Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu tái định cư xã hạ long, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRỊNH QUANG VINH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG
VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG KHU TÁI ĐỊNH CƢ
XÃ HẠ LONG, HUYỆN VÂN ĐỒN,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRỊNH QUANG VINH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG
VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG KHU TÁI ĐỊNH CƢ
XÃ HẠ LONG, HUYỆN VÂN ĐỒN,
TỈNH QUẢNG NINH
Ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60 85 01 03



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Đình Binh

Thái Nguyên - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
luận văn nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
T¸c gi¶ luËn v¨n

Trịnh Quang Vinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của Khoa Sau Đại học, các

thầy, cô trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Bên cạnh đó tôi cũng đƣợc
sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, tổ chức, nhân dân và địa phƣơng.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hƣớng dẫn khoa
học TS.Phan Đình Binh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo
trong khoa và nhà trƣờng, UBND huyện Vân Đồn, phòng TN&MT huyện
Vân Đồn, UBND xã Hạ Long,... đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trịnh Quang Vinh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................. 2
2.1. Mục đích................................................................................................. 2
2.2. Yêu cầu của đề tài .................................................................................. 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận và các căn cứ pháp lý về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ
và tái định cƣ ................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và chính sách bồi thƣờng .. 4
1.1.2. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình thu hồi đất và bồi
thƣờng, hỗ trợ GPMB ............................................................................................ 6
1.1.3. Các căn cứ pháp lý của việc thu hồi đất và bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh................................................................................. 7
1.2. Chính sách bồi thƣờng thiệt hại khi thu hồi đất đai của một số nƣớc
trên thế giới và các nƣớc trong khu vực........................................................ 9


iv

1.2.1. Chính sách bồi thƣờng thiệt hại và tái định cƣ của các tổ chức tài trợ
(WB và ADB)......................................................................................................... 9
1.2.2 Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng của một số nƣớc
trên thế giới ........................................................................................................... 11
1.3. Thực tiễn công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ở Việt Nam ....... 15
1.3.1. Phƣơng án bồi thƣờng................................................................................ 15
1.3.2. Chính sách hỗ trợ và việc làm ................................................................... 16
1.3.3. Diện tích đất bồi thƣờng, giá đất bồi thƣờng ............................................ 16
1.3.4. Bồi thƣờng về tài sản, cây cối, hoa màu gắn liền với đất bị thu hồi ....... 17
1.3.5. Tái định cƣ và cơ sở hạ tầng khu tái định cƣ............................................ 17
1.3.6. Trình độ hiểu biết pháp luật đất đai trong công tác bồi thƣờng giải phóng
mặt bằng ................................................................................................................ 18
1.4. Thực tiễn công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh ................................................................................................. 18
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 22
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 22
2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 22
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 22
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 22
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập và kế thừa số liệu, tài liệu (số liệu thứ cấp)......... 22
2.4.2. Phƣơng pháp chuyên gia ........................................................................... 23
2.4.3. Phƣơng pháp điều tra ngƣời dân thông qua phiếu điều tra (số liệu sơ
cấp) ........................................................................................................................ 23
2.4.4. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích số liệu ................................................. 24
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 25
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vân Đồn .................... 25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tại huyện Vân Đồn ..................................................... 25


v

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................... 28
3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn . 34
3.3. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện trong năm 2013 .......... 35
3.3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn
huyện ..................................................................................................................... 35
3.4. Đánh giá công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng dự án nghiên cứu37
3.4.1. Quy mô của dự án ...................................................................................... 37
3.4.2. Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại dự án............. 39
3.4.3 Ảnh hƣởng của công tác GPMB đến đời sống của ngƣời dân qua phiếu
điều tra ................................................................................................................... 55
3.4.4. Đánh giá chung về quá trình thực hiện công tác GPMB ......................... 63
3.5. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác GPMB ..... 68

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN

:

Doanh nghiệp

GPMB

:

Giải phóng mặt bằng

GCN

:

Giấy chứng nhận

ADB

:


Ngân hàng phát triển Châu Á

WB

:

Ngân hàng thế giới

QSD

:

Quyền sử dụng

TĐC

:

Tái định cƣ

TW

:

Trung ƣơng

UBND

:


Uỷ ban nhân dân

BT

:

