Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

DƯƠNG THỊ HƯỜNG

RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 11 KĨ NĂNG
LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUANG NINH

HÀ NỘI – 2012

1


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................13
5. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................13
6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................14
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................14


8. Dự kiến đóng góp của luận văn ..................................................................15
9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................16
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................17
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................17
1.1.1. Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động của tư duy ..................17
1.1.2. Bác bỏ với tư cách là một thao tác lập luận ..........................................20
1.1.3. Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận trong văn nghị luận ................26
1.1.4. Lập luận bác bỏ với tư cách là một bộ phận trong kĩ năng làm
văn nghị luận ...................................................................................................32
1.1.5. Hình thành kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho
học sinh dựa trên các lí thuyết liên quan.........................................................34
1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................37
1.2.1. Khảo sát chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 THPT về
thao tác lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận ...........................................37
1.2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên .........................................................39
1.2.3. Thực trạng học tập của học sinh ...........................................................42
Chƣơng 2: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN
BÁC BỎ TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN .....................................45
2.1. Mục tiêu của việc rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ cho học sinh
lớp 11 trong bài làm văn nghị luận .................................................................45
2.2. Yêu cầu của việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm
văn nghị luận ...........................................................................................45

3


2.3. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn
nghị luận ....................................................................................................47
2.3.1. Bài tập nhận diện .................................................................................47
2.3.2. Bài tập luyện tập vận dụng....................................................................52

2.3.3. Bài tập chữa lỗi ....................................................................................58
2.4. Tổ chức cho học sinh rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm
văn nghị luận ...................................................................................................60
2.4.1. Định hướng chung của việc rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ
trong làm văn nghị luận .................................................................................60
2.4.2. Cách thức luyện tập...............................................................................66
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM....................................................75
3.1. Mô tả thực nghiệm ...................................................................................75
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ..........................................................................75
3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm........................................................76
3.1.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm .....................................................78
3.2. Giáo án thực nghiệm ................................................................................79
3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................92
3.4.1. Tiêu chí đánh giá ...................................................................................92
3.4.2. Kết quả thu được ...................................................................................92
3.4.3. Kết luận rút ra qua thực nghiệm ...........................................................94
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................99

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục luôn được quan tâm và
bàn tới, đặc biệt là vấn đề thay đổi và cải biến phương pháp dạy học
Một xu hướng dạy học hiện đại và tiến bộ được đưa ra là thay đổi vị trí,
vai trò của người thầy và người trò: người Thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức
và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức, học sinh đóng vai trò chủ động,
tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Ngoài ra còn có xu hướng khác

như: đổi mới phương pháp dạy học mấu chốt là việc giáo viên dạy cho học
sinh học phương pháp, cách thức, kĩ năng tiếp cận và giải quyết vấn đề; học
sinh học phương pháp, cách thức làm công cụ hữu dụng trong quá trình chiếm
lĩnh tri thức. Không nên sử dụng phương pháp cung cấp và đọc chép kiến
thức mà tăng cường cung cấp phương pháp cho học sinh, vẽ cho học sinh con
đường để chúng đi đến đích. Trao cho học sinh phương pháp là trao chìa khoá
để học sinh tự mở những cánh cửa chứ không phải việc giáo viên mở sẵn
những cánh cửa để học sinh bước vào. Điều đó có nghĩa là giáo viên sẽ là
người hướng dẫn để học sinh chủ động trong quá trình học của mình. Nói như
Phrit-mên trong cuốn "Thế giới phẳng" (NXB Trẻ, 2005) thì: "Kĩ năng đầu
tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả
năng học phương pháp học- nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những
phương pháp mới để làm công việc cũ hay những phương pháp mới để làm
những công việc mới...Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả
phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức
bạn có ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều". Mục
tiêu quan trọng của dạy học Ngữ văn nói chung và dạy Làm văn nói riêng là
dạy cho học sinh kĩ năng làm văn nghị luận.

1


1.2. Làm văn là một môn học có tính chất thực hành tổng hợp của các giờ
Ngữ văn
Nó được coi là bộ phận thực hành quan trọng nhất vì đó là phần luyện
tập có tính chất tổng hợp và sáng tạo. Nhiều năm gần đây, nhà trường phổ
thông chúng ta đã coi trọng việc nâng cao trình độ viết văn cho học sinh. Cố
gắng thì nhiều nhưng hiệu quả chưa được như ý. Điều đó có nhiều nguyên
nhân, trong đó việc rèn kĩ năng lập luận trong làm văn nghị luận là khâu cần
được tập trung nghiên cứu.

Làm văn là quá trình sáng tạo của cá nhân học sinh, là cơ hội để học
sinh được bộc lộ rõ nét, tập trung vốn hiểu biết nhiều mặt cùng những phẩm
chất và năng lực của mình, đặc biệt là tư duy sáng tạo, năng lực ngôn ngữ. Có
thể nói, chỉ đến công đoạn làm văn, học sinh mới thực sự luyện tập được cả
về kiến thức cũng như kĩ năng. Mỗi bài viết của học sinh là một tác phẩm
nhỏ, qua đó các em thể hiện vốn sống, vốn văn hoá, nhân cách, khả năng tư
duy, khả năng lập luận cũng như khả năng diễn đạt của mình. Trên thực tế,
việc dạy và học làm văn chưa chú trọng tính chất tổng hợp, tính chất sáng tạo
của phân môn, chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện kĩ năng làm văn cho
học sinh, đặc biệt là kĩ năng lập luận. Nguyên nhân của vấn đề trên một phần
là do sách giáo khoa còn nặng về cung cấp lí thuyết, chưa chú trọng đúng mức
hệ thống bài tập luyện tập, hay cách thức, biện pháp, yêu cầu rèn luyện cụ thể.
Mặt khác, do giáo viên chưa phân bố thời gian hợp lí cho việc luyện tập, giáo
án lên lớp còn nặng về đề mục, chưa chú trọng việc xây dựng hệ thống câu
hỏi và bài tập cho học sinh. Phần nữa là do học sinh chưa ý thức được tầm
quan trọng của phân môn, xem Làm văn là một phân môn tách biệt với hai
phân môn Đọc văn và Tiếng Việt.
Đề xuất các giải pháp thực hành môn Làm văn ở nhà trường phổ thông
được xem là một vấn đề khoa học cấp thiết. Xét về phương diện lí thuyết,
những kiến thức về làm văn không phải là vấn đề khó nắm bắt, song bước vào

