Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Chính sách an ninh phòng thủ biển của nhà nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 1858)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 256 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

ĐINH THỊ HẢI ĐƯỜNG

CHÍNH SÁCH AN NINH-PHÒNG THỦ BIỂN
CỦA NHÀ NGUYỄN Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
(1802 - 1858)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội-2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

ĐINH THỊ HẢI ĐƯỜNG

CHÍNH SÁCH AN NINH­PHÒNG THỦ BIỂN
CỦA NHÀ NGUYỄN Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
(1802 ­ 1858)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Quân

Hà Nội-2012

2


Lời cảm ơn
Bản luận văn được hoàn thành là kết quả của một quá trình
học tập và nghiên cứu lâu dài, nghiêm túc của học viên dưới sự chỉ
bảo, dìu dắt tận tình của các Thầy Cô Khoa Lịch sử, nhất là các
Thầy Cô thuộc Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ­Trung đại. Bên cạnh
đó, sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện từ phía Ban lãnh đạo của
Viện Sử học và của Phòng Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam Cổ­
Trung đại, cũng như của các nhà nghiên cứu bề trên và các bạn
đồng nghiệp trong Tổ chuyên môn đã giúp tôi có thể hoàn toàn tập
trung để hoàn thành luận văn. Luận văn được tham khảo nhiều
nguồn tư liệu cũng là nhờ sự chỉ dẫn, giúp đỡ và sự nhiệt tình của
cán bộ các thư viện, nhất là thư viện Viện Sử học và thư viện Khoa
Lịch sử. Đặc biệt, gia đình, bạn bè là những người luôn sát cánh,
động viên, giúp đỡ và truyền cho tôi động lực trong suốt quá trình
thực hiện luận văn. Nhân đây, cho tôi xin được gửi lời tri ân tới tất
cả những sự chỉ bảo, quan tâm, giúp đỡ đó!
Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tôi xin được gửi đến
Thầy, PGS.TS.Vũ Văn Quân, người Thầy đã dìu dắt tôi trên bước
đường nghiên cứu khoa học và cũng là người Thầy hướng dẫn
khoa học của bản luận văn này. Từ Thầy, tôi không chỉ học hỏi
được những ý tưởng và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
khoa học lịch sử mà tôi còn nhận được sự quan tâm, động viên, chỉ

bảo và hướng dẫn tận tình của Thầy trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn!
Học viên
Đinh Thị Hải Đường

3


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn Chính sách an ninh - phòng thủ biển
của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung
thực. Nguồn tài liệu trích dẫn đều được chú thích rõ ràng, đảm bảo
tính khách quan của nguồn tư liệu và tôn trọng bản quyền tác giả.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn

Đinh Thị Hải Đường

4


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU

1


1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6

4. Nguồn tư liệu

9

5. Phương pháp nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ của luận

11

văn
6. Bố cục của luận văn

11

Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH

13


SÁCH AN NINH - PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN
1.1. Biển Việt Nam và vấn đề an ninh-phòng thủ biển đối với

13

an ninh và chủ quyền quốc gia
1.2. Vấn đề an ninh - phòng thủ biển trong chính sách quản lý

15

đất nước của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước
Nguyễn
1.3. Những thuận lợi và thách thức về an ninh - phòng thủ biển

23

đặt ra đối với nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX
1.3.1. Những thuận lợi

23

1.3.2. Những thách thức

24

1.4. Nhận thức của nhà Nguyễn về biển và yêu cầu đảm bảo an

27

ninh - phòng thủ biển

1.4.1. Nhận thức về biển

27

1.4.2. Nhận thức về yêu cầu đảm bảo an ninh - phòng thủ biển

29

1.5. Tiểu kết

34
5


Chương 2: THỦY QUÂN: LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH

36

AN NINH - PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN
2.1. Những điều kiện thuận lợi để nhà Nguyễn xây dựng lực

39

lượng thủy quân mạnh
2.2. Các biện pháp xây dựng lực lượng thủy quân mạnh, chuyên

42

trách an ninh - phòng thủ biển
2.2.1. Lực lượng thủy quân chuyên trách an ninh - phòng thủ biển của


42

nhà Nguyễn
2.2.2. Xây dựng lực lượng thủy quân đông về số lượng

44

2.2.3. Xây dựng lực lượng thủy quân tinh nhuệ trong chiến đấu

51

2.3. Tiểu kết

77

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP AN NINH - PHÒNG THỦ

79

VÙNG DUYÊN HẢI
3.1. Vai trò của an ninh - phòng thủ vùng duyên hải đối với nền độc

79

lập và an ninh quốc gia
3.2. Xây dựng và tu sửa các công trình phòng thủ cửa biển

82


3.3. Xây dựng lực lượng bố phòng cửa biển

92

3.3.1. Quan chế và sự trang bị vũ khí của lực lượng bố phòng cửa

92

biển
3.3.2. Nhiệm vụ của các lực lượng bố phòng cửa biển
3.4. Tăng cường phòng bị đối với người Tây dương trước nguy cơ

95
115

xâm lược (1847-1858)
3.5. Tế lễ ở các cửa biển - biện pháp an ninh đường biển về mặt tâm

122

linh
3.6. Khơi thông cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển và

123

ghi chép hướng dẫn đường biển
3.6.1. Đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển và ghi chép hướng dẫn đường

123


biển
3.6.2. Khơi thông cửa biển

126

3.6.3. Khai hoang vùng duyên hải

128
6


3.7. Tiểu kết

129

Chương 4: CÁC BIỆN PHÁP AN NINH - PHÒNG THỦ

131

VÙNG BIỂN - ĐẢO
4.1. Hải cương dưới triều Nguyễn và vai trò của an ninh - phòng

131

thủ vùng biển - đảo đối với an ninh và nền độc lập quốc gia
4.2. Khẳng định và thực thi chủ quyền trên các đảo và quần

135

đảo

4.2.1. Xây dựng các cơ sở bố phòng

135

4.2.2. Khẳng định và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo

136

Hoàng Sa và Trường Sa
4.3. Xây dựng các lực lượng tuần tra, canh phòng biển đảo

139

4.3.1. Lực lượng Tấn thủ, binh đồn trên các đảo

139

4.3.2. Tăng cường lực lượng thủy quân tuần tra mặt biển

140

4.3.3. Sử dụng lực lượng khai thác nguồn lợi biển

144

4.4. Kiểm soát các hoạt động khai thác nguồn lợi biển

146

4.4.1. Kiểm soát hoạt động thông thương, vận tải đường biển


146

4.4.2. Kiểm soát hoạt động khai thác nguồn lợi sinh vật biển

162

4.5. Tiêu diệt giặc biển

165

4.5.1. Địa bàn hoạt động chủ yếu của giặc biển

165

4.5.2. Thời gian hoạt động của giặc biển

169

4.5.3. Lực lượng tuần tra và các thủ tục tuần tra trên biển

170

4.5.4. Các biện pháp tiêu diệt giặc biển

174

4.6. Tiểu kết

177


KẾT LUẬN

178

TÀI LIỆU THAM KHẢO

182

PHỤ LỤC

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương, nằm trên trục giao lưu Bắc
­ Nam, Đông ­ Tây và là một điểm trung chuyển từ lục địa ra đại dương. Vị trí địa
chiến lược đó đã tác động mạnh mẽ đến lịch sử dân tộc, đặt ra nhiều cơ hội và thách
thức cho sự phát triển của quốc gia, nhất là thách thức về chủ quyền biển đảo.
Trải suốt chiều dài lịch sử, mọi hoạt động của đời sống đất nước, về chính trị,
an ninh ­ quốc phòng, kinh tế, văn hoá ­ xã hội, đều chịu sự chi phối của biển ở mức
độ nhất định. Trong khi đó, chính sách của Nhà nước đối với biển là một yếu tố
quyết định trực tiếp sự phát triển các mặt nói trên và là một bộ phận quan trọng
trong chiến lược bảo vệ, phát triển đất nước.
Theo dòng chảy thời gian, quá khứ không trở lại nhưng sự phát triển của hiện
tại và tương lai lại được nuôi mầm từ quá khứ, từ những kinh nghiệm trong quá
khứ. Chính sách đối với biển của Nhà nước Việt Nam đương đại đang cần những
bài học kinh nghiệm đó. Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các chính sách đối với biển
của Nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử đang là yêu cầu đặt ra cho thực

tiễn phát triển đất nước. Trọng trách được đặt trên vai các nhà nghiên cứu và những
nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ khi
thực tiễn yêu cầu, khoa học mới thực hiện trọng trách của mình mà yêu cầu của
thực tiễn chỉ giúp cho sự nghiên cứu được tập trung và có động lực hơn.
Trong lịch sử dân tộc, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến
Việt Nam và sở hữu một lãnh hải thống nhất, rộng lớn, nhất là dưới triều Minh Mạng.
Đây cũng là triều đại mà sự thành lập của vương triều được gắn bó chặt chẽ với biển.
Đặc điểm này chi phối lớn đến sự nhận thức cũng như việc ban hành chính sách của
các vị vua đầu triều đối với các vấn đề về biển, trong đó an ninh ­ phòng thủ biển là
một trọng điểm.
Năm 1802, khi Nguyễn Ánh lên ngôi cũng là lúc lần đầu tiên trong lịch sử dân
tộc, một dải lãnh thổ rộng lớn như ngày nay được hoàn toàn thống nhất. Cùng với sự
thống nhất về mặt lãnh thổ là sự khẳng định chủ quyền của triều Nguyễn trên một
vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, năm 1835, khi vua Minh Mạng đặt Trấn Tây Thành
trên đất Cao Miên thì quyền của nhà Nguyễn trên vùng lãnh hải càng được mở rộng.
Là vương triều đầu tiên sở hữu vùng biển rộng lớn, thống nhất, các vị vua đầu triều
8


nhận thức ra sao về tầm mức quan trọng của việc bảo vệ biển đảo và đã có những
chính sách như thế nào trong việc khẳng định chủ quyền cũng như trong vấn đề bảo
đảm an ninh, phòng thủ biển. Hơn thế nữa, những chính sách của các vị vua đầu triều
không chỉ có ý nghĩa khai mở mà nếu được thực hiện tốt sẽ là nền tảng vững chắc,
tạo đà thuận lợi cho công cuộc bảo vệ an ninh, quốc phòng của các triều vua tiếp
theo.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Chính sách an ninh - phòng
thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 - 1858) làm đề tài nghiên cứu
của luận văn. Đề tài là sự tiếp tục hướng nghiên cứu về biển mà tôi đã bước đầu thực
hiện trong khóa luận tốt nghiệp đại học (niên khóa 2003 ­ 2007) và cũng là khởi điểm
để mở rộng, phát triển trong định hướng nghiên cứu khoa học lâu dài của mình. Đề

tài mới chỉ là những tìm hiểu bước đầu nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót!
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do những yêu cầu khách quan về chính trị, quân sự và kinh tế của đất nước,
trong thời gian gần đây, mảng đề tài về biển trên các lĩnh vực an ninh, chủ quyền và
khai thác nguồn lợi đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu song vẫn
còn là một khoảng trống khá lớn. An ninh ­ phòng thủ biển vốn là một vấn đề lịch sử
quan trọng, liên quan chặt chẽ đến tình hình chiến sự nửa cuối những năm 50 của thế
kỷ XIX và làm thay đổi cả lịch sử dân tộc, cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa
được đặt thành chuyên khảo, chỉ mới dừng ở mức độ những nghiên cứu nằm trong
tổng thể chung của chính sách quốc phòng triều Tự Đức. Do đó, chính sách an ninh ­
phòng thủ biển của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX vẫn còn là khoảng trống cần
được nghiên cứu.
Tuy có những hạn chế đó, chính sách an ninh ­ phòng thủ biển dưới triều
Nguyễn đã ít nhiều được nhắc đến trong những nghiên cứu trên các khía cạnh của
chính sách mà chưa phải là những nghiên cứu tổng thể. Ở các nghiên cứu này, dày
dặn nhất vẫn là những chuyên khảo về vấn đề khẳng định, thực thi và bảo vệ vững
chắc chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam, trong đó có triều Nguyễn,
trên các vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển Đông.
Giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, Tập san Sử - Địa (số 29, Sài Gòn, 1975) đã
xuất bản số Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (352 trang) với nhiều bài nghiên
cứu về sự khẳng định và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai vùng quần đảo
9


Hoàng Sa và Trường Sa. Những nghiên cứu về mảng đề tài này tiếp tục được làm dày
thêm trong những thập niên gần đây với sự đóng góp của rất nhiều học giả trong và
ngoài nước, trên nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, pháp luật, chính trị, kinh tế,...
Tiếp cận từ góc độ lịch sử, các tác giả như Hoàng Xuân Hãn, Lãng Hồ, Nguyễn
Quang Ngọc, Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu,... đã giành nhiều tâm huyết cho mảng
đề tài này. Bài viết của Hoàng Xuân Hãn về Quần đảo Hoàng Sa (1975), của Lãng

Hồ về Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam (1975) đăng trên Tập san Sử - Địa
số 29 cùng một số bài viết của các tác giả khác là những trang viết giá trị trong thập
niên 70 của thế kỷ XX này về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên các vùng quần
đảo giữa biển Đông.
Cũng trong mảng đề tài đó, tác giả Nguyễn Quang Ngọc với những nghiên cứu
của mình, từ đề tài Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa1 đến
các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế,
đã tập trung đi sâu khảo tả nhiều nguồn tư liệu về chủ quyền của Việt Nam trên các
vùng quần đảo giữa biển Đông qua các pho sách cổ (thư tịch cổ Việt Nam, thư tịch
cổ Trung Quốc, tư liệu phương Tây) và qua nguồn tài liệu thực địa tại Lý Sơn ­
Quảng Ngãi, nhất là nguồn tư liệu từ thế kỷ XIX trở về trước (trước khi xảy ra tranh
chấp, tranh biện về quần đảo Hoàng Sa). Qua những nghiên cứu đó, tác giả đã đưa
ra những chứng cứ lịch sử khách quan và xác thực về lịch sử chủ quyền của Việt
Nam đối với các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong các bài viết đó,
không chỉ các hoạt động khẳng định và thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở nửa
đầu thế kỷ XIX, nhất là triều vua Gia Long và Minh Mạng, được tác giả làm nổi bật
mà việc bảo vệ chủ quyền của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn
cũng được tác giả đi sâu khảo tả. Đó là những bài viết về Bảo vệ chủ quyền trên biển
Đông - Một hoạt động nổi bật của vương triều Tây Sơn (1999), Vua Lý Anh Tông
chiến lược biển và hành dinh trại Yên Hưng (2011) hay Đội Hoàng Sa: Cách thức
thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông
trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX2(2012),... Đó cũng là những nghiên cứu quý

1

Đề tài do GS. Nguyễn Quang Ngọc làm chủ nhiệm, được bắt đầu triển khai từ năm 1993.

2

Bài viết đã được in bằng tiếng Anh trong Tạp chí Khoa học Xã hội của Viện Khoa học Xã hội


Việt Nam: The Sovereignty of Vietnam over Paracel and Spratly Archipelagos in the 17th 1818 and

10


giá mà luận văn kế thừa khi tìm hiểu về các biện pháp khẳng định và thực thi chủ
quyền của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX trên các vùng quần đảo giữa biển
Đông, cũng như khi tìm hiểu khái quát về vấn đề an ninh ­ phòng thủ biển trong
chính sách quản lý đất nước của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn.
Bên cạnh những đóng góp của các nhà nghiên cứu nói trên, các tác giả như
Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu cũng đã đặt nhiều mối quan tâm của mình vào mảng
đề tài này. Trong những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhã như luận án Tiến sĩ Quá
trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (2002),
bài viết về Việc thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa dưới triều Nguyễn
(2008), Sự thành lập và hoạt động của đội Hoàng Sa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
(2008)1,... các hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX
được tác giả khảo tả từ nhiều nguồn tư liệu cũng là những trang tài liệu được luận văn
tham khảo.
Điều đáng chú ý là ở mảng đề tài này, bên cạnh những chuyên khảo lịch sử,
những nghiên cứu về chủ quyền đối với hai vùng quần đảo này đã thu hút được sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác như địa lý, pháp luật,
chính trị, kinh tế,... Trong đó có những bài viết dựa trên những cứ liệu lịch sử dưới
góc nhìn của luật học để đưa ra những lập luận vững chắc về vấn đề chủ quyền của
Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác phẩm Chủ quyền trên hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (bản dịch xuất bản năm 1998) của Monique
Chemillier ­ Gendreau, dựa trên phương diện luật pháp quốc tế đã phân tích những
lập luận của các bên liên quan đến cuộc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và quá trình thực thi chủ quyền lâu dài của Nhà nước Việt Nam trong
lịch sử trên hai vùng quần đảo này qua những dẫn chứng lịch sử xác thực. Đó còn là

bài viết Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Thử phân tích lập
luận của Việt Nam và Trung Quốc của Từ Đặng Minh Thu, in trong tác phẩm
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (2008) hay như Nhà nước Việt Nam đã từ lâu
và liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa (2012) của tác giả Nguyễn Bá Diễn,... Từ khía cạnh luật pháp, các tác giả
19th Centuries: Documentations and Historical Truth (2012) in Journal of Vietnam Social Sciences,
No.1 (147), p.1­9.
1

Các bài viết này đều in trong tác phẩm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (2008) [49].

11


đã dựa trên những chứng cứ lịch sử để minh chứng cho quá trình thực hiện chủ quyền
lâu dài và liên tục của Nhà nước Việt Nam đối với các vùng quần đảo giữa biển
Đông. Chính vì vậy, những nghiên cứu trên các lĩnh vực đó đã đưa ra những cách tiếp
cận và những góc nhìn mới, bên cạnh góc nhìn theo chiều cạnh nghiên cứu lịch sử,
giúp cho việc tìm hiểu của luận văn về những hoạt động thực thi chủ quyền của nhà
Nguyễn trên hai vùng quần đảo này được sâu sắc và đa diện hơn .
Cũng trong thời gian gần đây, nhiều cuộc Hội thảo khoa học lớn về vương
triều Nguyễn, về các vấn đề biển đảo được tổ chức nhằm đưa ra cái nhìn khách
quan, khoa học và công bằng hơn đối với vương triều, giúp nhận thức đầy đủ hơn
về các vấn đề biển đảo của Việt Nam như: Hội thảo về Chúa Nguyễn và Vương
triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX tại Thanh Hóa
(2008),... Từ những cuộc Hội thảo đó, nhiều tác phẩm sách được xuất bản và nhiều
số chuyên đề của nhiều tạp chí được phát hành như Triều Nguyễn và lịch sử của
chúng ta (2008) của Tạp chí Xưa & Nay; Số chuyên đề về biển, đảo Việt Nam
(2009) của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển của Sở Khoa học và Công nghệ Thừa
Thiên Huế. Những công trình này giúp đề tài có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về

triều Nguyễn cũng như về biển đảo để đưa ra những đánh giá khách quan và khoa
học.
Tiếp cận gần hơn với đề tài, một số bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử,
Tạp chí Lịch sử quân sự, Tạp chí Xưa & Nay như Khoa học quân sự triều Minh
Mạng trước ảnh hưởng của phương Tây của tác giả Phạm Ái Phương (1988), Chính
sách bảo vệ vùng biển Đông Bắc Việt Nam của vua Gia Long và Minh Mạng của
Nguyễn Thị Phương Chi, Trần Thị Hữu Hạnh (2011), Hệ thống phòng thủ Đà Nẵng
dưới triều Nguyễn (2004) của tác giả Lưu Trang hay Lưu Thị Toán với Kinh đô Huế
với tuyến phòng thủ từ xa (2007) và Phòng thủ cửa biển Thuận An dưới triều
Nguyễn (2010),... đã khảo tả phần nào những khía cạnh nhỏ của vấn đề.
Những chuyên khảo về triều Nguyễn như Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884)
của Nguyễn Phan Quang (2002), Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn
của Đỗ Bang (2011) cũng là những tài liệu tham khảo chủ yếu của luận văn khi
khảo tả về chính sách an ninh ­ phòng thủ biển thời kỳ này. Trong đó, hệ thống công
trình phòng thủ biển miền Trung dưới triều Nguyễn, nhất là vùng biển kinh đô Huế
đã được khảo tả khá công phu trong Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều
12


Nguyễn. Sự khảo cứu các nguồn thư tịch cổ triều Nguyễn kết hợp với những kết quả
khảo sát thực địa cảng biển, một số đảo, bán đảo ven biển ở miền Trung đã giúp tác
giả có cái nhìn logic và những đánh giá sát thực về hệ thống các công trình phòng
thủ này. Đó cũng là những kết quả nghiên cứu được luận văn kế thừa. Các công
trình phòng thủ biển cũng được đặt trong cái nhìn chung về hệ thống phòng thủ
miền Trung dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên, chính sách phòng thủ biển thế kỷ XIX
mới chỉ được đặt trong cái nhìn tổng thể chung về hệ thống phòng thủ của nhà
Nguyễn theo lát cắt một vùng địa lý (các tỉnh miền Trung).
Một số tác phẩm như Quân thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm của nhóm tác giả
Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (1983); Biển với người Việt cổ do
Trần Quốc Vượng và Cao Xuân Phổ chủ biên (1996) cũng được luận văn sử dụng như

những tài liệu tham khảo chính. Đó là vì chính sách an ninh ­ phòng thủ biển của triều
Nguyễn dù chưa được nghiên cứu một cách trực tiếp nhưng các tác phẩm đã cung cấp
nhiều tư liệu về tình hình an ninh, quốc phòng biển của các Nhà nước phong kiến Việt
Nam trước triều Nguyễn, giúp luận văn có cái nhìn xuyên suốt và toàn diện khi đánh
giá chính sách an ninh­phòng thủ biển của nhà Nguyễn trong lịch sử.
Bên cạnh các học giả trong nước, nhiều học giả nước ngoài tuy chưa đặt hoàn
toàn mối quan tâm vào việc đánh giá nền an ninh ­ quốc phòng biển của nhà
Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX song một vài khía cạnh nhỏ lẻ được các tác giả đề
cập cũng là những nguồn tư liệu giúp cho việc nhìn nhận vấn đề của luận văn được
đa diện hơn. Đó là những bài nghiên cứu về tàu thuyền, phương tiện thực hiện chính
sách an ninh ­ phòng thủ biển dưới triều Nguyễn, như Ships and Shipbuilding in the
Mekong Delta, c.1750-1840 của tác giả Litana, in trong Water Frontier: Commerce
and the Chinese in the Lower Mekong Region, 1750-1880, (2004), hay những bài
viết về sự ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây trong hoạt động quân sự của nhà
Nguyễn với The Transfers of Western Military Technology to Vietnam in the Late
Eighteenth and Early Nineteenth Centuries: The case of the Nguyễn (2003) của học
giả Frédéric Mantienne đăng trên Journal of Southest Asia Studies.
Như vậy, cho đến nay, tuy chưa có chuyên khảo về biển cũng như về chính
sách an ninh ­ phòng thủ biển của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX nhưng những
công trình trên đã cung cấp nhiều tư liệu quý để luận văn có thể góp phần làm sáng

13


tỏ về Chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX
(1802-1858).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách an ninh­phòng thủ biển của
nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802­1858). Sau khi tổng hợp tư liệu từ các

nguồn thư tịch cổ dưới triều Nguyễn về vấn đề an ninh, phòng thủ biển thời kỳ này
như trong Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Khâm Định Đại Nam hội điển
sự lệ, Hoàng Việt luật lệ,... và có một cái nhìn tổng quát về chính sách của nhà
Nguyễn cũng như các mục tiêu của chính sách trong việc đảm bảo an ninh, phòng
thủ biển, luận văn đã đưa những nội dung cốt lõi nhất đó vào trong cách hiểu của
luận văn về khái niệm “chính sách an ninh ­ phòng thủ biển” của nhà Nguyễn ở nửa
đầu thế kỷ XIX như một sự định hướng và xác định phạm vi nghiên cứu cho luận
văn khi triển khai các nội dung nghiên cứu theo một mạch thống nhất trong các
chương của luận văn.
Vì vậy, khái niệm “chính sách” của nhà Nguyễn ở đây được hiểu là những quy
định, luật định thể hiện chủ trương, đường lối của triều đình Nguyễn trong vấn đề
đảm bảo an ninh, phòng thủ biển cùng những hoạt động chỉ đạo cụ thể việc thực thi
những chủ trương, đường lối đó trên thực tế. Những quy định, luật định này được
thể hiện trong bộ luật, Chiếu, Chỉ, Sắc, Dụ do vua ban, trong tấu chương, biểu
chương của quan lại đã được bút son của vua ngự duyệt.
Về khái niệm “an ninh biển”, “phòng thủ biển”, hiểu một cách chung chung,
chính sách “an ninh biển” là những chính sách nhằm đảm bảo và duy trì sự yên ổn,
an toàn đường biển, giảm thiểu những thiệt hại về người và của do các vấn nạn tự
nhiên và con người gây ra trên biển, đảo và duyên hải. Còn chính sách “phòng thủ
biển” là những chính sách phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ đe dọa, xâm phạm bất
hợp pháp của các thế lực trong và ngoài nước đối với an ninh, chủ quyền biển đảo,
cũng là an ninh, chủ quyền quốc gia.
Trên thực tế, “an ninh” và “phòng thủ” có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với
nhau. Đảm bảo tốt vấn đề an ninh sẽ là một biện pháp phòng thủ mạnh, ngược lại,
phòng thủ hiệu quả đảm bảo sự yên ổn cho an ninh. Dưới triều Nguyễn, thật khó để
phân biệt rạch ròi giữa “an ninh” và “phòng thủ” cả trong chính sách lẫn thực tế
14


thực hiện chính sách. Tính không rạch ròi đó càng rõ nét ở vùng biên giới và vùng

biển đảo. Do đó, an ninh, phòng thủ biển phải được hiểu trong một chỉnh thể của
khái niệm “an ninh ­ phòng thủ biển”.
Vì vậy, tựu chung lại, có thể hiểu, chính sách “an ninh­phòng thủ biển” của
nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX là những chính sách của Nhà nước nhằm đảm
bảo sự yên ổn đường biển trước những nguy cơ đe dọa từ tự nhiên, như các biện
pháp khơi thông cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển, tế lễ tại các cửa biển,
ghi chép hướng dẫn đường biển,... Đó còn là những biện pháp của nhà Nguyễn
nhằm đảm bảo sự an toàn, yên ổn trên biển trước những vấn nạn do con người gây
ra như chống cướp biển, chống buôn lậu,...; là biện pháp ngăn chặn và đối phó trước
những nguy cơ và hoạt động xâm phạm chủ quyền biển đảo, xâm lược chủ quyền
quốc gia từ phía biển. Một cách khái quát, đó chính là những biện pháp của nhà
Nguyễn nhằm duy trì, bảo vệ sự an toàn, yên ổn trên biển, khẳng định, thực thi và
bảo vệ chủ quyền biển đảo, chủ quyền đất nước.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian
Trong luật pháp quốc tế hiện hành, biển, đảo, không phận trên biển là những
bộ phận quan trọng tạo thành không gian lãnh hải của một quốc gia. Tuy nhiên,
trong điều kiện khoa học kỹ thuật của thế giới cũng như Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ
XIX, khả năng chinh phục không phận của con người còn hạn chế, những mối nguy
hại về an ninh­quốc phòng biển chưa thực sự diễn ra từ không phận trên biển.
Vùng duyên hải là vùng đệm chuyển tiếp giữa biển và đất liền, là bộ phận của
đất liền song lại chịu sự tác động sâu sắc của các yếu tố biển như nước biển, gió biển,
sóng biển. Chỉ những quốc gia có biển mới có duyên hải và duyên hải có ý nghĩa
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh­phòng thủ của đất liền từ phía biển.
Vì vậy, phạm vi không gian tìm hiểu của chính sách an ninh­phòng thủ biển ở
nửa đầu thế kỷ XIX là tìm hiểu chính sách an ninh­phòng thủ của nhà Nguyễn trên biển
­ đảo và vùng duyên hải; không phận trên biển không nằm trong phạm trù nghiên cứu.
- Về thời gian
Luận văn tìm hiểu chính sách an ninh ­ phòng thủ biển trong giai đoạn 1802­
1858, từ thời điểm xác lập quyền thống trị của nhà Nguyễn trên toàn bộ lãnh thổ Việt

Nam (1802) đến năm thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, cũng là mốc thời gian
15


các nhà sử học dùng để phân kỳ lịch sử trung đại và cận đại ở Việt Nam (1858). Đây
là khoảng thời gian trị vì của 4 triều vua: Gia Long (1802 ­ 1819), Minh Mạng (1820
­ 1840), Thiệu Trị (1841 ­ 1847), Tự Đức (1848 ­ 1858)1, cũng là thời gian nhà
Nguyễn cai trị đất nước và quyết định các chính sách một cách độc lập, tự chủ.
Trong phạm vi thời gian 1802­1858, tên gọi nước ta dưới triều Nguyễn có
những sự thay đổi. Từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802) đến năm 1804, Đại Việt là
tên nước. Năm 1804, Gia Long chính thức đổi tên nước thành Việt Nam. Tên gọi này
tồn tại đến năm 1838 khi Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Quốc hiệu Đại
Nam kéo dài đến năm 1945, năm chính thức chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt
Nam. Như vậy, Đại Nam là quốc hiệu chính thức trong một khoảng thời gian dài dưới
triều Nguyễn (1838­1945). Để tránh sự nhầm lẫn giữa quốc hiệu Việt Nam dưới triều
Nguyễn (1802­1838) với Việt Nam của hiện tại2, luận văn xin sử dụng thuật ngữ Đại
Nam như là tên gọi chung dưới triều Nguyễn khi nhìn nhận, đánh giá chính sách của
triều đại này trong khoảng thời gian xuyên suốt từ năm 1802 đến năm 1858.
4. Nguồn tư liệu
Nghiên cứu chính sách của một triều đại trước hết phải dựa trên nguồn chính
sử ghi chép về triều đại đó. Đây chính là cứ liệu lịch sử quan trọng nhất. Dưới triều
Nguyễn, một khối lượng tư liệu đồ sộ có giá trị đã được biên chép, lưu giữ và bảo
tồn cho đến tận ngày nay như Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt luật lệ, Quốc
triều chính biên toát yếu, Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ nghịch phỉ phương lược
chính biên, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam liệt truyện... Trong đó, tư liệu quan
trọng nhất phục vụ cho nội dung đề tài là Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam
hội điển sự lệ, Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt luật lệ.
Đại Nam thực lục là bộ quốc sử lớn, ghi chép đầy đủ, hoàn chỉnh nhất về các
triều vua Nguyễn theo thể biên niên. Trong Đại Nam thực lục tiền biên và chính

biên (ghi chép từ năm 1778 đến 1888), những nhận thức, những chính sách về biển

1

Thời kỳ trị vì của Tự Đức còn kéo dài đến năm 1883, tức là kết thúc sau khi Pháp xâm lược 25

năm, nhưng chúng tôi chỉ nghiên cứu đến năm 1858 vì những lý do đã trình bày.
2

Như trong tiểu mục 1.1 của chương 1, giới thiệu về biển Việt Nam, các nguồn từ liệu chúng tôi

sử dụng chủ yếu là những tư liệu về biển Việt Nam trong hiện tại mà không phải là Việt Nam dưới
triều Nguyễn.

16


của triều Nguyễn, nhất là những vị vua đầu triều được khắc họa khá rõ nét. Cũng
giống như hạn chế của các bộ quốc sử khác biên soạn dưới thời phong kiến, Đại
Nam thực lục viết theo nhãn quan của Nhà nước phong kiến, chưa vượt qua được
hạn chế của thời đại. Những hạn chế trong cách biên chép này chỉ cho phép nghiên
cứu các chính sách được ban hành và hiệu quả của việc thực hiện chính sách từ phía
các cơ quan hành chính mà khó có thể đánh giá một cách đầy đủ, khách quan hiệu
quả thực hiện trong dân gian. Tuy còn những hạn chế đó nhưng Đại Nam thực lục
đã cung cấp cho đề tài một nguồn tư liệu phong phú và tin cậy.
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cũng là một công trình lớn và giá trị, được
Nội các triều Nguyễn biên soạn theo thể loại hội điển. Mục đích của thể loại này là
ghi chép có hệ thống các điển pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên quan đến tính
chất và hoạt động của một triều đại, cũng như những chính sách trọng yếu của Nhà
nước đã được thi hành.

Châu bản triều Nguyễn gồm các loại công văn do các bộ, nha, các địa
phương,... gửi đến cho triều đình, do nhà vua trực tiếp xem và dùng bút son phê
duyệt, trong các loại công văn được phê duyệt đó có những nội dung trở thành quy
định, chính sách của Nhà nước.
Đại Nam nhất thống chí được biên soạn dưới triều Tự Đức là bộ sách địa lý
học Việt Nam đầy đủ nhất dưới thời phong kiến. Bộ sách không chỉ ghi chép những
kiến thức về địa lý của đất nước từ Lạng Sơn đến Hà Tiên mà còn cung cấp những
tư liệu quý về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn học nghệ thuật.
Ngoài ra, những tác phẩm do cá nhân quan lại triều Nguyễn biên soạn, hay
những ghi chép của các sứ thần được phái đi công cán bằng đường biển đến các nước
cũng cung cấp nhiều thông tin lý thú. Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức
(1765­1825) là bộ địa chí lần đầu tiên ghi chép về núi sông, con người, phong tục tập
quán, thổ sản,... thuộc vùng đất Nam Bộ vào những năm đầu triều Minh Mạng. Trong
đó chứa đựng một nguồn sử liệu phong phú, đa dạng và rất đáng quý về nhiều
phương diện: từ diên cách địa lý, thành trì, khí hậu tới văn hóa dân gian, kinh tế­xã
hội,... của miền Nam Việt Nam. Từ khi ra đời, Gia Định thành thông chí được người
đương thời và đời sau đánh giá cao, cả về độ tin cậy của nguồn. Sử thần triều Nguyễn
đã dựa vào bộ sách này để biên soạn các Đại Nam thực lục (Tiền biên), Đại Nam liệt
truyện (Tiền biên), Đại Nam nhất thống chí (Phần Lục tỉnh Nam Bộ). Hải trình chí
17


lược của đoàn sứ thần Phan Huy Chú sang Hạ Châu năm 1830 ghi lại cuộc hành trình
từ Đà Nẵng đến Batavia, trong đó có những trang viết về biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, các tác phẩm nghiên cứu lịch sử của học giả Việt Nam như Hệ
thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn, Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy
ngẫm, Biển với người Việt cổ, Quân thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm, Quá trình
xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; một số tác
phẩm địa lý như Thiên nhiên Việt Nam, Địa lý tự nhiên biển Đông, Địa mạo bờ biển
Việt Nam là nguồn tài liệu tham khảo giá trị, giúp ích rất nhiều cho đề tài.

5. Phương pháp nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn chủ yếu là phương
pháp lịch sử và phương pháp lôgích; đồng thời kết hợp một số phương pháp tổng
hợp, phân tích, so sánh để trình bày và đánh giá những vấn đề đặt ra.
Mục đích, nhiệm vụ đặt ra trong luận văn là trên cơ sở sưu tầm, tập hợp, phân
tích tư liệu, so sánh lịch đại để trình bày, phân tích, đánh giá về chính sách an ninh ­
phòng thủ biển của triều Nguyễn và hiệu quả của chính sách đối với việc bảo vệ an
ninh, quốc phòng của đất nước trong khoảng thời gian 1802 ­ 1858.
Để nghiên cứu chính sách của một triều đại về một vấn đề, yêu cầu quan trọng
đầu tiên là phải tìm hiểu được nhận thức của triều đại về vấn đề đó. Nhận thức về đặc
điểm vùng biển, về nguồn tài nguyên biển, về những thách thức từ nguồn tài nguyên
biển và thách thức từ hoạt động khai thác nguồn tài nguyên là yếu tố quan trọng giúp
Nhà nước hoạch định chính sách. Tuy nhiên, từ nhận thức đến chính sách, rồi từ chính
sách đến thực tiễn thực hiện còn là cả những khó khăn. Do chịu sự tác động của nhiều
yếu tố (chủ quan, khách quan), chính sách đưa ra không phải lúc nào cũng phù hợp với
nhận thức, cũng như kết quả của việc thực hiện chính sách không phải bao giờ cũng đạt
được mục tiêu mà chính sách đề ra. Vì vậy, luận văn triển khai theo phương pháp
nghiên cứu từ nhận thức của triều Nguyễn đối với biển, đối với những thuận lợi và
thách thức của nguồn tài nguyên, của hoạt động khai thác nguồn tài nguyên biển đối
với nền an ninh­quốc phòng của nhà Nguyễn, sau đó nghiên cứu chính sách an ninh­
phòng thủ của triều đình Huế, bước đầu đưa ra nhận xét về hiệu quả của chính sách.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được chia thành 4 chương:
18


Chương 1 tìm hiểu về những yếu tố tác động đến chính sách an ninh­phòng
thủ biển của nhà Nguyễn. Ở chương này, sau khi tìm hiểu khái quát về biển Việt
Nam và vấn đề đặt ra của an ninh ­ phòng thủ biển đối với nền độc lập, an ninh

quốc gia, luận văn tìm hiểu chính sách an ninh­phòng thủ biển của các Nhà nước
phong kiến Việt Nam trước Nguyễn; những thuận lợi và thách thức về an ninh ­
phòng thủ biển đặt ra đối với nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX cũng như khả năng
nhận thức của triều đình về những thuận lợi và thách thức này.
Chương 2 tập trung tìm hiểu các biện pháp xây dựng lực lượng thủy quân
chuyên trách an ninh­phòng thủ biển dưới triều Nguyễn. Đó là các biện pháp nhằm
xây dựng một đội thủy quân mạnh về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, việc tìm
hiểu khái lược các cơ quan quản lý an ninh­phòng thủ biển ở trung ương và địa
phương cũng được chương 2 quan tâm để giúp luận văn có cái nhìn bao quát và
toàn diện hơn khi đánh giá chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn.
Đặc điểm tự nhiên của vùng duyên hải, vùng biển ­ đảo đều có những nét đặc
trưng riêng. Bên cạnh đó, vai trò đối với nền an ninh ­ phòng thủ biển và mức độ tác
động lên đời sống dân cư miền biển của mỗi vùng lại mang những nét đặc thù khác
nhau. Vì vậy, để hiểu chính sách an ninh­phòng thủ biển của nhà Nguyễn một cách
sâu sắc, toàn diện, việc tìm hiểu chính sách an ninh­phòng thủ biển trên mỗi vùng
cụ thể và tìm hiểu mối liên hệ của chính sách trên hai vùng đó là hướng tiếp cận hợp
lý và cần thiết. Trên thực tế, để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc đảm bảo an
ninh­phòng thủ biển, nhà Nguyễn đã có những chính sách, biện pháp cụ thể, phù
hợp với đặc điểm của từng vùng và vẫn đảm bảo sợi dây liên kết chặt chẽ trong
chính sách của cả hai vùng. Do đó, nội dung chương 3 và chương 4 được triển khai
theo hướng: chương 3 đi sâu tìm hiểu những chính sách an ninh ­ phòng thủ biển
của nhà Nguyễn ở vùng duyên hải, chương 4 tập trung tìm hiểu những biện pháp an
ninh ­ phòng thủ trên biển và hải đảo.

19


Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHÍNH SÁCH AN NINH - PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN


Một yếu tố quan trọng định hình nên chính sách chính là tính mục đích. Khi
ban hành chính sách, chủ thể ban hành sẽ đặt ra một mục đích nhất định của chính
sách. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả của mục đích, thông thường các chính sách đều
được xây dựng trên cơ sở những nhận thức và hiểu biết nhất định của chủ thể ban
hành về các đối tượng của chính sách. Do đó, để hiểu và lý giải một cách sâu sắc
chính sách an ninh­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802­
1858) thì vấn đề quan trọng đầu tiên là tìm hiểu những cơ sở nền tảng, những yếu tố
tác động đến sự hình thành của chính sách.
1.1. Biển và vấn đề an ninh-phòng thủ biển đối với an ninh và chủ quyền
quốc gia
Là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, chiều dài lớn gấp bốn lần
chiều rộng nên không có nơi nào trên đất nước Việt Nam xa biển hơn 500 km theo
đường chim bay. Trong tổng số chiều dài khoảng 7.760 km đường biên giới thì Việt
Nam đã có đến 3.260 km đường biên trên biển cần bảo vệ, 2.773 đảo trên vùng biển
rộng lớn, đó là chưa kể những đảo trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [77,
tr.4].
Một không gian rộng khoảng 1 triệu km2 với thềm lục địa rộng lớn bao gồm
toàn bộ vịnh Bắc Bộ và một phần vịnh Thái Lan, vùng biển Đông (một biển phụ của
Thái Bình Dương) được xếp vào hàng thứ ba về diện tích so với các biển kín khác,
tương đương với 3/4 Địa Trung Hải. Đó là một biển nóng, nằm gần như hoàn toàn
20


trong vành đai nhiệt đới; là một biển tương đối kín vì có nhiều đảo và quần đảo
rộng lớn bao quanh. Các đảo và quần đảo này tạo ra một loạt các eo biển làm cho sự
giao thông giữa biển Đông với các biển và đại dương khác trở nên an toàn, thuận
lợi. Vị trí giao thông của biển Đông không dừng lại ở ý nghĩa quốc gia, khu vực mà
còn mang ý nghĩa quốc tế. Con đường thông thương ngắn và tiết kiệm mà tàu
thuyền muốn vượt Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương là con đường qua biển
Đông. Hơn thế, từ hơn 2.000 năm trở về trước, biển Đông đã là một tuyến hải

thương quan trọng trong khu vực. Theo gió mùa, những thương thuyền Đông Nam
Á đi xuôi ngược Bắc­Nam, giữa Đông Nam Á hải đảo (Malacca hay Gia va/Java)
và Đông Bắc Á lục địa (Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và các đảo Nhật Bản), đều
phải ghé qua Đại Việt và Chămpa, hai vương quốc thuộc duyên hải biển Đông [104,
tr.60].
Ngày nay, biển Đông còn nằm ngay trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, nhất
là lượng hàng hoá quan trọng như dầu hoả, khí đốt đến Nhật đều qua con đường
này. Không chỉ vậy, vùng trời biển Đông còn là đường bay quốc tế từ Xinhgapo,
Băng Cốc qua Hồng Kông, Manila, Tôkyô và nhiều đường bay khác.
Biển Đông có hai hiện tượng đặc biệt: thuỷ triều và dòng biển. Thuỷ triều của
biển Đông dâng lên khá cao, trung bình đến 1,5 m, ở các vũng biển hay các cửa sông
có thể lên tới trên 4 m. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành địa hình ven
biển, đến giao thông vận tải và cuộc sống dân cư vùng duyên hải. Biển Đông có hai
dòng biển, một ở trong biển Đông và một ở vịnh Thái Lan. Hai dòng biển này đã tham
gia bồi đắp thêm đất đai cho lãnh thổ Việt Nam, mang đến nhiều giống cá quý từ
phương Bắc, phương Nam, tạo ra những bãi cá lớn, đặc biệt ở ngoài khơi Phan Thiết
[79].
Thềm lục địa rất giàu sa khoáng sản biển như các kim loại hiếm, nhất là thiếc,
titan, ziacôn, mônazit chứa uran và thôri, kể cả vônphram và vàng. Đặc biệt nguồn tài
nguyên dầu mỏ rất triển vọng, cả phần thềm lục địa ở miền Bắc, miền Nam, và các đảo,
quần đảo ngoài khơi (Trường Sa, Hoàng Sa) đều có những túi dầu trữ lượng đáng kể
[11]. Ngày nay trong xu thế phát triển chung của thế giới thì ngành công nghiệp dầu
khí được coi là ngành công nghiệp chiến lược.
Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc điểm của khí hậu hải dương,
cây cỏ xanh tốt quanh năm thuận lợi cho phát triển sản xuất nông ­ lâm nghiệp. Khi
21


mà các ngành công nghiệp dựa trên sức mạnh của biển cả được phát triển như giao
thông đường biển, ngư nghiệp, công nghiệp khai khoáng, biển Đông sẽ phát huy

hiệu quả hơn những tiềm năng của mình.
Biển là một con đường quan trọng kết nối thế giới, giữa phương Đông và
phương Tây, là cầu nối văn hoá các châu lục, các dân tộc. Bản thân nó cũng in đậm
dấu nét trong đời sống tín ngưỡng, văn hoá của cư dân biển, tạo nên nét “văn hoá
biển”, thậm chí còn hình thành cả một nền văn hoá, văn minh biển. Trong lịch sử
dân tộc, cư dân Việt Nam cũng từng tạo nên những nền văn hoá, văn minh mang
đậm yếu tố biển như thế, tiêu biểu là văn hóa Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh, văn hóa
Óc Eo.
Với vị trí địa lý trọng yếu, nguồn tài nguyên sinh vật, sa khoáng phong phú,
biển Việt Nam có ý nghĩa to lớn, chi phối mọi mặt đời sống đất nước. Đó không chỉ
là nguồn tài nguyên ven bờ mà còn cả ngoài khơi, các đảo, trên mặt nước và sâu
trong thềm lục địa. Những nguồn lợi có ý nghĩa chiến lược đó cho phép chúng ta
khai thác hiệu quả để phát triển đất nước nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách
thức lớn, nhất là vấn đề an ninh quốc gia, chủ quyền biển.
Một vùng biển rộng lớn giàu tài nguyên như biển Đông sẽ là tấm đệm che
chắn cho đất nước từ các quốc gia phía biển, là nguồn “biển bạc” để phát triển kinh
tế, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn đối với chủ quyền biển do vị trí địa
lý chiến lược và nguồn lợi mà biển đem lại.
Những đặc điểm này sẽ chi phối tầm nhìn của những người lãnh đạo đất nước, từ
đó tác động đến toàn bộ chính sách cai trị, đặc biệt là chính sách an ninh, phòng thủ biển.
1.2. Vấn đề an ninh - phòng thủ biển trong chính sách quản lý đất nước
của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn
Trước khi Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập tự chủ được thành lập (năm
938) biển đã in đậm dấu ấn trong đời sống cư dân Việt Nam cổ xưa. Đó là hình ảnh
của một “biển bạc” cất giữ huyền thoại cao đẹp và thiêng liêng về gốc tích “con
rồng cháu tiên” với mẹ Tiên Âu trên núi sánh duyên cùng cha Rồng Lạc dưới biển,
(huyền thoại của người Mường1, người Tày ­ Thái cổ2 (Tày Đăm, Tày Khao) cũng
mang những nét tương đồng), hay truyền thuyết Mai An Tiêm sống trên một hòn
1


Huyền thoại Hươu Ngu kết duyên cùng chàng Cá

2

Huyền thoại về cặp đôi Chim ­ Rắn

22


đảo hoang vắng. Gần hơn truyền thuyết, những dấu vết khảo cổ học cho thấy lịch sử
cư trú của cư dân Việt Nam cổ đã có sự gắn bó với biển thể hiện qua những nền văn
hóa như Soi Nhụ ­ Cái Bèo, Hạ Long (ven biển Đông Bắc), Đa Bút, Quỳnh Văn
(ven biển miền Trung), di chỉ Đồng Nai, Óc Eo (ven biển miền Nam),...
Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của một vương quốc biển Chămpa ở miền
Trung và một đế chế biển Phù Nam ở miền Nam trong lịch sử là những minh chứng
tiêu biểu cho sự hướng biển và sức mạnh khai thác biển của cư dân Việt Nam từ
ngàn xưa.
* Triều Ngô (938 - 965) - Đinh (968 - 979) - Tiền Lê (980 - 1009)
Chiến thắng ở cửa biển Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền chấm dứt thời kỳ
nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ tự chủ lâu dài của các triều đại phong kiến Việt
Nam. Chiến thắng đó đồng thời cũng đánh dấu những hiểu biết sâu của người Việt
về đặc điểm thuỷ triều, về tầm chiến lược quan trọng của các cảng biển trong vịnh
Bắc Bộ, “mở ra truyền thống Bạch Đằng, truyền thống thủy chiến, nghệ thuật tiêu
diệt thật nhanh chóng và triệt để các đoàn quân xâm lược hùng mạnh ở địa đầu sông
biển của Tổ quốc chỉ trong vòng một con nước triều” [45; tr.53].
Dưới triều vua Đinh (968 ­ 979), Đinh Tiên Hoàng được nhắc đến như người
“khai sử” qua biển sang Quảng Châu kết hiếu với triều Tống (Trung Hoa) vào năm
970. Rồi sau đó con trai của Đinh Tiên Hoàng lại được phong làm Tĩnh hải quân
tiết độ sứ (vị quan lớn về quân sự làm yên miệt biển).
Kế thừa bài học kinh nghiệm vua Ngô để lại, năm 981, một lần nữa, cửa biển

Bạch Đằng lại chứng kiến chiến công oanh liệt của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến
chống xâm lược phương Bắc. Chiến thắng đã tiếp tục khẳng định khả năng thuỷ chiến
và những hiểu biết sâu sắc của các triều đại Việt Nam về vùng cửa biển. Không
những vậy, trong thời gian trị vì, Lê Hoàn còn nhiều lần chỉ huy thuỷ quân vượt biển
vào Nam chinh phạt Chiêm Thành nên những hiểu biết về biển của Nhà nước thời kỳ
này ngày càng được dày thêm. Cũng trong thời gian đó, hệ thống sông ngòi xuyên
suốt từ Ninh Bình qua Thanh Hoá được khơi đào để tránh những trở ngại sóng gió
đường biển và cũng là khơi thông con đường từ kinh đô Hoa Lư ra biển để vào Nam.
Năm 990, sứ nhà Tống là Tông Cảo được cử sang sứ nước ta, Lê Hoàn liền sai 300
thuỷ quân và 9 chiếc thuyền lớn vượt biển, đến tận cảng Thái Bình (Liêm Châu,
Quảng Đông) để đón sứ giả và sau đó tổ chức thao diễn thuỷ quân ở cửa biển Vân
23


Sàng (gần kinh đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) để “khuyếch trương quân thuỷ và tài
đánh thuỷ” [93, tr.85].
* Triều Lý (1009 - 1225)
Tiếp nối những thành tựu của các triều đại trước, vua Lý tiếp tục cho khơi đào
sông ngòi, nạo vét thêm nhiều cửa cảng. Hệ thống cửa biển và hải đảo được Nhà
nước chú ý xây dựng thành địa đồ hoàn chỉnh, phục vụ đắc lực cho các cuộc hành
quân tiến đánh Chiêm Thành hay phá Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu sau đó.
Đặc biệt, dưới triều vua Lý Anh Tông, một chiến lược “tương đối đầy đủ và hệ
thống” của nhà Lý đối với các vùng biển đảo Đông Bắc đã được định hình. Đó là
việc xây dựng các cơ sở quản lý trên vùng biển đảo mà “công việc quan trọng đầu
tiên” của vương triều này là dựng hành dinh ở trại Yên Hưng (tháng 10 năm 1147,
nay thuộc Quảng Ninh), “nơi đầu tiên vua Lý Anh Tông, Vương triều Lý và các nhà
nước phong kiến Việt Nam đã triển khai và thực thi một chiến lược xây dựng và
bảo vệ các vùng biển đảo, các kế hoạch chặn đứng và đánh tan các đạo quân xâm
lược tại vùng cửa ngõ yết hầu của đất nước, dù chúng hùng hổ kéo quân từ biển vào
đất liền hay đã bị đánh bại trong đất liền đang tìm đường tháo chạy ra biển. Bên

cạnh đó, trang Vân Đồn (thuộc Quảng Ninh ngày nay) được lập nơi hải đảo (tháng 2
năm 1149) nhằm kiểm soát các hoạt động của tàu thuyền nước ngoài đến Đại Việt
buôn bán, dâng tiến sản vật. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng liên tục cho đóng các
hạng thuyền lớn, tổ chức các đội tàu thuyền kiểm tra, kiểm soát, khai thác và bảo vệ
các vùng biển đảo, xác định ranh giới trên biển, bảo vệ dân chúng và mở rộng các
quan hệ giao thương buôn bán với tầu thuyền ngoại quốc... Bản thân vua Lý Anh
Tông đã nhiều lần đích thân tham gia vào hoạt động tuần phòng, vẽ bản đồ hải đảo,
kể cả các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, như vào các năm 1171, 1172.
* Triều Trần (1226 - 1400)
Dưới triều Trần, cái nhìn về biển mang đậm dấu ấn của một triều đại gốc dân
chài miệt biển ­ một cái nhìn khoáng đạt và cởi mở. Do đó, sự am hiểu biển trên tất
cả các phương diện (phòng thủ, nguồn lợi) của nhà Trần cũng rất sâu sắc. Với sự
nhận thức sâu sắc đó, nhà Trần đã rất chú trọng trong việc canh phòng miệt biển,
luôn quan tâm, để mắt đến vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Vân Đồn được lập
từ thời Lý Anh Tông, trong thời gian này được tiếp tục xây dựng để trở thành một
căn cứ hải quân quan trọng và đã làm nên kỳ tích đại thắng Vân Đồn (tháng 2 ­
24


1288), tạo tiền đề cho chiến thắng Bạch Đằng (tháng 4 ­ 1288) trong cuộc kháng
chiến chống quân Nguyên lần thứ ba. Năm 1349, vua Trần đã nâng Vân Đồn từ vị
trí trang (tức trang trại, ngang với làng xã) thời Lý thành một trấn (ngang cấp tỉnh,
trực thuộc triều đình trung ương), đặt các chức quan: Trấn quan (võ tướng chỉ huy),
Lộ quan (quan văn cai trị), Sát hải sứ (quan kiểm soát mặt biển). Nhà nước cũng tổ
chức một đội quân Bình Hải ­ đơn vị hải quân độc lập đầu tiên ­ đóng giữ vùng
biển, với lực lượng khoảng 30 thuyền trực chiến chưa kể số quân binh dịch. Với
tầm nhìn chiến lược về biển, việc phòng bị giám sát vùng biển của triều Trần, nhất
là vùng biển Đông Bắc, được thực hiện nghiêm ngặt đến nỗi ngay cả sự kiện vua
Trần về tu tại Yên Tử (Quảng Ninh) cũng được các sử gia thời sau đánh giá: về tâm
linh thì tu hành ở Yên Tử, về thực tế là luôn luôn để mắt tới vùng biển Đông Bắc

của đất nước [94, tr.18].
* Triều Hồ (1400 - 1407)
Triều Hồ (1400 ­1407) chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nên các hoạt động
trên biển nhìn chung chưa có bước đột phá so với nhà Trần.
Dưới triều Lý, Trần, Hồ trong quan niệm phân chia hành chính, ngoài Hải Đông
gồm khu vực ven biển và hải đảo các vùng Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh ngày
nay, đã xuất hiện thêm Hải Tây tức vùng biển Thanh, Nghệ Tĩnh [93, tr.165].
Như vậy, từ triều Ngô (938 ­ 965) đến triều Trần (1226 ­ 1400), trải qua nhiều
triều đại phong kiến độc lập, ý thức về chủ quyền biển cũng như hoạt động bố
phòng miền biển đã được đặt ra với những mức độ khác nhau. Thời Ngô, Đinh,
Tiền Lê việc phòng thủ đường biển đã được đặt ra nhưng mới chỉ mang tính nhất
thời và phụ thuộc vào mức độ đe doạ từ thế lực xâm lược bên ngoài. Đến triều Lý,
một chiến lược về biển đảo chính thức được đặt ra. Sang thời Trần ­ Hồ hệ thống
phòng thủ có thêm những bước tiến mới. Những chính sách về an ninh ­ phòng thủ
biển đó đã phản ánh một sự phát triển về ý thức chủ quyền biển của các Nhà nước
phong kiến Việt Nam.
* Triều Lê sơ (1428 - 1527)
Dưới triều Lê, nhất là Lê Thánh Tông (1460 ­ 1497), biên giới phía Nam của
Đại Việt được mở rộng đến tận Quảng Nam. Sự thâu giữ toàn bộ vùng biển đảo miền
Trung (đến Quảng Nam) sau những cuộc chinh phạt Chămpa của vua Lê Thánh Tông
cho thấy tầm nhìn đối với biển của vị vua tài giỏi triều Lê này. Tập bản đồ Hồng Đức
25


×