Bồi thƣờng

GPMB

:

Giải phóng mặt bằng

KKT

:

Khu kinh tế


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn (2011-2013) ..... 28
Bảng 3.2. Kết quả tổng điều tra về dân số và nhà ở năm 2013........................ 30
Bảng 3.3. Dân số và mật độ dân số phân theo xã năm 2013 ........................... 31
Bảng 3.4. Tình hình lao động huyện Vân Đồn ................................................ 32
Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vân Đồn năm 2013 ......................... 33
Bảng 3.6. Cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch của Dự án ............................... 39

Bảng 3.7: Tổng hợp các loại đất thu hồi .......................................................... 39
Bảng 3.8: Tổng hợp đơn giá bồi thƣờng về đất ở ............................................ 44
Bảng 3.9: Đơn giá bồi thƣờng đất nông nghiệp .............................................. 45
Bảng 3.10: Kết quả bồi thƣờng về đất ở và đất nông nghiệp .......................... 45
Bảng 3.11.Kết quả bồi thƣờng về tài sản, vật kiến trúc và cây trồng hoa
màu trên đất..................................................................................... 47
Bảng 3.12: Mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với hộ tự tìm tái định cƣ ................. 47
Bảng 3.13: Mức hỗ trợ tiền thuê nhà 01 tháng cho 01 hộ tái định cƣ tại
khu tái định cƣ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................ 48
Bảng 3.14. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ .............................................. 51
Bảng 3.15: Giá đất tái định cƣ ......................................................................... 54
Bảng 3.16. Kết quả thực hiện chính sách tái định cƣ....................................... 55
Bảng 3.17. Tổng hợp ý kiến của các hộ dân và cán bộ về đơn giá và chính
sách về bồi thƣờng, hỗ trợ .............................................................. 56
Bảng 3.18. Tổng hợp ý kiến của các hộ dân về việc sử dụng tiền ................... 58
Bảng 3.19. Tổng hợp ý kiến của các hộ dân về tình hình đời sống sau khi
thu hồi đất sản xuất nông nghiệp .................................................... 59


viii

Bảng 3.20. Tổng hợp ý kiến các hộ dân và cán bộ về tình hình an ninh trật
tự xã hội và mối quan hệ trong gia đình sau thu hồi đất................. 60
Bảng 3.21: Tổng hợp ý kiến của các hộ dân và cán bộ về ảnh hƣởng của
dự án đối với cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi tại địa phƣơng .... 61
Bảng 3.22. Tổng hợp ý kiến của các hộ dân về tình trạng môi trƣờng của
khu vực thực hiện dự án sau khi thu hồi đất ................................... 62
Bảng 3.23: Tổng hợp kết quả thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ .............. 63



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 : Vị trí địa lý huyện Vân Đồn ........................................................... 25
Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn ....................................................... 29
Hình 3.3. Vị trí thực hiện Dự án ..................................................................... 38
Hình 3.4. Hiện trạng của Dự án ..................................................................... 64


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng đối
với đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là điều
kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không ngừng
phát triển. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nƣớc ta, cơ chế kinh
tế thị trƣờng đã từng bƣớc đƣợc hình thành, các thành phần kinh tế phát triển
mạnh mẽ và một xu hƣớng tất yếu về nguồn lực đầu vào cho sản xuất và sản
phẩm đầu ra đều phải trở thành hàng hoá, trong đó đất đai cũng không phải là
ngoại lệ.
Nƣớc ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc, nhiều dự án nhƣ các khu công nghiệp, nhà máy, các khu đô thị mới,
khu dân cƣ...đang đƣợc triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ. Trong điều
kiện quỹ đất có hạn, giá đất ngày càng cao và nền kinh tế thị trƣờng ngày
càng phát triển thì lợi ích của ngƣời sử dụng đất khi nhà nƣớc giao đất và thu
hồi đất vẫn đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp bách. Việc bồi
thƣờng đất đai, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ là một vấn đề hết sức nhạy
cảm, phức tạp tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.
Ngày 19/8/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung

xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030. Theo đó, Vân Đồn sẽ đƣợc xây dựng để trở thành Khu kinh tế
năng động, đầu mối giao thƣơng, tạo động lực phát triển kinh tế cho tỉnh
Quảng Ninh, Vùng duyên hải Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Hình thành các khu du lịch biển, đảo bền vững và chất lƣợng cao, tạo điểm
đến du lịch giải trí vui chơi cao cấp, đồng thời tạo môi trƣờng an sinh bền
vững, sinh động và chất lƣợng cao cho ngƣời dân trong vùng.


