Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG KIẾN TRÚC NHẬT BẢN PHẦN 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 10 trang )

KT Nhật Bản thời kỳ Nội chiến (tk XII-XVII)

Đặc điểm chung:
 KT đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ khắc khe của các nhà quân sự, xa rời nghệ

thuật cung đình của thời kỳ trước. Thể hiện ở sự đơn giản, gọn gàng,
hình thức KT chân thực, trang trí khiêm tốn.
 Các loại hình KT: dinh thự kết hợp với vườn cảnh, trà thất, lâu đài,…


Kinkakuji (Lầu Vàng)
(1398) ở Kyoto






Ban đầu là nơi đọc sách trong dinh thự, sau thành điện Phật tự viện
Rokuon.
Điện cháy năm 1950, khi phục dựng được dát vàng cả mặt trong và ngoài
công trình.
Mặt bằng vuông, cạnh 11,6m, cao 12,7m, có 3 tầng, 2 tầng trên có mái
che lợp vỏ cây.
Mang những đặc trưng của KT truyền tống Nhật: mái cong nhẹ, hiên rộng,
cửa trượt, vách di động, lan can đơn giản,…
Công trình soi bóng xuống hồ, hòa với vườn cây tạo nên quan cảnh thơ
mộng.


Ginkakuji


Lầu Bạc (1449)
ở Kyoto

 Nơi đọc sách, uống trà trong một dinh thự.

Về sau trở thành một bộ phận của tự viện
Jisho.
 Đứng bên một hồ nước cạnh đó có xếp đặt
các hòn đá nhấp nhô.
 Mặt bằng công trình vuông, cao 2 tầng với 2
lớp mái cong thoai thoải, lợp vỏ cây bách.
 Các cửa sổ dán giấy để lấy ánh sáng.Tầng
trệt sử dụng vách di động đóng mở dễ dàng,
có tác dụng nối liền không gian nội ngoại
thất khi cần thiết.


Nhà ở kiểu Shoin
Dinh thự hoàng gia Katsura







Nhà nhiều gian, các dãy nhà nối với nhau bằng hành lang.
Bố cục tổng thể không đối xứng, hướng về hồ nước, sắp đặt
những hòn đá và cầu dẫn trong khu vườn làm đường đi dạo.
Sàn nhà phủ những tấm chiếu (tatami) được kết bằng lau sậy

thích hợp với xứ lạnh. Diện tích các phòng được xác định theo số
chiếu. Công trình làm toàn bằng gỗ, bào nhẵn, không sơn phủ.
Ngăn chia nội thất bằng những bức vách di động có tranh vẽ
trang trí.


Trà thất
 Xuất phát từ tục uống trà trong giới thiền sư, du nhập từ Trung Quốc vào Nhật






Bản thế kỷ XIII, và được giới qui tộc phát triển thành nghi thức trà đạo tk XV.
Ban đầu trà đạo diễn ra ở một góc nhà, sau dựng riêng một ngôi nhà nhỏ
trong vườn.
Nguyên tắc của trà đạo là bình đẳng, giản dị, trang nghiêm và khắc khổ nên
KT trà thất không lớn được làm bằng những loại vật liệu nhẹ như tre, gỗ.
Nội thất đơn giản, không bố trí bàn ghế, khách tham dự ngồi trực tiếp trên
chiếu. Tường trang trí đơn sơ, màu sắc trang nhã, tạo không gian tĩnh lặng.
Vật trang trí là một bức thư pháp và một lọ hoa cắm một cành hoa tươi để gợi
lên mối liên hệ với thiên nhiên.
Hiện còn những ngôi trà thất được khởi dựng từ thế kỷ XV-XVI


Nghệ thuật vườn cảnh
Có từ TK VII với hình ảnh mặt nước và đá có
cầu bắt qua. (tượng trưng cho biển và đảo). Về
sau ảnh hưởng của Thiền TQ nhưng NT vườn

Nhật Bản phát triển theo phong cách riêng.