2


thực tiễn dạy học lại là cả quá trình thử thách sự nỗ lực của cả người dạy lẫn
người học. Trong khi đó, công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn về làm
văn, về phương pháp dạy học, về rèn luyện kĩ năng, một phần còn ít, một
phần chưa đến được với giáo viên và học sinh nên việc ứng dụng nó vào dạy
học cũng còn hết sức hạn chế. Ngoài ra, việc có quá nhiều loại sách tham
khảo, sách mẫu- những bài viết có sẵn, một kiểu tham khảo với mục đích đào

tạo những người thợ chép bài cũng là một áp lực đối với cả người dạy lẫn
người học.
Dạy học Ngữ văn nói chung và Làm văn nói riêng hướng vào hoạt
động, thực hành, vào rèn luyện kĩ năng là một việc làm khó những không thể
không làm. Bởi vì mục đích cuối cùng của việc dạy học Làm văn không chỉ là
cung cấp cho học sinh tri thức mà còn phải rèn luyện cho học sinh những kĩ
năng, kĩ xảo làm văn cơ bản.
1.3. Văn nghị luận
Là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một
vấn đề nào đấy và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu,
tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những gì mình đề
xuất. Trong nhà trường, việc rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận là yêu cầu
rất quan trọng trong quá trình học tập. Văn nghị luận giúp cho học sinh tập
vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, xã hội và trải nghiệm bản thân vào
việc làm văn, rèn kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt góp phần vào
việc phát triển tư duy cho học sinh, đồng thời xây dựng cho các em phương
pháp, tư tưởng khoa học để có những nhận thức, thái độ đúng đắn trước
những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Để học sinh phổ thông tạo được những
văn bản hay, sáng tạo, việc giúp các em có kĩ năng sử dụng tốt các thao tác
lập luận là rất quan trọng.
Sách giáo khoa Ngữ Văn từ THCS (Trung học cơ sở) đến THPT
(Trung học phổ thông) đã đưa các thao tác lập luận thành từng nội dung cụ

3


thể (ở sách giáo khoa Làm văn trước đây các thao tác lập luận này chưa được
học một cách rõ ràng, cụ thể), nhằm giúp học sinh hiểu sâu bản chất các thao
tác cụ thể, từ đó vận dụng tốt các thao tác đó trong quá trình tạo lập văn bản.
Sách giáo khoa Ngữ Văn THCS đã cung cấp cho học sinh hai thao tác lập

luận là thao tác lập luận chứng minh, thao tác lập luận giải thích, đến sách
giáo khoa Ngữ văn THPT - SGK Ngữ văn 11 - phần Làm văn giới thiệu thêm
bốn thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, và bình luận. Bốn thao tác
lập luận này là trọng tâm phần Làm văn của sách Ngữ văn lớp 11. Trong đó
thao tác lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt
bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác... Từ đó, nêu ý kiến
đúng của mình để thuyết phục người nghe. Lập luận bác bỏ là một bộ phận
không thể thiếu trong kĩ năng làm văn nghị luận, nhưng lâu nay chưa đưa vào
trong SGK (sách giáo khoa). Đây là lần đầu tiên được đưa vào trong SGK,
cho nên giáo viên phần nhiều có thể cảm thấy lúng túng. Tuy nhiên, trong
thực tế đời sống, nội dung này không hề xa lạ, bởi nó thường gặp trong báo
chí, tranh luận. Hơn thế nữa, lập luận bác bỏ là một công việc khoa học, nó
đòi hỏi khách quan, trung thực. Những cách bác bỏ bằng xuyên tạc, cắt xén,
bịa đặt bằng chứng giả đều không có giá trị. Do đó, học thao tác lập luận bác
bỏ cũng là bài học có ý nghĩa về đạo đức, rèn luyện trí tuệ và tính trung thực
cho học sinh. Với tất cả những vướng mắc, lúng túng của người giáo viên gặp
phải khi rèn kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh và với những lợi ích không
thể phủ nhận của thao tác lập luận này trong việc bồi dưỡng tư duy phê phán
khoa học... Xuất phát từ thực trạng dạy học Làm văn hiện nay, cùng với mong
muốn những bài làm văn của học sinh ngày càng được nâng cao về chất
lượng, tránh đi những lỗi đáng có, chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện cho học
sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận”. Với đề tài này,
chúng tôi sẽ tìm tòi và đề xuất một số biện pháp, cách thức và hình thức cũng
như hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị

4


luận cho học sinh, từng bước trang bị cho học sinh kĩ năng làm văn khoa học
và cũng từng bước trang bị cho các em những kiến thức, hành trang bước vào

cuộc sống.
2. Lịch sử vấn đề
Ở nhà trường phổ thông, trong tương quan với hai phân môn Đọc văn
và Tiếng Việt thì Làm văn ít được chú trọng hơn. Điều này đã dẫn đến một
thực tế là những vấn đề liên quan đến phân môn Làm văn chưa được quan
tâm nghiên cứu đúng mức. Mặc dù vậy, những công trình khoa học đã công
bố cũng đã phần nào giải quyết được những phương diện lí thuyết và thực
hành của việc dạy học Làm văn. Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi tạm
chia các công trình đã được nghiên cứu về lĩnh vực Làm văn thành cách nhóm
sau đây:
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu các vấn đề lí luận chung về Làm văn
và phương pháp dạy học môn Làm văn
1) Phương pháp dạy học Tập làm văn (một chương trong Phương pháp dạy
học Tiếng Việt- Lê A- Nguyễn Quang Ninh- Bùi Minh Toán- NXB Giáo dục
năm 1998).
2) Làm văn (tập 1 và tập 2)- Đình Cao, Lê A, NXB Giáo dục năm 1991).
3) Phương pháp dạy học môn Làm văn (một chương trong Phương pháp dạy
học Văn- Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế
Phiệt, NXB ĐHQG Hà Nội năm 1999).
4) Môn Văn và Tiếng Việt, tập II (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì
1993-1996 cho giáo viên THPT)- Trần Thanh Đạm, Nguyễn Đăng Mạnh,
Phương Lựu, Vụ giáo viên-1995.
5) Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11
THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục năm 2006.
Với tầm nhìn của các nhà sư phạm, các công trình nghiên cứu và giáo
trình ở nhóm thức nhất rất quan tâm tới việc dạy lí thuyết và thực hành làm

5



văn. Đứng ở góc độ lí thuyết dạy học và phương pháp bộ môn, các tác giả
Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt đã xuất
phát từ tình hình dạy học Làm văn ở nhà trường THPT còn nhiều thiếu sót mà
báo động: Sự đơn giản trong tư duy, sự nghèo nàn trong tình cảm và sự phiến
diện trong nhân cách học sinh là điều không thể chấp nhận trong nền giáo
dục của chúng ta. Làm văn mà chỉ biết sao chép kiến thức và phát ngôn theo
những khuôn sáo có sẵn, chắc chắn đó là tình trạng không bình thường trong
giáo dục và giảng dạy văn chương [18, 219]. Không chỉ là những lo ngại về
tình hình học sinh mà vấn đề dạy học của giáo viên cũng đáng lo ngại: Giáo
viên chưa ý thức được đầy đủ yêu cầu của việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh
qua môn Làm văn gắn liền với việc hình thành những phẩm chất cần có của
một người lao động như tác phong cẩn thận, đức tính cần cù, bền bỉ cũng như
tinh thần trách nhiệm và tính mực thước trong lao động và trong đời sống. Do
lối dạy văn khuôn mẫu, xơ cứng, do quan niệm làm văn nặng về thi cử, do yêu
cầu chủ yếu đối với học sinh ở nhà trường phổ thông vẫn là sao chép kiến
thức, giáo viên không ý thức được hết nguy hại lâu dài sâu xa của lối dạy làm
văn lâu nay [18, 130]. Với thực trạng ấy, các tác giả đã xác định lại vị trí của
Làm văn trong chương trình Ngữ văn ở THPT, ở những việc cụ thể như dạy lí
thuyết, luyện tập thực hành rèn kĩ năng, việc ra đề kiểm tra, việc chấm và trả
bài cho học sinh.
Bên cạnh đó, trong những giáo trình dạy học phương pháp dạy phân
môn Làm văn, các tác giả như Lê A, Nguyễn Quang ninh, Bùi Minh Toán đã
đi vào xác định vị trí và mục tiêu chương trình của sách giáo khoa cũng như
phân môn làm văn trong trường THPT, chỉ ra những tiền đề lí thuyết của việc
dạy học làm văn từ góc độ ngôn ngữ học văn bản, lí thuyết giao tiếp, lôgic
học, lí luận văn học. Các tác giả khẳng định: Trên con đường xác định một lí
thuyết thực sự khoa học cho môn làm văn, ta lại gặp nhiều vấn đề của làm
văn gắn liền với lôgic. Từ khâu ra đề, chấm bài, rèn luyện kĩ năng, giảng dạy

6



lí thuyết của giáo viên, đến việc lập ý, dựng đoạn, viết bài của học sinh. Ở
đâu cũng cần sử dụng những hiểu biết về lôgic học. Các thao tác về tư duy
được nghiên cứu trong lôgic học như: Suy diễn, chứng minh, bác bỏ và đang
được sử dụng triệt để trong làm văn. Không nắm được các thao tác tư duy,
không nắm được những quy luật cơ bản của lôgic học không thể tạo dựng
được những bài văn chặt chẽ, mạch lạc về nội dung và rõ ràng trong sáng về
diễn đạt [4, 197]. Về phương pháp dạy học, các tác giả đã nêu những vấn đề
khá cụ thể về phương pháp dạy học lí thuyết, truyền đạt trực tiếp các khái
niệm, các vấn đề lí thuyết, phân tích mẫu, phương pháp thực hành, phương
pháp ra đề, phương pháp chấm và trả bài cùng một số kĩ năng cần rèn luyện
cho học sinh.
Các tác giả Lê A và Đình Cao đã có bộ giáo trình Làm văn hai tập dùng
trong các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm. Đây là một công trình lớn đề
cập đến lí luận và thực hành của môn Làm văn nói chung nhằm mục đích
“vừa cung cấp cho sinh viên tri thức lí thuyết, vừa rèn luyện kĩ năng, vừa
khắc phục những thiếu sót về nói và viết, vừa nâng cao trình độ ngôn ngữ phù
hợp với bậc Đại học”(Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán- Phương
pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội-1998, tr. 8).
Trong bộ sách Làm văn 10, 11, 12 do tác giả Trần Thanh Đạm làm chủ
biên đã đưa ra qua niệm: “Tập làm văn là tập viết thành câu, thành đoạn,
thành bài về những cảm xúc, kinh nghiệm, suy nghĩ, nhận xét… của mình để
cho người khác cảm được, hiểu được một cách đầy đủ, đúng đắn. Do đó Làm
văn là rèn luyện ngôn ngữ, ngôn từ. Đồng thời, tập làm văn là phát triển các
năng lực trí tuệ, tâm hồn, góp phần phát triển nhân cách của con người. Cũng
trong những bộ sách này, các tác giả đã trình bày một cách nhất quán những
vấn đề về lí thuyết làm văn và làm văn nghị luận, xây dựng bài văn nghị luận
đến các kiểu bài làm văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học, các bài làm văn
tự do, sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh THPT.