2

thc hin cỏc d ỏn phỏt trin Khu kinh t Võn n, xõy dng cỏc cụng
trỡnh kt cu h tng, phỏt trin cỏc ngnh kinh t, cụng nghip, giao thụng, xõy
dng, thng mi dch v, giỏo dc, y t, v.v. Nh nc phi thu hi t ca
ngi s dng t v bi thng, h tr v tỏi nh c cho ngi b thu hi. Vic
b trớ tỏi nh c cho cỏc h dõn b thu hi t gi v trớ ht sc quan trng l
yu t cú tớnh quyt nh trong ton b quỏ trỡnh bi thng gii phúng mt bng.
Hin nay, cú rt nhiu d ỏn ln ang c trin khai ng lot trong Khu
kinh t nhng vn cũn nhiu vng mc mt bng vỡ cha cú khu tỏi nh c. c
bit vi tc ụ th hoỏ mnh m thỡ nhu cu v qu t sch l ht sc quan
trng to cho vic kờu gi cỏc nh u t trong v ngoi nc u t vo
trong a bn nhm thỳc y nn kinh t. Tuy nhiờn tin thc hin cụng tỏc bi
thng, h tr v tỏi nh c trờn a bn Khu kinh t Võn n hin nay cũn cú
nhiu khú khn vng mc c v mt ch quan v khỏch quan.
Xut phỏt t thc tin trờn, tụi tin hnh thc hin ti: ỏnh giỏ cụng
tỏc bi thng v gii phúng mt bng d ỏn u t xõy dng h tng khu tỏi
nh c xó H Long, huyn Võn n, tnh Qung Ninh
2. Mc ớch v yờu cu ca ti
2.1. Mc ớch
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác bồi th-ờng,

hỗ trợ GPMB ti D ỏn u t xõy dng h tng khu tỏi nh c xó H Long,
huyn Võn n, tnh Qung Ninh.
Rỳt ra nhng u im v vn cũn tn ti trong vic thc hin chớnh sỏch
bi thng, h tr v b trớ tỏi nh c.
xut cỏc gii phỏp gúp phn thc hin tt chớnh sỏch n bự, gii phúng
mt bng khi Nh nc thu hi t, b trớ tỏi nh c.
2.2. Yờu cu ca ti
Nm vng Lut t ai hin hnh, cỏc Ngh nh, Thụng t cú liờn quan
n cụng tỏc thu hi t, BT&GPMB, h tr tỏi nh c cho ngi dõn sau
khi GPMB.


3

Nắm vững các Quyết định, Tờ trình và các văn bản khác có liên quan
đến công tác BT&GPMB của Nhà nƣớc và của địa phƣơng.
Các số liệu điều tra, thu thập phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, trung thực,
khách quan.
Phải biết phân tích, đánh giá các số liệu điều tra, thu thập.
Tổ chức trao đổi, toạ đàm về tình hình thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ
trợ và tái định cƣ với một số cơ quan trực tiếp thực hiện, đề xuất các giải pháp
cụ thể mang tính khả thi cao dựa trên các kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu các đối tƣợng, mục đích và phạm vi cần nghiên cứu từ đó
đánh giá đƣợc những tồn tại, khó khăn do nguyên nhân từ đâu để đƣa ra
những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn và đẩy nhanh tiến độ thực
hiện công tác giải phóng mặt bằng ở một số dự án trong KKT Vân Đồn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ tƣơng hỗ
giữa công tác quản lý đất đai và công tác giải phóng mặt bằng cũng nhƣ những

