Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

yếu tố kỳ ảo trongtruyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.01 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

PHAN MỘNG THẮM
MSSV: 6106353

YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỀN KỲ

MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. GV. TẠ ĐỨC TÚ

Cần T
hơ, năm 2013
Thơ,

1


ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
ọn đề tài
1. Lý do ch


chọ
Văn học trung đại Việt Nam gắn liền với những tên tuổi các nhà văn, nhà thơ
đã đi vào lịch sử văn học nước nhà, đó là Lý Thường Kiệt với bài thơ thần “Nam

Quốc Sơn hà”, là Trần Quốc Tuấn với “Hịch Tướng Sĩ”, là Nguyễn Trãi với “Bình
Ngô Đại Cáo” và dĩ nhiên không thể thiếu Nguyễn Dữ với “Truyền kỳ mạn lục” đã
làm nên một nét riêng cho văn học trung đại Việt Nam. Văn học thời kỳ này chịu ảnh
hưởng rõ nét của văn học Trung Quốc, yếu tố huyễn hoặc, kỳ ảo xuất hiện khá dày
đặc vì đặc trưng của con người trung đại là họ luôn tôn sùng tự nhiên, thần thánh và
luật nhân quả ở đời, chính những điều ấy đã làm cho cái chất kỳ ảo, ma quái, kinh dị
nảy nở và phát triển trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là trong thể loại truyền kỳ,
có thể kể đến: Lĩnh nam chích quái, Thiên Nam vân lục liệt truyện,…
Sáng tác của họ đưa người đọc vào thế giới của những câu chuyện hoang
đường, kỳ ảo đậm chất huyễn hoặc, ma quái. Những yếu tố ấy diễn tả ước mơ, khát
vọng một cuộc sống ở một nơi khác trước hiện thực tầm thường, tù túng.
Yếu tố kỳ ảo đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống văn học và nó không xa lạ
với độc giả Việt Nam. Yếu tố kỳ ảo đã tạo thành một dòng chảy liên tục trong lịch sử
của văn học dân tộc từ thời kỳ cổ đại cho đến hiện đại. Tuy nhiên, do đặc điểm xã hội,
tâm lí nhận thức của mỗi thời kỳ khác nhau nên yếu tố kỳ ảo ở mỗi thời kỳ văn học
cũng không giống nhau. Ngay từ buổi bình minh của văn học, văn học dân gian Việt
Nam đã gắn liền với yếu tố kỳ ảo. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền
thuyết dân gian ra đời nhằm phản ánh nhận thức, niềm tin của con người cổ đại về
những biến cố, sự kiện của thế giới thuở hồng hoang. Sang thời kỳ trung đại, yếu tố
kỳ ảo tiếp tục tồn tại trong những sáng tác của các nhà văn nho sĩ. Sáng tác của họ là
lời cảnh báo về những chuyện xấu xa ở trần gian, hướng con người đến cuộc sống tốt
lành, nhằm mục đích phục vụ cho quan niệm “Văn dĩ tải đạo”.

Truyền kỳ mạn lục là đỉnh cao của truyện truyền kỳ Việt Nam. Tác phẩm tiếp
thu nhiều thành tựu của truyện truyền kỳ Trung Quốc và sử dụng chất liệu văn học
dân gian Việt Nam. Nguyễn Dữ đã rất thành công khi sử dụng yếu tố “kỳ ảo” với

mục đích “hướng thiện trừ gian”. Chính vì thế ngoài những câu chuyện xảy ra xa lạ
thì cái sâu xa của nó chính là tính nhân văn, nhân đạo. Vì những điều đó, người viết
2


chọn đề tài: Yếu tố kỳ ảo trong Truy
Truyềền kỳ mạn lục của Nguy
Nguyễễn Dữ để làm luận
văn tốt nghiệp của mình. Nghiên cứu đề tài này không chỉ giúp chúng ta thấy được
những đóng góp của tác phẩm vào thành tựu chung của văn xuôi mà còn hiểu rõ hơn
về truyền thống cuả dân tộc Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, yếu tố kỳ ảo trong văn học đã nhận được sự quan tâm của rất
nhiều nhà nghiên cứu từ những thập niên đầu của thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, vấn đề
này chỉ được bàn luận vào sau những năm 1975 và thực sự sôi nổi vào những năm
đầu của thế kỷ XXI. Nhiều hiện tượng văn học kỳ ảo đã được tìm hiểu trong các sách
chuyên luận, luận văn khoa học (Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzăc_Lê Nguyên
Cẩn, Đặc sắc thể tài yêu ngôn của Nguyễn Tuân_Nguyễn Thị Thanh Vân,…) giúp
người đọc cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm văn học này.

Truyền kỳ mạn lục là một trong những án văn xuôi tự sự tiêu biểu cho nền văn
học Việt Nam thời trung đại, được Vũ Khánh Lâm đánh giá là “thiên cổ kỳ bút”.
Nghiên cứu về Nguyễn Dữ nói riêng và yếu tố kỳ ảo, hoang đường nói chung đã
được các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm từ rất lâu trong các bài viết, phê bình
văn học và gần đây nhất là trong các bài viết nhỏ, bài chuyên luận, bài báo cáo khoa
học, luận văn tốt nghiệp trong các trường đại học,…Điều đó cho ta thấy đề tài về nhà
văn này rất hấp dẫn. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu, phê bình chủ yếu tìm hiểu những
nét khái quát nhất trong sáng tác của Nguyễn Dữ, chủ yếu là tìm hiểu về nội dung và
nghệ thuât hay chú ý đến các vấn đề phản ánh về hiện thực xã hội được nói đến trong

tác phẩm,…mà chưa nghiên cứu trực tiếp đi sâu vào yếu tố hoang đường, kỳ ảo trong
tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Có ý kiến cho rằng, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ được viết dựa theo

Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu. Tuy nhiên, Nguyễn Dữ đã tái tạo lại một cách khéo
léo để sáng tạo thành công tác phẩm của mình, giúp nó có sức sống mạnh mẽ, lâu bền
trong lòng đọc giả và vượt qua được sự sàn lọc mạnh mẽ của thời gian. Truyền kỳ

mạn lục có tính chất là một sáng tác văn học chứ không phải là một công trình ghi
chép.
Ở thời trung đại, ngay từ lúc tác phẩm mới ra đời, Hà Thiện Hán trong lời Tựa

Truyền kỳ mạn lục viết năm Vĩnh Định sơ niên (1547) đã cho rằng: “Xem văn từ của
3


sách ấy không ra ngoài phiên dậu của Tông Cát”. Tiếp thu tư tưởng này, Lê Qúy
Đôn ở Nghệ văn chí phần Truyện ký trong Đại Việt thông sử nhận xét: “Về đại thể

phỏng theo tập Tiễn Đăng của nhà nho đời Nguyên”. Sau đó, tại mục Văn tịch chí
của cuốn Lịch triều hiến chương loại chí, học giả Phan Huy Chú cũng khẳng định:
“Sách Truyền kỳ mạn lục bốn quyển, do dật sĩ Nguyễn Dữ soạn, đại lược bắt chước

cuốn Tiễn đăng tập của nhà nho đời Nguyên” [9; tr.12].
Đến thời hiện đại, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định sự ảnh hưởng của Tiễn

đăng tân thoại với Truyền kỳ mạn lục. Đầu tiên là ý kiến của nhà Đông phương học
người Nga K.I. Gônlughina với bài viết Cù Hựu và truyền kỳ Việt Nam in trong sách
Truyện ngắn Trung Quốc thời trung cổ. Theo đó ông cho rằng thể loại truyền kỳ ở
Việt Nam được bắt đầu từ Nguyễn Dữ.

Kế tiếp trong số tham luận từ hội thảo quốc tế “Nghiên cứu lịch sử và văn học

Việt Nam” do viện Khoa học và xã hội Việt Nam và trường Viễn Đông bác cổ Pháp
phối hợp tổ chức tại Hà Nội (1995), giáo sư Kawamoto Kurive của trường Đại học
Tổng hợp Nhật Bản cũng bàn đến vấn đề này. Ông đã đánh giá Truyền kỳ mạn lục
của Nguyễn Dữ dưới gốc độ một tác phẩm viết lại theo mô hình thể loại, phong cách
đề tài và mô típ của Tiễn đăng tân thoại.
Nhà nghiên cứu Việt Nam Phạm Tú Châu nhận định: “Về nội dung, những

câu chuyện của Cù Hựu là tư liệu đặc biệt để Nguyễn Dữ sáng tạo ra thế giới truyện
quỷ thần của mình” [4; tr.47].
Trong buổi tọa đàm với giáo sư Đặng Thai Mai và tiến sĩ văn học Liên Xô
B.L.Riptin, nhà nghiên cứu người Nga khẳng định: “Truyền kỳ mạn lục quả là có tiếp

thu một số truyện của Tiễn đăng tân thoại”.
Giáo sư Đài Loan Trần Ích Nguyên có hẳn một chuyên luận nghiên cứu so
sánh hai tác phẩm. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tỉ mỉ, công phu và
khá đầy đủ về nguồn gốc, nội dung kỹ xảo, nội hàm cũng như ảnh hưởng của Tiễn

