NGHIÊN CỨU CÁC MỐI TƯƠNG QUAN CỦA HOMOCYSTEIN
HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
LỌC MÀNG BỤNG
Võ Tam - Đoàn Xuân Tùng-Nguyễn Thị Lộc
TÓM TẮT
Lọc màng bụng là một trong 3 phương pháp điều trị thây thế thận suy cho
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối vì sự thuận tiện cho bệnh nhân, ít tốn
kém nhưng lại có hiệu quả cao. Rối loạn homocystein máu là vấn đề được quan
tâm gần đây ở bệnh nhân suy thận mạn, là yếu tố nguy cơ tim mạch , nguyên
nhân tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các mối tương quan giữa homocystein
huyết tương với các yếu tố: Tuổi, huyết áp, Hémoglobine máu, lipid máu,
Albumin máu, thời gian lọc màng bụng và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân suy
thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Tiến hành khảo sát
homocystein huyết tương ở 60 bệnh nhân suy thận mạn lọc màng bụng và 30
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị bảo tồn tại Bệnh viện Chợ Rẫy
và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5/2010 đến
tháng 5/2011.
Kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu
các mối tương quan của
homocystein huyết tương bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được lọc màng
bụng, chúng tôi có một số kết quả sau:
- Nồng độ homocystein huyết tương không có tương quan với tuổi (r =
0,163; p > 0,05).
- Nồng độ homocystein huyết tương có tương quan thuận mức độ chặt với
huyết áp tâm thu (r = 0,701; p < 0,01), huyết áp tâm trương (r = 0,719; p < 0,01)
và huyết áp trung bình (r = 0,746; p < 0,01). - Nồng độ homocystein huyết tương
1
có tương quan thuận mức độ vừa với lipid (r = 0,302; p < 0,05) và mức độ chặt
triglycerid (r = 0,861; p < 0,01).
- Nồng độ homocystein huyết tương có tương quan thuận mức độ vừa với
albumin (r = 0,276; p < 0,05).
- Nồng độ homocystein huyết tương có tương quan thuận ít chặt với thời
gian lọc màng bụng (r = 0,263; p < 0,05) và tương quan nghịch mức độ vừa với
mức lọc cầu thận (r = -0,305; p < 0,05).
ABSTRACT
Peritoneal dialysis is one of the common methods which treats patients with
end-stage chronic renal failure because of the convenience for patients, less
expensive but highly effective. Disorders of plasma homocysteine is an issue
addressed recently in patients with end-stage chronic renal failure. It is a risk
factor for cardiovascular which is cause of death in patients with chronic renal
failure.
The aim of study: To survey correlation between plasma homocysteine with
other factors: age, blood pressure, blood hemoglobin, plasma lipid, plasma
albumin, duration of peritoneal dialysis and glomerular filtration rate in patients
with end-stage chronic renal failure who are treated by peritoneal dialysis
Methods: A cross-sectional study. To survey plasma homocysteine in 60
patients with chronic renal failure who are treated by peritoneal dialysis in
Nguyen Tri Phuong Hospital – Ho Chi Minh City from January 5 / 2010 to
March 5 / 2011.
Results:
- Plasma homocysteine concentrations did not correlate with age (r = 0.163, p>
0.05).
2
- The concentration of plasma homocysteine correlate closely with systolic
blood pressure (r = 0.701, p <0.01), diastolic blood pressure (r = 0.719, p <0.01)
and average blood pressure (r = 0.746, p <0.01).
- The concentration of plasma homocysteine concentration correlated
moderately with plasma lipid level (r = 0.302, p <0.05) and closely with
triglyceride level (r = 0.861, p <0.01).
- The concentration of plasma homocysteine concentration correlated
moderately with plasma albumin (r = 0,276; p < 0,05).
- The concentration of plasma homocysteine correlated possitively lightly with
duration of peritoneal dialysis (r = 0.263, p <0.05) and correlated inversely
moderately with glomerular filtration rate (r = -0.305, p <0 , 05).