tác động, những ảnh hƣởng chúng tới những đối tƣợng thuộc diện giải phóng
mặt bằng trƣớc và sau khi dự án đƣợc triển khai trên địa bàn nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất và lựa chọn những giải pháp phù hợp với thực tiễn của công
tác giải phóng mặt bằng cũng nhƣ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà
nƣớc về đất đai song song với việc tổng kết rút kinh nghiệm, làm nguồn tham
khảo cho những trƣờng hợp tƣơng tự trên địa bàn nghiên cứu. Với mục tiêu
giúp cho các đối tƣợng thuộc diện giải phóng mặt bằng an cƣ lạc nghiệp.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận và các căn cứ pháp lý về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ
và tái định cƣ
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và chính sách bồi thường
Thu hồi đất là việc Nhà nƣớc ra quyết định hành chính để thu lại quyền
sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Nhà nƣớc thu hồi đất trong các trƣờng hợp sau đây (Đ38 - LĐĐ 2003) [12]:
- Nhà nƣớc sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;
- Tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất, đƣợc Nhà
nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ
ngân sách nhà nƣớc hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể,
phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
- Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;
- Ngƣời sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
- Đất đƣợc giao không đúng đối tƣợng hoặc không đúng thẩm quyền;

- Đất bị lấn, chiếm trong các trƣờng hợp sau đây:
+ Đất chƣa sử dụng bị lấn, chiếm;
+ Đất không đƣợc chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này
mà ngƣời sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có ngƣời thừa kế;
- Ngƣời sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
- Ngƣời sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc;
- Đất đƣợc Nhà nƣớc giao, cho thuê có thời hạn mà không đƣợc gia hạn
khi hết thời hạn;


5

- Đất trồng cây hàng năm không đƣợc sử dụng trong thời hạn mƣời hai
tháng liền; đất trồng cây lâu năm không đƣợc sử dụng trong thời hạn mƣời
tám tháng liền; đất trồng rừng không đƣợc sử dụng trong thời hạn hai mƣơi
bốn tháng liền;
- Đất đƣợc Nhà nƣớc giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tƣ mà không
đƣợc sử dụng trong thời hạn mƣời hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất
chậm hơn hai mƣơi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tƣ, kể từ khi
nhận bàn giao đất trên thực địa mà không đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.
* Bồi thƣờng, hỗ trợ [12]:
- Bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho ngƣời bị thu hồi đất.
+ Bồi thƣờng hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nƣớc thu hồi.
+ Bồi thƣờng hoặc hỗ trợ tài liệu hiện có gắn liền với đất và các chi phí
đầu tƣ vào đất bị Nhà nƣớc thu hồi.
- Hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc giúp đỡ ngƣời bị thu
hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di

dời đến địa điểm mới, ổn định đời sống, sản xuất và một số khoản hỗ trợ
khác. Hỗ trợ gồm:
+ Hỗ trợ đất là khoản hỗ trợ đối với đất không đủ điều kiện đƣợc bồi
thƣờng thì đƣợc xem xét hỗ trợ cho ngƣời đang sử dụng.
+ Hỗ trợ tài sản: Tài sản, vật kiện trúc hợp pháp không đủ điều kiện
đƣợc bồi thƣờng thì đƣợc xem xét hỗ trợ cho ngƣời có tài sản.
Các khoản hỗ trợ cho ngƣời bị thu hồi đất: Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn
định đời sống, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, hỗ trợ ổn định
sản xuất và đời sống tại nơi tái định cƣ, hỗ trợ khác.


6

* Tái định cƣ:
Tái định cƣ đƣợc hiểu là quá trình bồi thƣờng, hỗ trợ về đất, tài sản, các
khoản hỗ trợ để ngƣời bị thu hồi đất di chuyển đến một nơi ở mới để sinh
sống và làm ăn và bàn giao lại đất cho dự án. Khu tái định cƣ phải đƣợc xây
dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho ngƣời sử dụng tốt hơn
hoặc bằng nơi ở cũ [12].
1.1.2. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thu hồi đất và bồi
thường, hỗ trợ GPMB
Bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để thực hiện các dự án rất
đa dạng và phức tạp, các văn bản chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ theo quy
định của Nhà nƣớc đƣợc áp dụng chung cho tất cả các dự án thu hồi đất. Tuy
nhiên công tác thu hồi đất và bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB rất khác nhau đối với
mỗi dự án, mỗi địa phƣơng, nó có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của
ngƣời bị thu hồi đất [6].
Tính đa dạng: Đối với mỗi dự án thu hồi đất và bồi thƣờng, hỗ trợ
GPMB đƣợc tiến hành trên địa bàn một tỉnh, một địa phƣơng sẽ khác nhau về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các chính sách vận dụng cụ thể của cấp