 Qui mô vườn rộng từ vài m2 đến vài ha.
 Phân thành 2 loại:

Vườn để dạo chơi thưởng ngoạn. có
từ rất sớm
Khuôn viên thường rộng, gồm: hồ
nước, gò đồi, núi đá, cây cối, khe
suối…mô phổng thiên nhiên chân
thực theo triết lý Thiền, như thể hiện
hình tượng đại dương, dòng suối,
những hòn đảo,… Tuy ảnh hưởng từ
TQ nhưng thủ pháp khác nhau: Hình
dáng, màu sắc các thành tố được
chọn lọc, tạo sự tương phản.
 Vườn để nhìn ngắm, suy tưởng còn
gọi là vườn khô (Kara-sanshui)
Một sáng tạo độc đáo. Thành phần
gồm đá và cát trắng có thể có thêm
một ít rêu xanh. Qui mô khu vườn
thường không lớn.



Vườn khô điển hình trong tự viện Ry-oan-di (Long An tự) ở Kyoto
Nơi để trầm tư suy ngẫm, mang chất thiền, còn gọi là vườn triết học:
 Khu vườn có diện tích 218m2, tiếp giáp với hiên nhà, được ngăn cách

với bên ngoài bằng một bức tường cao 2m.

 Trong vườn bố trí 15 hòn đá có hình dạng khác nhau, sắp đặt thành
5 nhóm trên nền sỏi trắng tạo hình lượn sóng.
 Thiên nhiên ở đây được sắp xếp lại và mang ý nghĩa tượng trưng:
các nhóm đá tượng trưng cho các hòn đảo, thảm sỏi trắng là hình
ảnh đại dương mênh mông.


Lâu đài
 Kinh nghiệm XD chiến lũy kết

hợp với kỹ thuật XD lâu đài của
phương Tây, KT lâu đài để đối
phó với đạn đại bác.
 Vừa là dinh thự vừa là thành lũy
của các lãnh chúa, nơi phô
trương sức mạnh quân sự.
Thường dựng ở những nơi có vị
trí chế ngự cả một vùng.
Hiện còn vài chục công trình trong
đó có Hime-ji (lâu đài Hạc trắng)
là đẹp nhất.
 Dựng trên một nền đá cao, có 3
lớp tường thành bao quanh. Bên
ngoài là hào nước bao quanh.
 Bố cục thành phức tạp, càng vào
sâu bên trong mạng lưới đường
càng khít lại, tạo thành những mê
lộ rất khó thâm nhập.



Lâu đài
Himeji
(thế kỷ XVII)

 Tòa nhà cao nhất là nơi ở của lãnh chúa,

bao quanh có các vọng gác.
 KT chính có 5 tầng, nhịp điệu của các lớp
mái và đầu hồi chất chồng lên nhau tạo
nên nét duyên dáng cho công trình. Vẽ
tráng lệ càng được nâng lên nhờ màu
trắng của vôi tường trên nền đá xẩm.
 Trong các biện pháp kháng chấn vẫn còn
giữ những cây cột xuyên dọc thân nhà nối
thẳng xuống nền đá.


Kết luận
 KT cổ Nhật Bản từng chịu ảnh hưởng KT của nhiều

nước song luôn biết tìm ra hướng phát triển riêng cho
mình và không tách rời truyền thống lâu đời.
 Đặc trưng KT Nhật Bản thể hiện ở các điểm sau:






Công năng, kỹ thuật và thẩm mỹ KT luôn hòa hợp tạo thành một

thể thống nhất: khúc chiết, hợp lý trong giải pháp kết cấu, giản dị
trong hình khối và trang trí KT.
Sớm hình thành được những yếu tố điển hình, dẫn đến việc tiêu
chuẩn hóa các thành phần KT như vách di động, tủ âm tường,
môđuyn chiếu tatami,… Giúp KT Nhật Bản tiếp cận được nhanh
chóng với KT hiện đại.
Hòa hợp với môi trường thiên nhiên là nét nổi bật nhất của KT cổ
Nhật Bản.



×