Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng và điều trị rối loạn lipid máu ở người trưởng thành tại phường Vĩnh Ninh và Trường An, thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 55 trang )

1

Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian 4 năm học tại Trường Đại học Y Dược Huế,
thực tập tại Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Huế, tôi đã học hỏi, tích lũy được những
kiến thức, kỹ năng cơ bản và những kinh nghiệm quý báu từ những
người thầy tận tâm với thế hệ trẻ. Nay đã hoàn thành khóa học và hoàn tất
luận văn này, tôi xin chân thành và bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban Giám Hiệu, Ban Giám Đốc Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Huế.
Ban Giám Đốc Bệnh viện Trung Ương Huế.
Ban chủ nhiệm, quý thầy cô trong bộ môn tổ chức và quản lý y tế
Trường Đại học Y Dược Huế
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS.BSCKII Đòan
Phước Thuộc, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Phòng đào tạo
đại học, thư viện Trường Đại Học Y Dược Huế.
Và trên hết, con xin gửi lòng biết ơn vô hạn và sự kính trọng đến cha mẹ
đã có công sinh thành dưỡng dục con nên người, giúp đỡ con về tinh thần và vật
chất trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn bạn bè luôn bên cạnh và chia sẻ cùng tôi trong thời gian
học tập tại trường
Huế, tháng 5 năm 2010
Trương Thị Thu Nga


2

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu nghiên cúu trong luận
văn này là của riêng tôi, trung thực, chính xác và chưa được
công bố ở bất cứ nơi nào.

Tác giả luận văn

Trương Thị Thu Nga


3

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BMI

:Chỉ số khối cơ thể

BMV

:Bệnh mạch vành

HA

:Huyết áp

HDL-c

:Lipoprotein tỷ trọng cao

LDL-c


:Lipoprotein tỷ trọng thấp

NMCT

:Nhồi máu cơ tim

RLLM

:Rối lọan Lipid máu

VLDL

:Lipoprotein tỷ trọng rất thấp

XVĐM

:Xơ vữa động mạch

Apo

:Apoprotein

TG

: Triglycerid

TBMMN

:Tai biến mạch máu não



4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu là vấn đề sức khoẻ của các quốc gia trên thế giới, vì rối
loạn lipid máu gây nên tình trạng xơ vữa mạch máu và bệnh mạch vành. Làm
sao để dự phòng, phát hiện sớm và điều trị sớm được đặt ra trong chiến lược
chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Rối loạn lipid máu ít có biểu hiện triệu chứng rõ rệt nhưng rất nguy hiểm
bởi nhiều hậu quả khó lường trước được [1], [10], [23], [27]. Đó là bệnh về tim
mạch, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước công
nghiệp phát triển chiếm tỷ lệ khá cao (cụ thể do xơ vữa động mạch 32%, do tai
biến mạch máu não 13% ...) Vấn đề được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng ở các
nước đang phát triển, kể cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ở Việt Nam với
bệnh xơ vữa động mạch có các biểu hiện như suy vành, đột tử, nhồi máu cơ tim,
nhồi máu não. Song song những bệnh lý‎ đó hiện tượng thừa cân ở tuổi trẻ, rối
loạn lipd máu ở phụ nữ tuổi mãn kinh và bệnh Đái tháo đường.. trước đây ít gặp,
hiện nay có xu hướng tăng và tăng nhanh. Đây là vấn đề đáng lo ngại cho sức
khỏe [1], [6], [10], [13], [15], [26].
Rối loạn lipid máu là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh mạch vành nhưng
chưa được truyền thông giáo dục sức khỏe rộng rãi [29]. Điều trị và dự phòng rôí
loạn lipid máu để giãm nguy cơ bệnh mạch vành.
Do đó điều trị và dự phòng rối loạn lipid máu bằng cách thay đổi thói quen
ăn uống và luyện tập thể dục, bỏ thuốc lá, giảm cân là vấn đề vô cùng quan trọng
ít tốn kém, không gây hại và hiệu quả cao.
Để có những giải pháp dự phòng rối loạn lipid máu cụ thể cần nghiên cứu
kiến thức và thói quen ăn uống, hoạt động thể lực của người dân.



5

Chính vì vậy nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu kiến
thức, thái độ và hành vi dự phòng và điều trị rối loạn lipid máu ở ngƣời
trƣởng thành tại phƣờng Vĩnh Ninh và Trƣờng An, thành phố Huế"
Nhằm mục tiêu:
1. Tìm hiểu về kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng và điều trị rối loạn
lipid máu ở người từ 20 tuổi trở lên tại phường Trường An và Vĩnh Ninh thành
phố Huế.
2. Xác định mối liên hệ giữa kiến thức rối loạn lipd máu với hành vi xét
nghiệm dự phòng và điều trị


