệu, đọc, chọn lọc để phục vụ cho việc nghiên cứu, làm sáng tỏ và giải quyết
những vấn đề đạt ra trong luận văn.
5. Bố cục luận văn
Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về hoạt động mua bán hàng rong.
- Chương 2: Những quy định của pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong.
- Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật
về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam.
Với sự nỗ lực của bản thân cùng sự hướng dẫn tận tâm của thầy Cao Nhất Linh,
sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn bè mà người viết đã hoàn thành tốt luận văn này. Đồng
thời người viết cũng xin chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡ tất cả các quý thầy cô của
Khoa trong suốt quá trình học tập để hoàn thành khóa học một cách tốt nhất. Do sự
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
2
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
giới hạn về kiến thức, thời gian nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo nên trong quá
trình hoàn thành luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Rất mong nhận
được sự thông cảm, góp ý từ quý thầy cô, cũng như từ phía bạn đọc để đề tài được
hoàn thiện tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Dương Ngọc Tuyền
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
3
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG
Không chỉ ở Việt Nam mà gần như tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là ở
các nước Châu Á hầu hết đều có hàng rong. Với Việt Nam hàng rong từ lâu đã trở thành
một nét văn hóa đặc trưng gắn liền với cuộc sống người dân và hoạt động mua bán hàng
rong đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, giúp người lao động trang trải
cuộc sống hàng ngày.
Mua bán hàng rong là một hoạt động mua bán hàng hóa nhưng là hoạt động
mua bán không có địa điểm cố định, hàng rong đã và đang giữ vị trí quan trọng trong việc
ổn định đời sống xã hội, phát triển kinh tế. Song hoạt động mua bán hàng rong hiện nay
vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, gây ra tác động tiêu cực.
1.1. Một số khái niệm liên quan và đặc điểm của hoạt động mua bán hàng rong
Với đặc điểm loại hình buôn bán hàng hóa không có địa điểm cố định, hoạt
đông bán hàng rong đáp ứng phần lớn những nhu cầu của các chủ thể trong xã hội. Người
bán hàng rong thường bày hàng hóa ở những khu vực đông người, dọc theo các tuyến
đường, khu vực xung quanh bệnh viện, trường học,… hay mang hàng đến tận nhà người
tiêu dùng. Với đặc điểm này, hàng rong được người tiêu dùng ưa chuộng và ngày càng
phát triển.
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến hoạt động bán hàng rong
Mua bán hàng hóa từ lâu đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời
sống xã hội, hoạt động mua bán đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong xã hội, giúp hàng
hóa được lưu thông, thúc đẩy phát triển kinh tế.
1.1.1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa
“Trong điều kiện kinh tế thị trường, mua bán là phương thức chủ yếu để dịch
chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác”1. Mục đích chủ
yếu của hoạt động mua bán là sinh lợi, việc mua bán giúp hàng hóa được lưu thông, đáp
ứng nhu cầu, phục vụ cho sản xuất và đời sống của các chủ thể trong xã hội. Có thể thấy
rằng hoạt động mua bán đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội
của bất kỳ quốc gia nào.
1
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Tập 2, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2006, tr.5.
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
4
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
Các giao dịch mua bán được thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật.
Theo Luật Thương mại năm 2005, mua bán hàng hóa được hiểu là “hoạt động thương
mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua
và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”2. Những điều khoản mà các bên cam kết thỏa thuận
phải được thể hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định. Hay nói cách khác, việc
trao đổi hàng hóa giữa các bên được xác lập bằng hợp đồng mua bán hàng hóa. Tùy theo
quy định cụ thể của pháp luật mà hợp đồng này có thể được thể hiện bằng lời nói, văn
bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể3.
Đối với hình thức hợp đồng bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể: thông qua hình
thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ
bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định với nhau. Hình thức
này, thường được áp dụng trong những trường hợp khi các bên đã có độ tin tưởng lẫn
nhau, đối với những giao dịch đơn giản, giá trị không cao hoặc những hợp đồng mà ngay
sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt. Một số giao dịch thường được xác lập
bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể như: mua bán rau ở chợ, bạn bè cho nhau mượn cây
viết, cuốn tập,…
Đối với hình thức hợp đồng bằng văn bản: Nhằm nâng cao độ xác thực về
những nội dung đã cam kết, các bên có thể ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng
một văn bản. Trong văn bản đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp
đồng và cùng ký tên xác nhận vào văn bản. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết
bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức miệng.
Căn cứ vào văn bản đã ký kết, các bên dễ dàng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối
với bên kia. Đối với những hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết
thì các bên thường chọn hình thức này. Một số giao dịch thường được thể hiện thông qua
hình thức bằng văn bản như: mua bán xe gắn máy, cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ,
giao dịch mua bán giữa các doanh nghiệp,…
Với tính chất là một giao dịch đơn giản, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày, hợp đồng mua bán hàng rong thường được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi
cụ thể.
2
3
Điều 3, Luật Thương mại năm 2005.