7


2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng dạy học
môn Làm văn
1) Phương pháp làm văn nghị luận- Lê Thanh Thông, Nguyễn Lệ Thu, NXB
Đà Nẵng.
2) Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh- Nguyễn Quang
Ninh, Nguyễn Thị Bàn, Trần Hữu Phong, NXB ĐHQG, 2000.
3) Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn nghị luận- Nguyễn Ngọc Phúc
(NCGD- Số 11/1980).
4) Muốn viết được bài văn hay- Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu
Đức Hạnh, NXB Giáo dục, 1995.
5) Mấy vấn đề lí luận và thực hành Làm văn- Phan Trọng Luận (Vụ Giáo viên
Bộ Giáo dục, 1993)
6) 150 bài tập rèn kĩ năng dựng đoạn văn- Nguyễn Quang Ninh, NXB Giáo
dục, 1997.
Tác giả Nguyễn Ngọc Phúc trong bài “rèn luyện cho học sinh kĩ năng
làm văn nghị luận” đã đưa ra vấn đề: rèn kĩ năng làm văn nghị luận phải được
tiến hành một cách toàn diện, công phu và kiên trì và phải được quan tâm
đúng mức. Tác giả đề xuất việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận phải rèn
kĩ năng suy nghĩ, phải coi trọng cả hai mặt: cung cấp kiến thức và giúp học
sinh rèn luyện thành thạo kĩ năng làm bài qua tất cả các khâu, trong tất cả các
phân môn của môn Ngữ văn, đồng thời tích hợp với các môn học khác và
trong các hoạt động của nhà trường.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu vấn
đề rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh, cũng như chỉ ra một số vấn đề dạy
học Làm văn trong nhà trường. Những công trình ấy đã xây dựng được một
hệ thống tri thức cơ bản về qui trình tổ chức một bài văn, tuy nhiên lại thiếu đi

những bài tập rèn luyện kĩ năng cụ thể, thiết thực.

8


Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của người đi trước, học hỏi trao
đổi kinh nghiệm với thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, chúng tôi đi sâu nghiên cứu
vấn đề rèn luyện cho học sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn
nghị luận, đặc biệt là xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh rèn luyện kĩ
năng lập luận bác bỏ một cách hiệu quả.
2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về lập luận bác bỏ và kĩ năng lập
luận bác bỏ
Lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt
bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác...Từ đó, nêu ý kiến
đúng của mình để thuyết phục người nghe.
Trong đời sống cũng như trong sách báo, ta có thể bắt gặp những ý
kiến sai lầm, những lời nói, bài viết lệch lạc, thiếu chính xác, trái ngược với
thực tế, với đạo lí, không phù hợp với chân lí,...hoặc sử dụng cách lập luận
không lôgic, phản khoa học... Trước những tình huống ấy, ta thường trao đổi
lại, tranh luận để bác bỏ ý kiến sai trái đó.
Theo Từ điển tiếng Việt giải thích: "Bác bỏ (đg): bác đi, gạt đi, không
chấp nhận". Ví dụ: Bác bỏ ý kiến. Bác bỏ luận điệu vu khống. Dự án bị bác bỏ.
Về bản chất, nghị luận là tranh luận để bác bỏ những quan điểm, ý kiến
không đúng; bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn. Về vấn
đề này, từ rất xa xưa con người trong những cuộc tranh luận cũng đã có
những cách bác bỏ ý kiến sai lầm rất thú vị. Trong cuốn Phương pháp biện
luận- Thuật hùng biện của tác giả Triệu Truyền Đống, dịch Nguyễn Quốc
Siêu đã tổng kết và trình bày có hệ thống những cách thức, chiến thuật và
mưu mẹo giành chiến thắng trong tranh luận, với gần 280 bài. Sách dẫn
những ví dụ trong sử sách và đời thường của các nước trên thế giới, chia làm

bốn phần: Thắng bằng lôgic; Thắng bằng nghệ thuật ngôn từ; Thắng bằng
mưu chước; Thắng bằng vạch trần nguỵ biện. Tranh luận là quá trình giao lưu
ngôn ngữ đòi hỏi cả hai bên phải chứng minh được quan điểm của mình là

9


đúng đắn, bằng những lí lẽ cần thiết. Đồng thời vạch trần sai lầm trong quan
điểm của đối phương, nhằm đi đến một nhận thức chung. Tranh luận là tinh
hoa nghệ thuật của năng lực hành động ngôn ngữ, là cách thức phát triển trí
tuệ, là hòn đá mài sắc tư duy, là vũ khí đánh đổ mọi sai lầm. Thời xưa, tranh
luận đã từng lưu lại nhiều tấm gương sáng chói. Trần Chuẩn nói rõ lí lẽ mà
quân địch phải lui, Tô Tần du thuyết mà sáu nước được an, Gia Cát Lượng
thiệt chiến quần nho mà Ngô- Thục kết liên minh, đánh cho quân Tào Tháo
thất điên bát đảo. Ngày nay, cũng đã có biết bao cuộc tranh luận đã thu hút và
làm nức lòng người.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về lí thuyết làm văn nghị luận,
đặc biệt là lí thuyết về lập luận bác bỏ như trên, còn có khá nhiều những công
trình nghiên cứu về thao tác lập luận trong làm văn nghị luận cho học sinh
THPT. Trong cuốn “Rèn kĩ năng làm văn tốt nghiệp THPT và thi đại học môn
Ngữ văn- nghị luận xã hội”, NXB ĐHQG, năm 2009 có viết: Do đặc trưng
của việc bàn luận, làm sáng rõ một vấn đề xã hội nào đó, cũng giống như các
bài văn nghị luận nói chung, một bài văn nghị luận xã hội cần có sự kết hợp
thành thạo giữa các thao tác nghị luận, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, bố cục
lôgic. Và mỗi thao tác lập luận ứng với một mục tiêu cụ thể: Giải thích để làm
rõ và giới hạn khái niệm; phân tích để đi sâu vào những khía cạnh cụ thể;
chứng minh và so sánh để làm sáng tỏ vấn đề; bác bỏ để làm nổi bật sự đúng
đắn của vấn đề; bình luận để đánh giá nâng cao và mở rộng vấn đề.
Thao tác lập luận bác bỏ lần đầu tiên được đưa vào chương trình sách
giáo khoa lớp 11, tập 2 cũng với mục đích là rèn luyện cho học sinh đầu óc

