Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của thương lái mua bán lúa gạo ở tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.52 KB, 72 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QTKD

LÊ NGUYỄN ANH TUẤN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN VAY CỦA THƢƠNG LÁI MUA BÁN
LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201

Tháng 11-2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA KINH TẾ-QTKD

LÊ NGUYỄN ANH TUẤN

MSSV : 4104568

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN VAY CỦA THƢƠNG LÁI MUA BÁN
LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. VƢƠNG QUỐC DUY

Tháng 11-2013


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh Trƣờng Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những bài học những kinh
nghiệm trong suốt thời gian vừa qua làm nền tảng cho luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vƣơng Quốc Duy, thầy đã tận
tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Xin gởi lời cảm ơn đến các thƣơng lái mua bán lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp
đã tạo điều kiện cho tôi, giúp đỡ hỗ trợ số liệu và có những đóng góp quý báu
để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã luôn
động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện

Lê Nguyễn Anh Tuấn

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả

nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện

Lê Nguyễn Anh Tuấn

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Giáo viên hƣớng dẫn

Vƣơng Quốc Duy

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Giáo viên phản biện

iv


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . 3
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định.................................................................... 3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3
1.4.1 Không gian ................................................................................................ 3
1.4.2 Thời gian ................................................................................................... 4
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 4
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
................................................................................................................. 4
1.6 KẾT QUẢ DỰ KIẾN ................................................................................. 4
1.7 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 5
1.8 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 5
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 6
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................ 6
2.1.1 Một số vấn đề lí luận về thƣơng lái mua bán lúa gạo ............................... 6
2.1.1.1 Định nghĩa thương lái mua bán lúa gạo................................................ 6

2.1.1.2 Vai trò của thương lái mua bán lúa gạo ................................................ 6
2.1.1.3 Một số ưu điểm nổi bật của thương lái mua bán lúa gạo ..................... 7
2.1.2 Khái niệm, chức năng và phân loại tín dụng ............................................ 7
2.1.2.1 Khái niệm tín dụng ................................................................................. 7
2.1.2.2 Chức năng của tín dụng ......................................................................... 7
2.1.2.3 Phân loại tín dụng ................................................................................. 9

v


2.1.3 Vốn trong kinh doanh, sản xuất nông thôn ............................................. 10
2.1.3.1 Khái niệm và phân loại ........................................................................ 10
2.1.3.2 Nguồn hình thành nên vốn trong kinh doanh ..................................... 10
2.1.3.3 Nhu cầu vay vốn của thương lái mua bán lúa gạo trên địa bàn nghiên
cứu tỉnh Đồng Tháp ......................................................................................... 11
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 11
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................... 11
2.2.2 Phƣơng pháp chọn mẫu .......................................................................... 12
2.2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................. 12
2.2.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 12
Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ
PHI CHÍNH THỨC Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ TỈNH ĐỒNG THÁP
......................................................................................................................... 18
3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP .................................. 18
3.1.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................... 18
3.1.1.1 Vị trí địa lý và thuận lợi ....................................................................... 18
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình ................................................................................ 19
3.1.1.3 Khí hậu ................................................................................................. 19
3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 19
3.1.2.1 Tài nguyên đất ..................................................................................... 19

3.1.2.2 Tài nguyên rừng ................................................................................... 20
3.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản ........................................................................ 20
3.1.2.4 Tài nguyên nước .................................................................................. 20
3.2 ĐIỀU KIỆN HOẶC ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ Ở TỈNH ĐỒNG THÁP: .......... 21
3.3 CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở NÔNG THÔN VIỆT
NAM VÀ TỈNH ĐỒNG THÁP ...................................................................... 22
3.3.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ................................... 22
3.3.2 Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) ................................................... 22
3.3.3 Hợp tác xã tín dụng ................................................................................. 23
3.3.3.1 Ngân hàng Cổ phần nông thôn ............................................................ 23

