Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

đặc điểm nội dung thơ ngụ ngôn ivan andreevitr crulov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 109 trang )

ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
ÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH
NHÂ

Ữ VĂN
BỘ MÔN NG
NGỮ
---o O o---

ĐỖ HO
ÀNG TH
ỨC
HOÀ
THỨ
MSSV: 6106433

C ĐIỂM NỘI DUNG TH
Ơ NG
Ụ NG
ÔN
ĐẶ
ĐẶC
THƠ


NGỤ
NGÔ
IVAN ANDREEVITR CRULOV

Lu
Luậận văn tốt nghi
nghiệệp đạ
đạii học
ữ văn
Ng
Ngàành Ng
Ngữ

ng dẫn: Ths.GV. TR
ẦN VĂN TH
Cán bộ hướ
ướng
TRẦ
THỊỊNH

ơ, năm 2013
Cần Th
Thơ


NG TỔNG QU
ÁT
ĐỀ CƯƠ
ƯƠNG
QUÁ

PH
ẦN MỞ ĐẦ
U
PHẦ
ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
Chương 1. Tác giả, tác phẩm và những vấn đề lí luận chung
1.1. Khái lược về bối cảnh lịch sử và văn học Nga nửa sau thế kỉ XVIII, nửa đầu thế
kỉ XIX
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.2. Tình hình văn học
1.2. Tác giả I.A. Crulov và thơ ngụ ngôn I.A. Crulov
1.2.1. Tác giả I.A. Crulov
1.2.2. Thơ ngụ ngôn I.A. Crulov
1.3. Giới thuyết về những vấn đề lý luận chung
1.3.1. Giới thuyết về thể loại ngụ ngôn
1.3.2. Giới thuyết về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm văn học
Chương 2. Nội dung thế sự trong thơ ngụ ngôn I.A. Crulov
2.1. Cái tốt và cái xấu – Những vấn đề giáo dục nhân cách con người
2.1.1. Phê phán những thói hư, tật xấu của con người
2.1.1.1. Phê phán thói vô ơn
2.1.1.2. Phê phán thói tham lam và ích kỉ
2.1.1.3. Phê phán tật “dốt hay nói chữ, dốt thích làm càn”

2.1.1.4. Phê phán thói huênh hoang, tự phụ
2.1.1.5. Phê phán tật khoác lác
2.1.2. Ca ngợi cuộc sống lao động và những phẩm chất tốt đẹp của con người
2.1.2.1. Ca ngợi cuộc sống lao động của con người
2.1.2.2. Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người
2.2. Những vấn đề về bài học đối nhân xử thế muôn đời của con người
2.2.1. Con người nên biết đứng đúng vị trí của mình
2


2.2.2. Cách xử trí công việc thông minh và hợp lí
2.2.3. Sự đoàn kết và sức mạnh của sự đoàn kết
2.2.4. Những mối quan hệ tình cảm giữa con người và con người
2.2.5. Mối quan hệ ứng xử giữa con người và thiên nhiên
2.3. Giá trị thơ ngụ ngôn I.A. Crulov qua nội dung thế sự
Chương 3. Nội dung chống cường quyền trong thơ ngụ ngôn I.A. Crulov
3.1. Lên án xã hội bất công và mâu thuẫn
3.1.1. Lên án xã hội bất công
3.1.2. Lên án xã hội còn nhiều mâu thuẫn và đời sống khốn khó của nhân dân
3.2. Vạch trần bộ mặt thật của giai cấp thống trị và bộ máy quan lại quan liêu, tham
nhũng
3.2.1. Vạch trần bộ mặt thật của giai cấp thống trị
3.2.1.1. Bản chất ngu dốt và xu nịnh của những tên quan lại
3.2.1.2. Bản chất gian xảo của những tên quan lại
3.2.2. Những vụ xử án phi lí trước sự ngây ngô của hệ thống pháp luật
3.2.3. Phê phán tệ quan liêu và tham nhũng
3.2.3.1. Tệ tham nhũng trở thành một quốc nạn
3.2.3.2. Tệ quan liêu và sự thật về sự dân chủ trong xã hội
3.3. Giá trị thơ ngụ ngôn I.A. Crulov qua nội dung chống cường quyền
ẦN KẾT LU

ẬN
PH
PHẦ
LUẬ

3


ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
1. Lí do ch
chọọn đề tài
Nước Nga từ khi thành lập cho đến ngày nay đã trải qua nhiều biến cố lịch sử
thăng trầm với những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, những
cuộc kiến thiết đất nước, những cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ,... Song hành với
bề dày lịch sử phát triển của nước Nga là một nền văn hóa, một nền văn hóa đa dân tộc
thời kì Xô Viết và một nền văn hóa thống nhất của nước Nga hiện đại ngày nay. Trên
mảnh đất lịch sử, văn hóa đa dạng và phong phú ấy, nền văn học Nga đã phát triển kế
thừa từ nền văn học dân gian truyền miệng qua nền văn học viết ở thế kỉ thứ XI cho
đến nền văn học thế kỉ XVIII với các khuynh hướng cổ điển, tình cảm, chuẩn bị cho
chủ nghĩa lãng mạn ra đời và chủ nghĩa hiện thực thắng thế trong thế kỉ XIX.
Các tác phẩm văn học Nga thường chứa đựng những tư tưởng lớn, có ý nghĩa
sâu xa, phản ánh sâu sắc cuộc sống, những quan điểm chính trị, đạo đức, xã hội, thẩm
mĩ và khát vọng của nhân dân. Nó còn gợi ra một thế giới tình cảm phong phú của con
người và những tính cách của con người chỉ có ở người Nga – chúng tôi gọi đó là
những tính cách Nga. Cũng như các nền văn học khác, nền văn học Nga được biết đến
với nhiều tác giả nổi tiếng với những tác phẩm có giá trị. Các tác giả cố gắng diễn tả

trên hầu hết các thể loại văn học. Tuy nhiên, nổi bật nhất là văn xuôi và thơ phú. Các
tác phẩm văn học Nga được phổ biến không chỉ ở nước Nga mà còn được bạn đọc
khắp nơi trên thế giới đón nhận. Các tác phẩm văn học Nga không chỉ có dung lượng
đồ sộ mà còn hấp dẫn bạn đọc bởi nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Những nội dung
và tư tưởng ấy được thể hiện vào trong tác phẩm bằng những phương pháp sáng tác
khác nhau, tạo nên nhiều hiệu ứng độc đáo. Không ít các tác giả ở những quốc gia
khác trên thế giới chịu ảnh hưởng của văn học Nga và các phương pháp sáng tác này,
trong đó có Việt Nam. Như vậy, nền văn học Nga là một nền văn học lớn, đóng góp
không nhỏ và có tầm ảnh hưởng đặc biệt đến các nền văn học khác trên thế giới. Vì thế
mà những đề tài liên quan đến nền văn học Nga, đất nước Nga, con người Nga,… luôn
là những đề tài hấp dẫn đối với những người làm nghiên cứu khoa học.
Ngụ ngôn là một thể loại văn học khá đặc biệt. Ngụ ngôn tồn tại ở cả hai dạng
là văn xuôi và văn vần (thường là thơ). Không giống như những thể loại văn học khác,
ngụ ngôn rất kén tác giả và độc giả. Không phải tác giả nào cũng có thể sáng tác ngụ
ngôn cũng như không phải độc giả nào cũng thấy hứng thú hay hiểu được hết những
4


nội dung hàm ẩn mà những bài ngụ ngôn mang lại. Nền văn học của một dân tộc nào
cũng có một mảng văn học với các sáng tác có nội dung ẩn ý sâu xa thông qua những
câu chuyện bình dị đời thường, đó là thể loại ngụ ngôn. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia khác
nhau có thể khác nhau về tên gọi và hình thức thể hiện. Trong nền văn học Nga, thể
loại ngụ ngôn không phải là một thể loại văn học chính yếu và không có nhiều tác giả
nổi tiếng ở thể loại này nhưng cũng có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như
Giucốpxki, I.A. Crulov,.... Ngụ ngôn ở Nga bao gồm cả ngụ ngôn dân gian và ngụ
ngôn văn học. Ở đây, chúng tôi khảo sát ngụ ngôn Nga xuất hiện trong dòng văn học
châm biếm của chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ
XIX.
Chúng ta phải nhắc đến I.A. Crulov, một trong những cây đại thụ của thể loại
ngụ ngôn văn học thế giới. Nếu từ rất xa xưa có Êdôp, một tác giả ngụ ngôn của Hy