tỉnh cũng rất khác nhau. Các dự án trong khu vực đô thị, mật độ dân cƣ cao,
công trình xây dựng nhiều, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực giáp
ranh giữa đô thị và nông thôn, ven các khu công nghiệp mức độ dân cƣ khá
cao, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,
buôn bán nhỏ… khu vực nông thôn, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông
nghiệp, dân cƣ thƣa thớt… Do vậy, đối với mỗi dự án ở mỗi vùng có những
đặc trƣng riêng, công tác thu hồi đất và bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB đƣợc tiến
hành cần có những giải pháp riêng, phù hợp với đặc điểm và điều kiện riêng
của mỗi khu vực tùy theo từng dự án cụ thể (phƣơng thức tái định cƣ, chính
sách hỗ trợ việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp…) [6].


7

Tính phức tạp: Đất đai là tài sản - bất động sản có giá trị cao (giá trị sử
dụng), nó có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất, sự phát triển kinh tế xã hội.
Đối đất nông nghiệp: Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản
xuất quan trọng đối với mỗi ngƣời dân, cuộc sống của ngƣời dân nông thôn
chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong khi đó năng
suất, sản lƣợng lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện đất đai, trình độ sản xuất,
tập quán và kinh nghiệm canh tác có từ lâu đời. Do vậy, khi thu hồi đất - thu
hồi tƣ liệu sản xuất của ngƣời dân thì việc ngƣời dân chấp hành phƣơng án
thu hồi đất, di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
cho ngƣời dân là rất cần thiết để đảm bảo đời sống ngƣời dân về lâu dài.
Đối với đất ở, đất phi nông nghiệp: Do giá trị sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất lớn, nó gắn bó trực tiếp với đời sống, sinh hoạt của ngƣời dân. Do
vậy, việc thu hồi đất và bồi thƣờng, hỗ trợ đối với đất ở, đất phi nông nghiệp
và tài sản gắn liền với đất lại càng phức tạp. Bởi vì, việc bồi thƣờng, phải di
chuyển chỗ ở đi nơi khác dẫn đến sự thay đổi lớn về đời sống, tập quán sinh
hoạt, điều kiện tái định cƣ, điều kiện sản xuất, kinh doanh… nên ngƣời bị thu

hồi đất không muốn di chuyển [7].
1.1.3. Các căn cứ pháp lý của việc thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ GPMB
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Luật đất đai năm 2003;
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/12/2004 về bồi
thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai;
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;


8

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/01/2006 về sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai
và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nƣớc thành
công ty cổ phần;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi
Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-ngày 16/11/2004 về
phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Thông tƣ số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hƣớng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của
Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ,
tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và
tái định cƣ;
- Thông tƣ số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng Quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và trình tự,
thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 11/2/2010 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc ban hành quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái cƣ khi Nhà nƣớc
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 1748/QĐ-UBND ngày 11/6/2010 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 17 quy định kèm theo Quyết định


9

số 499/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của UBND tỉnh quy định về bồi thƣờng, hỗ
trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 4505/QĐ-UB ngày 5/12/2007 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở cho hộ
gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 398/2012/QĐ-UBND ngày 27/02/2012 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc ban hành Bộ đơn giá bồi thƣờng tài sản đã đầu tƣ vào đất
khi Nhà nƣớc thu hồi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định phê duyệt giá đất hàng năm của UBND tỉnh Quảng Ninh
(Ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01 hàng năm);
1.2. Chính sách bồi thƣờng thiệt hại khi thu hồi đất đai của một số nƣớc
trên thế giới và các nƣớc trong khu vực
1.2.1. Chính sách bồi thường thiệt hại và tái định cư của các tổ chức tài trợ
(WB và ADB)
Theo Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì

bản chất của việc bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất
phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
phải đồng thời đảm bảo lợi ích của những ngƣời bị ảnh hƣởng để họ có một
cuộc sống tốt hơn trƣớc về mọi mặt. Trên tinh thần giảm thấp nhất các tác
động của việc thu hồi đất, cần phải có chính sách thỏa đáng, phù hợp nhằm
đảm bảo ngƣời bị thu hồi đất không gặp bất lợi hay khó khăn trong cuộc sống
sau này. Khắc phục cải thiện chất lƣợng cuộc sống, nguồn sống đối với ngƣời
bị ảnh hƣởng là việc phải bảo đảm. Để thực hiện đƣợc phƣơng châm đó thì
trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ phải lấy phát triển con ngƣời
là trung tâm, không chỉ là các chính sách bồi thƣờng vật chất. Từ quan điểm
đó, chính sách bồi thƣờng công bằng là bồi thƣờng ngang bằng với tình trạng
nhƣ không có dự án đƣợc áp dụng, sao cho đời sống của ngƣời bị ảnh hƣởng