3
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận mạn tính do suy giảm
dần số lượng nephron, từ đó làm giảm dần chức năng thận [1], [5]. Suy thận
mạn đã trở thành bệnh khá phổ biến hiện nay và tỷ lệ mắc bệnh suy thận mạn
ngày càng gia tăng tại nhiều nước trên thế giới. Suy thận mạn là một bệnh kéo
dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người bệnh do tích lũy trong cơ thể
người bệnh nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân,
trong đó có chất homocystein.
Nhiều tác giả nghiên cứu nhận thấy homocystein tăng cao ở bệnh nhân có
bệnh có hẹp động mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim cấp và trở
thành yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch [8], [10]. Trên bệnh nhân suy thận mạn,
homocystein có mối liên quan đến các biến chứng tim mạch và tử vong và đã
được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu, nhưng ở nước ta về vấn đề này còn
ít được quan tâm.
Chúng tôi tiến hành “ Nghiên cứu các mối tương quan của Homocystein
huyết tương ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối lọc màng bụng” với mục
tiêu:
- Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ homocystein huyết tương với các
yếu tố liên quan: Tuổi, huyết áp, Hémoglobine máu, lipid máu, Albumin máu,
thời gian lọc màng bụng và mức lọc cầu thận.
4
2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là 60 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được
lọc màng bụng ( nhóm nghiên cứu) và 30 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn
cuối đang được điều trị bảo tồn ( nhóm đối chứng) tại Bệnh viện Chợ Rẫy và
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP. Hồ Chí Minh từ tháng 5/2010 đến tháng
5/2011 , cả 2 nhóm bệnh nhân có độ tuổi từ 18 đến 70 tuổi.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định và giai đoạn Suy thận mạn
Theo các tác giả Joanne M, Barganan, Karl Skorecki đã đưa ra để chẩn đoán
xác định STM bao gồm các tiêu chuẩn: -Tiền sử bệnh thận -Tăng Ure máu trên 3
tháng, hội chứng tăng Ure máu kéo dài -Thiểu niệu hoặc đa niệu, đái đêm - Phù,
tăng huyết áp, thiếu máu - Protein niệu, hồng cầu niệu và trụ niệu - Uré,
Creatinin máu tăng cao - Giảm kích thước thận 2 bên (trên siêu âm) - Mức lọc
cầu thận giảm < 60 ml/phút (dựa theo công thức Cockcroft - Gault để tính hệ số
thanh thải Creatinin). Trong các tiêu chuẩn trên, mức lọc cầu thận là tiêu chuẩn
quyết định
Chẩn đoán giai đoạn của suy thận theo khuyến cáo của Hội Thận Quốc Gia
Hoa kỳ (NKF) và Hội ủy nhiệm và đánh giá về sức khoẻ Quốc gia Pháp
(ANAES) 2003:
Giai HSTT creatinin (Ccr)
đoạn
(ml/phút/1,73m2)
Biểu hiện suy thận
Thận bị tổn thương
1
2
3
≥ 90
60-89
30-59
với chức năng thận
Điều trị theo giai đoạn
Theo dõi và điều chỉnh
yếu tố nguy cơ
bình thường
Thận bị tổn thương
Theo dõi, điều chỉnh yếu
với chức năng thận
tố nguy cơ, đánh giá và
giảm nhẹ
làm chậm tiến triển bệnh
Chức năng thận giảm Đánh giá và điều trị biến
5
vừa
4
5
15-29
< 15
Chức năng thận giảm
nặng
Suy thận giai đoạn
chứng
Chuẩn bị cho các liệu
pháp điều trị thay thế thận
suy
Lựa chọn và điều trị thay
cuối
thế thận suy
- Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân độ tăng Homocystein máu
Nồng độ Hcy toàn phần lúc đói bình thường từ 5 - ≤ 15 µmol/L. Tăng Hcy
khi > 15 µmol/L hoặc cao hơn nồng độ trung bình của người bình thường 2 độ
lệch chuẩn (X + 2SD) [14].