vi


3.3.3.2 Quỹ tín dụng nhân dân (PCFs) ............................................................ 24
3.3.4 Các chƣơng trình đặc biệt của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ 24
3.3.5 Tín dụng phi chính thức .......................................................................... 25
3.4 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA THƢƠNG LÁI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN VAY CỦA THƢƠNG LÁI Ở ĐỒNG THÁP TRONG NĂM 2013 ..... 25
3.4.1 Tình hình đất đai và lƣợng lúa mua bán của thƣơng lái theo kết quả điều
tra ..................................................................................................................... 25
3.4.2 Tình hình chung ..................................................................................... 26
3.4.3 Cơ cấu TLMBLG tham gia tín dụng ..................................................... 27
3.4.4 Tình hình lƣợng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất .................................... 28
3.4.5 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay.................................... 28
3.4.6 Về việc tƣ vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng và việc trả nợ vay .................. 29
3.4.7 Nguồn thông tin vay .............................................................................. 29
3.4.8 Thời gian chờ đợi trung bình ................................................................. 30
3.4.9 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng.................................................................. 30
3.4.10 Tình hình thu nhập trung bình trƣớc và sau khi vay vốn và phần trăm

đáp ứng nhu cầu ............................................................................................... 31
3.4.11 Thu nhập trung bình của thƣơng lái ...................................................... 31
3.4.12 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng ..................................................... 32
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP
CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY
CỦA THƢƠNG LÁI MUA BÁN LÚA GẠO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ......... 33
4.1 KẾT QUẢ XỬ LÝ MÔ HÌNH PROBIT VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN
DỤNG CỦA THƢƠNG LÁI Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ................................... 33
4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG VỐN VAY CỦA THƢƠNG
LÁI Ở TỈNH ĐỒNG THÁP: MÔ HÌNH TOBIT ........................................... 36
4.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA TL Ở TỈNH
ĐỒNG THÁP ................................................................................................. 38
4.4.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của TL thông qua các con số thống
kê ...................................................................................................................... 38
4.4.2 Đánh giá thu nhập của TL trƣớc và sau khi vay ..................................... 39

vii


Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN TÍN DỤNG CỦA THƢƠNG LÁI MUA BÁN LÚA GẠO Ở TỈNH
ĐỒNG THÁP ................................................................................................. 41
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ............................................................. 41
5.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP TL NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC, TĂNG LƢỢNG VỐN VAY VÀ TĂNG
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY ............................................................... 42
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 44
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 44
6.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 44
6.2.1 Đối với ngân hàng ................................................................................... 44

6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng ............................................................ 45
6.2.3 Đối với các thƣơng lái ............................................................................ 45
6.3 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI: ........................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
PHỤ LỤC 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG TIỀN VAY
PHỤ LỤC 3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
PHỤ LỤC 4. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Diện tích đất trung bình/hộ .............................................................. 25
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu thống kê từ số liệu điều tra ...................................... 26
Bảng 3.3: Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ ............................................. 27
Bảng 3.4 : Thống kê tỷ lệ TLMBLG có vay vốn ngân hàng ............................ 27
Bảng 3.5: Tình hình tƣ vấn hỗ trợ và trả nợ ngân hàng .................................... 29
Bảng 3.6: Nguồn thông tin vay ......................................................................... 29
Bảng 3.7: Thời gian chờ đợi trung bình............................................................ 30
Bảng 3.8: Nguồn tiền trả nợ và trả lãi ngân hàng ............................................. 30
Bảng 3.9: Tình hình thu nhập trung bình của TL trƣớc và sau khi vay vốn và
phần trăm đáp ứng nhu cầu ............................................................................... 31
Bảng 3.10: Thu nhập trung bình của TL........................................................... 31
Bảng 3.11: Những khó khăn của TL khi vay vốn ngân hàng ........................... 32
Bảng 4.1: Kết quả hồi quy mô hình Probit về khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của TLMBLG ........................................................................................... 34
Bảng 4.2: Kết quả mô hình hồi quy Tobit về yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng vốn

vay của TLMBLG ............................................................................................. 36
Bảng 4.3: Tình hình trả nợ và nguồn tiền trả nợ............................................... 38
Bảng 4.4: Kết quả xử lí kiểm định sự khác biệt của hai trung bình tổng thể ... 40

ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp ................................................. 18
Hình 3.2 Trình độ học vấn của chủ hộ............................................................ 27

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TL

: Thƣơng lái

MBLG :