10

sau khi đƣợc bồi thƣờng ít nhất phải đạt đƣợc ngang mức cũ của họ nhƣ trƣớc
khi có dự án. Tuy vậy các chính sách này cũng có những khác biệt so với
chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam nhƣ [1]:
Khái niệm hợp pháp hay không hợp pháp trong chính sách bồi thƣờng,
tái định cƣ là một trong những khác biệt có khả năng gây ra những vấn đề xã
hội lớn khi áp dụng chính sách tái định cƣ của WB, ADB. Theo các tổ chức
này thì thiếu chứng thƣ hợp pháp về đất sẽ không ảnh hƣởng tới bồi thƣờng
cho một số nhóm dân bị ảnh hƣởng và đƣợc mở rộng đối với cả đối tƣợng
không bị thiệt hại về đất và tài sản mà chỉ bị ảnh hƣởng tới mặt tinh thần. Ở
Việt Nam trƣớc kia chỉ bồi thƣờng cho những ngƣời có chứng thƣ hợp pháp
nhƣng ở Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP đã mở
rộng hơn khái niệm hợp pháp, đồng thời có quy định rõ ràng các trƣờng hợp
không đƣợc bồi thƣờng về đất, nếu xét thấy cần đƣợc hỗ trợ thì UBND tỉnh ra
quyết định đối với từng trƣờng hợp cụ thể.

Theo chính sách của ADB thì việc bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ bao
giờ cũng phải hoàn thành xong trƣớc khi tiến hành công trình xây dựng, trong
khi ở Việt Nam chƣa có quy định rõ ràng về thời hạn này (rất nhiều dự án vừa
giải tỏa mặt bằng vừa triển khai thi công, chỗ nào giải phóng mặt bằng xong
thì thi công trƣớc tránh lấn chiếm đất đai); do vậy, nhiều gia đình còn chƣa
kịp thời sửa chữa, xây dựng lại hoặc xây dựng nhà ở mới ổn định trƣớc khi bị
giải tỏa.
Quy định của ngân hàng ADB là không những phải thông báo đầy đủ
các thông tin về dự án cũng nhƣ chính sách bồi thƣờng, tái định cƣ của dự án
cho các hộ nông dân mà còn tham khảo ý kiến và tìm mọi cách thỏa mãn các
yêu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình thực hiện. Ở Việt Nam, thực tế
cho thấy việc thực hiện đầy đủ nội dung này là rất khó khăn, vì lịch sử sử
dụng đất rất phức tạp và khó có thể thỏa mãn đƣợc yêu cầu rất lớn của ngƣời
bị thu hồi đất.


11

Theo quy định của Ngân hàng ADB, ngoài giám sát nội bộ, cơ quan thực
hiện dự án phải thuê một tổ chức bên ngoài giám sát độc lập để đảm bảo
những thông tin là khách quan. Nhiệm vụ của cơ quan giám sát độc lập phải
kiểm tra xem các hoạt động tái định cƣ có đƣợc triển khai đúng không? Từ đó
có những kiến nghị về biện pháp giải quyết sao cho công tác tái định cƣ đạt
đƣợc mục tiêu cuối cùng là giải quyết hết những vƣớng mắc nảy sinh. Các
chính sách hiện hành tại Việt Nam chƣa áp dụng cơ chế giám sát độc lập về
tái định cƣ. Vì vậy, việc giám sát độc lập công tác tái định cƣ là công tác khá
mới mẻ ở Việt Nam nên cần có thời gian phù hợp để ban hành quy định và
làm quen với công việc này.
Phạm vi ảnh hƣởng của dự án phải quan tâm theo ADB là rất rộng còn theo
chính sách hiện hành của Việt Nam thì phạm vi ảnh hƣởng vẫn còn hạn hẹp

