Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

phân tích tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 92 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

PHẠM THỊ HUYỀN TRÂN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN
THƠ

LUÂN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Ngoại Thƣơng
Mã số ngành: 52340120

1


12/2013

PHẠM THỊ HUYỀN TRÂN
MSSV: 4105355

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN
THƠ

LUÂN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Kinh Tế Ngoại Thƣơng
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TRƢƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN

12/2013

2


LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian học tập tại trƣờng, em đƣợc BGH trƣờng ĐẠI HỌC
CẦN THƠ và quí thầy, cô tận tình truyền đạt kiến thức cũng nhƣ giúp đỡ em
hoàn thành chƣơng trình học của mình. Và khi đến công ty, đƣợc sự đồng ý
của Ban lãnh đạo cùng sự giúp đỡ tận tình của anh chị trong công ty lƣơng
thực Sông Hậu đã giúp em hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp.
Từ lý thuyết tại trƣờng, qua quá trình thực tập tại công ty đã giúp em có
đƣợc những kiến thức thực tế cơ bản. Đây là những vốn kiến thức rất quý báu
cho công việc tƣơng lai sau này.
Đạt đƣợc kết quả này, em xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Cần Thơ, thầy cô trong Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh, đặc biệt là cô hƣớng dẫn: Trƣơng Khánh Vĩnh Xuyên.
- Ban lãnh đạo Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam
chi nhánh Cần Thơ cùng các anh chị đã trực tiếp hƣớng dẫn em trong quá trình
thực tập tại Phòng Thanh Toán Quốc Tế.
Em xin chúc thầy cô, quý ngân hàng đƣợc nhiều sức khỏe và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày …. tháng …. năm 2013

Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Phạm Thị Huyền Trân
3


LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với
bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Phạm Thị Huyền Trân

4


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Qua thời gian thực tập của sinh viên…………………………….tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thƣơng Chi nhánh Cần Thơ, Phòng Thanh toán Quốc tế có
một số ý kiến sau:
- Sinh viên đảm bảo thời gian thực tập.
- Có tinh thần học hỏi, tích cực nghiên cứu tài liệu, sách báo liên quan

- Thái độ nghiêm túc, đúng mực trong giao tiếp
Nhƣ vậy, sinh viên…………………………………..đã vận dụng tốt lý thuyết
đã học ở trƣờng và thực tế hoạt động của đơn vị để hoàn thành tốt bài luận
văn.

Cần Thơ, ngày……tháng……năm……
TL. GIÁM ĐỐC CN NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG CẦN
THƠ
TRƢỞNG PHÕNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
(ký tên và đóng dấu)

5


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
————————————————————————
 Cán bộ hƣớng dẫn: Trƣơng Khánh Vĩnh Xuyên
 Học vị: Thạc sĩ
 Chuyên ngành: Kinh Tế
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
 Sinh viên làm đề tài: Phạm Thị Huyền Trân
 Mã số sinh viên: 4105322
 Chuyên ngành: Kinh Tế Ngoại Thƣơng
 Tên đề tài: Phân tích hoạt động thanh toán xuất tại ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
......................................................................................................................
......................................................................................................................

2. Về hình thức
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
......................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu,...)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
6


6. Nhận xét khác
......................................................................................................................
......................................................................................................................
7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sữa,...)
......................................................................................................................
......................................................................................................................

Cần Thơ, Ngày ..... Tháng ..... Năm
2013
NGƢỜI NHẬN XÉT

7



MỤC LỤC

Trang

—————————————————————————————
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................Error! Bookmark not defined.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................Error! Bookmark not defined.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Phạm vi hông gian ........................Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Phạm vi thời gian ........................................................................... 3
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................... 4
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................ 4
2.1.1 Cơ sở lý luận................................................................................. 4
2.1.2 Cơ sở khoa học .......................................................................... 21
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 22
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................... 22
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu................................................. 22
CHƯƠNG 3: GIƠI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ......................... 24
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT
NAM (VIETCOMBANK) .................................................................................... 24
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ (VIETCOMBANK CẦN THƠ) .............. 25
3.2.1 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của
Vietcombank Cần Thơ .................................................................................. 25

3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của Vietcombak chi nhánh
Cần Thơ ........................................................................................................ 26
8


3.2.3 Kết quả hoạt động của Vietcombank Cần Thơ .............................. 31
3.2.4 Cơ cấu tổ chức phòng thanh toán quốc tế Vietcombank Cần Thơ ... 29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ ........ Error! Bookmark not defined.6
4.1 THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETCOMBANK CẦN
THƠ TỪ 2010 – 2013 ............................................. Error! Bookmark not defined.6