6

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1.1.1. Trên thế giới
Rối loạn máu chiếm 3/4 dân số thế giới, được gọi là hiện tượng thừa mở
[2]. Những nghiên cứu liên quan giữa RLLM và bệnh động mạch vành đã cho
thấy rõ rằng tỷ lệ tử vong và thương tật do bệnh động mạch vành gắn liền với tỷ
lệ tăng cholesterol máu của cộng đồng. Các nghiên cứu dịch tễ học quan sát
được thực hiện rất sớm. Ngay từ những năm 1960, 1970 đã có những công trình
nghiên cứu lớn được công bố.
Theo Lê Văn Bàng “Ở Hoa Kỳ hằng năm có tới 11 triệu người bị bệnh
động mạch vành gây tử vong khoảng 500.000 trường hợp mỗi năm” [3]. Châu
Minh Đức, Phạm Thị Mai, Đặng Văn Phước cho biết “ Xơ vữa động mạch là
nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tử vong ở các nước
phát triển. Ở Mỹ một khảo sát dân số cho thấy rằng 60 triệu người trưởng thành

hiện đang bệnh tim mạch do XVĐM chiếm 42% các trường hợp tử vong hàng
năm” [10]. “Ước tính mỗi năm có khoảng 17 triệu người chết vì nguy cơ tim
mạch, khoảng 50% số người tử vong tại Châu Âu. Đó là một thách thức quan
trọng đối với toàn cầu”[11].
“Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ có tới 37 triệu người Mỹ và 47 triệu người
Châu Á có rối loạn lipid máu ở mức cần thiết phải điều trị” [17].
1.1.2. Ở Việt Nam
Hội tim mạch học Việt Nam đã khuyến cáo về rối loạn lipid máu (RLLM)
là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch (XVĐM). Từ
đó đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cho nên đã có
một số thay đổi trong điều trị. Bệnh lý động mạch vành và các bệnh lý xơ vữa


7

động mạch là nguyên nhân tử vong chính ở các nước phát triển và đang có xu
hướng tăng ở các nước đang phát triển[10], [17]. Sự rối loạn lipid máu trong
bệnh xơ vữa động mạch đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học
quan sát, thực nghiệm và cả công trình nghiên cứu - tiền cứu can thiệp[3], [4],
[16], [29].
Ở Việt Nam có những nghiên cứu cho thấy rằng RLLM là một vấn đề
thường gặp ở cộng đồng và nhất là ở các đối tượng đã có bệnh động mạch vành
(BĐMV) rồi. Theo nghiên cứu của Phạm Hữu Tài tỷ lệ người bệnh mạch vành
có RLLM là 56 - 68%[19]. Vì vậy RLLM là một vấn đề rất thường gặp và rất
trầm trọng. Qua nghiên cứu của Nguyễn Đào Dũng, Lê Thị Hồng Nga và cộng
sự, về mối liên quan giữa lipid máu và huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp
nguyên phát là sự rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp chiếm cao hơn
[8], [18].
1.2. LIPID MÁU VÀ RỐI LOẠN LIPID MÁU
1.2.1. Đại cƣơng về lipid máu

Lipid máu là axit béo, triglycerid, cholesterol … lipid và các thành phần có
cấu trúc giống lipid hiện diện trong các tổ chức và thể dịch của cơ thể con người
và động vật. Trong cơ thể được tạo thành một phần (lipid ngoại sinh) nhờ sự tiêu
hoá và hấp thu vận chuyển từ thức ăn, một phần (lipid nội sinh) từ quá trình sinh
tổng hợp trong cơ thể .Về cấu tạo hóa học, lipid là những sản phẩm ngưng tụ của
các chất acid béo và alcol, lipid hiện diện trong cơ thể gồm:
- Lipid của tế bào: lipid trong tế bào gồm 2 thành phần:
+ Lipid cấu trúc là thành phần của màng tế bào
+ Các thành phần khác trong tế bào và lipid trung tính được dự trữ trong
các tế bào lipid, khi nhịn đói cơ thể sẽ huy động lipid dự trữ nhưng vẫn duy trì
được cấu trúc lipid.


8

- Lipid huyết tương: lipid huyết tương bao gồm cholesterol tự do,
cholesterol ester hóa, triglycerid, phospholipide. Cholesterol là yếu tố cơ bản
của màng tế bào, là cơ chất cốt lõi trong sự tổng hợp acid mật tại gan và các
hormon steroid. Triglycerid là năng lượng chính từ máu đến tế bào. Do thuộc
tính hoà tan đặc biệt, bản thân các phân tử lipid không thể lưu hành tự do trong
huyết tương, chúng được chứa trong các hạt ngưng kết có tên gọi là lipoprotein,
cholesterol este và triglycerid nằm bên trong lõi của hạt được bảo vệ với môi
trường chứa dịch. Mỗi hạt lipoprotein có chứa ít nhất là một apoprotein: trong
đó apoprotein là chất để nhận dạng, lipid di chuyển trong máu là nhờ lipoprotein
[7] [27].
1.2.2. Vai trò của lipid trong cơ thể
Lipid máu lưu hành dưới 2 dạng chính:
- Lipid đơn như cholesterol, axit béo bảo hoà, axit béo đơn và đa không bảo
hoà
- Lipid phức gồm cholesterol ester hóa, triglycerid và phospholipid