Lạp với những câu chuyện ngụ ngôn hấp dẫn, chứa đựng nhiều thông điệp và những
bài học bổ ích về cách đối nhân xử thế, phê phán những thói xấu của con người và
ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp thì I.A. Crulov cũng vậy. Thông qua những bài ngụ
ngôn của mình, I.A. Crulov đã phản ánh bộ mặt của xã hội Nga đương thời với những
biểu hiện tiêu cực, mà theo Puskin là những biểu hiện đó “tràn ngập ở nước Nga

chúng ta”. Ngoài ngụ ngôn, I.A. Crulov còn viết kịch. Kịch của I.A. Crulov cũng phản
ánh hiện thực Nga đương thời nhưng người ta biết nhiều về ông qua thể loại ngụ ngôn.
Phải chăng ngụ ngôn làm cho người ta phải cười để rồi thấm thía nhận ra sau những
tiếng cười ấy là những bài học ý nghĩa, thâm trầm? I.A. Crulov còn được nhắc đến với
tư cách là người có nhiều đóng góp trong việc mở đường cho sự hình thành phương
pháp sáng tác hiện thực phê phán trong trào lưu văn học hiện thực phê phán ở Nga giai
đoạn cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX.
Nếu ngụ ngôn là một thể loại kén tác giả thì các đối tượng độc giả của nó cũng
không nhiều. Điều đáng chú ý hơn là, có một bộ phận độc giả lại cho rằng, ngụ ngôn
chỉ là một thể loại văn học dành cho trẻ em. Chúng tôi cho rằng, đó là một nhận định
hoàn toàn không chính xác và có phần áp đặt. Trên thực tế, có nhiều bài viết cho thấy
tầm quan trọng của ngụ ngôn và những ứng dụng của nó vào trong cuộc sống. Như vậy,
ngụ ngôn thực sự là một thể loại văn học dành cho tất cả mọi người. Những áp đặt sai
lầm trên phải chăng là do ý nghĩa của những bài ngụ ngôn thường là răn dạy, giáo
huấn, hay chỉ ra đâu là cái tốt, đâu là cái xấu,… nên chúng thường được kể để giáo dục
5


các em nhỏ? Nhưng không thể phủ nhận, những thói hư tật xấu, những mặt trái ở
những người lớn cũng có nhiều. Đọc ngụ ngôn của I.A. Crulov, chúng ta sẽ thấy rõ
vấn đề này.
Sự hấp dẫn và hứng thú luôn là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn một
đề tài để tiến hành nghiên cứu khoa học. Lần đầu tiên tiếp xúc với thể loại ngụ ngôn
Nga và thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov, chúng tôi thực sự cảm thấy bị lôi cuốn. Đọc

những bài ngụ ngôn của I.A. Crulov, chúng tôi đã nhận ra rất nhiều bài học bổ ích và
cả những tiếng cười vui nhộn. Vì thế mà chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu

“Đặc điểm nội dung thơ ngụ ngôn I.A. Crulov” để có thể tiếp cận và có một cái nhìn
sâu hơn về ngụ ngôn của I.A. Crulov và thể loại ngụ ngôn trong văn học Nga.

2. Lịch sử vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam không
có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tác giả I.A. Crulov và các tác phẩm ngụ
ngôn của ông, chủ yếu là nhắc đến tác giả này trong những công trình nghiên cứu văn
học sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX.
Trong một bài viết của mình tại Matxcơva năm 1997, PTS. Nguyễn Huy Hoàng
đã nhận xét: "Có người cho rằng, thơ của Crulov là thơ của mọi thời đại, bởi vì thơ

ông có tính thời sự rất cao. Ở bất cứ xã hội nào hễ còn tham nhũng, cường quyền, còn
các thứ quan lại ngu dốt, táng tận lương tâm; còn những thứ quốc nạn thì thơ Crulov
còn nguyên ý nghĩa thời sự nóng hổi của nó, người đọc có thể gửi gắm nỗi niềm tâm
sự trước thế thái nhân tình”. [23; tr. 7]. Chúng tôi nhận thấy nhận xét này của PTS.
Nguyễn Huy Hoàng có liên quan đến tính thông điệp vượt thời đại trong ngụ ngôn
Crulov. Chúng ta cần nhớ rằng một tác phẩm văn học mang nhiều giá trị nhân nhận
thức khác nhau, tương ứng với mỗi thời đại khác nhau sẽ có những cách nhìn nhận và
đánh giá tác phẩm khác nhau. Về điều này, chúng tôi cho rằng, nhận định của PTS.
Nguyễn Huy Hoàng rất đúng vì thực sự ngụ ngôn I.A. Crulov có nhiều nội dung bổ ích
mà đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Đỗ Hải Phong trong Giáo trình văn học Nga đã viết: "Giai đoạn văn học 1800 -

1859 là giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của chủ nghĩa hiện thực ở Nga
trong văn học thế kỉ XIX. Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm đã đến giai đoạn
thoái trào. Chủ nghĩa hiện thực phê phán bớt đi tính giáo huấn và trăn trở chuyển theo
hướng chủ nghĩa hiện thực mới trong các sáng tác của nhà thơ ngụ ngôn trào phúng

6


Crulov (1769 - 1844) với những bài thơ Chó sói và cừu non, Nông dân và dòng sông,
Lá và rễ...”[13; tr. 6]. Nhận xét này của tác giả Đỗ Hải Phong cũng đã phần nào lí giải
được những biến chuyển và sự thắng thế của những trào lưu văn học đang thịnh hành ở
Nga lúc bấy giờ. Tuy nhiên, do không phải là một công trình lớn nên tác giả Đỗ Hải
Phong chỉ dừng lại ở mức bao quát vấn đề chứ chưa tìm hiểu cặn kẽ về tác giả I.A.
Crulov cũng như những tác phẩm ngụ ngôn đặc sắc của ông.
Dịch giả Hồ Quốc Vỹ, tác giả tập Thơ ngụ ngôn I.A Crulov đã từng trăn trở rất
nhiều khi dịch các tác phẩm ngụ ngôn của I.A. Crulov: "Dịch những bài thơ này đôi

lúc người dịch cảm thấy ông Crulov ở nước Nga, mà sao viết chuyện như là Việt
Nam?”[23;tr.11]. Có lẽ, chính xã hội Việt Nam trong buổi giao thời cũng lắm những
điều trái khoáy nên tác giả Hồ Quốc Vỹ mới cảm nhận như vậy. Tuy nhiên, trên thực
tế là, không phải xã hội trong buổi giao thời mới có những biểu hiện xấu và tiêu cực
mà là ở bất cứ thời nào cũng có. Và những nội dung trong những bài thơ ngụ ngôn của
I.A. Crulov luôn luôn đúng ở mọi thời như một thông điệp vượt thời gian.
Trong Từ điển văn học (Bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu làm chủ biên, Đỗ Hồng
Chung cũng nhận xét về thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov như sau: "Crulov sử dụng tài

tình tiếng nói hàng ngày, thông minh, sắc sảo, lại ngắn gọn, giản dị của nhân dân, làm
cho thơ ngụ ngôn tuy khuôn khổ nhỏ hẹp nhưng chứa đựng một nội dung lớn. Các
nghệ sĩ hiện thực như Gribôeđôp, Puskin đều chịu ảnh hưởng tốt đẹp của Crulov".
[5;tr.783]. Còn Nguyễn Hải Hà đã nhận xét về giá trị của ngụ ngôn I.A. Crulov thế này:

“I.A. Crulov (1769 – 1844) đã nâng thơ ngụ ngôn lên thành một thể loại độc đáo. Từ
1806 – 1818, ông đã viết chừng 205 bài ngụ ngôn. Sau ông viết thêm 58 bài nữa. Nhờ
tính chất châm biếm sắc sảo, thơ ngụ ngôn Crulov có sức đả kích những tệ xấu rất
mạnh”. [3;tr.17]. Chúng tôi nhận thấy Đỗ Đức Hiểu có nhận xét về tầm quan trọng và