Mua bán lúa gạo

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

xi



CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu
trên thế giới, với thành tích rất đáng tự hào đạt đƣợc trong 20 năm tham gia thị
trƣờng xuất khẩu gạo. Các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam bị ảnh
hƣởng rất lớn bởi xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Minh chứng cho
thấy bức tranh xuất khẩu gạo thế giới đang sẫm màu, năm 2012 Việt Nam trở
thành nƣớc đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo (số lƣợng 7,7 triệu tấn đạt
giá trị hơn 3,45 tỷ USD, tăng 0,6 triệu tấn so với 2011) thì bƣớc sang đầu năm
2013, thị trƣờng đã có dấu hiệu thay đổi đáng kể, đó là việc các chuyên gia dự
đoán Thái Lan sẽ trở lại, thay vị trí Ấn Độ, trở thành quốc gia xuất khẩu gạo
lớn nhất thế giới. Đặc biệt là gần đây, Myanma - nƣớc xuất khẩu gạo lớn đang tung ra những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với những mặt hàng đƣợc
coi là thế mạnh từ trƣớc đến nay của Việt Nam. Có thể nói, đây không chỉ là
thách thức trƣớc mắt mà còn mang tính lâu dài. Nhƣng ý kiến chung của giới
chuyên môn đều cho rằng, cho dù khó khăn hay thuận lợi thì thị trƣờng vẫn
luôn là yếu tố tiềm ẩn cả cơ hội lẫn thách thức.
Cơ hội và thách thức này tác động mạnh mẽ đến các vùng trồng lúa lớn
trên cả nƣớc. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, phù
sa bồi đấp hàng năm là trung tâm sản xuất lúa lớn nhất cả nƣớc, với diện tích
trồng lúa lên đến 1600 ha (chiếm 51,9% diện tích xuống giống cả nƣớc) và sản
lƣợng trên 10 triệu tấn (vụ Đông-Xuân 2013). Với số lƣợng lúa thu hoạch rất
lớn ở mỗi mùa vụ, việc chuyên chở lúa từ đồng ruộng đến các cơ sở xay xát,
chế biến lúa gạo và các nơi tiêu thụ trên toàn vùng là hết sức cần thiết và quan
trọng. Hơn thế nữa, Đồng bằng sông Cửu Long đặc thù với hệ thống sông ngòi
dày đặc, nên phƣơng án thuận tiện và hiệu quả kinh tế nhất cho việc buôn bán,
chuyên chở hàng hóa này là bằng đƣờng thủy. Tuy có nhiều thách thức tác
động đến vùng, nhƣng nắm đƣợc nhu cầu và cơ hội này, trong những năm qua
các dòng đầu tƣ ngày càng dịch chuyển mạnh đến vùng. Nhiều công ty xay

xát, chế biến lúa gạo xuất khẩu lớn đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, song song với
đó các tổ chức tín dụng đẩy mạnh phát triển, mở rộng khắp vùng, nhằm đáp
ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp và ngƣời dân. Với
chính sách ƣu đãi, khuyến khích cho các nhà đầu tƣ sản xuất kinh doanh liên
quan đến ngành nông nghiệp, nhà nƣớc đã cung cấp tín dụng với lãi suất hợp
lí và những công cụ hỗ trợ cần thiết góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của

1


vùng. Nhờ sự hỗ trợ tín dụng này, hệ thống thƣơng lái mua bán, vận chuyển
lúa gạo trong vùng tăng vọt về số lƣợng và cả chuyên môn.
Đồng Tháp nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là một trong
ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mƣời, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp
Vĩnh Long và Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và
Tiền Giang. Tỉnh có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt; nhiều ao, hồ
lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh
với chiều dài 132km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch
dọc ngang. Đƣờng liên tỉnh giao lƣu thuận tiện với trên 300km đƣờng bộ và
một mạng lƣới sông rạch thông thƣơng. Chính những thuận lợi này mà Đồng
Tháp là một trong những tỉnh có số lƣợng thƣơng lái mua bán lúa gạo lớn nhất
vùng. Cùng với đó, các tổ chức tín dụng đã tạo nhiều điều kiện cho thƣơng lái
tiếp cận vốn vay. Tuy nhiên việc tiếp cận tín dụng của các thƣơng lái hiện nay
còn chƣa đƣợc nghiên cứu sâu sắc. Điều này đã đặt ra vấn đề đó là: đâu là các
nhân tố ảnh hƣởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng để có thể tìm ra nguyên
nhân và đề xuất giải pháp khắc phục nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn
tín dụng của thƣơng lái.
Chính vì những lí do cấp thiết trên, nên tác giả chọn đề tài:” Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu
quả sử dụng vốn vay của thương lái mua bán lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp”

làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận các nguồn tín
dụng của thƣơng lái mua bán lúa gạo (TLMBLG) và xác định các yếu tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay đó. Từ đó đề ra giải pháp nhằm
mở rộng phạm vi hoạt động và phục vụ của các tổ chức cho vay đối với
TLMBLG trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn tín dụng và việc sử dụng
vốn vay của thƣơng lái mua bán lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiếp cận nguồn tín
dụng, đến lƣợng vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn mà thƣơng lái mua bán
lúa gạo vay đƣợc.
- Mục tiêu 3: Phân tích tác động của vốn vay đối với thu nhập và đời
sống của thƣơng lái.

2


- Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp và đƣa kiến nghị nhằm mở rộng việc tiếp
cận nguồn tín dụng và tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn của thƣơng lái mua
bán lúa gạo nhằm đem đến cho thƣơng lái nguồn vốn với chi phí thấp và góp
phần phát triển kinh tế tỉnh.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
1.

Thƣơng lái của tỉnh Đồng Tháp sử dụng vốn vay có hiệu quả


2.

Đời sống của thƣơng lái đƣợc cải thiện đáng kể sau khi vay đƣợc vốn

3.

Lƣợng vốn vay là đáp ứng đủ nhu cầu của thƣơng lái trong tỉnh

4. Thƣơng lái sử dụng vốn vay đúng mục đích nhƣ trong hồ sơ vay vốn của
ngân hàng.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
1. Thƣơng lái của tỉnh Đồng Tháp tiếp cận vốn thông qua các hình thức tín
dụng chính thức nào là chủ yếu?
2.

Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc vay đƣợc vốn của thƣơng lái?

3.

Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc chủ hộ vay đƣợc nhiều hay ít?

4. Thƣơng lái của tỉnh Đồng Tháp có sử dụng vốn đúng mục đích nhƣ trong
hồ sơ tín dụng vay vốn hay không?
5. Việc vay vốn có làm tăng thu nhập cũng nhƣ cải thiện đƣợc đời sống của
gia đình không?
6. Thu nhập của thƣơng lái sau khi vay vốn có tăng so với trƣớc khi vay
đƣợc vốn không?
7. Lƣợng vốn vay có đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của thƣơng
lái hay không?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài:” Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của thương lái mua bán lúa
gạo ở tỉnh Đồng Tháp” đƣợc thực hiện trong phạm vi tỉnh Đồng Tháp.

3


1.4.2 Thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện trên dữ liệu sơ cấp đƣợc phỏng vấn các TLMBLG
ở tỉnh Đồng Tháp từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013.
Số liệu phỏng vấn từ ngày 01/01/2012 đến ngày 01/09/2013.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các TLMBLG có nhu cần vay vốn và
đã vay vốn tín dụng ở tỉnh Đồng Tháp.
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
- Nghiên cứu “Determinants or Rural Household’s Borrowing from the
Formal Financial Sector. A study of the rural credit market in Red river delta
region, Master of Arts in econmics of Development, Vietnam – Netherlans
Projest, Ha Noi” của Vũ Thị Thanh Hà đƣợc thực hiện năm 2001 về khả năng
tiếp cận tín dụng của nông hộ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng thông qua việc
sử dụng mô hình Probit và phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất, cả
hai phƣơng pháp đều cho kết quả nhƣ nhau, cụ thể: giá trị tài sản của hộ và
khả năng tiếp cận tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn và hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cần Thơ” của Tăng Mậu
Huê thực hiện năm 2012. Đề tài đã tìm ra các yếu tố tác động đến khả năng
tiếp cận vốn vay và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại

thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn
vay và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cần
Thơ.
1.6 KẾT QUẢ DỰ KIẾN
- Đề tài đƣợc thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức của TLMBLG và từ đó đề ra các biện pháp để
nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của TLMBLG trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp.
- Hơn nữa, đề tài nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến lƣợng vốn vay
đƣợc của TLMBLG nhằm đƣa ra các giải pháp để có thể tăng lƣợng vốn vay
đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh mua bán của TLMBLG.