Điều 401, BLDS năm 2005 và Điều 24, Luật Thương mại năm 2005.
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
5
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
1.1.1.2. Khái niệm mua bán hàng rong
Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể trong nước có thể được
thực hiện tại trụ sở của bên mua hoặc bên bán, hay tại một địa điểm cụ thể nào đó theo sự
thỏa thuận giữa các bên. Cụ thể hơn, hoạt động trao đổi hàng hóa vẫn diễn ra hàng ngày
tại các trung tâm mua sắm, siêu thị, tại các chợ; hay hoat động trao đổi hàng hóa ngay tại
các khu dân cư, trên vỉa hè dọc theo các tuyến đường… Các hoạt động mua bán có thể có
hoặc không có địa điểm cố định.
Theo nghĩa thông thường, mua bán hàng rong được hiểu là hoạt động buôn bán
dạo. Để thực hiện hoạt động này thì người bán hàng rong thường mang hàng hóa đi dọc
theo các tuyến đường, vào các con hẻm,… để bán hàng cho người có nhu cầu sử dụng.
“Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm
cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận
sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản
phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong”4.
Mua bán hàng rong thực chất là một hoạt động mua bán hàng hóa theo quy định
của Luật Thương mại năm 2005 và hoạt động mua bán rong không có địa điểm cố định.
Người bán hàng rong không bán hàng tại một địa điểm cố định nào cả, họ không có trụ
sở thương mại để tiến hành hoạt động mua bán, mà hoạt động buôn bán hàng rong diễn
ra ở khắp các ngõ hẻm, những nơi tập trung đông dân cư, dọc theo các tuyến đường,…
Hôm nay họ bán tại chỗ này nhưng ngày mai họ có thể di chuyển đến chỗ khác nếu cảm
thấy thuận tiện cho việc bán hàng của mình.
1.1.2. Một số đặc điểm của hoạt động mua bán hàng rong
Hoạt động mua bán hàng rong diễn ra khá đơn giản, thường thấy ở những nơi
dân cư tập trung đông đúc, khu vực quanh các trường học, bệnh viện, khu du lịch, dọc
theo các tuyến đường.
Hàng hóa được bán rong thường là các loại thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt,…
Người bán bán hàng với mục tiêu là lợi nhuận, người mua tìm đến hàng rong chủ yếu là
để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
1.1.2.1. Chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng rong
Cũng như những hoạt động mua bán hàng hóa khác, hoạt động mua bán hàng
rong được thực hiện bởi hai bên là bên mua và bên bán.
4
Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải
đăng ký kinh doanh.
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
6
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
Theo quy định tại Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một
cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, mua bán hàng rong là một
hoạt động thương mại được thực hiện bởi cá nhân hoạt động thương mại. Theo đó, cá
nhân hoạt động thương mại được hiểu là “cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một
số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là
“thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại”5.
Như vậy người bán hàng rong là cá nhân thực hiện hoạt động mua bán nhằm
mục đích sinh lợi và hoạt động này được thực hiện một cách độc lập, thường xuyên. Đây
là cá nhân hoạt động thương mại nhưng không phải đăng ký kinh doanh và người bán
hang rong không được gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.
Thương nhân theo nghĩa thông thường được hiểu là người buôn bán, khái niệm
“thương nhân” được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Thương mại 2005 “Thương nhân
bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ của
thương nhân. Tuy nhiên trong trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn
phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của pháp luật6.
Khác với thương nhân, cá nhân hoạt động thương mại không có nghĩa vụ đăng
ký kinh doanh, song mọi hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại phải tuân theo
những quy định của pháp luật về thương mại đối với thương nhân và pháp luật có liên
quan.
Người bán hàng rong chủ yếu là những lao động nghèo, trình độ học vấn không
cao, cuộc sống khó khăn, không có việc làm ổn định và phần đông là phụ nữ. Do nhu cầu
của xã hội và tính chất của nghề bán hàng rong, những gánh hàng rong thực chất là “hệ
thống phân phối hàng hóa đến tận nhà”7 và việc bán hàng rong đòi hỏi không quá cao về
cả trình độ lẫn vốn liếng mà số lượng người bán hàng rong ngày một tăng đáng kể. Đặc
biệt là ở những khu vực dân cư đông đúc, xung quanh các bệnh viện, trường học, những
khu du lịch…
Chủ thể thứ hai trong hoạt động mua bán hàng rong là người mua hàng rong.
Người mua hàng rong là tất cả những cá nhân có nhu cầu sử dụng, thành phần này rất đa
5
Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải
đăng ký kinh doanh.
6
Điều 7, Luật Thương mại năm 2005.
7
Bùi Kiến Thành, Sao nỡ lòng đá “bát cơm” của người nghèo như thế,
[truy cập ngày 09/9/2013].