phê phán, phân tích, biết nhận ra chỗ đúng, chỗ sai và biết cách phê phán, bác
bỏ cái sai. Nếu một người mà thiếu đầu óc phê phán thì dễ dàng rơi vào tình
trạng ba phải, dễ dãi, không có năng lực phân biệt đúng sai. Thao tác lập luận
bác bỏ có thể giúp học sinh mài sắc tư duy phê phán của mình. Bác bỏ không
phải là việc cao xa, khó khăn, ngoài tầm của học sinh. Chỉ cần biết rèn luyện,

10


tuân theo các chỉ dẫn, có tri thức phong phú là có thể thực hiện được việc bác
bỏ các quan điểm, tư tưởng sai trái.
Việc rèn luyện kĩ năng viết văn, đặc biệt là kĩ năng làm văn nghị luận
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề cập tới. Tuy nhiên, việc rèn kĩ năng
lập luận bác bỏ trong văn nghị luận là một vấn đề khá mới. Trong quá trình
dạy học đa số các giáo viên chú ý tới việc vận dụng kết hợp các thao tác lập
luận trong làm văn nghị luận chứ chưa chú ý sâu sắc tới việc rèn một kĩ năng
lập luận cho học sinh.
Căn cứ vào những công trình đã nghiên cứu và đặc biệt là thông qua
thực tế giảng dạy và khả năng nhận thức của học sinh, luận văn xin đề xuất
một số những cách thức rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác
bỏ trong làm văn nghị luận.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận
Khi triển khai vấn đề này chúng tôi có mong muốn lớn nhất là rèn
luyện cho học sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận
một cách linh hoạt, thuần thục và hiệu quả nhất. Để từ đó giúp học sinh nâng
cao và hoàn thiện kĩ năng lập luận nói chung và kĩ năng lập luận bác bỏ nói
riêng. Hơn nữa, học sinh biết cách sử dụng tổng hợp các thao tác và các kĩ
năng riêng lẻ đã được học tập để viết được một bài làm văn hoàn thiện.
Việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ giúp học sinh nâng cao năng lực tư

duy. Từ đó, học sinh phát huy được năng lực cá nhân, óc tư duy phê phán,
khả năng sáng tạo cũng như sự tự tin bộc lộ ý kiến riêng trước những vấn đề
văn học hay những vấn đề của đời sống xã hội. Đề tài của chúng tôi cũng có
mong muốn biến động lực học tập môn Ngữ văn thành động lực thực sự từ
bên trong của mỗi cá nhân học sinh để học sinh cảm thấy thực sự hứng thú và
say mê.

11


3.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như khắc phục những hạn chế,
thiếu sót của giáo viên khi dạy học phần Làm văn
Quá trình dạy học là sự tương tác giữa người dạy và người học.
Muốn cho việc học của học sinh đạt được những hiệu quả như ý muốn, đòi
hỏi người thầy cũng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp. Mỗi
giáo viên phải tự trau dồi chuyên môn, suy nghĩ tìm tòi những hướng đi,
cách làm có hiệu quả trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức Làm
văn cũng như giúp học sinh rèn luyện hình thành các kĩ năng làm văn một
cách hiệu qủa nhất.
Việc thực hiện đề tài này cũng nhằm giúp giáo viên tự chuẩn hoá lại
kiến thức làm văn, có thể giúp giáo viên khắc phục những hạn chế, thiếu xót
trong công tác giảng dạy của mình. Từ đó, giúp giáo viên có ý thức đầy đủ
hơn về yêu cầu của việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận
của học sinh. Và mục đích cao nhất mà mỗi người giáo viên luôn hướng tới là
đào tạo ra những con người có tri thức, có phương pháp, kĩ năng làm việc,
thực sự bản lĩnh, tự tin, sáng tạo làm chủ tương lai của mình.
3.3. Nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng học
tập của học sinh trong việc dạy và học làm văn nghị luận
Việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ là một phần rất quan trọng trong rèn
kĩ năng làm văn nghị luận. Công việc này giúp thêm một phần vào việc nâng

cao hiệu quả dạy học của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh đối với
phân môn làm văn. Từ đó, giúp bước đầu xoá bỏ tình trạng thờ ơ, chán ghét
của một bộ phận học sinh đối với bộ môn này. Giúp cho học sinh và cả bản
thân giáo viên có thể nối liền khoảng cách văn chương và đời sống, biến
những kiến thức sách vở trở nên sinh động trong cuộc sống đời thường, khả
năng ứng dụng trong thực tế sinh động và linh hoạt hơn. Ví như kĩ năng lập
luận bác bỏ ứng dụng trong những cuộc tranh luận, thảo luận về những vấn
đề văn học hay những vấn đề của cuộc sống xã hội. Học sinh có khả năng