4.1.1 Hoạt động thanh toán quốc tế phân theo doanh số ........................... 36
4.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế phân theo từng phƣơng thức ............ 39
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI
VIETCOMBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2013 .............................................................................................................. 44
4.2.1 Cơ cấu thanh toán hàng xuất khẩu ................................................. 44

4.2.2 Thực trạng thanh toán xuất khẩu theo từng phƣơng thứcError! Bookmark not defi
4.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI
VIETCOMBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2010- 6 THÁNG 2013 ............................ 53

4.3.1 Chỉ tiêu định lƣợng.......................................................................... 54
4.3.2 Chỉ tiêu định tính .......................................................................... 61
4.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THANH TOÁN XUẤT KHẨU
TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ ................................................................ 62
4.4.1. Các nhân tố khách quan .................................................................. 62
4.4.2. Các nhân tố chủ quan ..................................................................... 64

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH
CẦN THƠ ................................................................................................... 67
5.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG ................................................................................................. 67

5.1.1 Phƣơng thức chuyển tiền ................................................................ 67
5.1.2 Phƣơng thức chuyển tiền ................................................................ 67
5.1.3 Phƣơng thức tín dụng chừng từ (L/C) .............................................. 67
5.2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG, DỊCH VỤ KHÁC CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU .............. 68
9


5.2.1 Nâng cao nguồn lực của ngân hàng ......................................... 68
5.2.2 Hiện đại hóa công nghệ của ngân hàng ................................... 69
5.2.3 Hoàn thiện chuỗi quy trình các nghiệp vụ liên quan đến hoạt
động thanh toán xuất khẩu ........................................................................ 70
5.2.4. Đẩy mạnh tài trợ xuất khẩu ............................................................ 70
5.2.5. Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ và phát triển thêm các sản phẩm
mới ................................................................................................................ 71
5.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG ................ 72
5.3.1. Áp dụng các biểu phí thích hợp, linh hoạt thu hút khách hàng ........ 72
5.3.2. Công tác marketing ngân hàng ....................................................... 72
5.3.3. Đẩy mạnh công tác tƣ vấn, hỗ trợ khách hàng, có chính sách khách
hàng phù hợp ................................................................................................. 74
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 76
6.1 KẾT LUẬN ....................................................................................... 76
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 77
6.2.1 Đối với chính phủ ....................................................................... 78

6.2.2 Đối với ngân hàng nhà nƣớc ..................................................... 78
6.2.3. Đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam chi nhánh Cần
Thơ (Vietcombank Cần Thơ) ......................................................................... 79
6.2.4. Đối với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu ............................... 80

10


DOANH MỤC BẢNG

Trang

———————————————————————————————
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2010- 2012 ..... 32
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 6-2012
đến 6-2013 .................................................................................................... 34
Bảng 4.1: Doanh số thanh toán quốc tế tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................... 36
Bảng 4.2: Thanh toán xuất nhập khẩu theo từng phƣơng thức tại Vietcombank
Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ..................................... 39
Bảng 4.3: Doanh số các phƣơng thức thanh toán xuất khẩu tại Vietcombank
Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ...................................... 45
Bảng 4.4: Số món và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phƣơng thức nhờ thu tại
Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............... 48
Bảng 4.5: Số món và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phƣơng thức chuyển
tiền tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. .... 50
Bảng 4.6: Số món và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phƣơng thức tín dụng
chứng từ tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 - 6 tháng 2013................ 52
Bảng 4.7: Thị phần thanh toán xuất khẩu của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................... 54

Bảng 4.8: Doanh số thanh toán xuất khẩu của một số ngân hàng trên địa bàn
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ...................... 57
Bảng 4.9: Biểu phí của Vietcombank và một số ngân hàng khác .................. 61

11


DOANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Quy trình thanh toán bằng chứng từ ............................................... 13
Hình 2.2 Quy trình chuyển tiền ..................................................................... 15
Hình 2.3 Quy trình thanh toán nhờ thu trơn .................................................. 16
Hình 2.4 Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ ................................... 18
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức tại Vietcombank Cần Thơ ...................................... 27
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng thanh toán quốc tế .............................. 29
Hình 4.1 Tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ giai
đoạn 2010 đến 6 – 2013 ................................................................................ 37
Hình 4.2 Tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu theo phƣơng thức chuyển tiền tại
Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6-2013 ....................................... 40
Hình 4.3 Tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu theo phƣơng thức nhờ thu tại
Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6-2013 ....................................... 42
Hình 4.4 Tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụng
chứng từ tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6-2013 .................... 43
Hình 4.5 Tỷ trọng thanh toán xuất khẩu của từng phƣơng thức tại
Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010- 6 tháng 2013 ................................... 46
Hình 4.6 Thị phần thanh toán xuất khẩu của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn
2010- 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................................ 56
Hình 4.7 Thị phần thanh toán xuất khẩu của một số ngân hàng ở

Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ..................................... 58