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
7
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
dạng. Bởi một trong những ưu điểm của hàng rong là hàng hóa sẽ được đưa đến tận nhà
để người tiêu dùng lựa chọn và với mức giá thấp hơn những hàng hóa được bày bán tại
các chợ, siêu thị,… Như vậy thay vì phải đến các cửa hàng, siêu thị để mua thì với những
gánh hàng rong người tiêu dùng có thể mua hàng tại nhà với giá rẻ hơn và tiết kiệm được
chi phí đi lại.
1.1.2.2. Cách thức bán hàng rong
Hiện nay, pháp luật không quy định người bán hàng rong phải thực hiện hoạt
động bán hàng theo một cách thức nào cụ thể. Tuy nhiên, người bán hàng phải tuân thủ
các quy định của pháp luật hiện hành về đảm bảo an ninh trật tự trong hoạt động của cá
nhân hoạt động thương mại.
Trên thực tế, cách thức bán hàng rong rất đơn giản. Chỉ cần với đôi gánh hay
chiếc xe đạp để chở hàng người bán có thể tiến hành hoạt động bán hàng. Trước đây hàng
rong được người bán vận chuyển chủ yếu bằng đôi gánh, sau này cùng với sự phát triển
của xã hội mà các phương tiện dùng cho hoạt động bán hàng rong cũng đa dạng hơn, có
thể là xe đạp, xe đẩy, xe máy,… Những phương tiện này có điểm chung là chi phí thấp và
nhỏ gọn, dễ di chuyển ngay cả khi vào những đường phố chật hẹp, hay các ngõ hẻm nhỏ
để chào hàng, để bán hàng.
Một bộ phận người bán hàng rong khác thì không di chuyển từ nơi này đến nơi
khác để bán hàng hóa, mà họ chọn cho mình một vị trí cố định ở một góc đường, hay
ngay trước hiên nhà để bày hàng và bán.
Nói chung hoạt động bán hàng rong diễn ra rất đơn giản và tạo sự thuận tiện cho
người tiêu dùng. Vì lẽ đó mà hàng rong ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc
biệt là những người có thu nhập thấp và trung bình.
1.1.2.3. Địa bàn thực hiện hoạt động mua bán hàng rong
Như đã nói ở phần trên, mua bán hàng rong là hoạt động mua bán không có địa
điểm cố định và là “hệ thống phân phối hàng hóa đến tận nhà”. Vì thế phạm vi về địa
điểm bán hàng rong là khá rộng. Người bán hàng rong có thể bán ở nhiều nơi, trừ những
khu vực pháp luật có quy định cấm như: khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã
được xếp hạng, khu vực có cơ quan nhà nước, ngoại giao, bệnh viện, trường học, cơ sở
tôn giáo, tín ngưỡng, khu vực có biển cấm hoạt động thương mại,...
Tùy theo từng địa phương, nếu có quy định cụ thể về địa điểm được bán hàng
rong thì người bán hàng rong phải chấp hành. Một số khu vực cấm bán hàng rong được
cắm biển cấm bán hàng rong. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động bán hàng rong diễn ra
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
8
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
hàng ngày, ở hầu hết các tuyến đường, những nơi đông dân cư, nơi công cộng,… kể cả ở
những nơi cấm hay không cấm, miễn là thuận tiện cho việc mua bán đều dễ dàng bắt gặp
hình ảnh của những gánh hàng rong. Hoặc chỉ sau một thời gian, hàng rong đã hoạt động
trở lại ở những khu vực có biển cấm đặc biệt là ở những khu du lịch, trên các vỉa hè. Với
những khu vực thuận lợi cho việc buôn bán của những người bán hàng rong dù quy định
vẫn được ban hành, biển cấm vẫn treo, cơ quan chức năng vẫn kiểm tra, giám sát nhưng
hiện tượng vi phạm vẫn diễn ra.
Trong những trường hợp này những quy định của pháp luật đã không thực sự đi
vào thực tiễn bởi nhiều lý do. Có thể do người bán hàng rong không biết được nơi nào họ
được bán, nơi nào không; cũng có thể họ biết nhưng do có lợi cho việc buôn bán nên họ
không chấp hành, mặt khác có thể do những quy định được ban hành nhưng chưa được
triển khai thực hiện một cách nghiêm túc.
Như vậy địa bàn hoạt động mua bán hàng rong là rất rộng, người bán hàng rong
có thể bán hàng ở những khu vực pháp luật không cấm.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động mua bán hàng rong
Trong thời kì đầu của xã hội loài người do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất
nên sản xuất trong xã hội chỉ mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người bị bó
hẹp trong một giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều thành tựu
mới, con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế sản xuất
hàng hóa. Cùng với sự phát triển xã hội những nhu cầu của con người ngày càng đa dạng,
quá trình trao đổi hàng hóa ra đời để đáp ứng những nhu cầu ấy.
Từ hình thức trao đổi hàng hóa ban đầu là hàng đổi hàng, dần dần con người đã
biết dùng tiền làm vật trung gian trao đổi. Đây được xem là mốc quan trọng đánh dấu sự
xuất hiện hoạt động thương mại. Ban đầu, khái niệm thương mại được hiểu như hoạt
động mua bán hàng hóa nhằm mục đích kiếm lời. Về sau, cùng với sự phát triển của các
quan hệ kinh tế - xã hội, khái niệm thương mại đã dần được mở rộng hơn ở nhiều lĩnh
vực từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ, mà không chỉ đơn thuần là trao
đổi hàng hóa.