12


ứng biến linh hoạt, khả năng tư duy ngôn ngữ nhanh nhạy và hùng biện
thông minh. Đó cũng là mục đích cao nhất của mọi hoạt động giáo dục
trong nhà trường.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, luận văn của chúng tôi mong muốn thực những nhiệm
vụ quan trọng sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Đề xuất một số cách rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị
luận ở lớp 11 THPT.
- Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị
luận.
- Tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện
pháp đề xuất.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng của những điều tra dạy học thực nghiệm được tiến hành ở
một số lớp 11 tại trường THPT Kinh Môn II, Hải Dương. Đây là đối tượng
khá thuận lợi cho việc tiến hành thực nghiệm sư phạm với đề tài rèn luyện
cho học sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh trong làm văn nghị

luận. Ở lứa tuổi này tuy các em chưa trưởng thành như những học sinh khối
lớp 12 nhưng các em cũng không còn non nớt , bỡ ngỡ như học sinh lớp 10.
Các em đã có thể có những suy nghĩ khá thấu đáo về những vấn đề văn học
hay những vấn đề về đời sống xã hội, từ đó các em tự tin thể hiện những suy
nghĩ của riêng mình hay phát biểu những ý kiến mang tính cá nhân độc lập và
có chính kiến.
Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn tập trung vào việc dạy học một số
giờ lí thuyết và thực hành về thao tác lập luận bác bỏ, giờ trả bài, hay các giờ
đọc văn. Để từ đó giúp học sinh hình thành những kĩ năng lập luận bác bỏ cơ
bản và vận dụng kĩ năng đó vào việc hoàn thiện bài làm văn cụ thể.

13


Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn chú ý tới năng lực viết văn của học
sinh được nhìn trên khả năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng thao tác lập
luận bác bỏ. Đó là kĩ năng vận dụng cao của học sinh để tiến tới hoàn thiện kĩ
năng lập luận bác bỏ nói riêng và kĩ năng làm văn nghị luận nói chung.
6. Phạm vi nghiên cứu
Để viết được bài nghị luận có chất lượng người học sinh cần phải rèn
luyện rất nhiều các kỹ năng. Luận văn này tập trung vào vấn đề rèn luyện cho
học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận. Đây được
coi là một bộ phận không thể thiếu trong kĩ năng làm văn nghị luận.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng tổ hợp các
phương pháp nghiên cứu có nhiều thuận lợi và hiệu quả sau đây:
7.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp
để nghiên cứu phân tích những vấn đề như phân tích tâm lí học sinh, phân tích
năng lực cá nhân của học sinh lớp 11, phân tích những đặc trưng của văn nghị

luận, đặc biệt là phân tích thao tác lập luận bác bỏ và tác dụng của nó trong
làm văn nghị luận cũng như những ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp điều tra, khảo sát là một phương pháp quan trọng trong
việc tiến hành nghiên cứu đề tài này. Bởi lẽ, phương pháp điều tra khảo sát
giúp cho chúng ta có những số liệu cụ thể mang tính khoa học và thuyết phục
dẫu rằng chúng ta đã tiến hành những thực nghiệm sư phạm hiệu quả trước
đó. Ví như khi điều tra thực tế về khả năng vận dụng kĩ năng lập luận bác bỏ
vào trong bài văn nghị luận của học sinh, có tới 90% học sinh có sử dụng lập
luận bác bỏ vào trong bài làm của mình, con số đó rõ ràng đã nói lên rất nhiều
về tính hiệu quả của việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh làm văn
nghị luận.

14


7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng nên sử dụng phương pháp
thực nghiệm này, bởi vì thực nghiệm sẽ là phương pháp giúp kiểm tra hướng
đi, hay những đề xuất trong đề tài một cách chính xác và hiệu quả nhất. Kĩ
năng lập luận bác bỏ được tiến hành theo các bước cụ thể như thế nào và kĩ
năng đó có tác dụng ra sao đối với việc tạo lập văn bản, với việc phát biểu ý
kiến của học sinh,… Tất cả những vấn đề đó phải được thể hiện qua những
thực nghiệm sư phạm thì mới có tác dụng kiểm chứng.
7.4. Phương pháp thống kê
Ngoài những phương pháp kê trên, chúng tôi còn sử dụng phương
pháp thống kê so sánh. Đây là phương pháp khá quan trọng trong quá trình
nghiên cứu đề tài bởi lẽ việc thống kê so sánh đã đem lại những cứ liệu, dẫn
chứng. Và đó là những cơ sở cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu, phát hiện ra
những cách thức con đường, gợi mở giải pháp giúp học sinh thuận lợi hơn khi

sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
8. Dự kiến đóng góp của luận văn
8.1. Về lý luận
- Hệ thống hoá những tiền đề về lí luận bác bỏ.
- Góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học Làm
văn THPT.
8.2. Về thực tiễn
- Đề xuất các cách thức rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị
luận cho học sinh THPT.
- Giúp giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học Làm
văn nghị luận.

15


9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Tổ chức rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong bài làm
văn nghị luận ở lớp 11 trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

16


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động của tư duy

1.1.1.1. Về tư duy
* Tư duy:
Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và
phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng,
khái niệm, phán đoán và suy lí.
Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh
thần, đem những cảm giác của con người sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua
hoạt động vật chất, làm cho con người có nhận thức đúng đắn về sự vật và
ứng xử tích cực với nó.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách
khoa, Hà Nội, 2005): Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức
một cách đặc biệt - bộ não người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách
quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lí luận .v.v...
Tư duy là một hoạt động nhận thức không thể thiếu trong sự tồn tại và
phát triến của xã hội loài người. Trong quá trình phát triển của mình con
người không chỉ tư duy nhằm giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt
ra mà còn tiến hành tư duy nhằm lĩnh hội tri thức và phát triển nhân cách của
mình, trên cơ sở đó đóng góp kết quả hoạt động của mình vào kho tàng văn
hoá xã hội của nhận loại. theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động nhận
thức của con người diễn ra theo một quá trình đi từ nhận thức cảm tính đến
nhận thức lí tính: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng đến hoạt động thực tiễn là một quá trình nhận thức chân lí, nhận
thức hiện thực khách quan" (Lê-nin). Tâm lí học cho rằng: "Tư duy là một
quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ
17


có tính quy luật của sự việc và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà ta
chưa biết" (Phạm Minh Hạc-chủ biên, Tâm lí học tập 2, Nxb Giáo dục, 1989).
Như vậy tư duy nằm trong giai đoạn nhận thức lí tính, nó là sự phản ánh một

cách gián tiếp khái quát hiện thực khách quan vào bộ não của con người được
thể hiện trong quá trình hoạt động thực tiễn. Tư duy nảy sinh trên cơ sở của
nhận thức cảm tính, những vượt xa giới hạn của nhận thức cảm tính. Tư duy
phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của
hàng loạt sự việc, hiện tượng đồng thời nhờ tư duy con người tìm kiếm cái
mới để tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới.
Rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 trong bài làm
văn nghị luận là một hoạt động có mối liên hệ trực tiếp tới các hoạt động tư
duy, tới vấn đề lôgic và đó là một hoạt động mang tính trí tuệ cao.
1.1.1.2. Về lập luận
* Lập luận
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc)
đến một kết luận nào đó mà người viết (nói) muốn đạt tới.
Lập luận được định nghĩa rất khác nhau tùy theo ngữ cảnh của hiểu biết
về lí tính như là một hình thức của tri thức. Định nghĩa lôgic là hành động sử
dụng lí tính để rút ra một kết luận từ các tiền đề nhất định bằng cách sử dụng
một phương pháp luận cho trước, và hai phương pháp tường minh được sử
dụng rộng rãi nhất để đạt đến kết luận là lập luận suy diễn và lập luận quy
nạp. Tuy nhiên, trong các ngữ cảnh triết học lí tưởng, lập luận là quy trình trí
óc đem lại cho sự tưởng tượng, tri giác, ý nghĩ, và cảm giác của ta bất cứ cái
gì có thể hiểu được mà những hành vi trí óc kia có thể hàm chứa; và do đó
liên hệ trải nghiệm của ta với ý nghĩa toàn thể. Chi tiết cụ thể của các phương
pháp lập luận là mối quan tâm của các ngành như triết học, lôgic, tâm lý học,
và trí tuệ nhân tạo.

18


* Các kiểu lập luận
Lập luận suy diễn là lập luận cho trước các tiền đề đúng, kết luận phải

được rút ra từ đó và nó không thể sai. Trong kiểu lập luận này, kết luận là cố
hữu trong các tiền đề. Do đó, lập luận suy diễn không làm tăng cơ sở tri thức
của ta và được coi là không có tính mở rộng. Các ví dụ cổ điển về lập luận
suy diễn đã có trong các tam đoạn luận như dưới đây:
1. Con người không bất tử.
2. Socrates là một con người.
3. Do đó, Socrates không bất tử.
Lập luận quy nạp, nếu các tiền đề đúng thì kết luận được rút ra với một
xác suất đúng nào đó. Phương pháp này có tính mở rộng, do nó tạo thêm
thông tin bên ngoài những gì đã được hàm chứa trong chính các tiền đề. Ví dụ
cổ điển sau đây là của David Hume:
1. Từ xưa đến nay, Mặt Trời vẫn mọc ở đằng Đông.
2. Do đó, ngày mai Mặt Trời cũng sẽ mọc ở đằng Đông.
Lập luận loại suy, hay suy luận để tìm ra cách giải thích tốt nhất.
Phương pháp này phức tạp hơn về cấu trúc và có thể dùng đến cả các luận cứ
quy nạp và suy diễn. Đặc điểm chính của loại suy là phương pháp này ủng hộ
một kết luận bằng cách chứng minh rằng các lời giải thích khác là sai, hoặc
chứng minh khả năng xảy ra của kết luận được ủng hộ, với một tập hợp các
giả thuyết gây tranh cãi được cho trước.
Phép tương tự là lập luận bằng tương tự đi từ trường hợp cụ thể này tới
trường hợp cụ thể khác. Kết luận của một phép tương tự chỉ là có thể đúng
(plausible). Lập luận bằng tương tự rất thường gặp trong nhận thức thông
thường, khoa học, triết học và khoa học nhân văn, nhưng đôi khi chỉ được
chấp nhận như là một phương pháp bổ trợ, hay một cách tiếp cận được cải
tiến là lập luận dựa trên tình huống về các suy luận bằng phương pháp
tương tự.

19



1.1.2. Bác bỏ với tư cách là một thao tác lập luận
1.1.2.1. Khái niệm bác bỏ và thao tác lập luận bác bỏ
Theo từ điển Tiếng Việt, bác bỏ là bác đi, gạt đi, không chấp nhận.
Bác bỏ ý kiến. Bác bỏ luận điệu vu khống. Dự án bị bác bỏ.
Lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ
những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... Từ đó, nêu ý kiến
đúng của mình để thuyết phục nghe. Có thể bác bỏ lập luận bằng cách bác bỏ
luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
Muốn bác bỏ hiệu quả, có sức thuyết phục, ta cần nắm vững thao tác
lập luận bác bỏ, cần diễn đạt rành mạch, sáng sủa, uyển chuyển để người có
quan điểm, ý kiến sai lệch và người nghe, người đọc dễ tiếp nhận, tin theo.
1.1.2.2. Các phương pháp bác bỏ
* Các phương pháp bác bỏ trong biện luận
- Bác bỏ bằng lôgíc
Lôgíc là khoa học nhiên cứu các quy luật và hình thức của tư duy,
nghiên cứư sự suy luận đúng đắn. Bên cạnh đó, lôgíc còn thể hiện trật tự chặt
chẽ, tất yếu giữa các hiện tượng, sự gắn bó giữa các ý hay cách suy luận chặt
chẽ. Do vậy, bác bỏ bằng lôgíc là gạt đi, không chấp nhận ý kiến sai lầm dựa
trên sự hiểu biết và vận dụng những suy luận đúng đắn, sự chặt chẽ, tất yếu
giữa các hiện tượng, giữa các ý. Stalin đã từng nhận định về lời biện luận của
Lê-nin rằng: "Lúc đó, điều khiến tôi khâm phục chính là sức mạnh lôgíc
không thể chiến thắng nằm trong lời diễn thuyết của người. Sức mạnh lôgíc
này tuy có khô khan, nhưng nó lại tóm chặt lấy người nghe, từng bước từng
bước làm xúc động, và cuối cùng thì cầm tù người nghe, không từ một ai. Tôi
còn nhớ lúc đó có rất nhiều đại biểu nói: "Lôgíc trong bài nói của Lê-nin
khác nào những xúc tu vạn năng, sẽ kẹp chặt lấy anh từ mọi phía bằng kìm,
khiến anh không thể thoát khỏi. Nếu anh không đầu hàng, sẽ thất bại hoàn
toàn" [9, 50].

20



Bác bỏ bằng lôgíc rất đa dạng, phong phú, nhưng cốt lõi nhất vẫn là
dựa vào những quy luật tất yếu của nhận thức và tuy duy để công kích đối
phương trong các loại tranh luận và giao tiếp đời thường.
Bác bỏ bằng lôgic có rất nhiều cách như vạch trần mâu thuẫn, phép
phản bác phản chứng, lấy luận cứ chứng minh tại chỗ...
- Bác bỏ bằng nghệ thuật ngôn từ
Ngôn ngữ vốn là vỏ của tư duy, xưa nay ngôn ngữ được sử dụng như
thứ vũ khí lợi hại trong tranh luận, bác bỏ một vấn đề sai lầm nào đó. Ngôn
ngữ được sử dụng biến hoá khôn lường trong nghệ thuật hùng biện. Có người
nhận xét rằng: Khổng Tử thì lời ngắn ý xa, dẫn dắt ra từng bước từng bước
theo tầng tầng lớp lớp. Mạnh Tử thì sắc lạnh tài hoa, khí lớn ào ạt. Trang Tử
thì mặc sức tung hoành, dạt dạo sóng vỗ. Hàn Phi thì biện bác tâm lí, thấu tình
đạt lí...Các bậc thầy đó ba tấc lưỡi vừa uốn lên thì lời vàng ý ngọc, hào quang
muôn toả.
Cách bác bỏ bằng ngôn từ rất đa dạng như: Hỏi khéo đối phương, phát
vấn, hỏi để chặn hỏi, biết rõ mà vẫn hỏi...
- Bác bỏ bằng mưu chước
Mưu chước là kết tinh trí tuệ con người hàng ngàn năm đấu tranh với
thiên nhiên, với xã hội; là hạt minh châu sáng nhất trong kho tàng tri thức loài
người. Mưu chước có thể khiến bạn cứ cười cười nói nói mà vẫn đánh bại kẻ
địch, khiến bạn nhẹ nhàng đạt được chiến thắng trong những cuộc tranh luận
gay go. Bác bỏ sai lầm của đối phương không chỉ bằng ngôn ngữ trơn tru,
bằng lôgic chặt chẽ mà phải bằng cả mưu kế đầy trí tuệ.
Bác bỏ bằng mưu chước có thể sử dụng các cách như: Khéo khen, gậy
ông đập lưng ông, khích tướng, giỏi mà như dốt...
- Bác bỏ bằng vạch trần nguỵ biện
Nguỵ biện là luận chứng như đúng mà lại sai cho một sự giả dối. Chân
lí vẫn thường đối lập với giả dối, nơi có sự giả dối cũng thường có hình bóng


21


của sự nguỵ biện. Muốn không bị thất bại trong những cuộc tranh luận thì
luôn phải chuẩn bị cho mình một khả năng nhận biết và phân tích nhạy bén
với nguỵ biện.
Có một số cách nguỵ biện thường gặp như: đánh tráo khái niệm, đánh
tráo luận đề, gây rối để chiến thắng, tráo đổi trọng tâm...
* Các phương pháp bác bỏ trong văn nghị luận
- Bác bỏ luận điểm
Bác bỏ luận điểm là chỉ ra sự sai lầm của luận điểm qua hai phương
thức chính là dùng thực thế và dùng suy luận.
Dùng thực tế để bác bỏ tức là tìm ra những điểm trái với thực tế đời
sống. Ví dụ, nghiên cứu về Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa đã đưa ra nhận
định: "Nó chứa chan một chất tàn héo, tiêu ma...Cái đẹp của Truyện Kiều
ngày nay chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được".
Luận điểm này có hai điểm chưa thoả đáng: Thứ nhất, chất thơ của Truyện
Kiều tràn ngập sự tàn héo; thứ hai, chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới
thưởng thức được Truyện Kiều. Bác bỏ ý kiến này, có thể chỉ ra, trong thực tế
của tác phẩm, chất thơ chứa chan của Truyện Kiều không phải là sự tàn héo,
mà là tình yêu và nỗi đau về phẩm giá con người; và nhận định đó trái với
thực tế đời sống, bởi những người có chí tiến thủ, không chịu thụt lùi cũng
đều yêu mến Truyện Kiều.
Dùng phép suy luận để làm cái sai của luận điểm cần phải bác bỏ được
bộc lộ đầy đủ.
Ví dụ: Để bác bỏ luận điểm “cái đẹp của Truyện Kiều ngày nay chỉ
những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được" (Nguyễn Bách
Khoa), có thể suy luận như sau: Nếu luận điểm “chỉ những tâm hồn muốn thụt
lùi mới có thể thưởng ngoạn được” cái đẹp của Truyện Kiều là đúng, thì phần

đông người dân Việt Nam, những người hẳn là không muốn thụt lùi, sẽ quay
lưng lại với Truyện Kiều. Nhưng sự thực không phải như vậy!

22


×