ảnh hưởng của I.A. Crulov. Tuy nhiên, do tính chất bài viết là lí giải thông tin về tác
giả văn học nên cũng không có những nghiên cứu cụ thể và chuyên biệt về ngụ ngôn
I.A. Crulov. Còn nhận xét của tác giả Nguyễn Hải Hà chỉ tập trung vào số lượng và
nội dung khát quát của ngụ ngôn I.A. Crulov mà thôi.
Ngoài ra, trong nhiều công trình nghiên cứu và những bài viết khác cũng có đề
cập đến tác giả I.A. Crulov nhưng chỉ nhắc đến tên tuổi của ông với tư cách là một đại
diện tiêu biểu cho dòng văn học châm biếm hay vai trò của ông trong việc hình thành
phương pháp sáng tác hiện thực phê phán ở nửa đầu thế kỉ XIX.
7


ch nghi
3. Mục đí
đích
nghiêên cứu
Với đề tài nghiên cứu đặc điểm nội dung trong thơ ngụ ngôn I.A. Crulov nên
mục đích nghiên cứu của chúng tôi không nằm ngoài việc khái quát nên những giá trị
của tác phẩm trong phương diện nội dung. Những giá trị trong phương diện nội dung
của ngụ ngôn I.A. Crulov bao gồm những gì?
Trước hết, chúng tôi cần khẳng định rằng, ngụ ngôn I.A. Crulov không phải là
ngụ ngôn dân gian mà là ngụ ngôn văn học. Hơn nữa, nó còn có vai trò quan trọng
trọng việc thúc đẩy sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực và phương pháp sáng tác
hiện thực phê phán. Ngụ ngôn I.A. Crulov có hai mảng là ngụ ngôn thế sự và ngụ ngôn
chống cường quyền. Với nội dung thế sự, I.A. Crulov đã không ngần ngại phê phán
những thói hư tật xấu của con người cũng như những bài học về đối nhân xử thế bổ ích.
Còn trong nội dung chống cường quyền, I.A. Crulov cũng không ngần ngại tố cáo
những bất công, tiêu cực trong xã hội đương thời, giúp người đọc nhận ra bộ mặt thật
và vai trò thực sự của giai cấp thống trị. Việc nghiên cứu những nội dung này ngoài
mặt đi tìm những giá trị hay trong ngụ ngôn I.A. Crulov, còn phải lí giải được phần
nào về hiện thực và bối cảnh xã hội Nga trong những năm giao thời cuối thế kỉ XVIII,

đầu thế kỉ XIX.
Ngoài việc nghiên cứu về phương diện nội dung, chúng tôi cũng nghiên cứu
thêm về phong cách cũng như những mặt hạn chế của ngụ ngôn I.A. Crulov. Tuy
nhiên, chúng tôi nhận thấy, những hạn chế trong ngụ ngôn của I.A. Crulov không phải
là điểm yếu mà có khi, những hạn chế này lại giúp định hình phong cách riêng và thể
hiện sự sáng tạo độc đáo của I.A. Crulov.

ạm vi nghi
4. Ph
Phạ
nghiêên cứu
Với đề tài “Đặc điểm nội dung thơ ngụ ngôn I.A. Crulov”, chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu chủ yếu ở phương diện nội dung và khai thác triệt để những khía
cạnh liên quan về cuộc đời, thân thế, bối cảnh lịch sử cũng như những biến cố xã hội
đương thời được I.A. Crulov thể hiện vào trong những bài ngụ ngôn của mình như thế
nào.
Tác giả I.A. Crulov được biết đến không chỉ ở thể loại ngụ ngôn mà còn ở một
số thể loại khác nữa nhưng do tính chất và yêu cầu của đề tài là làm rõ các đặc điểm
nội dung trong thơ ngụ ngôn của ông nên chúng tôi chỉ đề cập đến các sáng tác là
những bài thơ ngụ ngôn. Bên cạnh đó để làm rõ hơn về các giá trị nội dung, chúng tôi
8


cũng có so sánh với một số tác giả khác ở thể loại ngụ ngôn như Êdôp, La
Phôngten...cũng như tham khảo và sử dụng một số tư liệu liên quan đến đối tượng
nghiên cứu.
Về khía cạnh sử dụng văn bản tác phẩm, chúng tôi không có điều kiện để tiếp
xúc và phân tích với văn bản gốc của những bài thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov bằng
tiếng Nga, cũng như các tài liệu nghiên cứu về đối tượng ở nước ngoài. Vì thế nên
chúng tôi chủ yếu khảo sát trên văn bản dịch mà cụ thể là các bài thơ ngụ ngôn được

tuyển chọn trong quyển Thơ ngụ ngôn I.A I.A. Crulov của dịch giả Hồ Quốc Vỹ, Nhà
xuất bản Văn học, năm 2000 cũng như những tài liệu tham khảo của các tác giả ở Việt
Nam.

ươ
ng ph
5. Ph
Phươ
ương
phááp nghi
nghiêên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên
cứu và những thao tác sau đây :
Phương pháp phân tích - tổng hợp: để đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm, chúng tôi
chọn sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Đây là hai phương
pháp chính mà chúng tôi sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề
tài này. Bằng hai phương pháp này, chúng tôi sẽ lần lượt lí giải những vấn đề được nêu
ra trong tác phẩm và sau đó đúc kết lại những vấn đề vừa lí giải. Ví dụ để làm rõ cho
luận điểm nội dung thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov phê phán những quan lại thối nát
trong các bài thơ ngụ ngôn chống cường quyền, chúng tôi sẽ tập hợp và phân tích các
bài thơ có cùng nội dung trên như phân tích hình ảnh con khỉ và hành động soi gương
của nó trong bài Khỉ soi gương, hình ảnh con cáo kêu oan với sóc núi trong bài Cáo và

Sóc núi,… để thấy được bản chất và bộ mặt thật của những tên quan lại xấu xa, những
kẻ cầm cân nảy mực nhưng lại tham ô, đã thế còn xảo trá, ngụy biện,… Sau khi phân
tích, chúng tôi sẽ tổng hợp lại thành những luận điểm khái quát và những nhận định
chung về những bài thơ đã khảo sát trên tổng thể các bài ngụ ngôn đã nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm các phương pháp phụ trợ khác trong quá
trình nghiên cứu như:
Phương pháp lịch sử: để nhìn nhận tác phẩm một cách toàn diện và tránh những

quy chiếu sai lệch, chúng tôi chọn dùng phương pháp lịch sử để tiếp cận tác phẩm.
Đặc biệt là trong thể loại ngụ ngôn, một thể loại đòi hỏi phải tư duy rất cao mới có thể
hiểu được những thông điệp tiềm ẩn bên trong tác phẩm. Phương pháp này còn giúp
9


nhận ra được những biến cố lịch sử của xã hội đương thời được phản ánh vào trong tác
phẩm ở những góc độ nào. Ví dụ như phê phán anh chàng lấy ba vợ, không chịu nổi
các bà vợ phải tự treo cổ dù quan đã xử thoát chết trong bài Xử án anh ba vợ có phải
I.A. Crulov đang muốn cho mọi người thấy được sự thối nát trong hệ thống quan lại và
cả triều đình Nga lúc bấy giờ, bất lực trong việc cai trị và đẩy con người đến đường
cùng?
Phương pháp so sánh - đối chiếu: để làm nổi bật lên vấn đề. Trước I.A. Crulov
đã có một số tác giả khác cũng rất thành công trong thể loại ngụ ngôn như La
Phôngten, Êdôp,… Ở đây, chúng tôi sẽ so sánh thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov với
những tác giả này để thấy được sự tương đồng trong phong cách, hệ thống các hình
tượng nhân vật cũng như điểm khác biệt làm nên sự nổi bật của thơ ngụ ngôn I.A.
Crulov. Chúng tôi cho rằng, phương pháp so sánh là phương pháp thích hợp nhất để
nhận định về những mặt hạn chế trong ngụ ngôn I.A. Crulov, cụ thể là sự phỏng tác lại
ngụ ngôn của các bậc tiền nhân.
Phương pháp hệ thống: các vấn đề vừa phân tích sẽ được hệ thống lại theo một
trình tự logic và mạch lạc trong toàn bộ bài nghiên cứu. Ví dụ, theo một hệ thống phân
chia thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov thành hai mảng chính là mảng ngụ ngôn thế sự và
mảng ngụ ngôn chống cường quyền. Trong mảng ngụ ngôn thế sự lại phân chia thành
các nội dung là những bài thơ về giáo dục nhân cách con người, những bài thơ về bài
học đối nhân xử thế,… Việc hệ thống lại toàn bộ quá trình phân tích sẽ hạn chế được
sự nhập nhằng trong việc trình bày giữa các nội dung và bài nghiên cứu sẽ toàn diện và
mạch lạc hơn.
Thao tác diễn dịch và thao tác quy nạp: hai thao tác này được chúng tôi sử dụng
để trình bày lại những vấn đề đã nghiên cứu. Sau khi phân tích và tổng hợp cũng như

hệ thống lại những luận điểm chính theo một trình tự, chúng tôi phải sử dụng lập luận
và lời văn của mình để trình bày lại những gì đã làm. Đây là một công đoạn đòi hỏi
khả năng viết của người nghiên cứu.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng thêm một số phương
pháp phụ trợ khác nhưng không đáng kể, chủ yếu là bổ sung cho những phương pháp
chính vừa nêu trên.