Từ lâu hoạt động mua bán hàng rong đã trở nên thân thuộc đến mức nó không
đơn thuần được nhìn nhận từ góc độ kinh tế, mà còn được xem như một nét văn hoá đặc
sắc phản ánh cuộc sống thường nhật của các dân tộc trên thế giới. Ở châu Á, hoạt động
mua bán hang rong được Chính phủ các nước đưa vào quy hoạch từ những năm cuối thế
kỷ XX.
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
9
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
Ở Singapore, chính quyền đánh giá cao sự đóng góp của hàng rong vào nền
kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để bảo vệ người bán hàng rong và giữ gìn trật tự đô thị,
ngay từ năm 1971, Chính phủ đã có kế hoạch đối phó với tình trạng người bán hàng rong
chiếm lĩnh khắp các đường phố. Vào năm này, Singapore bắt đầu thực hiện chương trình
xây dựng các khu trung tâm buôn bán thực phẩm, chợ,... để đưa người bán hàng rong vào
buôn bán ở những nơi cố định. Sau gần 30 năm, đến năm 1996, tất cả người bán hàng
rong của Singapore đều đã có nơi buôn bán, được cấp giấy phép, được dự các khoá học
về vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng8.
Cuối năm 2011, Chính phủ Singapore đã thành lập một nhóm các nhà chuyên
gia cùng với Cơ quan Phát triển Nguồn nhân lực (WDA) nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến việc thành lập trung tâm đào tạo cho những người bán hàng rong9. Trong dự án của
WDA những người tham gia sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo và được tư vấn, giúp đỡ tìm
việc làm trong ngành công nghiệp thực phẩm sau khi hoàn thành khóa học.
Riêng tại Kuala Lumpur (Malaysia), tình trạng lộn xộn của người bán rong đã
khiến Chính phủ ngừng cấp phép cho người bán hàng rong. Ngay từ năm 1990, thành
phố Kuala Lumpur đã hình thành kế hoạch quốc gia về người bán hàng rong. Theo kế
hoạch này, người bán hàng rong sẽ được vào các trung tâm và chợ để họ buôn bán ổn
định và được cấp giấy phép10.
Ở Việt Nam trong thời kỳ bao cấp, khi hàng tiêu dùng thiết yếu được phân phối
bằng chế độ tem phiếu, việc quản lý hoạt động mua bán được thực hiện hết sức ngặt
nghèo, các gánh hàng rong vẫn tồn tại và được thừa nhận không chính thức như một lực
lượng hỗ trợ hữu hiệu cho hệ thống thương mại nhà nước và các hợp tác xã mua bán.
Trước khi có những văn bản cụ thể để điều chỉnh hoạt động bán hàng rong của cá nhân
hoạt động thương mại, hoạt động bán hàng rong cũng đã được Chính phủ quan tâm.
Tại Điều lệ số 127-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01/4/1959 về
tổ chức tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác của những người tiểu thương và hàng rong, buôn
vặt, thì những người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt chuyên nghiệp cùng ngành,
nghề, hoặc những ngành nghề gần giống nhau có thể tổ chức lại thành các tổ hợp tác hay
8
Theo Pháp luật TP. HCM, Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur: Cho bán hàng rong theo “quy hoạch”,
[truy cập ngày 09/9/2013].
9
Nguồn : Vietnam+, Singapore đào tạo kỹ năng cho người bán hàng rong, [truy cập ngày 25/9/2013].
10
Theo Pháp luật TP. HCM, Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur: Cho bán hàng rong theo “quy hoạch”,
[truy cập ngày 09/9/2013].
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
10
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
cửa hàng hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Những
người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt muốn thành lập tổ hợp tác hay cửa hàng hợp
tác đều phải xin phép và đăng ký tại cơ quan quản lý thương nghiệp tỉnh, thành phố hoặc
tại Ủy ban Hành chính huyện. Tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác mua chung, bán chung
phải xin đăng ký tập thể.
Luật Thương mại năm 1997 cũng có đề cập đến người bán hàng rong, tuy nhiên
hoạt động của chủ thể này không được điều chỉnh cụ thể trong Luật này mà “đối với
những người buôn bán rong Chính phủ ban hành Quy chế riêng theo những nguyên tắc
cơ bản của Luật này”11.
Đến Luật Thương mại năm 2005 hoạt động của những người bán hàng rong vẫn
chưa được điều chỉnh cụ thể trong Luật mà căn cứ vào những quy định của Luật Thương
mại, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật Thương mại đối với cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh nói chung và
cá nhân bán hàng rong nói riêng.
Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ ra đời, quy định
về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký
kinh doanh. Theo đó, bán hàng rong đã được xem xét như một loại hình kinh doanh mà
những người bán hàng rong không phải đăng ký kinh doanh nhưng vẫn chịu quản lý ở
các cấp xã, phường. Người bán hàng rong được gọi là cá nhân hoạt động thương mại và
hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại phải tuân theo quy định của
Nghị định này, pháp luật về thương mại áp dụng đối với thương nhân và pháp luật có liên
quan12.
Cho đến nay Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh là
văn bản quy định chi tiết nhất về phạm vi kinh doanh của người bán hàng rong cũng như
trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của đối tượng này. Tuy
là một bộ phận kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ nhưng có những đóng góp đáng kể vào sự
phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước.
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, nền kinh tế trong nước chủ yếu phụ
thuộc vào nghề nông. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng
đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm nguyên liệu chủ yếu
để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Từ xưa các bộ
11
Điều 2, Luật Thương mại năm 1997.
Điều 4,Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký
kinh doanh.
12
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
11
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
lạc đã trao đổi sản phẩm được tạo ra từ quá trình lao động trong các buổi lễ, các lễ vật
trao đổi phải tương xứng với nhau. Thật khó để xác định hàng rong ra đời từ thời điểm
nào, có thể nói rằng hàng rong xuất hiện khi người dân nông thôn biết kinh doanh những
vật phẩm do mình làm ra. Có thể gọi hàng rong là “con đẻ” của nền văn minh nông
nghiệp.
1.3. Tác động của hoạt động mua bán hàng rong
Ngày nay bán hàng rong không còn là một việc làm thời vụ mà đã trở thành một
nghề của đa số người dân lao động nghèo, góp phần ổn định, phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán hàng rong hiện nay vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực,
gây tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế xã hội.
1.3.1. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đến đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội
1.3.1.1. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với sự phát
triển kinh tế
Hàng rong không chỉ giúp người bán có công ăn việc làm mà còn có vai trò rất
quan trọng đối với những người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Tuy
là hoạt động buôn bán nhỏ lẻ nhưng giá trị kinh tế mà những gánh hàng rong mang lại
không hề nhỏ. Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đến năm 2008 ước tính “cả nước
có gần 1 triệu lao động bán hàng rong. Mỗi gánh hàng rong bán khoảng 200 nghìn tiền
hàng/ngày. Lấy con số 200 nghìn nhân khoảng 1 triệu lao động thì sẽ được gần 200
tỷ/ngày, và vài chục nghìn tỷ/năm”13. Qua những số liệu trên có thể thấy, sự đóng góp của
hoạt động mua bán hàng rong vào kinh tế cả nước không hề nhỏ.
Những gánh hàng rong còn là mạng lưới phân phối hàng hóa rất lớn, hoạt động
bán hàng rong là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, người bán hàng linh hoạt đáp ứng nhu
cầu khách hàng, đồng thời cũng góp phần làm cho hàng hóa lưu chuyển nhanh hơn.
Nghiên cứu về “sử dụng không gian vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh” của Giáo sư
Anntte Kim thuộc khoa Nghiên cứu và quy hoạch đô thị đại học MIT chỉ ra rằng hàng
rong vỉa hè cung cấp 30% thức ăn, hàng hóa, dịch vụ cho người dân thành phố và 30%
công ăn việc làm14. Một khi hàng rong không còn nữa, đồng nghĩa với việc một lượng
lớn hàng hóa không được lưu thông và một bộ phận người tiêu dùng không được đáp ứng
13
Bùi Kiến Thành, Sao nỡ lòng đá “bát cơm” của người nghèo như thế,
[truy cập ngày 09/9/2013].
14
Quỳnh Như, Biến hàng rong thành điểm nhấn du lịch, [truy cập ngày 19/9/2013].
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
12
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
nhu cầu sử dụng hàng hóa từ những gánh hàng rong và sẽ gây những tổn thất lớn cho nền
kinh tế.
1.3.1.2. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với văn hóa
xã hội
Không chỉ ở Việt Nam mà gần như tất cả các nước Châu Á đều có hàng rong.
Đến bất cứ vùng đất, quốc gia nào chỉ cần nhìn vào hàng rong là sẽ biết văn hóa ẩm thực
của quốc gia đó. Ở Việt Nam, bán hàng rong không chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi,
mua bán nhằm mục đích sinh lợi, mà từ lâu hàng rong đã trở thành một nét văn hóa đặc
trưng của người Việt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Hàng rong có vẻ
vô trật tự, không được sạch sẽ nhưng đó lại là sự lộn xộn rất tự nhiên, rất đẹp và từ lâu
tiếng rao từ những gánh hàng rong đã trở nên thân thuộc, hàng rong đã trở thành một nét
văn hóa ẩm thực đường phố của Việt Nam.
Ở nước ta hiện nay, một bộ phận rất lớn người dân tham gia vào bán hàng rong.
Tuy vất vả nhưng với nhiều người, bán hàng rong là nghề duy nhất để kiếm sống. Trong
bối cảnh kinh tế hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng việc kiếm được công việc ổn
định là rất khó khăn, đặc biệt là đối với những người dân nghèo, trình độ chuyên môn
không cao.