Vai trò năng lượng: Đây là vai trò quan trọng nhất vì cung cấp năng lượng
cao nhất (9Kcal/gam), năng lượng không sẵn có mà được dự trữ dưới dạng
triglycerid dự trữ.
- Vai trò tạo hình: Lipid là thành phần cơ bản của màng lỏng của tất cả các
tế bào, màng nhân, màng ty thể. Lipid và các sản phẩm chuyển hoá tạo ra nhiều
chất có hoạt tính sinh học như hormon sinh dục, hormon vỏ thượng thận, acid
mật, muối mật, tiền vitamin D…[7], [27].
1.2.3. Nhu cầu về lipid
Nhu cầu về lượng chưa được xác định rõ ràng chính xác.
Nhu cầu về chất: cần acid béo chưa bảo hòa, trong chế độ ăn. Khuyên nên có
20 – 30% tổng số lipid có nguồn gốc thực vật. Tỷ lệ giữa các acid béo trong khẩu


9

phần nên có 10% dầu thực vật (acid béo chưa no) có nhiều nối đôi; 30% mở
động vật (acid béo no)và 60% acid oleic [27].
Hiện nay xu hướng có thói quen dùng nhiều lipid hơn nhu cầu. Lipid bao
gồm nhiều chất: acid béo bảo hòa như acid palmitic (C15), acid Stearic (C17)
với công thức chung là CnH2n+1COOH. Cholesterol có nhiều trong lòng đỏ trứng
gà và dầu gan cá, có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch. Ăn nhiều acid bảo
hòa làm dễ xơ vữa động mạch.
Mỡ thực vật chứa nhiều acid béo chưa bảo hòa như acid oleic (C18), acid
linoleie (C18) với công thức tổng quát là CnH2n+1COOH khi có một dấu nối đôi,
CnH2n-3COOH khi có hai dấu nối đôi ... ăn nhiều acid béo chưa bảo hòa làm
giảm lượng cholesterol làm hạn chế chứng xơ vữa động mạch [7] [27].
Thay đổi nhu cầu về lượng lipid: tăng nhu cầu khi cần chống lạnh, giảm
nhu cầu khi cần giảm cân như ở người béo phì.
1.2.4. Chuyển hóa lipid
Mỡ ăn vào chủ yếu là triglycerid dưới sự xúc tác enzym lipase TG

(triglycerid) bị phân hủy thành acid béo, glycerol và monoglycerid. Tại tế bào
màng nhầy ruột, hầu hết acid béo và monoglycerid được tái tổng hợp thành
triglycerid rồi kết hợp với apo B48, phospholipid và cholesterol để tạo thành
dưỡng trấp gọi là (chylomicron). Chylomicron được hấp thu vào mạch bạch
huyết rồi qua ống ngực đổ vào tuần hoàn chung. Riêng acid béo chuỗi ngắn (C
dưới 12) glycerol được hấp thu trực tiếp vào tĩnh mạch cửa. Ở tuần hoàn ngoại
biên chylomicron trao đổi apo với các lipoprotein khác từ HDL (Lipoprotein tỉ
trọng cao) một phần TG của chylomicronphân huỷ tạo năng lượng cho cơ sử
dụng một phần TG trở nên đậm đặc nhỏ đi tạo thành remnant tới gan. Tại gan, tế
bào gan thu nhận acid béo tự do từ hạt dưỡng trấp và từ mô mỡ, tổng hợp thêm
acid béo từ các mẫu acetyl-CoA, rồi kết hợp với glycerol phosphat để tạo TG:
sau đó kết hợp triglycerid với apo B100, phospholipid và cholesterol đưa vào


10

máu dưới dạng VLDL (Lipoprotein tỷ trọng rất thấp). Apo(a) do gan tạo, kết
hợp với apo B100 nhận thêm cholestrol tạo thành LDL- c hình thành lipoprotein
khi lipoprotein tăng thì liên quan đến tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. LDL- c
có vai trò mang cholesterol vào trong tế bào chủ yếu là thành các động mạch.
HDL- c có vai trò chính thu nhận cholesterol thừa ở các tế bào ngoại vi đưa đến
gan để thoái hoá. Do đó tăng LDL- c hoặc giảm HDL- c liên quan đến chứng xơ
vữa động mạch [7], [27].
1.2.5. Cân đối về lipid
Ngoài tỷ lệ năng lượng lipid so với tổng số năng lượng, cần phải tính cân
đối giữa chất béo động vật và thực vật trong khẩu phần. Theo nhiều tác giả, chế
độ ăn nên có 20 - 30% (1/3) tổng số lipid có từ thực vật. Về tỷ lệ giữa các acid
béo, trong khẩu phần nên có 10% các acid béo chưa no có nhiều nối đôi, 30%
acid béo no và 60% acid oleic. Nếu thay đổi hoàn toàn mỡ động vật bằng các
dầu thực vật là không hợp lý vì các sản phẩm oxy hóa (perocid) của các acid béo