12


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập, nền kinh tế ngày càng phát triển
vƣợt bậc, tiến bộ nhanh chóng về mặt khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,
hợp tác mở rộng quan hệ ngoại giao, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, vì
thế nƣớc ta đang dần nâng cao vị thế của mình trong khu vực và trên trƣờng
quốc tế, đó là nhờ sự cố gắng cùng phát triển của tất cả các thành phần kinh tế.
Và góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nƣớc đó là hoạt động
tích cực của lĩnh vực ngân hàng, nhờ đó mà kinh tế - xã hội của nƣớc ta từng
bƣớc vƣơn lên không ngừng.
Hiện nay kinh tế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi
cho các nƣớc trong khu vực và thế giới mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối
ngoại, hợp tác hóa nhằm nâng cao hiệu quả nền kinh tế, trong đó không thể
không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống các ngân hàng. Nó là
hoạt động trực tiếp tạo ra lợi nhuận không nhỏ, đóng góp chung vào lợi nhuận
của ngân hàng, không chỉ đơn thuần là một nghiệp vụ ngân hàng thuần túy mà
còn đóng vai trò là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt
động kinh doanh, góp phần phát triển và đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ
xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, bão lãnh…,đáp ứng tốt nhu cầu của
khách hàng trong và ngoài nƣớc, là một mắc xích quan trọng trong hoạt động
thƣơng mại của nền kinh tế mở và gắn kết chặt chẽ với thƣơng mại quốc tế. Sự
cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng diễn ra gay gắt, và hệ quả kéo theo
là sự phát triển ngày càng mạnh của hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là
thu phí dịch vụ mà còn hoạt động bão lãnh quốc tế kinh doanh ngoại tệ …và

đặc biệt là hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc
hệ thống ngân hàng.
Cần thơ, một thành phố đang trên đà phát triển với nhiều dự án đang
đƣợc hoàn thiện, những chính sách thuận lợi cho việc nâng cao chất lƣợng đời
sống kinh tế - xã hội ngày càng đƣợc chú trọng - đang là điểm đến của không
ít các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu xuất hiện ngày càng nhiều, việc mở rộng quan hệ quốc tế đã thổi một
luồng gió mới vào các doanh nghiệp này, làm cho việc hợp tác trở nên thuận
lợi hơn. Đặc biệt là, nhờ có hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống ngân
13


hàng thƣơng mại cổ phần mà hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
này đã phát triển không ngừng. Một trong số các ngân hàng có mạng lƣới
thanh toán quốc tế đa dạng, hoạt động mạnh mẽ và luôn là chỗ dựa cho các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu là ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng
Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ (Vietcombank Cần Thơ). Vietcombank là một
hệ thống ngân hàng lớn, với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và
mạng lƣới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đƣơng đầu với
sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng thƣơng mại khác nhƣng
Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí số1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập
khẩu. Vì thế, để góp phần hơn nữa vào sự phát triển của đất nƣớc, thì hệ thống
Vietcombank Việt Nam nói chung và Vietcombank – Cần Thơ nói riêng ngày
càng nổ lực và vƣơn xa hơn nữa.
Từ các vấn đề trên ta thấy rằng đề tài “Phân tích hoạt động thanh toán
xuất khẩu của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam– chi nhánh Cần
Thơ” là rất cần thiết. Từ đề tài trên, ta sẽ nhận thức rõ hơn về thực trạng, hiệu
quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng và đề ra giải pháp khắc phục
những khó khăn, để từ đó đƣa hoạt động của ngân hàng nói riêng, thành phố
Cần Thơ nói chung có một bƣớc tiến mới hơn nữa, cũng đồng thời góp phần

vào sự phát triển chung của nền kinh tế nƣớc nhà.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động thanh toán xuất khẩu của ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động này tại ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
− Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động thanh toán xuất khẩu của
Vietcombank Cần Thơ từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
− Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thanh toán
quốc tế và hiệu quả hoạt động thanh toán quốc của Vietcombank – chi nhánh
Cần Thơ.
− Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả
hoạt động thanh toán xuất khẩu.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1..3.1 Phạm vi không gian
14


Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (Vietcombank Cần Thơ).
1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng trong đề tài đƣợc thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013.
Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
- Hoạt động thanh toán xuất khẩu của ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng
Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ.
- Những số liệu, các báo cáo tài chính về hoạt động thanh toán quốc tế
của ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Cần Thơ.