Phân độ tăng homocystein huyết tương [11]
Phân độ tăng Hcy Bình thường Tăng nhẹ Tăng vừa
Tăng nặng
Nồng độ Hcy huyết
5 - ≤ 15
>15 - ≤ 30 >30 - ≤ 100 > 100
tương (µmol/L)
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp
mô tả cắt ngang
- Các bước tiến hành nghiên cứu
Tiến hành khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán
suy thận mạn và khảo sát các rối loạn homocystein
Các xét nghiệm cận lâm sàng trong nghiên cứu được thực hiện tại khoa Cận
lâm sàng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và MEDIC bao
gồm các xét nghiệm cơ bản. Sau khi lựa chọn theo tiêu chuẩn vào các nhóm
nghiên cứu để chẩn đoán giai đoạn và tìm hiểu nguyên nhân gây suy thận. Tất cả
các bệnh nhân được định lượng homocystein toàn phần.
+ Định lượng nồng độ homocystein huyết tương toàn phần: Lấy mẫu máu 12
giờ sau ăn để tránh thay đổi liên quan đến bữa ăn, mẫu máu được thực hiện trên
hệ thống máy Bayer ADVIA Centaur tại khoa sinh hóa Trung Tâm chẩn đoán y
khoa MEDIC TpHồ Chí Minh, sử dụng kỹ thuật hóa phát quang. Các dạng khác
nhau của homocystein trong mẫu bệnh phẩm được khử thành homocystein tự do
6
bởi thuốc thử biến đổi. Homocystein tự do được chuyển đổi thành Sadenosylhomocystein (SAH) bởi thuốc thử men.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu được qua nghiên cứu được xử
lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng chương trình excel 2010 và
SPSS 17.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
3.1. Tương quan giữa nồng độ homocystein huyết tương với tuổi
Bảng 3.1 Tương quan giữa nồng độ Homocystetin huyết tương theo tuổi và
huyết áp trong nhóm nghiên cứu
Tương quan homocystein
Tuổi
HA Tâm Thu
HA Tâm Trương
HA trung bình
Nhận xét:
Nhóm nghiên cứu
Hệ số tương quan
p
r = 0,163
0,215
r = 0,701
0,001
r = 0,719
0,001
r = 0,746
0,001
- Nồng độ Homocystetin huyết tương không tương quan với tuổi (r = 0,163,
p > 0,05)
- Nồng độ Homocystetin huyết tương tương quan thuận với huyết áp tâm
thu (r = 0,701, p < 0,01), huyết áp tâm trương (r = 0,719, p < 0,01) và huyết áp
trung bình (r = 0,746, p < 0,01)
7
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tuổi và nồng độ homocystein huyết tương
nhóm nghiên cứu
Nhận xét: Qua biểu đồ 3.1 Chứng tỏ rằng Không có tương quang giữa tuổi và
nồng độ homocystein huyết tương trong nhóm nghiên cứu (p > 0,05).
70
60
) 50
L
l/
o40
m
µ
( 30
y
c
H20
y = 0.55805x - 57.90399
R = 0.701
10
0
0
50
100
150
200
Huy?t áp tâm thu
Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa huyết áp tâm thu và nồng độ Homocystein
huyết tương nhóm nghiên cứu
Nhận xét: Có tương quan thuận chặt chẽ giữa huyết áp tâm thu với nồng độ
Homocystetin huyết tương trong nhóm nghiên cứu với phương trình hồi qui
tuyến tính y = 0,055805x - 57,90399.