chưa no là những chất có hại đối với cơ thể [8], [30].
1.2.6. Rối loạn lipid máu và bệnh lý tim mạch
Rối loạn lipid máu là tình trạng thay đổi bất thường một số thành phần lipid
huyết tương của bệnh nhân. Rối loạn mỡ trong máu là tăng thành phần mỡ gây
tác hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cho cơ thể [1], [4], [10].
Trong huyết tương động vật có xương sống, chất lipid như cholesterol,
triglycerid ... được vận chuyển trong máu dưới dạng các lipoprotein vì thế rối
loạn lipid máu là nguy cơ hàng đầu của bệnh lý mạch máu. Có 99% tăng
lipoprotein máu gây xơ vữa động mạch. Mỡ trong máu tồn tại dưới 2 dạng chính
là cholesterol và triglycerid.
Cholesterol không phải là chất hoàn toàn gây hại cho cơ thể. Chúng ta
không thể sống được nếu không có cholesterol. Chứng tỏ nếu thiếu cholesterol
cũng nguy hiểm và thừa cholesterol cũng nguy hiểm. Cholesterol là thành phần


11

cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tốt trong cơ
thể. Ngoài ra, gan còn dùng cholesterol để sản xuất ra acid mật giúp ta tiêu hóa
thức ăn [7], [27].
Cholesterol có 2 nguồn gốc
- Từ thức ăn hàng ngày trong thịt, mỡ, trứng ... chiếm 20% nhu cầu
cholesterol trong cơ thể.
- Do gan tạo ra chiếm 80%. Gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ những
chất khác như đường, đạm.
Chứng tỏ rằng, có nhiều người không ăn mỡ, trứng như những người ăn
chay trường lâu năm hoặc những người ốm vẫn bị rối loạn trong máu. Sự rối
loạn mỡ trong máu do việc rối loạn cholesterol ở gan. Cholesterol kết hợp với
LDL (được ký hiệu là LDL - C) là dạng cholesterol gây hại cho cơ thể, chúng
vận chuyển cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu, chúng có vai

trò quan trọng trong quá trình hình mãng xơ vữa động mạch. LDL là chất
thường xuyên di chuyển trong máu, khi quá tải thì làm xơ vữa động mạch.
Cholesterol kết hợp với HDL (được ký hiệu là HDL-c) là dạng cholesterol có lợi
cho cơ thể, chúng chống lại quá trình xơ vữa động mạch bằng cách mang
cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan. Sự tăng
triglycerid trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ vữa động
mạch. Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa 2 quá trình gây hại và bảo vệ [7],
[15], [16], [27].
1.2.7. Chẩn đoán rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng các thành phần lipid có hại cho cơ thể
như cholesterol toàn phần LDL cholesterol, triglycerid và giảm thành phần lipid
có lợi cho cơ thể HDL-c [ 7], [29].
Để xác định rối loạn lipid máu phải xét nghiệm bilan lipid máu.


12

Tăng mức cholesterol, hay đúng hơn, tăng LDL cholesterol (LDL-c) là
nguyên nhân chính của xơ vữa làm nghẽn mạch vành tim dẫn đến chứng đau
thắt ngực, nhồi máu cơ tim, chết đột tử và suy tim.
1.2.8. Phân loại rối loạn lipid máu
Bảng 2: Đánh giá Bilan lipid theo ATP III (2001) [7].
Thành phần
TC

HDL

LDL

TG


Nồng độ mg/dl(mmol/l)

Đánh giá nguy cơ

< 200mg/dl(5,2mmol/l)

Tốt

200 - 239mg/dl(5,2 - 6,2mmol/l)

Caơ giơí hạn

≥ 240mg/dl(6,2mmol/l)

Cao

< 40mg/dl(1mmol/l)

Thấp

> 60mg/dl( 1,6mmol/l)

Cao

< 100mg/dl(2,6mmol/l)

Tối ưu

100 - 129mg/dl(2,6 - 3,4mmol/l)


Gần tối ưu

130 - 159mg/dl(3,4 – 4,2mmol/l)

Cao giới hạn

160 – 189mg/dl( 4,2 – 5mmol/l)

Cao

≥ 190mg/dl( 5mmol/l)

Rất cao

< 150mg/dl(1,7mmol/l)

Bình thường

150 – 199mg/dl(1,7 - 2,3mmol/l)

Cao giới hạn

200 – 499mg/dl( 2,3 - 5,7mmol/l)

Cao

≥ 500mg/dl(5,7mmol/l)

Rất cao


1.3. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG RỐI LOẠN LIPID MÁU
1.3.1. Điều trị
Những người bị bệnh RLLM cần áp dụng ngay việc điều trị không dùng
thuốc, bao gồm hai điều cơ bản:
- Kiêng cử trong ăn uống: giảm ăn mỡ bảo hòa (mỡ động vật, bơ, dầu
dừa ...) nếu không kiêng được tuyệt đối thì tránh ăn quá 1/3 mỡ bảo hòa trong
nhu cầu chất béo hàng ngày. Giảm ăn các chất có chứa nhiều cholesterol như
phủ tạng động vật (não, bao tử, tim, gan ...). Riêng với lòng đỏ trứng gà tuy cũng