đăng tân thoại đối với Truyền kỳ mạn lục. Trong đó ông có nhận xét: “Mạn lục ngôn
ngữ văn tự thanh tân điển nhã, sự tu sức điểm trang khiến cho chủ đề thêm sáng tỏ,
so với Tân thoại cũng không thể nói hơn thua” [14; tr.283].
Mặc dù ở các công trình, giới nghiên cứu cũng có bàn về vai trò to lớn của yếu
tố kỳ ảo đối với hai tác phẩm nhưng còn ở mức độ sơ lược. Từ đó chưa thấy việc sử
dụng yếu tố kỳ ảo là bản chất thẩm mỹ của thể loại truyện truyền kỳ mà hai tác phẩm
4


trên là tiêu biểu. Mặt khác, chưa lý giải được nguyên nhân sự tương đồng và khác
biệt của việc sử dụng yếu tố kỳ ảo ở hai tập truyện. Trên cơ sở đó chưa ghi nhận sự

sáng tạo, đóng góp mang tính chất mở đường của Nguyễn Dữ đối với thể loại truyền
kỳ Việt Nam.
Như vậy, đi sâu vào việc nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ, chúng tôi khảo sát hai phần đó là: nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực

tiễn.

ận
2.1. Nghi
Nghiêên cứu lý lu
luậ
Bài nghiên cứu “ Cái kỳ ảo và văn học huyền ảo” của Lê Huy Bắc đã xác định
đặc diểm phát triển của “văn học kỳ ảo và cái kỳ ảo” bằng việc xác định bản thể và
định danh trong tiến trình lịch sử. Ông đề xuất dùng khái niệm “Văn học huyền ảo”
với mụch đích “nhằm bao quát cả một lịch sử sáng tạo văn chương nơi xuất hiện sự

đan cài của hai yếu tố thực và ảo mà hàm lượng bao giờ cũng nghiên qua phần ảo”.
Từ đó, ông nhấn mạnh “thế giới của văn học huyền ảo là thế giới của trí tưởng tượng,

nơi sự khác lạ hoang đường, thần dịu luôn ngự trị. Có lúc nó giúp người đọc bình
tâm, tự tạị; có lúc nó khiến họ hoang mang, khiếp đảm và có lúc khiến họ hoài nghi
bối rối,…” [1]. Lê Huy Bắc đã dùng khái niệm “Văn học huyền ảo” để thay cho khái
niệm “văn học kỳ ảo” và ông dùng khái niệm văn học kỳ ảo để chỉ một bộ phận, một
giai đoạn trong tiến trình của văn học huyền ảo. Bài viết này đã có những đóng góp
nhất định trong việc xác định quan niệm về văn học kỳ ảo.
Bài viết về cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo trong nghiên cứu văn học của Lê
Nguyên Long bước đầu cũng đã thể hiện sự quan tâm đến văn học kỳ ảo và khái
niệm cái kỳ ảo. Trong bài viết này, Lê Nguyên Long đã tổng hợp nhiều quan niệm về
thuật ngữ kỳ ảo và văn học kỳ ảo của các học giả nước ngoài. Từ đó ông đưa ra ý
kiến của mình về cái kỳ ảo: cái kỳ ảo là cái không thể cắt nghĩa được bằng lý tính từ

điểm nhìn của chúng ta với tằm nhận thức hiện đại. Chính sự không cắt nghĩa được
bằng lý tính ấy đã tạo nên một “sự đứt gãy trong chuỗi liên kết vũ trụ, gây ra tâm

trạng hoang mang cho người nào đối diện với nó” (Roger Caillois). Khái niệm mà
Lê Nguyên Long đề xuất phần lớn xuất phát từ thực tiễn sáng tác của văn học
phương Tây. Chỉ có một lần duy nhất tác giả liên hệ với văn học Việt Nam khi khẳng
định “Truyền thống truyện truyền kỳ, chí quái phương Đông với những kiệt tác như
5


“Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh, hay “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ chính
xác cần được gọi tên là fantasy, vừa xét về thời điểm ra đời, vừa xét từ đặc trưng
nghệ thuât của nó…”[12].

ực ti
2.2. Nghi
Nghiêên cứu th
thự
tiễễn sáng tác
Trong tiểu luận “Tìm hiểu các dạng truyện kỳ ảo trong văn học cổ trung đại và
cận đại Đông Tây” nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Huệ Chi đã luận giải
khá rõ nét về lý thuyết và thực tiễn truyện kỳ ảo trong đời sống văn học phương Tây
và Trung Hoa từ cổ đại cho đến cận đại. Bài viết cũng đã xác lập được diện mạo
“truyện truyền kỳ” trong văn học cổ cận đại Việt Nam trong quan hệ đối sánh với văn
học kỳ ảo nước ngoài. Ông nhận định: “văn học Việt Nam trong hàng nghìn năm

chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn học Trung Quốc, lẽ dĩ nhiên “cái kỳ ảo” Trung
Quốc cũng nên nhìn sang chân trời xa hơn, thử xem “cái kỳ ảo” Phương Tây có
những đặc sắc gì, có những biểu hiện gì chung với “cái kỳ ảo” phương Đông, hoặc
giả có thể soi tỏ được chút gì cho việc tìm tòi các dạng thức, các đặc điểm của “cái

kỳ ảo” trong văn học dân tộc”[5]. Với tiểu luận này, Nguyễn Huệ Chi đã góp một
phần không nhỏ giúp người đọc nhìn thấy được bản chất của truyện kỳ ảo Việt Nam.
Như vậy, cho đến nay nghiên cứu về yếu tố kỳ ảo trong văn học đã được các
nhà nghiên cứu bàn luận ở nhiều phạm vi, mức độ khác nhau. Nhìn chung, các bài
viết nghiên về nghiên cứu lý luận. Còn nghiên cứu về thực tiễn sáng tác thì chủ yếu
gắn với văn học kỳ ảo thời kỳ trung đại. Thực tế cho thấy chưa có nhiều bài viết về
yếu tố kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Trên đây là một vài nhận xét của chúng tôi về các công trình nghiên cứu về
yếu tố kỳ ảo trong văn học Việt Nam. Vì những nguyên nhân khách quan và năng lực
chủ quan, chúng tôi rất lấy làm tiếc chưa thể tiếp cận và thống kê thật đầy đủ các bài
viết, công trình nghiên cứu về yếu tố kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Trong phạm vi của một luận văn, chúng tôi rất trân trọng những ý kiến, quan điểm,
các đánh giá, nhận xét của các nhà khoa học đã đề xuất. Những ý kiến quý báo đó sẽ
giúp chúng tôi có những định hướng đúng đắn, vững chắc về mặt phương pháp luận
và phương pháp nghiên cứu, cũng như về mặt tư liệu tham khảo để có thể hoàn thành
mục tiêu đề ra của luận văn.

6


ch nghi
3. Mục đí
đích
nghiêên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu “yếu tố kỳ ảo trong truy
truyềền kỳ mạn lục của

Nguy
Nguyễễn Dữ” nhằm phát thảo bức tranh chung về dòng văn học kỳ ảo, thấy được
những đóng góp to lớn của nhà văn trong việc phát triển thể loại truyền kỳ ở Việt

Nam. Đồng thời, qua thế giới nghệ thuật tìm ra những quan niệm của nhà văn về
cuộc sống, con người và giá trị thẫm mĩ đặc sắc mà yếu tố kỳ ảo mang lại.

ạm vi nghi
4. Ph
Phạ
nghiêên cứu
Đối với đề tài này, luận văn khảo sát và tìm hiểu yếu tố kỳ ảo trong 20 truyện
gồm bốn quyển trong “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ:

Quyển 1:
Câu chuyện ở đền Hạng Vương
Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
Chuyện cây gạo
Chuyện gã trà đồng giáng sinh
Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây

Quyển 2:
Chuyện đối tụng ở Long Cung
Chuyện nghiệp oan của Đào Thị
Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên
Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên
Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào

Quyển 3:
Chuyện yêu quái ở Xương Giang
Chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na
Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào
Chuyện nàng Túy Tiêu
Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang


Quyển 4:
Chuyện người con gái Nam Xương
Chuyện Lý tướng quân
7


Chuyện Lệ Nương
Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa
Chuyện tướng Dạ Xoa.
Từ đó, luận văn miêu tả lý giải sức hấp dẫn, giá trị của các yếu tố kỳ ảo, tìm ra
những nét độc đáo của yếu tố kỳ ảo trong quan niệm thẫm mĩ cũng như phương thức
thể hiện nội dung của tác phẩm. Đồng thời, người viết cũng tìm hiểu một số tác phẩm
của các nhà văn khác để hiểu rõ hơn về đề tài.

ươ
ng ph
áp nghi
5. Ph
Phươ
ương
phá
nghiêên cứu
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, bước cần thiết đầu tiên đối với người
viết là sẽ đọc toàn bộ 20 truyện trong “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ cùng với
những tài liệu nghiên cứu, sách báo có liên quan đến đề tài. Sau đó chắt lọc lại những
vấn đề chính, tiếp thu có chọn lọc thông qua việc lưu trữ, ghi chép. Bài nghiên cứu
được hình thành là sự tổng hợp của nhiều phương pháp như:
Phương pháp lịch sử_xã hội: Tác phẩm văn học là sản phẩm của một hoàn
cảnh xã hội cụ thể trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Mối quan hệ giữa

văn học và thế giới thực tại khách quan là điều đã được chứng minh và thừa nhận. Sự
hình thành, tồn tại và phát triển của yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”
của Nguyễn Dữ ít nhiều chịu sự chi phối của nền văn học và hoàn cảnh thời đại mà
người cầm bút đang sống. Vì vậy, nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong “Truyền kỳ mạn

lục” chúng tôi không thể không nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của nó,
sự tác động của hoàn cảnh lịch sử trong thời đại nó ra đời. Phương pháp lịc sử_xã hội
với cái nhìn lịch đại sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự chi phối đó.
Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp sưu tầm,
thống kê để thu thập, thống kê các truyện trong “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ
cùng những tài liệu có liên quan. Sau khi sưu tầm, chúng tôi làm công tác thống kê
những truyện nào trong số 20 truyện của “Truyền kỳ mạn lục” các yếu nào là kỳ ảo
để tiến hành nghiên cứu theo mục tiêu và nhiệm vụ mà luận văn đề ra.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, bình: Trên cơ sở của việc thống kê, phân
loại chúng tôi còn tiến hành phân tích, hệ thống hóa. Dựa vào kết quả của sự phân
tích, người viết sẽ rút ra những kết luận khái quát. Trong quá trình đó chúng tôi có sử

8


dụng phương pháp bình, đây không phải là phương pháp chủ yếu mà đây chỉ là cách
tiếp cận sâu hơn khi cần khái quát lên tư duy của tác giả Nguyễn Dữ.
Ngoài những phương pháp cơ bản trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi
còn vận dụng phương pháp so sánh, để so sánh với những tác phẩm văn học có yếu
tố kỳ ảo của các tác giả khác ở cùng thời kỳ đó và các thời kỳ văn học sau này.

9


ẦN NỘI DUNG

PH
PHẦ
CH
ƯƠ
NG 1: KH
ÁI QU
ÁT CÁC VẤN ĐỀ LI
ÊN QUAN ĐẾ
N
CHƯƠ
ƯƠNG
KHÁ
QUÁ
LIÊ
ĐẾN
ĐỀ TÀI

1.1. Sơ lượ
ượcc về văn học trung đạ
đạii Vi
Việệt Nam
Gần 10 thế kỷ phát triển trong lòng xã hội phong kiến, sự phát triển của văn
học trung đại gắn liền với nền tảng mỹ học phong kiến, đó là những sáng tác nằm
trong hệ thống thẩm mỹ riêng do quan niệm mỹ học phong kiến quy định. Văn học
trung đại đã đem lại những thành tựu lớn cho văn học nước nhà.
Tên gọi “Văn học Việt Nam thời trung đại” thực ra là một quy ước mang tính
khoa học mà các quốc gia phương Tây nói chung và Việt Nam nói riêng mượn từ
khái niệm “thời trung đại” trong lịch sử châu Âu. Thời trung đại được xem là thời đại
văn hóa lớn trong lịch sử nhân loại. Đó cũng là thời đại hình thành các giá trị văn hóa
truyền thống có ảnhh hưởng đến ngày nay. Riêng đối với Việt Nam, thời trung đại là

thời hình thành toàn bộ di sản văn hóa thành văn của dân tộc.
Văn học Việt Nam đã hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành
và phát triển của dân tộc. Đó là quá trình xây dựng văn học viết bằng cách dựa vào
truyền thống và những thành tựu của văn hóa văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học
Trung Quốc. Đó cũng chính là quá trình nền văn học phát triển gắn liền với vận
mệnh đất nước và số phận con người, thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ, đồng thời
mang những đặc điểm loại hình thi pháp văn học trung đại trong sự vận động theo
hướng dân tộc hóa và dân chủ hóa.
Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt , ngay từ khi ra đời văn học trung đại Việt Nam
đã gắn với vận mệnh đất nước và con người. Chủ đề nổi bậc của văn học thời kỳ này
là chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. Chủ đề ấy là sợi
chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học, từ thơ ca của các nhà sư đời Lí, các vị tướng đời Trần
đến các nhà thơ, nhà văn lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu. Ở
những giai đoạn lịch sử khác nhau, tư tưởng yêu nước và nhân đạo có những biểu
hiện khác nhau.
Đã trở thành quy luật, nền văn học trung đại của dân tộc nào cũng được xây
dựng trên cơ sở nền văn hóa, văn học dân gian của dân tộc đó. Văn học dân gian Việt
10


Nam là nền tảng hình thành nền văn học viết trên nhiều phương diện. Tiếp thu nguồn
mạch văn học dân gian, văn học viết có cơ sở vững chắc để phát triển. Từ những tác
phẩm văn xuôi thành văn đầu tiên: Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quái… ra đời
trên cơ sở sưu tầm ghi chép các truyền thuyết dân gian, “từ bia miệng người đời” đến
những tác phẩm có quy mô lớn như Đại Việt sử ký toàn thư cũng sử dụng nhiều yếu
tố văn học dân gian. Cũng không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng của văn học dân gian
đậm đà về văn liệu, thi liệu, bút pháp thể hiện,… đối với những tác phẩm truyền kỳ
như: Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân

Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu,…Khẳng định giá trị và tìm

hiểu đặc điểm của văn học viết trung đại cũng đồng thời là sự đánh giá cao vai trò, vị
trí của văn học dân gian_suối nguồn tươi mát giàu dưỡng chất nuôi lớn nền văn học
viết.
Trong thời kỳ trung đại sự giao lưu ảnh hưởng của các nền văn học lâu đời
( Trung Hoa, Ấn Độ) với các nền văn học hình thành sau ( Nhật Bản, Triều Tiên,
Việt Nam, ... ) là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam mặt dù đã trải qua hàng ngàn
năm Bắc thuộc nền văn hóa, văn học dân tộc vẫn không bị đồng hóa. Sự tiếp thu ảnh
hưởng văn học Trung Hoa không làm mất đi bản sắc dân tộc mà càng làm cho nền
văn học dân tộc thêm phong phú, đậm đà bản sắc. Đặc biệt trên phương diện thể loại,
sự tiếp thu đã diễn ra một cách toàn diện. “Người Việt Nam hầu như đã di thực toàn

bộ thể loại văn học của văn học Trung Quốc vào Việt Nam với những qui mô và biến
đổi khác nhau” (Trần Đình Sử). Thế nhưng con đường phát triển của văn học dân tộc
là vừa tiếp thu vừa Việt hóa những yếu tố Hán song song với việc sáng tạo những
yếu tố hình thức mang tính dân tộc. Sự tiếp thu một cách chủ động tinh hoa văn học
Trung Quốc trên tinh thần dân tộc vừa làm giàu cho nền văn học vừa thể hiện ý thức
dân tộc mạnh mẽ của cha ông ta trong quá trình xây dựng nền văn hóa dân tộc mình.
Cũng như văn học viết trung đại các nước trên thế giới, văn học Việt Nam thế
kỷ X đến thể kỷ XIX chịu sự quy định của thi pháp văn học trung đại nói chung. Nổi
bậc hơn là tính chất ước lệ của hình thức biểu hiện. Tính ước lệ trung đại được thể
hiện ở tính chất tập cổ, tính qui phạm, tính công thức, sáo ngữ, nghi thức, tính trang
trọng gắn chặc với tính truyền thống, giáo huấn, nghi lễ,… Tuy nhiên các đặc điểm
thi pháp trên không làm hạn chế sự phong phú và phát triển của văn học. Bằng trí tuệ
tâm hồn, tài năng sáng tạo của các tác giả, văn học trung đại đã để lại nhiều áng thơ
11


văn làm say đắm lòng người. Trên đường sáng tạo, nền văn học luôn vận động theo
hướng dân tộc hóa, dân chủ hóa, thường xuyên tự đổi mới bằng cách bám sát cuộc
sống của dân tộc để phản ánh. Văn học đã trở nên gần gũi với tâm thức của người

dân. Đó cũng chính là nhu cầu tự thân để văn học trung đại làm cho các qui phạm
ngày càng bị lỏng lẻo, phá vỡ, đồng thời tạo tiền đề cho quá trình hiện đại hóa văn
học đầu thế kỷ XX.
Các đặc điểm cơ bản trên giúp ta nhận rõ đặc trưng của văn học trung đại Việt
Nam trong qui luật chung của nền văn học trung đại như là một bộ phận hữu cơ của
nền văn hóa trung đại. Đi trong 10 thế kỷ, văn học trung đại kết thúc vai trò lịch sử
của mình trong tiến trình văn học dân tộc: phản ánh một cách chân thật, sinh động
đời sống của con người Việt Nam trên các phương diện vật chất và tinh thần, đặc biệt
là đời sống tâm linh sâu sắc, để lại cho nền văn học nhiều kinh nghiệm quý giá.

1.2. Văn hóa tinh ph
ần, tâm linh con ng
ườ
phầ
ngườ
ườii trung đạ
đạii
Trong văn xuôi trung đại Việt Nam, những yếu tố kỳ lạ khác thường trong tự
nhiên hay xã hội luôn được kèm theo một quan niệm riêng về một thế giới khác, một
niềm tin thiêng liêng và lòng tôn sùng, ngưỡng mộ đối với các lực lượng trong thế
giới ấy. Nói cách khác, chính thế giới quan thần bí và trí tưởng tượng phong phú,
niềm tin sâu xa vào một thế giới khác thế giới hiện thực có sức mạnh chi phối đời
sống đã tạo cho con người một đời sống tâm linh phong phú. Đời sống ấy luôn hiện
hữu những điều kỳ lạ, khác thường ( hiện tượng điềm báo, hóa kiếp, hồn ma, đạo sĩ
làm bùa phép phù chú, nhà sư có phép thần thông,…, hiện tượng con người giao tiếp
với thần linh, lạc vào thế giới thần thánh thông qua giấc mộng, cúng tế,…). Dĩ nhiên,
những hiện tượng “kỳ hình dị sự” ấy luôn mang niềm tin thiêng liêng của con người,
thể hiện nguyện vọng, ước mơ của họ về nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Yếu tố tâm linh trong văn xuôi trung đại Việt Nam _ cốt lõi của những điều kỳ
lạ, siêu nhiên, huyền bí, sản phẩm của trí tưởng tượng của con người thời trung đại

làm ta liên tưởng đến yếu tố huyền thoại, kỳ ảo phổ biến trong văn học. Kỳ ảo là một
tính từ chỉ những gì “được tạo nên bởi trí tưởng tượng, chứ không tồn tại trong thực

tế”, “gợi lên những chuyện ma quỷ,cái siêu nhiên, những giấc mơ quái đản, kể cả
những ác mộng” (M.Renard). Kỳ là lạ lùng, ảo là không có thật. Từ đó có thể hiểu:
“cái kỳ ảo là cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trong thế gian này, nói
12


chung là cái siêu nhiên, nếu ta hiểu cái siêu nhiên là những gì không tồn tại ở trên
đời” (Phùng Văn Tửu). Như vậy, phạm vi của cái kỳ ảo trong văn học là rất rộng, từ
các vị thần trong thần thoại, các ông bụt bà tiên, mụ phù thủy truyện dân gian, đến
các quỷ sứ hồn ma, phép thuật, người biến dạng,…Trong truyện trung đại, hiện đại
bởi đó là những hiện tượng siêu nhiên. Theo đó dễ dàng nhận thấy trong văn chương
cổ kim Đông Tây xuất hiện nhiều yếu tố kỳ ảo: Hămlet (thế kỷ XVII), Truyền kỳ mạn

lục (thế kỷ XVI), Liêu trai chí dị (thế kỷ XVIII, XIX),…
Cái siêu nhiên là những quỷ dữ, bóng ma, oan hồn, thần chú, thánh thần trên
thiên đường dưới địa phủ,… nói chung là thế giới bên kia xuất hiện trong đời sống
con người với những năng lực bí ẩn chi phối đời sống con người. Đây là những hiện
tượng xuất hiện nhiều trong tác phẩm của nhiều nhà văn như Bồ Tùng Linh ở Trung
Quốc, Nguyễn Dữ ở Việt Nam,…
Cái kỳ ảo trong văn học kỳ ảo thực sự gây cảm giác mãnh liệt, “mang cái ý

nghĩa khủng khiếp, sợ hãi, kỳ quái, bí hiểm” chính cảm giác đó tạo nên chất lượng,
sức hấp dẫn của văn học kỳ ảo.
Sự phân biệt giữa văn học kỳ ảo và cái kỳ ảo trong văn học giúp ta nhận ra
yếu tố kỳ ảo trong văn học truyền thống với khuynh hướng văn học kỳ ảo hiện đại.
Trong văn xuôi trung đại Việt Nam tồn tại yếu tố kỳ ảo. Nếu trong văn học kỳ ảo, cái
kỳ ảo được dùng là thủ pháp nghệ thuật, là hình thức thuần túy trong mối quan hệ với

nội dung. Giống như cái kỳ ảo, yếu tố tâm linh trong văn học là sản phẩm của trí
tưởng tượng của con người. Nhưng mang hình thức kỳ ảo, hoang đường siêu nhiên,
yếu tố này tồn tại như một tất yếu, là hiện thực thứ hai tồn tại song song cùng hiện
thực trần thế, ở đó con người luôn tin vào những điều huyền hoặc, những hiện tượng
mang tính chất quái dị, hoang đường mà không hề nghi ngờ, sợ hãi. Chính niềm tin
ấy tạo nên một nét riêng trong đời sống tâm linh. Sinh hoạt văn hóa tâm linh đa dạng
của người Việt.
Đi sâu vào khai thác chiếm lĩnh đời sống tâm linh cùng những trạng thái tâm
lý tinh thần đầy bí ẩn của con người là điều mà văn học mọi thời kỳ đều quan tâm.
Với văn học trung đại, đời sống tâm linh đã mang giá trị tự thân. Thông qua các tác
phẩm truyện kể, truyện thơ, văn tế, phú…(có thể giai đoạn sơ kỳ nó còn mang tính
chất ghi chép theo lối văn chép sử, hay sưu tầm từ truyện dân gian…), đời sống tâm
linh xuất hiện một cách tự nhiên từ những hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong thiên nhiên
13


cho đến các hình thức phong thủy, cầu cúng, điềm báo, báo ứng, thần thánh, ma
quỷ… Và giữa vô số chi tiết kỳ ảo tồn tại trong văn học trung đại ấy, ….Chính đời
sống tâm linh phong phú của con người trung đại đã tạo nên một nền văn học trung
đại với đầy đủ màu sắc và hương vị của nó, yếu tố ấy giúp các nhà văn sáng tạo nên
những tác phẩm bấc hủ trong nền văn học dân tộc và tiêu biểu cho sáng tác chứa
đựng yếu tố tâm linh, thần quái của con người trung đại là Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ.

ại truy
1.3. Sơ lượ
ượcc về th
thểể lo
loạ
truyềền kỳ

Văn học là một hình thái ý thức xã hội. Trước hết nó là một nghệ thuật_nghệ
thuật ngôn từ với đặc trưng tiêu biểu nhất là tính hình tượng với những lớp ngôn từ
được chọn lọc, chưng cất từ ngôn ngữ toàn dân. Loại thể văn học theo cách hiểu đơn
giản nhất đó là sự phân chia văn học theo cấu trúc hình thức thể hiện với ba loại: tự
sự, trữ tình và kịch. Tất nhiên, trong mỗi loại lại có từng thể nhỏ khác nhau. Cụ thể
như sau:
Loại tự sự bao gồm: Tự sự dân gian (Tục ngữ, ca dao, dân ca, vè, câu đố,…);
tự sự cổ trung và hiện đại (truyền kỳ, tiểu thuyết, truyện vừa, ký,…).
Loại trữ tình bao gồm: Trữ tình dân gian (tục ngữ, ca dao, dân ca, vè, câu
đố,…); trữ tình cổ trung và hiện đại (thơ cổ thể truyền thống, thơ tự do,…)
Loại kịch gồm có: sân khấu dân gian (chèo tuồng, múa rối,…) và kịch hiện đại
(chính kịch, bi kịch, hài kịch,…)
Theo đó, truyện truyền kỳ thuộc loại hình tự sự. Truyện truyền kỳ Việt Nam
vốn có nguồn gốc từ thể loại truyện kỳ ảo Trung Quốc cổ trung đại nhưng lại có một
quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn liền với nền văn hóa và văn học dân
tộc, đặc biệt với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử. Văn hóa dân tộc như cái nôi
nuôi dưỡng truyện truyền kỳ Việt Nam trong suốt quá trình hình thành, phát triển và
cũng chính nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn học dân gian đã giúp cho thể loại
truyện này ở Việt Nam khác với truyện truyền kỳ các nước đồng văn trong khu vực.
Truyền thống văn hóa, văn học dân tộc là một trong những nguồn gốc quan trọng
nhất của truyền kỳ Việt Nam. Có thể nói sự phát triển của loại hình này từ tác phẩm
truyện u linh (Việt diện u linh tập lục) sang chích quái (Lĩnh Nam chích quái) đến
truyền kỳ (Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục) đều được quy định chặc chẽ bởi
14


những điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam. Trong quá trình này xuất hiện
hàng loạt những nhân tố mới, đặc biệt là xuất hiện những tác gia có phong cách viết
truyện riêng, từ chỗ sao chép đã tạo ra được những tác phẩm thực sự mang dấu ấn cá
nhân và nhiều vấn đề quan trọng của đời sống hiện thực và có ảnh hưởng không nhỏ

đến sự phát triển của văn học dân tộc. Vậy truyền kỳ là gì với yếu tố văn kỳ ảo trong
loại truyện này là ở đâu?
Trước hết, truyền kỳ được hiểu là truyền đi một sự lạ. Truyền kỳ có tính chất
là những truyện kỳ lạ được lưu truyền lại. Đồng thời truyền kỳ cũng là khái niệm chỉ
một thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở thời Đường là
thể loại “chứa đựng nhiều tình tiết li kỳ, quái dị”. Truyền kỳ đã trở thành một loại
truyện mang tính chất “kỳ văn di sự”_một bộ phận tạo nên diện mạo nền văn xuôi
trung đại Việt Nam.
Hạt nhân cơ bản của truyện truyền kỳ là yếu tố kỳ. Kỳ trước hết là cái lạ, cái
khác biệt trái với cái bình thường (kỳ lạ, li kỳ). Kỳ cũng còn là cái quái đản, phi
thường, siêu nhiên (kỳ quái, kỳ dị). Cái lạ, phi thường, siêu nhiên trong truyện truyền
kỳ đã tạo nên sức hấp dẫn lạ lùng, góp phần làm nên sức sống lâu bền cho tác phẩm.
Sức nặng nghệ thuật của yếu tố này được Nghê Trác trong “Nhị kỳ duyên tiểu dẫn”
cô đúc “vô truyền bất kỳ vô kỳ bất truyền” (tác phẩm không lưu truyền được là do
không có gì lạ, và do không có gì lạ nên tác phẩm không lưu truyền được).
Vậy phạm vi của cái lạ trong truyện truyền kỳ là đây vì lạ cũng là phạm trù
của cái quái trong truyện chí quái. Cả hai loại truyện đều có yếu tố thần kỳ, quái dị,
nói đến hiện tượng bất bình thường trong tự nhiên và xã hội (gió, bão, lụt bất thường,
những con vật quái dị, người biến dạng hóa hay sự nhân hóa thần linh, động vật, đồ
vật, sự thần kỳ hóa con người,…). Tuy nhiên, chuyện chí quái chủ yếu nói đến
chuyện ma quỷ, chuyện quái dị gây cảm giác quái đản, sợ hãi (như truyện người
nông dân trong mồm ra đủ loại thức ngon vật lạ và người con gái đẹp_ truyện “Cái

lông ngỗng ở Dương Tiễn” sách chí quái lục triều. Còn sự lạ trong truyền kỳ chủ yếu
nói chuyện con người, xoay quanh các hiện tượng nhân hóa thần linh và thần kỳ hóa
con người ( như loài vật biến thành người, người ân ái kết duyên với tiên với ma,…
trong Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục). Quan trọng hơn, kỳ trong truyền kỳ
tham gia vào cốt truyện nhằm phản ánh hiện thực xã hội. Nó không chỉ thể hiện trình
độ, tư duy nghệ thuật độc đáo mà còn là phương tiện, thủ pháp nghệ thuật có hiệu
15



quả cao trong phản ánh hiện thực và chuyển tải những vấn đề nhân sinh. Với những
đặc trưng và vẽ đẹp nghệ thuật riêng, yếu tố kỳ làm cho truyện truyền kỳ khác với
các loại truyện gần gũi với nó như truyện thần quái, chí quái. Nó khiến cho người
đọc bao thế hệ được “tâm khai thần thích” (tâm thần sản khoái).
“Chuyện Chức phán sự ở đền Tản Viên” trong tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”
được coi là có vai mượn một vài chi tiết từ “Vĩnh Châu dã miếu ký” (Ngôi miếu hoan
ở Vĩnh Châu) trong tập tập truyện của Cừu Hựu (Trung Quốc). Song, tinh thần
truyện của Nguyễn Dữ đã được triển khai theo một hướng khác hẳn và gắn với chủ
đề yêu nước và tự hào dân tộc. Câu chuyện ca ngợi khí phách và lòng yêu nước của
chàng nho sinh Ngô Tử Văn trong việc truy nã vong hồn tên tướng giặc Minh. Y bị
quân ta giết chết nhưng vong hồn vẫn lưu lại trên đất Việt, tác yêu tác quái, đánh
đuổi vị thần thổ địa để trấn giữ phần hương lửa ở một ngôi đền nọ. Tử Văn đã dũng
cảm đốt đền để xua đuổi tên giặc xâm lược. Khi bị Diêm Vương đem ra xử, nhờ sự
can thiệp của thần thổ địa_vốn là người có công với nước, kẻ chiếm đền đã bị vạch
trần tội lỗi, đem giam vào ngục tối. Câu chuyện đậm chất kỳ ảo và thể hiện tinh thần
yêu nước và khí phách quật cường của kẻ sĩ Việt Nam trước kẻ thù xâm lược và
trước cả quỷ thần.
Như vậy, có thể thấy về mặt nội dung và hình thức truyện truyền kỳ có sự
khác biệt hẳn với các loại tự sự còn lại như tiểu thuyết, truyện ngắn, ký…Truyền kỳ
là thể loại truyện ngắn có nguồn gốc từ Trung Hoa và là một thể văn xuôi tự sự thời
trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kỳ lạ, hoang đường. Trong truyện
truyền kỳ, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự
tương giao. Truyện truyền kỳ Việt Nam thường sử dụng truyện dân gian hoặc các mô
típ truyện dân gian để xây dựng thành truyện mới. Truyện truyền kỳ Việt Nam mang
đậm yếu tố hiện thực và nhân văn.

ới thi
ạm tr

ù kỳ ảo trong văn học
1.4. Gi
Giớ
thiệệu về ph
phạ
trù
ái ni
ù kỳ ảo trong văn học
1.4.1. Kh
Khá
niệệm chung về ph
phạạm tr
trù
Như đã nói ở phần trên, cho đến nay, vấn đề thuật ngữ vẫn là vấn đề nan giải
đối với giới nghiên cứu văn học. Có nhiều cách diễn đạt khác nhau trong cùng một
phạm trù nói về yếu tố kỳ ảo như là: hoang đường, huyền ảo, huyễn tưởng,…Từ đó
kéo theo một số cách gọi như “văn học kỳ ảo”, “truyện kinh dị”, “truyện huyễn
16


tưởng”… và nhiều khi chúng chưa được phân biệt một cách rạch ròi. Tuy vậy, xét
cho cùng, kỳ ảo chính là một trong những thuộc tính của những cái hoang đường,
huyền ảo, huyễn tưởng,…Trong văn học trung đại yếu tố kỳ ảo xuất hiện khá dày đặc
trong nhiều thể loại nhưng nổi bậc nhất ở truyện truyền kỳ, nó thể hiện tâm linh trong
cuộc sống con người trung đại và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Kỳ ảo, hoang đường vốn là những khái niệm xuất phát từ thời cổ đại. Khái
niệm này có nội hàm rất rộng và cách hiểu về nó cũng thay đổi theo thời gian. Bởi
thế, giới nghiên cứu văn học trên thế giới đến nay cũng chưa có một quan niệm thống
nhất về cái kỳ ảo, hoang đường cũng như về văn học kỳ ảo. Cùng một tác phẩm
nhưng có người cho đó là truyện huyễn tưởng, huyền ảo, kỳ ảo,…thậm chí có người

còn quan niệm nó là truyện kinh dị, quái dị. Để có thể phân biệt rõ ràng các khái
niệm trên, tránh sự nhầm lẫn, chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là “kỳ ảo”.
Về mặt từ nguyên học, thuật ngữ kỳ ảo có nguồn gốc từ chữ fantastic. Chữ
fantastic xuất hiện trong tiếng Anh Trung cổ thế kỉ XIV, vốn có nguồn gốc từ tiếng
Hi Lạp chữ phantastikos, có nghĩa là “tạo ra những hình ảnh thuộc về tinh thần”, và
chữ phantazein, có nghĩa là “xuất hiện trong tâm trí”. Theo thời gian, nghĩa của từ
này dần dần thiên về chỉ hiện tượng mà ở đó ranh giới giữa cái cụ thể và sự mơ hồ
không còn phân biệt rõ ràng. Trong lĩnh vực văn chương, thuật ngữ “kỳ ảo” được
chuyển nghĩa từ thuật ngữ “fantastique” trong tiếng Pháp, hoặc “the fantatic” trong
tiếng Anh. Theo từ điển Pháp _Việt, thì “fantastique” là sản phẩm của trí tưởng
tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Từ
những định nghĩa trên ta có thể dễ dàng nhận thấy đặc trưng của cái kỳ ảo chính là
cái bình thường đã bị cái phi thường thâm nhập là tính tất yếu không thể đảo ngược.
Chính sự kết hợp giữa những cái không mang tính chân thật, chỉ tuân theo quy luật
của trí tưởng tượng như cái kỳ ảo, siêu nhiên, hư ảo,… và những cái bình thường. Nó
cũng có ý nghĩa như từ thần thoại. Vì thế theo quan điểm của các nhà nghiên cứu văn
học phương Tây, thuật ngữ “fantastique” hàm chứa tất cả các yếu tố như: kỳ lạ,
huyền ảo, thần diệu,… chứ không hề tách biệt về nghĩa như tiếng Việt.
Thuật ngữ “kỳ ảo” theo cách hiểu của phương Đông thì “kỳ” là cái khác
thường, lạ không bình thường, hiếm hoi. Theo lí luận hiện đại, thì “kỳ” chính là thủ
pháp nghệ thuật có chức năng “lạ hóa” văn học, lưu giữ ấn tượng, cuốn hút đọc giả
làm thành quan niệm “phi kỳ bất truyền” của văn học phương Đông. Còn “ảo” là cái
17


không thực, là trạng thái mơ hồ giữa hai đối cực thật- giả, có không của con người.
“Ảo” không phải tự nhiên mà có, nó xuất hiện từ sự kích thích của hiện thực và trở
thành cái bóng của hiện thực. Cái “kỳ ảo” theo quan niệm của người phương Đông
cũng có sự tương tác, giao thoa giữa cái bình thường và cái phi thường. Từ sự gặp
nhau về quan niệm đó, ta có thể thấy rằng, yếu tố kỳ ảo hoang đường trong văn học

chính là những điểm lạ lùng, huyền bí, vừa chân thực cũng vừa huyễn hoặc, được tạo
ra do sự xâm nhập, chuyển hóa giữa hai yếu tố bình thường và phi thường, tồn tại
trên hai trục thực và ảo với đặc trưng và sự tưởng tượng hư cấu có sức lay động hứng
thú thẫm mĩ. Yếu tố kỳ ảo chính là phương tiện hữu hiệu để nhà văn khám phá thế
giới và thể hiện tư tưởng thẩm mĩ.
Một số quan niệm về thuật ngữ kỳ ảo:
Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, nxb Đà Nẵng, 1998) thì
“kỳ ảo là kỳ lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng”. Và tất nhiên,
một tác phẩm văn chương kỳ ảo phải có những yếu tố siêu nhiên, kỳ lạ, hư ảo, huyễn
hoặc trong nhân vật, cốt truyện, chủ đề tạo nên những phản ứng nhận thức của người
tiếp nhận một cách mạnh mẽ.
Trong Dẫn luận về văn chương kỳ ảo, T. Todorov cho rằng cái kỳ ảo giống
như một giới hạn nhất định giữa cái kỳ diệu (merveilleux) với cái kỳ lạ (étrangé); và
ông khẳng định thái độ lưỡng lự, do dự, hoài nghi của đọc giả khi tiếp xúc với những
cái khác lạ sẽ tạo nên cái kỳ ảo. Cũng từ cái nhìn về thực tiễn tâm lí con người, P. G.
Castex cho rằng: “cái kỳ ảo là hình thái thuần túy…được tạo ra từ giấc mơ, sự mê tín,

sợ hãi, hối hận, từ sự kích thích quá độ của trí não hay từ tâm linh, từ sự mê đắm, từ
tất cả các hiện tượng mang tính chất bênh lý”.A. Marino lại suy luận “cái kỳ ảo chỉ
có thể ra đời từ bản thân trí tưởng tượng (fantaisie)”. Và với M. Shneider yếu tố kỳ
ảo khai thác không gian nội tâm và gắn liền với “sự lo âu, sợ hãi trước kẻ thù” của
con người. Nhưng theo nhà nghiên cứu Roger Caillois thì “cái kỳ ảo là cái không thể
cắt nghĩa được bằng lí tính từ điểm nhìn của chúng ta, với tầm nhận thức thực tại”.
Ở nước ta những năm gần đây cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về
yếu tố kỳ ảo. Lê Nguyên Cẩn trong “Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac” (NXB Giáo
dục, 1999) cũng đưa ra định nghĩa “cái kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, là

sản phẩm của trí tưởng tượng. Nó hiện diện dưới hình thức thần linh, quái dị, ma quỉ,
khác lạ, phi thường, siêu nhiên” [2;tr 26].
18



Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Long lại nhấn mạnh cái kỳ ảo phải gắn liền với
tính hiện thực và yếu tố kỳ ảo “chỉ tồn tại khi đối diện với nó” trong sự độc lập giữa
những cái siêu nhiên, hư ảo với thế giới thực tại.
Nguyễn Văn Dân trong bài viết “huyễn tưởng văn học một hình thái nhận thức

thẩm mĩ” đã trình bày quan điểm của mình như sau: trước hết chúng ta có thể nhận
xét sơ bộ rằng văn học huyễn tưởng là những truyện hay tiểu thuyết về cái lạ lùng,
cái kỳ dị, gây hồi hộp và có sức hấp dẫn cao. Các nước châu Âu dành cho loại hình
này cái tên gọi xuất phát từ định ngữ “Phantastikos” của Hi Lạp và qua từ
“fantasticus” của tiếng La Tinh. Ở nước ta trong bộ sưu tập “truyện kỳ quái dân

gian” đầu tiên của Việt Nam, tiến sĩ Kiều Phú (thế kỷ XV) đã dùng định ngữ “quái
đản” để chỉ loại truyện này. Ông Đào Đăng Vĩ gọi nó là truyện “dị thường”, ông
Nguyễn Văn Khôn cũng dịch từ “fantastic” của tiếng Anh là “kỳ dị, kỳ quái, dị

thường”. Gộp chung những ý kiến đó, Nguyễn Văn Dân đề nghị dịch “nó” và “những
từ tương đương với nó” là huyễn tưởng. Nguyễn Văn Dân lại cho ta thêm một thuật
ngữ mới khi nói đến yếu tố kỳ ảo.
Các yếu tố trên đã góp phần làm sáng rõ thêm về thuật ngữ kỳ ảo. Tuy chưa
hoàn toàn thống nhất về thuật ngữ cũng như quan điểm nhưng nhìn chung các nhà
nghiên cứu đều đã cho ta thấy được yếu tố kỳ ảo là thuộc tính của cái hoang đường,
huyền ảo, huyễn tưởng….được biểu hiện bằng yếu tố siêu nhiên, phi thường, kỳ ảo.
Nó là sản phẩm của trí tưởng tượng khó xảy ra trong thực tế. Nó nằm ngoài tư tưởng
duy lí tính của con người nhưng lại có mối quan hệ với bản chất của cái có thật trong
đời sống. Yếu tố kỳ ảo góp phần cùng với các yếu tố nghệ thuật khác để xây dựng
cốt truyện, nhân vật hướng đến việc bộc lộ chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Việc tìm hiểu yếu tố kỳ ảo trong sáng tác văn học ngày càng được chú trọng
và biết đến trong những thập niên gần đây. Cho thấy việc nhìn nhận lại vấn đề phạm

trù kỳ ảo trong sáng tác văn học và những thành tựu, đóng góp của nó là không nhỏ
trong quá trình hình thành và phát triển văn học. Nó giữ vị trí và vai trò quan trọng
trong tiến trình lịch sử văn học, không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nước trên thế
giới.
Qua việc tìm hiểu từ sự phát triển của nền văn học thì chúng tôi đã nhận thấy
sự phát triển của yếu tố kỳ ảo là cả một chặng đường dài và sự góp mặt của nó dường
như là rộng khắp. Không chỉ trong một quốc gia nào mà của cả thế giới, không chỉ ở
19


một chặng đường văn học hay một thời kỳ văn học nào mà như một dòng chảy xuyên
suốt trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học.
Sự hình thành yếu tố kỳ ảo trong sáng tác văn học là rất sớm, mầm mống của
nó là những sáng tác “folklore”, tiêu biểu là thần thoại và truyền thuyết, yếu tố kỳ ảo
ra đời giúp con người vượt qua nổi sợ hãi của những điều không lí giải được. Ở đó,
các tác giả dân gian nhìn nhận và quan sát thế giới tự nhiên và thông qua trí tưởng
tượng của mình họ lí giải các vấn đề về nguồn gốc và sự tồn tại của các sư vật, hiện
tượng tự nhiên_một thế giới đầy bí ẩn mà họ không thể biết được. Trong thần thoại,
tự nhiên được tái tạo bởi trí tưởng tượng của người xưa. Thần thoại chính là những
câu trả lời mà người nguyên thủy dùng để lí giải các hiện tượng tự nhiên. Nhận định
của C. Mác cũng đã lí giải thêm về thần thoại của người xưa “dùng tưởng tượng,

mượn tưởng tượng để chinh phục sức mạnh thiên nhiên, chi phối tự nhiên, hình
tượng hóa tự nhiên”. Những yếu tố kỳ ảo ở đây biểu hiện tư duy của người nguyên
thủy còn chịu ảnh hưởng của thế giới quan thần linh chủ nghĩa, song chúng vẫn chứa
đựng cơ sở hiện thực lành mạnh. Ta có thể kể đến như: Thần trụ trời, mười hai bà

mụ,thánh Gióng, Sơn tinh Thủy tinh,… nằm trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
Thần thoại là “nghệ thuật một đi không trở lại”. Mác đã nói tới sự mất đi của
thần thoại với tư cách như thể loại, chứ từng tác phẩm và từng tác phẩm thần thoại

thì số phận lại khác hơn. Yếu tố kỳ ảo trong thần thoại nói riêng và folklore nói
chung đã được văn học viết tiếp nhận và phát huy.
Trên bình diện thế giới, loại truyện như trong Ngàn lẻ một đêm là truyện thần
thoại kiểu thần thoại Hi Lạp mang đậm yếu tố kỳ ảo, hoang đường là nguồn gốc cho
loại truyện huyễn tưởng sau này.

ới nói chung và văn học
1.4.2. Quan ni
niệệm kỳ ảo trong văn học th
thếế gi
giớ
Vi
Việệt Nam nói ri
riêêng
Trên cơ sở nguồn gốc lịch sử nghiên cứu về cái kỳ ảo. Vì cái kỳ ảo là sự tưởng
tượng và là sản phẩm của yếu tố siêu nhiên, cái không thể xảy ra. Do vậy, cái kỳ ảo
đã có nguồn gốc từ xa xưa trong những sáng tác dân gian (cái không có thật). Như
vậy ta đã đồng nhất cái kỳ ảo với cái siêu nhiên, cái không thể xảy ra, cứ đề cập đến
cái siêu nhiên, cái không thể xảy ra thì đó là văn học kỳ ảo, khi đó văn học kỳ ảo sẽ

20


bao trùm cả những sáng tác cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ cái siêu nhiên
tồn tại với một sự áp đảo.
Để làm rõ quan niệm kỳ ảo trong văn học thế giới thì chúng tôi xin đi tìm hiểu
lịch sử ra đời của chúng, từ đó đối sánh với các loại hình văn học khác thì chúng ta sẽ
dễ dàng nhận thấy được tầm quan trọng của yếu tố kỳ ảo và ý nghĩa đóng góp của
chúng đối với nền văn học thế giới là vô cùng to lớn, vì kỳ ảo là một phạm trù thẩm
mỹ.

Trước hết, có thể khẳng định rằng, cái kỳ ảo phải diễn ra trong một môi
trường có tính hiện thực, ở đó sự tưởng tượng được phép phát triển ồ ạt và đi cùng
với điều đó thì tính chất mơ hồ là đặc trưng cơ bản của thể loại. Cái kỳ ảo chỉ tồn tại
khi đối diện với nó, người ta luôn có ý thức về một sự đối lập giữa những cái siêu
nhiên hư thực với thế giới thực tại. Đứng từ gốc độ này, ý kiến của nhà nghiên cứu
Nguyễn Văn Dân là rất xác đáng khi ông cho rằng trên bình diện thế giới, loại truyện
kiểu Nghìn lẻ một đêm là nguồn gốc cho cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo hơn là truyện
thần thoại kiểu thần thoại Hy Lạp bởi về bản chất, thần thoại là khoa học về thế giới
của người nguyên thủy, và do vậy những người sáng tạo ra thần thoại thì tin tưởng
vào tính hiện thực của sự tồn tại của các vị thần cũng như các hiện tượng siêu nhiên.
Trong khi đó, với những câu chuyện cổ tích dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích thần
kỳ, thì tác giả của những câu chuyện cổ tích đó đã có ý thức đối lập giữa cái hiện
thực với cái không thể xảy ra và xây dựng những câu chuyện như là phương tiện để
giải trí, trong đó họ đề cập đến những hư cấu, những tưởng tượng hoặc ít nhiều có
tính chất đối lập với thực tại. Ta xét tác phẩm Người hiệu đánh cờ của Charles
Dickens (người Anh), đây là một tác phẩm có cốt truyện đơn giản nhưng xen vào đó
là những truyện lạ thường kỳ quái. Đó là yếu tố con người và hồn ma. Nhân vật
chính là người đàn ông giữ trạm ga xe lửa khi làm nhiệm vụ để xe lửa chui qua
đường hầm, mấu chốt gây nên mọi chuyện là tình tiết khi ông gặp ma giữa đêm trăng,
thậm chí là ban ngày ở quanh trạm gác đó. Kết cục một cái chết đau thương khi ông
bị đầu xe lửa cán phải. Thế nhưng ta xét ở nội hàm tác phẩm thì hoàn toàn có ý nghĩa,
tại sao người đàn ông luôn đặt ra câu hỏi, luôn khẳng định “Ông đã thấy ma”. Đó
cũng là vấn đề tác giả đặt ra trong suốt tác phẩm. Bằng sự nhạy bén và tinh tế, ông đã
biến yếu tố không có thực trở thành cái sâu kín mà mọi người phải lý giải thấu đáo.
Dĩ nhiên, qua yếu tố này đã bộc lộ nên ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, chính cuộc sống
21


tâm tối, lối suy nghĩ và cuộc sống tách rời với bên ngoài đã tạo nên tâm lý con người
trở nên hoang tưởng. Vì thế cái kỳ ảo làm nên sự thành công của tác phẩm, bằng sự

tưởng tượng của con người, việc trên đời vẫn có thế lực siêu nhiên tồn tại (mượn yếu
tố kỳ ảo). Đồng thời cũng lý giải cho lối tâm lý phức tạp của con người. Đây là sự
nhận xét rất đúng của Freud: “Thời trung cổ đã gán tất cả những biểu hiện bệnh

hoạn ấy cho ảnh hưởng của ma quỷ, một cách rất logic, và gần như đúng đắn theo
quan điểm tâm lí học. Có lẽ tôi cũng chẳng ngạc nhiên khi biết rằng phân tâm học,
mà công việc là phát hiện những sức mạnh âm thầm nọ, bản thân nó vì thế trở nên
đáng sợ một cách lạ lùng trước mắt nhiều người”. Dưới sự phát biểu của Freud lại
càng chứng tỏ, không riêng lĩnh vực văn chương mà yếu tố kỳ ảo lại góp phần làm tư
liệu quan trọng trong nghiên cứu của các ngành khoa học khác (như phân tâm học,
tâm lý học,…) về con người, mà mọi ngành khoa học khác điều khám phá, trong đó
điển hình nhất là ngành khoa học văn chương.
Trong truyện, tác giả cố tình xen vào một tình tiết hấp dẫn li kỳ và tác dụng
của nó là vô cùng to lớn mà không một thủ pháp nghệ thuật nào có thể đạt tới. Thủ
pháp đưa yếu tố kỳ ảo vào trong tác phẩm. Để từ đó làm cho câu chuyện càng trở nên
hấp dẫn, rút ngắn được sự gải thích dài dòng đôi khi là dư thừa, không thuyết phục,
làm cho người đọc cảm thấy mơ hồ. Hơn thế, cái kỳ ảo tạo nên một điểm nhấn gây
ấn tượng mạnh cho người đọc. Một ưu điểm nữa là làm cho các sự kiện, tâm lý nhân
vật ở một trạng thái cân bằng tức là phá vỡ đi thế ổn định, lập lại một sự tình khác
biệt hấp dẫn.
Tác phẩm Thiên tình sử của Camaralzama, trong Ngàn lẻ một đêm nhân vật
chính là Camaralzama là người đẹp trai nhất nước, anh là hoàn tử của nước Ba Tư,
bổng nhưng chàng trở nên câm ghét đàn bà khi vua cha sắp cưới vợ cho chàng. Trái
lệnh vua, chàng bị giam trong tòa tháp có thể kéo dài suốt mười năm, đúng lúc ấy có
yếu tố kỳ ảo can thiệp vào. Một nàng tiên tên là Maimoune cùng gặp vị thần Danhash,
chính hai vị thần này đã sắp đặt tình huống để cho cô công chúa bướn bỉnh Trung
Hoa không chịu lấy chồng. Sự tình bất ngờ xuất hiện (cũng là cái kỳ ảo thể hiện vai
trò của mình), họ nằm cạnh nhau khi đang ngủ (từ đó nảy sinh tình cảm). Đây là yếu
tố kỳ ảo_từ cái bất thường đã làm cho câu chuyện trở nên bình thường. Tiếp sau đó
câu chuyện diễn ra theo mạch diễn biến chính của câu truyện một cách logic, Công


22


chúa và Hoàng tử nảy sinh tình cảm, họ tìm cách gặp lại nhau, giành tình cảm ho
nhau để tạo nên một gia đình.
Bắt nguồn từ văn học dân gian, cái huyễn tưởng, huyền ảo trong văn học hay
nói cách khác là việc sử dụng yếu tố kỳ ảo trong sáng tác văn học không phải là phát
minh riêng của thời đại nào hay một môi trường xã hội nào mà nó có mặt mọi lúc
mọi nơi. Trên bình diện thế giới, loại truyện như trong Ngìn lẻ một đêm và truyện
thần thoại kiểu thần thoại Hy Lạp mang đậm yếu tố kỳ ảo, hoang đường là nguồn gốc
cho loại truyện huyễn tưởng thành văn sau này.
Ở Việt Nam, thể loại truyện truyền kỳ gắn với truyện truyền kỳ trong văn học
Trung Quốc. Loại truyện này vẫn ít được nghiên cứu. Sự hình thành và phát triển của
truyền kỳ Việt Nam gắn liền với nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân gian và
văn xuôi lịch sử. Văn hóa dân gian như cái nôi nuôi dưỡng truyện truyền kỳ trong
suốt quá trình phát triển của nó. Và cũng chính văn hóa dân gian đã giúp cho truyện
ngắn trung đại Việt Nam khác với truyện ngắn các nước khác trong cùng khu vực.
Những tư liệu chúng ta có được cho thấy truyện ngắn Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ
XIII với Chuyện lạ ở ao Ứng Minh (Ứng Minh trì dị sự) của Vũ Cao và tập truyện

Việt điện u linh tập của Lý Tuế Xuyên (thế kỷ XIV). Trong quá trình hình thành và
phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam, các nhà văn, đặc biệt là các tác giả
của Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục đã rất có ý thức trong việc phản ánh
những truyện kỳ lạ cũng như việc sử dụng yếu tố kỳ ảo như một hạt nhân tự sự và
một bút pháp nghệ thuật để chuyển tải cách hình tượng những tư tưởng của mình.
Yếu tố kỳ ảo không phải là cái được bổ sung thêm hay phải gạt bỏ đi mới thấy được
giá trị hiện thực của tác phẩm như một số nhà nghiên cứu khẳng định.

ữa yếu tố hi

ực với yếu tố kỳ ảo trong văn
1.4.3. Mối quan hệ gi
giữ
hiệện th
thự
học
Là thể loại văn xuôi độc đáo phản ánh hiện thực qua yếu tố kỳ lạ, kết cấu của
mỗi truyện truyền kỳ thống nhất bởi hai hạt nhân cơ bản: “kỳ” và “thực”. Vai trò của
mỗi yếu tố, sự tác động qua lại của chúng biến thiên qua mỗi giai đoạn cụ thể của sự
phát triển thể loại.
Nhà văn Gogol quan niệm đơn giản rằng: “Những quả lê vàng có thể mọc ra

trên cây lê nhưng không phải trên cây liễu” nghĩa là sự hư cấu, tưởng tượng trong tác
23


phẩm nghệ thuật muốn thu phục tâm cảm người thưởng thức thì bắt buộc phải nắm
vững mối liên hệ của cái được hư cấu, tưởng tượng đó với bản chất của cái thực
trong cuộc sống. Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Long cũng nhấn mạnh cái kỳ ảo phải
gắn liền với tính hiện thực và yếu tố kỳ ảo “chỉ tồn tại khi đối diện với nó” trong sự
độc lập giữa những cái siêu nhiên, hư huyễn với thế giới thực tại. Roger Cailois, một
chuyên gia về sáng tác kỳ ảo cũng đã xác định rằng: “Mọi cái kỳ ảo đều là một sự vi

phạm trật tự quen thuộc, một sự đảo lộn của cái không thể tiếp nhận trong lòng
những quy luật bất biến của đời thường” [2, tr16]. Những nhận định trên đã góp phần
cho ta thấy rõ bản chất của cái kỳ ảo, hoang đường đồng thời thể hiện được mối quan
hệ gắn bó của hoang đường và hiện thực- hai khía cạnh tưởng chừng như đối nghịch
nhau và có vẻ như không thể cùng tồn tại song song ấy.
Khi nói đến yếu tố kỳ ảo, ta sẽ nghĩ đến những sự việc không tồn tại, không có
thật, hư ảo, siêu nhiên… còn hiện thực là những phạm trù của cái thực, cái đang tồn

tại xung quanh ta. Hai khía cạnh này có vẻ như không hề ăn nhập gì với nhau và mối
quan hệ của nó tưởng chừng là điều phi lôgic. Song, ở một khía cạnh nào đó, kỳ ảo
và hiện thực vẫn tồn tại gắn bó với nhau, thậm chí đó còn là mối quan hệ mật thiết và
được các nhà văn thể hiện đồng thời trong tác phẩm của mình và việc thể hiện song
song hai yếu tố kỳ ảo và hiện thực góp phần đắc lực vào việc cấu thành tác phẩm.
Cuộc sống đi vào tác phẩm nghệ thuật thường dưới dạng các chi tiết, các chi
tiết này được nhà văn nhào nặn theo trí tưởng tượng của mình và trong chỉnh thể
nghệ thuật ấy, chúng giữ một chức năng nhất định nhưng không tách rời nhau, nó là
một hệ thống nhất quán. Cái kỳ ảo được sử dụng trong tác phẩm cũng không nằm
ngoài quy luật chung đó. Với tư cách là một phương tiện nghệ thuật giúp nhà văn tái
hiện cuộc sống, yếu tố kỳ ảo không những giúp nhà văn lí giải, giải quyết vấn đề theo
cách của mình mà còn cùng với cái thực tạo nên một chỉnh thể hoàn hảo. Trong một
tác phẩm nghệ thuật, hiện thực không phải là bản sao của hiện thực khách quan, vấn
đề này cũng đã từng được nhà văn Balzac, một “bậc thầy về chủ nghĩa hiện thực”
đồng thời cũng là một “bậc thầy của cái kỳ ảo” nói đến: “Sứ mệnh của nghệ thuật

không phải là sao chép tự nhiên mà là biểu hiện nó! Anh chẳng phải là một kẻ ki cóp
tầm thường mà là một nhà thơ! Nếu không thì một nhà điêu khắc chẳng cần đến một
công trình của họ khi đúc khuôn một người đàn bà! Thì đấy, anh hãy thử đúc khuôn
bàn tay tình nương của anh rồi đặt ra trước mắt mà xem, anh sẽ thấy một xác chết
24


kinh khủng chẳng có gì giống cả, và anh sẽ phải đi tìm chiếc đục của người không
sao chép y hệt nó mà biểu hiện cái hoạt động và cái linh hoạt của nó cho anh. Chúng
ta phải nắm lấy tinh thần, linh hồn, diện mạo của mọi sự vật… Một bàn tay không
chỉ lệ thuộc vào thể xác, nó còn biểu hiện và tiếp tục một tư tưởng cần phải nắm và
thực hiện”. Và ông khẳng định: “chân lý văn học là ở chỗ lựa chọn các sự kiện và
tìm cách,nâng chúng lên một quan điểm từ đó mỗi người nhìn vào đều tin chúng là
thật, vì mỗi người đều có một cái thật riêng, và mỗi người đều nhận ra sắc màu của

mình trong sắc màu chung của cái điển hình do nhà tiểu thuyết trình bày” [2; tr13].
Với bậc thầy “của chủ nghĩa hiện thực”, hiện thực không phải là sự sao chép mà
“chân lý” là cái “hồn”, cái bản chất của sự vật , hiện tượng,…Ở một khía cạnh nào đó,
việc sử dụng yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm văn chương chưa hẳn là một sự thoát ly
hiện thực, mà đôi khi nó lại phơi bày hiện thực một cách chân thực nhất. Hư ảo và
hiện thực gắn kết, hòa hợp với nhau, cái thực được khẳng định bởi cái ảo và ngược
lại cái ảo được tôn lên bởi cái thực. Hai khía cạnh đó dung hòa lẫn nhau, bổ trợ cho
nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất không những giúp nhà văn thể hiện ý đồ của
mình mà còn nâng hiện thực lên một tầm cao mới. Nó không những không lấn át cái
thực được miêu tả mà sự có mặt của nó góp phần tôn tạo và soi sáng hiện thực, làm
cho tác phẩm xuất hiện một cách mới lạ, hấp dẫn hơn rất nhiều.
Thế kỷ XVI là thời kỳ đất nước mất ổn định về chính trị, sống trong tình trạng
đất nước loạn lạc, xã hội phong kiến thối nát đó đa số các tác phẩm của các nhà văn ,
nhà thơ đều hướng vào hiện thực xã hội để sáng tác. Nguyễn Dữ cũng vậy, tác phẩm
duy nhất của Ông _Truyền kỳ mạn lục phản ánh hiện thực xã hội đương thời.
Chính các sắc thái thẩm mĩ của yếu tố kỳ ảo không hề làm giảm giá trị hiện
thực của tác phẩm mà nó còn cung cấp cho chúng ta cách nhận diện về cuộc sống,
làm gia tăng điểm nhìn nghệ thuật và các chiều tiếp cận hiện thực. Nguyễn Dữ đã có
sự đan xen, lồng ghép giữa kỳ ảo và hiện thực trong cùng một tác phẩm. Khi sử dụng
những chất liệu kỳ ảo như thế đã tạo ra những hiệu ứng phục vụ cho tác giả trong
việc lý giải vấn đề. Ngoài ra, trong phương thức kiến tạo yếu tố kỳ ảo cho tác phẩm
tác giả còn gia giảm, thêm thắt yếu tố kỳ ảo tùy theo mụch đích và dụng ý của mình
khi thể hiện vấn đề.

25


×