4


- Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn vay của TLMBLG cũng đƣợc quan tâm
nghiên cứu trong đề tài này, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tìm ra các
biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của TLMBLG hơn nữa.
1.7 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp TLMBLG có những biện pháp
hữu hiệu hơn trong việc tiếp cận nguốn tín dụng chính thức.
- Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn giúp các TLMBLG sử dụng nguồn
vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích vay vốn hơn.
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các Ngân hàng nhiều hơn nữa về thực
trạng tiếp cận tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của TLMBLG từ đó có
thể xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm phục vụ cho đối tƣợng này tốt hơn.
1.8 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đa số những nghiên cứu trên chỉ tiếp cận đối tƣợng nông hộ là chủ yếu,
mà chƣa có đề tài nào nghiên cứu đến đối tƣợng thƣơng lái mua bán lúa gạo ,
do đó đề tài này tính mới ở chỗ phân tích đối tƣợng là thƣơng lái mua bán lúa

gạo ở tỉnh Đồng Tháp.

5


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề lí luận về thƣơng lái mua bán lúa gạo
2.1.1.1 Định nghĩa thương lái mua bán lúa gạo
Theo Bùi Khánh Vân thì thƣơng lái khái niệm nhƣ sau:
Trong “Từ điển bách khoa Việt Nam” không có khái niệm thƣơng lái.
Thƣơng lái là một thuật ngữ xuất phát từ từ "lái". "Lái" có nghĩa là ngƣời buôn
bán một hàng hóa nhất định (ví dụ lái trâu, lái buôn, lái vƣờn). Thƣơng lái là
một thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Thƣơng lái
thƣờng đƣợc hiểu là ngƣời thu gom nông sản hàng hóa từ nông dân.
Trong thực tế, những ngƣời mua gom hàng hóa có quy mô rất khác nhau
từ nhỏ đến lớn và thƣờng đảm trách các khâu không giống nhau: thu gom lúa,
phơi sấy, xay xát gạo nguyên liệu, dự trữ, bảo quản, chế biến gạo thƣơng
phẩm. Do vậy, tùy quy mô và chức năng mà thƣơng lái thƣờng đƣợc gọi với
nhiều thuật ngữ khác: cò chân ruộng (cò lúa), thƣơng lái, hàng xáo, cò gạo,
chủ vựa...
Theo Hill và Ingersent (1977), trong chuỗi giá trị sản xuất nông sản, bao
gồm các chủ thể kinh doanh nhƣ sau:
Nhà
sản
xuất

Ngƣời
bán

buôn
hoặc
ngƣời
chế biến

Ngƣời thu gom
(Thƣơng lái)

Ngƣời
bán lẻ

Ngƣời tiêu
dùng

2.1.1.2 Vai trò của thương lái mua bán lúa gạo
Ở Việt Nam phần lớn lúa gạo đƣợc sản xuất ở quy mô nhỏ, đơn lẻ, dựa
trên mô hình kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, vì vậy số lƣợng sản phẩm thƣờng
không lớn và phân bố không tập trung. Các doanh nghiệp chế biến gạo hiện
nay nhất là các doanh nghiệp nhà nƣớc xuất khẩu gạo không thể tự tổ chức
các hình thức thu mua để mua đƣợc lúa nguyên liệu tại chân ruộng của nông
dân (không đủ nhân lực, thiếu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ
vận chuyển, phơi sấy, kho bảo quản và vốn yếu, thiếu), do vậy, vai trò của
thƣơng lái rất quan trọng. Thƣơng lái thu gom nguyên liệu từ các hộ sản xuất

6


đơn lẻ, sau đó đem bán lại cho doanh nghiệp, hoặc các đại lí của doanh nghiệp
chế biến hoặc các cơ sở xay xát chế biến nhỏ của tƣ nhân trong vùng. Ƣớc
tính hàng năm thƣơng lái thu mua khoảng 90% sản lƣợng lúa từ nông dân

(theo Hiệp hội lƣơng thực Việt Nam).
Sơ đồ thu mua lúa từ nông dân qua trung gian các thƣơng lái, đƣợc mô tả
nhƣ sau:
Cơ sở
xay xát
Nông dân

Doanh nghiệp
chế biến xuất khẩu

Thƣơng lái

2.1.1.3 Một số ưu điểm nổi bật của thương lái mua bán lúa gạo
Thƣơng lái có một số ƣu điểm nổi bật nhƣ sau:
- Chiếm số lƣợng lớn, có vốn, có phƣơng tiện vận chuyển đa dạng và
thƣờng đảm nhiệm luôn khâu phơi sấy và xay xát;
- Rất cơ động, linh hoạt và mềm dẻo trong việc xác định giá cả và
phƣơng thức thanh toán cũng nhƣ phƣơng thức hỗ trợ nông dân;
- Có nhiều kinh nghiệm và rất nhạy cảm về giá, chất lƣợng hàng hoá, am
hiểu địa bàn, hiểu tâm lí nông dân và doanh nghiệp;
- Chịu khó đi vào các vùng sâu vùng xa, nơi hẻo lánh để mua lúa đƣa về
các cơ sở xay xát tƣ nhân gia công bán lại cho các doanh nghiệp.
Nhƣ vậy thƣơng lái có vai trò rất quan trọng, giúp cho nông dân, đặc biệt,
nông dân ở những vùng sâu, vùng xa tiêu thụ đƣợc lúa hàng hóa, đồng thời
giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Không có thƣơng lái, các doanh
nghiệp rất khó có đủ nguyên liệu đầu vào. Bản thân doanh nghiệp không thể kí
hợp đồng trực tiếp tiêu thụ nông sản cho nông dân còn nông dân thì chỉ muốn
bán cho các thƣơng lái và việc mua bán với thƣơng lái dễ dàng hơn. Vì thế,
thƣơng lái hiện nay đƣợc coi là cánh tay nối dài của các Công ty lƣơng thực.
2.1.2 Khái niệm, chức năng và phân loại tín dụng

2.1.2.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín là một quan hệ kinh tế thể hiện với hình

7


thức cho vay mƣợn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng đƣợc hiểu theo những
định nghĩa sau [Thái Văn Đại, 2012, tr.36]:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế biểu diễn trƣớc hình thái tiền
tệ hay hiện vật, trong đó ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định.
- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng
vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên
(trái chủ - ngƣời đi vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào
lời hứa thanh toán lại trong tƣơng lai của bên kia (thụ trái – ngƣời cho vay)
Nhƣ vậy, “tín dụng” đƣợc diễn đạt bằng những lời lẽ khác nhau, nhƣng
chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và
quan hệ này đƣợc ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành.
2.1.2.2 Chức năng của tín dụng
Tín dụng có ba chức năng:


Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ

Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín
dụng mà nguồn vốn tiền tệ trong xã hội đƣợc điều hòa từ nơi “thừa” sang nới
“thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều đƣợc thực hiện theo

nguyên tắc hoàn trả vì vậy tín dụng có ƣu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập
trung vốn nhàn rỗi bằng huy động và thúc đẩy việc sử dụng vốn cho các nhu
cầu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội
tăng.


Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội

Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lƣu
thông tín dụng nhƣ kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán,…thay thế sự lƣu thông tiền
mặt và làm giảm chi phí in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền. Thông qua Ngân
hàng các khách hàng có thể giao dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản
hoặc bù trừ và cũng nhờ hoạt động tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong
xã hội đƣợc huy động để sử dụng chô sản xuất và lƣu thông hàng hóa, làm cho
tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên.

8




Kiểm soát các hoạt động kinh tế

Thông qua tín dụng, Nhà nƣớc có thể kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh
doanh của khách hàng vay vốn, mà cụ thể trong tín dụng nông thôn là của các
hộ vay vốn qua mục đích vay của hộ gia đình và giám sát việc sử dụng vốn.
Từ đó có thể theo sát tình hình phát triển của nông thôn và có những điều
chỉnh thích hợp khi cần thiết.
2.1.2.3 Phân loại tín dụng



Phân loại theo hình thức


Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, đƣợc sự cho
phép của Nhà nƣớc. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dƣới sự giám
sát và chi phối của ngân hàng Nhà nƣớc. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu
sự quy định của luật Ngân hàng nhƣ sự quy định khung lãi suất, huy động vốn,
cho vay,…và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới
cung cấp đƣợc. Các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm các Ngân hàng
thƣơng mại, Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo, Quỹ tín dụng nhân dân, các
chƣơng trình trợ giúp của chính phủ.

Tín dụng phi chính thức là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự
quản lý của nhà nƣớc. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn
cung vốn nhƣ cho vay chuyên nghiệp; thƣơng lái cho vay; ngƣời thân, bạn bè,
họ hàng; cửa hàng vật tƣ nông nghiệp; hụi…Lãi suất cho vay và những quy
định trên thị trƣờng này do ngƣời cho vay và ngƣời vay quyết định, trong đó,
cho vay chuyên nghiệp là hình thức cho vay nặng lãi bị Nhà nƣớc nghiêm
cấm.


Phân loại theo kỳ hạn

Tín dụng nông thôn có thể phân thành ba loại cơ bản sau: tín dụng ngắn
hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.
 Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng
nhằm giúp các khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân tăng cƣờng vốn lƣu
động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng.

Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu bởi vì nguồn vốn chiếm tối đa
của ngân hàng là khoản tiền gửi ngắn hạn của khách hàng [Thái Văn Đại,
2012, tr.60].

9


 Tín dụng trung hạn
Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Các TLMBLG vay vốn
loại này thƣờng dùng cho việc mở rộng sản xuất, đầu tƣ phát triển nông
nghiệp nhƣ mua giống vật nuôi cây trồng cho sản xuất nông nghiệp. Loại tín
dụng này ít phổ biến trong thị trƣờng tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn
hạn.
 Tín dụng dài hạn
Hình thức tín dụng này chủ yếu dành cho các đối tƣợng nông hộ, TL đầu
tƣ sản xuất có quy mô lớn và kế hoạch sản xuất khả thi. Cho vay hình thức
này rất ít ở thị trƣờng nông thôn vì rủi ro cao. Thời hạn của tín dụng dài hạn
trên 5 năm.
2.1.3 Vốn trong kinh doanh, sản xuất nông thôn
2.1.3.1 Khái niệm và phân loại
- Vốn cố định: là hình thức vốn chuyển dịch dần dần vào từng bộ
phận giá trị sản phẩm và hoàn thành trong vòng tuần hoàn khi tài sản cố định
hết thời hạn sử dụng. Ví dụ nhƣ về mặt giá trị tài sản cố định hao mòn dần
trong quá trình sử dụng (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình). Giá trị của
vốn cố định đƣợc dịch chuyển dần dần vào giá trị sản phẩm mới cho đến khi
nào tài sản cố định hết thời hạn sử dụng thì nó hoàn thành một lần chu chuyển
dƣới hình thức trích khấu hao. Vốn cố định bao gồm: máy móc, công cụ cơ
khí phục vụ việc mua bán, sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp,
đầu tƣ xây dựng cơ bản,...
- Vốn lưu động: là số vốn ứng trƣớc về đối tƣợng lao động và tiền lƣơng,

sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm hàng hoá, tiền tệ… Nó luân chuyển một
lần vào giá trị sản phẩm cho đến khi nào nó chuyển thành tiền thì vốn lƣu
động hoàn thành một vòng luân chuyển. Về mặt hiện vật thì vốn lƣu động thay
đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu sau quá trình sản xuất. Vốn lƣu động
bao gồm: lƣợng lúa mua bán cua thƣơng lái, giống vật nuôi, vật tƣ nông
nghiệp,...
2.1.3.2 Nguồn hình thành nên vốn trong kinh doanh
- Nguồn vốn tự có và coi nhƣ tự có. Ví dụ: lợi nhuận giữ lại, trích khấu
hao,...
- Nguồn vốn tín dụng. Ví dụ: vay tín dụng từ Ngân hàng, vay từ các
nguồn phi chính thức khác, tín dụng thƣơng mại...
- Nguồn vốn khác. Ví dụ: nguồn từ ngân sách Nhà nƣớc cấp.

10


2.1.3.3 Nhu cầu vay vốn của thương lái mua bán lúa gạo trên địa bàn
nghiên cứu tỉnh Đồng Tháp
- Nhu cầu vốn cho phương tiện vận chuyển
Tỉnh Đồng Tháp là tỉnh có sự phát triển mạnh của nghề đóng phƣơng
tiện mua bán, đi lại. Nổi bật nhất trong tỉnh là làng nghề sản xuất xuồng ghe
Bà Đài thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Thƣơng lái khi bắt đầu mua bán, kinh doanh, phải mua sắm hoặc đóng
mới phƣơng tiện để phục vụ vận chuyển mua bán, chi phí này đa số thƣơng lái
đều phải cần đến.
Ngoài ra còn những chi phí liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa máy
móc, các phƣơng tiện thiết bị phục vụ cho việc di chuyển và mua bán.
- Nhu cầu vốn cho mua bán lúa gạo
Bên cạnh chi phí cho lĩnh vực vận chuyển thì chi phí vốn dành cho mua
bán chiếm tỉ trọng lớn trong nhu cầu vốn, tùy theo kích thƣớc phƣơng tiện vận

chuyển mà cần vốn nhiều hay ít.
- Nhu cầu vốn cho bảo hiểm phương tiện, máy, con người
Nhu cầu bảo hiểm cho phƣơng tiện, máy móc và con ngƣời là hết sức
cần thiết, phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh
này. Chi phí này bắt buộc phải có.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Đồng Tháp là một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển mạnh (Diện tích
xuống giống lúa cả năm 2012 đạt 488.266 ha) và hệ thống doanh nghiệp sản
xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo dày đặc. Cùng với số lƣợng TLMBLG
trên địa bàn tỉnh cũng tăng nhanh. Đặc biệt là huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng
Tháp, với tuyến sông xáng Lấp Vò- Sa Đéc, rất thuận lợi cho việc lƣu thông
bằng đƣờng thủy. Hơn nữa, việc tiếp cận và sử dụng vốn vay của thƣơng lái ở
huyện Lấp Vò cũng hết đƣợc chú trọng. Vì vậy việc tìm hiểu về cách thức tiếp
cận tín dụng cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn vay của thƣơng lái là cần thiết.

11


2.2.2 Phƣơng pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ mẫu điều tra thƣơng lái ở
huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp. Số liệu đƣợc thu thập theo phƣơng pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện để đảm bảo ý nghĩa thống kê của mẫu điều
tra.
Cỡ mẫu đƣợc xác định dựa theo công thức sau:
n = p(1-p)(z/E)2
Trong đó: n: cỡ mẫu
p: tỉ lệ mẫu
z: giá trị phân phối chuẩn tƣơng ứng với độ tin cậy
E: ƣớc lƣợng tỉ lệ tổng thể

Ta chọn p=0,5 vì khi đó p(1-p) là 0,25. Độ tin cậy 95% (   5% ),
Z  / 2  1,96 và tỉ lệ tổng thể ƣớc lƣợng là 0,1. Cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 97 quan
sát.
Với kinh phí và thời gian cho phép bộ số liệu dùng trong bài bao gồm
100 quan sát. Nó đủ lớn để đảm bảo phân phối chuẩn và có thể đại diện cho
tổng thể.
2.2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Việc thu thập số liệu đƣợc tiến hành bằng cách tiếp cận TL và thực hiện
phỏng vấn trực tiếp về các vấn đề liên quan đến việc vay vốn tín dụng và tình
hình sử dụng vốn của họ thông qua bảng câu hỏi đã chuẩn bị trƣớc. Áp dụng
đối với những thƣơng lái vay tiền từ nguồn chính thức và không chính thức.
2.2.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu (1): Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức và thực trạng sử dụng vốn vay của TLMBLG ở tỉnh Đồng Tháp đƣợc
thực hiện thông qua công cụ thống kê mô tả nhằm mô tả và trình bày khái quát
về thị trƣờng tín dụng ở tỉnh Đồng Tháp cũng nhƣ khả năng tiếp cận vốn vay
của thƣơng lái, tình hình sử dụng vốn và tình hình thu nhập của thƣơng lái.
Bên cạnh đó bài làm còn sử dụng bảng và hình để mô tả lại kết quả thống kê.

Đối với mục tiêu (2): Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiếp
cận tín dụng chính thức và lƣợng vốn vay của TLMBLG. Đối với mục tiêu
này bài viết sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy bằng mô hình kinh tế
lƣợng thông qua mô hình Probit và Tobit:
Mô hình Probit
Mô hình hồi quy Probit dùng để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của TLMBLG trong đề tài
nghiên cứu.

12



×