Có thể thấy rằng, những gánh hàng rong có vai trò rất lớn trong việc giải quyết
công ăn việc làm, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Khi người dân được đảm bảo những
nhu cầu cơ bản như ăn, mặc thì sẽ tránh được phần nào các tệ nạn như ăn xin, trộm cướp,
cờ bạc,…giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
1.3.2. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đến đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội
1.3.2.1. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với sự phát
triển kinh tế
Bán hàng rong là một hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và không
phải đăng ký kinh doanh. Vì không đăng ký kinh doanh nên việc quản lý hoạt động này
gặp rất nhiều khó khăn và những hệ lụy từ những gánh hàng rong để lại cho xã hội là
không nhỏ. Để khắc phục những hậu quả này, cơ quan chức năng phải chi ra một khoản
cho việc quản lý hàng rong, đặc biệt là việc phải tăng cường đội ngũ cán bộ cho việc
kiểm tra, giám sát, dọn dẹp hàng rong. Tuy nhiên có thể thấy rằng việc làm này không
mấy hiệu quả, bằng chứng là không bao lâu sau khi dọn dẹp, thì hàng rong lại “mọc” lên
như cũ.
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
13
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
Bên cạnh việc làm tăng khoản chi Ngân sách nhà nước, đôi khi hoạt động bán
hàng rong còn gây thiệt hại đối với kinh tế cho chính người tiêu dùng. Việc mua phải
những hàng hóa bán rong kém chất lượng, không thể sử dụng và rơi vào tình trạng “tiền
mất tật mang” cũng khá phổ biến.
1.3.2.2. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với văn hóa xã hội
Nét văn hóa hàng rong xưa đang dần bị mất đi, hiện nay những gánh hàng rong
đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa xã hội.
Tình trạng người bán hàng rong thản nhiên vứt rác vào những gốc cây hoặc để
lại những đống rác còn lại sau khi việc buôn bán kết thúc đã làm cho đường phố mất đi
vẻ đẹp vốn có. Bên cạnh đó là những hành động chèo kéo khách hàng của người bán
hàng gây khó chịu cho mọi người, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Tệ hơn nữa là
việc lừa gạt, lợi dụng sự tín ngưỡng của khách hàng để bán những món hàng kém chất
lượng nhưng lại rất đắt đỏ, cung cấp những thông tin sai lệch về tôn giáo, văn hóa của
Việt Nam. Chính những việc làm này đã làm xấu đi hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam trong mắt du khách nước ngoài. Và đây là một trong những nguyên nhân khiến
nhiều du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam đã không còn muốn quay trở lại.
Việc một số cá nhân lợi dụng hoạt động bán hàng rong để bán hàng lậu, hàng
giả, đồ đạc do trộm cắp cũng rất phổ biến. Tình trạng này gây khó khăn cho các cơ quan
chức năng trong công tác quản lý, phòng chống tội phạm.
Một vấn đề nữa là việc người bán hàng rong lấn chiếm lòng lề đường để kinh
doanh gây ùn tắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông. Đây là một
trong những điểm hạn chế trong hoạt động mua bán hàng rong hiện nay cần sớm được
khắc phục để không gây ảnh hưởng đến những hoạt động khác trong xã hội.
Không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động mua bán hàng rong trong quá
trình phát triển kinh tế, song tình trạng hàng rong hoạt động một cách không tổ chức như
hiện nay cũng gây nhiều trở ngại đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Hàng rong Việt
Nam hiện nay chỉ mới chiều theo cái thuận tiện trước mắt, thỏa mãn nhu cầu của người
mua, người bán mà không để ý tới văn minh đô thị, lợi ích chung của cộng đồng. Để
hàng rong hoạt động thực sự hiệu quả thì vấn đề quản lý hoạt động này cần được quan
tâm đúng mức và kịp thời.
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
14
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
CHƢƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân thực hiện hoạt động bán hàng
rong không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Dù không phải đăng ký kinh doanh nhưng người bán hàng rong vẫn chịu sự quản lý của
cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với hoạt động mua bán hàng rong.
Cá nhân bán hàng rong có quyền tự do lựa chọn hàng hóa, địa điểm để kinh
doanh, song sự tự do ấy vẫn phải trong khuôn khổ của pháp luật. Bên cạnh những quyền
lợi, cá nhân bán hàng rong có nghĩa vụ tuân thủ những quy định của pháp luật đối với
hoạt động thương mại của mình. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn, mua những hàng
hóa phù hợp với mục đích sử dụng, phục vụ nhu cầu hàng ngày của mình. Trong quá
trình thực hiện hoạt động mua bán hàng rong, nếu có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo
quy định của pháp luật.
2.1. Xác lập giao dịch mua bán trong hoạt động mua bán hàng rong
Quan hệ mua bán được xác lập trên cơ sở thuận mua vừa bán, tức là sự thống
nhất ý chí của các bên. Sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ mua bán được thể hiện
thông qua hình thức là hợp đồng mua bán, tùy vào giao dịch cụ thể mà xác định đó là hợp
đồng mua bán tài sản trong dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại.
