Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÁO CÁO GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.96 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Định Hòa, ngày 15 tháng 10 năm 2015

BÁO CÁO
GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
________________
- Họ và tên: Trần Thị Đoan
- Chức danh: Giáo viên chủ nhiệm lớp 1
- Tên đơn vị: Trường Tiểu học Định Hòa 3, huyện Gò Quao, tỉnh KG
1./ Tên giải pháp:
- “Một số giải pháp hình thành nền nếp cho học sinh lớp 1”
2./ Căn cứ:
Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học;
Căn cứ Công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên
Giang về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015;
Căn cứ Công văn hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Gò Quao về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015;
Thực hiện kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ, chỉ tiêu năm học
2014-2015 của trường Tiểu học Định Hòa 3 và tình hình thực tế của lớp
chủ nhiệm.
3./ Thực trạng tình hình:
a. Thuận lợi :
Theo công văn 9832 của Bộ Giáo Dục và đào tạo về việc hường dẫn
thực hiện chương trình các môn học lớp Một, quy định những tuần học
đầu tiên một số môn học có những tiết làm quen với học sinh, ổn định
nền nếp lớp… Đó chính là thời gian giúp giáo viên xây dựng nền nếp học
tập cho học sinh để các em có những thói quen tốt, có ý thức tiếp thu
những kiến thức mới tốt hơn trong tất cả các môn học.
b. Khó khăn :


Tâm lí học sinh ở lứa tuổi này, hoạt động vui chơi là chủ yếu chưa có
ý thức học tập. Học sinh từ mẫu giáo mới lên lớp Một có sự thay đổi hoàn
toàn cả về môi trường cũng như hình thức học tập.


Bên cạnh đó lại còn một số em chưa qua Mẫu giáo. Tất cả mọi cái
đều mới mẻ đối với các em. Các em chưa quen với việc nghe trống thì
phải xếp hàng khi vào lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cách đưa bảng, lau
bảng, cách chào các thầy cô khi vào lớp, đưa tay khi muốn phát biểu ý
kiến, lắng nghe khi bạn trả lời và nhận xét cách trả lời của bạn, ra vào lớp
phải xin phép, nghỉ học phải có xin phép…
Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em
mình. Trình độ HS không đồng đều, một số em quá hiếu động nên ngồi
học ít tập trung.
4./ Các nội dung chính của giải pháp:
4.1. Xây dựng nền nếp học tập trên lớp:
Khi cắp sách đến trường, mọi môn học đối với các em hoàn toàn
mới mẻ, gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi buổi học. Ví dụ như
việc sử dụng đúng sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn. Những ngày
đầu tôi hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ, quy định dồ dùng học tập của
các em gồm có một bút chì, tẩy, thước, bộ đồ dùng học Toán và Tiếng
Việt. Hướng dẫn các em nhận biết các loại sách qua bìa của sách và nội
dung bài học từng ngày, Nhận biết vở qua quy định trên nhãn tên của vở.
4.2. Xây dựng nền nếp học tập ở nhà:
Hiện nay, toàn bộ phần bài làm, bài học của học sinh đều được giáo
viên hướng dẫn và hoàn thành ngay trên lớp nhưng bao giờ giáo viên
cũng giao việc về nhà: đọc lại phần bài vừa học, sau đó các em phải
chuẩn bị sách vở cho ngày hôm sau dưới sự hướng dẫn của bố mẹ. Hằng
ngày giáo viên kiểm tra, nhờ các cán bộ lớp hoặc bạn ngồi bên cạnh kiểm
tra, nắm tình hình cụ thể từng ngày thực hiện của các em.

4.3. Xây dựng nền nếp giử gìn sách vở, đồ dùng học tập, kết hợp với
GV bộ môn:
- Giáo viên giúp các em biết giữ gìn cẩn thận đồ dung, sách vở sạch
đẹp, không quăn mép… Học sinh biết giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập
cũng là một trong những việc quan trọng trong việc giáo dục ý thức cho
các em.
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn
chuyên để cùng rèn luyện, và giữ nền nếp học tập cho học sinh.
4.4. Kiểm tra nền nếp học tập của HS thông qua đội ngũ cán bộ lớp:
Ở bất cứ lớp nào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là hết sức quan
trọng và cần thiết. Riêng ở lớp Một lại càng quan trọng hơn vì nó là nền
tảng, là bước đầu cho các năm học phổ thông. Vì vậy, xây dưng một đội
ngũ cán bộ lớp tốt là việc rất cần thiết mà người giáo viên phải có kế
hoạch thực hiện ngay từ khi nhận lớp. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp


cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nền nếp học
tập của các bạn là một công việc thiết thực và có ích. Đội ngũ cán bộ lớp
phải có trách nhiệm trong việc hình thành, xây dựng nền nếp học tập cho
lớp mình.
4.5. Sắp xếp không để thời gian chết ở lớp, cũng không để tiết học
nặng nề, căng thẳng.
Tôi đã chuẩn bị sẵn những bài toán vui, câu đố và chuyện kể có kiên
quan nội dung bài để sử dụng cuối tiết.
5./ Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng:
Sau một thời gian vận dụng kết hợp các biện pháp trên thì kết quả
đạt được thật sự khả quan: Học sinh biết tự điều chỉnh mình cũng như
nhắc nhở nhau để giữ nề nếp lớp. Lớp trở thành lớp tự quản tốt thường
được tuyên dương ở các tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
* Kết quả học tập như sau: TSHS của lớp 20 em.

STT
Nhóm đối tượng học sinh
1
Nhóm học sinh biết cách đưa tay phát biểu
Nhóm HS thường xuyên mang đầy sách vở, đồ
2
dùng học tập.
Nhóm HS viết sắp xếp sách vở đồ dùng học tập
ngắn nắp, khoa học, biết cách bảo quản sách vở,
3
đồ dùng
Nhóm HS thường xuyên chuẩn bị bài trước khi
4
đến lớp
5
Nhóm HS có thói quen làm theo hiệu lệnh của GV
6
Nhóm HS biết cách đưa bảng con, đưa đồ dùng

SL
20/20

%
100

20/20

100

20/20


100

20/20

100

20/20
20/20

100
100

Đề tài nghiên cứu được công nhận và đang áp dụng trong đơn vị có
hiệu quả, có thể nhân rộng trong phạm vi huyện Gò Quao cùng thực hiện.
6./ Kiến nghị: Không

Người báo cáo

Trần Thị Đoan



×