10


ƯƠ
NG 1. TÁC GI
Ả, TÁC PH
ẨM VÀ NH
ỮNG VẤN ĐỀ
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
GIẢ
PHẨ
NHỮ
ẬN CHUNG
LÍ LU
LUẬ
Ở chương đầu tiên này, chúng tôi sẽ nêu lên khái quát về bối cảnh lịch sử và
tình hình văn học Nga ở giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là
quá trình hình và phát triển của những trào lưu văn học lớn ở giai đoạn này. Chúng tôi
cũng giới thuyết vài nét về tiểu sử tác giả I.A. Crulov và con đường sự nghiệp cũng
như thơ ngụ ngôn của ông. Trong phần này chúng tôi cũng giới thuyết lại những vấn
đề lí luận trọng tâm có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đó là giới thuyết về truyện ngụ

ngôn, về nội dung và nghệ thuật trong một tác phẩm văn học để làm những tiền đề lí
luận nền tảng khi tìm hiểu những tác phẩm ngụ ngôn của I.A Crulov sau này.

1.1. Kh
Kháái lượ
ượcc về bối cảnh lịch sử và văn học Nga nửa sau th
thếế kỉ XVIII,
u th
nửa đầ
đầu
thếế kỉ XIX
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Vào cuối thế kỉ XVII, dưới sự cai trị của Piôtr đại đế, nước Nga bước vào một
giai đoạn phát triển mới. Trước tình hình trì trệ của đất nước, vua Piôtr đã rất thông
minh và sáng suốt khi đề ra những phương pháp cải cách đất nước. Ông cho xây dựng
quân đội, hải quân, mở đường lưu thông với phương Tây, tiến hành mở rộng lãnh thổ,
xây dựng thành phố Pêtécbua,… Bên cạnh đó, những cải cách về kinh tế, chính trị và
giáo dục đã đưa nước Nga đi theo con đường văn hóa của các nước châu Âu. Đến giữa
thế kỉ XVIII, nước Nga trở thành một cường quốc quân sự mà các nước khác phải dè
chừng.
Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở châu Âu tan rã trước sự
tấn công của chủ nghĩa tư bản với những cuộc cách mạng tư sản. Lúc này, ở Nga, vua
Alêchxan I đã tiến hành một số cải cách nhưng nước Nga vẫn là một nước phong kiến
lạc hậu trong khi chủ nghĩa tư bản vẫn còn đang trong giai đoạn manh nha.
Năm 1812, cuộc đấu tranh của nhân dân Nga chống lại sự xâm lược của Pháp
nổ ra. Dưới sự lãnh đạo tài ba của tướng Kutudôp, nước Nga đã đánh bại đội quân của
Napôlêông , giải phóng nước Nga và góp phần giải phóng châu Âu.
Trong và sau cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812, tinh thần dân tộc, tinh thần
cách mạng của nhân dân Nga được khơi dậy và ngày càng nâng cao. Những phần tử


11


ưu tú của giai cấp quý tộc đã bí mật hình thành những tổ chức cách mạng. Đáng chú ý
là tổ chức Nam xã ra đời năm 1821 và tổ chức Bắc xã ra đời năm 1822.
Tháng Chạp năm 1825, nhân sự kiện vua Nicôlai I làm lễ đăng quang thay cho
vua Alếchxan vừa chết, một số quý tộc cách mạng đã dựa vào các đơn vị bộ đội tiến
hành khởi nghĩa vũ trang định lật đổ Nga hoàng. Cuộc khởi nghĩa tháng Chạp nổ ra và
bị Nga hoàng dập tắt trong một thời gian ngắn, những người tham gia và lãnh đạo khởi
nghĩa bị đàn áp dã man. Sau khi lên ngôi, thay vì tiến hành cải cách đất nước, Nicôlai
tiến hành củng cố thêm nhà nước chuyên chế. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ
ra bị đàn áp khốc liệt, chế độ cảnh sát hà khắc nhằm bóp nghẹt dư luận được thiết lập ở
khắp nơi. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh của nhân dân ở khắp nơi vẫn diễn ra cho đến
khi Nicôlai chết, thời kì đen tối trọng lịch sử Nga kết thúc.
Đến nửa đầu thế kỉ XIX, mâu thuẫn của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ở
Nga ngày càng diễn ra gay gắt cả trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng lẫn các cuộc đấu tranh
bạo động của nhân dân. Sau cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, chế độ Nga hoàng ngày càng
lộ ra bộ mặt thối nát và đánh lừa dư luận với khẩu hiệu phản động “Chế độ chuyên chế,

chính giáo và tính nhân dân”. Tuy nhiên khẩu hiệu này đã bị dư luận đương thời, nhất
là những người cách mạng công kích quyết liệt.
Quá trình đấu tranh tư tưởng và đấu tranh xã hội diễn ra quyết liệt và chuyển
sang một giai đoạn mới. Các tổ chức cách mạng bí mật ra đời hàng loạt với sự tham
gia của cả thanh niên trí thức quý tộc và thanh niên trí thức bình dân. Các cuộc đấu
tranh diễn ra với nhiều hình thức như trên lĩnh vực báo chí, tại các trường đại học,
trong các tổ chức hợp pháp lẫn không hợp pháp. Lúc này, trường Đại học Tổng hợp
Matxcơva đóng một vai trò quan trọng. Đây là một nơi đào tạo, giáo dục lòng yêu
nước, truyền bá chủ nghĩa duy vật, truyền thụ tri thức khoa học và đào tạo ra những
con người ưu tú cho cách mạng nước Nga.


1.1.2. Tình hình văn học
Những cuộc cải cách ở thế kỉ XVIII đã đưa nước Nga bước vào một thời kì
phồn thịnh của chế độ chuyên chế. Chính điều kiện này đã làm nảy sinh chủ nghĩa cổ
điển Nga với nhiệm vụ cải cách ngôn ngữ và thơ ca. Đại diện cho chủ nghĩa cổ điển
Nga là Lômônôxốp. Hoàn cảnh xã hội trong giai đoạn này làm nảy sinh tư tưởng đề
cao lí trí và chủ nghĩa duy lí trở thành cơ sở triết học cho sự phát triển của chủ nghĩa
cổ điển.
12


Những người theo chủ nghĩa cổ điển chủ trương hướng tới nội dung xã hội lớn
lao. Họ hướng về lịch sử dân tộc, truyền thống của cha ông, phê phán những biểu hiện
lai căng. Họ cũng phát triển nhiều thể loại văn học mới mẻ, mang tính chuẩn mực cao,
góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn học Nga.
Vào nửa cuối thế kỉ XVIII, có sự xuất hiện của dòng văn học châm biếm với
những đại diện như Nôvicôp, Phônvidin, I.A. Crulov. Dòng văn học này phát triển
mạnh mẽ và nhanh chóng trong nửa đầu thế kỉ XIX và là bước chuẩn bị tích cực cho
sự ra đời của khuynh hướng văn học hiện thực Nga.
Đến cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa cổ điển ở Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng
do cơ sở lí trí của nó đã bị thực tế của chế độ chuyên chế làm mất uy tín và do sự tấn
công của chủ nghĩa tư bản. Người ta mong muốn tự do sáng tạo, tự do phát triển tài
năng chứ không muốn bó hẹp lại trong quy củ của chủ nghĩa cổ điển. Bên cạnh đó, văn
học đòi hỏi phải phản ánh những vấn đề bức thiết của xã hội hơn là những lí luận
suông. Chủ nghĩa cổ điển dần không còn hợp thời và không được sự ủng hộ của công
chúng. Nó không còn là một trào lưu thịnh hành nữavà một quan niệm sáng tác mới
dần bắt đầu hình thành. Một số bộ phận trí thức đi tìm cái đẹp trong cuộc sống quý tộc
nông thôn và xem đó là cứu cánh cho cuộc sống hiện tại. Những tác phẩm gắn với
quan niệm này tôn sùng cuộc sống tình cảm, cảm xúc của con người. Quan niệm này
dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tình cảm với một số sáng tác tiêu biểu như Cô Lida


bạc phận của Carmadin. Ngoài ra, chủ nghĩa tình cảm ở Nga còn được biết đến với
những tên tuổi khác như Đmitơriep ,Vaxili Livôvits Puskin.
Tuy nhiên, chủ nghĩa cổ điển không ngừng hoạt động hoàn toàn mà cho đến
đầu thế kỉ XIX, những đại biểu lớn của nó như Đecgiavin, Khêraxcôp vẫn còn sáng tác.
Các thể loại như tụng ca, anh hùng ca không chỉ được các nhà thơ lão thành sử dụng
mà ngay cả các nhà thơ trẻ cũng sử dụng nhằm thể hiện nội dung mới. Puskin và
Giucôpxki thường sử dụng thể loại này để diễn tả những nội dung trang trọng, đẹp đẽ.
Năm 1816, chủ nghĩa cổ điển đi đến chỗ kết thúc hoàn toàn nhường chỗ cho sự
phát triển của chủ nghĩa tình cảm. Chủ nghĩa tình cảm Nga bác bỏ những quy tắc sáng
tác nghiêm ngặt, gò bó của chủ nghĩa cổ điển, phát huy những mặt tiến bộ như quan
tâm đến đời sống cá nhân, tình yêu đôi lứa, tình bạn thủy chung cho đến tình yêu thiên
nhiên của con người trần tục. Tuy nhiên, chủ nghĩa tình cảm cũng có những hạn chế
không thể khắc phục được do nó gắn liền với giai cấp quý tộc. Nặng nề hơn là tính
13