2.1.1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng rong
Cũng như các hoạt động mua bán thông thường khác chủ thể tham gia vào hoạt
động mua bán hàng rong gồm có hai bên đó là bên mua và bên bán.
Hợp đồng mua bán hàng rong được được thiết lập giữa người bán hàng rong –
cá nhân hoạt động thương mại và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội.
Khác với chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là phải có
ít nhất một trong các bên là thương nhân. Chủ thể trong hợp đồng mua bán tài sản trong
dân sự chỉ cần thỏa mãn các điều kiện về chủ thể trong giao dịch dân sự thì không bắt
buộc phải là thương nhân. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt giữa hợp đồng
mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự.
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
15
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
2.1.2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng rong
Dù là hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa
trong thương mại thì hợp đồng cũng được xác lập theo cách thức mà hai bên có thể thể
hiện được ý chí của mình và sự thỏa thuận giữa các bên với nhau.
Hợp đồng mua bán có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được
xác lập bằng hành vi cụ thể, trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải lập thành
văn bản thì phải tuân theo quy định đó15.
Giao dịch mua bán giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng rong cũng được
thể hiện bằng hợp đồng mua bán nhưng là hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường hay
hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005), không phải là hợp
đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại 2005 và chủ yếu được thể
hiện bằng lời nói, hành vi cụ thể.
Hình thức hợp đồng thể hiện bằng lời nói là trường hợp các bên tham gia giao
kết hợp đồng cùng gặp gỡ, trao đổi trực tiếp. Thông qua hình thức này các bên chỉ cần
thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng.
Trong hoạt động mua bán hàng rong, việc mua bán giữa các bên diễn ra khá
đơn giản và nhanh chóng. Bên mua chỉ việc xem hàng, hỏi giá, nếu thống nhất được thì
xem như hợp đồng mua bán giữa các bên đã được giao kết. Tiếp theo là bên bán nhận
tiền và giao hàng; bên mua nhận hàng và trả tiền cho bên bán và như thế là hợp đồng đã
được thực hiện.
2.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng rong
Là một hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán hàng rong là sự thỏa
thuận của họ về việc xác lập quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán
có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản
và trả tiền cho bên bán.
Pháp luật không quy định bắt buộc trong hợp đồng mua bán phải có những điều
khoản nào mà chỉ khuyến khích trong hợp đồng mua bán tài sản các bên có thể thỏa
thuận những nội dung như16:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
15
16
Điều 401, BLDS năm 2005 và Điều 24, Luật Thương mại năm 2005.
Điều 402, BLDS năm 2005.
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
16
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phạt vi phạm hợp đồng;…
Với tính chất đơn giản, nhanh chóng tạo thuận lợi cho việc mua bán, hợp đồng
mua bán hàng rong chủ yếu được giao kết bằng lời nói. Vì thế mà nội dung của nó cũng
khá đơn giản và được các bên thỏa thuận và thực hiện nhanh chóng.
Trong hợp đồng mua bán hàng rong các bên thường chỉ quan tâm và thỏa thuận
những nội dung cơ bản như: đối tượng của hợp đồng, giá cả, số lượng, chất lượng,…mà
những điều khoản khác có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của bên bán đối với chất lượng
hàng hóa mình bán cũng như trách nhiệm đối với bên mua như các điều khoản về phạt vi
phạm, bồi thường thiệt hại,..Các điều khoản này hầu như không được các bên quan tâm
và đề cập trong hợp đồng.
Điều này gây ra những bất lợi cho người tiêu dùng khi mua hàng hóa từ những
gánh hàng rong, họ không nhận được bất kỳ sự bảo đảm nào về chất lượng hàng hóa
mình mua cũng như sự an toàn của bản thân sau khi sử dụng những hàng hóa ấy.
2.2. Phạm vi của hoạt động mua bán hàng rong
2.2.1. Phạm vi về hàng hóa được bán rong
Theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một
cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh: cá nhân hoạt động thương
mại được phép kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại
hàng hóa, dịch vụ sau:
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn
chế kinh doanh theo quy định của pháp luật17;
Là cá nhân hoạt động thương mại, người bán hàng rong được phép buôn bán
các loại hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh.
(Phụ lục I Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương
mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều
kiện).
17
Diều 5, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh.
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
17
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
Trước đây hàng hóa được đem bán rong chủ yếu là các loại đồ dùng sinh hoạt
hàng ngày, các loại thực phẩm như: các loại rau quả, các món ăn vặt,… Ngày nay cùng
với sự phát triển của xã hội và để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hàng hóa bán
rong cũng ngày một đa dạng hơn.