8
70
60
y = 1.1037x - 75.145
R = 0.719
) 50
L
/
l
o40
m
?(
30
y
c
H20
10
0
0
20
40
60
80
100
120
Huy?t áp tâm trương
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa huyết áp tâm trương và nồng độ Homocystein
huyết tương nhóm nghiên cứu
Nhận xét:Nồng độ homocystein huyết tương tương quan thuận chặt chẽ với
huyết áp tâm trương trong nhóm nghiên cứu với phương trình hồi qui tuyến tính
y = 1,1037x - 75,145.
3.2. Tương quan giữa nồng độ Homocystein huyết tương với hemoglobin,
Albumin, lipid
Bảng 3.2. Tương quan giữa nồng độ Homocystetin với Hemoglobin, Albumin
và Lipid trong nhóm nghiên cứu
Tương quan homocystein
Hemoglobin
Albumin
Lipid
Triglycerid
Nhận xét:
Nhóm nghiên cứu
Hệ số tương quan
p
r = 0,076
0,565
r = 0,279
0,031
r = 0,302
0,019
r = 0,861
0,001
- Nồng độ Homocystetin huyết tương không có tương quan với Hemoglobin (r =
0,076, p > 0,05).
- Nồng độ Homocystetin huyết tương có tương quan thuận với Albumin (r =
0,279, p < 0,05).
9
\- Nồng độ Homocystetin huyết tương có tương quan thuận với Lipid (r = 0,032,
p < 0,05).
- Nồng độ Homocystetin huyết tương có tương quan thuận với Triglycerid (r =
0,861, p < 0,01).
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa Hb với nồng độ Homocystein huyết tương
nhóm nghiên cứu
Nhận xét: Không có tương quan giữa Hemoglobin với nồng độ Homocystetin
huyết tương trong nhóm nghiên cứu (p >0,05)
10
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa nồng độ Lipid với nồng độ Homocystein huyết
tương nhóm nghiên cứu
Nhận xét: Nồng độ Homocystetin huyết tương có tương quan thuận mức độ
vừa vừa với Lipid máu trong nhóm nghiên cứu với phương trình hồi qui tuyến
tính y = 0,04x + 3,4088.
Biểu đồ 3.6 Tương quan giữa nồng độ Albumin với nồng độ Homocytein
huyết tương của nhóm nghiên cứu
Nhận xét:Nồng độ Homocystetin huyết tương có tương quan thuận mức độ
vừa với Albumin máu trong nhóm nghiên cứu với phương trình hồi qui tuyến
tính y = 6,1767x + 2,1531.
11
Biểu đồ 3.7 Tương quan giữa nồng độ triglycerid với
nồng độ Homocytein huyết tương nhóm nghiên cứu
Nhận xét:Nồng độ Homocystetin huyết tương có tương quan thuận mức độ
chặt với Triglycerid máu trong nhóm nghiên cứu với phương trình hồi qui tuyến
tính y = 5,1593x + 10,934.
3.3. Tương quan giữa nồng độ Homocystein huyết tương với thời gian lọc
và mức lọc cầu thận theo Cockcroft - Gault
Bảng 3.3. Tương quan giữa nồng độ Homocystetin huyết tương với thời gian
lọc và mức lọc cầu thận tính theo Cockcroft - Gault ở nhóm nghiên cứu và
nhóm đối chứng
Tương
quan Nhóm nghiên cứu
Nhóm đối chứng
Hệ số tương quan p
Hệ số tương quan p
homocystein
Thời gian lọc
r = 0,263
0,043 MLCT
r = -0,305
0,018 r = -0,518
0,003
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu: Nồng độ homocystein huyết tương
tương quan thuận với thời gian lọc và tương quan nghịch với mức lọc cầu thận.
Ở nhóm đối chứng: Nồng độ homocystein huyết tương tương quan nghịch với
mức lọc cầu thận.
12
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa thời gian lọc màng bụng với nồng độ
Homocystetin huyết tương trong nhóm nghiên cứu
Nhận xét: Nồng độ Homocystetin huyết tương có tương quan thuận ít chặt
với thời gian lọc màng bụng trong nhóm nghiên cứu với phương trình hồi qui
tuyến tính y = 0,1043x + 22,562.