13

nhiều cholesterol nhưng đồng thời có nhiều lecithin là một chất điều hòa chuyển
hóa cholesterol trong cơ thể, do đó không nhất thiết kiêng hẳn mà có thể ăn 2-3
quả trứng một tuần. Đối với những người thừa cân thì cần thiết phải có chế độ
ăn uống để giảm cân: nên ăn rau quả tươi, uống nước chè xanh, không uống bia
rượu, không hút thuốc lá. Vì nó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và làm
tăng cholesterol xấu (LDL-c). [1], [7], [12], [23].
- Luyện tập thể dục thể thao: Cần có một chế độ luyện tập sao cho phù hợp
với sức khỏe của mỗi người, mỗi lần tập cố gắng đủ 30 - 45phút ở mức độ
không gắng sức, tập thường xuyên ít nhất 3 lần trong tuần. Tập thể dục thể thao
sẽ góp phần tăng tác dụng của việc ăn kiêng [7], [27], [30].
Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc đã được nêu trên
từ 4 - 5 tháng mà vẫn không cải thiện được tình trạng RLLM, tức là cholesterol
xấu (LDL-c) còn cao thì cần dùng thêm thuốc hạ mỡ trong máu [1], [7], [12],
[23].
1.3.2. Dự phòng
- Dự phòng tiên phát rối loạn lipid máu [1], [7], [23].
Dự phòng RLLM cơ bản là thay đổi thói quen ăn uống bao gồm:

+ Tăng cường hoạt động thể lực
+ Giảm dùng mỡ bão hòa và cholesterol
+ Kiểm soát cân nặng, để giảm mức ở cholesterol trong nhân dân và giảm
nguy cơ của bệnh mạch vành.
- Dự phòng thứ phát rối loạn lipid máu: Dự phòng thứ phát này cần phải có
2 bước đó là: thay đổi thói quen ăn uống và điều trị thuốc.
Vấn đề quan trọng nhất của thay đổi thói quen ăn uống là thành phần dinh
dưỡng của tiết thực, chất dinh dưỡng khuyến cáo dùng như sau:
+ Mỡ bão hòa

:

< 7% của tổng calo

+ Tổng chất mỡ

:

25 - 30%


14

+ Chất xơ

:

20 - 30g/ngày

+ Protein


:

15%

+ Cholesterol

:

< 200mg/ngày

Tổng calo cân bằng năng lượng vào và mất đi để duy trì cân nặng lý
tưởng[1], [3], [7], [27].
1.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN LIPID MÁU
1.4.1. Dinh dƣỡng và rối loạn lipid máu
Xã hội càng tiến bộ, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu sống của con người
càng đi lên. Do vậy vấn đề dinh dưỡng lại được con người cần phải có thái độ
đúng đắn đối với vấn đề ăn uống và hoạt động thể lực. Cần phải biết chế độ dinh
dưỡng như thế nào và thức ăn gì phù hợp với mình[1], [23], [24], [28].
Dinh dưỡng cân bằng hợp lý giúp cho cơ thể phát triển một cách cân đối.
Các chất dinh dưỡng này cơ thể không tự sản sinh ra mà cần phải được cung cấp
từ bên ngoài. Tùy thuộc vào thói quen sống, tuổi tác và giới tính mức độ chuyển
hóa dao động trong khoảng 1800-3000Kcal đối với nam giới và 1500-2500Kcal
đối với nữ giới trong mỗi ngày mỗi người cần có lượng Kcal như vậy.
Muốn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải tuân theo nguyên tắc ăn đủ
các chất và có tỷ lệ cân đối giữa các chất [1], [7], [23], [27].
* Phân loại và nguồn gốc các chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng chủ yếu là glucid (chất bột, đường); protid (chất đạm:
thịt, cá, đậu ...), lipid (chất béo: mỡ ...). Ngoài ra còn có nước, các vitamin và
các chất khoáng, nhưng chỉ có glucid, lipid và protid là các chất cung cấp năng

lượng cho cơ thể: 1gam glucid chứa 4kcal; 1gam protid cũng chứa 4kcal, nhưng
1gam lipid chứa 9kcal. Tức là 1gam mỡ cho kcal nhiều hơn 2 lần so với 1 gam
tinh bột hay 1 gam đạm [27].
Lipid chứa nhiều năng lượng và đem lại cho cơ thể nhiều chất không thể
thay thế được. Chất béo tham gia vào thành phần của các tế bào, các tổ chức mô,