[14],[16].
1.2.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng của một số nước
trên thế giới
1.2.2.1. Trung Quốc.
Có thể thấy rằng Luật Đất đai của Trung Quốc có nhiều nét tƣơng đồng
với Luật Đất đai của Việt Nam. Tuy nhiên nhìn về tổng thể, Trung Quốc là
một nƣớc khá thành công trong việc thực hiện công tác bồi thƣờng và TĐC.
Nguyên nhân chính của sự thành công đó là do nƣớc này có một hệ thống
pháp luật nói chung và pháp Luật Đất đai nói riêng rất đầy đủ, chi tiết đồng
bộ, phù hợp với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năng động, khoa
học. Cùng với một Nhà nƣớc pháp quyền vững chắc, năng lực thể chế của
chính quyền địa phƣơng theo thẩm quyền có hiệu lực cao, ngƣời dân có ý
thức chấp hành pháp luật nghiêm minh. Bên cạnh đó việc sử dụng đất đai tại
Trung Quốc thực sự tiết kiệm, Nhà nƣớc Trung Quốc hoàn toàn cấm việc mua
bán chuyển nhƣợng đất đai [2]. Do vậy thị trƣờng đất đai gần nhƣ không tồn


12

tại mà chỉ có thị trƣờng nhà cửa. Trung Quốc xây dựng chính sách và các thủ
tục rất chi tiết ràng buộc hoạt động TĐC với nhiều lĩnh vực khác nhau, trong
đó mục tiêu của chính sách này là cung cấp cơ hội cho TĐC thông qua cách
tiếp cận cơ bản nơi ở ổn định, tạo nguồn lực sản xuất cho ngƣời thuộc diện
bồi thƣờng và tái định cƣ. Về phƣơng thức bồi thƣờng, Nhà nƣớc thông báo
cho ngƣời sử dụng đất biết trƣớc việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm.
Ngƣời dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thƣờng, bằng tiền hoặc nhà tại
khu ở mới. Giá bồi thƣờng theo tiêu chuẩn giá thị trƣờng. Nhƣng đồng thời đƣợc
Nhà nƣớc quy định cho từng khu vực và điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với
thực tế. Đối với các dự án phải bồi thƣờng GPMB thì kế hoạch TĐC chi tiết đƣợc
chuẩn bị trƣớc khi thông qua dự án cùng với việc dàn xếp kinh tế, khôi phục cho

từng địa phƣơng từng hộ gia đình và từng ngƣời bị ảnh hƣởng [15].
1.2.2.2. Thái Lan.
Không có chính sách bồi thƣờng, tái định cƣ ở cấp quốc gia. Do công
nhận hình thức đa sở hữu đất đai nên Hiến Pháp năm 1982 có quy định
chung: (a) việc trƣng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng,
quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nƣớc, phát triển đô thị,
cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải thực hiện bồi thƣờng
theo thời giá thị trƣờng cho những ngƣời có đất hợp pháp về tất cả các
thiệt hại do việc trƣng dụng gây ra; (b) việc bồi thƣờng phải khách quan
cho ngƣời chủ mảnh đất và ngƣời có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên
các qui định chung này, các ngành có qui định chi tiết cho việc thực hiện
trƣng dụng đất của ngành mình [1].
Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về trƣng dụng bất động sản áp dụng
cho việc trƣng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dụng tiện ích công
cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất
nƣớc, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục


13

đích công cộng. Luật qui định những nguyên tắc về trƣng dụng đất, nguyên
tắc tính giá trị bồi thƣờng các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng
ngành đƣa ra các qui định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thƣờng và TĐC,
nguyên tắc cụ thể xác định giá trị bồi thƣờng, các bƣớc lập và phê duyệt dự án
bồi thƣờng, thủ tục thành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán bồi thƣờng và
TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thƣờng, quyền khiếu nại, quyền khởi
kiện đƣa ra toà án [2].
Ví dụ nhƣ trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có
nhiều dự án bồi thƣờng và TĐC lớn nhất trong nƣớc. Họ đã xây dựng chính
sách riêng với mục tiêu: “Đảm bảo cho những ngƣời bị ảnh hƣởng một mức