Biểu đồ 3.9 Tương quan giữa Mức lọc cầu thận với nồng độ Homocystetin
huyết tương trong nhóm nghiên cứu
Nhận xét:Nồng độ Homocystetin huyết tương có tương quan nghịch mức độ vừa
với mức lọc cầu thận trong nhóm nghiên cứu với phương trình hồi qui tuyến tính
y = 0,9025x + 31,401.
13
Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa Mức lọc cầu thận với nồng độ Homocystetin
huyết tương trong nhóm đối chứng
Nhận xét: Nồng độ Homocystetin huyết tương có tương quan thuận mức độ
vừa với mức lọc cầu thận trong nhóm đối chứng với phương trình hồi qui tuyến
tính y = 1,2698x + 31,899.
4..Bàn luận
4.1. Tương quan giữa Homocystein với tuổi – giới
Nghiên cứu nhận thấy nồng độ homocystein huyết tương không có tương
quan với tuổi trong nhóm bệnh, kể cả nhóm bệnh có tăng nồng độ homocystein.
Nồng độ homocystein của giới nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê.
So với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Đan Thùy [6] trên bệnh nhân lọc
máu bằng thận nhân tạo chu kỳ, nồng độ homocystein huyết tương không tương
quan với tuổi và giới nam cao hơn nữ (p < 0,05). Nghiên cứu cũng tương tự.
Tuy nhiên nghiên cứu không trùng với một số nghiên cứu khác trong và
ngoài nước là đều có mối tương quan giữa nồng độ homocystein huyết tương
với tuổi, điều này có thể do cở mẫu nghiên cứu còn nhỏ và ngẫu nhiên nhóm
bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ cao (46,67%). Tuy nhiên nghiên cứu phù hợp
các nghiên cứu khác là nồng độ homocystein huyết tương của giới nam cao hơn
giới nữ. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa nồng độ
14
homocystein với tuổi có kết quả khác nhau, có thể có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến sự biến đổi nồng độ homocystein huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn có
lọc màng bụng.
4.2. Tương quan giữa Homocystein với huyết áp
Trong nghiên cứu, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng,
có mối tương quan thuận giữa nồng độ homocystein huyết tương với huyết áp
tâm thu, huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình với p < 0,01.
So với nghiên cứu của Lê Thị Đan Thùy [6], không thấy sự khác biệt nồng
độ homocystein ở bệnh nhân lọc máu không tăng huyết áp và tăng huyết áp.
Theo tác giả Huỳnh Văn Nhuận [3], cũng không thấy sự tương quan giữa nồng
độ homocystein huyết tương với trị số huyết áp tâm thu, tâm trương và trung
bình.
So với các nghiên cứu khác, nghiên cứu dịch tể ở quần thể chung của tác
giả Unhee Lim và Patricia A Cassano [13], trong nghiên cứu NHANES III
khi so sánh homocystein và huyết áp nhận thấy có mối liên quan giữa nồng
độ homocystein và huyết áp trong quần thể chung với mỗi mức tăng 5 µml/L
(1 độ lệch chuẩn) nồng độ homocystein huyết tương liên quan đến 0,5 mmHg
huyết áp tâm trương và 0,7 mmHg huyết áp tâm thu ở giới nam cũng như tăng
huyết áp tâm trương 0,7 mmHg và huyết áp tâm thu 1,2 mmHg ở giới nữ.