chất bảo thủ, ôn hòa, thi vị hóa cuộc sống nông thôn, tô hồng thực tại đen tối lúc bấy
giờ và xóa nhòa những quan hệ áp bức, bóc lột giữa nông dân và địa chủ. Chủ nghĩa
tình cảm chỉ quan tâm đến tình cảm, đến đời sống riêng tư cá nhân, quên đi thực tại
khốn khổ của đời sống nhân dân. Chủ nghĩa tình cảm tuy có quan tâm đến sự phát
triển của ngôn ngữ dân tộc nhưng đó cũng chỉ là những cải cách cải lương, không triệt
để và kém dân chủ.
Đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa tình cảm là Carmacdin. Ngoài ra còn có
Đmitơriep, nhà thơ ngụ ngôn Giucôpxki thời trẻ, Vaxili Livôvits Puskin, nhà viết kịch
Ôdêrôp. Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm đấu tranh gay gắt, sự đấu tranh của
hai khuynh hướng này gắn liền với những cuộc tranh luận để xem xét vấn đề cần giải
quyết là tiến bộ hay bảo thủ. Và cuối cùng chủ nghĩa tình cảm đã thắng thế như một xu
thế tất yếu của lịch sử.
Cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812 giúp nhân dân Nga nhận ra được sức mạnh
và quyền lợi chính đáng của mình nhưng cuộc sống nông nô và thực tại tàn bạo của

chế độ chuyên chế đã đi ngược lại với những yêu cầu chính đáng của họ. Những ảo
tưởng về sự hòa hợp giữa địa chủ, quý tộc với những người nông dân, nông nô mà chủ
nghĩa tình cảm nêu ra không còn phù hợp với thực tế. Quan niệm thẩm mĩ, lí tưởng
thẩm mĩ, tư tưởng xã hội căn bản đã thay đổi dẫn đến sự hình thành của một khuynh
hướng văn học mới và chủ nghĩa lãng mạn ra đời. Chủ nghĩa lãng mạn gắn liền với cao
trào yêu nước sau cuộc chiến tranh vệ quốc ở Nga và trở thành một sự kiện nổi bật
trong 15 năm đầu thế kỉ XIX, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nền văn
học Nga.
Chủ nghĩa lãng mạn Nga ra đời do sự ảnh hưởng từ chủ nghĩa lãng mạn phương
Tây và kế thừa những truyền thống của các khuynh hướng văn học trước đó. Nhưng sự
ra đời của chủ nghĩa lãng mạn chủ yếu là do yêu cầu của văn học phải phản ánh thực
tại ở Nga trước cách mạng tháng Chạp, phản ánh tinh thần cách mạng của giai cấp quý
tộc, phản ánh những xu hướng mới trong đời sống xã hội nhằm chống lại chế độ phong
kiến và giải phóng nông nô.
Chủ nghĩa lãng mạn Nga bị phân hóa thành hai hướng khác nhau: chủ nghĩa
lãng mạn tích cực và chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực. Hai nhà sáng lập nên chủ nghĩa lãng
mạn Nga là Giucôpxki và Bachiuscôp nhưng cũng đồng thời là hai đại diện tiêu biểu
cho khuynh hướng lãng mạn tiêu cực. Trong những năm 1815 - 1825, nổ ra những
14


cuộc tranh luận xung quanh vấn đề tính nhân dân trong văn học, vấn đề thơ balát của
Catênin, về trường ca của Puskin và nhiều vấn đề khác. Thực chất của những cuộc
tranh luận này là đấu tranh giữa khuynh hướng lãng mạn tích cực với lãng mạn tiêu
cực và các trào lưu lạc hậu khác; giữa khuynh hướng cách mạng và bảo thủ.
Các sáng tác đáng chú ý trong giai đoạn này có thể kể đến bản trường ca Ruxlan

và Liumila (1820) và những bản trường ca phương Nam như Người tù Cápcadơ, Lệ
đài Bakhôsixarai, Đoàn người Sưgan của văn hào Puskin. Các sáng tác này của Puskin
không những đánh dấu sự thắng thế của chủ nghĩa lãng mạn mà còn đánh dấu sự thắng

lợi của khuynh hướng lãng mạn tích cực trước khuynh hướng lãng mạn tiêu cực, bảo
thủ.
Song song với các dòng văn học và các khuynh hướng văn học nói trên là dòng
văn học châm biếm. Dòng văn học này phát triển mạnh mẽ với tên tuổi đại diện là I.A.
Crulov. I.A. Crulov đã sáng tác gần 120 bài thơ ngụ ngôn phản ánh cuộc sống lầm
than, đen tối của nhân dân Nga. Bằng hàng loạt các bài thơ ngụ ngôn, những vở kịch
hiện thực, I.A. Crulov đã vượt các nhà văn cổ điển lỗi thời, vượt qua các nhà văn tình
cảm thoát li hiện thực, ông đã chuẩn bị trực tiếp cho chủ nghĩa hiện thực Nga thế XIX.
Ngoài I.A. Crulov, một viên chức nghèo có tên là Naregiơnưi cũng có những tiểu
thuyết miêu tả cuộc sống nghèo khổ của nông dân. I.A. Crulov còn được biết đến là
người có công trong việc mở đường và chuẩn bị cho sự ra đời của trào lưu và phương
pháp sáng tác hiện thực phê phán. Trong Lịch sử văn học Nga của tập thể tác giả Đỗ
Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường
Lịch, Huy Liên cũng đã nhắc đến vai trò này của I.A. Crulov: “Gắn bó với thực tại

Nga và có tính chất dân chủ hơn cả là văn học châm biếm. Từ nửa sau thế kỉ XVIII với
những Nôvicôp, Phônvidin, I.A. Crulov. Dòng văn học giàu tính chiến đấu này đã phát
triển mạnh. Sang thế kỉ XIX, I.A. Crulov là đại biểu xuất sắc nhất, ông đã sáng tác
nhiều và chất lượng cao, có công chuẩn bị cho chũ nghĩa hiện thực Nga sau này”. [15;
tr 28].
Năm 1825 là năm đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực Nga với tác phẩm
đầu tiên có thể kể đến là tiểu thuyết bằng thơ Épghênhi Ônhêghin của Puskin.
Bêlenxki gọi tác phẩm này là “cuốn bách khoa về đời sống Nga”. Cũng trong năm
1825, Puskin viết vở kịch lịch sử Bôrix Gôđunôp. Cuối năm 1825, ông viết truyện thơ

Bá tước Nulin và cho xuất bản tập thơ trữ tình của mình. Từ sự chuẩn bị chu đáo của
15


I.A. Crulov, Puskin đã mở ra một lối mới cho văn học Nga. Chủ nghĩa hiện thực từ

đây được hình thành và các nhà văn đã lấy thực tại cuộc sống thời đại làm chất liệu
cho sự khám phá, sáng tạo. Chủ nghĩa hiện thực trở thành một phương pháp sáng tác
mới.
Chủ nghĩa hiện thực Nga là sự phát triển đỉnh cao của các dòng văn học, nó có
cơ sở thực tiễn sáng tác đầy đủ và cơ sở lí luận để phát triển vững chắc và liên tục.
Dòng văn học hiện thực Nga trở thành dòng văn học chủ yếu và bắt đầu đạt được
những thành công rực rỡ. Văn học Nga từ đây không còn ra rời quần chúng nhân dân
nữa mà gắn liền với đời sống nhân dân và phong trào cách mạng đang phát triển ngày
càng sâu rộng.

ơ ng
ụ ng
1.2. Tác gi
giảả I.A. Crulov và th
thơ
ngụ
ngôôn của I.A. Crulov
1.2.1. Tác gi
giảả I.A. Crulov
Ivan Andreevitr Crulov (1769 - 1844) sinh tại Matxcơva, xuất thân trong một
gia đình nghèo. Ông đã phải vừa học, vừa kiếm sống ngay từ nhỏ. I.A. Crulov đã đi
nhiều nơi trong nước và ở nơi nào ông cũng sống giữa nhân dân nghèo khổ. I.A.
Crulov hoạt động văn học trong 60 năm và chứng kiến nhiều sự kiện lớn lao trong thế
kỉ XVIII và thế kỉ XIX như khởi nghĩa nông dân do Pugatsôp lãnh đạo năm 1773, cách
mạng Pháp năm 1789, cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812, khởi nghĩa tháng Chạp
năm 1825. Ông sống qua bốn đời vua, mắt thấy tai nghe biết bao cảnh bất công, những
hiện thực đen tối trong xã hội. Chính cuộc sống gắn bó với nhân dân lao động nghèo
khổ đã làm nảy sinh và phát triển những yếu tố dân chủ, phê phán xã hội, lòng yêu
nước thương dân trong các sáng tác của I.A. Crulov.
I.A. Crulov hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Ông là một nhà báo giàu tài năng.

Trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XIX, dù chế độ kiểm duyệt của Nga hoàng rất gắt
gao nhưng ông vẫn duy trì nhiều tờ báo nối tiếp nhau, đăng những bài chống chế độ
nông nô chuyên chế, chĩa mũi nhọn châm biếm vào vua quan địa chủ. I.A. Crulov còn
là một nhà soạn kịch. Với những vở hài kịch, bi kịch, ca kịch chế giễu giai cấp quý tộc
vong bản sùng bái nước ngoài một cách mù quáng, ông đã góp phần vào sự phát triển
của dòng văn học hiện thực Nga như vở kịch Quán hàng thời trang hay vở Bài học

cho con gái.
I.A. Crulov đặc biệt biết đến là một nhà viết thơ ngụ ngôn. Thơ ngụ ngôn của
ông được phổ biến rất rộng rãi trong nhân dân. Những buổi ông đọc thơ ngụ ngôn của
16


mình luôn đông người nghe. Đương thời, thơ ngụ ngôn của ông được dịch ra hơn năm
mươi thứ tiếng. Hơn một trăm bài thơ ngụ ngôn với các đề tài phong phú như đề tài xã
hội, triết học hay cảnh sinh hoạt là những tiếng cười thâm thúy, sâu cay, phản ánh kịp
thời những sự việc nóng bỏng của xã hội đương thời, đáp ứng nguyện vọng của hầu
hết nhân dân. Các bài thơ ngụ ngôn quen thuộc của ông như Ông già và ba chàng trai

trẻ, Chó sói và cừu non, Con gà và hạt ngọc, Sư tử và muỗi,... đến nay vẫn còn vẹn
nguyên giá trị và hấp dẫn bạn đọc bao đời.
Là một nhà thơ châm biếm, I.A. Crulov không ngại khi nói lên sự thật về xã hội
loài người thông qua những câu chuyện về loài vật. Nhà văn Bêlenxki đã nhận xét về
thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov: “Không có gấu, không có cáo mặc dù chúng xuất hiện

trong thơ, nhưng lại có con người, hơn nữa những người Nga”.

ơ ng
ụ ng
1.2.2. Th

Thơ
ngụ
ngôôn của I.A. Crulov
Thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov, tuy cũng có một số chủ đề và nhân vật giống
như ngụ ngôn của La Phôngten ví dụ như bài Con Gà và hạt ngọc, Con ếch và con

bò,…nhưng vẫn toát lên phong cách sinh hoạt Nga, tâm hồn Nga qua những nhân vật
quen thuộc với dân Nga như gấu, cá măng, chuột chũi,…
Có thể thấy trong thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov chia làm hai loại: ngụ ngôn thế
sự và ngụ ngôn chống cường quyền. Trong ngụ ngôn thế sự, với các hình tượng quen
thuộc như con ong, cái kiến, con cá măng, con cáo, con gấu,…, I.A. Crulov đã nêu lên
những bài học có giá trị muôn đời về đối nhân xử thế của con người, cái xấu vẫn mãi
là cái xấu và dù cố che đậy bằng lớp vỏ nào thì cũng sẽ lộ nguyên hình như kết cục của
các nhân vật trong các bài Khỉ soi gương, Cáo và sóc núi,... I.A. Crulov còn ca ngợi
bản chất của người lao động cần cù, lương thiện qua các bài thơ như Phượng hoàng và

ong mật, Người làm vườn và nhà triết học, Ve sầu và kiến… Bên cạnh đó, I.A. Crulov
còn phê phán thói tham lam, cờ bạc, dốt nát nhưng lại hay nói chữ hay thông cảm cho
tình cảnh thương người nhưng hại cho mình như bài Bụi cây và lửa, Số phận những

anh cờ bạc,… Trong ngụ ngôn chống cường quyền, nổi bật lên là các bài thơ với nội
dung đánh thẳng vào những tên đầu xỏ trong triều đình Nga như Quan đại thần, Cáo

làm quan tòa, Cáo và sóc núi, Cá nhảy múa,… Đó là những tên quan đầu xỏ dốt nát
trong triều đình Nga hoàng cùng với vô số những chuyện bất công, tham nhũng và sự
bất lực, ngây ngô của các cơ quan pháp luật cùng với những quan toà ranh mãnh, vụ
lợi và thiên vị. Ông còn tố cáo sự bất công và mâu thuẫn trong xã hội một bên là
17



những kẻ giàu có quyền thế, một bên là những nhà lao động nghèo trong đó có cả nhà
văn và nhà thơ.
Đề tài và chủ đề trong thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov rất phong phú và đa dạng,
có thể nói là hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống. Từ lĩnh vực âm nhạc, thơ ca,
thương nghiệp cho đến chính trị, xã hội,… ông đều đề cập đến. Và trong bất kì lĩnh
vực nào cũng có những bài thơ mà đến nay vẫn còn nóng hổi tính thời sự đối với
chúng ta và với mỗi xã hội đương đại trong đó có Việt Nam.
Những bài thơ ngụ ngôn trong tập Thơ ngụ ngôn I.A. Crulov do dịch giả Hồ
Quốc Vỹ tuyển chọn chính là những bài mà dịch giả tâm đắt nhất dưới con mắt của
một nhà thơ trào phúng. Hồ Quốc Vỹ cảm thấy nhức nhối về những vụ việc xảy ra
trong nền kinh tế đang bước lên ngưỡng cửa kinh tế thị trường nhiễm phải nhiều thói
hư tật xấu của xã hội cũ mà đạo đức của dân ta không cho phép, có những thứ đã trở
thành quốc nạn mà nhân dân ta phải đấu tranh kiên quyết để bài trừ. Theo dịch giả Hồ
Quốc Vỹ, việc dịch thơ bằng tiếng Nga ra thơ nhất là thơ lục bát hay song thất lục bát
của Việt Nam là rất khó và không thể nào tránh khỏi việc dịch không đúng theo từng
câu, từng dòng như trong nguyên tác và có một số bài chỉ có thể tóm tắt ý mà thôi.

ới thuy
ững vấn đề lí lu
1.3. Gi
Giớ
thuyếết về nh
nhữ
luậận chung
ới thuy
ụ ng
1.3.1. Gi
Giớ
thuyếết th
thểể lo

loạại ng
ngụ
ngôôn
Trong phân loại các thể loại văn học dân gian (cũng như phân loại các thể loại
văn học), thuật ngữ truyện ngụ ngôn được dùng để chỉ thể loại truyện kể mà ở đó
người ta mượn một câu chuyện nhỏ trong đó, nhân vật thường là loài vật để gửi vào đó
một ý tưởng, một nhận xét về nhân tâm, thế sự, một bài học kinh nghiệm sống, một
điều răn dạy về đạo lí, về triết lí,...
Thuật ngữ ngụ ngôn có nguyên nghĩa là "lời nói ngoài nghĩa đen còn có ngụ ý

sâu xa hơn nữa” ("ngụ" nghĩa là gá gửi; "ngôn" nghĩa là lời nói) mà chính cái ý nghĩa
gá gửi ấy mới chính là cái mà người ta muốn nói. Khi lời nói có ngụ ý được thay bằng
một truyện có ngụ ý ta sẽ có một truyện ngụ ngôn. Ví dụ, mượn hình ảnh và câu
chuyện về bụi cây và đốm lửa trong bài Bụi cây và lửa, tác giả không phải chỉ đơn
thuần là diễn tả lại câu chuyện thương tâm của bụi cây khi nó thương cho đốm lửa sắp
tàn, muốn giúp đỡ nó nhưng lại bị lử thiêu rụi. Phải chăng, đằng sau câu chuyện ấy, tác
giả muốn nói đến những kẻ lừa bịp, xảo trá, vô ơn hay là cách chọn bạn mà chơi hay

18


những tình cảnh thương người mà lại hại chính bản thân mình? Đó là cách hiểu thông
thường về ngụ ngôn và truyện ngụ ngôn.
Nhà văn Nguyễn Văn Ngọc đã giải thích về thể loại ngụ ngôn qua một bài thơ
ngụ ngôn độc đáo:
ụ ng
Ng
Ngụ
ngôôn