15

tham gia vào nhiều chức năng sống quan trọng. Trong mỡ còn chứa nhiều
vitamin A, E, K, D. Vì vậy, ngay cả khi cơ thể bị thừa cân cũng không được
hoàn toàn không ăn mỡ. Nhu cầu về chất béo của cơ thể phụ thuộc vào tuổi, mức
độ hoạt động thể lực, khẩu phần ăn của người trung niên không nên quá 5060gam chất béo, trong đó khoảng 30% có nguồn gốc từ thực vật. Tỷ lệ phần
trăm năng lượng do chất béo cung cấp chiếm khoảng 20 - 25%. Chất béo được
chia ra thành mỡ đơn và mỡ kép. Dạng phổ biến nhất của mỡ đơn là triglycerid.
Triglycerid chiếm 95% trong khẩu phần mỡ hàng ngày và là dạng tích lũy của
mỡ trong cơ thể. Triglycerid được cơ thể sử dụng để cung cấp năng lượng cho
sự co cơ khi thực hiện bài tập thể dục. Cấu trúc cơ bản của triglycerid và acid
béo. Acid béo gồm hai loại là acid béo không no và acid béo no [7], [27].
1.4.2. Tập luyện và rối loạn lipid máu
Tập luyện có tác dụng giảm béo. Tập luyện các bài tập rèn sức bền thường
xuyên có hiệu quả giảm béo. Trong loại hình vận động này thì đi bộ nhanh là
phương pháp tập luyện giảm béo hiệu quả nhất, vì năng lượng khi đi bộ nhanh,
chủ yếu do quá trình phân hủy mỡ cung cấp (chiếm 60-80%) lượng mỡ thừa sẽ
được tiêu thụ nhanh hơn, giảm cân nhanh hơn. Đi bộ nhanh kết hợp với chế độ
ăn uống hạn chế các thức ăn có chứa nhiều kalo như thịt mỡ, đường, bánh kẹo
và cần tăng cường ăn rau, củ, quả, sẽ làm giảm cân nhanh. Quy trình luyện tập
thường là đi bộ nhanh 5 - 7 buổi/tuần, mỗi buổi 40-60 phút trong 4 - 6 tháng, rồi
sau đó dần dần chuyển sang tập luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ
để tăng cường phát triển chức năng của hệ thống tim mạch và hô hấp [1], [7],

[13], [23].
Tóm lại, biết phối hợp cân đối cả luyện tập đúng phương pháp và có thói
quen ăn uống hợp lý làm giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid ngăn ngừa các
bệnh tim mạch rất hiệu quả.


16

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên đang sinh sống tại phường
Vĩnh Ninh và Trường An thành phố Huế.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện từ tháng 10/2009
đến tháng 12/2009.
2.2.2. Cỡ mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
Được tính theo công thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn như sau:
Z 2 a p(1  p)
n

1

2

d2

Trong đó:


n: số đối tượng cần nghiên cứu

: Mức ý nghĩa thống kê
d = 0,05 (độ chính xác mong ước)
Z/2: giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với  được chọn. Ở đây chọn  = 5%,
nên Z/2 tương ứng là 1,96 (khoảng tin cậy = 95%)
P: tỷ lệ rối loạn lipid máu trong cộng đồng (35%).
Do đó chọn p = 0,5
n

1,96 2  0,35  0,65
 350
0,0025

Thêm 10% sai số làm tròn cỡ mẫu là 400 người


17

2.22.2. Cách chọn mẫu
Tại mỗi phường chọn ngẫu nhiên 1 tổ, bốc thăm ngẫu nhiên một hộ gia
đình theo danh sách hộ.
Hộ tiếp theo là hộ kế cận gần nhất về phía bên phải.
Chọn các thành viên từ 20 tuổi trở lên trong hộ đó có điều kiện trả lời
phỏng vấn.
Tiến hành điều tra hết hộ này đến hộ khác sao cho đủ cỡ mẫu là trên 200 /
phường.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Mô tả đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới: Nam và nữ
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi được phân các nhóm như sau: 2039, 40-49, 50-59, > 59 tuổi.
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thói quen ăn uống hàng ngày.
+ Ăn nhiều mỡ động vật, chất béo
+ Ăn nhiều hoa quả, cá
+ Ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt
+ Không xác định
2.3.2. Khảo sát kiến thức và thói quen ăn uống có ảnh hƣởng đến rối loạn
lipid máu
2.3.2.1. Kiến thức
Đã nghe hay chưa nghe thông tin về RLLM trên các phương tiện thông tin
đại chúng, sách báo, thầy thuốc và từ những người khác.
Tỷ lệ người biết được nguy cơ do RLLM: nhận thức của người dân về
RLLM có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.


18

- Tỷ lệ người biết nguyên nhân RLLM: biết được nguyên nhân RLLM chủ
yếu là do thói quen ăn uống quá nhiều thức ăn động vật, ít vận động, ít tập thể
dục, ngoài ra còn yếu tố di truyền và sử dụng một số thuốc.
- Biết được các bệnh lý do RLLM gây ra: là các bệnh lý nguy hiểm đe dọa
tính mạng dẫn đến tử vong như: bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, và một số
bệnh lý liên quan như: béo phì, đái đường ...
Chúng tôi tìm hiểu những người biết được ít nhất một bệnh lý trong các
bệnh này.
2.3.2.2. Hành vi điều trị và dự phòng rối loạn lipid máu
- Tỷ lệ người đã có đi xét nghiệm lipid máu: nghiên cứu những người đã đi
xét nghiệm lipid máu từ 1 năm trở lại đây.
- Tỷ lệ người biết có RLLM khi xét nghiệm lipid máu

- Tỷ lệ người có điều trị bằng phương pháp thay đổi chế độ ăn, tập thể dục
hoặc thuốc.
- Thói quen ăn các nhóm thức ăn trong ngày: Thức ăn nhiều thịt mở chất
béo, rau quả,cá hoặc tinh bột.
- Thời gian vận động (đi bộ, vận động) cho công việc và tập thể dục trong
ngày < 30 phút, 30 - <90 phút, 90 -<120phút, ≥ 120 phút.
- Thói quen uống bia, rượu
2.3.2.3. Nghiên cứu mối liên hệ giữa kiến thức và thói quen ăn uống ảnh
hưởng đến rối loạn lipid máu
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ lệ người biết bệnh lý do RLLM gây ra và
xét nghiệm lipid máu.
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ lệ người biết được bệnh lý do RLLM gây
ra với tỷ lệ người có điều trị RLLM trong số người biết có tăng lipid máu.
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ lệ người biết nguyên nhân RLLM với thói
quen ăn, uống bia rượu.


19

- Nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ lệ người biết nguyên nhân RLLM với thời
gian hoạt động thể lực trong ngày
2.4. KHÁI NIỆM MỘT SỐ BIẾN NGHIÊN CỨU
2.4.1. Thói quen ăn uống
- Khái niệm về người có thói quen ăn nhiều rau, mỡ, ngọt: Là thích ăn
nhiều rau hoặc mỡ, hoặc chất ngọt và ăn liên tục (từ 4-7 ngày/tuần) [2], [30]..
2.4.2. Thói quen hoạt động thể lực
- Mức 1.Tĩnh tại: Thực hiện các họat động sống tiêu biểu hàng ngày
(<30phút/ ngày)
- Mức 2. Hoạt động (30 phút - < 90 phút/ngày): Hoạt động sống tiêu biểu
hàng ngày + 30 phút - 60 phút hoạt động vừa phải (ví dụ đi bộ nhanh)

- Mức 3. Hoạt động nhiều (90 phút -<120 phút): Hoạt động (mức 2) + ít
nhất 60 phút họat động vừa phải (đi bộ nhanh).
- Mức 4: Hoạt động rất nhiều (120 phút/ngày): Hoạt động nhiều (mức 3) +
60 phút hoạt động mạnh (chạy bộ) hoặc 120' hoạt động vừa (đi bộ nhanh)
2.4.3. Thói quen uống rƣợu
- Người có thói quen uống nhiều rượu: Là người thường xuyên uống r
ượu, mỗi ngày ít nhất là 2 cốc (1 cốc  50ml) rượu các loại, mỗi cốc rượu tương
đương 1 lon bia.
2.5. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
- Sử dụng bảng câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn
- Đến tiếp cận trực tiếp với đối tượng nghiên cứu tại cộng đồng
- Tham khảo kết quả xét nghiệm
2.6. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Bằng chương trình Epi 6.0 và thống kê y tế thông thường
- Đánh giá mối liên hệ giữa các biến bằng giá trị p với mức  = 0,05


20

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, hành vi dự phòng và điều trị rối loạn lipid
máu ở 401 người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên chúng tôi thu được kết quả
nghiên cứu như sau:
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Giới

Số lƣợng


Tỷ lệ %

Nam

196

48,9

Nữ

205

51,1

Tổng cộng

401

100

Nhận xét: Nữ có 205 người chiếm tỷ lệ 51,1% cao hơn nam chỉ có 196
người chiếm 48,9%.
3.1.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi
Tỷ lệ
36,5

40
30


26,1

26,3

20

11,1

10
0
20 - 39

40 - 49

50 - 59

> 59

Tuổi

Tuổi

Biều đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi
Nhận xét: Nhóm tuổi 40 - 59 tuổi, chiếm tỷ lệ 62,8%. Nhóm tuổi trên 59
tuổi chiếm 11,1%


21

3.1.3. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nghề nghiệp đang làm

Tỷ lệ
60

50.6

50
34.4

40
30
20

12.5

10

2.5

Nghề nghiệp

0
Lao động chân tay

Cán bộ

Buôn bán

Hưu trí, ở nhà

Nghề nghiệp


Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nhận xét: Số người lao động chân tay chiếm 34,4%, cán bộ chiếm cao
nhất 50,6%.Số người buôn bán lẽ khác chiếm 2,5%. Hưu trí, ở nhà chiếm 12,5%
3.2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI XÉT NGHIỆM, ĐIỀU
TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU, THÓI QUEN SỐNG
3.2.1. Nghiên cứu kiến thức rối loạn lipid máu
3.2.1.1. Nghe thông tin về rối loạn lipid máu
Bảng 3.2. Nghe thông tin RLLM
Số lượng

Tỷ lệ %

Có nghe

158

39,4

Không nghe

243

60,6

Tổng cộng

401

100


Thông tin về RLLM

Nhận xét: Số người có nghe nói về RLLM qua phương tiện thông tin đại
chúng, những người trong gia đình hoặc cán bộ y tế …chiếm tỷ lệ 39,4%.Những
người chưa nghe chiếm cao hơn 60,6%.