4.3. Tương quan giữa Homocystein với Hemoglobin
Kết quả nghiên cứu
cho thấy không có tương quan giữa nồng độ
homocystein huyết tương với nồng độ hemoglobin (r = 0,176; p > 0,05). Khi so
với các nghiên cứu khác, theo Nguyễn Đức Hoàng [2], có tương quan thuận giữa
nồng độ homocystein (r = 0,260; p < 0,01). Tác giả Huỳnh Văn Nhuận [Error:
Reference source not found], cũng có sự tương quan thuận giữa nồng độ
homocystein với hemoglobin (r = 0,286; p < 0,01). Sự khác biệt của nghiên cứu
có thể do cở mẫu nhỏ. Tuy nhiên qua nghiên cứu nhận thấy tỉ lệ thiếu máu cao >
15
90% điều này cũng đặt vấn đề cần quan tâm để điều trị cho đối tượng suy thận
mạn giai đoạn sớm.
4.4. Tương quan giữa Homocystein với Lipid
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan thuận mức độ vừa giữa
nồng độ homocystein huyết tương với nồng độ lipid máu ở nhóm bệnh (r =
0,302; p < 0,05) và nhận thấy có tương quan thuận chặt với triglycerid với nồng
độ homocystein huyết tương trong nhóm bệnh (r = 0,861; p < 0,01).
4.5. Tương quan giữa Homocystein với Albumin
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan thuận giữa nồng độ
homocystein huyết tương với nồng độ albumin máu trong nhóm nghiên cứu (r =
0,279; p < 0,05). Giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng cũng sẽ dẫn tới tăng
homocystein do đó cần điều chỉnh điều trị để bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn
cuối không bị suy dinh dưỡng nhưng không quá nhiều vì lại gây tác dụng xấu.
So với nghiên cứu khác, tác giả Huỳnh Văn Nhuận [Error: Reference
source not found], nghiên cứu trên bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo
nhận thấy có sự tương quan thuận giữa nồng độ homocystein huyết tương với
nồng độ albumin máu trong nhóm bệnh (r = 0,353; p < 0,01). Theo Arnadottir
M và Berg AL. và cộng sự [7], nghiên cứu trên bệnh nhân lọc máu bằng thận
nhân tạo cũng có tương quan thuận giữa nồng độ homocystein huyết tương
với nồng độ albumin máu (r = 0,28; p < 0,05) và khi phân tích hồi qui đa biến
thì nồng độ albumin là yếu tố dự báo có ý nghĩa cho nồng độ homocystein (r
= 0,34; p < 0,05). Nghiên cứu của chúng tôi trên bệnh nhân lọc màng bụng
cũng tương tự.
4.6. Tương quan giữa Homocystein với thời gian lọc màng bụng
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.17 và biểu đồ 3.16, cho thấy có tương quan
thuận giữa nồng độ homocystein huyết tương với thời gian lọc màng bụng (r =
0,263; p < 0,05). Điều này phù hợp vì màng phúc mạc cho phép lọc
16
homocystein và do đó thời gian lọc dài có thể dẫn tới lọc nhiều homocystein
hơn.
4.7. Tương quan giữa Homocystein với mức lọc cầu thận tính theo
Cockcroft - Gault
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng
độ homocystein huyết tương với mức lọc cầu thận (r = -0,305; p < 0,05). Ngay
cả nhóm bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị nội khoa cũng có
tương quan nghịch mức độ vừa với mức lọc cầu thận (r = -0,518; p < 0,05). Kết
quả nghiên cứu cũng phù hợp với các tác giả khác.
So với tác giả Widiana IG. và Suwitra K. [15], nghiên cứu bệnh nhân suy
thận mạn chưa lọc máu thấy có sự tương quan nghịch giữa nồng độ homocystein
với hệ số thanh thải creatinine tính theo Cockcroft - Gault.
Tác giả FranK S, Coen G, Casper GS. và cộng sự [9], nghiên cứu bệnh
nhân suy thận giai đoạn cuối chưa lọc máu, có sự tương quan nghịch giữa nồng
độ homocystein với độ thanh thải creatinine (r = - 0,61; p < 0,001). Tác giả
Kumagai H, Katoh S, Hirosawa K. và cộng sự cũng nhận thấy có sự tương quan
nghịch giữa nồng độ homocystein huyết tương với độ thanh thải creatinine (r = 0,55; p < 0,001) [12].