15


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Khái quát chung về hoạt động thanh toán quốc tế
a) Đinh
̣ nghiã về thanh toán quố c tế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu nhƣ hiện nay, các mối quan hệ
kinh tế, chính trị thƣơng mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hình
thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giũa các đối tác ở các nƣớc khác
nhau. Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú, đa dạng với quy mô
ngày càng lớn. Chúng góp phần tạo nên tình trạng tài chính của mỗi nƣớc, có
thể ở trạng thái bội thu hay bội chi. Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác
ở các nƣớc khác nhau, do vậy có sự khác nhau về ngôn ngũ, cách xa nhau về
địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải
thông qua các tổ chức trung gian, đó chính là các ngân hàng thƣơng mại cùng
với mạng lƣới hoạt động khắp nơi trên thế giới.
Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhƣng nó mới chỉ phát triển mạnh
mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lƣợng mua bán, đầu tƣ quốc tế và chuyển
tiền quốc tế ngày càng gia tăng, tù đó làm cho khối lƣợng các giao dịch thanh
toán qua ngân hàng cũng tăng theo. Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia
tăng việc sử dụng đồng tiền của các nƣớc để chi trả lẫn nhau. Thanh toán quốc
tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế
của các quốc gia hiện nay.
Từ trên ta có khái niệm: thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa
vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thƣơng mại và các
mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của

các nƣớc (theo Đinh Xuân Trình (1996)).
b) Đặc điểm của thanh toán quốc tế
- Thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch
thƣơng mại, đầu tƣ, hợp tác quốc tế thông qua mạng lƣới ngân hàng thế giới.
- Chủ thể tham gia ở các quốc gia khác nhau. Mỗi giao dịch thanh toán
quốc tế liên quan tới tối thiểu hai quốc gia, thông thƣờng là ba quốc gia.
- Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nƣớc là ở đây nó liên
quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy
16


khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thƣơng các bên phải thỏa thuận với
nhau lấy đồng tiền của nƣớc nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp
đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng
chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động.
- Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thƣờng không hải là tiền mặt mà nó tồn
tại dƣới hình thức các phƣơng tiện thanh toán nhƣ thƣ chuyển tiền, điện
chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ.
- Thanh toán giữa các nƣớc đều đƣợc tiến hành thông qua ngân hàng và
không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trƣờng hợp riêng biệt. Do vậy
thanh toán quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
Chúng đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thƣơng và
các trao đổi tiền tệ quốc tế. Đòi hỏi trình độ chuyên môn, công nghệ tƣơng
xứng với trình độ quốc tế.
- Hoạt động TTQT liên quan đến hệ thống luật pháp của các quốc gia
khác nhau, có thể đối nghịch nhau. Do tính phức tạp nên các bên tham gia
thƣờng lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất, theo thông lệ
quốc tế…
- Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế phổ biến là tiếng Anh.
- Thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập

quán thƣơng mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các
quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thƣơng và chính sách
ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán.
2.1.1.2 Sự cần thiết của thanh toán quốc tế thông qua ngân hàng
thương mại cổ phần
Khi đề cập đến hoạt động ngoại thƣơng là đề cập đến quan hệ buôn bán
trao đổi hàng hoá giữa các nƣớc. Về cơ bản thanh toán quốc tế phát sinh dựa
trên cơ sở hoạt động ngoại thƣơng. Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của
một quá trình sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Vì vậy, nếu công tác thanh toán
quốc tế đƣợc tổ chức tốt thì giá trị của hàng hoá xuất khẩu mới đƣợc thực
hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thƣơng phát triển. Thanh toán quốc tế trở thành
một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại.
Nhƣng trong hoạt động mua bán luôn gắn liền với lợi ích của các bên tham
gia. Công tác thanh toán trong nội địa từng nƣớc đã khó khăn phức tạp nhƣng
thanh toán quốc tế càng khó khăn phức tạp hơn nhiều (các bên tham gia hợp
đồng khác nhau ở nhiều lĩnh vực: Chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, …). Trong
mối quan hệ này mỗi bên tham gia ngoài việc chấp hành luật pháp trong nƣớc
17


còn phải tuân thủ các hiệp định, hiệp ƣớc cũng nhƣ các tập quán thƣơng mại
khác.
Trong mua bán quyền lợi của các bên tham gia thƣờng mâu thuẫn với
nhau, bên nào cũng muốn dành về mình phần thuận lợi hơn. Để giải quyết
mâu thuẫn này cần có sự tham gia của Ngân hàng, lúc này Ngân hàng đóng vai
trò trung gian, tạo sự tin tƣởng, thuận lợi cho cả hai bên.
Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại hiện đại đã góp phần
thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế giữa các nƣớc diễn ra nhanh chóng,
thuận lợi chính xác và đảm bảo đƣợc quyền lợi của các bên tham gia thanh
toán quốc tế. Ngân hàng là một tổ chúc trung gian tài chính, có bề dày kinh

nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đồng thời Ngân hàng có
mạng lƣới và quan hệ đại lý với các Ngân hàng khác rất rộng. Ngoài ra, Ngân
hàng là tổ chức tiếp cận và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậc nhất nên
có thể sử dụng vào các hoạt dộng thanh toán một cách nhanh chóng, chính
xác. Chính những điều trên mà hầu hết mọi hoạt động thanh toán quốc tế đều
diễn ra cần có sự tham gia của các Ngân hàng.
2.1.1.3 Vai trò của các hoạt động thanh toán quốc tế đố i vơí hoạt động
kinh tế trong và ngoài nước
- Thanh toán quốc tế có vị trí quan trọng đặc biệt trong hoạt động kinh tế
đối ngoại nói chung và trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đặc biệt
trong bối cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên vị trí
hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đƣờng tất yếu trong chiến
lƣợc phát triển kinh tế của mình.
- Là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ
giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Không có thanh toán
quốc tế thì không có hoạt động kinh tế đối ngoại.
- Là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia quan hệ kinh tế đối ngoại. Khi
thiết lập mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thƣơng mại với các nƣớc thì
điều kiện quan trọng không thể thiếu đựơc là phải thiết lập quan hệ thanh toán
quốc tế.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, nếu việc tổ chức thanh
toán quốc tế đƣợc tiến hành nhanh chóng, an toàn chính xác sẽ làm cho các
nhà sản xuất kinh doanh sẽ yên tâm và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu
của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là
hoạt động ngoại thƣơng.
18


2.1.1.4 Các phương tiện thanh toán quốc tế
a) Lệnh phiếu (Promissory note)

Khái niệm:
Lệnh phiếu là giấy tờ do ngƣời nợ lập ra để cam kết trả tiền cho ngƣời thụ
hƣởng theo thời gian và địa điểm nhất định. Ngƣời thụ hƣởng có thể là ngƣời
chủ nợ, nhƣng cũng có thể là ngƣời thứ ba.
Một số đặc điểm chính:
-Trên lệnh phiếu ,kì hạn đƣợc quy định rõ.
-Một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều ngƣời ký phát cam kết thanh
toán cho một hay nhiều ngƣời hƣởng lợi.
-Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính để
đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu.
-Khác với hối phiếu thƣờng gồm hai bản, lệnh phiếu chỉ có một bản
chính do con nợ phát ra để chuyển cho ngƣời hƣởng lợi lệnh phiếu đó.
b) Hối phiếu (Bill of exchange, Draft)
Khái niệm
Hối phiếu là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện dƣới dạng văn bản do một
ngƣời ký phát (gọi là ngƣời ký phát hối phiếu: drawer) cho một ngƣời khác
(gọi là ngƣời thụ tạo: drawee), yêu cầu ngƣời này ngay khi nhìn thấy hối phiếu
hoặc vào một ngày cụ thể nhất định hoặc vào một ngày có thể xác định trong
tƣơng lai phải trả một số tiền nhất định cho ngƣời đó hoặc theo lệnh của ngƣời
này trả cho ngƣời khác hoặc trả cho ngƣời cầm phiếu (gọi chung là ngƣời
đƣợc trả tiền: payee).
Các bên tham gia hối phiếu
-Ngƣời ký phát hối phiếu(drawer):là ngƣời bán hàng ,ngƣời xuất khẩu
-Ngƣời bị ký phát (ngƣời trả tiền) ( drawee):là ngƣời mua hàng hay có
trách nhiệm trả tiền.
-Ngƣời hƣởng lợi (bereficiary):là ngƣơì nhận thanh toán số tiền đó.
-Ngƣời chấp nhận (acceptor):là khi ngƣời bị ký phát chấp nhận hối phiếu
kỳ hạn và ngƣời chấp nhận phải có trách nhiệm thanh toán hối phiếu khi đến
hạn.
-Ngƣời chuyển nhƣợng ( endorser) là ngƣời chuyển quyền hƣởng lợi hối

phiếu cho ngƣời khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu.
19


-Ngƣời cầm phiếu (holder or bearer) là ngƣời có quyền nhận hối phiếu
khi hối phiếu đƣợc trả tiền.
Phân loại
- Căn cứ vào thời hạn thanh toán: hối phiếu trả ngay và hối phiếu trả sa:
+ Hối phiếu trả ngay (At sight Bill): Là hối phiếu mà ngƣời trả tiền phải
thanh toán ngay khi nhìn thấy hối phiếu (thƣờng là sau hai ngày làm việc).
+ Hối phiếu trả sau, hối phiếu có kỳ hạn (usance bill) quy định sau một
thời gian nhất định (có thể là sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát
hối phiếu, sau ngày chấp nhận hối phiếu, sau ngày ký trên vận đơn B/L thì sẽ
đƣợc thanh toán.
- Căn cứ vào chứng từ kèm theo hối phiếu, ngƣời ta chia hối phiếu thành
hai loại:
+ Hối phiếu trơn (Clean Bill): Là hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên
hối phiếu này không kèm theo chứng từ thƣơng mại. Thƣờng đƣợc sử dụng để
thu cƣớc phí vận tải, đòi nợ cũ...
+ Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill): Là loại hối phiếu đƣợc
gửi kèm theo chứng từ thƣơng mại đến ngƣời có nghĩa vụ trả tiền. Thƣờng
đƣợc sử dụng trong hình thức D/P ( Nhờ thu kèm chứng từ) để thu tiền ngƣời
mua dùm ngƣời bán.
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhƣợng của hối phiếu, ngƣời ta chia hối
phiếu thành hai loại:
+ Hối phiếu đích danh (Nominal Bill) : Là loại hối phiếu ghi rõ tên ngƣời
thụ hƣởng, loại hối phiếu này không thể chuyển nhƣợng bằng nguyên tắc ký
hậu.
+ Hối phiếu vô danh (Bearer bill): là bất kỳ ngƣời nào cầm phiếu đó đều
là ngƣời hƣởng lợi.

+ Hối phiếu theo lệnh (Order Bill): Là loại hối phiếu yêu cầu ngƣời
thanh toán trả tiền theo lệnh của ngƣời thụ hƣởng hối phiếu. Hối phiếu theo
lệnh đƣợc chuyển nhƣợng bằng hình thức ký hậu theo luật định.
- Căn cứ vào chủ thế ký phát hối phiếu chia làm hai loại:
+ Hối phiếu thƣơng mại (Commercial Bill): Là hối phiếu do ngƣời xuất
khẩu ký phát đòi tiền ngƣời nhập khẩu, liên quan đến nghiệp vụ thanh toán
hàng hoá xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ.
20


+ Hối phiếu Ngân hàng (Bank Bill): Là hối phiếu do Ngân hàng phát
hành lệnh cho Ngân hàng đại lý của mình thanh toán tiền nhất định cho ngƣời
thụ hƣởng đƣợc chỉ định trên hối phiếu ( loại hối phiếu này không thể chuyển
nhƣợng ).
c) Séc (Cheque)
Khái niệm
Là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện về trả tiền do một khách hàng chủ tài
khoản của ngân hnàg ký phát ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định
từ tài khoản của mình để trả cho ngƣời đƣợc chỉ định trên séc hoặc trả theo
lệnh của ký phát séc, hoặc trả cho ngƣời cầm séc.
Các bên tham gia
- Ngƣời kí phát séc: chủ tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng
- Ngƣời thụ lệnh là ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của
khách hàng phát hành séc.
- Ngƣời hƣởng lợi :ngƣời thụ hƣởng số tiền trên tờ séc.
Các loại séc thông dụng:
- Séc đích danh (nominal cheque): ghi rõ tên ngƣời hƣởng thụ trên séc.
- Séc vô danh (bearer cheque):không ghi rõ tên ngƣời hƣởng thụ trên tờ
séc, bất cứ ai cầm tờ séc cũng có thể nhận đƣợc đủ số tiền ghi trên tờ séc tại
Ngân hàng.

- Séc theo lệnh (check to order): ghi rõ trả tiền theo lệnh của ngƣời thụ
hƣởng, séc này đƣợc chuyển nhƣợng theo thủ tục ký hậu.
- Séc tiền mặt: là loại séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt và
ngƣời phát hành séc phải chịu rủi ro khi bị mất séc hoặc bị đánh cắp. Ngƣời
cầm séc không cần sự ủy quyền cũng lĩnh đƣợc tiền.
- Séc chuyển khoản (trasferable check): Là lệnh trả của ngƣời phát hành
séc đối với Ngân hàng phục vụ mình về việc trích trả tiền từ tài khoản của
mình trả tiền cho ngƣời thụ hƣởng có tên ghi trên tờ séc.
- Séc bảo chi (cerfieeld check): là tờ séc thông thƣờng đƣợc Ngân hàng
phục vụ đơn vị phát hành, bảo đảm khả năng chi trả của tờ séc và đánh dấu séc
bảo chi lên tờ séc trƣớc khi giao tờ séc cho khách hàng.
- Séc gạch chéo (clossed check) là loại séc trên mặt trƣớc tờ séc có gạch
chéo hai đƣờng song song nhằm mục đích không đƣợc rút tiền mà chờ chuyển
khoản qua ngân hàng.
21


- Séc du lịch (traveller’s check) :là loại séc do ngân hàng phát hành và
đƣợc trả tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý của ngân hàng phát hành.
d) Giấy chuyển tiền (Transfer)
Khái niệm
Giấy chuyển tiền còn đƣợc gọi là lệnh chi hoặc giấy chuyển ngân là một
mệnh lệnh chi tiền của chủ tài khoản, để yêu cầu ngân hàng của mình thực
hiện việc chi tiền từ tài khoản để trả cho một ngƣời nào đó hoặc chuyển vào
một tài khoản khắc của chính mình. Đây còn là phƣơng tiện chuyển tiền đƣợc
ngân hàng sử dụng để chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng.
Các loại giấy chuyển tiền
− Chuyển ngân bằng thƣ: là việc chuyển tiền đƣợc thực hiện bằng thƣ do
ngân hàng chuyển tiền cho ngân hàng nơi nhận chuyển tiền, thông qua con
đƣờng bƣu chính.

− Chuyển tiền bằng điện: là chuyển tiền bằng điện báo (telex) do ngân
hàng chuyển tiền gửi đi bằng telex chi ngân hàng nhận chuyển tiền. Tốc độ
chuyển tiền nhanh hơn nhiều so với chuyển tiền bằng thƣ.
− Chuyển tiền bằng điện tử: là chuyển tiền thông qua hệ thống vi tính nối
mạng do đó tốc độ di chuyển cực kì nhanh chóng, chỉ trong vòng vài phút là
việc chuyển tiền đƣợc thực hiện từ quốc gia này sang quốc gia khác.
e) Thẻ ngân hàng (Bank card)
Khái niệm
Thẻ ngân hàng là phƣơng tiện thanh toán hiện đại do ngân hàng phát
hành thẻ thiết kế và bán cho các đơn vị cá nhân có nhu cầu sử dụng.
Các đối tƣợng liên quan đến ngân hàng gồm có:
- Ngân hàng phát hành thẻ
- Chủ thẻ
- Cơ sở tiếp nhận thẻ
- Các ngân hàng địa lý.
Các loại thẻ ngân hàng thẻ thanh toán
Có 2 loại thẻ ngân hàng:
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): Đây là thẻ đƣợc sử dụng cho mọi đối tƣợng
với điều kiện ngƣời sử dụng thẻ phải mở tài khoản tại ngân hàng phát hành thẻ
22


và duy trì số dƣ trên tài khoản này. Ngƣời sử dụng thẻ chỉ đƣợc dùng thẻ để
trả tiền hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi số dƣ tài khảon của mình. Đối với
một số khách hàng, chủ thẻ có thể đƣợc chi tiền vƣợt quá số dƣ tài khoản, số
tiền vƣợt chi này phải đƣợc hoàn trả trong một thhời gian nhất định.
- Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ đƣợc phát hành cho những khách
hàng đặc biệt, loại thẻ này không yêu cầu chủ thẻ phải có tiền trên tài khoản vì
đã đƣợc ngân hàng cung cấp cho một hạng mức tín dụng. Chủ thẻ sử dụng hạn
mức này đƣợc sử dụng thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ. Sau đó chủ thẻ phải

trả nợ cho ngân hàng. Nếu sau một thời gian nhất định (thƣờng là 15 ngày đến
1 tháng) mà chủ thẻ chậm trễ chƣa trả nợ thì chủ thẻ phải trả thêm tiền lãi cho
ngân hàng phát hành.
2.1.1.5 Các phương thức thanh toán quốc tế của ngân hàng thương
mại cổ phần
Trong ngoại thƣơng, thì việc thanh toán giữa các nhà xuất và nhập khẩu
thuộc hai quốc gia khác nhau phải đƣợc tiến hành thông qua ngân hàng bằng
những phƣơng thức thanh toán nhất định. Phƣơng thức thanh toán quốc tế là
cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian
ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của ngƣời nhập khẩu chuyển vào
tài khoản của ngƣời xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thƣơng mại và chứng từ
do hai bên cung cấp cho ngân hàng. Hiện nay trong ngoại thƣơng ngƣời ta
thực hiện các phƣơng thức thanh toán nhƣ phƣơng thức tín dụng chứng từ,
phƣơng thức chuyển tiền, phƣơng thức nhờ thu.
a) Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credits)
Khái niệm
Phƣơng thức tín dụng chứng từ là phƣơng thức thanh toán trong đó theo
yêu cầu của khách hàng, ngân hàng phát hành một bức thƣ gọi là L/C cam kết
trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi ngƣời này xuất trình
cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện
và điều khoản quy định trong L/C.
Thư tín dụng
* Khái niệm:
Thƣ tín dụng L/C là một văn bản cam kết trả tiền có điều kiện, do một
ngân hàng (ngân hàng phát hành) lập ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu
(ngƣời xin mở L/C) cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu (ngƣời thụ hƣởng) một

23



số tiền nhất định trong một thời gian nhất định với điều kiện ngƣời này thực
hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thƣ đó.
* Phân loại thƣ tín dụng:
Trong buôn bán quốc tế có thể áp dụng rất nhiều loại thƣ tín dụng khác
nhau tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, có một số loại thƣ tín dụng
thƣờng gặp trong thanh toán quốc tế nhƣ sau:
- Thƣ tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): là loại L/C mà ngƣời
mở L/C có quyền thông báo cho ngân hàng phát hành sửa đổi hoặc hủy bỏ L/C
bất cứ lúc nào mà không cần báo trƣớc cho ngƣời bán hya nguờ thụ hƣởng.
Loại L/C này ít đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế do tình trạng thanh toán
bấp bênh của nó.
- Thƣ tín dụng không thể hủy ngang: (Irrevocable L/C): là loại L/C sau
khi mở thì ngân hàng mở L/C không đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong
thời gian hiệu lực của nó nếu không có sự thỏa thuận của các bên tham gia.
Đây là loại L/C đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế vì đảm
bảo đƣợc mức độ an toàn trong thanh toán tiền hàng.
- Thƣ tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable
L/C): là loại L/C không thể hủy ngang, đƣợc một ngân hàng khác xác nhận và
đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C.
- Thƣ tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi: là loại L/C mà sau
khi ngƣời xuất khẩu đã nhận tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi
tiền lại trong bất cứ trƣờng hợp nào.
- Thƣ tín dụng không thể hủy ngang có thể chuyển nhƣợng (Transferable
L/C): là loại L/C cho phép ngƣời thụ hƣởng có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C
chuyển nhƣợng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều
ngƣời.
- Thƣ tín dụng giáp lƣng (Back to back L/C): là loại L/C đƣợc mở trên
cơ sở một L/C khác mà ngƣời nhập khẩu đã mở cho ngƣời xuất khẩu hƣởng để
thanh toán tiền hàng. L/C trƣớc gọi là L/C gốc, L/C sau gọi là L/C giáp lƣng.
- Thƣ tín dụng tuần hoàn (Revoling L/C): là loại L/C không thể hủy

ngang, sau khi thực hiện xong hay hết hạn hiệu lực thì nó tự động có hiệu lực
trở lại cho đến khi nào thực hiện hết tổng giá trị hợp đồng.
- Thƣ tín dụng thanh toán dần: là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó
ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận cam kết với ngƣời thụ hƣởng sẽ
thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C trong thời hạn quy định.
24


- Thƣ tín dụng dự phòng (Stanby L/C): là lọa L/C do ngân hàng của
ngƣời xuất khẩu phát hành, cam kết sẽ thanh toán lại cho ngƣời nhập khẩu nếu
ngƣời xuất khẩu không hoàn thành đƣợc nghĩa vụ giao hàng.
- Thƣ tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
- Thƣ tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
Các chủ thể tham gia
- Ngƣời xin mở thƣ tín dụng (L/C): là ngƣời nhập khẩu hàng hóa
- Ngân hàng mở L/C: là ngân hàng phục vụ ngƣời nhập khẩu, ngân hàng
này cung cấp tín dụng và đứng ra cam kết trả tiền cho ngƣời xuất khẩu.
- Ngƣời thụ hƣởng: là ngƣời xuất khẩu hay ngƣời nào khác do ngƣời
xuất khẩu chỉ định.
- Ngân hàng thông báo L/C: là ngân hàng địa lý cho ngân hàng mở L/C
và phục vụ cho ngƣời thụ hƣởng.
Ngoài ra trong trƣờng hợp đặc biệt có thể có thêm các bên khác tham gia
nhƣ ngân hàng xác nhận và ngân hàng trả tiền.
Quy trình thực hiện thanh toán chứng từ (L/C)
Ngân hàng phục
vụ nhập khẩu

(8)
(2)


(10) (9) (1)

Ngân hàng phục
vụ xuất khẩu
(3)

(5) (6)

(4)
Ngƣời nhập khẩu(4)

Ngƣời xuất khẩu

Hình 2.1 Quy trình thanh toán bằng chứng từ
(1) Sau khi kí hợp đồng ngoại thƣơng, thanh toán bằng L/C thì ngƣời
nhập khẩu xin mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình và yêu cầu phát hành
L/C cho ngƣời xuất khẩu.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C của ngƣời nhập khẩu, ngân hàng sẽ lập
L/C và thông báo cho ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu ở nƣớc ngƣời xuất
khẩu về việc phát hàng L/C.
(3) Khi nhận đƣợc L/C thì ngân hàng của ngƣời xuất khẩu sẽ thông báo
cho ngƣời xuất khẩu.
(4) Nếu nhà xuất khẩu chấp nhận L/C thì chuyển hàng, nếu không chấp
nhận thì yêu cầu chỉnh sửa ngay và không giao hàng.
25


×