22

3.2.1.2. Biết được bệnh nguy hiểm do rối loạn lipid máu gây ra
Bảng 3.3. Biết nguy cơ do RLLM
Số lƣợng

Tỷ lệ %

Không biết

272

67,8

Có biết

129

32,2

Tổng cộng


401

100

Biết bệnh

Nhận xét: Số người biết bệnh nguy hiểm do RLLM gây ra chiếm tỷ lệ
32,2%. Số người không biết nguy cơ hoặc không rõ là rất cao chiếm 67,8%.
3.2.1.3. Tình hình biết nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng biết nguyên nhân gây nên RLLM
Số lƣợng

Tỷ lệ %

Biết

164

40,9

Không biết

237

59,1

Tổng cộng

401


100

Nguyên nhân

Nhận xét: Biết nguyên nhân gây ra RLLM chiếm tỷ lệ 40,9%, không biết
chiếm 59,1%.


23

3.2.1.4. Tình hình xét nghiệm lipid maú
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng đã xét nghiệm, l‎í do đi xét nghiệm và tỷ lệ
người biết kết quả sau khi xét nghiệm trong 1 năm qua
Số lƣợng

Tỷ lệ %

Đã xét nghiệm

54

13,5

Chưa xét nghiệm

347

86,5

Tổng cộng


401

100

Khám sức khỏe

29

53,7

Khám bệnh,chỉ định Bs

9

16,7

Tự yêu cầu

2

3,7

Theo dự án

14

25,9

Tổng cộng


54

100

Biết có RLLM

19

35,2

Không biết

35

64,8

Tổng cộng

54

100

Xét nghiệm

Lý do đi xét nghiệm

Biết kết quả

Nhận xét:

Số người đã xét nghiệm lipid máu chiếm tỷ lê 13,5%, số người chưa đi xét
nghiệm chiếm tỷ lệ 86,5%
Tỷ lệ tự yêu cầu xét nghiệm thấp,
Trong 54 người đã xét nghiệm, số người biết có RLLM chiếm 35,2%, số
người không biết hay không rõ có RLLM chiếm tỷ lệ 64,8%.


24

3.2.2. Tình hình điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.6. Điều trị RLLM sau khi đã xét nghiệm biết có RLLM
Điều trị RLLM

Số lƣợng

Tỷ lệ %

Không điều trị

11

57,9

Có điều trị

8

42,1

Tổng cộng


19

100

Nhận xét: Khi biết có rối loạn lipid máu tỷ lệ điều trị chiếm 42,1%,
không điều trị chiếm 57,9%.
3.2.3. Một số yếu tố thói quen liên quan rối loạn lipid máu
Bảng 3.7. Thói quen sử dụng thức ăn trong ngày
Thói quen ăn

Số lƣợng

Tỷ lệ %

Nhiều thịt mỡ, chất béo

129

32,2

Nhiều rau quả, cá

183

45,6

Nhiều tinh bột

34


8,5

Không xác định được

55

13,7

Tổng cộng

401

100,0

Nhận xét: Số người dùng thức ăn nhiều thịt mỡ, chất béo chiếm 32,2%,
số người dùng thức ăn nhiều rau quả, cá chiếm cao nhất 45,6%, số người dùng
thức ăn tinh bột, chiếm 8,5%
Bảng 3.8. Số người có thói quen uống bia trong ngày
Số lƣợng

Tỷ lệ %

Không uống

174

43,4

≤ 500ml


70

17,5

> 500- 1000ml

37

9,2

> 1000- 1500ml

39

9,7

> 1500ml

81

20,2

Tổng cộng

401

100

Thói quen uống bia


Nhận xét: Số người không uống bia chiếm 43,4%, số người uống
≤ 500ml/ ngày chiếm 17,5% và có 39,1% người uống > 500ml/ngày


25

3.2.3.1 Số người có thói quen uống rượu trong ngày
Tỷ lệ
71,1

80
70
60
50
40
30
20

10,5

10

8,2

7,2

3

ml/ngày


0
Không uống

≤ 50ml

>50- 100ml

> 100 - 150ml

> 150ml

Thói quen uống rượu

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ người có thói quen uống rượu trong ngày
Nhận xét: Số người không uống rượu chiếm 71,1%, số người uống
≤ 50ml/ngày chiếm 10,5%, số người uống > 50ml/ngày chiếm 18,4%
3.2.4.Thời gian vận động trung bình trong ngày
Bảng 3.9.Thói quen tập thể dục trong ngày
Số lƣợng

Tỷ lệ %

Không thể dục

257

64,1

Đi bộ


92

22,9

Cầu lông

25

6,2

Chạy

9

2,2

Tenis, bơi, bóng chuyền

18

4,5

401

100

Thói quen thể dục/ngày

Tổng cộng


Nhận xét: Số người không tập thể dục chiếm tỷ lệ 64,1%, số người đi bộ
chiếm 22,9%; các môn khác(cầu lông,chạy,tenis,bơi, bóng chuyền) chiếm 12,9%


×