Theo tác giả Đào Bùi Quí Quyền, Đặng Vạn Phước [Error: Reference
source not found], nghiên cứu bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế
thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho thấy nồng độ homocystein huyết tương có
tương quan nghịch với độ lọc cầu thận.
17
5. KẾT LUẬN.
- Nồng độ homocystein huyết tương không có tương quan với tuổi (r =
0,163; p > 0,05).
- Nồng độ homocystein huyết tương có tương quan thuận mức độ chặt với
huyết áp tâm thu (r = 0,701; p < 0,01), huyết áp tâm trương (r = 0,719;
p < 0,01) và huyết áp trung bình (r = 0,746; p < 0,01).
- Nồng độ homocystein huyết tương có tương quan thuận mức độ vừa với
lipid (r = 0,302; p < 0,05) và mức độ chặt triglycerid (r = 0,861; p < 0,01).
- Nồng độ homocystein huyết tương có tương quan thuận mức độ vừa với
albumin (r = 0,276; p < 0,05).
- Nồng độ homocystein huyết tương có tương quan thuận ít chặt với thời
gian lọc màng bụng (r = 0,263; p < 0,05) và tương quan nghịch mức độ vừa với
mức lọc cầu thận (r = -0,305; p < 0,05).
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Văn Chất (2007), “Suy thận mạn tính”, Bệnh học Tiết Niệu, NXB Y
học Hà Nội, tr. 463 - 470.
2. Nguyễn Đức Hoàng (2007), Nghiên cứu nồng độ Homocystein máu, một
yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Trung
Ương Huế, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Huế.
3. Huỳnh Văn Nhuận (2009), Nghiên cứu biến đổi nồng độ homocystein
máu và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo
chu kỳ, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Huế.
4. Đào Bùi Quí Quyến, Đặng Vạn Phước (2005), “Homocystein trong suy thận
mạn”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 9, Phụ bản số 2, tr. 48 - 52.
5. Võ Tam (2009), “Suy thận mạn”, Giáo trình nội khoa sau đại học Bệnh
thận - Tiết niệu, NXB Đại học Huế, tr. 221 - 235.
18
6. Lê Thị Đan Thùy, Phạm Thị Bùi (2005), “Khảo sát rối loạn Homocystein
ở các bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo định kỳ”,
Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, Phụ bản số 2, tr. 43 - 47.
7. Arnadottir M and Berg AL. (1999), Influence of haemodialysis on
plasma total homocysteine concentration, Nephrol Dial Transplant, 14(1),
pp. 142 - 146.
8. Chua S, Wu CJ, Chang HW. Et al. (2005), Impact of Elevated Plasma
Total Homocysteine Concentration on Coronary Atherosclerosis in
Chinese Patients With Acute Myocardial Infarction Undergoing Primary
Coronary Intervention, Int Heart J, 46(2), pp. 181 - 193.
9. Frank S, Coen VG, Casper GS. et al. (2003), Impaired renal function is
associated with markers of endothelial dysfunction and increased
inflammatory activity, Nephrol Dial Transplant, (18), pp. 892 - 898.
10.Guo H, Lee JD, Ueda T. et al. (2003), Plasma Homocysteine Levels in
Patients With Early Coronary Artery Stenosis and High Risk Factors,
Japan Heart Journal, 44(6), pp. 865 - 871.
11.Kang SS, Wong PW, Malinow MR. (1992), Hyperhomocyst(e)inemia as a
risk factor for occlusive vascular disease, Ann Rev Nutr,12, pp. 279 - 98.
12.Kumagai H, Katoh S, Hirosawa K. et al. (2002), Renal tubulointerstitial
injury in weanling rats with hyperhomocysteinemia, Kidney International,
62, pp. 1219 - 122.
19