Ngụ ngôn nghĩa là nhời nói gửi
Đem nhẽ xa khêu gợi lòng người
Văn chương, ý tưởng tuyệt vời
Gồm trong Bể Học, Rừng Cười làm gương
Xem câu truyện mở mang thần trí
Tả nhân tình vật lí như in
Lòng người như máy, như then
Một người xiết cạnh, chín nghìn roi song
Nơi nước mát, trạnh lòng thối đá
Rửa trong nguồn phong hóa muôn thâu
Ai ơi! Ngẫm thử cơ màu.[4; tr.271]
La Phôngten thì lí giải ngụ ngôn “cũng như là một bức tranh, mà nơi đó, mỗi

chúng ta tìm thấy được hình ảnh của mình. Những điều thể hiện trong ngụ ngôn đối
với người lớn tuổi, nó xác định lại những hiểu biết mà học đã từng trải, còn đối với trẻ
em, nó dạy cho các cháu những điều mà chúng cần tìm hiểu”.
Mượn một câu chuyện kể để biểu đạt một ý tưởng, truyện ngụ ngôn thực chất là
cách nói bóng gió. Cách nói này có hai lợi thế. Thứ nhất, người nói có thể bày tỏ ý
tưởng mình một cách kín đáo, ý nhị - câu chuyện kể như một “tấm màn che” tư tưởng
của họ. Thứ hai, ý tưởng muốn nói nhờ câu chuyện trở nên dễ nghe và có sức thuyết
phục hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà truyện ngụ ngôn từng được những người bị áp bức,
bóc lột thời kì chuyên chế nô lệ và phong kiến trung đại sử dụng như một vũ khí sắc
bén và được các nhà hiền triết, biện sĩ, giáo sĩ,… sử dụng như một phương tiện lợi hại
khi muốn truyền đạt hay nói về tư tưởng của họ. Có thể nói, truyện ngụ ngôn là một
thể văn vừa có tính chất chính luận và mang tính chất nghệ thuật. Bởi vì câu chuyện kể
là sự biểu đạt một ý tưởng bằng hình tượng. Hơn nữa ngoài những điều răn dạy hay
những giáo lí còn đem đến cho người đọc những hiểu biết về đặc tính của những con
19



vật và những tính cách người được gán cho chúng. Bên cạnh đó, ngụ ngôn có tính chất
chính luận xét theo mục đích sáng tác và sử dụng. Ngụ ngôn dùng cách nói bóng gió
không phải là để tránh lối nói thẳng hay trần trụi mà là để làm cho những ý tưởng mà
người ta muốn nói dễ nghe và có sức thuyết phục hơn.
Khi nói đến truyện ngụ ngôn ta thường nghĩ đến đó là một thể loại của văn học
dân gian. Tuy nhiên, không có một cơ sở nào cho thấy truyện ngụ ngôn văn học ngày
nay có nguồn gốc từ truyện ngụ ngôn trong dân gian. Trong một số nghiên cứu đã chỉ
ra nguồn gốc dân gian của truyện ngụ ngôn Êdôp nhưng cũng có những ý kiến cho
rằng, văn học dân gian không có một thể loại ngụ ngôn đích thực. Một thực tế không
thể phủ nhận vấn đề này đó là cho đến nay, các nhà nghiên cứu văn học dân gian
không có trong tay một tuyển tập ngụ ngôn đích thực nguồn gốc từ dân gian. Thực tế
này cũng gặp phải ở Việt Nam. Do đó, khi nghiên cứu thể loại ngụ ngôn, không thể sử
dụng một ví dụ, dẫn chứng có trong ngụ ngôn dân gian làm tiêu biểu cũng như đặt vấn
đề xác thực tính chân thật của tư liệu một cách chặt chẽ như các thể loại khác.
Nội dung của truyện ngụ ngôn thường được phản ánh dựa trên một cảnh xung
đột trong tác phẩm. Xung đột trong truyện ngụ ngôn không giống như xung đột trong
truyện cổ tích. Nếu trong truyện cổ tích là xung đột giữa cái tốt và cái xấu và biểu hiện
ở hành động của các nhân vật thì trong truyện ngụ ngôn đó là xung đột giữa cái đúng
với cái sai, giữa chân lí với ngụy lí và được biểu hiện ở lí lẽ hành động, triết lí ứng xử
của các nhân vật. Tuy nhiên, xung đột trong truyện ngụ ngôn thường chỉ diễn ra và kết
thúc trong một hành động, chủ yếu qua tranh luận khi đối thoại giữa các nhân vật hoặc
chính ở hành động mang ý nghĩa biện minh hay lí lẽ của nhân vật nếu truyện chỉ có
một nhân vật. Điều ấy tương tự như một màn kịch ngắn. Do đó, truyện ngụ ngôn có
kết cấu theo thể kịch.
Đặc trưng của kết cấu này là tình huống, hoàn cảnh được nêu lên trong tác
phẩm được chỉ dẫn một cách cụ thể, tức là tình huống được nêu ra một cách rõ ràng,
cụ thể và người đọc có thể hiểu ngay được ngay từ đầu tác phẩm. Nhân vật trong
truyện ngụ ngôn thường được miêu tả một cách sắc nét và tương phản rõ rệt giữa các
tuyến nhân vật đối lập. Hành động hay đối thoại (nếu có) của các nhân vật diễn ra mau

lẹ và nhanh chóng, không có chi tiết thừa và tất cả đều rất sinh động, lí thú.

20


Chẳng hạn như bài Chó sói và cừu non là một ví dụ về kết cấu kịch trong truyện
ngụ ngôn. Mở đầu bài, sau phần khơi gợi câu chuyện, tác giả nêu lên hoàn cảnh diễn ra
của câu chuyện:

“Một ngày nóng, Cừu non khát nước,
Chạy khắp rừng tìm được suối trong,
Vục đầu uống nước vừa trong’
Gặp ngay Sói đói đang lùn mồi ăn.”
Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện ở đây là trong một khu rừng có con suối trong,
vào môt ngày trời nóng cừu con khát nước và tìm được con suối ấy. Sau khi uống
nước xong thì gặp sói già đang đói, có ý định ăn thịt cừu non nhưng sói phải “cần hợp

pháp” nên đã dẫn đến đoạn đối thoại và tranh luận sau đây của sói và cừu:
“Cừu non mi biết tội chăng?
Sao làm đục suối, nước hăng mùi bùn.
Gây ô nhiễm ai còn uống được,
Tội này ta phải xử trước rồi ăn…
Cừu rằng: Trên đoạn suối gần,
Có ông bạn sói rửa chân đục ngầu…
Sói ngắt lời: Tao đâu có bạn!
Con Cừu ranh thật loạn nói sai.
Tội mày hòng đổ cho ai?
Cừu kêu: Oan quá xin ngài lên xem!
Rõ ràng là sói anh em
Hãy còn tắm đó, tôi thèm nói điêu…

Sói quát chờ nói liều sằng bậy.
Cướp la làng đổ vấy cho người
Tao đang đói bụng lắm rồi
Dù oan tao cũng phải xơi thịt mày.”
Cuộc tranh luận diễn ra nhằm mục đích là buộc tội cừu non. Tuy nhiên, lí lẽ của
cừu non đều bị tên sói trấn áp và kết thúc là cừu vẫn bị ăn thịt dù không biết có tội hay
không. Rõ ràng, cuộc đối thoại diễn ra mau chóng và kịch tính dần tăng lên rồi sau đó
kết thúc nhanh chóng và bài học rút ra của câu chuyện.

21


Truyện ngụ ngôn gây ra tiếng cười. Cũng giống như truyện cười, nhưng tiếng
cười của truyện ngụ ngôn không chỉ đơn thuần là tiếng cười sảng khoái mà đằng sau
những tiếng cười đó là những ý nghĩa thâm thuý. Cười bầy khỉ bắt chước hành động
nhảy vào lưới của con người để rồi bị tóm gọn trong bài Lũ khỉ còn ngụ ý phê phán
thói ngu dốt và bắt chước của con người để rồi thiệt hại cho bản thân.
Có thể nói tiếng cười trong truyện ngụ ngôn là tiếng cười đầy trí tuệ. Cũng
giống như truyện cười, các phương thức gây ra tiếng cười trong truyện ngụ ngôn cũng
rất đa dạng, từ cách chọn lựa nhân vật, cách xây dựng cốt truyện, cho đến những đối
thoại, hay những kết thúc bất ngờ,…
Tiếng cười trong truyện ngụ ngôn gắn liền với ý đồ sáng tác của tác giả, không
có một tiếng cười nào là thừa hay vô lí. Gây cười cũng là một cách để tăng sức thuyết
phục và hiệu quả truyền đạt tư tưởng của truyện ngụ ngôn. Tiếng cười cũng chính là
một cách để thiết lập màn che tư tưởng cho tác giả. Cùng với kết cấu dạng kịch ngắn,
kết thúc nhanh chóng, tiếng cười góp phần tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn và lí thú cho
truyện ngụ ngôn.