Bên cạnh việc bán các loại thực phẩm, các món quà vặt, ngày nay hầu hết các
loại hàng hóa đều có thể được tìm thấy ở các gánh hàng rong hay những địa điểm bán
hàng rong cố định. Tùy vào địa điểm cụ thể, đặc điểm, nhu cầu của người tiêu dùng mà
người bán hàng rong lựa chọn mặt hàng để kinh doanh sao cho phù hợp. Từ các loại rau
quả, các món ăn vặt, cho đến những vật dụng như nón bảo hiểm, giày dép, quần áo; các
loại linh kiện kiện tử, đồ chơi trẻ em, sách báo, tạp chí, đĩa CD, quà lưu niệm…hay ngay
cả các loại thuốc dùng để chữa bệnh cũng được đem được bán rong.
Để kiểm soát hàng rong là một việc không dễ dàng. Bởi lẽ, hàng hóa được bán
rong ngày nhiều và rất đa dạng, người bán hàng rong là những cá nhân hoạt động thương
mại, những cá nhân này được phép thực hiện hoạt động buôn bán mà không cần phải
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Vì thế mà việc
kiểm soát hoạt động bán hàng rong là rất khó khăn và việc các loại hàng hóa nằm trong
Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh như các loại hàng giả, sách báo,
phim ảnh đồi trụy,…vẫn được bán rong và tiêu thụ hàng ngày là không thể tránh khỏi.
- Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng
không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng
không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng
nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh là các loại hàng hóa mà người bán hàng rong
không được phéo kinh doanh 18.
Cũng như các cơ sở, cá nhân kinh doanh khác, người bán hàng rong không
được bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng,...gây ảnh hưởng đến sức khỏe người
tiêu dùng.
Hàng hóa bán rong ngày càng đa dạng tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng,
tuy nhiên đây cũng là cơ hội để các đối tượng kinh doanh bất chính hoạt động. Việc quản
lý những hàng hóa được hay không được phép bán rong đã khó thì việc kiểm tra nguồn
gốc xuất xứ, chất lượng hàng rong lại càng khó khăn hơn.
Các mặt hàng bán rong rất khó kiểm soát vì không có cơ quan nào đứng ra xác
nhận chất lượng của những mặt hàng này. Bên cạnh đó, hàng bán rong tiêu thụ trong thời
18
Điều 5, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh.
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
18
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
gian ngắn, gây khó khăn cho quản lý và khó có thể xác định nguồn gốc. Một phần trong
số các mặt hàng được bán rong là tự người bán sản xuất, chế biến nên cũng không thể xác
định về phẩm chất, là hàng giả hay thật, có đúng nguồn gốc xuất xứ không. Bên cạnh
những người bán hàng đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm thì cũng có những người bán
hàng ôi thiu, quá hạn… những người tiêu dùng không để ý thì cũng khó phát hiện.
Hàng hóa đảm bảo chất lượng mà giá cả phải chăng thì cũng là một lựa chọn
tiêu dùng tốt nhưng bên cạnh đó người tiêu dùng luôn có khả năng gặp phải những mặt
hàng chất lượng kém. Những mặt hàng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,
tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh
bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính,…
“Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa,
dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy
định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này”19.
Theo quy định này nếu người bán hàng rong muốn kinh doanh các loại hàng
hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì họ phải tuân thủ các quy định
của pháp luật có liên quan đến các loại hàng hóa này. Tuy nhiên theo quy định tại Nghị
định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa,
dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, thì một trong
những điều kiện để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa , dịch vụ hạn
chế kinh doanh là “thương nhân kinh doanh phải là doanh nghiệp được thành lập và
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật”20. Và để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
kinh doanh có điều kiện thì trước tiên “chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy
định của Luật Thương mại”21.
Điều kiện cần để một chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục
hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện là chủ thể kinh doanh
phải là thương nhân theo quy định của Luật Thượng mại.
Người bán hàng rong muốn kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa hạn
chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì trước hết họ phải trở thành thương nhân, là
cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh chứ
19
Điều 5, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh.
20
Điều 6, Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng
hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
21
Điều 7, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng
hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
19
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp
Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam
không chỉ đơn thuần là cá nhân hoạt động thương mại như hiện tại, tức là khi này họ cần
tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
2.2.2. Phạm vi về địa điểm được bán hàng rong
Một trong những đặc điểm của hoạt động bán hàng rong đó là không có địa
điểm cố định do đó mà trên thực tế hoạt động bán hàng rong diễn ra ở phạm vi rất rộng.
Tuy nhiên theo quy định thì người bán hàng rong không được buôn bán tại các địa
điểm22:
- Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam
thắng cảnh khác;
- Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;
- Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất
đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu,
bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;
- Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
- Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao
gồm cả đường bộ và đường thủy;
- Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm;
vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành
cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần
vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời
để thực hiện các hoạt động thương mại;
- Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh
(UBND tỉnh), thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là UBND cấp tỉnh) hoặc cơ quan
được UBND cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động
thương mại;
- Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực,
tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh nhưng không được sự đồng
ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động
thương mại.
22
Điều 6, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh.
GVHD: TS. CAO NHẤT LINH
20
SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN