Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÀI TIỂU LUẬN môn văn hóa KIẾN TRÚC VIỆT NAM tính dân tộc và tính hiện đại trong kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 23 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA KIẾN TRÚC
VIỆT NAM.

ĐỀ TÀI: Tính dân tộc và tính hiện đại trong kiến trúc
Việt Nam.

*Dẫn nhập:
Kiến trúc Việt Nam ra đời, gắn liền với quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của lịch
sử dân tộc. Kể từ trước chế độ phong kiến khi mà trình độ khoa học kĩ thuật chưa phát
triển mạnh mẽ, mối giao lưu văn hóa giữa các dân tộc còn hạn chế thì kiến trúc của nước ta
đã có những đặc trưng riêng dễ dàng phân biệt. Hiện nay, với những thành tựu của khoa
học và điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới, kiến trúc hiện


đại của nước ta đã có nhiều công trình thành công đáng kể trong việc sáng tạo nghệ thuật,
mang tính “Quốc tế” cao.
Tuy nhiên, để phát triển nghệ thuật kiến trúc xã hội chủ nghĩa có tính hiện đại và tính dân
tộc là một vấn đề không hề dễ giải quyết. Trong khi đó, việc nghiên cứu về lí luận của kiến
trúc truyền thống và hiện đại của Việt Nam bấy lâu nay vẫn chưa được dành sự quan tâm,
đầu tư nghiên cứu cặn kẽ, sâu rộng, mà chủ yếu chỉ được nghiên cứu dưới góc nhìn khảo
cổ học. Bởi vậy, việc nghiên cứu yếu tố dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam trong
bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay là hoàn toàn cần thiết.
1: Tính dân tộc trong kiến trúc Việt:
Tính dân tộc là một thuộc tính của văn hóa, bởi nền văn hóa nào cũng thoát thai từ dân tộc.
Trong quá trình lịch sử, sự hình thành dân tộc và văn hóa được quy định bởi phương thức sản
xuất, các điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử. Do đó, có thể nói, tính dân tộc trong kiến trúc là
hệ quả của mối quan hệ ứng xử giữa con người và môi trường.
Kiến trúc truyền thống Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm và mang đậm tính dân tộc, với
một đặc điểm chung là các công trình kiến trúc đều khuyết danh, nghệ nhân dân gian không có
tên trong các công trình sáng tạo của mình, cho đến khi kiến trúc Việt Nam có sự giao lưu, tiếp
biến với văn hóa phương Tây.


Với bàn tay và khối óc, nghệ nhân dân gian đã sáng tạo nên các công trình kiến trúc như đình,
chùa, cung điện, tháp….
Tính dân tộc của kiến trúc Việt Nam được hình thành và quy định bởi 3 nhân tố cơ bản:
Thiên nhiên, xã hội, con người.
Nhân tố thiên nhiên bao gồm: Địa hình, khí hậu, cảnh quan môi trường. Đây là nhân tố có
vai trò đặc biệt trong việc hình thành nét đặc trưng của kiến trúc dân tộc. Nhưng nhân tố này
cũng sẽ biến đổi theo thời gian, nhưng không đáng kể.
Nhân tố xã hội bao gồm chế độ xã hội, tình hình chính trị, kinh tế, trình độ văn hóa, khoa học
kĩ thuật của xã hội, mối giao lưu văn hóa,vv..Kiến trúc phục vụ cho nhu cầu của xã hội, xã
hội phát triển tạo điều kiện cho kiến trúc phát triển theo, cho nên kiến trúc là hình ảnh cô đọng
khái quát nhất về chế độ xã hội. Do đó, có thể nói, tính dân tộc được hình thành trong một
điều kiện chế độ xã hội lâu dài. Sự thay đổi chế độ thường tạo ra bước ngoặt lớn cho sự phát
triển kiến trúc, còn trong cùng một chế độ xã hội, thì phong cách kiến trúc vẫn không tahy đổi
nhiều. Bởi vậy, khai thác tính dân tộc trong nhân tố xã hội, không nên lấy đặc trưng của
một giai đoạn lịch sử nào đó, mà phải nắm cho được cái tinh hoa về mặt tinh thần dân tộc
để tạo nên những truyền thống mới.
Nhân tố con người: Kiến trúc phục vụ cho đời sống con người và chính con người với tâm
tư tình cảm, phong tục tập quán sinh hoạt, với quan điểm thẩm mĩ đã sáng tạo ra công


trình theo cách riêng của mình. Trước tình hình khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, kiến
trúc chỉ hình thành trên cơ sở thành tựu khoa học, và con người đã chán kiểu kiến trúc không bản
sắc đó. Tính dân tộc được hình thành với tâm lí và phong tục tập quán của con người thì có
tính bảo lưu lâu dài.
Tuy nhiên, khi nhìn nhận tính dân tộc, không nhất thiết nằm trong khuôn khổ của những gì vốn
có. Bởi xét cho cùng, vấn đề của tính dân tộc trước hết vẫn là vấn đề của nhận thức. Những
đường nét, bố cục, hình khối cũng chỉ là những kết quả của nhận thức. Hơn nữa, tính dân tộc
trong kiến trúc cũng nằm trong tính lịch sử cụ thể, tức là cũng có các mốc lịch sử, cũng có
quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, cũng kế thừa và phát huy những thành tựu xây
dựng kĩ thuật, tạo hình, quan niệm thẩm mĩ. Bên cạnh đó, các đặc điểm kiến trúc, hay nói

cách khác, tính dân tộc của kiến trúc, luôn gắn liền với nhu cầu thích dụng, như: thiên
nhiên, khí hậu, địa lý, phương thức sản xuất, điều kiện kinh tế xã hội,phong tục tập quán,
tâm lý dân tộc… Và nhu cầu thích dụng cũng thay đổi theo hoàn cảnh xã hội.
Bởi vậy, tính dân tộc không thể gói gọn trong một phạm trù nhất định, bất dịch, mà nó
phải thể hiện ở cả hai mặt: kế thừa và phát huy. Bản chất của tính dân tộc, không phải những
yêu cầu, tiêu chí, đặc điểm cố hữu, mà chính là phải tạo ra những cái mới hơn, linh hoạt hơn và
thích ứng hơn.
1.1: Một số quan niệm về tính dân tộc:
Bởi tính dân tộc trong kiến trúc Việt Nam không phải là một yếu tố tiên quyết, bất di bất dịch,
mà luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu thích dụng, vốn luôn bị chi phối bởi các điều kiện tự nhiên,
xã hội, giáo dục, tâm linh…, trong quá trình nghiên cứu đã hình thành một số quan niệm khác
nhau về tính dân tộc.
a. Quan niệm tuyệt đối hóa tính đặc thù dân tộc:
Quan niệm này cho rằng những gì thật đặc biệt, riêng biệt chỉ có ở một dân
nào đó mới là tính dân tộc.

tộc

Việc tuyệt đối hóa các đặc thù dân tộc sẽ dẫn đến nhược điểm:
- Bảo thủ, làm nghèo nàn nghệ thuật dân tộc (không chịu tiếp thu cái hay, cái đẹp của
dân tộc khác).
- Nhấn mạnh mặt hình thức biểu hiện (không thấy được sự hòa quyện, xuyên thấm lẫn
nhau của nội dung của hình thức trong nghệ thuật, xem nhẹ mặt nội dung của tính dân tộc).
- Không phân biệt được tốt xấu, đúng sai (vì cứ hễ là khác biệt).

b. Quan niệm tính dân tộc là tính nông dân:


Quan niệm này cho rằng nghệ thuật do nông dân làm ra phục vụ cho nông dân thì
nghệ thuật đó có tính dân tộc.

Ở những nước nông nghiệp như nước ta, nhân dân, đại bộ phận là nông dân thì "vấn đề
dân tộc, cốt tử là vấn đề dân cày" (Lê Duẫn). Nhưng xem tính dân tộc chỉ là vấn đề văn nghệ
phục vụ dân cày thì sẽ phạm những khuyết điểm sau đây:
- Phiến diện (bởi vì trong một dân tộc không thể chỉ có nông dân; nền văn nghệ phục
vụ cho chiến đấu, phục vụ công nhân thì sao?)
- Nhấn mạnh mặt đề tài (đề tài không tự nó làm nên nội dung chân chính của tác phẩm;
vẫn có thể có những tác phẩm viết về nông dân nhưng không có tính dân tộc chân chính).
- Thiếu quan điểm phát triển (Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển,
giai cấp công nhân đã và đang là giai cấp làm chủ lịch sử thì sao?)

c. Quan niệm tính dân tộc là tính hiện thực
Quan niệm này xem tính dân tộc như là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật.
Nếu tính dân tộc là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật thì phải chăng mọi tác phẩm không
phân biệt khuynh hướng, chất lượng đều có tính dân tộc. Bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào cũng
nảy sinh trên một cơ sở hiện thực nhất định, tính hiện thực là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật.
Nhưng không thể nói bất kỳ tác phẩm nào cũng có tính dân tộc. Việc đánh đồng tính dân tộc và
tính hiện thực dẫn đến sai lầm sau đây:
- Không phân biệt tính hiện thực và tính chân thực của nghệ thuật (Mọi tác phẩm đều
phản ánh hiện thực, nhưng không phải mọi tác phẩm đều có giá trị như nhau).
- Không phân biệt chất lượng của tính dân tộc (một tác phẩm được xem là có tính
dân tộc tức là đã bao hàm sự đánh giá, sự xác nhận về chất lượng, về giá trị).
- Nhấn mạnh mặt đề tài, mặt khách quan của nhận thức nghệ thuật (chất lượng giá
trị của nghệ thuật là tùy thuộc vào nghệ sĩ, vào thủ thể nhận thực).

d. Quan niệm tính dân tộc là tính toàn dân tộc
Quan niệm này cho rằng những gì chung cho mọi giai cấp hoặc trên mọi giai cấp mới được
xem là có tính dân tộc. Dân tộc là một cộng đồng người, nó bao gồm nhiều giai cấp. Nhưng tính
dân tộc không thể và không phải là những gì chung cho mọi giai cấp, mọi người trên cùng một
lãnh thổ. Khuynh hướng xem tính dân tộc là tính toàn dân tộc sẽ mắc phải sai lầm sau: Tước bỏ
nội dung giai cấp của vấn đề dân tộc.



1.2: Khái niệm chung về tính dân tộc trong kiến trúc Việt:
Theo quan niệm của KTS.Nguyễn Cao Luyện trong bài “ Cốt cách dân tộc trong kiến trúc đất
nước và con người”, thì ông cho rằng, những giá trị chân chính của một cộng đồng dân tộc,
những gì tiêu biểu nhất trong cốt cách dân tộc, thông qua mối quan hệ tâm tình, ràng buộc
với thiên nhiên đất nước, đã trở thành tính dân tộc trong từng nếp nhà của người Việt.
Còn Tạ Mỹ Duật trong bài “ Thử tìm một quan niệm về tính hiện đại và tính dân tộc trong kiến
trúc” thì cho rằng, tính dân tộc là việc phải tạo ra những cái mới.
Theo khái niệm của PGS-KTS . Đặng Thái Hoàng, “ Tính dân tộc trong kiến trúc và những
chặng đường khó khăn của kiến trúc Việt nam từ sau Cách mạng Tháng tám đến nay”, thì:
“Tính dân tộc trong kiến trúc chính là sự tìm đến nếp sống, tập quán và tâm lí con người
Việt Nam, và là sự biểu hiện của việc thích nghi với môi trường khí hậu nhiệt đới Việt
Nam. Những thành tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của kiến trúc gắn bó với hai vế
của câu nói trên là biểu hiện cô đọng những tinh túy dân tộc. Một nền kiến trúc tiếp cận
được với cách sống, cách ứng xử, cách hoạt động, nếp nghĩ, tâm lí chung của con người
Việt Nam và tiếp cận được với cách giải quyết nhiệm vụ của kiến trúc Việt Nam trước các
yếu tố địa lý, khí hậu nhiệt đới là một nền kiến trúc mang tính dân tộc”.
Qua các nhận định trên, ta có thể thử đưa ra một khái niệm chung cho tính dân tộc trong
kiến trúc Việt Nam như sau:
Tính dân tộc trong kiến trúc là những biểu hiện nhằm tối ưu hóa, thích nghi với môi
trường khí hậu, địa lý xung quanh, phản ảnh các giá trị văn hóa, quan điểm thẩm mĩ
chung, tâm lý chung của dân tộc mà chủ thể sáng tạo, cụ thể là con người đã ứng xử với tự
nhiên môi trường, xã hội, cộng đồng trong quá trình phát triển lịch sử.
1.3:Biểu hiện:
Tìm hiểu và nghiên cứu quá trình phát triển nền kiến trúc dân tộc Việt Nam, chúng ta hầu như
có thể thống nhất một số biểu hiện đặc trưng cơ bản của tính dân tộc trong kiến trúc Việt.
a. Một nền kiến trúc có tính dân tộc, tính địa phương phong phú, có bản sắc riêng biệt với phong
cách giản dị, thanh thoát, khiêm tốn, khoát đạt, tạo nên những không gian không vượt quá những
nhu cầu thực sự của hoạt động của tầm vóc con người, phù hợp phong tục, tập quán dân tộc.

Trên cơ sở vị trí địa lí, đặc điểm khí hậu và kinh tế-xã hội đất nước ta, nền nghệ thuật tạo
hình kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam được xây dựng trong thời kì ông cha ta dựng nước và
những triều đại xã hội phong kiến, đã để lại một di sản là nền kiến trúc có bản sắc dân tộc riêng
biệt. Đồng thời, bối cảnh cộng đồng nhiều dân tộc, tính địa phương đa dạng và phong phú
cũng khiến cho kiến trúc cổ Việt Nam thêm muôn phần đa dạng, phong phú.


Nhìn lại vốn kiến trúc cổ Việt Nam nói chung quy mô đều nhỏ, tuy về cách làm rất tinh xảo.
Chẳng hạn như chùa Một Cột, là một công trình rất quan trọng trong kho tàng vốn cổ, của
kiến trúc dân tộc, nhiều người khách du lịch khá ngỡ ngàng trước quy mô quá nhỏ của
công trình này. Còn nhiều công trình khác như chùa Bút Tháp , đình làng Đình Bảng, chùa Tây
Phương, Văn Miếu, Quốc Tử Giam… đều không thể náo so sánh vế quy mô với những đền đài
cung miếu của nhiều nước khácở phương Tây và Đông.
Bối cảnh tự nhiên với những khó khăn do bão lụt, hạn hán và một lịch sử chống giặc ngoại
xâm lâu dài và liên tục dã không cho phép con người chi phí nhiều sức người , của vào
những lâu đài nguy nga đồ sộ, bối cảnh ấy cũng tạo nên tính đơn giản , tiết kiệm, tính toán
chi li trong việc tạo dựng các công trình kiến trúc, từ nhà ở đến đình chùa, một quy mô
kiến trúc không vượt xa tầm vóc con người.
Một đăc trưng quan trọng trong tích cách dân tộc của con người Việt Nam: đức tính cần cù giản
dị và từ đó hình thành nên truyền thống của kiến trúc dân tộc, một nền kiến trúc rất khiêm
tốn về quy mô và không hoa rườm về trang trí.
b. Một kiến trúc gắn liền với cảnh thiên nhiên, thích ứng vói thiên nhiên nhiệt đới nóng ẩm bằng
những kết cấu đáp ứng tốt yêu cầu che mưa , che nắng, tạo thông gió tự nhiên giảm độ ẩm và
tăng khả năng làm mát.
Yếu tố khí hậu ảnh hưởng rõ nét tới đặc trưng của kiến trúc mỗi địa phương và từ đó hình
thành nên tính dân tộc của kiến trúc. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm , kiến trúc Việt
Nam , đều thể hiện rõ cách phản ứng của con người nhằm hạn chế những tác đọng bất lợi
của thiên nhiên .
Trong nhiều yếu tố tạo nen tính dân tộc của kiến trúc, có lẽ nên coi yếu tố khí hậu vào loại
quan trọng hang đầu. nó không những chi phối những nguyên tắc xây dựng cũng như cách

cấu tạo các bộ phận công trình trong kiến trúc truyền thống mà những nguyên tắc này còn
được bảo lưu trong những kiến trúc hiện đại.
c. Một nền kiến trúc được tạo dựng từ sản vật tự nhiên của địa phương hệ thống cấu trúc vững
vàng có tính khoa học đương đại, có bản sắc riêng và tính địa phương phong phú. Hệ thống cấu
trúc vững vàng, có tính khoa học, kinh tế cao.
Vật liệu xây dựng là một yếu tố quan trọng tạo nên tính địa phương của kiến trúc và cũng góp
phần quan trọng vào sự hình thành tính dân tộc của kién trúc. Với vật liệu là tre , gỗ, các loại
đát nung, đá vôi, đá ong….rất dễ làm cho kiến trúc có màu sắc dân tộc. các loại vật liệu này giờ
đây không còn phổ biến mà đa phần nhường chỗ cho bê tong, kim loại, chất dẻo, kính….tuy
nhiên trên một số bộ phận hoặc chi tiết trang trí có sự kết hợp khéo léo những vật liệu
truyền thống như men , gốm, đá thiên nhiên… cũng đem lại những hiệu quả đáng kể.


Nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng trong nước và hấp dẫn khách du lịch nước ngoài,
như : đình Đình Bảng ( Hà Bắc), chùa Keo (Thái Bình), Văn Miếu (Hà Nội),… sắc thái dân
tộc được sáng tạo trên những bộ khung sườn kết cấu từ gỗ quí.
Nguồn khoáng sản ngầm đã bổ sung thêm tính phong phú trong chất liệu kiến trúc. Từ thế
kỉ X, trong xây dựng cung điện, vua Đinh-Lê ở Hoa Lư, Ninh Bình đã cho dát vàng, dát bạc
vào các cột, lợp ngói,..Tháp Báo Thiên thời Lí (1057) cao hai mươi trượng, 12 tầng cũng sử
dụng khối lượng đồng rất lớn vào việc xây tháp, nội thất thờ tự bên trong, sau cùng, 1414,
tháp bị giặc Minh phá hủy, lấy đồng.
Kết cấu bền vững của kiến trúc cổ truyền Việt nam dựa trên cơ sở tính toán và sử dụng
hợp lí tính năng vật liệu, bố cục, hình dạng và kích thước kiến trúc có cơ sở nghệ thuật và
tính khoa học rất rõ ràng để lại những công trình có giá trị cao, tiêu biểu từng thời đại lịch
sử.
d.Màu sắc trang trí đẹp mắt, bố cục tương xứng, hài hòa, tỉ lệ tương xứng giàu tính dân gian
Việt Nam. Đặc biệt chú ý đến tính biểu tượng, tính ẩn dụ, hàm súc của giải pháp tổ hợp kiến
trúc, tức là hình tượng nghệ thuật, làm cho công trinhg từ nội dung đến hình thức chứa đựng
chất triết lí, thâm trầm, tế nhị, kín đáo nhưng sâu lắng và thâm thúy, trí tuệ.
Tạo hình nghệ thuật trong kiến trúc cổ Việt nam thường là bố cục cân xứng- hài hòa:

Trong một quần thể kiến trúc cung điện hay tôn giáo, tín ngưỡng thường đăng đối theo một trục
dọc hoặc quy tụ vào một điểm, gây hiệu ứng thẩm mĩ cho kiến trúc.
Màu sắc và họa tiết trang trí tùy loại hình kiến trúc có sự khác biệt nhiều và ít, phức tạp
hay đơn giản, song với những công trình có giá trị truyền thống đều là đẹp mắt, đều giàu tính
dân gian, chân thực và đậm đà bản sắc dân tộc.
Kiến trúc sử dụng điêu khắc, chạm khắc màu sắc như một yếu tố phụ trợ tích cực tăng tính
nghệ thuật cho ông trình, mặt khác là phương tiện diển đạt ý nghĩa biểu trưng, cái thần của
công trình, như sử dụng các hoa văn ( động vật quý, cây cối hoa lá…) đầy ý nghĩa tượng trưng.
Ngoài ra, dân tộc ra rất thích trang trí, sử dụng các kí tự chữ Hán, câu đối..nhằm biểu
trưng cho ước mong luôn được hoan hỉ, cát tường.
2:Tính hiện đại trong kiến trúc Việt Nam:
Chúng ta đã biết, kiến trúc phục vụ cho nhu cầu xã hội. Xã hội hiện nay đề ra nhu cầu sử dụng
với thẩm mĩ cao cho kiến trúc, đồng thời cũng tạo những điều kiện cần thiết để kiến trúc được
dựng lên, đó là yêu cầu biểu hiện của tính hiện đại.
Không giống với kiến trúc truyền thống là chủ trương chan hòa, hòa hợp với thiên nhiên xung
quanh, tính hiện đại của kiến trúc bộc lộ qua việc chinh phục, chiến thắng tự nhiên, thể hiện
trí tuệ, sức mạnh và lòng tự hào của con người. Tính hiện đại của kiến trúc được xét trên


các mặt sau: Nội dung chức năng sử dụng công trình; giải pháp kết cấu, vật liệu xây dựng
và phương pháp xây dựng.
a.Nội dung chức năng sử dụng công trình: Công trình phải thỏa mãn tốt nhất những yêu cầu
chức năng mà thực tế đề ra, phải nắm được quy luật phát triển của công trình, dự kiến
phát triển của nó để công trình khỏi sớm lạc hậu với thời gian, giải quyết tốt nhất chức
năng sử dụng hiện đại. Đặc trưng của không gian sử dụng hiện đại là tính đa năng, tính
động, dễ dàng biến đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của cuộc sống.
b.Giải pháp kết cấu của công trình: Tính hiện đại của công trình thể hiện ở giải pháp kết cấu.
Kết cấu hiện đại ngày nay đang được sử dụng như kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép,
vòm vỏ, dây treo,..
c.Vật liệu xây dựng và phương pháp xây dựng: Tính hiện đại của công trình còn biểu hiện ở vật

liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng rất đa dạng về thể loại, hiện đại, chất lượng cao. Nét điển
hình của kiến trúc hiện đại là có các mảng tường kính khổng lồ phản chiếu hình ảnh môi
trường xung quanh vào công trình. Vật liệu đẹp, tốt, hiện đại. Tay nghề thi công cao, chất
lượng tốt. Hình khối, chi tiết, sắc, gọn, đảm bảo tính chính xác cao độ với yêu cầu của thiết
kế.
2.1: Khái niệm chung:
Tính hiện đại trong kiến trúc: Là sự tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình
khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do, có thể phi đối xứng, loại bỏ việc sử dụng các họa
tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng các vật liệu, chất liệu mới, hiện
đại và tân tiến hơn. Mục đích không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, mà còn phải đảm
bảo công trình không sớm bị lạc hậu. Tính hiện đại trong kiến trúc chủ yếu nằm ở cái đẹp
trong việc tạo khối hình, thông qua việc sử dụng sự tương phản hình, khối; đặc rỗng; sử
dụng các mảng tường kính (kính phản quang, kính màu,..vv).
2.2:Biểu hiện:
a.Xuất phát từ công năng sử dụng: Bố cục trong kiến trúc hiện đại rất tự do, thoải mái, song
vẫn tạo ra hiệu quả cân bằng ổn định, chứ không phải nhất thiết đối xứng qua tâm hay qua
trục, như trong kiến trúc cổ điển truyền thống.
Cụ thể, kiến trúc hiện đại chú trọng phát triển theo hình mặt đứng, trái ngược với kiến trúc
cổ. Trong khi kiến trúc cổ thì ở phía dưới ( tầng dưới) thường thô nặng, càng lên cao càng nhẹ
dần., ở dưới khối to lớn, lên trên khối thu nhỏ dần, như vậy sẽ tạo ra sự cân bằng ổn định có tính
tự nhiên. Còn kiến trúc hiện đại thì nhiều khi có giải pháp ngược lại, như ở dưới có thể thoáng,
nhẹ, ở trên thì có thể nặng. Khối dưới có thể nhỏ thụt vào, khối trên lớn nhô ra khỏi khối
dưới. Cảm giác cân bằng được bù lại bằng chất liệu, màu sắc của vật liệu tạo hình khối.


b. Tính hiện đại của kiến trúc thể hiện ở thủ pháp tương phản, tạo sự đột khởi, hấp dẫn, tương
phản hình khối to-nhỏ, bề mặt phẳng-cong-lồi lõm, đường nét dài-ngắn-thẳng-gãy, chất
liệu xù xì- nhẵn bóng, màu sắc nóng-lạnh-nhẹ-sáng-tối.vv. Nhưng khác với kiến trúc cổ
truyền, là chỉ chú ý vào việc trang trí, hàm nghĩa, thì kiến trúc hiện đại xây dựng các bố cục
tương phản, nhằm tạo hiệu quả cảm giác choáng ngợp về không gian.

Hình thức kiến trúc hiện đại thường không lệ thuộc một cách máy móc, vụn vặt đối với nội dung
chức năng sử dụng, mà chủ yếu phải tạo ra sự thống nhất theo một bố cục mà nhà thiết kế
đã lựa chọn, nhằm mục đích thể hện chủ đề tư tưởng của công trình.
c. Tổ hợp nghệ thuật: Tính hiện đại trong kiến trúc bộc lộ qua một tổ hợp nghệ thuật gồm
tạo hình kiến trúc và điêu khắc, màu sắc, chất liệu ánh sáng và âm thanh.
Trong kiến trúc truyền thống, điêu khắc là một thành phần kiến trúc xen kẽ vào các chi tiết, vì
vậy nó thường tản mạn, Trong kiến trúc hiện đại, ngoài việc điêu khắc được bố cục có trọng
tâm, trọng điểm, có khối, có mảng, thì còn có sự tham gia của các vật dụng trang trí kiến
trúc khác: tranh ảnh,đồ đạc, thiết bị,vv.. và cũng được sắp xếp theo một bố cục chung với ý
tưởng thiết kế.
Kiến trúc hiện đại rất chú ý sử dụng ánh sáng ( tự nhiên và nhân tạo) để làm tăng hiệu quả
bố cục hình khối và vẻ đẹp công trình. Sử dụng tốt ánh sáng nhân tạo trong trang trí nội thất,
kết hợp với màu sắc, chất liệu của các thành phần tham gia kiến trúc cũng tạo nên những hiệu
quả nghệ thuật độc đáo, mang tính đương đại cao. Ngoài ra, kiến trúc nhằm tăng tính hiện đại
cũng đã sử dụng cả yếu tố âm thanh, để tăng sức biểu hiện của nghệ thuật, như: tiếng suối,
nước chảy, tiếng gió, tiếng sóng vỗ, vv..
Tuy nhiên, một hạn chế của tính hiện đại trong kiến trúc đối với môi trường thiên nhiên,
đó là do tính chất phát triển theo hình mặt đứng, tạo hình tự do, chú trọng tính nổi bật,
khác biệt, nên ít chú trọng đến sự bao quát, làm cho không gian thiên nhiên bị thiếu hụt,
không hòa hợp với thiên nhiên. Do đó, tính hiện đại của kiến trúc còn phải bao gồm cả yêu
cầu hòa hợp, lôi cuốn thiên nhiên tham gia vào kiến trúc.
3: Mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong kiến trúc Việt:
3.1: Mối quan hệ:
Đánh giá mối tương quan đúng đắn giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong nền kiến trúc nước
ta nói riêng, hay thế giới nói chung thì , rõ ràng: Không có một nền kiến trúc cô độc phát triển.
Văn minh và thành tựu khoa học kĩ thuật của loài người vẫn đang tạo điều kiện cho các
nền văn hóa dân tộc phát triển phong phú hơn, có các nét hòa đồng tất yếu hơn. Ngược lại,
chính tính dân tộc giúp định hướng nền kiến trúc hiện đại phát triển rõ nét hơn, in đậm
dấu ấn bản sắc văn hóa và cá tính hơn. Giúp bảo tồn và phát huy cái riêng, cái độc đáo của
từng địa phương, dân tộc, tránh được sự chung chung, mờ nhạt, dàn trải khi tính chất hiện



đại của kiến trúc đều là kế thừa, tiến đến những thành tựu chung của khoa học, kĩ thuật
nhân loại.
Đây cũng chính là mối quan hệ giữa tính dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam cần phải
nhận thức rõ. Vì vậy, tính dân tộc và hiện đại phải thể hiện ở cả hai mặt nội dung và hình
thức của công trình, phải đảm bảo sao cho nội dung kiến trúc đáp ứng yêu cầu công năng,
sử dụng tốt nhất, thích dụng nhất cho nhu cầu sử dụng của con người, phù hợp phong tục,
tập quán, tâm lí, sinh hoạt… Còn hình thức thì được hình thành một cách sáng tạo, phát
huy yếu tố tính dân tộc, nhưng phải phù hợp với nội dung thiết kế. Tính dân tộc và hiện đại
đều pahir được đầu tư, đề cập suy nghĩ sáng tạo ở cả tổ chức không gian mặt bằng lẫn hình khối
mặt đứng công trình, tức là từ nội dung đến hình thức vỏ ngoài.
Tuy nhiên, tính dân tộc và hiện đại, tùy theo mỗi thể loại kiến trúc: dân dụng, nhà ở, quốc
phòng, công cộng hay tưởng niệm, thờ tự…mà phải có mức độ tham gia khác nhau, sao cho
phù hợp, đúng đắn, hiệu quả, giá trị thẩm mĩ tốt, đạt ứng dụng cao.
3.2. Tiếp cận tính dân tộc và tính hiện đại trong một số công trình kiến trúc Việt Nam tiêu
biểu:
3.2.1: Dinh Độc Lập- Tp. Hồ Chí Minh (1962-1966)
Dinh Ðộc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Năm
2009, Dinh Độc Lập được xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt. Dinh được
khởi công xây dựng ngày 01/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966. Khi thiết kế Dinh
Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự
xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ
truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài
hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Phản ảnh
tính dân tộc,có bản sắc riêng biệt với phong cách giản dị, thanh thoát, khiêm tốn, khoát
đạt,phù hợp phong tục, tập quán dân tộc.
Phần chính mặt đứng của công trình được bao bọc bởi hệ lam – “rèm hoa đá”. KTS Ngô
Viết Thụ thiết kế bức rèm hoa đá cho mặt tiền dinh Độc Lập, kết hợp tư duy thẩm mỹ truyền
thống, dễ dàng khiến người ta liên tưởng đến các hình tượng đa nghĩa khác nhau như con

song tiện, chiếc độc bình hay các gióng trúc vốn là biểu trưng cho tính quân tử trong quan
niệm của người phương Đông. Chúng đem lại cảm giác quen thuộc, đặc biệt với cách bố trí
thành ba hàng và chia các khoảng không gian theo số lẻ (mỗi bước cột có 12 con song tiện
xếp chồng lên nhau thành ba hàng, tạo thành chín cửa sáng). KTS Ngô Viết Thụ đã tự mình
vẽ, hoàn thành việc tính toán kỹ thuật chiếu sáng để có thể tạo ra một hình thức hiệu quả đồng
thời đáp ứng cho yêu cầu thẩm mỹ công trình mà ở bất cứ vị trí nào của mặt trời, không gian
không bị hắt bóng mà ánh sáng được khuếch tán và phản chiếu nhiều lần khiến cho nội
thất hừng sáng nhẹ nhàng cùng với luồng không khí toả vào từ bên ngoài. Nhờ thế, không
gian hành lang trở nên thoáng hơn, rộng hơn và vẫn bừng sáng đến tận cuối buổi chiều.


Bức rèm đá: Kiến trúc của Dinh gắn liền với cảnh thiên nhiên, thích ứng vói thiên nhiên nhiệt đới nóng ẩm, tạo
thông gió tự nhiên giảm độ ẩm và tăng khả năng làm mát.

Tầng trệt của dinh Độc Lập thiết kế với quan điểm “thiên nhiên lồng vào công trình”, diện
tích tiếp xúc và giao cảm của không gian kiến trúc với khoảng không, cây xanh, mặt nước
được tận dụng hết mức có thể, thiên nhiên không ở bên ngoài mà như thể hiện thân trong
công trình. Theo lời của KTS Lê Hùng, nguyên viện trưởng viện Thiết kế miền Nam thì KTS
Ngô Viết Thụ rất ngưỡng mộ kiến trúc đời Lý – Trần vì chúng thông thoáng ở mức tối đa, và ông
đã đem tinh thần này vào trong thiết kế của


mình.

Dinh Độc Lập khi nhìn trực diện.

Cụ thể hơn, trước khi vào đại sảnh của dinh, ta phải đi qua một hồ sen phía trước. Không gian
mặt nước này là sự chuyển tiếp tế nhị giữa cái nóng bức bên ngoài để đến với sự mát mẻ
bên trong. Hơi lạnh của nước, vị mát của hoa sen, lá sen làm dịu đi phần nào cảm giác mệt mỏi
của con người. Tiến vào đại sảnh là chúng ta bước vào tầng đầu tiên của không gian nghi lễ.

Sảnh được giới hạn một cách ước lệ bởi hai mảng tường hai bên của phòng đại yến và phòng họp
nội các, phía trước là cầu thang lớn bằng gỗ, nổi bật và trang trọng. Đại sảnh có khối tích không
gian cao, rộng và thoáng đạt, trang trí đơn giản, cô đọng. Đứng trong sảnh ta mới nhận ra rằng
chất liệu trang trí chính là ánh sáng và các “bức tranh” cắt cảnh từ phong cảnh thiên nhiên. Sân
trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh của thảm cỏ tạo
ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.


Tổng quát quang cảnh quanh dinh Độc Lập: Hệ thống cấu trúc vững vàng có tính khoa học đương đại, có bản sắc
riêng và tính địa phương phong phú. Hệ thống cấu trúc vững vàng, có tính khoa học, kinh tế cao.

Lấy ý tưởng từ kiểu nhà truyền thống ba gian hai chái của người dân Việt. Mặt bằng dinh
gồm hai khối gắn kết vào nhau theo dạng chữ T. Khối trước mặt dinh được bố trí theo kiểu
nhà cổ truyền ba gian hai chái. Ba “gian giữa” gồm 15 bước cột x 4m là khu vực chủ yếu dành
cho lễ nghi và các hoạt động của nội các, gia đình tổng thống. Khu vực này có khối tích cao,
rộng, hoành tráng, chiều cao của khối là 26m được chia làm ba tầng chính. Hai “chái” hai bên
(mỗi bên gồm 3 bước cột x 4m) cùng chiều cao với khối chính, nhưng được chia thành sáu tầng
(không kể hầm) dành cho nhân viên.
Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các
hành lang, đại sảnh, các phòng đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.
Dinh không chỉ có màu sắc trang trí đẹp mắt, bố cục tương xứng, hài hòa, tỉ lệ tương xứng giàu
tính dân gian Việt Nam. Đặc biệt chú ý đến tính biểu tượng, tính ẩn dụ, hàm súc của giải
pháp tổ hợp kiến trúc, tức là hình tượng nghệ thuật, làm cho công trinhg từ nội dung đến
hình thức chứa đựng chất triết lí, thâm trầm, tế nhị, kín đáo nhưng sâu lắng và thâm thúy,
trí tuệ.
Dinh không chỉ đẹp mắt, bố cục,tỉ lệ hài hòa,mà còn chú ý đến tính biểu tượng, tính ẩn dụ, giàu
tính dân gian Việt Nam.


Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn;

Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ
KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính
giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải
trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái
hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết
nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người
hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình
chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 )
tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3
kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ
HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.

Dinh không chỉ đẹp mắt, bố cục,tỉ lệ hài hòa,mà còn chú ý đến tính biểu tượng, tính ẩn dụ, giàu tính dân
gian Việt Nam.


Chúng ta không thể không tìm hiểu về tính hiện đại trong công trình tiêu biểu này của kiến
trúc Việt. Trong việc tổ hợp nghệ thuật: Tính hiện đại trong kiến trúc bộc lộ qua một tổ
hợp nghệ thuật gồm tạo hình kiến trúc và điêu khắc, màu sắc, chất liệu ánh sáng và âm
thanh.
Dinh sử dụng ánh sáng ( tự nhiên và nhân tạo) để làm tăng hiệu quả bố cục hình khối và vẻ
đẹp công trình. Sử dụng tốt ánh sáng nhân tạo trong trang trí nội thất, kết hợp với màu
sắc, chất liệu của các thành phần tham gia kiến trúc.
Dinh Độc Lập có mặt đứng hướng về phía Đông bắc, là hướng khuất của ánh sáng trực tiếp của
mặt trời từ hướng chính Đông. Hướng của dinh không thể thay đổi vì đó là điểm kết của trục
đường Lê Duẩn. Vì vậy, để thu được ánh sáng tối đa vào công trình cần có biện pháp kỹ thuật
hợp lý. Thông qua vai trò của bức rèm đá.Thiên nhiên đến với họ qua những khoảng mở như
cửa đi, cửa sổ ngang, những đoạn cổ diêm dọc mái… Ánh sáng được làm cho thanh khiết hơn,
dịu dàng hơn nhờ những mái hiên, các sân thiên tỉnh, nhờ những con song tiện, những bức
vách bằng tre nứa… Thứ ánh sáng tự nhiên nhẹ nhàng ấy tạo nên sự ấm cúng trong căn

nhà.

Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn

Xuất phát từ công năng sử dụng, bố cục trong dinh nói riêng, cũng như trong kiến trúc
hiện đại nói chung, đều mang nét đặc trưng là rất tự do, thoải mái, song vẫn tạo ra hiệu
quả cân bằng ổn định. Đáp ứng tối đa nhu cầu sinh hoạt, sử dụng của con người.


Trên nền cũ của dinh Norodom, KTS Ngô Viết Thụ cùng cộng sự đã đưa ra một công trình kiến
trúc hiện đại kết hợp bố cục truyền thống. Công trình toạ lạc trên diện tích 12ha, nằm giữa bốn
con đường và đồng thời là điểm kết của đường Lê Duẩn. Vị thế này là thuận lợi hiếm có về
khung cảnh và tầm nhìn.
Dinh được xây dựng trên diện tích 4.500 m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng
nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của
Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng: các phòng khánh tiết,
phòng họp, phòng làm việc của Tổng Thống và Phó Tổng Thống, phòng trình ủy nhiệm thư,
phòng đại yến..., chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện,
bao lơn, hành lang...
Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại với hệ thống điều hòa không khí, phòng
chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho; tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và
pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu bởi các đốt mành trúc phỏng theo phong
cách các bức mành của những ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các
phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn
dầu.
Xét về vật liệu xây dựng và phương pháp xây dựng: Tính hiện đại của công trình còn biểu
hiện ở vật liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng rất đa dạng về thể loại, chất lượng. Vật liệu
đẹp, tốt, hiện đại. Tay nghề thi công cao, chất lượng tốt. Hình khối, chi tiết, sắc, gọn, đảm
bảo tính chính xác cao độ với yêu cầu của thiết kế.
3.2.2: Tòa nhà Diamond Plaza ( tp. Hồ Chí Minh):

Việc sử dụng kết cấu lắp ghép đang trở thành trào lưu của nền kiến trúc đương đại thế giới, Việt
Nam cũng không nằm ngoại lệ. Có thể nói, tòa nhà Diamond Plaza là một công trình tiên
phong trong xu thế kiến trúc hiện đại. Nhưng đáng chú ý ở công trình này hơn hết, chính
là, Diamond Plaza còn là một trong số ít các công trình hiện đại đặc biệt quan tâm tái hiện
hình ảnh của kiến trúc cổ.
Tòa cao ốc phủ kính phản quang xanh tọa lạc tại góc đường Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch, TP
HCM với tên gọi Diamond Plaza được khánh thành tháng 5/1999, sau 4 năm xây dựng, là một
công trình trong xu thế kiến trúc hiện đại đó. Tuy không phải là cao ốc cao nhất thành phố nhưng
nó lại chứa đựng những điều kỳ thú.


.
Tổng quan tòa nhà Diamond Plaza.

Khi được hỏi về những kiến trúc độc đáo ở TPHCM trong hơn 30 năm qua, Kiến trúc sư Khương
Văn Mười, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TPHCM đã không ngần ngại kể tên: tòa nhà Diamond
Plaza và Metropolitan. Theo Kiến trúc sư Khương Văn Mười, điểm độc đáo của 2 công trình
này là sự kết hợp rất hài hòa với 2 kiến trúc cổ nổi tiếng của TPHCM nằm ngay cạnh đấy
là Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện thành phố.
Dựa trên một chút hoài niệm từ bản thiết kế tòa nhà Jean Comte trước đây, công trình vừa
thể hiện những nguyên tắc của kiến trúc hiện đại nhưng vẫn mang trên mình đặc tính văn
hóa riêng, có khả năng giao tiếp và thân thiện với con người, phù hợp với bối cảnh xung
quanh.
Kiến trúc sư của tòa nhà Diamond Plaza đã rất tinh tế khi giữ lại gần như toàn bộ phần kiến
trúc cổ bên dưới của tòa nhà với những ô cửa hình vòng cung, những cây cột tròn bởi
chính những đường nét này giúp tòa nhà không “chỏi” với Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện
thành phố.


Phần đế xây dựng theo lối kiến trúc Sài Gòn cổ.


Bên trên kiến trúc cổ là kiến trúc hiện đại với những ô cửa kính hình vuông mạnh mẽ và
cân đối. Cả hai lối kiến trúc này kết hợp một cách thật duyên dáng trong tổng thể thống
nhất là tòa nhà Diamond Plaza. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những đường nét cổ xưa:
tháp tròn, cổng hình vòng cung, những cây cột lớn với những đường nét mạnh mẽ hiện đại
đã làm cho tòa nhà này hài hòa một cách sinh động với cảnh quang xung quanh.


Với vị trí nhạy cảm sau lưng nhà thờ Đức Bà, tòa nhà có khối đế 4 tầng tiếp xúc 2 mặt đường,
được nhà đầu tư và thiết kế mô phỏng kiểu kiến trúc baroque ở Sài Gòn xưa.
Với 4 tầng chiều cao khối đế, tòa nhà hiện đại nhưng không quá lấn áp so với các công trình lân
cận như nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố nhưng cũng vừa đủ để người đi gần cảm nhận
được dáng dấp của những công trình mang đường nét của kiến trúc cổ phương Tây xung quanh.
Ngoài ra, Diamond Plaza còn có thiết kế mang tính biểu cảm cao, theo đuổi ngôn ngữ kiến
trúc mang tính chất hình học - trữ tình, kết hợp giữa các hình khối vuông, chữ nhật và khối
cong hình số 8 làm cho công trình mềm mại hơn, dễ dàng bắt nhịp với không gian rộng lớn
xung quanh, chứ không còn là những khối kỹ hà sắc cạnh như kiến trúc hiện đại. Cùng với
việc xử lý không gian và ánh sáng một cách hoàn hảo, công trình không còn tính khô khan, lạnh
lùng từ sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa những hình khối mà mang vẻ trong sáng, tao nhã, thể hiện sự
đồng nhất của tổ hợp không gian.
Vẻ ngoài công trình cho thấy sự tỉ mỉ và thận trọng cao của nhà thiết kế, như phần đế có đá ốp
được nhập từ Trung Đông, mang lại hình ảnh thực của kiến trúc Baroque. Phần này không
sao chép quá khứ một cách máy móc mà chỉ gợi lại những đường nét, tái hiện lại không
gian bằng cách trang trí nhẹ nhàng, màu sắc chắt lọc kỹ lưỡng, làm nền cho các công trình
cổ xung quanh.


Điểm đắc sắc của tòa nhà là không phải hoàn toàn mang hơi thở, dáng dấp kiến trúc cổ, mà
còn bộc lộ yếu tố hiện đại qua sự nguy nga, bề thế, phản ảnh trình độ khoa học kĩ thuật tiên
tiến trên thế giới.

Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam sử dụng kết cấu thép. Ngoài bê tong cốt thép cho
phần móng và hỗn hợp thép và bê tông cốt thép cho 2 tầng hầm sâu 15 m.

Về nội thất bên trong, dây chuyền thiết kế khá hợp lý, công năng của công trình được phát
huy tối đa. Khu Department store được đặt tiếp xúc đường Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thạch tạo
khả năng tiếp cận và quảng cáo tốt đến khách hàng.
Các khu văn phòng và căn hộ cho thuê sử dụng trần và vách ngăn thạch cao để ngăn chia không
gian kết hợp với kính ghép an toàn cho phía mặt tiền. Giải pháp thạch cao Boral (trước đây là
thương hiệu LaGyp) đã được áp dụng trong việc tạo ra vẻ đẹp tinh tế của không gian nội
thất, đồng thời đáp ứng các tiêu chí của công trình về cách âm, chống cháy.
Công trình được bố cục hợp lý với việc tạo ra hai không gian riêng biệt: không gian ồn ào với
nơi mua sắm của khu Department store khi được tiếp cận hai con đường lớn. Còn không gian yên
tĩnh làm việc của các văn phòng và căn hộ ở được đặt tiếp cận khuất hơn bằng một con đường
nhỏ.


Với việc đảm bảo các yếu tố về văn hóa, xã hội, kinh tế, thẫm mỹ, công năng, tiện dụng và
bền vững, công trình đã mang tính lịch sử khi thể hiện là biểu tượng mới của thành phố,
thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật trong thời điểm mở cửa, hội nhập với thế giới, vừa thể
hiện những đặc trưng, vẻ đẹp của kiến trúc cổ. Chính sự hài hòa, kế thừa tính dân tộc
trong việc phát huy tính hiện đại trong kiến trúc, đã làm nên cá tính độc đáo của công
trình Diamond Plaza.
Đây có thể coi là một bài học trong việc chỉnh trang thành phố theo hướng hiện đại mà
vẫn rất hài hòa với những kiến trúc cổ hiện có.


4: Kết luận:
Từ thời dựng nước cho đến nay, nền kiến trúc Việt Nam có trên hai nghìn năm lịch
sử.Trong chặng đường dài đầy sáng tạo đó, nền kiến trúc Việt Nam đã đúc kết những nét
đặc trưng riêng cho mình. Qua đó thấy rõ, mỗi giai đoạn kiến trúc truyền thống có nét

riêng và có những nét chung. Nét chung, tức là những đặc trưng của kiến trúc truyền
thống, còn nét riêng chính là nói đến sự tiến hóa- tính hiện đại trong kiến trúc. Bởi vậy,
chúng ta phải luôn nhìn nhận tính dân tộc và tính hiện đại theo quan điểm động.
Khuynh hướng sáng tạo kiến trúc mang tính hiện đại và tính dân tộc là một khuynh hướng
đúng đắn. Muốn tạo ra những tác phẩm có giá trị, kiến trúc sư cần phải am hiểu kĩ về vốn
kiến trúc truyền thống, nắm được nguyên lí sáng tạo kiến trúc hiện đại, đồng thời đi sâu
vào thực tế cuộc sống… Có như thế, mới tạo nên những tác phẩm kiến trúc có tính hiện đại
và tính dân tộc, có nghĩa là tạo ra được những nét đặc trưng mới của dân tộc trong kiến
trúc Việt Nam hiện đại.


Tài liệu tham khảo:
1: Vũ Tam Lang, “ Kiến trúc cổ Việt Nam”, nxb Xây Dựng, Hà Nội, 2008
2: TS.KTS Nguyễn Đình Toàn, “Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại”,nxb Xây Dựng, Hà
Nội, 2009.
3:Nhiều tác giả- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội- Trung tâm nghiên cứu kiến trúc, “Bàn
về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam”, nxb Xây Dựng, Hà Nội,1999.
*Internet:
1: />2: />g-thm-coi-vnh-hng-ca-vua-khi-nh--hu&catid=20%3Adu-lch-dch-v&lang=vi
3: />4 />5 />


×