sống tốt hơn” thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lƣợng và đạt mức
tối đa nhu cầu, đảm bảo cho những ngƣời bị ảnh hƣởng có thu nhập cao hơn
và đƣợc tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội. Trên thực tế,
chính sách này đã tỏ ra hiệu quả khi cần thu hồi đất cho các dự án đầu tƣ [15].
1.2.2.3. Hàn Quốc.
Hàn Quốc là một nƣớc nhỏ hẹp với 70% diện tích là đất đồi, núi cho nên
đất công cộng đƣợc xem là một vấn đề hết sức quan trọng. Do đó để sử dụng
đất một cách hiệu quả hơn thì các quy hoạch và quy chế đƣợc coi nhƣ một
hình thức pháp luật.
Luật đất đai của Hàn Quốc đƣợc xác lập trên cơ sở Luật quy hoạch đô thị
cho từng đô thị và Luật quản lý sử dụng quốc thổ bao gồm tất cả các đô thị, Nhà
nƣớc chỉ định năm khu vực sử dụng để cân bằng sự phát triển đồng bộ [7].
Đặc biệt, khái niệm cơ bản của luật quản lý sử dụng quốc thổ công khai
rõ ràng về đất đai. Đây có ý nghĩa là tách riêng hai phần quyền sở hữu và
quyền sử dụng đất để nhấn mạnh tầm quan trọng của đất công cộng trong xã
hội. Chế độ này giúp việc sử dụng đất một cách hữu dụng bằng cách thúc đẩy
quyền sử dụng đất nhiều hơn quyền sở hữu đất. Với khái niệm công khai đất


14

đai, hạn chế sở hữu đất, hạn chế sử dụng đất, hạn chế lợi ích phát sinh, hạn
chế thanh lý các quy chế công cộng đƣợc áp dụng theo luật pháp và cách tính
các quy chế nhƣ thế này đƣợc xem là đặc trƣng của luật liên quan đến đất đai
của Hàn Quốc [1].
Luật bồi thƣờng GPMB của Hàn Quốc đƣợc chia ra thành hai thể chế.
Một là “đặc lệ” liên quan đến bồi thƣờng GPMB cho đất công cộng đã đạt
đƣợc theo thủ tục thƣơng lƣợng của pháp luật. Hai là luật “sung công đất”
theo thủ tục quy định cƣỡng chế của công pháp.
Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế thì cần rất nhiều đất công cộng

trong một khoảng thời gian ngắn với mục đích cƣỡng chế đất cho nên luật
“sung công đất” đã đƣợc thiết lập trƣớc vào năm 1962. Sau đó theo pháp luật
ngoài mục đích thƣơng lƣợng thu hồi đất công cộng thì còn muốn thống nhất
việc này trên phạm vi toàn quốc và đảm bảo quyền tài sản của công nên luật
này đã đƣợc lập vào năm 1975 và dựa vào hai luật trên Hàn Quốc đã triển
khai bồi thƣờng cho đến nay. Tuy nhiên dƣới hai thể chế luật và trong quá
trình thực hiện luật “đặc lệ” thƣơng lƣợng không đạt đƣợc thỏa thuận thì luật
“sung công đất” đƣợc thực hiện bằng cách cƣỡng chế, nhƣng nếu cứ nhƣ vậy
thì phải lặp đi lặp lại quá trình này và đôi khi trùng lặp cho nên thời gian có
thể bị kéo dài hoặc chi phí cho bồi thƣờng sẽ tăng lên. Do đó, Luật bồi thƣờng
thiệt hại của Hàn Quốc mới ra đời và thực hiện theo ba giai đoạn:
Thứ nhất: Tiền bồi thƣờng đất đai đƣợc giám định viên công cộng đánh
giá trên tiêu chuẩn giá quy định để thu hồi đất phục vụ cho công trình công
cộng. Giá quy định không dựa vào lợi nhuận khai thác do đó có thể đảm bảo
sự khách quan trong việc bồi thƣờng.
Thứ hai: Pháp luật có quy định không gây thiệt hại nhiều cho ngƣời có
quyền sở hữu đất trong quá trình thƣơng lƣợng chấp thuận thu hồi đất. Quy
trình chấp thuận theo thứ tự là công nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất
đai, thƣơng lƣợng, chấp nhận thu hồi.


×