ới thuy
1.3.2. Gi

Giớ
thuyếết về nội dung trong tác ph
phẩẩm văn học
Những giới thuyết sau đây về nội dung trong một tác phẩm văn học là những
tiền đề quan trọng nhất mà chúng tôi sẽ sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu.
Trước hết, chúng tôi muốn nói đến nội dung của một tác phẩm văn học là gì và nó có ý
nghĩa như thế nào trong cấu trúc tổng thể của một tác phẩm văn học?
Nội dung tác phẩm văn học là một thể thống nhất giữa những cái hiện thực
khách quan diễn ra bên ngoài thông qua cái nhìn chủ quan và cảm xúc, lí tưởng của tác
giả. Tác phẩm văn học bao giờ cũng tái hiện lại một đời sống, gợi nhớ tới một hiện
thực nào đó. Hiện thực đó làm nền tảng cho hiện thực xảy ra bên trong tác phẩm và
không nên đồng nhất giữa hiện thực bên trong tác phẩm và cái hiện thực mà nhà văn
hướng đến bên ngoài. Bởi vì thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn, mỗi hiện thực
sẽ được phản ánh lại theo một cách khác nhau, kèm theo là những đánh giá, lí giải
cũng khác nhau. Chúng tôi cho rằng sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do mỗi nhà văn
có một hệ tư tưởng chi phối nhất định cũng như có những xúc cảm khác nhau khi cùng
nhìn nhận một vấn đề.
Tuy nhiên, cái quan trọng không phải ở chỗ hiện thực bên ngoài được nhà văn
phản ánh vào trong tác phẩm thế nào mà chính là ở sự lí giải, đánh giá, những mơ ước
22


hay nhận thức, lí tưởng mà nhà văn đặt ra. Điều đó làm nên nội dung đích thực của
một tác phẩm văn học. Nội dung đích thực của một tác phẩm văn học là cuộc sống
được lí giải, đánh giá, ước mơ, là nhận thức và lí tưởng, là nỗi niềm hiển hiện trong tác
phẩm chứ không phải là một khái niệm về hiện thực hoặc khái niệm về lí tưởng hay
tình cảm. Hay nói đúng hơn, nội dung trong tác phẩm văn học chính là mối quan hệ
chủ quan – khách quan sống động được đánh thức dậy trong lòng, khi tiếp nhận tác
phẩm. Maiacốpxki cho rằng: “Phải làm sao cho người đọc không phải phát phiền với


các tư tưởng trên sân khấu, mà là mang theo được những tư tưởng khi rời khỏi nhà
hát”. Quả thật, chỉ khi ấy thì tác phẩm mới đạt đến độ thành công thực sự. Nội dung
toàn vẹn của tác phẩm văn học ở nhiều phương diện phải được thể hiện qua hình thức
nghệ thuật của tác phẩm chứ không thể hiện được bằng lời.
Trở lại với nội dung trong thơ ngụ ngôn của I.A. Crulov, chúng ta càng thấy rõ
hơn về mối quan hệ chủ quan – khách quan này. Truyện ngụ ngôn phản ánh lại hiện
thực khách quan thế giới bên ngoài bằng cái nhìn và sự đánh giá của nhà văn. Nhà văn
mượn một câu chuyện để ngụ ý nói lên hiện thực một cách kín đáo, tế nhị. Hiện thực
đó có thể là đáng khen hoặc đáng chê. Rõ ràng cái hiện thực bên trong truyện ngụ
ngôn không phải là cái hiện thực bên ngoài một cách toàn diện, đơn giản đó chỉ là một
tình huống xảy ra ở cái hiện thực bên trong tác phẩm, và người đọc tự nhận thấy được
sự phản ánh ở thế giới bên ngoài cũng như ý đồ kín đáo của nhà văn. Nếu những ý đồ
ấy hoàn toàn bị vạch trần thì cũng đồng nghĩa với mục đích sáng tác và sử dụng của
truyện ngụ ngôn thất bại và truyện ngụ ngôn không thể tồn tại được nữa.
Và để thuyết phục, làm người khác dễ dàng nghe theo lí luận của mình, nhà văn
phải chọn một hình thức sao cho người đọc có thể nhanh chóng hiểu hết được những
gì mà những câu chuyện bóng gió đó mang lại. Nếu xây dựng một truyện ngụ ngôn với
kết cấu phức tạp, như một vở kịch có vô số nhân vật và xung đột, người đọc có thể bị
lôi kéo và không thể hiểu được chính xác nhà văn muốn nói đến cái gì. Do đó, ngụ
ngôn thường có kết cấu đơn giản, ít nhân vật. Nhà văn thường chọn văn vần cho
truyện ngụ ngôn, thường là thơ bởi thơ là một cách nói bóng bẩy, nhịp nhàng, dễ đọc,
dễ nghe và thổi vào đấy những câu chuyện nhằm tạo hứng thú cho người đọc.
Do có nét tương đồng và hầu như không biến đổi trong suốt quá trình phát triển
trong lịch sử, nên nghệ thuật trong thơ ngụ ngôn I.A. Crưlov không mang nhiều đặc
điểm mới. Những đặc điểm mới chủ yếu ở cách sáng tạo cốt truyện và tình huống
23


truyện, cách bố trí và phân vai các tuyến nhân vật,…Do đó, trong khuôn khổ giới hạn
của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập và làm rõ những vấn đề về nội dung trong thơ ngụ

ngôn I.A. Crưlov mà thôi.

24


ƯƠ
NG 2. NỘI DUNG TH
Ế SỰ TRONG TH
Ơ NG
Ụ NG
ÔN
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
THẾ
THƠ
NGỤ
NGÔ
I.A. CRULOV
Như đã đề cập đến ở chương một, ngụ ngôn I.A. Crulov gồm hai mảng là ngụ
ngôn thế sự và ngụ ngôn chống cường quyền. Trong chương hai này, chúng tôi sẽ phân
tích những đặc điểm về nội dung thơ ngụ ngôn I.A. Crulov ở mảng ngụ ngôn thế sự.
Ngụ ngôn thế sự hay còn gọi là ngụ ngôn về cuộc sống là những bài ngụ ngôn với nội
dung nhằm giáo dục cho con người nhận thức được đâu là những giá trị tốt đẹp của
cuộc sống, giúp con người nhận ra những thói hư tật xấu để mà tránh, mà chữa. Bên
cạnh đó, ngụ ngôn thế sự cũng mang đến cho chúng ta những bài học về những cách
đối nhân xử thế và nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích. Ngụ ngôn thế sự của I.A. Crulov
cũng không nằm ngoài những nội dung ấy. Tuy nhiên, với một hệ thống nhân vật đặc
trưng và một phong cách diễn đạt không cầu kì, dễ hiểu, I.A. Crulov đã mang đến cho
người đọc những bài thơ ngụ ngôn hấp dẫn và đầy trí tuệ.


ững vấn đề gi
ườ
2.1. Cái tốt và cái xấu – Nh
Nhữ
giááo dục nh
nhâân cách con ng
ngườ
ườii
Nếu Épghênhi Ônhêghin của Puskin được ví như là một “bách khoa toàn thư

của nước Nga” thì ngụ ngôn I.A. Crulov là một bức chân dung sống động về con
người Nga. Nói như vậy nhưng không có nghĩa là chúng tôi cho rằng ngụ ngôn I.A.
Crulov là những thiên anh hùng ca hay là những tác phẩm đạt đến những điều tầm cỡ
mà trái lại, ngụ ngôn I.A. Crulov có khi nói đến những vấn đề rất đỗi bình thường,
nhưng lại làm chúng ta cảm thấy nhức nhối. Một trong những vấn đề mà chúng tôi
muốn nói đến trong mục này chính là về những cái tốt và những cái xấu trong nhân
cách của một con người. Cái tốt và cái xấu, ở đây xem xét với ý nghĩa là những hành
động, những sự việc nảy sinh trong xã hội và mối quan hệ giữa con người với con
người. Cái tốt và cái xấu cũng tồn tại trong bản thân của mỗi con người như hai thuộc
tính đối lập nhau, đấu tranh với nhau. Ở đó, cái tốt có xu hướng chiến thắng cái xấu,
nhằm hướng tới một con người hoàn thiện hơn về nhân cách.
Xã hội Nga những năm đầu thế kỉ XIX đang bước vào thời kì hội nhập, giao lưu
văn hóa với các nước phương Tây. Những luồng văn hóa mới bên cạnh đem đến cho
xã hội Nga những cái mới đồng thời cũng kéo theo nhiều biểu hiện tiêu cực, những
thói hư tật xấu, khiến cho bộ mặt xã hội trở nên méo mó và bất ổn. Có thể nói, đây
chính là giai đoạn giao thời của xã hội Nga nhưng nó không giống với một buổi giao
thời nào khác. Bởi dù có tiếp nhận những tư tưởng văn hóa giao lưu với phương Tây
25



×